Giới thiệu tổng quan về sacombank
Trang 11.1Giới thiệu tổng quan về Sacombank
1.1.1 Lịch sử hình thành và mốc sự kiện mang tính lịch sử của Sacombank trong quá trình phát triển.
Sau sự sụp đỗ hàng loạt của các hợp tác xã tín dụng Thì ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được chính thức cấp phép họat động trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng : Tân Bình – Thành Công – Lữ Gia Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch chỉ trong phạm vi TP Hồ Chí Minh và tình hình tài chính, nhân sự không thực mạnh Trải qua 16 năm phát triển Sacombank đã trãi qua những mốc lịch sử nỗi bật như:
là NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội Đồng thời là NHTMCP đầu tiên thực hiện nghiệp vụ phát hành kỳ phiếu có mục đích để huy động vốn và dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại.
sáng kiến của ông Đặng Văn Thành trong việc phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng đủ số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng theo đúng quy định của Chính Phủ Đây là một bước ngoặt quan trọng của Sacombank và cũng là lần đầu tiên một Ngân hàng TMCP duy nhất ở Việt Nam có cơ cấu cổ đông đại chúng.
Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân Hàng Tòan Cầu (SWIFT), tiếp theo sau đó là gia nhập Hiệp Hội Thẻ Quốc Tế Visa, Master và tiếp nhận được sự ủy thác tín dụng và tài trợ kỹ thuật của nhiều tổ chức kinh tế tài chính nước ngòai.
góp 10% vốn điều lệ, mở đường cho sự tham gia góp vốn cổ phần của công ty Tài Chính Quốc Tế IFC và Ngân Hàng ANZ nâng số vốn cổ phần của các cổ đông
Sinh viên thực tập: Phạm Huỳnh Khuê Trang 3
Trang 2nước ngòai lên gần 30% vốn điều lệ, giúp cho Sacombank có cơ hội tiếp cận và phát triển nghiệp vụ Ngân hàng tiên tiến, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, điều hành họat động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp.
Năm 2002, thành lập các tổ chức tín dụng ngòai địa bàn ở những nơi chưa có chi nhánh từ việc thử nghiệm thành công đầu tiên là việc thành lập Tổ chức tín dụng tại huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé trực thuộc chi nhánh Gò Vấp TPHCM.
Tháng 6/2004 Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ), khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank trong tiến trình phát triển và hội nhập.
Nhà Nước chọn Sacombank là Ngân Hàng TMCP đầu tiên được niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khóan TPHCM với số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng Từ đây,cổ phiếu STB được tự do giao dịch, tính thanh khỏan cao hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn Sacombank có nhiều cơ hội để tăng nhanh vốn điều lệ từ việc phát hành thêm cồ phiếu thông qua đấu giá trên thị trường chứng khóan, nhất là thời kỳ hậu WTO.
và phát triển, Sacombank đã chủ động tăng tốc trên nhiều mặt Vốn điều lệ đã tăng lên 4450 tỷ đồng, chuẩn bị cho thời kỳ cạnh tranh hậu WTO.
Sinh viên thực tập: Phạm Huỳnh Khuê Trang 4
Phòng Kinh doanh tiền tệPhòng Nguồn vốn
Trang 31.1.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thống Sacombank.
Hiện nay, Sacombank đang thực hiện cơ chế quản lý từ trên xuống theo như sơ đồ sau:
CÁC CHI NHÁNH, SGD THUỘC KHU VỰC - CÁC CTY TRỰC THUỘC
Phòng Kỹ thuậtPhòng Quản lý ứng dụngKHỐI CÔNG
NGHỆ THÔNG TINKHỐI HỖ TRỢ
Phòng Hành chánh quản trịPhòng Đối ngoại
Phòng Xây dựng cơ bảnTrung tâm đào tạoKHỐI ĐIỀU HÀNH Phòng kế hoạchPhòng Chính sách
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh tiền tệPhòng Nguồn vốnPhòng Đầu tư
Phòng Ngân quỹ và thanh toánKHỐI DỊCH VỤ CÁ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Tiếp thị và PT SP DNPhòng Thẩm định DNPhòng Tài trợ thương mạiPhòng Tiếp thị và PT SP CNPhòng tín dụng CNTrung tâm thẻ
Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộPhòng Nhân sự
Phòng Quản lý rủi ro
Trang 4Do qui mô phát triển ngày càng lớn nên với sơ đồ tổ chức hiện tại không đáp ứng được nhu cầu quản lý Do đó Sacombank có kế hoạch xây dựng mô hình tổ chức mới, tối ưu hơn.
Mô hình tổ chức dự kiến.
1.1.3Các sản phẩm dịch vụ của Sacombank.
Sản phẩm dịch vụ của Sacombank rất đa dạng và phong phú Theo định hướng phát triển của Ngân hàng thì Sacombank sẽ phát triển các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Sau đây là một vài sản phẩm tiêu biểu của Sacombank.
Sacombank sẽ tài trợ vốn với hình thức là ứng trước tiền mặt cho doanh nghiệp thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá trả chậm được doanh nghiệp và đối tác mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng
Đại hội cổ đơng
Thường trực HĐQT
Hội đồng chủ tịch Hội Đồng Quản
Trang 5mua bán Khi nhận được tiền thanh toán từ đối tác mua hàng, Sacombank sẽ chuyển cho doanh nghiệp sau khi trừ số tiền ứng trước.
Bạn muốn có một số tiền lớn từ những khoản tiền nhỏ? Bạn muốn vạch ra tương lai của mình từ những ước muốn hiện tại? Một tiệc cưới thân mật trong cuộc đời bạn; Một căn nhà hay một nguồn tài chính đảm bảo cuộc sống về già??? Hãy đến với Tiết kiệm tích lũy Sacombank để thực hiện mục tiêu của bạn - "biến ước mơ thành hiện thực" đó là những lời giới thiệu chuyên nghiệp và hấp dẫn của Sacombank về dịch vụ: ‘‘ Tiết kiệm tích luỹ & các dịch vụ hỗ trơÏ ’’
Với dịch vụ này thì việc thanh toán học phí, việc chu cấp tiền cho người thân đang du học ở nước ngoài hoặc đang chữa bệnh tại nước ngoài sẽ thuận lợi hơn và nhanh chóng hơn
Sacombank vừa phát hành Thẻ thanh toán Việt Nam (VNPay), đây là sản phẩm thẻ liên kết giữa Sacombank với công ty Cổ phần Eden – một công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh mới tại Việt Nam: dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union, kinh doanh địa ốc, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ giải trí, bán vé máy bay và du lịch lữ hành Nhằm đem lại sự tiện ích cho khách hàng của mình.
Với "Dịch vụ hỗ trợ du học", Sacombank sẽ là người đồng hành trên mỗi chặng đường học vấn của bạn, chia sẽ cùng bạn những thành công, những ước mơ, những hoài bão.
1.1.4Những thành tựu đạt được của Sacombank.
Qua quá trình phát triển 16 năm qua Sacombank đã đạt được những thành tựu rất nỗi bật:
Trang 61.1.4.1 Tổng tài sản.
Tổng tài sản của Sacombank tăng liên tục và đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2001 đến quí I/2007 Làm cho tài sản của Sacombank tăng từ 3.134 tỷ đồng năm 2001 lên 24.764 tỷ đồng năm 2006.Tăng 71,4% so với năm 2005 Tổng tài sản tăng 7,9 lần so với năm 2001 Với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 52%.
Bảng 1.1: Tổng tài sản giai đoạn 2001-Quí I/2007
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín
Biểu đồ 1.1: Tổng tài sản giai đoạn 2001-Quí I/2007
Với cơ cấu tài sản được cấu trúc hài hòa này đã góp phần đảm bảo tính sinh lời cao nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản Trong tổng tài sản, tài sản sinh lời chiếm tỷ trọng 82,5%.
Trang 71.1.4.2 Ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam Bảng 1.2: Vốn điều lệ giai đoạn 2001-2007
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín
Biểu đồ 1.2: Vốn điều lệ giai đoạn 2001-2007
Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của Ngân hàng là 2089 tỷ đồng Tăng 67,2% so với năm 2005 và gấp 11 lầøn năm 2001, tốc độ tăng trung bình năm là 62,3% Cơ cấu góp vốn của các đối tác chiến lược nước ngoài chiếm tỷ trọng 30% theo đúng qui định của NHNN.
Sau Đại hội cổ đông tháng 3/2007 thì vốn điều lệ của Sacombank được tăng lên thành 4450 tỷ đồng Đứng đầu trong hệ thống NHTMTP về vốn điều lệ Việc tăng vốn điều lệ đã tạo điều kiện cho Sacombank nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng mạng lưới và đáp ứng các yêu cầu an toàn vốn theo qui định về hoạt động ngân hàng.
Trang 81.1.4.3 Mạng lưới hoạt động:
Mở rộng mạng lưới họat động rộng nhất, gần 163 điểm giao dịch ở 38 tỉnh, thành phố năm 2006 Dự kiến đến cuối năm 2007, mạng lưới của Sacombank trải khắp mọi miền đất nước khoảng 220 điểm giao dịch và phủ sóng 44/64 tỉnh, thành trên cả nước, có đội ngũ các bộ nhân viên gần 3.800 người với chất lượng nhân sự ngày càng được nâng cao; xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngòai để thu hút nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II,SMEDF; đã thiết lập được quan hệ với 7.900 đại lý và 210 ngân hàng trên 82 quốc gia Hiện tại Sacombank đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới chi nhánh trong toàn quốc Đặc biệt là Sacombank có kế hoạch mở các chi nhánh tại Trung Quốc, Campuchia.
1.1.4.4 Họat động cung cấp dịch vụ
Hiện tại, Sacombank có thể cung cấp tới khách hàng tất cả các dịch vụ ngân hàng đang có tại Việt Nam Việc cung cấp đa dạng dịch vụ không chỉ giúp tăng thu nhập, mà còn là hướng phát triển chiến lược của Ngân hàng trong dài hạn, từng bước tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu, giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ họat động tín dụng, đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững Bằng cách đa dạng hóa hoạt động dịch vụ, nhất là hoạt động kinh doanh tiền tệ, chuyển tiền, thẻ và các dịch vụ tài chính ngân hàng điện tử hiện đại với phương pháp bán hàng tiên tiến và đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
1.1.4.5 Kết quả kinh doanh
Bảng 1.3: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2001- 2006
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên 2006 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín
Trang 9Biểu đồ 1.3: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2001- 2006
Năm 2006 là năm Sacombank đạt mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay Lợi nhuận trước thuế đạt 611.3 tỷ đồng, tăng 95,4% so với năm trước, bằng 15,5 lần so với năm 2001 và đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2001-2006 là 74% Trong quý I/2007 thì lợi nhuận trước thuế của Sacombank đã đạt 302.5 tỷ đồng Gần bằng 50% của năm 2006, đây là bước tăng trưởng vượt bậc của Sacombank Dự kiến mức tăng trưởng năm nay là 120%.
Bên cạnh đó cơ cấu thu nhập và chi phí có sự chuyển biến tích cực, thu nhập phi tín dụng đã tăng dần tỷ trọng, nhằm cải thiện sự lệ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng và chi điều hành giảm tỷ trọng so với các năm trước, góp phần tăng lợi nhuận.
1.1.5 Định hướng phát triển của Sacombank.1.1.5.1 Định hướng
Trở thành một trong những Ngân hàng thương mại mạnh tại Việt Nam, được biết đến với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt và phong cách phục vụ chuyên nghiệp
Trang 101.1.5.2 Mục tiêu của Sacombank.
Gia tăng giá trị cổ đông
Tăng cường hiệu quả và tiện ích cho khách hàng và đối tác Ổn định và phát triển cuộc sống của nhân viên
1.1.5.3 Những cam kết của Sacombank trong định hướng phát triển.
Với khách hàng: Cung cấp, thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng với chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất
Với các cổ đông: Lựa chọn và theo đuổi các chiến lược kinh doanh hiệu quả và bền vững
Với nhân viên: Xây dựng và hoàn thiện môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện để các nhân viên tạo dựng sự nghiệp cùng Sacombank
Với đối tác: Là sự lựa chọn đáng tin cậy và hiệu quả cho các đối tác
1.2Chính sách tín dụng của Sacombank 1.2.1 Thị trường mục tiêu.
1.2.1.1Đối tượng khách hàng.
a Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ; hoặc các dự án, phương án phục vụ đời sống ở trong và nước ngoài.
b Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện riêng theo qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Trang 111.2.1.2 Phân đoạn thị trường mục tiêu.
Phân đoạn thị trường mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng bao gồm:
a Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh lâu dài, sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
b Các cá nhân có đăng ký kinh doanh, chú trọng đến cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ và tiểu thương tại các khu đô thị, khu thương mại tập trung.
c Các cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu tại các đô thị
d Cán bộ, công nhân viên có nghề nghiệp chuyên môn và công tác trong các ngành có thu nhập ổn định
1.2.2Điều kiện cấp tín dụng1.2.2.1Nguyên tắùc chung
Khách hàng muốn được Ngân hàng xem xét cấp tín dụng phải hội đủ các điều kiện theo quy định của Ngân hàng; có thể cung cấp cho Ngân hàng một số thông tin tối thiểu và không thuộc diện không được cấp tín dụng theo quy định của Ngân hàng.
1.2.2.2Điều kiện vay vốn
Khách hàng muốn được xem xét cho vay phải hội đủ các điều kiện sau đây: a Có năng lực pháp luật dân sự, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
b Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
c Có khả năng tài chính bảo đảm trả nợ trong thời hạn cam kết.
d Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật; và có kế hoạch vay vốn, trả nợ.
e Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trang 12f Một số điều kiện khác tùy theo loại cho vay được quy định cụ thể tại các hướng dẫn
1.2.3 Mục đích vay vốn, thời hạn vay, mức cho vay, lãi suất1.2.3.1Mục đích vay vốn.
Việc xác định mục đích vay vốn là một yếu tố hết sức quan trọng, giúp ngân hàng đánh giá được: tính hợp pháp; mức độ rủi ro; tính khả thi và hiệu quả của khoản vay.
Ngân hàng từ chối cho vay đối với khách hàng có mục đích sử dụng vốn không rõ ràng, bất hợp pháp
1.2.3.2 Thời hạn vay.
Ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, dự phóng lưu chuyển luồng tiền ; thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư; khả năng trả nợ của khách hàng; nguồn vốn vay của ngân hàng để thỏa thuận thời hạn vay và chu kỳ trả nợ phù hợp Thời hạn vay không được vượt quá thời gian tồn tại của tổ chức, không vượt quá thời gian sống và làm việc tại Việt Nam đối với cá nhân người nước ngoài.
1.2.3.3 Mức cho vay.
Ngân hàng căn cứ vào nhu cầu vốn của phương án, dựa án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; vốn tự có, khả năng trả nợ cuả khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để quyết định mức cho vay.
Ngoài ra còn căn cứ vào các thông tin như: Vốn chủ sở hữu; doanh thu bán hàng; lưu chuyển tiền tệ năm trước; thu nhập khách hàng để xác định hạn mức cho vay.
1.2.3.4 Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay tối thiểu cho từng loại cho vay do Tổng giám đốc ban hành cho từng thời kỳ sau khi được sự chấp nhận của Hội đồng quản trị.
Mức lãi suất đối với khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Trang 131.2.4 Qui trình ra quyết định cấp tín dụng
Quy trình xem xét cho vay gồm các bước sau:
a Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng b Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, thủ tục ban đầu
c Bước 3: Đối chiếu với các quy định trong Chính sách tín dụng như: Các khách hàng, khoản vay bị hạn chế hoặc không được cho vay, các tiêu chí loại trừ khác.
d Bước 4: Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng
e Bước 5: Tham khảo thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin bên ngoài như Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
f Bước 6: Phân tích phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.
g Bước 7: Trường hợp chấp nhận cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ xem xét việc xác định lãi suất cho vay căn cứ vào chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, loại tài sản bảo đảm và mức thiệt hại dự kiến theo nguyên tắc mức thiệt hại dự kiến thấp thì lãi suất cho vay thấp và ngược lại.
h Bước 8: Qua từng bước xem xét, đối chiếu nêu trên, nếu khách hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối ngay và Ngân hàng sẽ tổ chức thống kê và lưu trữ thông tin về các khách hàng này.
1.3Vài nét khái quát về Sở giao dịch Tp Hồ Chí Minh 1.3.1Lịch sử hình thành.
Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 22/6/2002 theo quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín.