Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn... Kiểm tra nội bộ trường học
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận, em đã nhậnđược sự động viên, khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấplãnh đạo, thầy cô giáo, bạn bè và gia đình
Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Quý Thầy Cô trong khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoànthành khóa luận
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Nguyễn Thị Vinh –
Giảng viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục, người đã tận tình hướngdẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận này Cô đã mở ra cho em nhữngvấn đề khoa học rất lý thú, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập vànghiên cứu
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng tất cả các Thầy, Côtrường THPT Hương Sơn đã cung cấp, chia sẻ những tài liệu, thông tin quý báu vàgiúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành khóa luận này
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi nhữngthiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý quý báu từ các thầy cô giáo,bạn bè và bạn đọc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2011
Phạm Thị Mỹ Đức
1
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GD : Giáo dục
QLGD : Quản lý giáo dục
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
KTNBTH : Kiểm tra nội bộ trường học
Trang 3DANH M C S Đ , B NG BI U ỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Ơ ĐỒ, BẢNG BIỂU Ồ, BẢNG BIỂU ẢNG BIỂU ỂU
3 Sơ đồ 3: Mô tả vị trí của kiểm tra đánh giá với các khâu khác bằng
một chu trình thuận chiều kim đồng hồ.
21
4 Sơ đồ 4 Biểu thị các thành tố của hệ thống sư phạm nhà trường 21
6 Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV( dùng cho GV dự
giờ).
34
8 Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra giờ dạy của GV gồm cả dự kiểm tra
chuyên đề năm học 2010- 2011.
37
10 Bảng 2.5 Kết quả kiểm tra hoạt động sư phạm của GV trường
THPT Hương Sơn 2008 đến 2011 ( kiểm tra toàn diện).
38
2008- 2011 ( Học lực).
38
12 Bảng 2.7 Kết quả kiểm tra hạnh kiểm học sinh từ năm 2008- 2011 38
13 Bảng 2.8 Kết quả kiểm tra toàn diện tổ chuyên môn năm học
2010-2011.
39
14 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu
trưởng trường THPT Hương Sơn.
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 3
MỞ ĐẦU 8
1 Lí do chọn đề tài 8
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 10
4 Phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc khóa luận 12
CHUƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRUỜNG HỌC 12 1.1.Những khái niệm cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ trường học 12
1.1.1.Kiểm tra 12 1.1.2.Kiểm tra trong quản lý 13 1.1.3.Kiểm tra nội bộ trường học 13 1.1.4.Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học 16 1.2.Sự cần thiết phải nâng cao chất luợng công tác kiểm tra nội bộ trường học 17
1.3.Những nội dung cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ truờng học 18
1.3.1.Mục đích, nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường học 18
1.3.2.Chức năng của công tác kiểm tra nội bộ trường học 19
Trang 51.3.3.Đối tượng và nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học 21
1.3.4.Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học 24
1.3.5.Nguyên tắc của công tác kiểm tra nội bộ trường học 25
1.3.6.Các hình thức kiểm tra nội bộ trường học 26
1.3.7.Quy trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học 27
1.3.8.Quá trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học 28
Tiểu kết chương 1 29
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
2.1.Đặc điểm địa lý, KT – XH huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh 30 2.2.Khái quát đặc điểm trường THPT Hương Sơn 31 2.3.Thực trạng hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn……… 32
2.3.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch KTNB của Hiệu trưởng trường THPT
……….32
2.3.2.Thực trạng về tổ chức KTNB nhà trường32
2.3.3.Thực trạng tiến hành KTNB nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn………
…….35
5
Trang 62.3.4.Thực trạng công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn………40
2.4.Đánh giá thực trạng công tác KTNB nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn 40
2.4.1.Những việc đã làm được trong công tác KTNB của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn 40
2.4.2.Những tồn tại trong công tác KTNB của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn 42
2.5.Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế tồn tại trên 44
2.5.1.Nguyên nhân khách quan 44
2.5.2.Nguyên nhân chủ quan 45
Tiểu kết chương 2 46
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
3.1.Các biện pháp đề xuất 47
3.1.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học cho Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên. 47
3.1.2.Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia công tác kiểm tra nội bộ trường học. 50
3.1.3.Biện pháp 3: Chủ động xây dựng kế hoạch và kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra nội bộ trường học. 52
Trang 73.1.4.Biện pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra nội bộ trường học. 57
3.1.5.Biện pháp 5: Tăng cường chỉ đạo hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của CBQL, GV, NV trong nhà trường. 60
3.2.Mối quan hệ giữa các biện pháp 62 3.3.Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đưa ra 63
Tiểu kết chương 3 65
1.Kết luận… 67 2.Kiến nghị 68
-Đối với Sở GDĐT 77
- Đối với trường THPT Hương Sơn 77
PHỤ LỤC 70
7
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới toàndiện, trong đó GDĐT là một lĩnh vực đặc biệt được quan tâm nhằm tạo ra nguồnnhân lực mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đấtnước
Trong Nghị quyết TW2 (khóa VIII) về GD -ĐT, Khoa học và Công nghệ,
Đảng ta đã chỉ rõ “phải đổi mới công tác quản lý giáo dục” Để phát triển sự
nghiệp GD-ĐT, đề án chiến lược phát triển GD-ĐT giai đoạn 2009 – 2020 đã đề ra
7 nhóm giải pháp chủ yếu, trong đó đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá: “Đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới cơ bản phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay”.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục phụ thuộc rất lớnvào công tác quản lý giáo dục, đặc biệt là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáodục Thực tế cho thấy chất lượng giáo dục phần lớn là do công tác quản lý quyếtđịnh Năng lực quản lý được thể hiện rõ trong chu trình quản lý 4 bước: xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các nội dung quản lý
Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý, là chức năng cơbản rất quan trọng của bất cứ cấp quản lý nào trong xã hội, có vai trò giúp cho chủthể quản lý biết được cấp dưới thực hiện nhiệm vụ đến mức độ nào, qua đó cũng đểbiết các quyết định quản lý ban hành có phù hợp hay không Để tìm ra các biệnpháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, điều chỉnh uốn nắn để đạt mục tiêu Ở đây
Trang 9chúng ta thấy kiểm tra có vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp cá nhân, đơn vịhoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch Nó còn là tiền đề cho một quá trình mới tiếptheo.
Kiểm tra thể hiện phẩm chất quản lý sâu sát thực tế, thực hiện đúng quan
điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác dạy cán bộ quản lý: “ Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy, muốn biết các Nghị quyết có thực thi hay không, muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm tra ”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiểm tra không phải là một thứ đặc quyền, đặc ân củangười quản lý dùng để lục soát, theo dõi, xác minh, đánh giá thiếu sót của ngườidưới quyền hay để tóm lấy thành tích, để khi có dịp là dùng đến mà xem đó là chứcnăng, nhiệm vụ của người lãnh đạo và của mọi người Kiểm tra phải nhằm mụcđích chính xác, đầy đủ công việc và kết quả của công việc đó Có ba điều cần phảikiểm soát là: có kiểm soát mới biết cán bộ tốt hay xấu; mới biết rõ ưu điểm, khuyếtđiểm của cá nhân, đơn vị, cơ quan; mới biết rõ ưu điểm của các mệnh lệnh, nghịquyết
Nhà trường là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân do vậy đổi mới côngtác quản lý nhà trường sẽ góp phần vào sự nghiệp đổi mới quản lý giáo dục nóichung Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học là một yêu cầubức thiết nhằm thực hiện đổi mới quản lý nhà trường Nâng cao chất lượng côngtác kiểm tra nội bộ của nhà trường cũng là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiệnthành công Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về triển khai cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và không để tình trạng học sinh không đủ điều kiện lên lớp”.
Trong trường học, việc kiểm tra phải nhằm khai thác, tiếp nhận thông tin mộtcách đầy đủ, chính xác để đánh giá đúng đắn về công việc và con người Kiểm tra
9
Trang 10phải thực hiện chức năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh các mặt hạn chế trong mỗi conngười Kiểm tra phải nhằm động viên, khuyến khích con người phát huy các ưuđiểm, các mặt tốt, quyết tâm khắc phục các khuyết điểm Kiểm tra khéo léo thì pháthiện hết các khuyết điểm để sửa chữa khắc phục, về sau khuyết điểm sẽ ít đi.
Kiểm tra nội bộ nhà trường là một chức năng cốt cán của Hiệu trưởng, làcông cụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà trường, góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện
Bản thân tôi đã được thực tập tại trường THPT Hương Sơn Tôi nhận thấythực trạng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn bêncạnh những ưu điểm, mặt tích cực thì vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chưa đáp ứngyêu cầu, chưa ngang tầm với sự nghiệp đổi mới giáo dục Nhưng cho đến nay chưa
có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu, tìm kiếm và đề xuất ra các biện phápnâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường THPT HươngSơn Xuất phát từ hứng thú về nghiên cứu công tác kiểm tra nội bộ trường học vànâng cao chất lượng trong công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Hương Sơn, nên
tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp khoa học, mang tính khả thi nhằm nâng cao chấtlượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn, huyệnHương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởngtrường THPT Hương Sơn
Trang 113.2 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT
4 Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian và khả năng có hạn , tôi chỉ chọn công tác kiểmtra nội bộ Trường THPT Hương Sơn, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để nghiêncứu
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến quản lý giáo dục như Luật giáo dục, Điều lệ trường phổ thông,các tài liệu về nghiệp vụ quản lý nhà trường, thanh tra, kiểm tra và đánhgiá trong giáo dục, tâm lý học quản lý, giáo dục học, xã hội học giáo dục,kinh tế học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục, lý thuyết hệ thống cácthông tư, văn bản quy phạm có liên quan đến công tác quản lý nhàtrường, quản lý giáo dục các cấp có thẩm quyền
5.2 Nhóm phương pháp thực tiễn:
5.2.1 Phương pháp quan sát: quan sát qui trình kiểm tra nội bộ trường học.5.2.2 Phương pháp điều tra: nghiên cứu kế hoạch hoạt động, hồ sơ quản lý;
Tiến hành đàm thoại, phỏng vấn ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên
ở trường THPT Hương Sơn
5.2.3 Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn Hiệu trưởng
5.2.4 Phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm
công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường THPT THPT HươngSơn
5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ
Các phương pháp thống kê toán học sử dụng trong nghiên cứu khoa họcquản lý giáo dục
11
Trang 126 Cấu trúc khóa luận
Mở đầu
Nội dung khóa luận có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Chương 2 Thực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường THPT Hương Sơn.Chương 3 Biện pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu
trưởng trường THPT Hương Sơn
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 13Theo tác giả Hà Thế Ngữ (bài viết trong Tạp chí NCGD số 4 – 1984): “Kiểmtra là xem xét thực tế để tìm ra những sai lệch so với quyết định, kế hoạch và chuẩnmực đã định; phát hiện ra trạng thái thực tế, so sánh trạng thái đó với khuôn mẫuđặt ra, khi phát hiện ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sữa chữakịp thời”.
Hoạt động kiểm tra được thực hiện thường xuyên, rộng rãi trong thực tiễn.Trong đời sống, kiểm tra giúp cho mỗi người điều chỉnh được hành vi phù hợp vớimục đích của mình và đáp ứng yêu cầu của cộng đồng Bởi vậy kiểm tra giúp conngười có thể quản lý được hành vi của mình Với Nhà nước kiểm tra là công việckhông thể thiếu trong công tác quản lý Thông qua kiểm tra, các chủ thể quản lý tựđiều chỉnh hành vi của mình theo mục tiêu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước, cơ quanquản lý cấp trên
13
Trang 141.1.2 Kiểm tra trong quản lý
Là cố gắng một cách có hệ thống để xác định các tiêu chuẩn so với mục tiêu
kế hoạch, thiết kế hệ thống thông tin phản hồi, so sánh sự thực hiện với các tiêuchuẩn, xác định và đo lường mức độ sai lệch và thực hiện hoạt động điều chỉnh đểđảm bảo rằng mọi nguồn lực đã được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong việcthực hiện mục tiêu
1.1.3 Kiểm tra nội bộ trường học
- Theo tác giả Lưu Xuân Mới: “KTNBTH là hoạt động nghiệp vụ quản lý củangười Hiệu trưởng nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện, kiểmnghiệm sự diễn biến và kết quả các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhàtrường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục có phù hợp với mục tiêu, kếhoạch, chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt,điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [14,Tr1]
- Theo tác giả Nguyễn Trọng Hậu – Hà Thế Truyền: “KTNBTH là loại hìnhkiểm tra của người Hiệu trưởng trong đơn vị trường học của mình với nhiệm vụđánh giá thành tựu, phát hiện những sai lệch và có các quyết định điều chỉnh nhằmđạt tới mục tiêu đã đặt ra góp phần đưa toàn bộ trường học lên một trình độ caohơn” [6,Tr10]
- Kiểm tra nói chung và KTNB nói riêng xuất phát từ luận điểm cơ bản là: “sựliên hệ ngược” định nghĩa là: “thông tin quay trở về với người ra quyết định saumột hành động” Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường học là tạo lập mối liên hệthông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học
Trang 15a a
b b
b’
Sơ đồ 1: Mối liên hệ thông tin trong quản lý
a: Mối liên hệ thông tin thuận
b: Mối liên hệ thông tin ngược bên ngoài
b’: Mối liên hệ thông tin ngược bên trong
- Kiểm tra nội bộ trường học tạo lập mối liên hệ ngược trong (trong ngoài) trong
quản lý trường học, cung cấp thông tin đã xử lý, đánh giá chính xác đó là nguồn
thông tin cần thiết, quan trọng để người Hiệu trưởng (Hệ quản lý) điều khiển, điều
chỉnh hoạt động và hoạt động quản lý hiệu quả hơn Cũng trên cơ sở này các thành
viên, các bộ phận trong nhà trường ( Đối tượng quản lý) đồng thời tự điều chỉnh
hành vi và hoạt động của mình ngày càng tốt hơn Vì vậy mà có thể nói kiểm tranội bộ là một hệ thống phản hồi
Sơ đồ 2: Vòng liên hệ ngược trong kiểm tra quản lý
15
HỆ BỊ QUẢN LÝ
(Khách thể, đối tượng)
HỆ QUẢN LÝ
Đo lường kết quả thực tế
Kết quả thực tế
Phân tích các
nguyên nhân
sai lệch
Chương trình hoạt động điều khiển
Thực hiện các điều chỉnh
Kết quả mong muốn
Trang 16- Kiểm tra nội bộ trường học về thực chất là kiểm tra tác nghiệp, là hoạt động tựkiểm tra của trường bao gồm hai hoạt động chủ yếu là:
Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra tất cả các thành tố cấu thành hệ thống nhàtrường, đặc biệt là kiểm tra công việc, hoạt động, mối quan hệ của mọi thànhviên và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục trong nhàtrường
Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và kiểm tra công tácquản lý của Hiệu trưởng Hiệu trưởng có kinh nghiệm là người biết tiến hànhkiểm tra thường xuyên và có kế hoạch, biết biến quá trình kiểm tra thành quátrình tự kiểm tra của các bộ phận và mọi thành viên trong nhà trường màmình quản lý Biết kiểm tra đúng người, đúng việc, đúng lúc, đúng chỗ Xácđịnh đối tượng nào thì cần kiểm tra thường xuyên, bộ phận nào cần kiểm trađịnh kỳ và thậm chí có bộ phận chỉ cần báo cáo (không phải kiểm tra) Đồngthời, Hiệu trưởng cũng xác định rõ nên kiểm tra vào thời điểm nào
- Khái niệm được thể hiện rõ ở khoản 1, Điều 22, Chương VI: “Công tác kiểm tranội bộ trong các trường học và các đơn vị trong ngành” trong bản “Quy chế về tổchức và hoạt động của Thanh tra GD & ĐT” (Quyết định số 478/QĐ ngày11/3/1993): Việc kiểm tra công việc, hoạt động và các mối quan hệ của mọi thànhviên trong nhà trường là trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng Hiệu trưởng
có thể huy động: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và cán bộ, giáo viênkhác giúp Hiệu trưởng kiểm tra với tư cách là người được ủy quyền hoặc trợ lýnhưng Hiệu trưởng vẫn nắm quyền quyết định về những vấn đề quan trọng nhất củakiểm tra, người đưa ra quyết định cuối cùng và là người chịu trách nhiệm về nhữngkết luận đó
Trang 17- Như vậy, có thể hiểu: Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động nghiệp vụ của Hiệu trưởng trong nhà trường nhằm động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
1.1.4 Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học
Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học là trình độ và khả năng tiến hành cáchoạt động kiểm tra của Hiệu trưởng và tự kiểm tra trong nội bộ nhà trường đáp ứngnâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và kết quả giáo dục trong nhà trường
Biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra nội bộ trường học là những cáchthức tiến hành của Hiệu trưởng để tác động đến những lĩnh vực hoạt động chuyênmôn ở các trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và mục tiêu giáo dục của cấphọc
1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất luợng công tác kiểm tra nội bộ trường học.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2009 –
2020 với các chương trình đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phươngpháp dạy học, song vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, thiếu kỉ cương trong giáodục đang có chiều hướng gia tăng Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầuphát triển của đất nước trong thời kỳ mới Đây chính là những “chỗ hỏng”, “chỗhở”của quản lí Đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới công tác quản lí có nghĩa làphải thường xuyên đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra, “ Đặc biệt chú trọng đếncông tác thanh tra giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua việc tổ chức
và chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng”
Kiểm tra nội bộ trường học đã được Quyết định 478/QĐ của Bộ trưởng bộgiáo dục và đào tạo, ngày 11/3/1993 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt độngcủa hệ thống thanh tra giáo dục và đào tạo khẳng định: “Các hoạt động kiểm traphải được tiến hành thường xuyên công khai, dân chủ, kết quả kiểm tra phải được
17
Trang 18ghi nhận bằng văn bản và được lưu trữ, hiệu trưởng hay thủ trưởng phải chịu tráchnhiệm về các kết luận kiểm tra này” Trong những năm gần đây, công tác kiểm tranội bộ trường học của các nhà trường được đẩy mạnh, đã tác động tích cực đến việcxây dựng và duy trì nền nếp, kỷ cương của các nhà trường góp phần quan trọng vàoviệc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng nhà trường vững mạnh vềmọi mặt.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra còn một số mặt còn hạn chế, chất lượng chưađạt được như mong muốn Việc tổ chức tự kiểm tra ở các nhà trường chưa thật sựnền nếp; thành viên tổ kiểm tra năm học hoạt động chưa đều tay Kế hoạch kiểm trađôi khi quá tải nên công việc kiểm tra bị tồn đọng Đặc biệt một số ít cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chưa thật sự nhận rõ vị trí, tầm quan trọng, chứcnăng của công tác kiểm tra nội bộ nên vẫn xem nhẹ công tác kiểm tra, thậm chíkhông đồng tình với việc kiểm tra Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ trường học của Hiệutrưởng còn nhiều lúng túng, chưa cập nhật Hơn nữa đội ngũ cán bộ quản lý nhàtrường hiện nay họ là những giáo viên giỏi, có chút ít năng lực quản lý được lựachọn làm cán bộ quản lý nhưng chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống về quản
lý giáo dục Ở họ kinh nghiệm có thể có nhiều nhưng lý luận quản lý thì còn hạnchế Việc kiểm tra chỉ mới dừng lại chủ yếu là đánh giá, nhắc nhở mà chưa đưa rađược nhiều biện pháp uốn nắn và xử lý kịp thời làm hạn chế hiệu quả của kiểm tra.Việc tổng kết rút kinh nghiệm đề ra bài học chung sau kiểm tra còn hạn chế làmgiảm tác dụng của kiểm tra, chưa chú ý nghiên cứu rút kinh nghiệm và phổ biếnkinh nghiệm Các điều kiện trang bị cho hoạt động quản lí còn nhiều thiếu thốn, do
đó chất lượng của việc thanh tra, kiểm tra nội bộ nhà trường chưa cao, dẫn đến chấtlượng giáo dục - đào tạo còn thấp
Trang 19Vì vậy trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu quản lý nhà trường nóichung, người Hiệu trưởng phải coi trọng chức năng kiểm tra của mình Và cần thiếtphải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học góp phần nâng caochất lượng giáo dục và đạo tào nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hộicủa đất nước.
1.3 Những nội dung cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ truờng học.
1.3.1 Mục đích, nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường học
1.3.1.1 Mục đích của công tác kiểm tra nội bộ trường học:
Kiểm tra nhằm mục đích xác nhận thực tiễn, phát huy nhân tố tích cực,phòng ngừa, ngăn chặn các sai phạm, giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, đồngthời giúp cho nhà quản lý điều khiển và điều chỉnh hoạt động quản lý đúng hướngnhằm đạt mục đích đã đề ra
1.3.1.2 Nhiệm vụ của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động của nhà trường,cho nên nhiệm vụ của KTNB trường THPT cũng là nhiệm vụ của người hiệutrưởng Nó bao gồm những nhiệm vụ sau: Kiểm tra trực tiếp công việc của CB,GV,
NV hàng tuần hoặc sử dụng bộ máy cán bộ quản lý của giáo viên để kiểm tra mốiquan hệ, công việc hoạt động của mọi thành viên trong nhà trường cũng như kiểmtra về những điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy học và giáo dục: xét và giảiquyết các khiếu nại, tố cáo…thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình
Thông thường mỗi năm hiệu trưởng phải kiểm tra toàn diện 1/3 số giáo viêntrong trường và kiểm tra từng mặt hay chuyên đề với tất cả giáo viên còn lại
Khi kiểm tra phải có kết luận, biên bản kiểm tra và lưu trữ hồ sơ
19
Trang 201.3.2 Chức năng của công tác kiểm tra nội bộ trường học
1.3.2.1 Nhằm tạo kênh thông tin phản hồi chính xác
Tạo lập mối liên hệ ngược trong quản lý trường học, cung cấp thông tin đãđược xử lý chính xác để Hiệu trưởng hoạt động quản lý hiệu quả
1.3.2.2 Kiểm soát, phát hiện và có giải pháp phòng ngừa
Nhằm xác định thực chất hiệu quả giáo dục Kiểm soát đúng sẽ phát hiệnđược các ưu điểm, khuyết điểm của từng đối tượng quản lý giúp cho Hiệu trưởnglàm tốt công tác điều khiển định hướng trong chỉ đạo quản lý đồng thời ngănchặn, phòng ngữa những biểu hiện lệch lạc của đối tượng quản lý
1.3.2.3 Động viên, phê phán, điều chỉnh, tư vấn, giúp đỡ
Động viên phê phán mang tính xã hội Kiểm tra thường xuyên sẽ nắm được
tư tưởng, tình cảm, tài năng, tinh thần, trách nhiệm của đối tượng quản lý Mọi ýkiến của Hiệu trưởng là khuyến khích, động viên, phê phán, uốn nắn, tư vấn đềuphải lấy cơ sở từ kết quả kiểm tra thì mới thuyết phục và chính xác
1.3.2.4 Đánh giá để có các biện pháp điều chỉnh, xử lý cần thiết.
Đánh giá liên quan chặt chẽ với kiểm tra và là kết quả của kiểm tra, vì mụcđích của kiểm tra là đánh giá khách quan tình hình công việc, giúp đỡ khắc phục saisót, phát hiện, uốn nắn, kích thích kịp thời Đánh giá là một chức năng của kiểmtra, liên hệ chặt chẽ với kiểm tra, do đó kiểm tra, đánh giá thường được dùng liềnnhau với ý nghĩa đó
Mối liên hệ của kiểm tra và đánh giá có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 21Sơ đồ 3 Mô tả vị trí của kiểm tra đánh giá với các khâu khác bằng một
chu trình thuận chiều kim đồng hồ.
1.3.3 Đối tượng và nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học
1.3.3.1 Đối tượng của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học là tất cả các thành tố cấu thành hệthống sư phạm nhà trường, sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạtđộng đồng bộ, thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong nhà trường
KQ
Sơ đồ 4 Biểu thị các thành tố của hệ thống sư phạm nhà trường
21
Tìm nguyên nhân Quyết định
Đánh giá Thực hiện
MT
ND PP
ND
Trang 22Trong nhà trường mọi hoạt động dạy học chịu sự tác động và chi phối bởicác yếu tố: Nội dung dạy học giáo dục (N); Phương pháp (P); Mục tiêu (M); GiáoViên (GV); Học sinh (HS); Cơ sở vật chất- Thiết bị dạy học (CSVC-TBDH); kếtquả (KQ) và mối quan hệ tương tác giữa chúng
1.3.3.2 Nội dung kiểm tra nội bộ trường học
Hiệu trưởng có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ công việc, hoạt động, mối liên
hệ, kết quả của toàn bộ quá trình dạy học, giáo dục và những điều kiện phươngtiện của nó không loại trừ mặt nào Song trên thực tế, kiểm tra nội bộ trường họccần tập trung vào các nội dung chính không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽvới nhau
a Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục
- Thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp, toàn trường: tìnhhình sỹ số, tỷ lệ học sinh bỏ học, lên lớp, lưu ban, chuyển đến, chuyển đi…
- Thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch về chất lượng giáo dục ở trường, khối lớp vàtoàn trường
- Thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh
- Thực hiện phổ cập giáo dục
b Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch giáo dục và đào tạo
- Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục
- Chất lượng dạy học và giáo dục cụ thể là c hất lượng giáo dục đạo đức;chất lượng giáo dục văn hóa, khoa học, kỹ thuật; chất lượng giáo dục lao động kỹthuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề; chất lượng giáo dục sức khỏe, thể dục thểchất, thẩm mỹ, vệ sinh và giáo dục quốc phòng an ninh, chất lượng giáo dục ngoàigiờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp
c Kiểm tra việc xây dựng đội ngũ nhà giáo
- Kiểm tra hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường
MT
ND PP
ND
Trang 23- Kiểm tra đánh giá giáo viên
Kiểm tra về tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống
Kiểm tra kết quả công tác giảng dạy, giáo dục
d Kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và khai thác cơ sở vật chất – thiết bị dạyhọc
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học, bàn ghế, bảng, ánh sáng, vệ sinh
- Sử dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: đồ dùng dạyhọc, phòng thí nghiệm, dụng cụ thể thao, thư viện, vườn trường, sân chơi,bãi tập, phòng chức năng, phòng học chung, phòng nghe nhìn, nhà để xe
- Cảnh quan sư phạm của trường: cổng trường, tường rào, đường đi, vườnhoa, cây xanh, công trình vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước, lớp học sạch sẽ,đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo tính sư phạm
e Công tác tự kiểm tra của Hiệu trưởng nhà trường
- Công tác kế hoạch: xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch chung vàtừng bộ phận, gồm 3 loại kế hoạch chính: kế hoạch dạy học và giáo dục trênlớp; kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp; kế hoạch giáo dục lao động, hướngnghiệp và dạy nghề
- Hiệu trưởng tự kiểm tra – đánh giá công tác kế hoạch của mình gồm: thuthập, xử lý thông tin, xác định mục tiêu và phân hạng ưu tiên; tìm phương
án, giải pháp thực hiện mục tiêu; soạn thảo; thông qua; duyệt và triển khai
23
Trang 24- Công tác kiểm tra: thực hiện kiểm tra nội bộ trường học và tự kiểm tra mộtcách thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch để phát hiện, theo dõi, kiểm soát,động viên uốn nắn, giúp đỡ kịp thời.
- Ngoài ra, Hiệu trưởng còn cần căn cứ các quy định về chuẩn Hiệu trưởng
và các văn bản quy phạm và thực tế công tác để tự kiểm tra - đánh giá: lềlối làm việc, phong cách tổ chức và quản lý của chính mình, tự đánh giákhách quan phẩm chất, năng lực và uy tín của mình để tự điều chỉnh cho phùhợp với yêu cầu, chuẩn mực của người quản lý trường học
- Công tác tổ chức nhân sự: Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá về xây dựng, sửdụng cơ cấu bộ máy, quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phốihợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân, lựa chọn, phân công cán bộ, GV Cungcấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năng củatập thể và cá nhân cho việc thực hiện kế hoạch đã đề ra
1.3.4 Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học
Để thu thập thông tin một cách tin cậy, khách quan về các hoạt động trongnhà trường người Hiệu trưởng phải lựa chọn và sử dụng các phương pháp tùy thuộcvào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra và tình huống cụthể trong kiểm tra Có 3 phương pháp chủ yếu như sau:
1.3.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm
- Nghiên cứu kế hoạch năm học của nhà trường
- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của giáo viên (lịch báo giảng, giáo án, sổthăm lớp, dự giờ, sổ hội họp, sổ điểm, sổ chủ nhiệm…)
- Xem xét vở, bài làm của học sinh, bài kiểm tra đã chấm
- Xem xét hồ sơ quản lý của nhà trường (sổ đăng bộ, sổ cấp phát bằng,
…)
Trang 251.3.4.2 Phương pháp trao đổi
- Trao đổi với cán bộ quản lý
- Trao đổi với một số giáo viên cùng tổ (nhóm) chuyên môn
- Trao đổi với cán bộ phụ trách thư viện
- Trao đổi với cán bộ phụ trách thiết bị, thí nghiệm
- Trao đổi với một số học sinh
1.3.4.3 Phương pháp quan sát
- Qua sinh hoạt tổ chuyên môn
- Qua hoạt động học tập, vui chơi của học sinh
- Qua giờ dạy của giáo viên
- Qua tình trạng cơ sở vật chất
1.3.5 Nguyên tắc của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Đối tượng kiểm tra là con người, mục đích kiểm tra là vì sự tiến bộ của conngười, do đó không thể tiến hành tùy tiện mà phải tuân thủ theo những nguyên tắcnhất định trong công tác chỉ đạo, thực hiện kiểm tra Năm nguyên tắc KTNB cơbản sau đây tuy có nội dung và vai trò khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ vớinhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau Tùy từng mục đích, đối tượng, nội dung và tìnhhuống kiểm tra cụ thể mà Hiệu trưởng sử dụng các nguyên tắc hoặc sự phối hợp tối
ưu giữa chúng một cách linh hoạt, sáng tạo
1.3.5.1 Nguyên tắc tính pháp chế
Hiệu trưởng là người đại diện của Nhà nước Quyết định của Hiệu trưởngphải được coi là mang tính pháp luật
1.3.5.2 Nguyên tắc tính chính xác, khách quan
Người kiểm tra phải luôn tôn trọng sự thật, khách quan trong kiểm tra, đánhgiá và xử lý phải chính xác Phải thực sự dân chủ, công khai và công bằng trongkiểm tra
25
Trang 261.3.5.3 Nguyên tắc tính kế hoạch
Đảm bảo tính kế hoạch trong kiểm tra là đảm bảo sự ổn định cho mọi hoạtđộng giáo dục trong nhà trường
1.3.5.4 Nguyên tắc tính giáo dục
Bảo đảm tốt nguyên tắc giáo dục sẽ biến quá trình kiểm tra thành quá trình tựkiểm tra
1.3.5.5 Nguyên tắc tính hiệu quả
Nguyên tắc tính hiệu quả chính là hiệu suất lao động và lợi ích kinh tế trongkiểm tra
1.3.6 Các hình thức kiểm tra nội bộ trường học
Có nhiều hình thức kiểm tra, người quản lý có thể lựa chọn để kiểm tra đúngmục đích của mình Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nềcho đối tượng hoặc ảnh hưởng tới tiến độ bình thường của việc thực hiện chươngtrình, nhiệm vụ chung Thông thường có các hình thức kiểm tra sau đây:
1.3.6.1 Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm tra
- Kiểm tra toàn diện
- Kiểm tra chuyên đề
1.3.6.2 Theo tần suất của các cuộc kiểm tra
- Kiểm tra đột xuất
- Kiểm tra định kỳ
1.3.6.3 Theo quá trình hoạt động
- Kiểm tra trước hoạt động
- Kiểm tra kết quả từng hoạt động
- Kiểm tra sau hoạt động
Trang 271.3.6.4 Theo phương pháp
- Kiểm tra trực tiếp
- Kiểm tra gián tiếp
1.3.6.5 Theo mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng kiểm tra
- Kiểm tra của chủ thể bên trong nhà trường (Hiệu trưởng, tổ chuyênmôn, GV, cán bộ…) với đối tượng quản lý
- Tự kiểm tra (đối với cán bộ quản lý, những người có năng lực và ýthức tổ chức kỷ luật cao) Hình thức này áp dụng cho những người có khảnăng giám sát bản thân và áp dụng thành thạo kiến thức, kỹ năng để hoànthành các mục tiêu với hiệu quả cao
1.3.7 Quy trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Kiểm tra nội bộ trường học cần thực hiện theo các bước sau đây:
1.3.7.1 Chuẩn bị kiểm tra: xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích,
lựa chọn lực lượng kiểm tra, xây dựng kế hoạch
1.3.7.2 Tiến hành kiểm tra: sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm
tra đã xác định phù hợp với đối tượng được kiểm tra để xem xétthực tiễn, thu thập thông tin về đối tượng
1.3.7.3 Đánh giá: căn cứ vào thông tin thu thập được, đối chiếu với chuẩn
đưa ra kết luận cụ thể
1.3.7.4 Điều chỉnh: căn cứ kết quả đánh giá, đưa ra quyết định điều chỉnh
phù hợp
27
Trang 281.3.8 Quá trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Có thể chia quá trình kiểm tra thành các giai đoạn được phản ánhtrong sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 5: Quá trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học
So sánh hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn
Xác định hệ thống tiêu chuẩn kiểm tra
Tiến hành điều chỉnh
Trang 29Tiểu kết chương 1
Chương 1 tác giả đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về Kiểm tra, Kiểm tratrong quản lý, Kiểm tra nội bộ trường học; Chất lượng kiểm tra nội bộ trường học;
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ trường học; Nhữngnội dung cơ bản về công tác kiểm tra nội bộ trường học: Mục đích, nhiệm vụ củacông tác kiểm tra nội bộ trường học, Chức năng của công tác kiểm tra nội bộtrường học, Đối tượng và nội dung của công tác kiểm tra nội bộ trường học,Phương pháp kiểm tra nội bộ trường học , Nguyên tắc của công tác kiểm tra nội bộtrường học, Các hình thức kiểm tra nội bộ trường học, Quy trình của công tác kiểmtra nội bộ trường học, Qúa trình của công tác kiểm tra nội bộ trường học
Đây là những lý luận cơ bản, là những nội dung thiết yếu mà người Hiệutrưởng cần thực hiện trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt độngkiểm tra nội bộ bộ nhà trường Là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát nghiên cứuthực trạng công tác kiểm tra nội bộ trường học
29
Trang 30CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ
TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN
2.1 Đặc điểm địa lý, KT – XH huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Hương Sơn là một huyện trung du miền núi phía tây bắc tỉnh Hà Tĩnh códiện tích 950,2 km2 (rừng chiếm hơn 4/5 diện tích); Dân số gần 12 vạn người,không có dân tộc thiểu số Kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp, công nghiệp, dịch
vụ chiếm tỉ trọng rất nhỏ Giao thông vận tải có hai tuyến chính: quốc lộ 8 (Đông –Tây) và đường Hồ Chí Minh (Bắc - Nam), mạng lưới giao thông nông thôn được bêtông; có cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông với nước bạn Lào GDP năm 2007khoảng 1074 tỉ đồng (BQ 540USD/Người); tốc độ tăng trưởng năm 2007 đạt 10,8
% Là vùng có quê truyền thống, nhiều dòng họ nổi tiếng hiếu học như dòng họĐinh Nho, Nguyễn Khắc, Hà Huy…là quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãnông Lê Hữu Trác Được công nhận Phổ cập THCS năm 2004 Mặc dù là huyệnmiền núi, có đường biên giới dài, có cửa khẩu quốc tế, nhưng tình hình chính trị, anninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tốt
2.2 Khái quát đặc điểm trường THPT Hương Sơn.
Trường THPT Hương Sơn được thành lập năm 1961 là trường lớn nhất củahuyện Hương Sơn, trường đóng trên địa bàn thị trấn Phố Châu với diện tích14460m2 Sau nhiều lần di chuyển địa điểm đến năm 1989 trường được chuyển vềthị trấn Phố Châu Tuy nhiên địa điểm hiện tại của trường chưa ổn định, chưa phùhợp vị trí địa lý và nhu cầu học tập của con em nhân dân trong vùng tuyển sinh
Trang 31Năm học 2011 – 2012 trường THPT có 34 lớp, gần 1700 học sinh Đội ngũcán bộ, giáo viên gồm 94 người có năng lực, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm giảngdạy Trong đó có: 07 người đạt trình độ trên chuẩn, 86 người đạt trình độ chuẩn.Quy mô phát triển đến năm 2020 trường có gần 42 lớp, gần 1800 học sinh.
Nhìn từ bình diện tổng quát, hoạt động nhà trường diễn ra phong phú và sôinổi, thường xuyên, đúng chức năng, quy định trong luật giáo dục – điều lệ nhàtrường Nhà trường có giáo viên đủ về số lượng, giáo viên trẻ chiếm số đông, tậntình , có tâm huyết với nghề, 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên, nhạy bén tiếp thuphương pháp dạy học mới, đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chấtnhà trường được tăng cường, được sự giúp đỡ của UBND huyện nhà,…
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhà trường gặp phải một số khó khăn, như số họcsinh đông, khó quản lý, chất lượng học sinh không đồng đều, tính ổn định trongchất lượng mũi nhọn chưa cao,trình độ giáo viên chưa thật đồng đều, cơ sở vật chấtxuống cấp dàn trải, bố trí chưa hợp lý gây khó khăn trong việc quản lý nề nếpchuyên môn Khó khăn bao trùm lớn nhất là môi trường không lành mạnh tác độngvào do đóng trên địa bàn phức tạp
Với những thành tựu đã đạt được, thầy và trò trường THPT Hương Sơn càngtin tưởng ở một tương lai tươi sáng Nhìn về phía trước vẫn còn nhiều khó khănnhưng với truyền thống vẻ vang được phát huy, với sự chỉ đạo của Sở GDĐT HàTĩnh, của huyện ủy - UBND huyện Hương Sơn và nhất là sự nỗ lực của thầy vàtrò, mọi người đều tin tưởng trường THPT Hương Sơn sẽ hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ của những năm học tiếp theo, tạo đà cho những bước chuyển mới
31
Trang 322.3 Thực trạng hoạt động KTNB của Hiệu trưởng trường THPT Hương
2.3.2 Thực trạng về tổ chức KTNB nhà trường
2.3.2.1 Công tác xây dựng lực lượng kiểm tra của Hiệu trưởng trường
THPT Hương Sơn.
- Vào tuần thứ 2 của năm học, Hiệu trưởng triệu tập họp ban KTNB bànbạc, thống nhất kế hoạch kiểm tra cả năm học Hiệu trưởng phân côngtrách nhiệm, quyền hạn cho các thành viên Các kiểm tra viên thống nhất
kế hoạch của nhà trường đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ được giao xâydựng kế hoạch kiểm tra cho riêng mình
- Hiệu trưởng thành lập Ban KTNB trường THPT Hương Sơn năm học
2010 -2011 gồm 16 thành viên:
Hiệu trưởng: Trưởng ban
2 Phó hiệu trưởng: Phó trưởng ban
10 Tổ trưởng chuyên môn: Ban viên
1 Chủ tịch công đoàn: Ban viên
1 Bí thư đoàn trường: Ban viên
2 Thư ký hội đồng: Thư ký
Trang 33- Trưởng ban phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên:
Trưởng ban: Phụ trách chung, chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch côngtác kiểm tra của đơn vị và giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của các kiểmtra viên
Các thành viên khác của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm phụ trách tập trung
về lĩnh vực được phân công chia theo 4 nhóm như sau:
Nhóm 1: Kiểm tra giáo viên
Nhóm 2: kiểm tra tập thể lớp và học sinhNhóm 3: Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
Nhóm 4: Kiểm tra các hoạt động khác
(Mỗi nhóm gồm các ông, bà có tên đi kèm)
- Trưởng ban ( Hiệu trưởng) quy định chế độ và phương pháp công tác củacác kiểm tra viên:
- Các thành viên tự nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản về công tác kiểm tratrong phạm vi lĩnh vực được phân công
2.3.2.2 Hiệu trưởng xây dựng chuẩn KTNB nhà trường.
Sau khi lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban kiểmtra, Hiệu trưởng và ban kiểm tra tiến hành công việc xây dựng chuẩn mực đánh giácho các nội dung kiểm tra
- Căn cứ xây dựng chuẩn kiểm tra:
+ Ban kiểm tra trường THPT Hương Sơn xây dựng chuẩn kiểm tra dựa trêncác căn cứ pháp lý đó là: Các thông tư, chỉ thị của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướngdẫn của Sở GD&ĐT Hà Tĩnh; Căn cứ vào thang đánh giá giáo viên; Căn cứ vàonhững quy định về hồ sơ chuyên môn; Căn cứ vào quy đinh chuẩn nghề nghiệpgiáo viên Trung học ban hành…; Căn cứ vào thực tế đội ngũ giáo viên trong nhàtrường
33
Trang 34Một số chuẩn đánh giá , xếp loại của trường THPT Hương Sơn:
Bảng 2.1 Các tiêu chí đánh giá giờ dạy của GV( dùng cho GV dự giờ)
4 Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng
bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp
5 Kết hợp tốt các phương pháp tronghoạt động dạy và học
Phương
tiện
6
Sử dụng và kết hợp tốt các phươngtiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dungcủa kiểu bài lên lớp
7 Trình bày bảng hợp lý, chữ viết , hình vẽ, lời
nói rõ ràng,chuẩn mực, giáo án hợp lý
Tổ
chức
8 Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân
phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu
9
Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tíchcực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểubài, với các đối tượng, học sinh hứng thú họcKết
Giỏi: Điểm tổng cộng đạt từ 17-20 và các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm
Khá: Điểm tổng cộng đạt từ 13-16,5 và các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm
Trang 35TB: Điểm tổng cộng đạt từ 10-12,5 và các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm
Yếu: Điểm tổng cộng đạt dưới 10 điểm
2.3.3 Thực trạng tiến hành KTNB nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn
Hiệu trưởng hướng dẫn các kiểm tra viên xác định rõ mục đích yêu cẩu củacuộc kiểm tra, chỉ đạo và triển khai kế hoạch kiểm tra Tuy nhiên việc giám sátthực hiện kế hoạch kiểm tra chưa được sát sao nên vẫn còn kiểm tra viên thực hiệnđợt kiểm tra chưa nghiêm túc Hiệu trưởng tiến hành KTNB dưới hình thức trựctiếp hay gián tiếp( qua ban kiểm tra)
Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn giám sát, chỉ đạo các kiểm tra viênthực hiện kiểm tra các nội dung sau:
a.Kiểm tra toàn diện một giáo viên
- Hiệu trưởng trường THPT Hương Sơn kiểm tra trình độ chuyên môn củagiáo viên thông qua hình thức dự giờ, có thể báo trước hoặc đột xuất.Hiệutrưởng (hoặc Ban kiểm tra) có thể dự giờ 1 hoặc 2 tiết tùy theo đối tượngkiểm tra Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng học sinh sau tiết học màhiệu trưởng đánh giá trình độ chuyên môn của giáo viên được kiểm tra.Các hình thức khảo sát chất lượng học sinh có thể là: làm bài kiểm tranhanh, đặt câu hỏi và gọi ngẫu nhiên…
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn là việc kiểm tra toàn bộ hồ
sơ chuyên môn của giáo viên bao gồm: Kế hoạch dạy học; Giáo án; Lịchbáo giảng; Sổ tay nghiệp vụ; Sổ dự giờ; Sổ điểm; Sổ tự bồi dưỡng thườngxuyên
- Kiểm tra chất lượng giảng dạy và giáo dục: Hiệu trưởng chỉ đạo Ban kiểmtra tiến hành kiểm tra kết quả đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh
35