Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳthuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đisâu phân tích, khai thác nội dun
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
I Khái quát chung về NHTM 3
1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại NHTM 4
1.3 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 6
2 Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM 8
2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 9
2.2 Nghiệp sử dụng vốn 10
2.3 Nghiệp vụ trung gian khác 11
II Hoạt động huy động vốn của NHTM 11
1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại 11
2 Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại 12
2.1 Vốn chủ sở hữu 12
2.2 Vốn huy động 14
2.3 Vốn đi vay 15
2.4 Vốn khác 17
3 Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 17
3.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế 17
3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 18
4 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 19
4.1 Phân loại theo thời gian huy động 19
4.2 Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động 20
4.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn 21
5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn 24
5.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác huy động vốn 24
Trang 25.1.1 Sự đa dạng của hình thức huy động vốn 24
5.1.2 Quy mô của nguồn vốn 25
5.1.3 Cơ cấu huy động vốn 26
5.1.4 Cơ cấu sử dụng vốn 27
5.1.5 Chi phí huy động vốn : 28
5.1.6 Một số chỉ tiêu khác 29
5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM 29
5.2.1 Nhân tố khách quan 29
5.2.2 Nhân tố chủ quan 32
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ TÂY 34
I Tổng quan về ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 34
1 Quá trình hình thành và phát triển 34
1.1 Lịch sử ra đời: 34
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank 34
1.3 Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh Techcombank Hà Tây 41
2 Bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ 42
2.1.Bộ máy tổ chức 42
2.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 43
3 Các đặc điểm hoạt động của chi nhánh Techcombank Hà Tây 45
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở CHI NHÁNH TECHCOMBANK HÀ TÂY 50
1 Nguồn vốn huy động của chi nhánh Techcombank Hà Tây 50
1.1.Đặc điểm vốn tại ngân hàng 50
1.2.Phân loại nguồn vốn tại ngân hàng 50
1.3.Các hình thức huy động vốn ở ngân hàng 50
2 Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Hà Tây 57
2.1.Kết quả hoạt động huy động tại chi nhánh Techcombank Hà Tây 57
2.2.Chất lượng công tác huy động vốn 67
2.3.Các giải pháp ngân hàng đã áp đụng để nâng cao hoạt động huy động vốn trong thời gian qua 69
3 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Hà Tây 70
3.1.Những ưu điểm 70
3.2.Những hại chế 71
Trang 33.3.Những nguyên nhân của hạn chế 72
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHANH TECHCOMBANK HÀ TÂY 73
I Định hướng hoạt động huy động vốn của chi nhánh Techcombank Hà Tây 73
1 Mục tiêu 73
2 Định hướng 73
II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Hà Tây 74
1 Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng gửi tiền: 74
2 Chú trọng phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn 74
3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý 75
4 Đẩy mạnh đầu tư cho hoàn thiện và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ: 76
5 Thực hiện chiến lược cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả: 77
III Một số kiếm nghị 78
1 Kiến nghị với ngân hàng kỹ thương Việt Nam – Techcombank 78
2 Kiến nghị đối với chính phủ và nhà nước 79
3 Đối với ngân hàng nhà nước 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1: Tình hình huy động vốn qua các năm (2009_ 2011) 46
Bảng 2: Hoạt động cho vay của Techcombank Hà Tây 47
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh 49
Bảng 4: Các sản phẩm huy động vốn chi nhánh Techcombank Hà Tây 56
Bảng 5: Cơ cấu nguồn huy động theo phương thức huy động 58
Bảng 6: Cơ cấu nguốn vốn huy động theo thời gian 61
Bảng 7: Cơ cấu nguồn huy động vốn theo thành phần kinh tế 63
Bảng 8: Cơ cấu nguồn huy động vốn phân theo loại tiền tệ 65
Bảng 9: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng qua các năm 67 Bảng 10: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu chi phí huy động vốn 68
Bảng 11: Hiệu quả huy động vốn theo chỉ tiêu sinh lời của vốn huy động 69
BIỂU Biểu đồ 1: Biểu đồ nguồn vốn huy động của Techcombank Hà Tây 48
Biểu đồ 2: Tổng dư nợ và dư nợ quá hạn qua các năm 49
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo phương thức huy động 59
Biểu đồ 4: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian 62
Biểu đồ 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế 64
Biểu đồ 6: Cơ cấu nguồn huy động vốn phân theo loại tiền tệ 66
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hoànthành nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa Việt Nam từ một nướcnông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến
Để thục hiện được mục tiêu này vốn là một trong những yếu tố rất quantrọng, là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vàoquy mô và hiệu quả vốn đầu tư Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh tranhcác doanh nghiệp Việt nam cũng đòi hỏi phải được mở rộng, phát triển với quy môngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch
vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hoá, dịch vụ của các nước khác trong khu vực vàtrên thế giới Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng Một địachỉ quen thuộc và tiện ích nhất mà người cần vốn nghĩ đến đó là các Ngân hàngthương mại
Vốn cho đầu tư phát triển có thể được tạo thành từ nhiều nguồn, tuy nhiêntrong điều kiện thị trường tài chính nước ta đang trong giai đoạn bước đầu hìnhthành và phát triển thì huy động vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quảnhất NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ, hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại vừa với danh nghĩa là một tổ chức hạch toán kinh tế -kinh doanh, vừa với vai trò trung gian tài chính Với vai trò trung gian tài chính,NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phốichúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanhnghiệp và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các nguyên tắc tín dụng
Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương vớiviệc huy động vốn của các NHTM phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp.Mặt khác việc tăng cường huy động và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt độngkinh doanh của Ngân hàng được an toàn, hiệu quả
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng tăng vàđòi hỏi phải được đáp ứng nhanh chóng kịp thời Do vậy, trong thời gian tới để phát huyhơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như chochính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai
Trang 6chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại và chi nhánhTechcombank Hà Tây cũng không là ngoại lệ Vấn đề tìm ra những giải pháp để hoànthiện công tác huy động vốn là rất thiết thực và cấp bách.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường,cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu tình hìnhthực tế tại chi nhánh Techcombank Hà Tây vừa qua, em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠICHI NHÁNH TECHCOMBANK HA TÂY” làm luận văn tốt nghiệp cho mình
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank Hà Tây
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là công tác huy động vốn tại chi nhánh Techcombank
Hà Tây
- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động của chi nhánh Techcombank Hà Tâytrong
3 năm 2009, 2010 và 2011
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vậtlịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các họcthuyết kinh tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp…
KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau:
Chương I : Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn tại NHTM.
Chương II : Tổng quan và hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Tây.
Chương III Phương hướng và giải pháp nâng cao hoạt động
Trang 7huy động vốn tại chi nhánh Techcombank Hà Tây.
CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VÀ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I. Khái quát chung về NHTM
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với các hoạt độngsản xuất kinh doanh của nhân dân và nền kinh tế Trong các nước phát triển hầu nhưkhông có một công dân nào là không có quan hệ giao dịch với một Ngân hàngthương mại nhất định nào đó NHTM được coi như là một định chế tài chính quenthuộc trong đời sống kinh tế Khi nền kinh tế càng phát triển thì hoạt động dịch vụcủa Ngân hàng càng đi sâu vào tận cùng những ngõ ngách của nền kinh tế và đờisống con người Mọi công dân đều chịu tác động từ các hoạt động của Ngân hàng,
dù họ chỉ là khách hàng gửi tiền, một người vay hay đơn giản là người đang làmviệc cho một doanh nghiệp có vay vốn và sử dụng các dịnh vụ Ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một sản phẩm độc đáo của nền sản xuất hàng hoátrong kinh tế thị trường, một tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế.Bản chất, chức năng, các hoạt động nghiệp vụ của các ngân hàng hầu như là giốngnhau song quan niệm về ngân hàng lại không đồng nhất giữa các nước trên thế giới
1 Ngân hàng thương mại và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
1.1 Khái niệm.
Để đưa ra được một khái niệm chính xác và tổng quát nhất về NHTM, người tathường phải dựa vào tính chất và mục đích hoạt động của nó trên thị trường tàichính, và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tuợng hoạt động Với mỗiquốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về NHTM
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930: “Những nhà băng thiết yếu bao gồm những nghiệp vụ nhận tiền gửi, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm ”
Trang 8Theo Luật Ngân hàng Pháp năm 1941: “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở hành
nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức kháccác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch
vụ tài chính”
Theo Luật của các TCTD tại Việt Nam:“Ngân hàng là TCTD thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”
“Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chủ yếu là nhận tiền gửi,
sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán”
“NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận góp phần thựchiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”
Như vậy, mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau về định nghĩa NHTM, nó tuỳthuộc vào tập quán pháp luật của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ nhưng khi đisâu phân tích, khai thác nội dung của từng định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhậnthấy rằng: Tất cả các NHTM đều có chung một tính chất đó là: việc nhận tiền kýthác - tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay,chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính Ngân hàng
1.2 Phân loại NHTM
Trên thế giới các ngân hàng thương mại hoạt động với chức năng, nghiệp vụkhá giống nhau, đó là việc: nhận tiền gửi ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳhạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanhkhác của chính ngân hàng Để phân loại các Ngân hàng thương mại ta có thể dựatrên các tiêu chi sau:
Căn cứ vào hình thức sở hữu: Các Ngân hàng thương mại được phân thành:
- Ngân hàng sở hữu tư nhân: Là ngân hàng được thành lập bằng vốn của một cá
nhân Đây là các ngân hàng nhỏ, thường chỉ hoạt động trong phạm vi một địaphương với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người trong địa phương
- Ngân hàng sở hữu của các cổ đông: Là ngân hàng được hình thành từ nguồn
vốn thông qua tập trung phát hành cổ phiếu Những người nắm giữ cổ phiếu nàychính là những người chủ của ngân hàng Họ có quyền tham gia vào các hoạt độngcủa ngân hàng và được chia lãi cổ tức Do huy động từ nhiều người nên các ngân
Trang 9hàng này có vốn chủ sở hữu lớn, có các hình thức kinh doanh đa dạng.
- Ngân hàng sở hữu nhà nước: Là loại hình ngân hàng có vốn chủ sở hữu thuộc
về Nhà nước Đây là loại hình ngân hàng có thể nói là an toàn nhất, rất ít khi bị phásản Tuy nhiên, các ngân hàng này nhiều khi phải thực hiện những nhiệm vụ nhànước giao, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Căn cứ theo tính chất hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh và ngân hàng đa năng.
Ngân hàng chuyên doanh là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh,thường chỉ cung cấp một hoặc một số dịch vụ ngân hàng nhất định
Ngân hàng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng Đây là xuhướng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thương mại
- Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.
Ngân hàng bán buôn là loại hình ngân hàng mà hoạt động của nó chủ yếu thựchiện đối với các khách hàng lớn Số lượng các giao dịch của ngân hàng bán buônnhỏ song về giá trị một dịch vụ lại lớn
Ngân hàng bán lẻ là loại hình ngân hàng mà hoạt động chủ yếu của nó thực hiệnđối với các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân Sốlượng các giao dịch của ngân hàng bán lẻ lớn song giá trị một giao dịch thường nhỏ
Căn cứ theo cơ cấu tổ chức
Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty Sự phân chianày là do pháp luật ở nhiều nước cấm không cho ngân hàng trực tiếp tham gia vàomột số hoạt động kinh doanh như: buôn bán chứng khoán, bất động sản nên cácngân hàng tổ chức ra các công ty riêng, có tư cách pháp nhân để kinh doanh
Việt Nam, với việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thực hiện nhất quánchính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi ngườiđược tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật Nhà nước ta quan niệm: (Theođiều 4 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam số 47/ 2010/QH 12) “Ngân hàngthương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng vàcác hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợinhuận”
Trang 10* Các loại hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay:
- Ngân hàng thương mại quốc doanh: Đây là các ngân hàng giữ vai trò chủ đạo
trong hệ thống ngân hàng ở nước ta Các ngân hàng này được nhà nước cấp vốn vàhoạt động chịu sự quản lý của nhà nước Ngoài việc tiến hành kinh doanh bìnhthường: huy động vốn, cho vay và các dịch vụ khác, ngân hàng còn phải thực hiệncác nhiệm vụ khi nhà nước giao cho Hiện nay có các ngân hàng thương mại quốcdoanh sau: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng NgoạiThương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu Tư và Pháttriển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằngsông Cửu Long
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Đây là các ngân hàng được thành lập và hoạt
động theo luật công ty cổ phần Sở hữu ngân hàng là các cổ đông, họ cùng nhau gópvốn để hình thành và hoạt động theo quy định của pháp luật
- Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên
doanh Vốn điều lệ là vốn góp của bên ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng nướcngoài, có trụ sở chính tại Việt Nam và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một bộ phận của ngân hàng nước ngoài
(ngân hàng nguyên xứ) hoạt động tại Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luậtViệt Nam
- Ngân hàng đầu tư: Ngân hàng đầu tư hoạt động với mục tiêu đầu tư trung và
dài hạn, cũng vì sự phát triển nhưng thông qua hình thức đầu tư gián tiếp thông quacác giấy tờ có giá
- Ngân hàng phát triển: Ngân hàng phát triển có nét đặc trưng nổi bật là những
ngân hàng này tập trung vốn huy động trung, dài hạn và đầu tư trung, dài hạn vì sựphát triển Hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu đầu tư trực tiếp qua các
dự án
- Ngân hàng chính sách: Là những ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước
hoặc ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (gồm sở hữu Nhà nước và sở hữucủa các tổ chức kinh tế quốc doanh) được lập ra để phục vụ những chính sách củaNhà nước Loại ngân hàng này không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
Trang 11- Ngân hàng hợp tác: Ngân hàng hợp tác hay gọi rộng ra là những tổ chức tín
dụng hợp tác, là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể, được các thành viên
tự nguyện lập lên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu tương trợ lẫnnhau về vốn và dịch vụ ngân hàng
1.3 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Từ khái niệm về NHTM nêu trên áp dụng vào thực tế nước ta, một nước có hơn80% dân số sống bằng nghề nông, việc phát triển sản xuất theo chiều hướng CNH-HĐH rất cần đến NHTM với vai trò to lớn của nó Nhất là khi quá trình CNH -HĐH của chúng ta đã đi vào chiều sâu, yêu cầu cần có vốn để xây dựng cơ sở hạtầng, tăng tốc đầu tư, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăngtrưởng kinh tế nhanh và lâu bền, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh
tế năm thì vai trò của các NHTM càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng
- Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá Sản xuấthàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hội xuất hiệnngười thì có vốn nhàn rỗi, người thì cần vốn để tiến hành các hoạt động sản xuấtkinh doanh Điều này giải quyết bằng cách nào? NHTM ra đời là chìa khoá giúpcho người cần vốn có được vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi có thể kiếm đượclãi từ vốn Các ngân hàng cũng cân đối được vốn trong nền kinh tế giúp cho cácthành phần kinh tế cùng nhau phát triển Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạmthời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cầnvốn để tiến hành tái sản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn,
có lợi nhuận cao hơn Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càngtăng, không một tổ chức nào có thể đáp ứng được Chỉ có ngân hàng - một tổ chứctrung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tất cả cácthành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối
- Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sản xuất bất cứcái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào ? vàsản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường Thị trường yêucầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mãđẹp hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Để được như vậy các doanh
Trang 12nghiệp phải được đầu tư bằng dây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, côngnhân lao động phải được nâng cao Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệpphải có một lượng vốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng.Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, cóđược các sản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- NHTM là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tièn tệ của toàn
bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tếkhi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động củaNgân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác Do vậy
sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của
nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệthống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưuthông Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vay vốn, NHTM
đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thịtrường, điều kiện chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thờinhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vai trò điều tiết giántiếp vĩ mô nền kinh tế
- Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.
Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việc hìnhthành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho cácmối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giớingày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách Nền tài chính của mộtquốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới Các ngân hàng thươngmại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập Ngày nay, đầu tư ra nước ngoài
là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận Đồng thời cácnước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩunhững mặt hàng mà mình thiếu Các ngân hàng thương mại với những nghiệp vụkinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đặc biệt là các nghiệp vụthanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện, thúc đẩy ngoại thương không
Trang 13ngừng được mở rộng và phát triển.
2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM.
NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huy độngvốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác Ba nghiệp vụ này
có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng phát triển, tạo nên uytín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụ này đan xen lẫn nhautrong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên một chỉnh thể thống nhấttrong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM
2.1 Nghiệp vụ huy động vốn.
Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh củaNHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:
- Nghiệp vụ tiền gửi:
Đây là vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân hàng thươngmại và đó là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng Có 2 hình thức huyđộng khác nhau:
Tiền gửi thanh toán: Là số tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngânhàng nhằm mục đích giao dịch, thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua bán hànghóa, dịch vụ và các khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh Người gửi có thể rút
ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải có trách nhiệm đáp ứng kịp thời, đầy đủ Đây lànguồn huy động có chi phí thấp của ngân hàng thương mại
Tiền gửi tiết kiệm: Là những khoản tiền mà ngân hàng thương mại huy động từdoanh nghiệp hoặc từ các khoản tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư Đây lànguồn vốn ổn định, vì vậy các ngân hàng thương mại luôn tìm cách đa dạng hóahuy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng các kỳ hạn lãi suất linh hoạt cùng vớinhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này
- Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá:
Thực chất là ngân hàng huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giánhư: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; trong đó kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi
là loại phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu là phiếu nợ trung dài hạn Các loại giấy tờ cógiá đó được NHTM phát hành từng đợt với mục đích và số lượng cụ thể và được
Trang 14NHTW chấp thuận Khả năng vay mượn tùy thuộc vào uy tín của ngân hàng, lãisuất và trình độ phát triển của thị trường tài chính.
- Nghiệp vụ đi vay:
Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốnkinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vayNgân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo Trong đócác khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hànhvốn của bản thân NHTM khi mà nó không tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khaithác tại chỗ
- Nghiệp vụ huy động vốn khác:
Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thể tạo vốnkinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốn cho các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước Đây là khoản vốn huy động không thườngxuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phảilập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng cáckhoản vay
- Vốn chủ sở hữu của NHTM :
Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM Lượng vốn này chiếm tỷ trọng nhỏtrong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắtđầu thành lập ngân hàng Do tính chất thường xuyên ổn định, ngân hàng có thể sửdụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, muasắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham giađầu tư góp vốn liên doanh Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên
từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại
2.2 Nghiệp sử dụng vốn.
Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đíchkhác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận Nghiệp
vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:
- Nghiệp vụ ngân quỹ:
Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào với mục đíchnhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán
Trang 15nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra.
- Nghiệp vụ cho vay:
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại NH thươngmại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đề mà mọi NHthương mại đều phải tìm cách giải quyết Thông thường lợi nhuận từ hoạt động chovay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng Nghiệp vụ cho vay
có thể được phân loại bằng nhiều cách: theo thời gian có cho vay ngắn hạn, cho vaytrung hạn và dài hạn, theo hình thức đảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vaykhông có đảm bảo, theo mục đích có cho vay bất động sản, cho vay thương mại,cho vay cá nhân, cho vay nông nghiệp, cho vay thuê mua
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính:
Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy động được từdân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thứcnhư : hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường và trực tiếp thulợi nhuận trên các khoản đầu tư đó
- Nghiệp vụ khác
Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động king doanh như: kinh doanhngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn, dịch vụ ngânquỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm
2.3 Nghiệp vụ trung gian khác.
Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một số nghiệp vụkhác như:
- Kinh doanh ngoại hối: Hoạt động kinh doanh của NHTM trên thị trường ngoại
tệ thông qua các giao dịch mua bán giao ngay, giao dịch có kỳ hạn, giao dịch hoánđổi nhằm đáp ứng các nhu cầu có liên quan đến ngoại tệ của khách hàng, ngânhàng
- Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế Các
doanh nghiệp , tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi mua hoặc bán hànghoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thực hiện một cách nhanh chóng
và chính xác
- Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bán chứng
Trang 16khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản
- Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền;
cho thuê két sắt, bảo mật
II Hoạt động huy động vốn của NHTM
1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính với các chức năng cơbản là: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền Để thực hiệnđược các chức năng này và đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và có lợi nhuận thìđòi hỏi ngân hàng thương mại phải có một lượng vốn hoạt động nhất định
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về vốn của NHTM như sau: Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân hàngthương mại Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền
tệ của chính bản thân ngân hàng và nguồn vốn huy động của những người có vốntạm thời nhàn rỗi Họ chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặclấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay là dùng các sản phẩm dịch vụ khác của ngânhàng Đây chính là họ chuyển quyền sử dụng vốn cho ngân hàng và số tiền mà ngânhàng phải trả hay làm các dịch vụ chính là cái giá của quyền sử dụng các giá trị tiền
tệ đó Nhờ việc có được nguồn vốn, các ngân hàng có thể tiến hành kinh doanh: chovay, bảo lãnh, cho thuê Nói chung vốn của ngân hàng chi phối toàn bộ và quyếtđịnh đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng thương mại
2 Cơ cấu vốn của Ngân hàng thương mại
Vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu
- Vốn huy động
- Vốn đi vay
- Vốn khác
Trang 17của ngân hàng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh củaNHTM.
2.1 Vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chính ngân hàng, ngân hàng có toànquyền sử dụng gồm các trang thiết bị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà cửa Đây lànguồn vốn khá quan trọng, trước hết nó tạo uy tín cho chính ngân hàng Ngân hàng
có to, đẹp, bề thế thì mới tạo được cảm giác an toàn kho khách hàng khi đến giaodịch Đối với mỗi ngân hàng, nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn rất
đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và
sự phát triển của thị trường
Vốn chủ sở hữu của NHTM gồm : vốn cấp 1 và vốn cấp 2
Vốn cấp 1
Vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòngtài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia
- Vốn điều lệ ( Nguồn vốn hình thành ban đầu)
Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thươngmại Nguồn vốn này có thể khác nhau giữa các ngân hàng, phụ thuộc vào mỗi hìnhthức sở hữu khác nhau của ngân hàng thương mại Nếu là ngân hàng thương mạithuộc sở hữu Nhà nước thì vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp và được bổ sungtrong quá trình hoạt động Nếu là ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh thì docác cổ đông và các bên liên quan đóng góp Vốn điều lệ của từng loại ngân hàngthương mại không được thấp hơn mức vốn pháp định mà pháp luật quy định chotừng loại ngân hàng thương mại Trong quá trình kình doanh các ngân hàng thươngmại có thể bổ sung tăng vốn điều lệ nhưng phải được NHTW đồng ý và phải đượccông bố công khai
- Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng không ngừng được tăng lên theo thời gian nhờ
có nguồn vốn bổ sung Nguồn bổ sung này có thể từ lợi nhuận hay từ phát hànhthêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm Nguồn vốn bổ sung này tuy không thườngxuyên song đối với các ngân hàng lớn từ lâu đời thì nguồn bổ sung này chiếm một
Trang 18tỷ lệ rất lớn.
- Các quỹ
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có nhiều quỹ Mỗi quĩ có một mục đíchriêng: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo toàn vốn, quỹ phúc lợi,quỹ khen thưởng Nguồn để hình thành nên các quỹ là từ lợi nhuận Các quỹ nàythuộc toàn quyền sử dụng của ngân hàng Tùy theo quy định của từng quốc gia,từng thời kỳ từng mức độ trích lập, quy mô và mục đích sử dụng :
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ hàng năm được trích theo tỷ lệ nhất định từlợi nhuận sau thuế Ở Việt Nam, theo Nghị định 146/NĐ/CP/ngày23/11/2005 mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế, mức tối đa của quỹ này
có vốn điều lệ thực có
Quỹ dự phòng tài chính là các khoản dự phòng tổn thất được xem như là một
bộ phận của vốn tự có để bù đắp thua lỗ Số dự trữ này không vượt quá 25%vốn điều lệ của ngân hàng và được trích 10% từ lợi nhuận sau thuế hàng năm
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia…các quỹ này đượctrích lập và sử dụng theo quy định của pháp luật
Ở Việt Nam vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua, đầu tưvào tài sản cố định, vào tổ chức tín dụng
Vốn cấp 2
Vốn cấp 2 bao gồm các khoản như giá trị tăng thêm của tài sản cố định đượcđánh giá lại theo quy định của pháp luật, giá trị tăng thêm của các loại chứng khoánđấu từ được đánh giá lại theo quy định, trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi
do TCTD phát hành thỏa mãn các điều kiện theo quy đinh, các công cụ nợ khác đápứng các điều kiện của pháp luật, quỹ dự phòng chung
Ở Việt Nam theo quy định hiện hành vốn cấp 2 bao gồm:
- 50% phần giá tị tăng thêm của tài sản cố định được đánh giá lại
- 40% phần giá trị tăng thêm của loại chứng khoán đầu tư (kể cả cổ phiếu đầu tưvốn góp) được đánh giá lại
- Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Các khoản vay nợ trung và dài hạn, ổn định có khả năng chuyển đổi thành cổ
Trang 19phần thì được coi là một bộ phận vốn chủ sở hữu của ngân hàng Ngân hàng có thể
sử dụng vốn theo các mục đích kinh doanh của mình như có thể đầu tư vào nhà cửa,đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn
2.2 Vốn huy động
Vốn huy động là bộ phận lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thươngmại Với việc huy động vốn, ngân hàng có được quyền sử dụng vốn và có tráchnhiệm phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho người gửi Ngân hàng có thể huyđộng vốn từ dân cư, các tổ chức kinh tế – xã hội với nhiều hình thức khác nhau
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch)
Đây là khoản tiền của các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng với mụcđích là sử dụng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng Khoản tiền gửi thanh toánnày có thể được trả lãi (trả lãi thấp) hoặc không được trả lãi tuỳ thuộc vào mỗi ngânhàng Người gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thu hộ tiền, trả hộ tiền vớimột mức phí thấp Các ngân hàng có thể sử dụng các số dư tiền gửi khách hàng vàocác hoạt động của mình.
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu
kỳ xác định Họ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi Tuy khoản tiền này không tiệnlợi bằng tiền gửi thanh toán (do khi cần tiền phải đến ngân hàng để rút) nhưng bù lạitiền gửi có kỳ hạn lại có lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ hạn được ghi trênhợp đồng
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Trong cộng đồng dân cư luôn có những người có khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
Họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm thực hiện các mục đích bảo toàn và sinh lời đối vớinhững khoản tiền đó Người gửi tiết kiệm sẽ có sổ tiết kiệm xác định rõ thời gian vàhình thức trả lãi đã thoả thuận với ngân hàng Hiện nay tiền gửi tiết kiệm là khu vựctiềm năng đồng thời là nơi cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để thu hút nguồntiền này các ngân hàng luôn đưa ra các hình thức huy động đa dạng như tiết kiệmbằng VNĐ, bằng vàng và bằng ngoại tệ, với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và với nhiều
Trang 20kỳ hạn để người gửi có nhiều cơ hội lựa chọn cho phù hợp, tiện ích nhất.
2.3 Vốn đi vay
Bên cạnh việc huy động tiền gửi, nhiều lúc các ngân hàng cũng phải đi vay đểđảm bảo thanh toán, đảm bảo dự trữ bắt buộc Các ngân hàng có thể vay ở:
- Vay ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Trung ương)
NHTW có thể cho các tổ chức tín dụng vay vốn ngắn hạn khi cần thiết dưới hìnhthức tái cấp vốn như : cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu,thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay có đảm bảo bằng cầm cốthương phiếu là các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay bổ sung vốn trong thanhtoán bù trừ, cho vay đặcbiệt khi tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán có nguy cơmất an toàn trong hệ thống
- Vay các tổ chức tín dụng khác
Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn,xảy ra hiện tượng thiếu vốn đột xuất Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình,các tổ chức tín dụng vay vốn của nhau qua thị trường liên ngân hàng Các khoảnvay này thông thường có thời hạn ngắn chủ yếu chỉ để giải quyết những nhu cầu tứcthời Hoạt động của thị trường này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năngsẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trước khi có nhu cầu vay vốn củaNgân hàng Trung ương
Tuy nhiên, Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 vừa được ban hành và sẽ có hiệulực từ 2011 thì không có điều khoản nào quy định việc các tổ chức tín dụng đượcgửi tiền- nhận tiền gửi lẫn nhau Tại Chương IV Luật Tổ chức tín dụng năm 2010quy định về hoạt động của tổ chức tín dụng, quy định các tổ chức tín dụng được vayvốn lẫn nhau (Điều 100, tiết c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112, tiết b khoản 4Điều 118, khoản 2 Điều 119), không quy định về hoạt động gửi tiền lẫn nhau giữacác tổ chức tín dụng, chỉ quy định việc mở tài khoản thanh toán lẫn nhau của các tổchức tín dụng nhằm phục vụ cho mục đích thanh toán
Các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện giao dịch liên ngân hàng dưới các hìnhthức: Giao dịch qua mạng điện tử do Ngân hàng Nhà nước hoặc các tổ chức cungứng dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền cho phép, hoặc qua điện thoại (có ghi âm
Trang 21lại) hoặc các hình thức khác Việc lựa chọn áp dụng hình thức giao dịch sẽ do cácbên lựa chọn nhưng phải đảm bảo thực hiện giao dịch an toàn, hiệu quả, đúng luật.Mục đích của quy định này là nhằm hạn chế việc các tổ chức tín dụng đi vay quámức trên thị trường liên ngân hàng so với quy mô hoạt động và nguồn vốn tự có củamình, đồng thời hạn chế việc đi vay để cho vay lại
- Vay trên thị trường vốn
Các ngân hàng có thể phát hành giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thịtrường vốn để huy động vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu cho vaytrung và dài hạn và các nhu cầu đầu tư khác Những ngân hàng lớn có uy tín hoặctrả lãi cao sẽ có khả năng vay được nhiều hơn các ngân hàng nhỏ Các ngân hàngnhỏ thường vay gián tiếp thông qua các ngân hàng đại lý hoặc được sự bảo lãnh củangân hàng đầu tư Khả năng vay mượn này phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triểncủa thị trường tài chính, các hình thức phát hành, chuyển đổi, thời hạn của các công
- Nguồn trong thanh toán
Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt như: L/C, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi hay ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ cũng giúp ngân hàng làm tăng nguồn vốncủa mình
- Nguồn khác
Gồm các khoản phải nộp, phải trả như: thuế chưa nộp, lương chưa trả
3 Vai trò của hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại.
3.1 Đối với toàn bộ nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sở nền tảng của nền kinh tế Tiết kiệm và đầu
tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mở rộng phát triển sảnxuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần khuyến khích tiết
Trang 22kiệm Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường nhỏ, lẻ và người tiênphong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các ngân hàng thương mại.Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư gópphần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân hàng trướchết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vụ thanh toán đồngthời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay vòng
Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sảnxuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối vềvốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Các cơ hội đầu tư luôn có điều kiện để thựchiện Quá trình tái sản xuất mở rộng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn với việc huyđộng vốn của các ngân hàng thương mại Tuy việc huy động vốn có thể thực hiệnbằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà nước nhưng trong điềukiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là hìnhthức chủ yếu và quan trọng nhất
3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
- Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có vốn.Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác.Ngân hàng đi vay để cho vay Vậy để có hoạt động cho vay thì phải có thứ để màcho vay Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của ngân hàng Đối vớinhững ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự án lớn luôn dễ dàng hơncác ngân hàng nhỏ Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượngkinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại Nói cách khác, không có vốn thìngân hàng không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh của mình
- Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vào vốn của ngân hàng Ngânhàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn Có đượcnhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín dụng linh hoạt, có
Trang 23điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng Các ngân hàng lớn,nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vụ ngân hàng Phạm vi hoạt động kinhdoanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ Chính vì vậy càng khẳng định
rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường
Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy tín, luôn được ca ngợi và
nể trọng Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy tín của ngân hàng chính là vốn củangân hàng Có nhiều vốn, khả năng thanh toán của ngân hàng luôn được đảm bảo,các khách hàng luôn cảm thấy yên tâm khi giao thiệp với ngân hàng Trong nên kinh
tế bất ổn hiện nay, khả năng thanh toán luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và
để được như vậy thì các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn
- Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều kiện để cácngân hàng tham gia cạnh tranh Nó giúp cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động,tăng cường quan hệ với các đối tác Đồng thời nó lôi kéo khách hàng mới, giữ chân cáckhách hàng truyền thống Doanh số của ngân hàng tăng lên đồng thời làm tăng nguồnvốn của ngân hàng Vốn của ngân hàng lớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chínhdồi dào để cạnh tranh với các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tíndụng, hình thức trả lãi Các dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển vàđược thực hiện tốt hơn
4 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Một hoạt động không thể thiếu của các ngân hàng thương mại là tiến hành huyđộng vốn để ngân hàng đi vào hoạt động Quá trình huy động vốn đó hầu như đềugiống nhau ở các ngân hàng nhưng để phân loại các hình thức huy động thì lại rấtkhác nhau Điều này còn phụ thuộc vào các tiêu chí được lựa chọn để phân loại
4.1 Phân loại theo thời gian huy động
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liênquan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động cũngnhư thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thức huy động đượcchia thành:
Trang 24- Huy động ngắn hạn
Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông quaviệc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụnhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Phần lớn số này được dùng để chovay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vaytrung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiêntính ổn định lại kém
- Huy động trung hạn
Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạntrên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm) Vốn huy độngnày ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất huyđộng nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rấtquan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi côngnghệ và cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao.
- Huy động dài hạn
Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn, vớinguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5năm trở lên) Do vậy lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao
4.2 Phân loại căn cứ theo đối tượng huy động
- Huy động vốn từ dân cư
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huyđộng từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho nhữngngười cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thườngkhá ổn định
- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổngnguồn vốn Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dùlớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bánđược hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của cácdoanh nghiệp và các tổ chức xã hội không giống nhau Vì vậy ngân hàng luôn có
Trang 25trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi.Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích
mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến choviệc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền với việc mởrộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng
- Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi ở lẫnnhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa cácngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyênsong là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại Khixuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ các ngân hàngthương mại có thể vay lẫn nhau Quá trình vay này là một thoả thuận tín dụng giữahai bên Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trườngnội tệ hay thị trường ngoại tệ
Khi các NHTM đã hết khả năng vay mượn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mấtkhả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ưng để tạothêm nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng trungương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để giúp cho các ngân hàng thươngmại khắc phục những sự cố về thanh khoản
Huy động vốn từ các Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác đểđảm bảo những khả năng cần thiết, nên tuy cũng khá dễ dàng nhưng số lượngthường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn Do vậy, hình thức này cácngân hàng sử dụng không nhiều
4.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các ngân hàng thương mại
sử dụng hiện nay Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiệncho ngân hàng khi tiến hành huy động Các hình thức huy động bao gồm:
Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
- Huy động tiền gửi không kỳ hạn :
Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệthanh toán không dùng tiền mặt cao Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải
Trang 26là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn là những
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiềnhàng hoá, dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trảcho người thứ ba Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toànbằng séc Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến ngân hàng lấy mà cóthể rút qua các máy rút tiền tự động (máy ATM) Ngân hàng thường bảo quản loạitiền gửi này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai:
Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn quyền
sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi Loại tàikhoản này luôn luôn có số dư có
Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụngcho các cá nhân Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể hiệnkhoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay.
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ ngân hàng nênmức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phảitrả lãi Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong
đó có Việt Nam) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trả lãi cho tiềngửi này (có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn) Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có cácdịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãiđáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau mộtthời hạn nhất định Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinhdoanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động Phần tiềngửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng caohơn Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đíchkiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồnvốn huy động của ngân hàng
Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (màchúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích) với các thời hạn 3 tháng, 6
Trang 27tháng, 1 năm, 2 năm ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việctạo vốn cho các ngân hàng.
- Huy động tiền gửi tiết kiệm
Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các ngân hàng thương mại.Bao gồm các loại sau:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn : Hình thức này gần giống như huy động tiềngửi không kỳ hạn Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này
ổn định hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quenthuộc nhất ở nước ta Người gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạnxác định: 3 tháng, 6 tháng Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì
sẽ bị phạt Đây là những khoản tiền có tính ổn định rất cao nên ngân hàng phải trảkhách hàng với lãi suất gần như là cao nhất Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăngsức cạnh tranh, thu hút được vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc kháchhàng rút ra trước thời hạn Có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suấtkhông kỳ hạn, có ngân hàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế
Tiền gửi tiết kiệm gửi góp : Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triểnnhưng ở nước ta còn khá mới mẻ Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào vàchỉ được rút ra khi đến hạn (thời hạn tương đối dài) Loại hình này giúp cho ngânhàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn
Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanhđầy biến động như hiện nay Các ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:
- Vay từ các tổ chức tín dụng
Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thịtrường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Các ngân hàng thường xây dựng cácmối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay ngân hàngtrung ương
- Vay từ ngân hàng trung ương
Khi ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất
Trang 28khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là ngânhàng trung ương Ngân hàng trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấuthương phiếu Các ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên ngânhàng trung ương để vay Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do ngânhàng trung ương chỉ cho ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việccho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia Dẫu saođây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho ngân hàng thương mại cực kỳ quantrọng trong những thời điểm nhất định.
Huy động qua phát hành các công cụ nợ
Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng thươngmại Trong qúa trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cầnphải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó cónghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầuvào Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra cácmức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng
Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàngđối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một số tiền xácđịnh vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước Tráiphiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu là để huy độngvốn trung và dài hạn
Kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngânhàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kếhoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinhtế
Huy động vốn qua các hình thức khác.
Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanhnghiệp, các ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xãhội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầumối trong hợp đồng đồng tài trợ Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càngmang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinhdoanh một cách an toàn và hiệu quả
Trang 295 Các tiêu chí đánh giá chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn.
5.1 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác huy động vốn.
5.1.1 Sự đa dạng của hình thức huy động vốn.
Hình thức huy động vốn là những cách thức ngân hàng sử dụng để thu hút nguồnvốn Hình thức huy động càng đa dạng thì vốn chảy vào ngân hàng càng nhiều Vì vậy
độ đa dạng của các hìng thức huy động vốn chính là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả củacông tác huy động vốn ở các ngân hàng thương mại
Sự đa dạng các công cụ huy động được thể hiện trước hết là ở số lượng các công cụngân hàng sử dụng Tuỳ theo đặc điểm, mục tiêu chiến lược kinh doanh, mỗi ngân hàngđưa ra những loại công cụ huy động Thực tế, số lượng các công cụ huy động càng nhiềuthì ngân hàng càng có nhiều điều kiện thu hút được vốn, tuy nhiên số lượng các công cụvốn lại bị hạn chế bởi khả năng quản lý của ngân hàng Một ngân hàng sử dụng nhiềucông cụ huy động vốn không hoàn toàn đồng nghĩa với việc công tác huy động vốn củangân hàng đó có hiệu quả tốt, mà nó chỉ được coi là có hiệu quả khi những công cụ đóthực sự thích hợp với ngân hàng Cụ thể đối với các ngân hàng có hoạt động kinh doanh
đa dạng, đội nhũ cán bộ công nhân viên ngân hàng có trình độ cao thì ngân hàng nên đadạng hoá các loại công cụ huy động vốn
Đa dạng về số lượng các công cụ là chưa đủ , mà ngân hàng phải đa dạng về kỳhạn huy động, loại tiền sử dụng nữa Đó là khả năng huy động vốn với các kỳ hạnkhác nhau trong đó có cả nội tệ , ngoại tệ và với mức lãi suất khác biệt tương ứngsao cho người gửi tiền chấp nhận được và cảm thấy hợp lý Do vậy, để công táchuy động vốn của ngân hàng thực sự đạt được hiệu quả cao, ngân hàng cần phảitính toán, nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở năng lực bản thânđưa ra các hình thức huy động đa dạng về kỳ hạn, loại tiền Nếu những ngân hàng
có quan hệ quốc tế rộng thì nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ phải lớn, hay nếu cóchiến lược sử dụng vốn để cho vay dài hạn thì cần tăng cường huy động vốn trung
và dài hạn
5.1.2 Quy mô của nguồn vốn
Quy mô ở đây bao gồm tính ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng, cơ cấunguồn và năng lực quản lý nguồn vốn
Trang 30Thật vậy, công tác huy động vốn không thể có hiệu quả khi mà nguồn vốn huyđộng được lại không đạt được quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngânhàng hay không đáp ứng nổi nhu cầu về khối lượng vốn cho kinh doanh; cơ cấu vốncủa ngân hàng lại không có sự hợp lý giữa các nguồn vốn huy động ngắn hạn, trunghạn và dài hạn, giữa vốn ngoại tệ và vốn nội tệ Đối với ngân hàng, do mỗi nguồnvốn có những điểm mạnh, điểm yếu riêng trong việc khai thác và huy động nên cơcấu vốn biến đổi sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cơ cấu “đầu ra”: cho vay, đầu tư, bảolãnh và kéo theo sự thay đổi trong lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động kinh doanh Cơcấu nguồn vốn huy động phụ thuộc không chỉ vào một phần kế hoạch của ngânhàng mà còn chịu sự tác động của các nhân tố bên ngoài đòi hỏi ngân hàng phảithường xuyên nghiên cứu tiếp cận thị trường.
Khối lượng vốn huy động phản ánh quy mô vốn Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì quy mô vốn huy động là một bộ phận chiếm tỷ trọng cao nhất và có vai trò quan trọng hơn cả Sau khi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì cái mà ngân hàng cần quan tâm lúc này là tốc độ tăng trưởng ổn định của nó vì có thể lúc này quy mô vốn lớn, nhưng sẽ là khó khăn cho ngân hàng khi đưa ra quyết định cho vay hay đầu tư nếu ngân hàng không kiểm soát, không dự đoán được xu hướng biến động của dòng tiền rút ra và dòng tiền gửi vào Nguồn vốn của NHTM được coi là ổn định khi nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn và biết tận dụng nguồn tiền gửi giao dịch của các
tổ chức kinh tế- tuy không ổn định nhưng cũng đem lại cho ngân hàng một nguồn tiền lớn với chi phí rẻ Tăng trưởng quy mô vốn huy động được thể hiện:
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động = Vốn huy động kỳ báo cáo trước
Vốn huy động kỳ trước
Chỉ tiêu này cho biết sự mở rộng về quy mô vốn huy động đồng thời cũng phản ánh
sự biến động về nguồn vốn Gia tăng vốn là điều kiện để Ngân hàng mở rộng quy môhoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của vốn Tuy nhiên tăng vốn đếnquy mô nào là hiệu quả là vấn đề Ngân hàng cần quan tâm
Bên cạnh đó, tính ổn định về năng lực quản lý nguồn vốn cũng là một yếu tốphản ánh về quy mô vốn Nếu ngân hàng quản lý tốt về mặt nhân sự, tài sản nợ, tàisản có, tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoánđược những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả
Trang 31hay không thì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng
uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi tiền cũng như vay vốn
5.1.3 Cơ cấu huy động vốn
Để đánh giá cơ cấu vốn huy động, cần đánh giá tỷ lệ vốn huy động trong tổngvốn:
- Vốn huy động / Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động
có trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời chỉ ra một đồng vốn chủ sở hữuhuy động được bao nhiều đồng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thuhút vốn từ nền kinh tế của NHTM
- Cơ cấu vốn theo kỳ hạn
Tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn = Vốn huy động ngắn hạn / Tổng nguồn vốn huyđộng
Tỷ lệ vốn huy động trung hạn = Vốn huy động trung hạn / Tổng nguồn vốn huyđộng
Tỷ lệ vốn huy động dài hạn = Vốn huy động dài hạn / Tổng nguồn vốn huyđộng
Ba tỷ lệ này cho ta biết tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm
tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động Mỗi loại vốn có những yêu cầukhác nhau về thời hạn, chi phí hoạt động Sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn sẽ gây ảnhhưởng trực tiếp đến cơ cấu cho vay, đầu tư của Ngân hàng…từ đó dẫn đến việc thayđổi lợi nhuận, doanh thu của Ngân hàng Dựa vào tiêu chí này, ta có thể điều chỉnh
cơ cấu vốn cho phù hợp nhằm đảm bảo Ngân hàng có thể thu được lợi nhuận màkhông gặp vấn đề gì về tính thanh khoản
Trang 32chứng tỏ Ngân hàng đang gặp vấn đề trong việc cho vay vốn Giải pháp trongtrường hợp này là các Ngân hàng mua trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc.Thông thường các Ngân hàng cố gắng cho vay tối đa nguồn vốn huy động được và
cố gắng duy trì tỷ lệ này tiến gần đến 1
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn = Dư nợ cho vay ngắn / Nguồn vốn huy động ngắn hạn
Hệ số sử dụng vốn trung hạn = Dư nợ cho vay trung hạn / Nguồn vốn huy động trung hạn
Hệ số sử dụng vốn dài hạn = Dư nợ cho vay dài hạn / Nguồn vốn huy động dài hạn
Ba chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ trọng vốnhuy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn là bao nhiêu.Theo nguyên tắc thì các Ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến hành chovay ngắn hạn, còn vốn huy động trung dài hạn để tiến hành cho vay trung dài hạn.Tuy nhiên, trong thực tế nhu cầu vay trung, dài hạn thường lớn trong khi nguồn vốntrung và dài hạn huy động được không đủ đáp ứng Do đó, NHTM có thể linh hoạtchuyển đổi kỳ hạn tức là dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vaytrung và dài hạn Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, tuy vậy nếukhông tính toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý Ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhữngvấn đề về tính thanh khoản
5.1.5 Chi phí huy động vốn :
- Lãi suất huy động
Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế Ngườigửi muốn một lãi suất cao , người vay lại muốn lãi suất thấp Là trung gian đóng vai tròcầu nối giữa hai đối tượng trên , ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao chohợp lý nhất đối với các bên , trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngânhàng Vì vậy trong huy động vốn , mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp
có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân lànhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thịtrường Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bìnhquân (tính bằng bình quân gia quân gia quyền của lãi suất các nguồn theo khối lượngtừng nguồn), lãi suất huy động của từng nguồn và đặc biệt là lãi suất cạnh tranh NEC
Trang 33Mặt khác , cũng với một mức chi phí trả lãi bình quân , sự đa dạng hoá trong lãi suấtcho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết , Sự đa dạng hoá lãi suất làmcho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra Nếu có chính sáchlãi suất phù hợp , hiệu quả , ngân hàng sẽ tối thiểu hoá được chi phí trong khi vẫn hoànthanh kế hoạch về nguồn vốn Trên thực tế, để thu hút được khách hàng, các Ngân hàngthi nhau tăng lãi suất huy động khiến cho tổng chi phí huy động vốn ngày càng tăng.
- Chi phí khác
Bên cạnh chi phí chính là lãi suất , trong quá trình huy động vốn còn có các chi phíkhác như chi phí tiền lương cho cán bộ huy động , chi phí in ấn phát hành , chi phí cơ sởvật chất , chi phí giao dịch quảng cáo … Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đốinhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.
Do đó, chi phí huy động vốn được thể hiện qua lãi suất huy động bình quân, chênhlệch lãi suất bình quân, khả năng sinh lời của vốn huy động và tỷ suất chi phí huy động.Trong đó chi phí vốn huy động được tính :
Chi phí huy động = Lãi phải trả cho nguồn huy động + Chi phí huy động khác Lãi suất huy động bình quân = Tổng lãi phải trả / Tổng tiền gửi và tiềnvay
Chỉ tiêu này cho biết chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra để thu hút về một đồng vốn làbao nhiêu Lãi suất huy động bình quân đóng vai trò trong việc xác định mức chênh lệchgiữa lãi suất tiền vay và lãi suất cho vay - nhân tố phản ánh khả năng sinh lời của Ngânhàng
- Khả năng sinh lời của vốn huy động = Lợi nhuận sau thuế / Vốn huy động
Huy động vốn phải luôn gắn liền với quá trình sử dụng vốn Đó là hai vấn đề khôngthể tách rời nhau được Khả năng sinh lời của vốn huy động giúp ta biết với 1 đồng vốnhuy động được Ngân hàng sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này chính làthước đo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vốn huy động đãđáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đang đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng
- Tỷ suất chi phí huy động = Chi phí huy động vốn / Doanh thu
Với chỉ tiêu này, giúp chúng ta thấy để tạo ra một đồng doanh thu Ngân hàngcần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Bất cứ doanh nghiệp nào hay Ngân hàng đềumong muốn tỷ lệ này thấp, tức là chi phí bỏ ra thấp và thu lợi nhuận cao Muốn đạt
Trang 34được điều này Ngân hàng cần giảm chi phí huy động vốn hoặc nâng cao hiệu quả sửdụng vốn.
• Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định
• Một số chỉ tiêu khác như : số lượng vốn bị rút ra trước thời hạn , kỳ hạn thực tếcủa nguồn vốn…
5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHTM.
5.2.1 Nhân tố khách quan
Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống được, đó
là các rủi ro không thể tránh Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cáchgiảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra
- Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội Do vậy tất cả mọihoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp Cụ thể là Luật các tổchức tín dụng (2010), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính(1990), Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), các văn bản pháp luật khácnhư: chỉ thị, thông tư Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng là vô cùng quan trọngtrong nền kinh tế, vì vậy các hoạt động của ngân hàng luôn được Nhà nước quản lýchặt chẽ bằng các văn bản pháp quy Mỗi văn bản đều có ảnh hưởng sâu sắc đếnhoạt động của Ngân hàng, cụ thể là hoạt động huy động vốn
Chính phủ đề ra chính sách tiền tệ quốc gia và hệ thống ngân hàng là công cụđắc lực để thực hiện Chẳng hạn khi nền kinh tế lạm phát tăng, Nhà nước có chínhsách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thìlúc đó ngân hàng thương mại huy động vốn dễ dàng hơn Hoặc khi Nhà nước có
Trang 35chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì ngân hàng khó huy động vốnhơn vì người có tiền nhàn rỗi họ bỏ tiền vào sản xuất có lợi hơn gửi ngân hàngCác quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuânthủ Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được lớn hơn 20 lầnvốn chủ sở hữu Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cungứng tiền cho nền kinh tế Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiếtkhấu là tuỳ theo định hướng phát triển của từng thời kỳ Các chính sách đầu tư, ưuđãi, ưu tiên phát triển mũi nhọn cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốncủa ngân hàng thương mại Nói chung bất cứ ngân hàng thương mại nào khi cầnhuy động vốn đều phải xem xét các quy định của luật pháp.
- Tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước
Có thể nói đây là yếu tố khách quan đối với tất cả các ngành nghề kinh tế,không riêng gì ngân hàng Sự ổn định chính trị cả trong và ngoài nước có tác độngrất rõ Các cuộc bãi công, biểu tình, sụp đổ chính phủ luôn kéo theo tình trạng huyđộng vốn của ngân hàng bị trì trệ bởi người dân không còn tin tưởng Ngược lại, sựđồng tâm, nhất trí, ổn định trong bộ máy lãnh đạo sẽ làm cho các ngân hàng thươngmại huy động vốn được dễ dàng Như Achentina năm 2002, sau khi có những vấn đề
về chính trị, người dân kéo đến ngân hàng rút tiền ồ ạt làm cho cả hệ thống ngân hàngchao đảo Cuộc chiến Irac cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong đó có sự khókhăn về huy động vốn của ngân hàng thương mại Về kinh tế thì ko thể không nhắcđến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mỹ 2008, sự phá sản hàng loạt các ngân hàng uy tínlâu năm đã làm cho thế giới ảnh hưởng đến tận bây giờ Hay tiêu biểu cho thời giangần đây nhất là việc Hy Lạp vỡ nợ, một trong những nguyên nhân khiến đồng Eurorớt giá và bị tẩy chay trên thị trường thế giới
Nền kinh tế ở vào trạng thái tăng trưởng hay suy thoái đã tác động tới việc huyđộng vốn của ngân hàng ở tình trạng tăng trưởng, người dân cần nhiều vốn để đầu
tư mở rộng quy mô, trang thiết bị Các ngân hàng phải huy động nhiều vốn và càng
có điều kiện để huy động do tích luỹ được nhiều hơn Ngược lại ở tình trạng suythoái, sản xuất đình trệ, đầu tư bị thu hẹp, ngân hàng huy động vốn khó khăn
- Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền
Tập quán tiêu dùng của người dân có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc
Trang 36huy động vốn của ngân hàng Rõ ràng ở những vùng, người dân thường có thóiquen gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng sẽ huy động được dễ dàng hơn nhiều ởnhững vùng người dân thường hay cất trữ tiền trong nhà bằng vàng, bất động sản Đồng thời ngay thói quen thanh toán khi mua hàng hoá cũng góp phần làm tăng haygiảm nguồn vốn huy động của ngân hàng ở nhiều nước phát triển, việc thanh toánkhông dùng tiền mặt là phổ biến, hầu như người dân nào cũng có tài khoản trongngân hàng và ngân hàng là cái gì đó không thể thiêú trong cuộc sống Ngược lại, ởmột số nước, thói quen thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn ăn sâu thì nguồn vốn huyđộng của ngân hàng sẽ gặp khó khăn Các tập quán tiêu dùng này khó có thể đượcthay đổi ngay một sớm một chiều Do đó để mở rộng nguồn huy động, các ngânhàng phải nỗ lực hết mình: cải cách quy trình, thủ tục, phát triển chính sách kháchhàng
Một trong những đặc tính của cộng đồng dân cư đó là tính lan truyền nhanhchóng Cuộc đổi tiền năm 1985 – 1986 với tốc độ lạm phát chóng mặt 600-700 %
đã khiến người gửi tiền kéo ồ ạt đến ngân hàng để rút Điều này đã kéo theo sự sụp
đổ của hơn 7500 quỹ tín dụng nhân dân và làm cả hệ thống ngân hàng lao đao.Đồng thời gần đây các vụ bê bối, tham nhũng liên quan đến các ngân hàng như dệtNam Định, vụ Tamexco, Minh Phụng-Epco đã làm suy giảm uy tín của các ngânhàng trong con mắt của người gửi tiền Nó không tạo cho người gửi tiền cảm giác
an toàn và nó đã làm hạn chế khả năng hoạt động của các ngân hàng
Một trong những lý do nữa là người dân chưa hiểu biết nhiều về các hoạt độngcủa ngân hàng, các tiện ích mà ngân hàng có thể cung cấp Điều này đòi hỏi cácngân hàng phải tăng cường tuyên truyền sâu rộng, quảng cáo, quảng bá về các hoạtđộng của mình, các lợi ích của người gửi tiền cũng như các thủ tục cần thiết
5.2.2 Nhân tố chủ quan
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Chiến lược kinh doanh có thể nói là đường lối, phương hướng hoạt động chomột ngân hàng Mỗi ngân hàng có một chiến lược kinh doanh khác nhau Điều nàyphụ thuộc vào từng điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cũng như hạn chế của ngânhàng Chiến lược kinh doanh xác định quy mô huy động có thể mở rộng hay thuhẹp, cơ cấu vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các loại nguồn, chi phí hoạt động có thểtăng hay giảm
Trang 37Chiến lược kinh doanh có liên quan đến huy động vốn bao gồm: Chính sách vềgiá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và phí dịch vụ Đây là các yếu tố quan trọng.Với việc lãi suất huy động tăng thì sẽ dẫn đến nguồn vốn vào ngân hàng tăng, rấtlớn Nhưng đồng thời thì hiệu quả của việc huy động vốn có thể giảm do chi phíhuy động tăng Do đó số lượng nguồn vốn huy động được sẽ phụ thuộc chủ yếu vàochiến lược kinh doanh hay đúng hơn là phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng.
- Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
Không chỉ riêng ngân hàng mà trong bất cứ hoạt động nào, ngành nghề nào, yếu
tố con người cũng phải được đặt lên hàng đầu Các cán bộ nhân viên ngân hàng cónăng lực sẽ phán đoán, xử lý chính xác các tình huống sẽ làm cho các hoạt độnghuy động vốn được thực hiện một cách tốt đẹp Trình độ của cán bộ ngân hàng cao
sẽ làm cho các thao tác nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả Thái độtrong tiếp xúc của nhân viên với khách hàng cũng rất quan trọng Nó có thể lôi kéokhách hàng làm tăng nguồn vốn huy động đồng thời cũng có thể làm khách hàng rơì
bỏ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong hoạt động của ngân hàng,trước hết là trong khâu huy động vốn Các nhân viên ngân hàng là những ngườimang hình ảnh cho cả ngân hàng Do đó, để tăng cường huy động vốn thì một điềucực kỳ quan trọng là các nhân viên ngân hàng phải có đủ những tiêu chí của mộtnhân viên ngân hàng chuyên nghiệp: Hiểu biết khách hàng, Hiểu biết nghiệp vụ,Hiểu biết quy trình, Hoàn thiện phong cách phục vụ
có uy tín luôn chiếm được lòng tin của khách hàng là tiền đề cho việc họ huy độngđược những nguồn vốn lớn hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm được thời gian
Trang 38- Trình độ công nghệ ngân hàng
Có thể nói công nghệ ngân hàng hiện đại khác xa so với trước đây Việc ápdụng máy tính là một cuộc cách mạng trong hoạt động của ngân hàng Nhờ có hệthống tin học hiện đại, ngân hàng có thể thu thập thông tin về khách hàng, về thịtrường tốt Từ đó, có thể hoạch định ra các hình thức huy động, thời gian huy động,hình thức trả lãi Mặt khác, nhờ hệ thống thông tin tốt khiến cho ngân hàng có thểnâng cao hiệu quả huy động vốn
Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến, đó
là một xu thế tất yếu Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ khiến cho các ngânhàng ngày càng gắn liền với các hoạt động xã hội Ngoài ra mạng lưới phục vụ choviệc huy động vốn cũng tác động tới việc huy động vốn của ngân hàng Mạng lướihuy động rộng rãi, tạo điều kiện cho người gửi tiền Mạng lưới hẹp thì sẽ gây khókhăn cho khách hàng có tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng, chi phí giao dịch lớn, mấtnhiều thời gian
Nhìn chung có rất nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn củangân hàng Các yếu tố này tác động đến mọi hoạt động, ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh của ngân hàng Mỗi ngân hàng khi hoạt động đều cần phải tiến hành nghiêncứu, tìm hiểu Những yếu tố tác động này có tính hai mặt: có thể có tác động tíchcực đồng thời có thể tác động tiêu cực tới ngân hàng Ngân hàng nào xác định đúng,chính xác các yếu tố tác động sẽ huy động được vốn lớn với chi phí rẻ, từ đó nângcao hiệu quả hoạt động
Trang 39chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chínhban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Năm 1998 trụ sởchính được chuyển sang tòa nhà Techcombank,15 Đào Duy Từ - Hà Nội.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Tên gọi tắt:Techcombank
Địa chỉ:15 Đào Duy Từ - Hoàn Kiếm – Hà Nội
Website:www.techcombank.com.vn
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank
Techcombank được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồmtín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức cá nhân tuỳ theo tính chất vàkhả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá; cung cấp các dịch vụcho khách hàng như bảo lãnh, cho vay tiêu dung, cho thuê tài chính,ủy thác, dịch vụthẻ… và các dịch vụ ngân hàng khác khi được NHNN cho phép
Những cột mốc đáng nhớ:
1994-1995
Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng
Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trìnhphát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn
Trang 401999
Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng
Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội
2000
Thành lập Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội
2001
Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng
Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầutrên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngânhàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của khách hàng
2002
Thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi
Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng
Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng
Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh
Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội.Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại cácthành phố lớn trong cả nước
Tăng vốn điều lệ lên 104,435 tỷ đồng
Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202
Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động
Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004
2004