1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thông tin - thư viện đại học Mỹ và định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam

270 576 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 5,13 MB

Nội dung

TÓM TẮT Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ trước yêu cầu và dưới ảnh hưởng của nền giáo dục đại học trong bối cảnh sự chuyển biến kinh tế xã hội M

Trang 2

            

:

Trang 3

MụC LụC

Chương I: Từ lịch sử giáo dục đại học Mỹ đến sự

ra đời của thư viện đại học Mỹ

1.1.1 Những tiền đề của giáo dục đại học trong tiến trình hình thành quốc

1.2.2 Phân bố thư viện đại học Mỹ theo ngành học giai đoạn trước 1876 48

1.2.4 Một số đặc điểm chính của thư viện đại học Mỹ giai đoạn trước năm

2.1.2 Sự phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ về nguồn lực và quy

mô trong giai đoạn 1876 – 1939

65

2.1.3 Quản lý và nghiệp vụ thư viện giai đoạn 1876 – 1939 69

Trang 4

2.2 Thư viện đại học Mỹ trong giai đoạn từ 1939 đến nay 78 2.2.1 Cơ sở kinh tế - xP hội và giáo dục đại học 78 2.2.2 Ngân sách và quy mô của hệ thống thư viện đại học Mỹ từ năm 1939

đến nay

82

2.2.3 Cánh mạng công nghệ thông tin và liên thông trong thư viện đại học

Mỹ giai đoạn từ năm 1939 đến nay

2.2.6 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử thư viện đại học Mỹ 118

Chương III: Vận dụng một số kinh nghiệm của

thư viện đại học Mỹ vào việc phát triển và

hoàn thiện hệ thống thư viện đại học Việt Nam

3.1.1 Sự hình thành và phát triển thư viện Việt Nam từ đầu đến năm 1945 126 3.1.2 Sự phát triển của thư viện Việt Nam từ năm 1945 đến nay 129 3.2 Thực trạng của thư viện đại học Việt Nam hiện nay 132

3.2.1.1 Các thư viện thuộc Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Bắc 133 3.2.1.2 Các thư viện thuộc Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Nam 139 3.2.2 Đặc điểm và các hoạt động chính của một số thư viện đại học tiêu

biểu

141

Trang 5

3.3 Phương hướng đổi mới thư viện đại học Việt Nam từ những kinh

nghiệm của thư viên đại học Mỹ

146

3.3.1 Những vấn đề ảnh hưởng tới thư viện từ thực trạng của nền giáo dục

đại học Việt Nam

146

3.3.2 Quá trình đổi mới thư viện đại học Việt Nam và các đề xuất hoàn

thiện quá trình này

152

3.3.2.2 Thành lập Liên hiệp Thư viện Đại học Việt Nam, thực hiện liên

thông thư viện và chia sẻ nguồn lực thông tin

155

3.3.2.3 Tăng cường đầu tư của nhà nước và thực hiện xP hội hoá thư viện đại học 160 3.3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 163 3.3.2.5 Chuẩn hoá nghiệp vụ, nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ thư viện 168

Trang 6

TÓM TẮT

Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ trước yêu cầu và dưới ảnh hưởng của nền giáo dục đại học trong bối cảnh sự chuyển biến kinh tế xã hội Mỹ qua từng giai đoạn lịch sử để rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng và xây dựng hệ thống thư viện đại học Việt Nam

Trang 7

Lời cá

Lời cám ơn m ơn m ơn

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể các giáo sư, các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Cao học Simmons (Hoa Kỳ) đã tận tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tôi trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới PGS Nguyễn Văn Hồng và PGS, TS Phan Văn – hai thầy hướng dẫn Luận án của tôi - đã dành nhiều tâm huyết và trí tuệ mẫn tiệp của mình, giúp định hướng khoa học

và luôn động viên khích lệ tôi hoàn thành Luận án một cách tốt nhất

Xin cám ơn các bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài nước đã thường xuyên cổ vũ, động viên tôi, đã giúp tìm kiếm, chuẩn bị và cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, thông tin quan trọng cũng như đóng góp cho Luận án của tôi nhiều ý kiến quí báu

Cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn những người thân trong gia đình

đã quan tâm gánh vác, chia sẻ trách nhiệm và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi có thể yên tâm, vững lòng hoàn thành Luận án này

Tác giả L Tác giả Luận án uận án uận án

Nguyễn Huy Chương Nguyễn Huy Chương

Trang 8

LêI CAM §OAN

T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i C¸c sè liÖu nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ chÝnh x¸c C¸c kÕt qu¶ nghiªn cøu nªu trong luËn ¸n ch−a tõng ®−îc ai c«ng bè trong bÊt k× c«ng tr×nh nµo kh¸c

T¸c gi¶ luËn ¸n

NguyÔn Huy Ch−¬ng

Trang 9

MụC LụC

Chương I: Từ lịch sử giáo dục đại học Mỹ đến sự

ra đời của thư viện đại học Mỹ

1.1.1 Những tiền đề của giáo dục đại học trong tiến trình hình thành quốc

1.2.2 Phân bố thư viện đại học Mỹ theo ngành học giai đoạn trước 1876 48

1.2.4 Một số đặc điểm chính của thư viện đại học Mỹ giai đoạn trước năm

2.1.2 Sự phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ về nguồn lực và quy

mô trong giai đoạn 1876 – 1939

65

2.1.3 Quản lý và nghiệp vụ thư viện giai đoạn 1876 – 1939 69

Trang 10

2.2 Thư viện đại học Mỹ trong giai đoạn từ 1939 đến nay 78 2.2.1 Cơ sở kinh tế - xP hội và giáo dục đại học 78 2.2.2 Ngân sách và quy mô của hệ thống thư viện đại học Mỹ từ năm 1939

đến nay

82

2.2.3 Cánh mạng công nghệ thông tin và liên thông trong thư viện đại học

Mỹ giai đoạn từ năm 1939 đến nay

2.2.6 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử thư viện đại học Mỹ 118

Chương III: Vận dụng một số kinh nghiệm của

thư viện đại học Mỹ vào việc phát triển và

hoàn thiện hệ thống thư viện đại học Việt Nam

3.1.1 Sự hình thành và phát triển thư viện Việt Nam từ đầu đến năm 1945 126 3.1.2 Sự phát triển của thư viện Việt Nam từ năm 1945 đến nay 129 3.2 Thực trạng của thư viện đại học Việt Nam hiện nay 132

3.2.1.1 Các thư viện thuộc Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Bắc 133 3.2.1.2 Các thư viện thuộc Liên hiệp Thư viện Đại học khu vực phía Nam 139 3.2.2 Đặc điểm và các hoạt động chính của một số thư viện đại học tiêu

biểu

141

Trang 11

3.3 Phương hướng đổi mới thư viện đại học Việt Nam từ những kinh

nghiệm của thư viên đại học Mỹ

146

3.3.1 Những vấn đề ảnh hưởng tới thư viện từ thực trạng của nền giáo dục

đại học Việt Nam

146

3.3.2 Quá trình đổi mới thư viện đại học Việt Nam và các đề xuất hoàn

thiện quá trình này

152

3.3.2.2 Thành lập Liên hiệp Thư viện Đại học Việt Nam, thực hiện liên

thông thư viện và chia sẻ nguồn lực thông tin

155

3.3.2.3 Tăng cường đầu tư của nhà nước và thực hiện xP hội hoá thư viện đại học 160 3.3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin 163 3.3.2.5 Chuẩn hoá nghiệp vụ, nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ thư viện 168

Trang 12

I Lý do chọn đề tài

XP hội Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập với đời sống quốc tế Một trong những đặc điểm của xP hội hiện đại là vai trò của thông tin trong mọi mặt của đời sống ngày càng gia tăng Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất đối với đời sống xP hội, đặc biệt là đối với nền sản xuất vật chất của mỗi quốc gia, dân tộc Liên quan đến vấn đề thông tin nói chung và giáo dục nói riêng, công tác thư viện là một trong những khâu không thể thiếu của bất kỳ quốc gia nào Nền giáo dục đại học lại càng cần phải có một hệ thống thư viện đại học phát triển hoàn thiện, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đào tạo

đang ngày càng đổi mới ở trên thế giới Trong tất cả những nước phát triển, Mỹ

là một quốc gia phát triển hàng đầu Đây là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, đồng thời cũng là quốc gia có nền đại học được công nhận là một trong những nền giáo dục đại học tiên tiến nhất trên thế giới Trong nền giáo dục đại học đó, vai trò của công tác thông tin thư viện ngày càng trở nên quan trọng, ngày càng trở thành bộ phận hữu cơ không thể thiếu, góp phần có tính chất căn bản vào sự thành công trong việc đào tạo những chuyên gia phù hợp với nhu cầu phát triển tăng tốc của xP hội

Mặc dù là nước đang phát triển, nhưng chúng ta cũng không thể chậm chân trong việc xây dựng một nền giáo dục đại học tiên tiến Công cuộc cải cách giáo dục cơ bản và toàn diện là điều không thể không thực hiện và ngày càng cấp thiết Một trong những nét đặc thù của công cuộc cải cách đó, chính là việc biến quá trình đào tạo của mỗi trường đại học thành quá trình tự đào tạo của mỗi người sinh viên trong thời gian học cũng như sau khi ra trường Hiện nay chúng

ta vẫn còn đang ở trong giai đoạn chậm phát triển của nền giáo dục đại học Quy

Trang 13

của chúng ta vẫn còn đang rất yếu, nhiều khâu vẫn còn lạc hậu tới hàng vài thập

kỷ Khi nền giáo dục đại học được cải cách một cách căn bản và sâu rộng, thì vai trò của thư viện sẽ ngày càng quan trọng Bởi vì người sinh viên học trong nhà trường không còn thụ động tiếp thu kiến thức mà thầy giáo truyền đạt ở trên lớp, học thuộc lòng rồi trả lại trong bài kiểm tra chính những điều người thầy dạy cho mình Người sinh viên phải tự mình đi lại con đường hình thành tri thức mà những thế hệ trước đP trải qua, đồng thời họ còn phải tích cực tìm kiếm những con đường đi độc lập khác, mang đậm dấu ấn cá nhân và những phát kiến cá nhân, nhằm rèn luyện tư duy sáng tạo, phong cách nghiên cứu, phong cách làm việc Tất cả những điều đó đều là những đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn không ngừng biến đổi trong xP hội hiện đại hôm nay Bởi vậy, việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thư viện đại học Mỹ để từ đó rút ra những kinh nghiệm, đặc biệt là những kinh nghiệm có thể vận dụng được vào quá trình hiện

đại hóa thư viện đại học Việt Nam là một điều cần thiết Chúng tôi có may mắn

được tiếp xúc khá nhiều với những kinh nghiệm phát triển và hoàn thiện hệ thống thư viện đại học của Mỹ Thông qua các mối liên hệ công tác và các quan hệ cá nhân, tác giả của luận án thường xuyên nhận được những tài liệu mới nhất về tình hình hoạt động và sự phát triển thư viện đại học Mỹ Bản thân tác giả cũng là người được đào tạo thạc sĩ ở Mỹ về chuyên ngành thư viện Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thông tin thư viện đại học

Mỹ, định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình

II Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ trước yêu cầu và dưới ảnh hưởng của nền giáo dục đại học trong bối cảnh sự chuyển biến của nền kinh tế xP hội Mỹ qua

Trang 14

xây dựng hệ thống thư viện đại học Việt Nam Từ trên nền công cuộc đổi mới giáo dục đại học Mỹ và rộng hơn từ những đòi hỏi cấp bách của nhu cầu phát triển kinh tế – xP hội của nước Mỹ, luận án đP phân tích, lý giải nguyên nhân ra

đời, quá trình phát triển, những bước ngoặt mang tính lịch sử và các cuộc cách mạng của hệ thống thư viện đại học Mỹ trên các bình diện: tổ chức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, tài chính, cơ sở vật chất, cán bộ…

Với một mức độ khái quát hơn, thư viện đại học Việt Nam được xem xét trên một số khía cạnh như một sự đối chứng, so sánh với những phương pháp và con đường đi của thư viện đại học Mỹ làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp hợp lý, khoa học cho quá trình đổi mới, hoàn thiện mình

Phạm vi nghiên cứu về thời gian là toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ từ manh nha của những thư viện đại học

đầu tiên trong thời kỳ thuộc địa của Hoàng gia Anh, qua các thời kỳ đấu tranh giành độc lập, nội chiến, cho tới thời hiện đại

Về phạm vi nội dung, luận án không chỉ nghiên cứu tập trung về các giai

đoạn và những yếu tố liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển của thư viện đại học Mỹ mà còn nghiên cứu về những đặc điểm hình thành dân tộc, những tính cách cơ bản, đặc trưng của dân tộc Mỹ và văn hoá Mỹ, những sự kiện lịch sử lớn, tầm nhìn chiến lược của các nhà lPnh đạo nước Mỹ…như những cơ sở quan trọng và quyết định cho những giai đoạn phát triển đột biến, những thành tựu lớn lao của hệ thống thư viện đại học Mỹ

III Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống thư viện

đại học Mỹ ở Việt Nam rất tản mạn Chỉ có một số bài viết về mảng này được

đăng trên các tạp chí khoa học như Tạp chí Thông tin thư viện, Tập san thư viện

- Thư mục, Tạp chí Tin học - Điện tử, Tạp chí Tin học và đời sống… Các bài

Trang 15

đăng trên các tạp chí này đề cập đến tình hình hệ thống thư viện đại học ở Mỹ một cách khá manh mún, chủ yếu về các hoạt động và phương pháp công tác mang tính nghiệp vụ thông tin-thư viện đơn thuần như :sử dụng bảng phân loại Dewey, bảng phân loại thư viện Quốc hội Mỹ, biên mục theo ISBD (International Standard Bibliographic Description), theo khổ mẫu MARC (Machine Readable Cataloging); Cách tạo lập chỉ số Catter và xây dựng kho mở; Các khổ mẫu biên mục mới (MARC-XML Dubline Core) Ngay tại ở Mỹ, ở Pháp, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành thông tin thư viện như College and Research Libraries New, Journal of Comunication, Reference and Adult Services Division, Leaders in American Academic Librariaship, Bibliothèque de France… chỉ đề cập đến thư viện đại học Mỹ ở những nét khái quát, hoặc tập trung vào một vài khía cạnh riêng biệt mang tính chất những ý kiến cá nhân Nội dung cũng chỉ đi sâu vào những vấn đề chuyên môn thông tin - thư viện tại những thời điểm cụ thể Sách chuyên khảo đP xuất bản về vấn đề này cũng ít đưa

ra những phương pháp định hướng, so sánh, ứng dụng Riêng ở Việt Nam, chưa

có một công trình nghiên cứu nào về lịch sử hệ thống thông tin thư viện đại học

Mỹ được công bố Trong thời gian từ năm 1993 cho đến năm 2003, các nhóm sinh viên Việt Nam theo học chương trình Master về Thông tin thư viện tại Boston cũng đP có một số khảo cứu về một số thư viện đại học Mỹ, như thư viện của các trường đại học: Boston University, Boston College, Harvard University, Massachusetts Institute of Technology, Simmons College Graduate School of Library and Information Science… Tuy nhiên những bài viết này mới dừng lại ở Báo cáo thực tập, chỉ trình bày lại những tìm hiểu bước đầu về thực trạng hoạt

động trên một số mặt, chưa nêu được những đánh giá, phân tích hoặc khái quát vấn đề và xác định được khả năng vận dụng vào Việt Nam

Trang 16

ở Mỹ có một số nhà khoa học đP nghiên cứu một cách công phu và nghiêm túc về một số vấn đề có tính chất lịch sử hình thành phát triển và những khía cạnh hoạt động của hệ thống thư viện đại học Mỹ Trong số những tác giả và những công trình nghiên cứu về vấn đề trên, đáng kể nhất là những cuốn: The Academic Library (Thư viện đại học) của John Budd; The University Library in the United States: its Origins and Development (Thư viện đại học Mỹ: nguồn gốc và phát triển) của Arthur Hamlin; Khái quát về lịch sử nước Mỹ của Howard Cincotta

Cuốn “The Academic Library: its context, its purpose and its operation ” của John Budd xuất bản năm 1998 là một công trình khảo cứu tổng thể mọi lĩnh vực quan trọng của thư viện đại học Mỹ Tác giả đP phân tích kỹ từ những vấn đề cơ sở như khái niệm thư viện, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thư viện

đại học với các loại hình thư viện khác, văn hoá, cấu trúc tổ chức cũng như đối tượng sử dụng loại thư viện này Tiếp đó, tác giả trình bày một cách vắn tắt lịch

sử giáo dục đại học và thư viện đại học Mỹ, từ nguồn gốc, qua các thời kỳ thuộc

địa, sau khi giành độc lập, nội chiến, cho đến trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2

Toàn bộ nội dung và những vấn đề liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành và hoạt động của thư viện đại học Mỹ được giới thiệu trong 10 chương theo cỏc lĩnh vực tổ chức và quản lý thư viện đại học, bộ sưu tập, kinh phí, thông tin

điện tử, nhà nước, cộng đồng, cán bộ thư viện là những thông tin cập nhật và rất quý báu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về thư viện đại học Mỹ

Cuốn “The University Library in the United State: Its Origins and Development ” của Arthur Hamlin tập trung nghiên cứu hai mảng chính của lịch

sử thư viện đại học Mỹ là biên niên và các khía cạnh hoạt động chính của thư

Trang 17

hình thành phát triển (1790-1876), thời kỳ trỗi dậy của thư viện nghiên cứu (1876-1920), thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh (1920-1946) và thời kỳ phát triển

từ sau chiến tranh thế giới thứ hai

Trong phần hai – Các khía cạnh chính của thư viện, tác giả đP giới thiệu và phân tích các nội dung thiết yếu nhất của việc phát triển bộ sưu tập, hỗ trợ tài chính, sự hợp tác, vai trò của nhà nước và người lPnh đạo, hệ thống biên mục và cuộc cách mạng công nghệ

Khi phân tích các mặt tổ chức, hoạt động cũng như những yếu tố tác động trực tiếp và chi phối quá trình hình thành và phát triển của thư viện đại học Mỹ, các tác giả đP đưa ra nhiều luận cứ khoa học, xác đáng Các đánh giá nhận định khá sâu sắc trên cơ sở một nguồn dữ liệu phong phú Có thể nói, hai cuốn sách này đP cung cấp nhiều thông tin và kiến thức quan trọng cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về thư viện đại học Mỹ

Tuy nhiên với giác độ của những học giả tư sản, một số phân tích nhận

định còn thể hiện những hạn chế, mà những hạn chế này xuất phát từ nguồn gốc, tức là từ quan điểm nghiên cứu, từ lập trường giai cấp dẫn đến khuynh hướng xa rời những cơ sở xP hội của sự phát triển đại học và thư viện đại học Mỹ

IV Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, tác giả đP dựa vào những nguồn tư liệu của Mỹ

đP được công bố trong các thời gian khác nhau, đặc biệt là những thời gian sau thập kỷ 1950 Qua các tài liệu này, những vấn đề cơ bản của lịch sử thông tin thư viện của Mỹ đP được trình bày khá tường tận, mặc dù còn thiếu tính hệ thống Ngoài ra, tác giả còn được tiếp xúc với những tài liệu sách báo tại các trung tâm thư viện lớn ở trong nước Đồng thời như đP nói ở trên, thông qua các mối quan

hệ cá nhân và các mối quan hệ công tác, tác giả của luận án luôn được tiếp nhận

Trang 18

những tài liệu mới nhất về tình hình phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ

Đó là những nguồn tài liệu chính mà tác giả khai thác để hoàn thành luận án

Về mặt phương pháp, đề tài này là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch

sử, với đối tượng nghiên cứu là hệ thống thông tin thư viện của Mỹ được nhìn trong quá trình hình thành phát triển từ đầu cho đến nay Đó là một lĩnh vực nghiên cứu rất rộng lớn Những nghiên cứu của đề tài phải đặc biệt dựa vào những phương pháp của khoa học lịch sử, trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng

Những phương pháp được tác giả sử dụng để nghiên cứu và hoàn thành luận án này là:

kỳ lịch sử thư viện đại học Mỹ trong luận án nếu so sánh, đối chiếu với các số liệu về sự phát triển của thư viện đại học Mỹ, qua các tài liệu thống kê, tra cứu đP công bố Dựa trên quá trình phát triển của lịch sử nước Mỹ nói chung và lịch sử nền giáo dục đại học Mỹ nói riêng, tác giả đP cố gắng theo dõi quá trình hình thành phát triển, và những điều kiện khách quan xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục đại học Mỹ, tác động đến sự hình thành và phát triển của hệ thống thư

Trang 19

viện đại học Mỹ Trong những thời đại khác nhau, nước Mỹ ở vào những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, với những đặc trưng riêng của từng giai đoạn Nền giáo dục đại học của Mỹ tất nhiên phải bị quy định bởi những điều kiện của xP hội

Mỹ nói chung Vì vậy, hệ thống thư viện đại học của Mỹ cũng biến đổi, nhằm

đáp ứng được vai trò của nó ở trong các cơ sở đào tạo đại học của Mỹ, mà vai trò này thì luôn luôn biến động Chính vì vậy, lịch sử thư viện đại học Mỹ là một lịch

sử rất phong phú Chỉ có thể sử dụng phương pháp lịch sử và lôgic là phương pháp trung tâm, tác giả mới có thể giải quyết được những nhiệm vụ khoa học

được đặt ra trong luận án

V Đóng góp của luận án

1 Đóng góp trước hết của luận án là đP khái quát được quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện đại học Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử của nó Toàn bộ những sự kiện chính, những mốc lớn, những giai đoạn phát triển

đặc biệt, những biến đổi mang tính cách mạng của thư viện đại học Mỹ đP được phản ánh một cách sinh động, cụ thể qua phần trình bày về tiến trình lịch sử kết hợp phân tích tập trung theo chủ đề, trên cơ sở các số liệu thống kê khoa học, chính xác Quá trình này luôn được xem xét trên nền lịch sử hình thành và phát triển nước Mỹ cùng những đặc trưng cơ bản của văn hoá Mỹ và những đặc điểm kinh tế – xP hội Mỹ qua từng thời kỳ Do đó, người đọc có thể nhìn nhận về lịch

sử thư viện đại học Mỹ một cách tương đối thấu đáo và toàn diện Qua nội dung luận án và đặc biệt, qua danh mục tài liệu tham khảo, người đọc được giới thiệu tiếp cận nguồn tài liệu khá đầy đủ, phong phú về nhiều khía cạnh của thư viện đại học Mỹ Những tài liệu này phản ánh tương đối toàn diện thư viện đại học Mỹ từ nhiều góc nhìn khác nhau, không chỉ những vấn đề về lịch sử thư viện đại học

Mỹ mà còn về những thời cơ và thách thức của thư viện đại học Mỹ trong kỉ nguyên số hoá toàn cầu đang diễn ra

Trang 20

2 Về mặt thực tiễn, luận án giúp những người làm công tác thư viện đại học, trước hết là những người có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo và lPnh đạo thư viện

đại học Việt Nam hiểu rõ hơn những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công cũng như vai trò to lớn của thư viện trong trường đại học Đồng thời có một cái nhìn mới về những giải pháp, biện pháp và những yếu tố chính góp phần thúc

đẩy, nâng cao chất lượng hoạt động thư viện đại học, từ đó có thể điều chỉnh, đổi mới một cách cơ bản chủ trương, chính sách, phương thức tổ chức, quản lý, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ…nhằm đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá thư viện đại học Việt Nam

Quá trình trang bị, củng cố, nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện nhằm

đáp ứng nhu cầu của một nền giáo dục đại học Mỹ ngày càng đổi mới và những

đề xuất vận dụng kinh nghiệm này vào công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện đại học Việt Nam được trình bày trong luận án có thể là những gợi ý tốt cho các cơ sở đào tạo cán bộ thông tin - thư viện Việt Nam Những kiến thức về chuẩn hóa nghiệp vụ, về tin học ứng dụng, về tổ chức quản lý thư viện hiện đại,

về liên thông, liên kết của thư viện đại học Mỹ, về đại thể đều là những nội dung quan trọng mà ngành đào tạo thông tin - thư viện Việt Nam có thể nghiên cứu,

đưa vào chương trình đào tạo của các hệ, từ trung cấp tới đại học và sau đại học Tuy nhiên, việc tiếp nhận khối kiến thức mới này đến đâu còn tuỳ thuộc vào tốc

độ đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam cũng như tốc độ phát triển nền kinh tế

xP hội Việt Nam

3 Về mặt lý luận, một trong những điều chúng tôi rất tâm đắc khi nghiên cứu lịch sử thư viện đại học Mỹ là sự biến đổi của vai trò thư viện trong trường

đại học Chính từ sự phát triển và biến đổi về phương pháp đào tạo trong trường

đại học, ngành thư viện đại học đP có những biến đổi sâu sắc về chất Từ một bộ phận chỉ có chức năng giữ sách, cho mượn sách, thư viện nhất định phải trở thành

Trang 21

một cơ quan quan trọng, có chức năng riêng biệt, trong khi vẫn gắn bó chặt chẽ với hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học Chức năng đó chính là quản lý tri thức, một công việc có tính chất quyết định trong mọi thành công của giáo dục

đại học cũng như toàn xP hội

4 Đóng góp cuối cùng không phải trực tiếp cho thư viện đại học mà cho cơ quan quản lý của nó là trường đại học Sở dĩ kết luận này được rút ra vì khi nghiên cứu lịch sử thư viện đại học Mỹ chúng tôi luôn phải đặt nó trong quá trình

đổi mới của giáo dục đại học Mỹ Mối quan hệ hữu cơ này khiến cho mọi biến

đổi của giáo dục đại học Mỹ đều tác động và ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện đến thư viện đại học Mỹ và ngược lại ý nghĩa lý luận của đóng góp đó là: Một nền giáo dục đại học tiên tiến phải luôn luôn là nền giáo dục đại học gắn liền với những đòi hỏi của thị trường lao động Do đó, hoạt động đào tạo đại học phải luôn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, làm cho hoạt động nghiên cứu khoa học phải trở thành một bộ phận hữu cơ của chính bản thân quá trình đào tạo

VI Nội dung và cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án được chia thành ba chương

Chương I Từ lịch sử giáo dục đại học Mỹ đến sự ra đời của thư viện đại học Mỹ

1.1 Khái quát về nền giáo dục đại học Mỹ

1.2 Các thư viện đại học đầu tiên ở Mỹ

Chương II Các giai đoạn phát triển thư viện đại học Mỹ từ 1876 đến nay

2.1 Thư viện đại học Mỹ trong giai đoạn từ 1876 - 1939

2.2 Thư viện đại học Mỹ trong giai đoạn từ 1939 đến nay

Chương III Vận dụng một số kinh nghiệm của thư viện đại học Mỹ vào

việc phát triển và hoàn thiện hệ thống thư viện đại học Việt Nam

Trang 22

3.2 Thực trạng của thư viện đại học Việt Nam hiện nay

3.3 Phương hướng đổi mới thư viện đại học Việt Nam từ những kinh nghiệm của thư viện đại học Mỹ

Việc thiết kế hai chương đầu của luận án liên quan đến vấn đề phân kỳ lịch

sử Thư viện đại học Mỹ Các giai đoạn của lịch sử này không hoàn toàn trùng với các giai đoạn của lịch sử nước Mỹ, cơ bản vì trạng thái của thư viện là phản ánh những đổi thay căn bản trong xP hội nhưng phải đủ thời gian để tạo ra những đổi thay thực tế trong lĩnh vực giáo dục đại học, bao gồm cả thư viện đại học Những

đặc trưng của giáo dục đại học Mỹ chưa có những thay đổi căn bản từ khởi thủy (1636) cho tới cách mạng công nghiệp và cuộc nội chiến ở Mỹ Sau các sự kiện này vài chục năm, những biến đổi về chất của xP hội mới đủ sức tác động và gây

ra những biến đổi trong giáo dục đại học và thư viện đại học Thời điểm 1876 hội

tụ nhiều dấu hiệu có tính chất bước ngoặt: Đó là thời điểm bắt đầu của 1/4 cuối cùng của thế kỷ XIX với sự xuất hiện của thư viện nghiên cứu trong hệ thống thư viện đại học Mỹ, sự chấp nhận rộng rPi hệ thống phân loại thập phân có tính chất cách mạng trong lĩnh vực nghiệp vụ thư viện của Dewey, sự ra đời của ALA, và cũng là thời điểm Wilson, giám đốc Thư viện đại học Harvard thực thi những cải cách căn bản trong lĩnh vực Thư viện đại học, làm cho nó trở thành một bộ phận hữu cơ của quy trình giáo dục đại học kiểu mới dựa trên tính năng động, sáng tạo, khả năng độc lập và tự nghiên cứu của sinh viên và giáo viên đại học Cũng trong thời gian này, sự lớn mạnh của các thư viện tổng hợp vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của bước phát triển mới trong lịch sử giáo dục đại học Mỹ với hàng loạt các trường cao đẳng phát triển và chuyển đổi thành các trường đại học

Thời điểm bước ngoặt thứ hai được lựa chọn là năm 1939 Nó là kết quả tổng hợp những biến đổi của nước Mỹ với tính chất là nước công nghiệp hàng

đầu trên thế giới sau 40 đến 50 năm, trong đó có cả những điều kiện rất thuận lợi

Trang 23

của Mỹ trong Thế chiến Thứ nhất và trong thời gian giữa hai cuộc đại chiến thế giới Cuộc đấu tranh giữa các nước "đế quốc già" và "đế quốc trẻ" nhằm phân chia lại thế giới đP đạt đến đỉnh điểm Các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau thực thi những chiến lược phát triển nhanh, nhất thiết phải tạo ra những tiềm lực kinh tế

và quân sự to lớn để đối phó với nguy cơ của một cuộc Đại chiến mới Giáo dục

đại học, trong đó có thư viện được đầu tư gấp rút, và càng được đẩy mạnh hơn trong những thập kỷ tiếp theo do sức ép của cuộc đối đầu hai phe, tiếp đó là vai trò siêu cường trong cấu trúc đơn cực, những nguy cơ phi truyền thống mới xuất hiện Hơn một nửa thế kỷ từ sau 1939 đến nay tạo thành một giai đoạn tăng tốc

và hiện đại hóa của Thư viện đại học Mỹ Đó là một quá trình liên tục trên cơ sở những thành tựu khoa học và công nghệ mới, liên tục trong cả những ý đồ chiến lược của nhà nước Mỹ nhằm phát triển nước Mỹ trước những thách thức lớn lao trong khung cảnh lịch sử thế giới hiện đại

Phương án phân kỳ như vậy, theo chúng tôi đP góp phần vào quá trình tổ chức các luận cứ và luận chứng nhằm trình bày các kết quả nghiên cứu thành công trình khoa học với logic nội tại phù hợp

Trang 24

chương I

Từ lịch sử giáo dục đại học Mỹ đến

sự ra đời của thư viện đại học Mỹ

1.1 Khái quát về nền giáo dục đại học Mỹ

1.1.1 Những tiền đề của giáo dục đại học trong tiến trình hình

thành quốc gia, dân tộc Mỹ

Sau sự kiện phát hiện ra Châu Mỹ của Cristophe Colombo, lịch sử nhân loại được chứng kiến một dạng thức mới của sự hình thành dân tộc, kiểu hợp chủng quốc, trong đó lịch sử nước Mỹ là một ví dụ điển hình Những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất ngày nay là nước Mỹ là người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, kể đến là người Pháp, Hà Lan, Thuỵ Điển, Đức, áo, Nga rồi tiếp tục

là hầu như người từ mọi quốc gia trên thế giới

ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử di dân sang Mỹ, ba vùng thuộc địa được hình thành là New England, vùng miền Trung và vùng miền Nam Đến cuối thế

kỷ XVI, 13 thuộc địa đP được hình thành, và qua những kết quả mâu thuẫn, đụng

độ, hoà giải trên cơ sở tương quan lực lượng của các quốc gia ở Châu Âu, những thuộc địa này cuối cùng đều nằm dưới ảnh hưởng của nước Anh Tuy nhiên, nước Anh chưa bao giờ thực sự kiểm soát được các thuộc địa này, và các thuộc địa cũng chưa bao giờ nghĩ họ phải phụ thuộc vào Hoàng gia Anh, đặc biệt là những khi nước Anh rơi vào khủng hoảng chính trị hay cách mạng Khi đó nó hầu như không can thiệp gì vào các sự kiện chính trị - xP hội diễn ra trên lục địa Mỹ, như tình hình trong cuộc nội chiến 1642 - 1649 và nền Cộng hoà Thanh giáo Nước Anh chỉ thực sự cố gắng làm sao cho các thuộc địa của mình ở Mỹ không bị lọt vào tay nước Pháp hay các nước khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Sau năm

Trang 25

1763, thuộc địa của Anh ở Mỹ tăng lên gấp đôi với thắng lợi của cuộc chiến tranh 7 năm, nhưng như thế sự kiểm soát của Hoàng gia Anh với các thuộc địa ở

Mỹ chỉ càng thêm lỏng lẻo Đến đầu thế kỷ thứ XVIII, xét về tất cả các mặt chính trị và kinh tế, các thuộc địa này đP trở thành lực lượng đối lập với Chính phủ Anh Ngay từ những năm 1760, với các đạo luật có ý đồ chi phối, kiểm soát các thuộc địa ở Mỹ của Chính phủ Anh như Đạo luật Mật, Đạo luật Đường, nhất

là Đạo luật Binh bị và Đạo luật Thuế Con tem, ý thức độc lập của cư dân ở các thuộc địa đP trở nên sôi sục, và họ đều vùng dậy chống lại nước Anh

Ngày 5 tháng 9 năm 1774, 55 đại diện của các thuộc địa đP gặp nhau ở Philadelphia Sự kiện này được gọi là Đại hội Lục địa lần thứ nhất ở đây, người

ta đP ra những tuyên bố khẳng định các quyền lập nghiệp, quyền sống, quyền tự

do và tài sản của người dân Mỹ Cũng tại Đại hội này, Hiệp hội Lục địa đP ra đời với trách nhiệm lPnh đạo các thuộc địa xoá bỏ tàn dư của chính quyền Hoàng gia,

tổ chức nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh giành độc lập

Sau hai cuộc đụng độ vũ trang ở Lexington và Concord vào tháng 4 năm

1775 giữa quân đội Anh và người Mỹ, Đại hội lục địa lần thứ hai đP khai mạc tại Philadelphia ngày 10.5.1775 Đại hội quyết định chiến đấu chống quân Anh, biến những đội dân quân của các thuộc địa thành lực lượng vũ trang Mỹ thuộc địa và

cử Đại tá George Washington làm Tổng Tư lệnh Ngày 23/8/1775, vua Anh George Đệ tam công bố sắc lệnh chiến tranh với các thuộc địa của mình ở Mỹ

Ngày 10/5/1776 Hiệp hội thuộc địa ra lời kêu gọi ly khai khỏi nước Anh Thomas Jefferson được giao cho công việc soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập Năm 1776 được coi là thời điểm ra đời của quốc gia mới, Hợp chủng quốc Hoa

Kỳ, mặc dù người Mỹ còn phải tiếp tục chiến đấu vì nền độc lập đó tới năm

1778 khi nước Anh đP buộc phải ký vào Hiệp ước công nhận nền độc lập này vào

Trang 26

Sau cuộc nội chiến 1861-1865, chủ nghĩa tư bản Mỹ phát triển nhanh hơn chủ nghĩa tư bản ở châu Âu Đến năm 1894, sản lượng công nghiệp của Mỹ đP vượt qua tất cả các nước khác, bằng một nửa sản lượng công nghiệp của tất cả các nước châu Âu Chiều dài đường sắt ở Mỹ đến khi đó đP vượt qua chiều dài đường sắt của tất cả các nước Tây Âu cộng lại "Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, Mỹ từ một nước có nền kinh tế phụ thuộc châu Âu nhanh chóng trở thành quốc gia công nông nghiệp hàng đầu thế giới" [52, tr.260-261] Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền ở Mỹ cũng diễn ra sớm hơn và mạnh hơn so với chủ nghĩa tư bản châu Âu Đến cuối thế kỷ XIX, Mỹ có hai tập đoàn lũng đoạn lớn nhất là Roccơphenlơ và Moocgan mà hệ thống ngân hàng của hai nhóm này thống trị toàn bộ hệ thống ngân hàng ở Mỹ [54, tr.261]

Nước Mỹ nhanh chóng biến thành một nước đế quốc Đó là một xu thế tất yếu, bắt nguồn từ bản chất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khi phát triển đến giai đoạn độc quyền Năm 1882, Mỹ uy hiếp Triều Tiên, giành được một hiệp

ước bất bình đẳng có lợi cho Mỹ về xuất khẩu, ngoại giao, kiều dân và lPnh sự tài phán Trong thời kỳ các thập kỷ 80, 99 của thế kỷ XIX, Mỹ xâm chiếm Hawaii, giành được nhiều lợi ích ở Mỹ la tinh, chiếm Philippin, Puectô Ricô, Guyam và chạy đua với các nước tư bản châu Âu trong quá trình tranh giành ảnh hưởng ở Trung Quốc, giành độc quyền thiết kế và khai thác kênh đào Panama Đến đầu thế kỷ XX, nước Mỹ đP trở thành một trong những nước đế quốc lớn nhất trên thế giới [54, tr.265]

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỷ XX, nước Mỹ thiệt hại

ít hơn tất cả các nước tham chiến khác, và sau mỗi cuộc chiến tranh đó, họ lại

có được những thế mạnh mới bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như không phải hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp nhận những nguồn nhân lực mới trong đó

có nhiều lao động chất lượng cao, kể cả các nhà khoa học, và sự phụ thuộc của

Trang 27

các nước tư bản châu Âu ngày càng tăng lên Đến giữa thế kỷ XX, nước Mỹ thực sự trở thành nhà lPnh đạo thế giới tư bản chủ nghĩa với một nền kinh tế

đứng hàng đầu hành tinh, một lực lượng quân sự hùng mạnh vào bậc nhất, và

đặc biệt là một nền khoa học và công nghệ đứng hàng đầu thế giới Trong cấu trúc hai cực kéo dài suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ là thành trì của chủ nghĩa

đế quốc quốc tế, tên lính xung kích chống chủ nghĩa cộng sản, và chưa có ở đâu người Mỹ thất bại, ngoài cuộc chiến tranh Việt Nam Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ có cơ hội vàng để thực hiện ước mơ trở thành người lPnh đạo thế giới, và hiện vẫn đang còn say sưa trong giấc mộng này Các sự kiện ở Hécxêgôvia, Côsôvô, ápganistan, I-rắc và các cuộc cách mạng màu ở cỏc nước thuộc Liên Xô cũ là những chứng cứ rõ rệt về sự tiếp tục chiến lược toàn cầu của Mỹ, một xu hướng đang gây ra những lo lắng sâu sắc cho cộng đồng thế giới

Trong hơn 200 năm lịch sử, nước Mỹ mang những đặc trưng nổi bật không thể trộn lẫn được Nước Mỹ là một nước hợp chủng điển hình nhất so với tất cả các quốc gia dân tộc khác trên thế giới "Không có một dân tộc nào trên thế giới lại có một lịch sử gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng nhập cư như Hoa Kỳ" [28, tr.264] Mỗi lần xP hội Châu Âu, Châu á có những biến động lớn là mỗi lần số người nhập cư vào Mỹ lại tăng lên ồ ạt Chỉ riêng 15 năm đầu thế kỷ XX đP có 13 triệu người từ khắp nơi trên thế giới đổ về đất Mỹ Trước và sau cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 lại có hàng chục triệu người nhập cư vào Mỹ Sự kiện Liên Xô và các nước xP hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ lại làm cho nước Mỹ tiếp nhận hàng triệu người đổ về Cho đến nay, hàng năm vẫn có khoảng 600.000 người nhập cư hợp pháp và cũng khoảng 600.000 người khác nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ Đặc trưng này tác động rất nhiều đến lịch sử nước Mỹ về tất cả các mặt Hiện tượng hỗn dung văn hóa ở Mỹ là hoạt động văn hóa phức tạp nhất trên thế giới, đến

Trang 28

mức mà người Mỹ cho đến nay vẫn còn rất băn khoăn khi phải tìm lời đáp cho câu hỏi "Người Mỹ, anh là ai" Văn hóa Mỹ là một trong những nền văn hóa khó nhận dạng nhất, vì nó luôn luôn được tiếp nhận ảnh hưởng của gần như tất cả những nền văn hóa khác qua hiện tượng nhập cư, tức là luôn luôn tiếp biến (accumulation)

Lịch sử nước Mỹ là lịch sử hình thành và phát triển của một nền dân chủ tư sản vừa đặc thù vừa điển hình Tính đặc thù bắt nguồn từ đặc điểm phi truyền thống của nó Những truyền thống của xP hội phong kiến chuyên chế ở châu Âu không có đất sống ở Mỹ Người Mỹ tự mình xây dựng nên nền dân chủ kiểu Mỹ, trên cơ sở học thuyết của John Locke, nhà tư tưởng chính trị của nước Anh (mà những tư tưởng của ông chưa hề được hiện thực hoá ở nước Anh), theo đó các cá nhân trong xP hội hoạt động chỉ vì lợi ích của chính mình và đó là bản chất tự nhiên vốn có ở con người Nhà nước sinh ra trước hết là để bảo vệ cho những quyền tự nhiên của con người và để như thế, nó phải được lập nên một cách dân chủ, qua các cuộc bầu cử có tính chất dân chủ Tư tưởng này rất phù hợp với trạng thái hợp chủng, trạng thái làm nảy sinh vai trò hàng đầu của lợi ích cá nhân giữa những con người không có cùng nguồn gốc, là phương thức liên hệ duy nhất

và hợp lý, hay ít ra là đều được mọi người chấp thuận Bởi vậy, trong Tuyên ngôn

độc lập do Thomas Jefferson soạn và được Hiệp hội Thuộc địa và sau đó là Quốc hội Mỹ chấp nhận, có những lời bất hủ mang đậm tư tưởng của John Locke:

"Chúng ta nắm vững những sự thật này để thấy rõ rằng tất cả mọi người sinh ra

đều bình đẳng, rằng họ được Chúa ban phú cho những quyền nhất định không thể chối c[i được, rằng trong số các quyền này có sự sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc Rằng để bảo vệ những quyền này, các chính phủ được thiết lập trong cộng đồng con người, các chính phủ ấy chấp nhận mọi sức sống từ sự chấp thuận của những người bị cai trị, rằng bất kỳ lúc nào mà bất kỳ hình thức cai trị nào trở

Trang 29

nên lực lượng phá hoại mọi kết quả đó thì nhân dân có quyền thay đổi hay b[i bỏ chính phủ đó, và thay đó thành lập một chính phủ mới bằng cách đặt cơ sở của chính phủ ấy trên những nguyên tắc như vậy, và bằng cách tổ chức mọi lực lượng của chính phủ theo hình thức mà theo họ sẽ là phù hợp nhất để thực thi được hạnh phúc và an ninh của họ" [28, 260-261]

Tính chất tư sản điển hình của nền dân chủ này được thể hiện qua nguyên tắc tối cao về bảo vệ chế độ tư hữu và qua hình thức Tam quyền phân lập của nhà nước pháp quyền Mỹ

Nền dân chủ Mỹ là hình thức xP hội hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của một nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, với triết lý kinh doanh đầy tính thực dụng: "Chân lý là đô la tiền mặt" Được điều tiết bằng một hệ thống luật pháp phức tạp và phát triển nhất thế giới, nền kinh tế và xP hội Mỹ lúc nào cũng sôi động bởi hoạt động náo nhiệt của những con người táo bạo, không ngại phiêu lưu, không sợ mạo hiểm Có những cuộc đại khủng hoảng với sức tàn phá ghê gớm nhất, có những bước phát triển nhanh hơn tất cả các nền kinh tế khác, nước

Mỹ không phải địa ngục, càng không phải thiên đường, mà lúc nào cũng sôi

động, với một nền công nghiệp khổng lồ, đủ sức nghiền nát mọi sự khác biệt dân tộc

Một xP hội như thế, một nền kinh tế như thế, đòi hỏi sức mạnh con người luôn luôn phải bứt lên, không bao giờ được phép dừng lại, vì dừng lại nghĩa là thua, là phá sản, là chết Nguyên lý sống là sức mạnh Chủ nghĩa được tụn thờ là chủ nghĩa thực dụng Thực dụng là tính cách không phải chỉ người Mỹ mới có, nhưng chủ nghĩa thực dụng Mỹ là một đặc sản Chưa có lời lý giải cuối cùng và

đầy đủ về nguồn gốc xP hội của khuynh hướng tư tưởng này, nhưng có lẽ phải kể

đến khí chất tâm lý, đặc điểm hợp chủng và trạng thái cạnh tranh quyết liệt trong một xP hội tư bản chủ nghĩa sôi động như xP hội Mỹ Người ta đến Mỹ từ nhiều

Trang 30

quốc gia dân tộc khác nhau, tức là không có chung một cội nguồn văn hóa và tính dân tộc Họ sang Mỹ là lập tức đứng trước một thử thách khắc nghiệt, một trạng thái "tuyển mạnh", tồn tại hoặc không tồn tại Trước hết là phải sống được, không ai lo hộ cho ai giữa những người xa lạ Giá trị của tồn tại không phải là tình làng nghĩa xóm, quê hương tổ quốc mà là miếng cơm manh áo vừa khó kiếm lại vừa khó giữ Đó là trạng thái có gì đó rất giống với điều mà Locke nói tới, trạng thái đấu tranh của mỗi người chống lại mỗi người, tất cả chống lại tất cả Các khí chất tâm lý hoạt động không thích ứng với hoàn cảnh này sẽ bị thui chột dần, và ngược lại, khí chất cứng cỏi, chấp nhận mạo hiểm phiêu lưu, bản lĩnh tự tin nhất định phải hình thành phát triển Lo cho cá nhân mình, và chỉ thế thôi, mới có thể tồn tại được Tất cả những gì có lợi cho mình, giúp cho mình sống sót được, đó là chân lý Đó không chỉ là thứ chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, mà còn là nội dung cơ bản của chủ nghĩa thực dụng Nó dễ làm cho người ta trở nên vô cảm trước tất cả những gì không liên quan, hay thậm chí là không có liên quan trực tiếp tới bản thân mình Giống như tính độc lập tương đối của mọi tư tưởng xP hội, chủ nghĩa thực dụng là kết quả được nảy sinh từ "bPi chiến trường" Mỹ, vừa trở thành một tác nhân làm cho hoạt động của con người ở Mỹ lúc nào cũng sôi

động, căng thẳng, khắc nghiệt trong cái cơ chế xP hội cạnh tranh quyết liệt này

Trên cơ sở một hệ thống pháp luật phức tạp nhất thế giới, nước Mỹ là xứ sở của tự do sức mạnh: Tự do làm giàu, tự do nghèo đói, tự do tiêu diệt đối thủ một cách hợp pháp, tự do làm tất cả những gì mà pháp luật không ngăn cấm

XP hội Mỹ là một xP hội cực kỳ phức tạp, phức tạp hơn bất kỳ một xP hội nào Một cộng đồng dân cư đông đúc và nhân hậu, sẵn sàng xuống đường chống lại những chính sách sai lầm của chính phủ Mỹ cũng như những hành động dP man, tàn ác của bất kỳ thế lực chính trị nào trên thế giới Thế mà trong lòng của chính cái cộng đồng ấy lại nảy sinh những lực lượng phản nhân văn, phân biệt

Trang 31

chủng tộc, đảng 3K, đàn áp, giết người, có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới Một nền dân chủ phát triển rất cao, được hoạch định có vẻ hoàn bị ngay từ đầu, nhưng

kẻ nắm quyền thực sự vẫn là tầng lớp đại tư sản Mỹ, và đại đa số người Mỹ, kể cả các nhà khoa học chính trị vẫn phải thừa nhận rằng hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, ở Mỹ, đồng tiền mới thực sự là lực lượng thống trị xP hội, có sức mạnh hơn sức mạnh của nền dân chủ rất nhiều

Ngay từ đầu, xP hội Mỹ đP là một xP hội tư bản Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được điều tiết bằng quy luật giá trị và quy luật sản xuất giá trị thặng dư Bản lĩnh dân nhập cư làm cho hình thức bóc lộc giá trị thặng dư tuyệt đối không

có nhiều cơ hội mang lại thành công cho nhà tư bản Các nhà tư sản chạy đua với nhau chủ yếu bằng việc tăng năng suất lao động và cải tiến quản lý sản xuất Cả hai yêu cầu này đều cần những bước phát triển phù hợp của khoa học và công nghệ Sức mạnh chủ yếu trong đời sống và sản xuất ngày càng là sức mạnh của trớ tuệ, của tri thức, những tri thức hữu dụng, có tính thực tiễn, cập nhật Đó là

động lực vĩ đại làm cho nền giáo dục ở Mỹ trên dưới một thế kỷ nay luôn luôn là một nền giáo dục tiên tiến trên thế giới Đòi hỏi này đối với giáo dục đại học là

đòi hỏi trực tiếp Cũng vì vậy, giáo dục đại học Mỹ mang tính hiện đại sớm, thể hiện chủ yếu ở mục đích đào tạo ra những chuyên gia khoa học, kỹ thuật vừa có trình độ cao, vừa có khả năng thích ứng với sự đổi thay linh hoạt của đời sống và sản xuất Yêu cầu này, đến lượt mình, lại trở thành động lực cho thư viện đại học

Mỹ phát triển Lịch sử giáo dục đại học Mỹ và lịch sử thư viện đại học Mỹ thể hiện rất rõ đặc trưng này

1.1.2 Sự ra đời và những đặc điểm chủ yếu của các trường

đại học đầu tiên ở Mỹ

Trường học đầu tiên được mở ở Pennsylvania vào năm 1683, dạy đọc, viết

và kế toán Rồi tiếp đó, gần như mỗi cộng đồng giáo phái Quaker đều mở trường

Trang 32

tiểu học dạy cho trẻ em Trường William Penn dạy ở cấp cao hơn, về các môn ngôn ngữ cổ, lịch sử và văn học, miễn phí cho con em những gia đình nghèo, những gia đình khá giả thì được yêu cầu phải trả học phí cho con em mình Không chỉ ở vùng này, ở rất nhiều vùng thuộc địa khác trên đất Mỹ, các hội tôn giáo đều đứng ra thành lập các cơ sở giáo dục

ở Philadelphia có nhiều trường dạy các môn ngoại ngữ, toán học và các môn khoa học tự nhiên Phần lớn các trường này không phải do các tổ chức tôn giáo thành lập Một số trường tổ chức các lớp học buổi tối Nhìn chung, phụ nữ ít

được đến trường Họ thường chỉ được học về kỹ năng nội trợ Cũng có những gia

đình giàu có mời gia sư đến dạy cho con gái mình một số môn như tiếng Pháp,

âm nhạc, khiêu vũ, hội họa và đôi khi cả nghiệp vụ kế toán

Trường đại học đầu tiên được thành lập trên đất Mỹ là Đại học Harvard vào năm 1636 tại Cambridge (bang Massachusettes) Vài năm sau, lần lượt các trường Đại học William and Mary, truờng Đại học Connecticut được thành lập

Đó đều là những trường tư Chỉ sau đó một thời gian, chính quyền thuộc địa mới

Trang 33

Kể từ khi nước Mỹ giành được độc lập năm 1776, nền giáo dục đại học của nước này phát triển nhanh hơn thời kỳ thuộc địa rất nhiều Trước khi độc lập, chỉ

có 9 trường Đại học của Mỹ được thành lập

Bảng 1: Các trường đại học Mỹ thời kỳ thuộc địa [94, tr 30]

Trường đại học Philadelphia (trường tổng hợp Pennsylvania) 1740

Quá trình khôi phục giáo dục đại học được bắt đầu ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giành độc lập 1776 Nhà nước Mỹ chủ trương dùng công quỹ để

hỗ trợ phát triển đại học Vào năm 1792, cơ quan lập pháp Mỹ đP dành tặng 1500 bảng cho việc xây dựng lại thư viện Columbia và hối thúc các bang thành lập các trường đại học riêng của mình Trường Đại học Geogia được ban đặc ân vào năm

1785 và được mở vào năm 1795 Đây là một trong hai trường đại học công lập

đầu tiên ở Mỹ Khi cư dân trên đất Mỹ phát triển lên nhờ những cuộc nhập cư tăng nhanh từ sau ngày độc lập, và nhất là khi người Mỹ đi về phía Tây để mở thêm những vùng đất mới thì các trường đại học xuất hiện ngày càng nhiều Hiện

Trang 34

tượng này được các nhà nghiên cứu xem như một môn thể thao được nhiều người

ưa thích, ý muốn nhấn mạnh tới không khí ganh đua trong việc mở trường đại học giữa các vùng Trong số các trường đại học mới được thành lập có nhiều trường do các giáo phái lập ra, thậm chí có thời điểm các giáo phái cạnh tranh nhau để thành lập một trường đại học ở trên cùng một địa điểm Tuy nhiên, đa số các trường này có quy mô nhỏ lại ít được tài trợ, và hầu hết đP phải đóng cửa sau một thời gian hoạt động không lâu

Cũng ngay sau khi chiến tranh cách mạng kết thúc, một hiện tượng đáng chú ý đP diễn ra, đó là việc nhiều trường đại học đP thay đổi chương trình giảng dạy Trước đó, mô hình các trường, kể cả cấu trúc chương trình giảng dạy đều học theo mẫu của nước Anh Chương trình giảng dạy thường là các môn học cổ

điển, với đặc trưng chung là tách biệt với đời sống thực tiễn, phong cách kinh viện rất nặng nề Chính những nhân vật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Khai sáng, những người soạn thảo kế hoạch cho một nền cộng hòa mới như Benjamin Franklin và Thomas Jefferson cũng là những nhà tư tưởng tiên phong trong lĩnh vực giáo dục đại học ở Mỹ trong thời kỳ này Thay vì nghiên cứu những lời dạy của Aristote, Platon hay những vị Thánh của nhà thờ Ki - tô, sinh viên bắt đầu được học về David Hume hay Adam Smith, và chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ qua những bài giảng vật lý về Newton [94, tr 32 ] Không phải là tôn giáo bị loại ngay ra khỏi chương trình giảng dạy, nhưng rõ ràng là một không khí mới

đang nảy mầm và phát triển không thể đảo ngược được trong chương trình giảng dạy Đó là những môn khoa học tự nhiên có tính thực tiễn rõ rệt, được xác nhận bằng cả những kinh nghiệm của cuộc sống Nhiều trường đP đưa vào chương trình các môn văn học và ngôn ngữ hiện đại, song song với môn latin, và cả những môn học như y khoa, nông nghiệp Điều đặc biệt là các cuộc tranh luận về

Trang 35

chương trình giảng dạy ở đại học liên tiếp được tổ chức một cách thực sự nghiêm túc

Thomas Jefferson trước hết là một nhà cải cách và hiện đại hóa chương trình giảng dạy ở trường đại học do ông làm hiệu trưởng Ngay từ khi còn trẻ,

ông đP đề nghị rằng trường Đại học William và Mary của ông sẽ phải nhấn mạnh

lý thuyết đồng thời với việc tập trung chú ý vào việc giáo dục về những vấn đề của cuộc sống bình thường, những vấn đề có thể so sánh với nội dung của các khoa học về quản lý công cộng hay chính sách công ngày nay Lúc bấy giờ ý tưởng của ông bị bác bỏ, nhưng đến đầu thế kỷ XIX, tức là vào cuối cuộc đời của

ông, ông đP có cơ hội tạo ra một trường đại học theo tư tưởng của mình Trong mô hình này, trường Đại học Tổng hợp Virginia được chia thành 8 khoa: Ngôn ngữ cổ điển, ngôn ngữ hiện đại, toán học, triết học tự nhiên, giải phẫu và y khoa, triết học đạo đức và luật Sinh viên vào trường Đại học Tổng hợp Virginia được tự

do lựa chọn học ở bất kỳ khoa nào trong 8 khoa nói trên mà không bị bất kỳ một

áp lực hạn chế nào Những năm đầu, trường không cấp bằng cho các sinh viên tốt nghiệp, thay vào đó là một giấy chứng nhận đP học xong với chất lượng xác định những môn học mà người đó lựa chọn Nhưng từ năm 1831 trở đi, nhà trường đP bắt đầu cấp bằng tốt nghiệp [94, tr 32]

Năm 1828, trường Đại học Yale (trước đó mang tên là Đại học Connecticut) công bố một bản báo cáo quan trọng, và gây nên một cuộc tranh luận gay gắt với trường Đại học Princeton Báo cáo của Đại học Yale phác thảo ý tưởng của toàn bộ giáo viên đang giảng dạy trong nhà trường, rằng chương trình giảng dạy phải được cấu trúc sao cho nó mang tính hiện đại rõ rệt, tạo sự cân bằng giữa việc phát triển lý trí mạnh mẽ với lòng ham thích tìm hiểu và khám phá Ngược lại, trường Đại học Princeton lại chủ trương bảo thủ, tiếp tục duy trì truyền thống giảng dạy các môn cổ điển, và đó là cách thức, theo họ, có thể tạo

Trang 36

dựng được hình ảnh cao quý của giáo dục đại học Tất nhiên, thực tiễn bao giờ cũng là nơi thẩm định chân lý Chỉ một thời gian vài ba năm sau, tư tưởng của

Đại học Yale đP thu hút tất cả những người ủng hộ một chương trình giảng dạy tiến bộ

Một trong những yếu tố quan trọng trong đặc trưng của nền giáo dục đại học Mỹ là vấn đề quản lý rất đa dạng và rất phức tạp, bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhu cầu của chính quyền nhà nước Nhà nghiên cứu giáo dục đại học Mỹ,

ông George Keller đP viết "Các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ giữ một vị trí

đặc biệt và quan trọng trong x[ hội, thể hiện rất rõ ở những trường cạnh tranh chạy theo lợi nhuận với những trường do chính phủ sở hữu và điều hành Tuy nhiên các trường này phụ thuộc vào xu hướng tự do của thị trường tri thức và văn hoá bên ngoài Những trường này không phải nộp thuế chủ yếu để phát triển kinh

tế Các trường đại học và cao đẳng lại giúp cho đất nước phát triển nền công nghiệp rất lớn Nhưng để phát triển được thế mạnh này, chúng lại phụ thuộc vào nền quản lý, tổ chức điều hành tốt” [94, tr 138] Quản lý và điều hành các trường

Đại học là một vấn đề rất lớn trong lịch sử Đại học Mỹ, thành nội dung cơ bản của các trường Đại học, một trong những vấn đề lớn nhất trong lịch sử Đại học

Mỹ Vấn đề nội dung đào tạo chỉ là một trong những nội dung của công việc quản lý, bị chi phối bởi các nhu cầu thực tiễn, đòi hỏi của thị trường Để thực hiện các chức năng này lại phải làm tốt các vấn đề tổ chức và quản lý

Người Mỹ luôn luôn nghĩ rằng các trường đại học và cao đẳng Mỹ điều hành kém, hơn nữa khuyết điểm này lại rất khó khắc phục Tư duy này lại chính

là một trong những thế mạnh trong lĩnh vực phát triển giáo dục đại học của họ

Họ luôn phàn nàn, không thoả mPn những cung cách quản lý đP có, luôn tìm cách cải tiến, nhằm đem lại cho thị trường tri thức những sản phẩm tốt nhất, phù

Trang 37

quản lý luôn được coi là một trong những công việc phức tạp, đa chiều Thời kỳ

đầu, công việc quản lý các trường đại học luôn được áp dụng theo lối truyền thống, tức là giống với việc quản lý một cơ sở kinh doanh, như kiểm soát tài chính, kiểm soát và quản lý nhân sự, số lượng và kết quả công việc Nhưng rồi ngay đầu thế kỷ XVIII, người Mỹ đP nhận ra sự khác biệt giữa quản lý một trường đại học với sự quản lý một cơ sở kinh doanh Mấu chốt của vấn đề chính

là sự mơ hồ về kết qủa sản phẩm giáo dục cao và phải mất một thời gian khá lâu, khi người ta nhận được những phản ứng của xP hội thì mới đánh giá được chất lượng giáo dục

Mối liên hệ trong quản lý giáo dục ở các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa hội đồng nhà trường và cơ quan quản lý

điều hành nhà trường Hội đồng nhà trường là một tập thể những người bỏ vốn ra

để đầu tư xây dựng nhà trường, không chỉ là xây dựng các cơ sở vật chất, mà cả việc xây dựng đội ngũ giáo viên và các viên chức làm việc cho nhà trường đó Tác giả Robent Rosenf Weig khi nghiên cứu về cung cách điều hành của Đại học Harvard đP mô tả rằng ở đây, trường đại học tin tưởng và giao cho những người

đứng đầu đại diện cho mình và những người này cứ chiếu theo luật định để tích cực thực hiện các nhiệm vụ quản lý điều hành của nhà trường

Trong hệ thống đại học dân lập ở Mỹ hình thành phương thức một trường trung tâm đứng ra làm đầu mối, tập trung một số chi nhánh khác hoạt động ở nhiều địa phương, như trường Đại học Oral Roleerts chẳng hạn Quy mô và thẩm quyền quản lý nhà trường tuỳ thuộc vào vị trí đặc thù của mỗi địa phương Các hoạt động điều hành, quản lý của mỗi trường tuỳ thuộc vào mục tiêu mà họ muốn

áp dụng cho các chi nhánh của họ ở các địa phương đó Việc đạt tới sự đồng thuận về quan điểm quản lý là rất khó khăn, đôi khi nảy sinh mâu thuẫn ngay ở trong nội bộ một trường, tức là giữa khoa và nhà trường Việc thực hiện liên kết

Trang 38

thì ai ai cũng đều bị thuyết phục về tác dụng của nó Nhưng sự đa dạng của ban lPnh đạo lại luôn luôn làm nẩy sinh bất đồng, làm ảnh hưởng tới các trường thành viên Việc giải quyết những bất đồng này được thực hiện theo phương thức dân chủ đa số, nhưng phương án chọn không phải lúc nào cũng là phương án tốt nhất

Người ta khẳng định từ lâu rằng việc chọn ai là người quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi của các thành viên, giáo viên và sinh viên Bởi vậy, sự lựa chọn rất kỹ lưỡng, và cũng

được thực hiện theo phương thức dân chủ Tác giả Denise Magner nhận xét về tình hình này ở đại học Brigham như sau “Các giáo sư ở trường Đại học Brigham phải có được những cống hiến có giá trị và được xác nhận hàng năm bởi những người l[nh đạo ở địa phương của họ Bắt đầu từ rất lâu, các giáo sư của trường

đ[ nhận được thư của trường Đại học Brigham hỏi là hội đồng nhà trường đ[

đáp ứng được các yêu cầu của họ chưa” [94, tr 141] Nhiều người nhận xét rằng ban lPnh đạo của các trường dân lập không hoàn toàn thống nhất được như ban lPnh đạo ở các trường công lập, đặc biệt là về các vấn đề giải quyết nợ, hoàn thành các mục tiêu xây dựng và phát triển đP đề ra Tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn nếu việc giải quyết các vấn đề này có xu hướng động chạm tới quyền lợi của các cán bộ giảng dạy ở trường Đại học Bermington, người đứng đầu nhà trường phải nhận được sự tán thành của đa số thành viên ban lPnh đạo, đồng thời lại phải nhận được sự ủng hộ của các khoa và các cán bộ giảng dạy Công việc này rõ ràng là rất khó khăn

ở các trường công lập, tình hình có nhiều khác biệt Thứ nhất, việc bổ nhiệm lPnh đạo một trường công lập thuộc vào phạm vi quản lý nhà nước, do các cơ quan quyền lực Nhà nước quyết định Thành viên của ban lPnh đạo này cũng rất khác với tình hình ở các trường dân lập ở Mỹ, giáo dục đại học có thể trực

Trang 39

thuộc sự quản lý điều hành của tỉnh hay thành phố, nhưng cũng có khi lại là nhiệm vụ của chính quyền bang Bang California chẳng hạn, có một hệ thống quản lý riêng về giáo dục đại học và đôi khi hoạt động quản lý này lại làm ảnh hưởng tới quyết định của ban lPnh đạo nhà trường Ví dụ, bang này đP ra quyết

định cấm các trường đại học của bang giảng dạy chương trình tiến sỹ Trường

Đại học Sanjoe của bang rất muốn mở đào tạo tiến sỹ về hoá học, nhưng chính quyền bang lại không đồng ý, vì cho rằng chương trình đó là không thích hợp với trường và với bang

Không bao giờ người Mỹ nghĩ tới việc cần phải thống nhất các phương thức lPnh đạo đại học công lập trong toàn quốc, chứ chưa nói tới thống nhất phương thức lPnh đạo các trường dân lập Họ cứ để cho thực tiễn chi phối các quyết định về phương thức quản lý ở bang Louisiana có hệ thống giáo dục đại học của bang tồn tại song song với các thành viên giám sát của ban lPnh đạo nhà trường Những người được ban lPnh đạo nhà trường giao cho nhiệm vụ giám sát các hoạt động giáo dục thì phải chịu trách nhiệm về các nỗ lực và kết quả giáo dục Sự phân hoá quyền lực của ban lPnh đạo nhà trường hay dẫn tới quan hệ căng thẳng trong nội bộ ban lPnh đạo Hai đảng Dân chủ và Cộng hoà luôn có ý thức duy trì ảnh hưởng của mình đối với hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục

đại học, không chỉ ở cấp độ bang, mà còn ở cấp độ nhà trường Vì vậy, thường thì mâu thuẫn hay nảy sinh do sự cạnh tranh ảnh hưởng của hai đảng này trong ban lPnh đạo, vốn có rất nhiều quyền lực

Dù là trường công lập hay dân lập, các trường đại học luôn luôn phải chú trọng tới hiệu quả Hiệu quả này được xét trên 2 tiêu chí: Hiệu quả đào tạo và hiệu quả kinh tế, cụ thể là lợi nhuận Đây là điều quan trọng, một đặc trưng của

Đại học Mỹ, và người ta chưa bao giờ tỏ ra dè dặt, ngại ngùng khi luôn luôn đòi hỏi nhà trường phải tạo ra lợi nhuận Không có gì mâu thuẫn giữa việc tăng lợi

Trang 40

nhuận và tác dụng xP hội của một trường đại học, thậm chí hai mặt đó còn phản

ánh lẫn nhau, làm cơ sở cho nhau, tạo ra sức sống thật sự của một trường đại học

Một trong những công tác quan trọng nhất của mỗi trường là tuyển được

đủ số sinh viên phù hợp với qui mô đào tạo của nhà trường, nhưng lại đồng thời

đảm bảo được chất lượng của đầu vào Để giải quyết được vấn đề này, ban lPnh

đạo nhà trường luôn luôn phải đối mặt với mâu thuẫn: Một mặt họ muốn số lượng sinh viên hàng năm phải tăng lên, trong khi cơ sở vật chất của nhà trường lại không đảm bảo cho số lượng sinh viên đông hơn nữa Có một số nhà quản lý giáo dục quan niệm rằng mục tiêu của các trường chuẩn của quốc gia không phải

là tăng số lượng tuyển sinh, mà là ở chất lượng của sản phẩm đào tạo Phương thức ra quyết định cũng rất đa dạng Thường thì không phải ban lPnh đạo ra quyết định, mà nhóm các nhà quản lý đảm nhiệm công việc này phải thu thập ý kiến của rất nhiều nhóm xP hội, các tổ chức xP hội Nếu những quyết định nào thuộc quyền quyết định của ban lPnh đạo thì nhóm các nhà quản lý phải cung cấp

đầy đủ thông tin theo yêu cầu của họ Trong rất nhiều trường hợp, quyết định cuối cùng thường là kết quả thương lượng giữa ban lPnh đạo nhà trường và nhóm các nhà quản lý

Qua nghiên cứu hệ thống đại học Mỹ nửa cuối thế kỷ XX, Keller đưa ra quan niệm cho rằng điều hành là hiện thân của sự lPnh đạo, đóng vai trò quyết

định trong việc định hướng phát triển cho một trường đại học, và quản lý tốt các trường đại học khác với quản lý truyền thống, tức quản lý theo lối doanh nghiệp Theo Keller, người quản lý phải "bình tĩnh, trung lập, là người làm việc có hiệu quả, cẩn thận, bảo thủ, nhưng khi cần lại phải biết mạo hiểm và năng động" [94,

tr 191] Phong cách quản lý phải là coi trọng sự kiện, lấy tiêu chuẩn khách quan

là hiệu quả công việc

... vậy, chúng tơi chọn đề tài ? ?Lịch sử hình thành phát triển hệ thống thông tin thư viện đại học

Mỹ, định hướng vận dụng số kinh nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam? ?? làm đề tài luận án tiến...

Mỹ giai đoạn từ năm 1939 đến

2.2.6 Những học kinh nghiệm rút từ lịch sử thư viện đại học Mỹ 118

Chương III: Vận dụng số kinh nghiệm

thư viện đại học Mỹ vào việc phát triển. ..

Mỹ giai đoạn từ năm 1939 đến

2.2.6 Những học kinh nghiệm rút từ lịch sử thư viện đại học Mỹ 118

Chương III: Vận dụng số kinh nghiệm

thư viện đại học Mỹ vào việc phát triển

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w