Hướng dẫn, học sinh tự, kiểm tra, đánh giá, học tập lịch sử, thế giới lớp 10 , trường Trung học phổ thông
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử nói chung, phươngpháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học Lịch sửnói riêng là một trong những vấn đề mang tính chiến lược cấp thiết trướcnhững yêu cầu đổi mới toàn diện của đất nước Đổi mới nền giáo dục vàđào tạo có ý nghĩa vô cùng lớn lao, là yếu tố quan trọng hàng đầu đáp ứngviệc “đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứngyêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Cùng với việc đổi mới về nộidung, chương trình giảng dạy, chúng ta cần đổi mới cả về phương pháp dạyhọc trong đó có đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra,đánh giá Việc xác định phương pháp dạy học nói chung và dạy học Lịch
sử nói riêng là yêu cầu khách quan cấp thiết để thực hiện đúng mục tiêuđào tạo của nước ta như trong hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trungương Đảng Cộng Sản Việt Nam khoá VIII đã đề ra nghị quyết về địnhhướng phát triển giáo dục, đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá và nhiệm vụ đến năm 2010 như sau: “Nhằm xây dựng những conngười và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổquốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoácủa dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tínhtích cực của cá nhân, làm chủ trí thức và khoa học công nghệ hiện đại, có
tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những ngườithừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căndặn của Bác Hồ” Xuất phát từ mục tiêu trên, việc dạy học Lịch sử phải đápứng được mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra, nhất là việc đổi mớiphương pháp dạy học
Như vậy, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, đổi mớiphương pháp dạy học Lịch sử nói riêng trong đó có phương pháp kiểm tra,đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá trong dạy và học lịch sử luôn được Đảng
Trang 2và nhà nước quan tâm Mặt khác, việc đổi mới phương pháp dạy học là mộttrong những biện pháp hữu hiệu để nhà trường và giáo viên thực hiện tốtnhững mục tiêu trên
Để thực hiện tốt những mục tiêu của Đảng và nhà nước về giáo dục,đào tạo, nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng Bộ môn Lịch sử vớichức năng nhiệm vụ của mình góp phần tích cực vào việc thực hiện mụctiêu đào tạo và Lịch sử được xem như là một môn học quan trọng và có ưuthế trong việc giáo dục thế hệ trẻ Tri thức Lịch sử là một trong nhữngphương tiện giáo dục có hiệu quả về tư tưởng tiến bộ, phẩm chất đạo đứccách mạng Lịch sử giáo dục cho con người lòng tin vào chính nghĩa vàchân lý, có tác dụng rất tốt trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thầnquốc tế vô sản, lòng yêu lao động, rèn luyện ý thức năng lực thẩm mỹ.Chính vì Lịch sử có vai trò lớn như vậy cho nên việc cải tiến phương phápdạy học Lịch sử là việc rất quan trọng nhằm góp phần phát triển toàn diệnhọc sinh Chính vì vậy mà việc học tập và dạy học Lịch sử luôn đóng vaitrò không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước
Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học Lịch sử ở các trường phổthông, bên cạnh ưu điểm vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục nhưchương trình dạy học Lịch sử vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưatạo được điều kiện cho học sinh phát huy tính tích cực, vận dụng những kiếnthức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào cuộc sống Chính vì vậy cần phải đổimới phương pháp dạy học Lịch sử trong đó phải nhất thiết tiến hành đổimới phương pháp kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá trong dạy vàhọc tập Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay
Một trong những nội dung đổi mới phương pháp dạy học được nhiềungười quan tâm là đổi mới việc kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giátrong dạy và học tập lịch sử Việc kiểm tra, đánh giá học sinh của thầy giáo
và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi
Trang 3dụng điều tiết trở lại hết sức mạnh mẽ đối với quá trình đào tạo Như chúng
ta đã thấy: Dạy học là quá trình khép kín, để điều chỉnh quá trình này mộtcách có hiệu quả là cả người dạy và người học đều phải thu được nhữngthông tin ngược từ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập Việc hướngdẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một công việc rất khócủa phương pháp dạy học, giúp học sinh hình thành năng lực tự học, kỹnăng, kỹ xảo của bộ môn Qua việc tự kiểm tra, đánh giá của học sinh giúpgiáo viên sẽ thấy được những thành công và những vấn đề cần rút kinhnghiệm trong giảng dạy, hiểu rõ mức độ kiến thức và kỹ năng của học sinh
Từ đó có những biện pháp sư phạm tích cực, thích hợp nhằm nâng cao chấtlượng dạy học
Vì vậy, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn)
ở trường Trung học phổ thông”.
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề kiểm tra - kết quả học tập của học sinh từ lâu đã được nhiềunhà nghiên cứu trên thế giới, trong nước quan tâm và sử dụng vào trongdạy học
2.1 Tài liệu nước ngoài.
Đến năm 1977, Becbi nhìn nhận vấn đề đánh giá theo khía cạnh
khác, khá chính xác và đầy đủ, theo ông: “Đánh giá giáo dục là sự thu thập
và lý giải một cạc có bằng chứng như một phần của quá trình dẫn tới sựphán xét về giá trị theo quan điểm hành động” Với quan niệm như vậy,Becbi đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh, nó phản ánh khá đầy đủbản chất của đánh giá giáo dục”
Theo Mager (R.F.Mager) nhà nghiên cứu Pháp thì lại cho rằng:
Đánh giá là việc miêu tả tình hình của học sinh và giáo viên để dự đoáncông việc phải tiếp tục và giúp học sinh tiến bộ”
Trang 4Trong cuốn giáo dục học - tập I của Savin ở chương X “Kiểm tra,
đánh giá tri thức kỹ năng, kỹ xảo của học sinh” ông đã nêu rõ quan niệm vềkiểm tra – đánh giá Theo ông: “Kiểm tra là một phương tiện quan trọngkhông chỉ để ngăn ngừa việc lãng quên mà còn để nắm được tri thức mộtcách vững chắc hơn…” “Đánh giá có thể trở thành một phương tiện quantrọng để điều khiển sự học tập của học sinh, đẩy mạnh sự phát triển vềcông tác giáo dục của các em Đánh giá được thực hiện trên cơ sở kiểm tra,đánh giá theo hệ thống 5 bậc Xuất sắc (điểm 5), Tốt (điểm4), Trung bình (3
điểm), Xấu (điểm 2) và Rất xấu (điểm 1) Như vậy, Savin đã quan niệm
kiểm tra – đánh giá là hai hoạt động khác nhau nhưng có mối quan hệ biệnchứng Đặc biệt ông nhấn mạnh việc kiểm tra không dừng ở việc kiểm tratri thức mà còn kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
Theo tiến sĩ N.G Đairi trong cuốn: “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như
thế nào”, bằng những kinh nghiệm quý báu trong thực tế giảng dạy lịch sử
ở nhà trường phổ thông, ông đã cho thấy tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa củaviệc kiểm tra – đánh giá kết quả học tậo bộ môn ở nhà trường Đông thời,ông chỉ rõ: “Kiểm tra không chỉ giới hạn ở chỗ phát hiện và cho điểm kiếnthức, mà kiểm tra còn thúc đẩy học sinh học tập Ngoài những chức năngkiểm tra và giáo dục, kiểm tra còn có chức năng giáo dưỡng và phát triển
tư duy”
Cùng với Savin và Đairi, T.A.Ilina cũng nghiên cứu về hình thức kiểm tra – đánh giá Ilina nhấn mạnh đến vai trò của kiểm tra – đánh giá,
theo bà: “Kiểm tra – đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là rất quan trọng
và là thành phần cấu tạo cần thiết của quá trình dạy học” Từ đó, Ilina nêu
lên các chức năng của kiểm tra – đánh giá gồm: chức năng kiểm tra, chứcnăng dạy học, chức năng giáo dục Ngoài ra bà cũng đề cập đến vấn đềđánh giá, theo bà: “Việc đánh giá là một phương tiện kích thích mạnh mẽ
và có ý nghĩa giáo dục lớn trong điều kiện nếu như nó được giáo viên sử
Trang 5đề kiểm tra – đánh giá, đều coi kiểm tra – đánh giá để nâng cao chất lượngdạy học.
Như vậy, vấn đề kiểm tra – đánh giá được nhiều học giả nước ngoàinghiên cứu, tìm hiểu Mặc dù, có các quan điểm, cách nhìn nhận khác nhaucác tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác khá khoa học góp phần vào lýluận của kiểm tra, đánh giá
2.2 Tài liệu trong nước
Cùng với nhiều học giả nước ngoài, các học giả, các nhà nghiên cứugiáo dục nước ta cũng tìm hiểu và nghiên cứu khá sâu sắc về vấn đề kiểmtra – đánh giá
Theo Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn giáo trình giáo dục
học tập I (nhà xuất bản giáo dục học 1987) đã đưa ra các quan niệm vềkiểm tra – đánh giá như sau: “Kiểm tra – đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảocủa học sinh là một khâu quan trọng của quá trình dạy học Xét theo cáccách thức thực hiện hệ thống của các khâu quan trọng của quá trình dạyhọc Kiểm tra – đánh giá có thể xem xét như là một nhóm phương pháp dạyhọc” Đồng thời hai ông còn nêu rõ ý nghĩa của việc kiểm tra – đánh giácác mặt khác
Theo Đức Minh trong bài “Một số vấn đề lý luận về việc kiểm tra –
đánh giá học sinh” trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 36 – 1975 Ôngquan niệm “Kiểm tra và đánh giá là những khâu tất yếu của mọi quá trìnhhoạt động xã hội và là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau của một vấn đề:xác định chất lượng của sản phẩm hoạt động Bởi vậy, đó là việc làm rấtcần thiết và có ý nghĩa xã hội quan trọng” Trong bài viết này mặc dù tácgiả chưa đưa ra định nghĩa riêng biệt về kiểm tra – đánh giá, nhưng thểhiện quan điểm đánh giá chỉ có thể thực hiện được khi có kiểm tra
Còn theo PTS Trần Kiều - Viện khoa học giáo dục với bài: “Đổi
mới đánh giá, đòi hỏi bức thiết của đổi mới phương pháp dạy học” Trongtạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11 – 1995, ông cho rằng: “Kiểm tra – đánh
Trang 6giá là khâu cuối cùng, song cũng có thể là bước khởi đầu cho chu trình tiếptheo với chất lượng mới hơn của cả một quá trình Từ một phương diệnkhác có thể xem đánh giá là hoạt động nhằm rút ra những phán đoán về giátrị đạt được và những quyết định cần thiết trên cơ sở thông tin về số liệuthu thập được Do đó, đánh giá không chỉ nhằm mục đích phân loại, sànglọc, cũng không chỉ nhằm phát hiên kết quả mà còn phải tìm ra được cácnguyên nhân đa dạng của một thực trạng nào đó”.
Theo GS.TS Nguyễn Thị Côi, trong các công trình của mình đã đi sâu
nghiên cứu về vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập Lịch sử như(chươnng XIII trong Giáo trình phương pháp dạy học Lịch sử - tập 2, NxbĐHSP 2002), “Tài liệu hội nghị đổi mới phương pháp giảng dạy và học tậpmôn Lịch sử ở trường phổ thông trung học tháng 4 năm 1999” và trongcuốn “Một số vấn đề Lịch sử” (trường ĐHSP Hà Nội, Nxb ĐHQG – 2001).Trong các công trình kể trên, tác giả đã đề cập đến những vấn lý luận cơbản của kiểm tra – đánh giá và gợi mở phương hướng đổi mới hoạt độngnày trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông Theo tác giả: “Nếu thựchiện tốt khâu kiểm tra – đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học
bộ môn”
Nhìn chung, các nhà giáo dục học đều thống nhất kiểm tra – đánhgiá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạyhoc, nó là một yếu tố cần phải được chú ý khi đổi mới phương pháo dạyhọc vì kiểm tra, đánh giá có vị trí, ý nghĩa lớn đối với việc giáo dưỡng,giáo dục và phát triển
Ngoài ra, vấn đề kiểm tra – đánh giá cũng được các học viên, sinhviên tìm hiểu và nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề này quamột số luận văn Tuy nhiên, trong các công trình đó vẫn nằm trong phạm vinhỏ mang tính lý thuyết, chưa đề cập tới việc đổi mới việc kiểm tra – đánhgiá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học
Trang 7Tóm lại, vấn đề kiểm tra – đánh giá đã được nhiều nhà giáo dục vàgiáo dục Lịch sử ở trong và ngoài nước đề cập tới nhiều mức độ khác nhau.Song đều làm sáng tỏ: Vai trò, vị trí của kiểm tra – đán giá, nội dung củakiểm tra – đánh giá, mối quan hệ mật thiết giữa kiểm tra – đánh giá…vàxem đó là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học Những lý luận trên
là cơ sở quý báu giúp chúng tôi thực hiện đề tài
Qua tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử vấn đề, tôi thấy có những ý kiếnsau: Hầu hết những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước đều nêu lên được những vấn đề lí luận quan trọng của việckiểm tra, đánh giá nói chung và tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sửcủa học sinh nói riêng Tuy nhiên, đó mới chỉ là những lí luận chung,những lí luận cơ sở và nền tảng, còn những biện pháp cụ thể thì chưa thực
sự được nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu một cách cụ thể, nhằm biến những vấn
đề lí luận đó gắn bó, phục vụ hiệu quả hơn công tác dạy học Lịch sử hiện nay
ở các trường phổ thông
Vì vậy, “cái mới” của đề tài không phải nhằm đi sâu nghiên cứu lạinhững lí luận đã có ở phần trên, mà quan trọng hơn là trên cơ sở nền tảng líluận sẵn có, người viết muốn hiện thực hoá những lí luận đó trở thànhnhững biện pháp sư phạm cụ thể Những biện pháp này sẽ được áp dụngtrong một bài, một chương trình của một lớp học cụ thể thông qua phươngpháp quan sát và thực nghiệm là chủ yếu để nhằm giúp cho giáo viên cóđược những gợi ý về phương pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, kiểmtra, đánh giá, giúp hình thành ở học sinh kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá tronghọc tập bộ môn nói riêng và các môn học khác nói chung
Qua đó để khẳng định rằng những vấn đề lí luận trên là đúng đắn,khoa học và những biện pháp, cách thức tổ chức, hướng dẫn trên của giáoviên cho học sinh trong hoạt động tự kiểm tra, đánh giá một cách thườngxuyên trong học tập Lịch sử được đề xuất trong đề tài vừa có giá trị lí luận,
Trang 8vừa có giá trị thực tiễn cao nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộmôn và thực hiện mục tiêu đổi mới trong giáo dục hiện nay
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là những hướng dẫn của giáoviên (bằng những biện pháp cụ thể) giúp cho học sinh tự kiểm tra, đánh giámột cách thường xuyên quá trình học tập môn Lịch sử của mình ở trườngphổ thông, mà cụ thể ở đây là học sinh lớp 10 với phần kiến thức Lịch sửthế giới Như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài có những khác biệt sovới những công trình nghiên cứu trước đó – chủ yếu là những quan niệm,vai trò, ý nghĩa, cách thức tổ chức kiểm tra, đánh giá nói chung trong dạyhọc Lịch sử theo phương hướng đổi mới giáo dục hiện nay Đối tượngnghiên cứu của đề tài có thể nói là một phần nhỏ trong vấn đề lớn – vấn đềkiểm tra, đánh giá Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu như trên, cho phép
đề tài đi sâu vào những biện pháp cụ thể trong việc hướng dẫn học sinh tựkiểm tra, đánh giá trong học tập lịch sử Đây có thể nói là một nội dungquan trọng trong phương hướng đổi mới giáo dục hiện nay, nhằm phát huytính tích cực, chủ động của người học trên cơ sở những điều khiển, hướngdẫn của giáo viên
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Trang 9rất khó nắm bắt, chưa kể đến việc tự học, tự kiểm tra, đánh giá việc học tậpcủa học sinh Chính vì lí do đó, mà cần những biện pháp hướng dẫn rất cụthể của giáo viên, giúp cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc học tập củamình đạt hiệu quả cao, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và pháthuy năng lực tự học trong học tập của học sinh
4.2 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tìm hỉểu lý luận về kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra – đánh giá
về khái niệm, nội dung, yêu cầu, ý nghĩa, biện pháp và các hình thức kiểmtra – đánh giá và tự kiểm tra – đánh giá của học sinh
- Khai thác và nghiên cứu nội dung lịch sử thế giới lớp 10 (chươngtrình chuẩn) ở trường trung học phổ thông
- Điều tra, quan sát thực tế dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
- Đề xuất biện pháp hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh giá tronghọc tập Lịch sử thế giới lớp 10 ở trường phổ thông
- Tiến hành khảo sát và thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khảthi của đề tài nghiên cứu
5 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiên trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng về giáo dục và những vấn đềliên quan đến lý luận dạy học, Sử học, phương pháp dạy học Lịch sử và cáctài liệu liên quan đến kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
5.2.1 Nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu các tác phẩm của các tác giả kinh điển, chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về giáo dục
Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Bộ giáodục và đào tạo liên quan đến đề tài
Trang 10Nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học giáo dục, giáo dụcLịch sử viết về kiểm tra – đánh giá có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp
10 – THPT
5.2.2 Sử dụng phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm
Nghiên cứu, điều tra, khảo sát tình hình thực tiễn công tác kiểm tra –đánh giá kết quả học tập Lịch sử để thấy được thực tiễn của công tác kiểmtra, đánh giá ở trường phổ thông hiện nay
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của việc sửdụng các phương pháp hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra – đánh giákết quả học tập phần Lịch sử thế giới của học sinh lớp 10 ở trường trunghọc phổ thông
6.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần là phong phú thêm về mặt lýluận cũng như thực tiễn của việc kiểm tra – đánh giá nói chung và tự kiểmtra – đánh giá nói riênng, khẳng định tầm quan trọng của việc kiểm tra –đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử Đồng thời, đềxuất một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra –đánh giá kết quả học tập phần Lịch sử thế giới lớp 10 trong trường trunghọc phổ thông, giúp cho các em chuẩn bị tư thế tốt trước khi bước vào kìthi, qua đó nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và dạy học Lịch
sử nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Một số biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh giakết quả học tập phần Lịch sử thế giới lớp 10 ở trường trung học phổ thôngđưa ra trong luận văn sẽ giúp bản thân và đồng nghiệp vận dụng vào quátrình dạy học Lịch sử chung để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đồngthời, cung cấp cho học sinh những biện pháp tự học có hiệu quả thông quaviệc tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bộ môn Lịch sử Thế giới lớp 10nói riêng và tiến tới hình thành năng lực và phương pháp tự học trong học
Trang 117 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Việc luận văn hoàn thành sẽ góp phần: khẳng định vai trò, ý nghĩacủa và hoạt động kiểm tra – đánh giá và làm sáng tỏ thực trạng của việckiểm tra – đánh giá trong việc học tập Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay
Đề xuất các biện pháp hướng dẫn học sinh tiến hành tự kiểm tra – đánh giátrong học tập Lịch sử thế giới lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng dạy họcđối với bộ môn Lịch sử và đồng thời hình thành, phát triển năng lực tự họccho học sinh trong việc học tập ở trường trung học phổ thông
Ngoài Phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, mục lục, tài liệu thamkhảo, nội dung luận văn gồm hai chương:
Chương I: Vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông.
Chương II: Một số biện pháp giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá trong học tập Lịch sử thế giới lớp 10( chương trình chuẩn) ở trường Trung học phổ thông
Trang 12B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I
VẤN ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GÍA
KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1 Cở sở xuất phát
1.1 Mục tiêu của bộ môn Lịch sử
Trong các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩaquan trọng, nó góp phần cùng các môn học khác góp phần “…giúp họcsinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và kỹ năng
cơ bản hinh thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghiac, xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh lên hoặc đivào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Từ mục tiêu chung của giáo dục phổ thông, mục tiêu của cấp THPTđược xác định như sau: “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinhcủng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoànthiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
So với chương trình THCS, chương trình THPT yêu cầu cao hơn mộtbước sự hiểu biết về những vấn đề lý thuyết, nâng cao hơn nhận thức lýluận của học sinh Trên cơ ở mục tiêu giáo dục của các cấp học, quan điểmcủa Đảng về sử học và giáo dục, mục tiêu của môn học cũng căn cứ vào nộidung, đặc trưng của hiện thực Lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụcủa cách mạng hiện nay Mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT phảithực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Về mặt giáo dưỡng Lịch sử
Trang 13gồm: sự kiện Lịch sử cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất,niên đại, nhữn hiểu biết về quan điểm lý luận sơ giản, những vấn đề vềphương pháp nghiên cứu và học tập, phù hợp với yêu cầu và trình độ họcsinh Giáo dục: Giáo dục cho học sinh quan điểm tư tưởng, lập trường,phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm thông qua học tậo lịch sử là mộtyêu cầu quan trọng cần chú ý thực hiện Tri thức Lịch sử không chỉ có tácdụng giáo dục trí tuệ, tình cảm, tư tưởng, góp pần đào tạo cong người ViệtNam toàn diện Học sinh THPT được bồi dưỡng một cách có hệ thống, sâusắc hơn ở những điểm chủ yếu sau:
- Lòng yêu nước Xã hội chủ nghĩa, lòng yêu quê hương - mộtbiểu hiện của lòng yêu nước, trong lao động sản xuất cũng như trong đấutranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc
- Tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộcđấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hoà bình, dân chủ
- Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người
và dân tộc dù trong tiến trình Lịch sử có những bước quanh co, khúckhuỷu, tạm thờu thụt lùi hay dừng lại
- Có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụquốc tế
- Những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng….Phát triển: Rèn luyện năng lực tư duy và thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh
và nâng cao năng lực đã được hình thành ở trường THCS Cụ thể là bồidưỡng:
- Tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phântích, đánh giá, liên hệ ……
- Kỹ năng học tập và thực hành bộ môn: sử dụng sách giáokhoa, các tài liệu tham khảo trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồdùng trực quan quy ước, những hoạt động ngoại khoá của môn học
- Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay
Trang 14Tóm lại, mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT là cung cấpkiến thức cơ bản, có hệ thống về Lịch sử phát triển hợp quy luật của Lịch
sử dân tộc và xã hội loài người Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tựhào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội, rèn luyện nănglực tư duy và thực hành Thực hành một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụgiáo dưỡng, giáo dục và phát triển việc dạy học Lịch sử ở THPT góp phầnnâng cao sự hiểu biết mà học sinh tiếp thu ở THCS, đặc biết trình độ lýthuyết và năng lực tư duy, thực hành
1.2 Đặc trưng của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông
Cũng như các môn học khác ở trường phổ thông, Lịch sử có nhiệm
vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo ở trường phổthông nói chung Đặc điểm của Lịch sử chi phối tới nhận thức Lịch sử Bảnthân Lịch sử là một hiện thực khác quan đã xảy ra “hiện có” (song đã tồntại), vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua những bước quanh co,khúc khuỷu, song phát triển không ngừng Con người có khả năng nhậnthức Lịch sử - không thể “trực quan sinh động”, kể cả những sự kiện đangdiễn ra bên ngoài tầm mắt của người học tập, nghiên cứu Lịch sử diễn rakhông nguyên vẹn như cũ “lặp lại trên cơ sở không lặp lại” nên nhận thứclịch sử không thể quan sát trực tiếp và không thể tiến hành trong phòng thínghiệm Sức mạnh của tri thức Lịch sử không chỉ giới hạn ở việc giúp họcsinh có biểu tượng đầy đủ, chính xác về quá khứ mà các em không sống,không trực tiếp quan sát Chỉ có một điều cũng rất khó đạt nếu không cốgắng tích cực trong nhận thức Sức mạnh của tri thức Lịch sử là làm chongười học có ý thức về xã hội, suy nghĩ cảm thụ những gì đã xảy ra để cótrách nhiệm với hiện tại, tương lai vốn là sự phản ánh tồn tại xã hội, ý thức
xã hội được miêu tả trong nghệ thuật, trong những quy tắc của luật pháp vàđời sống Ý thức xã hội được hoàn chỉnh và nâng cao hơn trong các nghànhkhoa học, đặc biệt trong khoa học xã hội, trong đó có khoa học Lịch sử
Trang 15và tinh thần mà còn đòi hỏi học sinh phải nhạy cảm với tất cả những gìđược xã hội, các giai cấp của xã hội ấy và cả nhân loại quan tâm, tăng thêm
ý thức trách nhiệm đối với xã hội Việc học tập Lịch sử không phải là lượmlặt sự kiệ quá khứ, thú vui trong sưu tầm đồ cổ, các bản chép tay cổ màphải hiểu được cuộc sống ngày nay, phải bỏ nhiều công sức để hiểu qúakhứ mới nhận thức đúng, sâu sắc hiện tại, tương lai và ngược lại đúng nhưCác Mác khẳng định: “Quá khứ thuộc về những người xây dựng tương lai”
Với tư cách là một yếu tố của nền văn hóa, tri thức Lịch sử khôngphải làm cho người học chỉ biết những gì đã xảy ra trong quá khứ để ngắmnghía, kể chuyện mua vui, mà phải làm cho tầm nhìn đối với các vấn đềquanh ta được rộng lớn hơn, có thể dự đoán và phát triển hợp quy luật xãhội loài người Tri thức Lịch sử cùng với sự hiểu biết nhiều lĩnh vực kháccủa văn hoá có tác dụng giáo dục rất cao, ý nghĩa thẩm mỹ và giáo dục của
sử học cũng như của nhiều nghành văn hóa khác thường tách biệt nhau,càng không thể đối lập với nhau Hiệu quả thẩm mỹ và giáo dục tăng lênkhi người học tích cực trong việc tìm hiểu nắm chắc các kiến thức có liênquan đến Lịch sử Ngược lại, nắm vững kiến thức Lịch sử làm cho vốn vănhoá của con người toàn diện, vững chắc hơn trong tư duy và hành động mộtcách tích cực Chính vì vậy, chúng ta khẳng định sự cần thiết của kiến thứcđối với việc giáo dục hình thành một con người tích cực trong xã hội Đểnhấn mạnh đến vai trò của việc không thể thiếu được của tri thức Lịch sửđối với việc đào tạo con người, nhà văn Dân chủ Nga thế kỷ XIXTsecnưepxki đã khẳng định: “Có thể không biết, không cảm thấy say mêhọc tập môn toán, tiếng La tinh, Hoá học có thể không biết hàng nghìn mônkhoa học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thíchLịch sử thì chỉ có thể là một con người phát triển không đầy đủ về trí tuệ”
Học Lịch sử không chỉ biết lịch sử văn hoá nước mình mà còn hiểubiêt lịch sử nước khác, từ đó hiểu rõ được sự phát triển của xã hội loàingười nói chung, của các dân tộc nhất là các dân tộc láng giềng trong khu
Trang 16vực Sự nhận thức một cách tích cực, đúng đắn như vậy sẽ giúp chúng ta đềphòng các khuynh hướng tự ti dân tộc, làm mất bản sắc dân tộc trong mốiquan hệ với thế giới Mặt khác, cũng khắc phục khuynh hướng sai lầmđang phổ biến về việc: “xoá nhoà ranh giới giữa các dân tộc và giai cấp” đểxây dựng “một xã hội duy nhất trên hành tinh”, “một chính đảng của toànnhân loại…” Như vậy, nếu không hiểu biết và suy nghĩ về Lịch sử đã qua,tính lôgíc, thích hợp của tương lai nhất định sẽ nhận thức sai lầm và hànhđộng không đúng
Lịch sử là bản thân cuộc sống gian nan, sáng tạo của con người trongcuộc đấu tranh với tự nhiên để tồn tại và phát triển, với cuộc đấu tranh xãhội ngày càng gay gắt khi xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng Vìvậu, học Lịch sử không chỉ để biết, để “mua vui” mà để rút ra từ quá khứnhững bài học hiện tại và tương lai
Như vậy, môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông nhằm cung cấp chohọc sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước những kiến thức cơ bản,khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trịcho học sinh Điều này giúp học sinh hiểu được sự phát triển hợp quy luậtcủa tự nhiên và xã hội, vận dụng sáng tạo những hiểu biết vào hoạt độngthực tiễn đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội Vì vậy, hoạt động kiểm tra –đánh giá kết quả học tập của học sinh toàn diện về kiến thức, kết quả giáodục và phát triển
1.3 Đặc điểm nhận thức của học sinh trong học tập Lịch sử
Quá trình nhận thức của học sinh cũng như quá trình nhận thức củanhà khoa học hay quá trình nhận thức có tính chất xã hội lịch sử cuar loàingười, là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức học sinh
Quá trình nhận thức của học sinh về cơ bản cũng diễn ra theo quy luậtnhận thức chung của loài người Quy luật này đã được Lênin chỉ rõ: “Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó
Trang 17quan” Đúng vậy, từ những yếu tố trực quan như các sự vật, hiện tượng cóthật hoặc các mô hình tranh vẽ, lời nói của giáo viên…học sinh xây dựngđược những biểu tượng về chúng Đó là những tài liệu cảm tính Từ nhữngtài liệu cảm tính, nhờ các thao tác tư duy của học sinh sẽ hình thành cáckhái niệm
Quá trình nhận thức của học sinh là quá trình phản ánh thế giớikhách quan vào ý thức học sinh và có tính độc đáo so với quá trình nhậnthức chung của loài người, của các nhà khoa học, nó được tiến hành trongquá trình dạy học với những điều kiện sư phạm nhất định Tính độc đáonày được thể hiên ở chỗ, nếu quá trình nhận thức của nhà khoa học diễn ratheo con đường mò mẫm, thử và sai thì quá trình nhận thức của học sinh lạidiễn ra theo con đường đã được khám phá Nhà khoa học phải đảm đươngnhiệm vụ khó khăn là độc lập đi vào những bí ẩn của thế giới khách quan,phát hiện và chứng minh những cái mà loài người chưa hề biết đến trong tựnhiên, xã hội và tư duy, tìm ra chân lý mới làm sâu sắc và phong phú thêmkho tàng tri thức của nhân loại Trong khi đó, quá trình nhận thức của họcsính không phải tìm ra những cái mới cho nhân loại mà phải tái tạo nhữngtri thức của loài người trong bản thân mình Nói cách khác học sinh nhậnthức được cái mới đối với bản thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chungcủa nhân loại
Mặt khác, trong thời gian học ở trường phổ thông, học sinh khôngphải nắm vững và không thể nắm vững toàn bộ kho tàng hiểu biết đó màchỉ có thể nắm vững được cái gọi là những tri thức phổ thông cơ bản phùhợp với thực tiễn của đất nước, được rút ra từ các khoa học và được giacông về mặt sư phạm Nhờ vậy, trong thời gian học tập tương đối ngắn ởtrường phổ thông, học sinh nắm vững được một cách thụan lợi những cơ sởkhoa học được phản ánh trong môn học không phải trải qua con đườngnhận thức quanh co, gập ghềnh như các nhà khoa học khác
Trang 18Tính độc đáo của quá trình nhận thức của học sinh còn thể hiện ởchỗ nó chứa đựng các khâu củng cố, kiểm tra – đánh giá các tri thức, kỹnăng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành vốn riêng của bản thân học sinh, khicần có thể tái hiện và vận dụng được Tính độc đáo của quá trình nhận thứccủa học sinh còn được thể hiên ở tính giáo dục của nó, nghĩa là trong quátrình nhận thức thông qua việc nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, pháttriển năng lực hoạt động trí tuệ, học sinh hình thành dần dần thế giới kháchquan khoa học và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức của con người mới.chính ở đây thể hiện quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy học giáo dục.
Lịch sử là môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, nó có những đặctrưng riêng biệt Lịch sử bao gồm những sự kiện, hiện tượng xảy ra trongquá khứ, nó đòi hỏi tính trừu tượng vao và óc tưởng tượng rất phong phú
để dựng lại hình ảnh chân thực về một sự kiện đã trải qua mà nó không còntồn tại trong hiện tại, kể cả những sự kiện mà học sinh chưa bao giờ đượcchứng kiến Dạy học Lịch sử là giúp học sinh tái tạo bức tranh lịch sử đãqua, nó không tác động vào sự vật, hiện tượng cụ thể, trực tiếp trước cácgiác quan của học sinh mà chủ yếu là giúp học sinh tạo ra các biểu tượngcủa sự kiện Lịch sử Nhận thức một sự kiện trực diện, trực tiếp đã khó,nhận thức một sự kiện trong biểu tượng, trong tưởng tượng còn khó hơn rấtnhiều Để có được các biểu tượng, con người phải dựa trên hành loạt các
dữ kiện tương ứng, cùng loại đã từng được chứng kiến qua nhiều conđường khác nhau Các dữ liệu tương ứng càng phong phú bao nhiêu, sinhđộng bao nhiêu thù biểu tượng sự kiện cần tái tạo càng có ý nghĩa bấynhiêu Đặc trưng của lịch sử là các sự kiện thường được tái tạo nhiều lầncho nên học sinh phải xây dựng trên những biểu tượng mà các dữ liệutương ứng hoàn toàn không còn tồn tại trên thực chỉ còn lại những dấu ấncủa sự kiện hiện thực Trên cơ sở các biểu tượng chân thực, cụ thể, chínhxác bằng hoạt động của tư duy (phân tích, so sánh, đối chiếu, tưởng
Trang 19tượng….) học sinh phải đi tới nắm bản chất của sự kiện, hiện tượng, kháiniệm rồi rút ra bài học, quy luật nếu có
Như vậy, nhận thức Lịch sử không phải là nhận thức bên ngoài, ởhình thức bản chất của sự kiện khoa học không đồng nhẩ với nhận thức bảnchẩ của các ngành khoa học khác Nhận thức bản chất của sự kiện, của quátrình Lịch sử mặc dù rất quan trọng nhưng chưa phải là mục tiêu cuối cùngcủa nhận thức nói chung và hoạt động dạy học nói riêng Vấn đề là ở chỗphải khai thác được tối ưu tiềm năng sự hiểu biết khoa học cho cuộc sốngcủa mỗi người, cho toàn xã hội Bởi lẽ, những khoa học thường xuyên cóảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sồng của mọi thành viên trong cộng đồng thìviệc khai thác giá trị của nó thường có sức thuyết phục lớn hơn nhiều cácnghành khoa học có tình trừu tượng cao Do đó, khi kiểm tra – đánh giá kếtquả học tập của học sinh về kiến thức không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ màphải xem xét mức độ hiểu và vận dụng vào cuộc sống của học sinh
1.4 Phương hướng đổi mới việc hướng dẫn học sinh tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
Trong những năm gần đây nền giáo dục nước ta đã có những bướcphát triển mới Việc giáo dục đã có những chuyển biến theo hướng đổi mớinội dung chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm hội nhập với hệthống giáo dục đào tạo trong khu vực, quốc tế Hiện nay, đổi mới phươngpháp dạy học nói chung là những yêu cầu tất yếu của thời đại mới Đó làchuyển từ dạy học truyền thụ một chiều dựa vào trí nhớ và bắt chước sangviệc dạy học chủ yếu là tổ chức hướng dẫn quá trình tự học, tự khám phá,
tự tìm đến kiến thức của học sinh nhằm phát triển ở các em những phẩmchất năng động sáng tạo, năng lực hành động thích nghi và tự khẳng địnhmình Để đạt được mục tiêu đó một trong những giải pháp đổi mới nộidung chương trình và phương pháp dạy học Để đổi mới phương pháp dạyhọc cần thiết phải đổi mới vấn đề kiểm tra – đánh giá kết quả học tập Lịch
Trang 20sử của học sinh bởi vì đây là một biện pháp không thể thiếu để nâng caochất lượng dạy học bộ môn
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chorằng để đổi mới hoạt động kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinhphải đi theo phương hướng sau:
*Đổi mới quan niệm nhận thức:
Trước hết, để có kết quả học tập của học sinh đạt hiệu quả cao, cầnthiết phải đổi mới quan niệm về nhận thức về kiểm tra – đánh giá, đổi mớiquan niệm nhận thức là động lực thúc đẩy quá trình đổi mới kiểm tra –đánh giá
*Đổi mới nội dung kiểm tra – đánh giá
Cùng với đổi mới quan niệm cần phải đổi mới nội dung kiểm tra –đánh giá Việc kiểm tra – đán giá không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ sự kiện
mà nội dung kiểm tra phải toàn diện, phải đạt được ba mức độ: nhớ, hiểu,vận dụng Đổi mới nội dung phải đảm bảo cả yêu cầu về tư tưởng, tìnhcảm, hành vi đạo đức của học sinh ở trên lớp và ngoài lớp Mặt khác, trongđổi mới nội dung kiểm tra – đánh giá phải nhằm phát triển kỹ năng thựchành của học sinh
*Đổi mới về hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá
- Phải sử dụng đa dạng, phong phú, kết hợp các loại hình thức
và phương pháp kiểm tra – đánh giá
- Tăng cường ra các bài tập về nhà
- Cần kết hợp phương pháp kiểm tra – đánh giá truyền thốngva(câu hỏi tự luận) với phương pháp kiểm tra mới
*Tổ chức hiệu quả việc kiểm tra – đánh giá qua các khâu
- Làm đề thi
Trang 21Chương trình cải cách giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạyhọc và phương pháp kiểm tra, đánh giá trong học tập của học sinh là yếu tốquan trọng bậc nhất, nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục hiệnnay Nếu học mà không thi, không có sự kiểm tra, đánh giá của thầy giáo,
cô giáo mà trong luận văn xin tạm gọi là khách quan, hay sự tự kiểm tra,đánh giá của bản thân người học (mà trong luận văn tạm gọi là chủ quan)của bản thân người học, thì quá trình tích luỹ kiến thức chỉ đơn thuần là sựtiếp nhận một cách thụ động Hơn nữa, vai trò của việc tự kiểm tra, đánhgiá của người học trong quá trình học tập cũng có tầm quan trọng như sựkiểm tra, đánh giá của thầy, cô đối với quá trình nhận thức của học sinh.Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng ở đây là: quá trình tự kiểm tra, đánh giácủa học sinh trong quá trình học tập mang tính chủ động, giống như quátrình tự học, tự giác của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức và biến kiếnthức đó thành của bản thân mình
2.Thực trạng vấn đề hướng dẫn học sinh tự kiểm tra – đánh giá
kết quả học tập ở trường THPT hiện nay.
2.1 Đối với giáo viên
*Quan niệm
Vấn đề kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpcủa học sinh từ lâu đã được các nhà lý luận dạy học, các giáo viên phổthông quan tâm, chú ý Họ đều thừa nhận rằng một trong những biện phápquan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo là phải chú trọng đến vai trò củavấn đề kiểm tra, đánh giá của giáo viên và tự kiểm tra, đánh giá của họcsinh trong dạy và học Trong thực tế, ở các trường phổ thông, phần lớn cácgiáo viên đều nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề kiểm tra, đánh giá
và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh vì vậy cũng ít nhiều đã có sự cải tiếnnội dung kiểm tra – đánh giá, áp dụng thêm các hình thức kiểm tra hiện cóbên cạnh kiểm tra truyền thống là tự luận, trắc nghiệm kháchh quan, vấnđáp….Điều đó chứng tỏ việc kiểm tra – đánh giá đã được thay đổi, các giáo
Trang 22vien đã bỏ nhiều công sức để đổi mới về nội dung và phương pháp giảngdạt Lịch sử nói hung và vấn đề kiểm tra – đánh giá nói riêng Mặc dù, đã cónhững chuyển biến nhất định như trên, nhưng việc kiểm tra, đánh giá nóichung và hoạt động tự kiểm tra, đánh giá nói riêng kết quả học tập của họcsinh vẫn chưa đạt kết quả cao, nội dung kiểm tra – đánh giá ít phát huyđược tính độc lập suy nghĩ của học sinh, phương pháp kiểm tra – đánh giávẫn mang tính áp đặt, thiếu dân chủ và thiếu sự chủ động…
Sở dĩ còn tồn tạo vấn đề trên trước hết do một số quan niệm cũ củagiáo viên cho rằng: thầy là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất, trò thụ độngtiếp thu và ghi nhớ mọi điều đã học Do vậy, nội dung, cách thức kiểm tra –đánh giá học sinh chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ kiến thức, học thuộc lòng làchủ yếu không chú trọng đến việc hiểu Học sinh chấp nhận kiến thức màthầty truyền thụ là chân lý, không đòi hỏi việc hình thành các kỹ năng, kỹxảo Chính vì thế, nội dung kiểm tra còn đơn giản, dễ và nhẹ hơn nhiều sovới yêu cầu Thêm vào đó là tâm lý ngại chấm khi ra những đề kiểm tra cóchất lượng là phổ biến Quan niệm ra đề dễ để học sinh đạt điểm khá, điểmgiỏi vẫn còn phổ biến Thậm chí trong khâu coi thim chấm thi nhiều giáoviên cũng tỏ ra dễ dãi cho rằng đây chỉ là môn phụ, môn học thuộc lòng Vìvậy, khi cho học sinh ôn thi giáo viên giới hạn nội dung cho học sinh Kếtquả là học sinh có tư tưởng học đối phó, một là “học tủ”, hai là học sinhlàm tài liệu quay cóp, không trung thực khi làm bài Khi coi thi giáo viênlại hay xem nhẹ, thường làm ngơ trước các hoạt động thiếu trung thực củahọc sinh khi làm bài như nhìn bài, ném bài…và đến khi chấm thi giáo viênchỉ tìm chấm theo đáp án để cho điểm, không chấm cách hành văn, ngữpháp, các lỗi sai chính tả, cách trình bày….Như vậy, bài kiểm tra của họcsinh là những kiến thức rời rạc, gạch đầu dòng, bài thi là những đề cươngchi tiểt
*Nội dung, phương pháp
Xuất phát từ những quan niệm cho rằng dạy cái gì thì kiểm tra cái
đó, kiểm tra – đánh giá là công việc có tính chất bắt buộc định kỳ Chính vì
Trang 23hiểu kiểm tra – đánh giá là một hoạt động: Để lấy điểm cho đủ, chứ khôngphải xem xẻ tình hình học tập của học sinh, để có những điều chỉnh hoạtđộng dạy của mình và hoạt động của học sinh, vì thế nên chất lương họctập của học sinh chưa cao Thêm nữa, nội dung kiểm tra không mang tính
hệ thống, toàn diện (giáo dưỡng, giáo dục và phát triển), chủ yếu mang tínhchất chủ quan của thầy (thích phần nào thì cho kiểm tra phần ấy), hoặc có
để xem học sinh nhớ kiến thức của thầy như thế nào cho nên chưa đòi hỏihọc sinh phải tư duy thông minh, độc lập, vận dụng kiến thức
Nghiêm túc hơn là những bài kiểm tra học kỳ theo để của Sở giáodục ra nhưng lại mắc hạn chế là chưa học hết năm mà đã kiểm tra Nhưvậy, nội dung kiểm tra chưa toàn diện, hệ thống, không phát huy được tínhtích cực chủ động của học sinh
Kiểm tra như vậy sẽ dẫn đến việc đánh giá chưa được chính xac quátrình học tập của học sinh, khi đánh giá chit đơn thuần cho điểm chứ không
có sửa chữa gì Mặt khác, nhiều giáo viên chưa chủ động đến việc nhận xét,trả bài cho học sinh, có khi cả học kỳ cô thầy mới trả bài cho học sinh mộtlần, thậm chí có thầy không trả bài, cuối năm hoặc cuối kỳ mới thông báođiểm Như vậy, học sinh không rút được kinh nghiệm, không biết mìnhđúng, sai chỗ nào, không biết mình học tập ra sao Thậm chí, trong thực tế
có thầy cô đo gang xem tên, xem chữ cho điểm, chẳng cần xem học sinhviết gì, trình bày đúng sai ra sao…Đặc biệt chưa thấy rõ tầm quan trọngcủa công việc trên, khi kiểm tra – đánh giá giáo viên thường chú trọng vấn
đề Lịch sử, coi nhẹ việc hiểu Lịch sử của học sinh, cụ thể:
- Đối với việc kiểm tra miện trong các giờ học còn mang tínhchất chiếu lệ, có ý nghĩa thiết thực Kết quả đánh giá cũng chỉ phản ánhđược yêu cầu kiến thức là học thuộc lòng mà không đánh giá được kỹ năng,thái độ cũng như sự sáng tạo linh hoạt của học sinh
- Đối với việc kiểm tra viết (gồm kiểm tra 15’, kiểm tra 45’hay thi học kỳ) cũng rơi vài tình trạng là giáo viên chỉ đưa ra câu hỏi chủ
Trang 24yếu dưới dạng trả lời các sự kiện mang tính chất học thuộc lòng, ít khi đưa
ra các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: tại sao, phân tích, giải thích…
- Còn trong các kỳ thi tốt nghiệp (mấy năm gần đây) mặc dù
có nhiều thay đổi, song hầu hết các câu hỏi cũng chỉ đòi hỏi mức độ họcsinh học thuộc các sự kiện là chính, chỉ có một câu hỏi dành cho học sinhgiỏi
Hiện nay, phương pháp kiểm tra còn đòi hỏi học sinh học ôm đồm,nhồi nhét không phát huy được tư duy sáng tạo của các em, đánh giá kếtquả thì nặng về nhớ sự kiện không chú ý tới rè khả năng lập luận, kỹ năngthực hành Cá biệt còn có những giáo viên bộ môn dùng hình thức kiểm tra
để đe dọa học sinh, nâng ca vị trí của bộ môn, hoặc chạy theo thành tích,ganh đua giữa lớp nọ với lớp kia Điều này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng vềmặt tâm lý đối với học sinh, các em bị ức chế, dẫn tới học đối phó và cóảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học bộ môn
Qua điều tra về hình thức kiểm tra thực tế của gần 40 giáo viên cáctrường phổ thông, chúng tôi đã thu được kết quả điều tra như sau:
STT Phương pháp kiểm tra Số giáo viên Phần trăm
3 Kết hợp phương pháp tự luận và TNKQ 5 12,5%Qua bảng điều tra trên thì thấy rằng hiện nay phương pháp kiểm trabằng câu hỏi tự luận vẫn được sử dụng phổ biến ở các trường phổ thông.Điều đó chứng tỏ rằng những việc sử dụng các phương pháp dạy học, trong
có phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ) kết hợp với câu hỏi tựluận còn rất ít Bên cạnh những hạn chế trên nhưng cũng không phủ nhậnđược rằng thực tế có nhiều giáo viên ý thức được về trách nhiệm của bộmôn và vai trò của kiểm tra – đánh giá bắt nguồn từ quan niệm đúng vềkiểm tra – đánh giá Ngoài việc hoàn thành các bài về kiểm tra – đánh giábắt buộc của sở giáo dục, họ cũng thực hiêhn những bài kiểm tra để tìm
Trang 25đánh giá nên thực hiện đúng nội dung, phương pháp kiểm tra – đánh giánên thực hiện đúng nội dung, phương pháp kiểm tra, vì vậy nên các hìnhthức kiểm tra phong phú: kiểm tra miệng, kiểm tra viểt, kiểm ra hoạt động
tự học và ngoại khoá Phương pháp kiểm tra là bằng câu hỏi tự luận, trắcnghiệm khách quan được kết hợp khá phong phú Công việc này được thựchiện khá nghiêm túc, đánh giá đúng đắn, chính xác thậm chí có nhiều giáoviên sửa chữa bài cho từng học sinh, có giờ trả bài, nhận xét rút kinhnghiệm Điều nay đã khuyến khích tinh thần học tập của học sinh rất tốt.Làm được như vậy học sinh làm bài kiểm tra một cách hào hứng không lo
ở các trường phổ thông đều có tư tưởng phân biệt môn chính, môn phụ Vìthế các em chỉ tập trung vào các môn chuẩn bị cho khối thi, chuẩn bị chonghề nghiệp sau này Quan niệm của các em là các môn xã hội, trong đó cómôn Lịch sử là môn học bắt buộc, phải học thì học chứ rất ít em học sinhthấy được vai trò, ý nghĩa trong việc bồi dưỡng kiến thức, tư tưởng, tìnhcảm trong các môn xã hội, trong đó có môn Lịch sử Vì thế, dẫn tới tìnhtrạng các em học tập đối phó, không chú trọng tới các môn phụ
*Nội dung, phương pháp:
Xuất phát từ nội dung và phương pháp kiểm tra – đánh giá của giáoviên như trên, cho nên dẫn tới tình trạng các em học sinh không hứng thú
Ví dụ, tới các kỳ kiểm tra, học sinh chỉ chú trọng tới việc học thuộc lòng
Trang 26các câu hỏi của thầy cô, không chú ý tới việc đọc thêm các tài liệu thamkhảo hoặc nghiên cứu sâu hơn bởi thầy cô giáo cũng chỉ yêu cầu các emhọc thuộc lòng phần mình kiểm tra là đủ Tuy nhiên, cũng có một số họcsinh yêu thích bộ môn Lịch sử Trong quá trình học các em có chịu khó tìmhiểu vấn đề, đọc được các tài liệu có liên quan đến vấn đề, cho nên khikiểm tra làm bài tốt hơn Nhưng các em lại không có sự động viên, khuyếnkhích của giáo viên khi mình tìm ra vấn đề mới hơn các bạn khác, kết quảkiểm tra cũng không hơn các bạn học thuộc lòng câu hỏi của thầy cô
Qua điều Chính vì thế, sự say mê, hứng thú học tập bộ môn của các emcũng giảm đi Mặt khác, các hình thức, phương pháp kiểm tra của giáo viêncòn nhiều hạn chế như trên thì phần nào cũng làm giảm đi sự ham học hỏi củacác em tra 45 học sinh phổ thông về các hình thức, phương pháp kiểm trathực tế ở trường phổ thông, chúng tôi đã thu được kết quả điều tra ý kiếncủa các em học sinh đồng ý với từng loại hình kiểm tra như sau:
3 Kết hợp phương pháp tự luận và TNKQ 20 44.4%Qua bảng điều tra trên thì thấy rằng hiện nay phương pháp kiểm tratruyền thống là câu hỏi tự luận ít được các em ủng hộ, đa phần học sinhmong muốn được các thầy cô áp dụng phương pháp TNKQ và tự luậntrong việc thi cử Từ hạn chế về phương pháp thi cử như trên cũng dẫn đếnnội dung kiểm tra không được toàn diện Cách thi cử phổ biến hiện nay làkiểm tra kiến thức lý thuyết, nhẹ về bài tập, thực hành mà không chú ý đếnviệc phát triển năng lực sáng tạo, phát triển thông minh Điều nguy hại củaviệc “học gì thi nấy” làm cho học vấn của học sinh “thiếu hụt”, thiếu toàndiện Dẫn đến tình trạng “mù Lịch sử” hiện nay ở không ít học sinh phổthông là một hậu quả của việc học “lệch” không toàn diện
Trang 27Hơn nữa, nhược điểm của kiểm tra – đánh giá còn tồn tại như trên đãnói làm cho học sinh không có hứng thú học tập bộ môn, học sinh học ghinhớ một cách máy móc, không tư duy…Vì thế dễ dàng quên đi một cáchnhanh chóng kiến thức đã học Cách kiểm tra – đánh giá như vậy gây ratâm ký coi thường bộ môn của học sinh
Hiện nay, ở một số trường chuyên, học sinh học đội tuyển khối A, Btrong nhiều tuần không tham gia được giờ học trên lớp, đến khi thu cũngkhông tham gia được Để giải quyết tình trạng trên giáo viên chủ nhiệmhoặc ban lãnh đạo nhà trường gặp các thầy cô bộ môn yêu cầu giáo viên tạođiều kiện cho các em đầy đủ đầu điểm Đến khi tổng kết, rất nhiều emtrong đội tuyển, có đầy đủ số điểm, thậm chí còn cao hơn các bạn kháckhông học đội tuyển, mà không tổ chức thi riêng cho các em Kết quả củatình trạng trên là việc đánh giá hoàn toàn không chính xác, không phản ánhđúng năng lực của các em Thêm nữa gây mất cân bằng chênh lệch giữacác bạn trong lớp và các em đội tuyển, bộ môn xã hội bị xem nhẹ, coithường Nguy hiểm hơn là từ coi thường bộ môn dẫn đến học sinh coithường giáo viên, không có ý thức học các môn xã hội, học một cách đốiphó, đến khi kiểm tra thì quay cóp, chép bài, không trung thực trong học tập,
từ đó dẫn tới không trung thực trong cuộc sống
Vậy tại sao lại có tình trạng trên? Trước hết là do quan niệm của cáccấp quản lý, cũng có thể do chính giáo viên cho rằng bộ môn Lịch sử làmôn phụ, không cần chú ý, không cần phải đầu tư nhiều thời gian, có dạynghiêm túc cũng chẳng có học sinh vào nghề Hơn nữa, từ coi thường bộmôn dẫn đến không coi trọng việc kiểm tra – đánh giá, do đó chưa đưa rađược những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý chuyên môn Vì vậy,còn có một số giáo viên do ý thức chưa tốt nên đã lợi dụng sự dễ dãi trongdạy học, dạy chưa đảm bảo yêu cầu nên khi kiểm tra cũng dễ dãi, yêu cầukhông cao, trái với quy chế chuyên môn, chạy theo thành tích
Trang 28Chính vì quan niệm của các cấp quản lý giáo dục, môn Lịch sử chỉ làmôn học thuộc lòng, chỉ cần nhớ là được, hoặc chỉ là môn phụ nên thườngdành ít thời gian cho bộ môn, điều đó dẫn đến trong các ký kiểm tra, thi cử,giáo viên bộ môn thường phải soạn giáo án, câu hỏi để cho học sinh họctheo kiểu “mì ăn liền” Thời gian chính dành cho các môn học được cho làchính có hiệu quả cao Từ quan niệm đó các cấp quản lý, đặc biệt là Bangiám hiệu “lệnh cắt bớt số tiết của bộ môn, cho điểm cao, không khắt khevới học sinh để các em đầu tư vào môn chính…(toán, lý, hoá, văn)”.
Để ép thành tích cao, các cấp quản lý còn ép chỉ tiêu cho trường,trường ép cho giáo viên Nếu không thực hiện sẽ bị khiển trách, phê bình,mất khen thưởng Để thực hiện đúng yêu cầu của cán bộ quản lý thì lẽ dĩnhiên giáo viên khó tuân thủ các yêu cầu về nội dung, phương pháp kiểmtra – đánh giá Ngay cả khi tốt nghiệp cũng vậy, cũng ra chỉ tiêu ép chấtlượng…, làm như vậy dẫn đến giáo viên và học sinh đều bị ảnh hưởngnghiêm trọng đến việc dạy và học
Nguyên nhân tiếp theo là trong một thời gian ngắn mà giáo viên phảihoàn thành kiểm tra – đánh giá một trọng lượng lớ bài nên không thể đầu tư
để đánh giá đầy đủ, đúng đắn, chính xác Chẳng hạn, một giáo viên Lịch sửtrung học phổ thông một tuần dạy 18 tiết (theo quy định của nhà nước), bàikiểm tra 1 tiết, 15’ chấm trong 1 tuần trong khi vẫn phải thực hiện côngviệc khác một cách bình thường Trong khoảng thời gian ngắn đó nếu cótâm huyết và sự kiên trì thì khó có thể đánh giá một cách chính xác được.Hoặc như bài kiểm tra học kỳ, cuối năm trong hai hoặc ba ngày phải hoànthành chấm bài, lên điểm, tổng kết báo cáo lại trường…thì giáo viên khôngthể nào thực hiện đúng theo nguyên tắc kiểm tra – đánh giá
Tiếp theo cần phải nhìn thẳng vào sự thật: hiện nay đời sống giáoviên, nhất là giáo viên những môn ít có cơ hội dạy thêm còn nhiều khó
Trang 29khăn, do lo toan cuộc sống nên không có nhiều thời gian tâm huyết với nghề,không có trách nhiệm cao nên việc kiểm tra – đánh giá không nghiêm túc
SINH TỰ KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP TRONG DẠY
Kiểm tra – đánh giá là một khâu không thể thiếu được của quá trìnhdạy học, là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Kiểm tra– đánh giá nó không phải chỉ là công việc của giáo viên mà của cả học sinh.Giáo viên kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh Học sinh tự kiểmtra – đánh giá kết quả học tập của mình và kiểm tra – đánh giá lẫn nhau
Kiểm tra là công việc trong đó diễn ra trong đó diễn ra quá trình tácđộng của người kiểm tra làm cho học sinh tự bộc lộ rõ khả năng của mình
về tình hình lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo Qua đó, giáo viên thuđược thông tin ngược về trình độ học sinh, những thông tin cần thiết đểđánh giá
Đánh giá là quá trình xác định mức độ về thực hiện mục tiêu củachương trình dạy học Hay đánh giá là một quá trình thu thập và sử lýthông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu của học sinh, điều kiện
và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạ cơ sở cho những quyết định sưphạm của giáo viên và nhà trường để giúp cho học sinh học tập được tốthơn Xét cho cùng kiểm tra – đánh giá kết quả học tập là nhằm giúp họcsinh nắm vững nội dung và kiểm soát mức độ nội dung học tập (mức độ
Trang 30lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng chínhtrị) Qua đó giúp giáo viên hiểu được kết quả giảng dạy của mình
Đánh giá biểu hiện dưới hình thức biểu hiện thái độ, cảm xúc , nhậnxét và cho điểm của giáo viên Đánh giá với tư cách là thái độ, cảm xúc củagiáo viên đối với bài làm của học sinh có thể diễn đạt trong lời nói, điệu bộnêt mặt và tỏ ý đồng tình, tán thành, khen ngợi, chê trách Thái độ đánh giá
có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành ở học sinh thái độ tự đánh giá Đánhgiá là biểu thị một thái độ, đòi hỏi một sự phù hợp theo chuẩn nhẩ định
Hiện nay người ta thường sử dụng ba hình thức đánh giá khác nhau:
- Đánh giá thường xuyên: Thông qua việc quan sát sự tiến bộcủa học sinh trong khi giảng bài, kiểm tra mức độ tiến bộ qua mỗi tiết họchoặc mỗi đơn vị học tập, từ đó dự đoán nhu cầu của học sinh cho tiết họctiếp theo
- Đánh giá chuẩn mực: Giúp giáo viên định được điểm mởđầu cho việc giảng dạy Có thể xem thành tích học tập hoặc có thể cho mộtbài kiểm tra về lĩnh vực của mình muốn kiểm tra hoặc là kiểm tra về mộtvấn đề có tính chẩ tổng hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất
- Đánh giá tổng kết: Là đánh giá vào cuối mỗi buổi học hoặccuối mỗi chương, mỗi học kỳ Kết quả của việc đánh giá tổng kết là việcphán đoán của giáo viên về điểm số, về cái đạt được so với mục tiêu
Tóm lại, đánh giá là một thao tác hoạt động của chủ thể nên có tínhchất chủ quan, vấn đề đặt ra là phải gạt bỏ tối đa cái chủ quan để đem lạigiá trị chân thực khách quan Khi đánh giá kết quả học tập, người ta thường
áp dụng hình thức vừa nhận xét, vừa cho điểm
Như vậy, kiểm tra – đánh giá là hoạt động khác nhau nhưng liênquan mật thiết với nhau Có thể hiểu một cách khái quát rằng:
- Kiểm tra – đánh giá là kết quả bài học lịch sử, là quá trìnhthu thập và xử lý những thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng
Trang 31tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng , kỹ xảo của học sinh….so với mụctiêu học tập
- Tuy là hai công việc khác nhau nhưng không tách rời nhau.Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, nhưng có khi chỉ kiểm tra không đánhgiá (tức là muốn tìm hiểu tình hình của học sinh) Nhưng nếu muốn đánhgiá thì nhất thiết phải thông qua kiểm tra của giáo viên để có nhận xét vàcho điểm hoặc thảo luận góp ý kiến của toàn lớp
- Việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá chính xác, đúng đắnkhông chỉ xác định được trình độ học tập của học sinh mà còn động viên,khuyến khích tinh thần, thái độ học tập, bồi dưỡng phương pháp, bổ xungkiến thức cho các em và điều chỉnh kịp thời quá trình sư phạm của thầy.Mặt khác, qua kết quả đánh giá giúp giáo viên của những biện pháp sưphạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng bài học và giúp học sinh học tậpngày càng tiến bộ hơn
1.2 Mục đích của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra ở từng giai đoạn khác nhau của quá trình nắm tri thức, kỹnăng, kỹ xảo, do đó nó hình thành cả một phức hợp nhiều nhiệm vụ, mụcđích Trong quá trình dạy học việc kiểm tra – đánh gí nhằm mục đích sau:
*Đối với học sinh:
- Làm sáng to mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêudạy học, tình trạng kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đối với yêu cầucủa chương trình Kiểm soát được tình hình nắm vững nội dung học tập củahọc sinh, phát hiện những nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnhhoạt động học
- Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tậpcủa mỗi học sinh và cả lớp Giúp học sinh nắm vững nội dung, củng cốkiến thức và phát triển năng lực sáng tạo, nhận ra sự tiến bộ của bản thân,khuyến khích động viên thúc đẩy việc học tập của học sinh
Trang 32- Tuyển chọn và phân loại cho đúng năng lực, trình độ (đánh giáđầu vào).
- Xác định kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vàthái độ cần có theo mục đích đề ra
- Thúc đẩy học snh cố gắng phục vụ thiếu xót hoặc phát huynăng lực của mình
- Đánh giá sự phát triển nhân cách nói chung so với mục tiêuđào tạo và yêu cầu thực tiễn (đánh giá đầu ra)
*Đối với giáo viên:
- Tạo điều kiện cho giáo viên nắm vững hơn tình hình học tập
và rèn luyện của học sinh
- Giúp cho giáo viên hiểu rõ kết quả giảng dạy của mình, có
cơ sở thực tế để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, tựhoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng vàhiệu quả dạy học Đồng thời, nó là cơ sở để cải tiến phương pháp dạy học
- Kết quả đánh giá tạo cơ sở điều chỉnh, cải tiến mục tiêu nộidung chương trình, phương pháp, kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao hơn nữachất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học
1.3 Chức năng của kiểm tra – đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra – đánh giá có ba chức năng:
- Chức năng sư phạm: Làm sáng tỏ thực trạng, định hướng,điều chỉnh hoạt động dạy và học
- Chức năng xã hội: Công khai hoá kết quả học tập của nhữnghọc sinh trong tập thể lớp, trường, báo cáo kết quả học và giảng dạy trướcphụ huynh học sinh
- Chức năng khoa học: Nhận định chính xấc về mặt nào đótrong giảng dạy và học về hiệu quả thực hiện một sáng kiến cải tiến nào đó
Trang 33trong dạy học Hoạt động đánh giá có chức năng chủ yếu là kiểm tra, dạyhọc giáo dục và hành chính
- Chức năng kiểm tra là chức năng cơ bản và đặc trưng, thểhiện ở chỗ phát hiện tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của họcsinh để xác định mức độ đạt được và kả năng tiếp tục học tập vươn lên củađối tượng Mặt khác, nó còn thể hiện ở việc cung cấp phương tiện kiểm trahiệu quả các phương pháp, cách thức dạy học của giáo viên
- Chức năng dạy học của kiểm tra thể hiện ở tác dụng có íchcho bản thân học sinh được kiểm tra và cả lớp trong học tập, cũng như giáoviên trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Trong quá trình kiểm tra, họcsinh được lời giải thích bổ xung của giáo viên về nội dung kiểm tra mà họcsinh nắm chưa vững
- Đối với vai trò dạy học kiểm tra – đánh giá là nhiệm cụ cầnthiết và phức tạp nhất để tổ chức quá trình dạy học, điều chỉnh quá trình đócũng như giúp chọn lựa những phương pháo làm việc và tính chất tài liệuhọc tập, phân hoá bài tập một cách hợp lý đối với học sinh
Kiểm tra – đánh giá không những là một nhân tố dạy học mà còn lànhân tố kích thích Đánh giá càng chính xác bao nhiêu thì càng giúp chogiáo viến trong việc cải tiến, hoàn thiện được nội dung dạy học, quy định chínhxác tài liệu, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học thích hợp bấy nhiêu
Đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng nhằm xác định nhu cầuhọc tập của học sinh Điều đó xuất phát từ việc kiểm tra – đánh giá củagiáo viên đề ra nhằm mục đích gì, phân loại hoặc tuyển chọn làm cho họcsinh biết được khả năng của mình so với yêu cầu chung của việc học tập.Mặt khác, cũng là căn cứ để đánh giá giáo viên về năng lực giảng dạy, giáodục
Chức năng giáo dục: Nhờ có kiểm tra – đánh giá, học sinh học tập và
lĩnh hội được tri thữc và kỹ năng một cách có hệ thống hơn, sinh hoạt có nềnếp, kỷ luật cũng như rèn luyện ý chí tốt hơn Kết quả kiểm tra – đánh giágiúp học sinh hiểu rõ bản thân mình, năng lực và hiểu biết của mình, hình
Trang 34thành thái độ, củng cố niềm tin trong học tập tiếp theo Sự phân tích mộtcách thoả đáng của giáo viên về kết quả đánh giá sẽ giáo dục lòng khiêmtốn, tự trọng, khích lệ tinh thần vươn lên, ý thức trách nhiệm của mỗi ngườiđối với bạn bè và tạo nên uy tín của cả lớp
Chức năng hành chính: được thể hiện như là quyền hạn, quyền lực
thầy giáo và của nhà trường đối với học sinh Đánh giá cho điểm thiết lậpnên kỷ luật của nhà trường và duy trì kỷ luật đó Ở đây việc đánh giá vượt
ra khỏi phạm vi của lớp học và mối quan hệ cá nhân, các điểm số được đưavào hồ sơ của nhà trường Chức năng hành chính là để kích thích và lựachọn vì đây là chức năng trung gian của những chức năng trên
Bốn chức năng trên luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên,
có thể có những cách kết hợp khác nhau tuỳ đối tượng hợp thức, phươngpháp đanh giá Do đó, có thể trong từng trường hợp cụ thể, một chức năngnào đo được đề cao hơn giảm nhẹ hơn
2 Vai trò của việc tự kiểm tra – đánh giá trong học tập
Kiểm tra – đánh giá nói chung và tự kiểm tra, đánh giá nói riêng làkhâu cuối cùng của quá trình dạy học đồng thời là mốc mở đầu cho mộtchu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn Do đó, nó là khâukhông thể thiếu được trong quá trình dạy học Nó là một trong những biệnpháp quan trọng để nâng cao chất lưọng dạy và học và phát huy năng lực tựhọc của học sinh Vì vậy, nó có ý nghĩa rất to lớn đối với cả giáo viên vàhọc sinh
2.1 Đối với học sinh
Việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá có hệ thống vàthường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược tronggiúp cho học sinh điều chỉnh hoạt động học của mình
Về giáo dưỡng: Trước hết nó góp phần củng cố những kiến thức đã
học của học sinh đồng thời qua kiểm tra – đánh giá, tự kiểm tra, đánh giáhọc sinh cũng tự khẳng định được mình Mặt khác, nó giúp học sinh trìnhbày tri thức của mình, diễn đạt các tri thức bằng ngôn ngữ nói hay viết Nếu
Trang 35lĩnh hội một cách có ý thức, chưa phải vững chắc Do vậy, tự kiểm tra,đánh giá trước hết giúp hết học sinh hiểu sâu và củng cố tri thức, chỉ chomỗi học sinh thấy được mình đã tiếp thu những điều vừa học đến mức nào,còn những lỗ hổng nào cần phải bổ khuyểt trước khi bước vào một phầnmới của chương trình học tập để vừa hoàn thiện kiến thức loại trừ những lỗhổng đó, tạo cơ hội để nắm bắt kịp thời những yêu cầu cụ thể đối với từngphần của chương trình
Về giáo dục: Kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá nếu được tổ
chức nghiêm túc nó tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất củahọc sinh Nó hình thành ở học sinh lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quảcao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫnnhau trong học tập Giúp học sinh có lòng tin vào khả năng của mình, giáodục cho học sinh tính trung thực và tính tự giác trong học tập, khắc phụctính chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực ở người học,giúp cho học sinh quen với việc làm có tính hệ thống
Về phát triển: Hoạt động kiểm tra - đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá
kết quả bài học không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức(đối với cả giáo viên
và học sinh), ý nghĩa giáo dục mà còn có tác dụng lớn đối với việc pháttriển toàn diện của học sinh, đặc biệt là các thao tác tư duy – nhanh sâu,độc lập, sáng tạo Thông qua tự kiểm tra – đánh giá góp phần hình thành vàrèn luyện các thói quen trong học tập, có điều kiện để tiến hành các hoạtđộng trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá, hệ thống hóa kiến thức.Giúp cho học sinh giải quyết vấn đề một cách chính xác và nhạy bén Nếu
tự kiểm tra, đánh giá chú trọng đến phát huy trí thông minh, học sinh cóthuận lợi phát triển năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức
đã học giải quyết những định hướng thực tế, giúp học sinh biết trình bàykiến thức trong một câu trả lời Ngoài ra, nó còn giúp học sinh biết sử dụngnhững kiến thức đã học và tiếp thu những kiến thức mới vào hoạt độngthực tiễn
Trang 362.2 Đối với giáo viên:
Kiểm tra – đánh giá và hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả họctập của học sinh là một bộ phận cấu thành và là giai đoạn cuối cùng củaquá trình dạy học Trong mọi sự đánh giá, vai trò hàng đầu của nó là giúpthực hiện việc quyết định cho điểm lên lớp vì qúa trình đánh giá cung cấp
cơ sở cho sự phán xét về giá trị Sự phán xét này cho phép giáo viên rađược những quyết định sư phạm tốt nhất
Việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh sẽ cung cấpcho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài”, giúp cho người dạy nắmbắt được hoạt động dạy của mình
Kiểm tra, đánh giá của giáo viên cùng với tự kiểm tra, đánh giá củahọc sinh kết hợp với theo dõi thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viênnắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗihọc sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ riêng thích hợp,
ít ra là với học sinh giỏi và học sinh kém, qua đó nâng cao chất lượng dạychung của cả lớp Từ kết quả giảng dạy của mình, thấy được thành công vànhững vấn đề cần rút kinh nghiệm trong giảng dạy
Kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá được tiến hành một cáchcông phu vì nó không cung cấp cho giáo viên những thông tin chung vềtrình độ của cả lớp hoặc một khối lớp nào đó, mà còn giúp cho giáo viênthấy được sự tiến bộ mạnh mẽ hay sự sút kém trong quá trình học tập củatưng cá nhân học sinh, từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời Kiểm tra – đánhgiá nói chung và tự kiểm tra, đánh giá nói riêng tạo điều kiện cơ hội chogiáo viên xem xét hiệu quả của những cải tiến về nội dung, phương pháp,hình thức dạy học mà mình đang tiến hành
Như vậy, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh có ýnghĩa lớn, nó vừa phát hiện, điều chỉnh thực trạng dạy học, đồng thời củng
cố phát triển việc dạy và học của giáo viên và học sinh, phát huy năng lực
Trang 373 Tự kiểm tra, đánh giá nhằm phát huy năng lực tự học của học sinh trong học tập.
Các nhà giáo dục lịch sử đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong họctập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồidưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của người học so vớimục tiêu, yêu cầu học tập Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng củatình hình học tập của người học giúp giáo viên có những biện pháp sư phạmthích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp học sinh ngày càng tiến
bộ hơn Vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: tự kiểm tra, đánh giá trong họctập là quá trình người học tự thu thập, xử lý thông tin về việc lĩnh hội kiếnthức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của mình sovới yêu cầu đặt ra Từ đó, học sinh thấy rõ các ưu, khuyết điểm của mìnhtrong học tập, đặc biệt là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục Vấn
đề tự kiểm tra, đánh giá của học sinh trong học tập thực chất là các hoạtđộng tự học
Hoạt động học tập là một khâu của quá trình dạy học, trong việchọc thì “lấy tự học làm nòng cốt” Tự học là một vấn đề quan trọng Bởi
vì, đó là nhân tố nội lực quyết định chất lượng học tập, còn hoạt động dạy
là ngoại lực có tác dụng định hướng, kích thích, điều khiển và chỉ đạo trựctiếp hoặc gián tiếp quá trình học Sản phẩm của quá trình dạy học chính làcon người phát triển toàn diện về các mặt: tri thức, phẩm chất, đạo đức và
kĩ năng, kĩ xảo Đó cũng là cũng là quá trình hướng tới sự phát triển củachủ thể hoạt động học, thông qua các hành động khám phá lại và dần dầnlĩnh hội được kho tàng tri thức của nhân loại, biến thành tri thức của bảnthân mình Trên cơ sở đó, tự bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, rèn luyệncác kĩ năng, kĩ xảo Trong quá trình học, hoạt động tự học giữ một vai tròđặc biệt quan trọng Mác đã chỉ rõ, sự hình thành con người không chỉ làkết quả của những tác động bên ngoài, mà là một quá trình hiện thựckhách quan của sự thay đổi, tự chuyển hoá Do đó Mác, Ăngghen đã nêu
Trang 38ra yêu cầu con người phải được phát triển toàn diện bằng hoạt động thựctiễn sinh động Quá trình dạy học chỉ có kết quả khi người học tự nỗ lực,
tự học để nắm vững những tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được, tức làviệc “tự chuyển hoá” như Mác nói Xuất phát từ sự quan tâm đặc biệt tớigiáo dục, nhất là đối với thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhởphải coi trọng phát triển toàn diện học sinh, nhất là phát triển ở các emnăng lực tự học, tự giáo dục, tự đào tạo để các em sau khi ra trường có thể
tự học suốt đời Tư tưởng của Người về tự học là một tư tưởng toàn diện,khoa học, được thể hiện từ việc đặt mục đích học tập đến tổ chức học tập,phương pháp học tập Cuộc đời của Người chính là một tấm gương sáng
về tinh thần vươn lên trong tự học
Để đào tạo những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựngđất nước hiện nay, Đảng ta đã nhấn mạnh việc đổi mới nội dung, phươngpháp dạy học: “phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của họcsinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và taynghề…”(1) Rõ ràng, phát triển năng lực tự học nhằm tích cực hoá hoạtđộng của học sinh là vô cùng cần thiết Vậy như thế nào là tự học?
Ngay từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc, Khổng Tử đã cho rằng:
“Bất phẫn, bất khải, bất phỉ, bất phát; Cử nhất ngung bất dĩ tam ngungphản, trì bất phục dã” Có nghĩa là: nếu như không biết phẫn uất (thiết tha,mong muốn học hỏi cái gì) thì không chỉ dẫn cho, nếu không lâm vào thế
bí (không tự tìm hiểu được) thì cũng không chỉ bảo cho; chỉ ra cho biếtmột goá mà khôgn lấy nó để suy ra ba góc còn lại thì không dạy nữa.Khổng Tử đòi hỏi học trò phải biết phát huy trí tuệ, thể hiện qua lòng hammuốn hiểu biết suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học để hiểu biết kiến thứcmới
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn định nghĩa tự học là: “tự mình độngnão, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích,
Trang 39tổng hợp…) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công cụ) cùng cácphẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giớiquan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngạikhổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biết biến khókhăn thành thuận lợi…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó củanhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” Như vậy, tự học phải
là sự nỗ lực của mỗi cá nhân nhằm đạt đến một mục đích nào đó trên conđường chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại Sự nỗi lực đó của conngười bao gồm cả tư duy trí tuệ, động cơ tâm lí, ý thức, thái độ, tình cảm
Tự học trong nhà trường phổ thông là tự học có hướng dẫn Vì vậy, hoạtđộng tự học của học sinh có các đặc điểm:
- Học sinh phải tìm ra kiến thức bằng chính hoạt động của
mình
- Học sinh tự thể hiện mình, tự đặt mình vào tình huống,
nghiên cứu cách xử lí, tự trình bày, tự bảo vệ sản phẩm củamình, tỏ rõ thái độ của mình trước cách ứng xử của bạn, tậpgiao tiếp, tập hợp tác với mọi người trong quá trình tìm ratri thức
- Giáo viên là người hướng dẫn học sinh nghiên cứu tìm ra
kiến thức và tự thể hiện mình trong lớp học Thầy là ngườihướng dẫn, tổ chức lớp học cũng là trọng tài, cố vấn, kếtluận trong các cuộc tranh luận đối thoại (trò với trò, thầyvới trò) để khẳng định kiến thức do trò tự tìm ra và cũng làngười kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò
- Người học tự đánh giá, tự kiểm tra lại sản phẩm ban đầu
sau khi đã trao đổi hợp tác với bạn bè và dựa vào kết luậncủa thầy, tự sửa chữa, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện, đồngthời tự rút ra kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tìnhhuống, cách giải quyết vấn đề của mình
Trang 40Trong dạy học lịch sử từng có quan niệm sai lầm cho rằng: học sihchỉ cần nhớ, thuộc lòng, không có tư duy, không cần bài tâkp, thực hành.Quan niệm này đã gây trở ngại lớn cho việc đặt lịch sử đúng vị trí cần có,làm giảm chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục bộ môn Ngày nay,cùng với quá trình đổi mới giáo dục, chúng ta tiếp cận dần đến quan niệmđúng về tự học lịch sử của học sinh “Tự học của học sinh là việc tự nắmvững kiến thức lịch sử một cách chính xác, vững chắc, được suy nghĩnhận thức sâu sắc và có thể vận dụng một cách thành thạo”(1) Đó là quátrình đi từ “biết” đến “hiểu” Quá trình này phải trải qua nhiều giai đoạn,đòi hỏi học sinh có những cố gắng nỗ lực khác nhau Trước hết, từ việctiếp xúc với quá khứ thông qua giáo viên, tài liệu, phương tiện trực quan
để có những biểu tượng lịch sử, học sinh phải nhận thức được các sự kiện,quá trình cụ thể của lịch sử (thế giới, dân tộc, địa phương) Trên cơ sở đó,bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng với sự hướng dẫn của giáo viên, họcsinh sẽ tự hình thành trong óc những tri thức trừu tượng, khái quát nhờhoạt động “xử lí” các tri thức cụ thể Từ đó, học sinh tiến tới hình thànhcác khái niệm, nắm hệ thống khái niệm, bài học, quy luật lịch sử (nếu có).Tiếp đó, học sinh phải rèn luyện cách vận dụng tri thức đã học để tạo ratrong tư duy những mối liên hệ giữa những tri thức cũ và những điều mới,chưa biết và sử dụng những kiến thức về quá khứ để hiểu hiện tại, hoạtđộng trong thực tiễn Đó là một quá trình phát triển liên tục trong mối liên
hệ nhân quả và lôgíc để tiến tới những hiểu biết sâu sắc về lịch sử nhânloại và dân tộc Tự học của học sinh trong quá trình học tập lịch sử đượcthể hiện cả ở trên lớp và ở nhà Tự học ở nhà trong học tập nói chung, họctập lịch sử nói riêng là sự tiếp nối một cách lôgíc bài học trên lớp Tronghoạt động này, học sinh phải tự hoàn thành các bài tập do giáo viên đưa rasau các bài tập trên lớp Nội dung tự học ở nhà của học sinh thường baogồm: