1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại từ quan hệ trong tiếng Anh và các cấu trúc tương đương trong tiếng Việt

93 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 43,18 MB

Nội dung

Là một trong những người đầu tiên bàn đến vấn đề này, chúng tôi nghĩ đây chỉ là một bước thử nghiệm nghiên cứu theo hướng so sánh đối chiếu "ngẫu nhiên" một phạm trù ngữ pháp đã được xác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KHOA HỌC NGÔN NGỮ

Người hướrig dẩn Khoa học:

Trang 2

CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC s ử DỤNG TRONG LUẬN VÃN

Anaph: Anaphora (hồi chỉ)

AdvP: Adverbs of places (trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm) DO: Direct object (bổ ngữ trực tiếp)

10: Indirect object (bổ ngữ gián tiếp)

Trang 3

M ư c LUC

31

Trang

Chương I: Khái niệm vê Đại từ quan hệ (ĐTQH) trong tiếng

3 M ột s ố nét tương đồng và dị biệt trong so sánh đỏi

chiếu Đ TQ H trong tiếng Anh với tiếng Việt.

3.1 Vấn đề ĐTQH qua các công trình nghiên cứu ngữ pháp

3.2 Một vài hình thức liên kết định ngữ với danh ngữ trung

Chương II: Những nhận biết có được qua các văn bản có sử

dụng các ĐTQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt 36

1 Phân loại các hình thức tiếng Việt tương ứng với cấu trúc

2 Phân tích quan hệ ngữ nghĩa của các cấu trúc có ĐTQH

trong câu tiếng Anh với các hình thức tương ứng trong câu

Trang 4

2.3 Các phương thức khác để dịch cấu trúc tiếng Anh có

Chương III: Những nhận biết có được qua các bản dịch từ

tiếng Việt sang tiếng Anh có su dụng ĐTQH 61

3 Phân tích ngữ nghĩa quan hệ tương ứng giữa các cấu trúc

tiếng Việt với những cấu trúc ĐTQH trong bản dịch tiếng Anh 63

3.4 Cấu trúc động ngữ với các từ chỉ thòi (tense) thể (aspect) 74

Trang 5

PHẨN MỎ ĐẨU

L LÝ DO CIÍON ĐỂ TẢI

Từ sau "Chính sách đổi mới" của Đại hội Đảng lần thứ VI, Việt Nam đã có nhiều biến chuyển trong việc mở rộng quan hệ và giao lưu với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới Để hoà nhập được vào cộng đồng Quốc tế thì việc biết ngoại ngữ trở thành một nhu cầu tất yếu cho từng cá nhân trong toàn xã hội Phong trào người Việt Nam học ngoại ngữ

và ngược lại người nước ngoài học tiếng Việt ngày càng phát triển Để đáp ứng nhu cầu, các trung tâm học ngoại ngữ mọc lên khắp mọi nơi Trong số tất cả ngoại ngữ đang được dạy cho người Việt nam thì tiếng Anh vẫn chiếm vị trí số một Nhiệm vụ của giáo viên dạy ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là phải tìm chọn được phương pháp dạy thích hợp nhất đối với từng ngôn ngữ cho từng đối tượng học viên người Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

Vấn đề ở đây là việc nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ để áp dụng cho việc giảng dạy và dịch thuật ở nước ta chưa nhiều Có chăng thì cũng chỉ mới có tiếng Nga được nghiên cứu một cách khá kỹ càng thông qua

một số luận văn của các tiến sỹ và phó tiến sỹ làm ở Nga Tiếp theo thì

cũng có thể kể đến tiếng Anh, sau đó là tiếng Pháp, tiếng Nhật

Nhưng trong số những đề tài nghiên cứu đối chiếu - so sánh tiếng Anh và tiếng Việt thì vấn đề vế đại từ quan hệ trong tiếng Anh hình như chưa được nhiều rigười nhắc đến

Chiíng tôi chọn đề tài nghiên cứu "Đại từ quan hệ trong tiếng Anh

và những cấu trúc tương đương trong tiếng Việt" dưới góc độ của một giáo

Trang 6

viên dạy tiếng Anh tại trường Đại học, xuất phát từ chỗ: người Việt Nam luôn gặp khó khăn khi sử dung đại từ quan hệ tiếng Anh:

hệ thống hay một lớp từ riêng biệt Trơng khi đó đai từ quan hệ trong tiếng Anh là một phạm trù hiển nhiên là một tiểu hệ thống ngữ pháp thuần nhất

đã định hình từ lâu và đã được đưa vào giảng dạy trong nhiều sách ngữ pháp tiếng Anh từ trước cho đến nay

Là một trong những người đầu tiên bàn đến vấn đề này, chúng tôi nghĩ đây chỉ là một bước thử nghiệm nghiên cứu theo hướng so sánh đối

chiếu "ngẫu nhiên" một phạm trù ngữ pháp đã được xác định trong tiếng

Anh với những phương thức, cấu trúc phát ngôn có giá trị tương ứng trong tiếng Việt

Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng: nhiều khi anh rất giỏi ngoại ngữ đó: đọc thông, viết thạo, nói năng trôi chảy - nhưng chưa chắc anh đã là một giáo viên dạy tiếng đó giỏi Một phần là vì anh có thể không có phương pháp giảng dạy đúng, thích hợp; một phần có thể là do anh còn thiếu kiến thức về tiếng mẹ đẻ nên sẽ lúng túng, không biết truyền đạt ra sao Do vậy muốn hiểu và dạy đúng một ngoại ngữ cho người Việt Nam thì anh phải hiểu tiếng me đẻ thật sâu sắc

Trên tinh thần đó, trong luận văn này chúng tôi có nhiệm vụ phải xem xét, nghiên cứu đối chiếu đôi tượiig từ những biểu hiện cụ thể của nó trong phát ngôn và trong văn bản Từ việc phân tích này, chúng tôi sẽ cố gắng tổng kết, đề đạt những ý kiến về cách phân loại các hình thức trong

Trang 7

tiếng Việt được coi là có mang ý nghĩa tương ứng của cấu trúc có ĐTQH, sau đó xác lập một số hình thức biểu đạt ý nghĩa đó có thể tương ứng trong hai ngôn ngữ Và trong chừng mực nào đó chúng tôi cố gâng mô hình hoá chúng, giúp cho người học giao tiếp cũng như người dịch thuật tiếng Anh có được các khái niệm về cấu trúc khi muốn chuyển một phát ngôn tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc theo chiều ngược lại, từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

Cuối cùng, trên cơ sở so sánh đối chiếu như vậy chúng tồi hy vọng giúp ích được phần nào cho việc dạy và luyện cho học viên người Việt học tiếng Anh sử dụng các ĐTQH này

n MUC ĐÍCH VẢ Ý NGHĨA CỦA ĐỂ TẢI

Qua nghiên cứu, giảng dạy tiếng Anh cho người Việt Nam, chúng tôi thấy rất nhiều học viên mắc phải những khó khăn có tính chất thực tiễn sau:

+ Làm thế nào để có thể dịch một cách đầy đủ trcn các bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và giao tiếp các cấu trúc có ĐTQH trong tiếng Anh sang tiếng Việt

+ Những cấu trúc cú pháp nào trong tiếng Việt cần chuyển thành cấu trúc có ĐTQH trong tiếng Anh

+ Giáo viên có thê dạy và luvện cho học viên bằng cách nào và sử dụng các loại bài tập nào sao cho có hiệu quả về các vấn đề ngữ pháp tiếng Anh nói chung và các vấn đề ĐTQH nói riêng

Từ những băn khoăn trên, chúng tôi đã chọn đề tài với những mục đích sau:

- Xác định được những nét nghĩa cơ bản, đặc trưng có tính quy luật của ĐTQH tiếng Anh

Trang 8

- Rút ra được những cơ sở lý luận, những nét nghĩa tương đồng và dị biệt trong đối chiếu, so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt để đóng góp một phần kinh nghiệm trong giảng dạy và trong dịch thuật.

Về thực tiễn, luận văn của chúng tôi có những nhiệm vụ với những

ý nghid sau:

a- Miêu tả, phân tích một cách tổng hợp hệ thống ĐTQH tiếng Anh được sử dụng với tần số cao trong những phát ngôn cua người bản ngữ, đặc biệt là trong văn viết, dưới góc độ của người Việt đã học và đang giảng dạy tiếng Anh Điều này nham giúp cho học viên người Việt, vốn không quen với các loại phương tiện ngữ pháp của ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, có thể dễ dàng hiểu được vấn đề và tránh được rnột số khó khăn có tính loại hình trong quá trình tiếp thu và sử dụng chúng

b- Có thể chúng tôi chưa xác lập được những mô hình đồng nhất vể quan hệ tương ứng giữa các phương tiện biểu đạt ý nghĩa này trong hai thứ tiếng, nhưng qua phân tích so sánh - đối chiếu tổng hợp và khái quát hoá các hiện tượng, luận van sẽ đề xuất một số cấu trúc dịch theo cả hai chiều Anh sang Việt và Việt sang Anh

c- Luận văn nhấn mạnh đến vai trò của những tác tố cơ bản liên quan đến ý nghĩa của ĐTQH tiếng Anh và cũng như các phương tiện tương ứng trong tiếng Việt

Về mặt lý luận, luận văn có một số ý nghĩa sau:

a- Luận văn cung cấp một sổ tư liệu, ví dụ và một số kết luận có thể phần nào hữu ích cho vấn đề nghiên cứu loại hình - ngữ nghĩa: nội dung được biểu hiện bằng phương tiện, thao tác trong các ngồn ngữ khác nhau

Trang 9

b-Trong một chừng mực nào đó, luận án có thể có ích cho lý luận dạy tiếng Anh đối với học viên người Việt cũng như dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

c- ríhông qua việc phân tích các mô hình dịch các cấu trúc có liên quan đến ĐTQH theo hai chiều: Việt - Anh; Anh - Việt, chúng tôi cũng phần nào có thể đóng góp cứ liệu, nhận xét đối với lý luận dịch nói chung vì một lẽ, ngoài tiếng Anh ra, nhiểu thứ tiếng khác cũng có ĐTQH (ví dụ như tiếng Pháp)

Trên đây là những nhiệm vụ cơ bản của đề tài Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ có ý định trong bước đẩu này là đặc tả riêng từng nhóm:

"pieposition + ĐTQH" (Giới từ + ĐTQH)

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:

7 Phươns pháp thống kê

Phương pháp này là một công cu ưa dùng của các ngành khoa học

tự nhiên cũng như xã hội

+ Thống kê nghĩa và các nét nghĩa của ĐTQH tiếng Anh qua từ điển, qua các sách ngữ pháp, qua các văn bản dịch và các tư liệu khác

+ Từ việc làm trên, chúng tôi sẽ cung cấp một số cứ liệu, giúp lập các bảng phân bố, cho phep xếp loại mốt cách khách quan các biến thể của các hiộn tượng, cho phép phát hiện các đặc điểm nào đấy trong cấu trúc ngôn ngữ hay về mức độ gần gũi, tương đương của các đối tượng đang khảo sát

Sau khi thống kê và xác định được những hình thức biểu hiện tương ứng trong tiếng Việt với càc câú trúc có ĐTQH tiếng Anh, chúng tôi cô

Trang 10

gắng xếp loại, đề xuất những mô hình cấu trúc phát ngôn tương ứng giữa hai thứ tiếng để dễ nhận diện.

Nếu trong tiếng Việt, các hình thức biểu đạt ý nghĩa có thể có khả năng thay thế nhau thì ngay trong nội bộ tiếng Anh cũng có hiện tượng cạnh tranh luân phiên giữa các ĐTQH Luận văn sẽ phân tích những thay đổi về giá trị ngữ nghĩa của cả cấu trúc qua việc luân phiên thay thế của các hình thức ngữ pháp này

2 Phương pháp phán tích và miêu tả

Ngoài việc miêu tả dạng thức hoặc chức năng ngữ pháp của ĐTQH, chúng tôi còn có nhiệm vụ phân tích để làm rõ được những đặc trưng cơ bản của các ĐTQH tiếng Anh trong phát ngôn qua văn cảnh, qua tình huống giao tiếp cũng như giá trị nội dung và giá trị hình thái của các cấu trúc mà chúng tham gia tổ chức để tìm ra những qui luật chi phối cách sử dụng chúng

Sau đó chúng tôi sẽ khái quát hoá các nhận biết và các kinh nghiệm

có được trong khảo sát, đối chiếu nhất là qua thực nghiệrn

3 Phương pháp QUÌ nap

Phưưng pháp này là phương pháp chủ yếu và bao quát của chúng tôi

để hoàn thành luận văn này Nghĩa là chúng tôi đi từ phân tích các ví dụ

cụ thể để rút ra những nét cơ bản chung của phạm trù ngữ pháp "ĐTQH trong tiếng Anh", để rồi sau đó có thể mô hình hoá được chúng Nói khác

đi, chúng tôi lập luận bắt đầu từ cái riêng đến cái chung, từ những trường hợp cụ thể đến phân loại khái quát Trong luận án của chúng tôi, cái riêng

là cái phát ngôn cụ thể có liên quan đến hiện tượng ĐTQH; còn cái chung

là quy luật về hành chức của các phát ngôn đó trong mối quan hệ ngữ pháp - ngữ nghĩa và giao tiếp

Tóm lại để thực hiện các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi áp dụng những thao tác so sánh - đối chiếu ngẫu nhiên giữa hai ngôn ngữ

Trang 11

Anh - Việt Việc so sánh đối chiếu ngẫu nhiên này cần được hiểu như là một thao tác phan tích mặt biểu hiện phạm trù ngữ pháp cụ thể trên các phát ngôn cụ thể, chứ không phải đi từ chính các phạm trù ngữ pháp này, càng không phải chỉ đi từ mặt lý luận, v ả lại, so sánh đối chiếu ở đây chỉ

có thể tiến hành theo một tiền đề mang tính loại hìnn của hai ngôn ngữ mà thôi

ở đây, chúng tôi xuất phát từ phưoiig tiện "ĐTQH" với các chức năng do chúng đảm nhiệm Cách so sánh này dựa vào luận điểm nổi tiếng

của F de Sausure: "một đơn vị vật chất tồn tại là nhờ nghĩa" So sánh đối

chiếu ngẫu nhiên tránh được cách nhìn tư biện hoặc áp đạt cho các hiện tượng vốn không cân bằng về từ loại giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt

Để tránh tư biện và chủ quan, chúng tôi dựa vào cái đã được xác

đinh (các ĐTQH trong tiếng Anh) để xác định cái cần tìm (sự tương ứng trong phất ngôn tiếng Việt).

Nói cụ thể hơn ở đây nghĩa là: chúng tôi dựa vào các phát ngôn có

sư dụng ĐTQH trong tiếng Anh để làm điểm xuất phát, để tìm các hình thức tương ứng trong tiếng Việt xét trong ý nghĩa tổng thể của toàn cấu trúc Sau khi đã xác định được hình thức đó trong cấu trúc cú pháp, chúng tôi lại phải phân tích đối chiếu theo chiều ngược lại: tức là lấy cấu trúc tiếng Việt đã được xác định làm gốc và cấu trúc tiếng Anh làm đối tượng Thực chất, đây là thao tác đối chứng

Để tiến hành một cách có hiệu quả, chúng tôi phải sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp nghiên cứu trên đây

IV BỐ cuc CỦA LUÂN VĂN

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được trình bày thành

ba chương với nội dung cơ bản sau:

Trang 12

một phương thức tiếp cận có tính "hướng ngoại" cho vấn đề, tức là dựa vào

các cấu trúc có ĐTQH tiếng Anh để xác định các hình thức biểu đạt có ý nghĩa đó trong tiếng Việt

CHƯƠNG 'Ù

NHŨNG ÌN HẬN BIẼT CÓ ĐƯỢC QUA CÁC VĂN BẢN CÓ SỬ DỤNG CÁC

ĐTQH TỪTIẾNG ANH (Q u a c á c b à n d ịc h từ t iế n g A nh s a n g tiế n g

V iệt).

Nhiệm VỊ1 của chương này là dựa vào những cấu trúc có ĐTQH trong câu tiếng Anh để đi tìm những hình thức tương ứng trong tiếng Việt, xét trong ý nghĩa của cả cấu trúc

CHƯƠNG IU

NHŨNG NHẬN BIẾT CÓ ĐƯỢC QUA CÁC VĂN BẢN DỊCH TỪTIẾNG

VIỆT SANG TIẾNG ANH ( Q u a c á c b à n d ịc h V iệ t - A nh).

Nhiệm vụ chính của chương trình này là kiểm nghiệm lại khả năng tải nghĩa của các hình thức tiếng Việt đã được xác định là tương ứng với ĐTOH trong chương hai qua chiều dịch ngược lại

Trang 13

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM VỀ ĐẠI TỪ QUAN HỆ (ĐTQH) TRONG TIẼNG ANH

VÀ CÁC CẤU TRÚC TƯƠNG ÚNG

1 Khái niêm chuns về đai từ quan hê

Trong tiếng Anh, chúng ta thường bắt gặp những câu có cấu trúc như sau:

(1) That’s the woman who saved my mother’s life.

(Đố là người phụ nữ (mà) đã cứu sống mẹ tôi)

(2) We are staying in a house whose owner is from England.

{Chúng tôi đang nghỉ trong một ngôi nhà (mà) chủ nhân (của nó) là người Anh)

(3) The teacher gave the test - papers to the students who were

present

cThầy giáo phát bài cho những sinh viên có mặt)

(4) The letter which we have just received is from my íather

(Bức thư (mà) chúng tôi vừa nhận được là của b ố tôi)

Trong các câu trên, mỗi câu đều có hai mệnh đề được liên kết với

nhau? nhờ các từ như: whn, whose, which Các từ này thuộc một mệnh đề phụ, trong tiếng Anh dược gọi là mệnh đề quan hệ (reỉative cỉause) Mệnh

đề này giải thích hoặc bổ nghĩa thêm cho tiền từ hay là danh từ hoặc đại từ đứng trưóc nó,

Ví dụ như trong câu (1) "who saved my mother's life" {mà cứu sống

mẹ tôi) xác định thêm cho chủ ngữ "the woman" Nếu không có thành phần này, đó chỉ là một câu "Dó ỉà người phụ nữ' và câu này chưa rõ

nghĩa

Trong câu (2) "vvhose owner is from England" bổ nghĩa thêm cho

"the house" Trong câu (3) "who were present" hạn định cho "the

Trang 14

students" Còn trong câu (4) "Which we have just received" (mà chúng tôi nhận được) có thể tương đương với tính từ "recent" (mới đây) cũng xác

định cho "the letter"

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, các từ: Who, whose, which này đểu thông qua tiền íừ (đại từ hoặc danh từ trước nó) để nối mệnh đề

phụ với mệnh đề chính Còn trong mệnh đề phụ thì bản thân chúng lại là một đại diện cho tiền từ với tư cách là một thành tố của mệnh đề phụ, đảm nhận một chức năng cú pháp ở đó Trong các ví du trên, ở câu (1): "Who"

ở đây là chủ ngữ của động từ "saved"', ở câu (2)"Who.se" là bổ ngữ xác định của "Owner"\ ở câu (3): "Which" ]à bố ngữ cua "Were present"', và ở câu (4) "Which" là bổ ngữ trực tiếp của "We have just receỉved".

Không chỉ thấy có trong tiếng Anh, mà trong nhiều ngốn ngữ Ấn-

Âu khác ta cũng hay gặp loại từ tương tự (Ví dụ như trong tiếng Pháp có qui, que, dont )

Cũng giống như trong tiếng Anh, các ngôn ngữ Ấn - Âu khác đều

xếp chúng vào nhóm từ loại là "Đại từ', và có tên gọi là Đại từ quan hệ -

"ĐTQH" - (Relative Pronouns) Chúng tạo nên một lớp từ, một tiểu hệ

thống quan trọng để đảm nhận chức năng liên kết (nối hai mệnh đề)

Trong một số ngôn ngữ khác trong đó có tiếng Việt hầu như khôr.g có lóp

từ này

Tóm lại ĐTQH ở các ngôn ngữ Ấn - Âu là gì?

Trước hết, các nhà ngôn ngữ học và ngữ pháp học châu Ẩu xếp chúng vào loại đại từ và là một loại đại từ đặc biệt Chúng có chức năng

cơ bản thứ nhất là có thể thay thế, đại diện một thành phần đã được nhắc tới Thành phần đó là tiền từ để đảm nhận một chức năng cú pháp trong

mệnh đề phụ (được gọi là mệnh để quan hệ: "relative clause") với mệnh

Trang 15

đề chính (main - clause) thông qua tiền từ Mệnh đề phụ quan hệ có chức

năng hạn định, giải thích, thuyết minh tiền từ đó

Trong nhiều ngôn ngữ Ấn -Âu, ĐTQH là phương tiện ngữ pháp rất quan trọng để biểu đạt tư duy ngày càng phức tạp của con người Thông

thường khi muốn phát triển thành phấn xác định (định ngữ) cho một yếu

tố nằm trong cấu trúc phát ngôn, người ta sử dụng tính từ hay một từ, một nhóm từ tương đương

Ví dụ:

+ a beautiful girl (1) (Cổ gái xinh đẹp)

Tính từ "beautiíul" bổ nghiã thêm cho danh từ "girl"

+ a girl with long hair (2) (Cô gái có mái tóc dài)

Nhóm từ "With long hair" (có mái tốc dài) xác định thêm cho danh

từ "girl"

Nhưng tư duy con người không dừng lại ở đó, người ta còn muốn

mở rộng các định ngữ này thành những mệnh đề để xác định đối tượng được nhiều hơn

Trong ngữ pháp các thứ tiếng Ả rập, câu quan hệ đưưc miêu tả như một phương thức định tính (qualiíication), cùng cấp độ với tính từ hoặc tổ hợp gồm giới từ và các thành phần đứng sau nó Xét về mặt cú pháp,

những cấu trúc đó là mệnh đề phụ quan hệ Tiếng Anh - Anh (British Engỉish) gọi là "Reỉative Clauses" Còn xét về mặt chức năng, các mệnh

đé phụ quan hệ có thể được coi ngang hàng với tính từ (vi nó cũng xác định, định nghĩa thêm cho danh từ) Và đó cũng là lý do tiếng Anh - Mỳ (American English) gọi mệnh đề phụ đó là mệnh đề tính từ (Adjective cỉnuses).

Trong luận văn này chúng tôi thống nhất dùng thuật ngữ Anh - Anh

để gọi tên: Mệnh đề quan hệ (Relative clauses)

Trang 16

Chúng ta có thể biểu hiện cấu trúc có ĐTQH theo mô hình sau:

Cũng đã có câu hỏi được đặt ra: tại sao không gọi các ĐTQH trên là

liên từ (Conịunction) hoặc từ nối (Connectors) vì nó có chức năng liên kết

cơ mà ? Grevisse nhấn mạnh sự khác nhau giữa ĐTQH và cac loại từ liên

kết là ở chỗ: ĐTQH có mang ngồi, số và giống {Riêng tiếng Anh không phân biệt giống, nhưng nó vẫn có ngôi và s ố của riêng nó)] thực chất ngồi

và số ở đây là ngôi - số của tiền từ và có chức năng ngữ pháp trong câu phụ

Ví dụ:

The man who lives next to my house is a doctor

ĐTQH "who" trong câu trên xác định cho tiền từ 'the man" và mang ngôi và số của Mthe man" đó là ngôi thứ ba số ít và nó có chức năng làm chủ ngữ trong mệnh đề phụ

Référovskaia, trong "Essai de Grammaire francsaise" (tiếng Pháp) cho rẳng đặc trưng của ĐTQH là qua chức năng đại diện (representative ỷunction) hoặc chức năng hồi chỉ (anaphoric/unction) kết hợp chức năng của thành phần liên kết để nối thành phần được xác định {tiền từ) vói

thành phần xác định là một nhóm từ được sắp xếp dưới dạng một mệnh đề Chính vì có chức năng éại' diện và hổi chỉ mà chúng được xếp vào loại các dại từ

Nhiều ĐTQH trong một số ngôn ngữ châu Âu vốn là đại từ nghi vấn (ĐTNV) được sử dụng trong ngữ cảnh đặc biệt là đứng sau tiền từ, còn các

ĐTNV thì sử dụng không có tiền từ (Trong tiếng Anh là các từ: Who, Which, Whose cỏn trong tiếng Pháp là các từ như: qui, que,quoi,dont ).

Trang 17

Điều quan trọng nhất là ĐTQH vừa thay thế tiển từ, vừa gắn nối một mệnh đề phụ vói tiền từ mà nó xác định, giải thích.

Ví dụ:

(1) Who stole my money?

(Ai đã ăn trộm tiên của tôiT)

(2) This is the person who stole my money

(Đây là người (mà) đ ã lấy trộm tiền của tôi)

(3) Which is your book?

ị Quyển sách nào của bạn ?)

(4) This is the book which I borrowed from my teacher.

(Đây là quyển sách mã tôi mượn của thầy giáo tôi).

Trong các ví dụ trên, "who" trong câu c u và Mwhich" trong câu (3)

là các đại từ nghi vấn (ĐTNV) vì trước nó không có tiền từ nào để nó xác định hết Còn "who"trong câu (2) và "which" trong câu (4) là các ĐTQH

vì chúng đứng sau danh từ "the person" và "the book" để xác định và

"who" ở câu (2) có chúc năng làm chủ ngữ ở mệnh đề tiếp sau, còn

"vvhich" ở câu (4) có chức năng làm bổ ngữ

Tóm lại, các ngổn ngữ có thể có những ĐTQH với nhiều dạng khác nhau, chúng có thể tham gia vào nhiều kiểu phát ngôn, nhưng đều có cung giá trị ngữ pháp: liên kết mệnh đề phụ vói mệnh đề chính Đặc trưng cơ bản của các ĐTQH là chức năng kép về ngữ pháp: vừa liên kết được hai mệnh đề, vừa đại diện thay thế tiền từ để tham gia tổ chức ngữ pháp của mệnh đề phụ với tư cách của một thành tố đảm nhận chức năng cú pháp cụ thể trong cấu trúc câu

2 ĐTQH tron s tiếng Anh

Trong ngữ pháp tiếng Anh, ĐTQH tạo thành một tiểu hệ thống với những đặc trưng từ pháp và cú pháp riêng Như đã nói trong phần trên cũng giống như các ĐTQH trong nhiều thứ tiếng châu Âu, các ĐTQH

Trang 18

tiếng Anh được sử dụng để nối mệnh đế phụ với mệnh đề chính Các mệnh

đề phụ này đưực gọi là mệnh đề phụ quan hệ và chúng có chức năng làm Iimh ngữ cho chính tiền từ ĐTQH tiếng Anh cũng vừa có chức năng làm

từ nối như liên từ đồng thời lại thay thế tiền từ trong cấu trúc của mệnh đề phụ

Xét về mặt cú pháp, các ĐTQH vừa làm phương tiện tổ chức cú

pháp, vừa làm chức năng dự báo thông tin ngữ nghĩa của câu (tức phát ngôn).

Tư duy của con ngưòi ngày càng phức tạp, cho nên để diễn đạt được

nó, người ta cần sử dụng ĐTQH trong các giao tiếp thông thường Tiếng Anh là một thứ tiếng có cấu trúc lời nói chặt chẽ, chính xác, các ĐTQH được sử dụng nhiều trong văn nói và nhất là trong van viết, vói nhiều ý nẹ,hĩa và chức năng khác nhau Đại từ quan hộ chiếm một vị trí quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh và là một tiểu hệ thống không thể thiếu được

Ta thấy trong hầu hết các sách ngữ pháp tiếng Anh đã và đang được dạy trong các nhà trường, không có cuốn nào thiếu phần các đại từ quan hệ và các mệnh đề quan hệ

Để thực hiện được chức năng thứ nhất của đại từ quan hệ là chức năng liên kết thì đại từ quan hệ cần phải có đối tượng để liên kết Đối tượng liên kết đó chính là mệnh đề phụ làm định ngữ mang nghĩa xác định, giải thích cho tiền từ

Ví dụ:

+ Mv sister, who lives in New York, has two children (1)

Trong câu trên, đại từ quan hệ là "Who" và đối tượng liên kết của

“who” là (who) lives in New York.

+ The instructions which the guiding book gives are very clear (2) Đại từ quan hộ "Whiah" trong ví dụ (2) có đối tượng liên kết là (which) the guiding book gives.

Trang 19

Chức năng thứ hai của đại từ quan hệ tiếng Anh là chức năng thay thế Do đó, nó cần phải có đối tượng để thay thế Đối tượng thay thế của

nó chính là tiền từ Tiền từ thông thường là một danh từ hoặc đại từ (đại từ nhân xưng như: you, her, him, ừ ; đại từ không xác định như: somebody, something ) đứng ngay trước nó.

Trong ví dụ (1) ở trên thì đối tượng thay thế của đại từ quan hệ

"who" là tiền từ "my sister" (chị gái tôi), còn trong ví dụ (2), tiền từ của đại từ quan hộ "whichM là "the instructions" (những lời chỉ dẫn).

Tuy nhiên, trong tiếng A rh cũng có trường hợp ĐTQH không có tiền từ Những trường hẹrp này chỉ xuất hiện trong các thành ngữ, châm ngôn hoặc tục ngữ

+ Who breaks, pays (tục ngữ Anh)

Nghĩa tương đồng tục ngữ tiếng Việt: (Bắn súng không nên phải đền đạn) Hoặc:+ Who knows most speaks least (tục ngữ Anh)

Nghĩa tương đồng tục ngữ tiếng Việt: (Quăn tử ẩn hình, tiểu nhân lộ tướng)

2.1 Các ĐTQH trong tiếm Anh

Các ĐTQH trong tiếng Anh là: Who, whose, preposition + whom, which, that, when, where.

2.1.1 ĐTQH " Who" và các biển thể của nó:

aỊ ĐTQH "Who" và các biến thể của nó {whom, to whom, for whom, by whom - etc ) đươc dùng:

ũị ) Đ ể thay th ế cho danh từ hoặc đại từ chỉ người (persons)

(Xác định và chưa xác định)

du-Ví du:

+ There is somebody ỵmọ wants to talk to you.

(Có ai đó (chưa xác định) (mà) muốn nối chuyện với ban)

ĐAI HỌC CU Ó C G I A I 17

Trang 20

+ The rticin whom you have just met is my brother.

(Người đàn ùng mà bạn vừa gặp là anh trai tôi)

+ Mr Lee, from whom we got this letter yesterday, has just come (Ông Lee (xác định) (mà từ ông ấy) chúng ta nhận được lá thư này ngày hôm qua, vừa mới tới)

a2) Đ ể thay th ế cho động vật khi người ta xét về khía cạnh "giống" (thường xuất hiện trong các câu truyện ngụ ngôn, cổ tích hoặc các động vật được coi như vật ciữĩg trong nhà (pets).

Ví dụ:

4- W hite Fang, who was half-dog, half-wolf, was greatly loved by

his master (J Lodon, White Fang)

(White Fang, (mà) nửa chó, nửa sói được ông chủ cực kỳ yêu quí) + 'ÍTiere was a wolf who wanted to eat her (Little Red Riding

Hood- Fairy Tale)

(Có một con sói (mà) muôh ăn thịt cô bé) (Cô bé quàng khăn đỏ - Chuyện c ổ tích)

a3) Đ ể thay cho những vật đã được nhân cách hoá (personi/ications)

Ví dụ: Oh, thou, Pamassus! Whom I now-survey (Byron, Childe Harold,

I, LX)

( 0 , Parnassus (đỉnh non cao) từ đây ta phóng tẩm mắt)

a4) Đ ể thay th ế cho tên những nước mà được coi tì ong về chính trị

và kinh tế

Ví dụ:

+ Romania, who was íormerly a poor agrarian country, is now

builđing a mighty industry

Trang 21

(Romania, (mà) đã từng là một nước nông nhiệp nghèo đối, giờ đây đang xây dựng một ngành công nghiệp hùng mạnh)

a5) Đ ể thay th ế cho những danh từ tập hợp ịcollective nouns)

Ví dụ:

The íamily, who were tired, withđrew

(Cả gia đình (mà) đã mệt, xin rút ỉui)

Lưu ý; Trong tiếng Anh hiộn đại ngày nay, "who" thường được dùng nhiều

hơn "that" khi tiền từ của nó là một dại từ nhân xưng

Ví du: He who .(tiếng Anh ngày nay: (Current English)

He th a t {chỉ còn được dùng trong sách văn học trước dây)

Cũng giống như vậy:

"Those who .” được dùng nhiều hơn "Those that "

bí Đai từ quan hê "Whose": “whose” đươc dùng để thay thế cho

tính từ sở hữu chỉ ngưòi (my, your, his, her, etc Đại từ quan hệ ' whose", không thay đổi dạng thức khi nó được dùnq với giốnạ đực, giống cái, sô ít, sô nhiều.

Whose không xuất hiện mà không có một danh từ thec sau trong

mệnh đề quan hộ

Ví dụ:

( ■ He's the man whose car was stolen

(Không dùng: "whose his car was stolen")

(2) She's the woman xvhose car was stolen.

(Không dùng: "Whose her car was stolen")

(3) They are the people whose cars were stolen.

(Không dùng: “Whose their cars were stoỉen”)

Trong ví dụ (1): {Anh ấy là người mà xe ô tô của onh ấy bị m ấ t) thi

tính từ sở hữu "his" đã được thay bằng ĐTQH "Whose" cũng tương tựnhư vậy trong ví dụ (2) (ví dụ về giống cái) và trong ví dụ (3) (ví dụ về số

Trang 22

nhiều, cả giống cái và cả giống đực) ĐTQH “whose” đã thay cho tính từ

sở hữu (TTSH) "her" và "their"

* Đôi khi người ta cũng dùng ĐTQH "Whose" để thay thế cho "của

nó" (its) (ngụ ý chỉ vật và động vật) Đay cũng chính là điều khác với

tiếng Việt

Ví dụ:

That's the house whose windows were broken (whose windows =

the window of which)

(Đố là ngôi nhà mà cửa sổ của Ỉ 1Ó bị gãy)

* ĐTQH "Whose" cũng còn được dùng kèm với những danh từ có

giới từ đi kèm

Ví dụ:

That's the man from whose house the pictures were stolen

ịĐó là người đàn ông mà những bức tranh bị đánh cắp từ nhà anh ta).

cì Đai từ quan hê "Whom"và "preposition + whom" (siới từ + ĐTQH whom) như: to whom, by whom, for whom, etc )

Người ta dùng đại từ quan hệ “vvhom” để thay thế cho người khi nó

có chức năng là tân ngữ danh từ (noun objects) hoặc đại từ tân ngữ (object pronouns) (Ví dụ: me, you, him, her, etc .) Thực tế ĐTQH “who”

thưòng được dùng thay thế “whom” trong văn nói, Mwhom" được dùng nhiều hơn trong văn viết

Ví dụ:

He’s the man who(mì I met (Đó là người đàn ông mà tồi đã gặp).

ĐTQH "whom" được dùng kèm với một giới từ (như to, by, for .) khi động từ trong mệnh đề phụ yêu cầu phải có một giới từ Người ta đặt giới từ trước ĐTQH "Whom" trong cách nói trịnh trọng, nghi thức (formal), còn trong cách nói không trịnh trọng (iníormal) thì giới từ thưừng được đặt sau động từ

Trang 23

Ví dụ:

+ She's the woman about whom we're talking (formal).

(Đố là cô gái mà chúng ta đang nói chuyện về).

+ She's the woman whom we re talking about (inỷormaỉ).

2.1.2 Đai từ quan hê ”which"

- Với chức năng là một ĐTQH, "which" điĩơc dùng thay thế cho vật hoặc động vật

Ví dụ:

+ That’s the cat which lives next door (1)

(Đó là con mèo (mà) (sống) ở nhà bên cạnh).

+ Here's the photo whỉch I took last holiday (2)

(Đây là bức ảnh (mà) tôi đã chụp tại kì nghỉ trước).

Trong câu (1), ĐTQH which thay thế cho động vật "the cat" (con mèo);

còn trong câu (2), nó thay thế cho một sự vật: "the photo" (bức ảnh)

-"Which" còn có thể thay thế cho cả một câu

Ví dụ:

They had to cross the border in front, which was quite difficult for

them

(Họ phải vượt qua biên giới trước mặt, điều này khá khó dôi với họ)

Trong câu này ĐTQH "whichM (điều này) thay thế cho cả một câu đứng trưóc nó Đổ là câu "They had to cross the border infront"\

- Khi tiền tứ m à ĐTQH thay thế ngụ ý chỉ cả người và vật thì qui

luật là: chúng ta nên dùng "thrĩt" Nhưng người ta vẫn có thể lựa chọn dùng ĐTQH nào tương ứng với tiền từ gần nó nhất

Ví dụ:

any thing or anybody who wasn't familiar to him (1)

( bất kỳ điều gì, bất kỳ ai, đều không hể quen thuộc đối với anh ta) hoặc anybody or anything whỉch wasn't familiar to him (2)

Trang 24

Trong ví dụ (1) anybody (bất kỳ ai) đứng gần với vị tri của ĐTQH

nhất, nên ta chọn ĐTQH "who"

Còn trong ví dụ (2) thì "anything" {bất kỳ cái gì) đứng sát vị trí của

ĐTQH, nên ta chọn "which"

2.1.3 Đai từ quan hê "that"

Đại từ quan hệ "that" được dùng để thay thế cho cả người hoặc cho

cả vật

Ví dụ:

- The man thai you saw there was a doctor.

(Người đàn ông mà bạn trông thấy ở đó là một bác sỹ)

- The book that youre reading is not very interesting.

(Quyển sách mà bạn đang đọc không hay lắm)

Thông thường, ĐTQH "that" hay được dùng hơn sau những câu so sánh tối ưu hoặc sau những từ, ngụ ý chỉ duy nhất có một

Ví dụ:

- This is the finest handwriting that ĩv e ever seen.

(Đây là nét chừ dẹp nhất (mà) tôi đ ã từng thấy)

- We vvere the first that visited the exhibition.

(Chúng tôi ỉà những người đầu tiên (mà) đỡ tham quan cuộc triển lãm)

- She was the only student that did not greet the teacher.

(Cô ta là người duy nhất (mà) đ ã không chào giáo viên.

2.1.4 Đai từCỊUãn hê i ”When" và "Where"

* ĐTQH “when” được dùng để thay thế cho một danh từ có ý nghĩa

về thời gian hoặc một khoảng thòi gian:

Ví dụ:

- We are now in an age when medicine is very plentiful

(Chúng ỉa đang ỏ trong một thời đại mà thuốc thanq rất phong phú)

Trang 25

- The who)e world is hoping for the time when a cure for cancer will

be discovered

(Toàn thế giới đang hy vọng một thời kỳ mà một phương pháp chữa

bệnh ung thư s ẽ được khám phá)

* Đại từ quan hệ “where” được dùng để thay thế cho một danh từ

chỉ vị trí, nơi chốn hoặc một lĩnh vực trừu tượng (iabstract area or/ield)

Ví dụ:

- It's very interesting to visit a hospital laboratory where there is a

lot of sophisticated equiment

(Thật thú vị khi tham quan phòng thí nghiệm ỏ bệnh viện (mà ỏ đó)

có rất nhiều thiết bị tinh xảo).

We can expect progress in the medical íìeld, where new

discoveries are made veryday

(Chúng ta có thể mong đợi nhữnẹ tiến bộ trong lĩnh vực y khoa (mà

ở đó) hàng ngày đều cố những phát hiện mới).

2.2 Các chức nâng cú pháp của ĐTQH

Ta cần hiểu chức năng ngữ pháp của ĐTQH ở cả hai cấp độ: cấp độ

câu và cấp độ mệnh đề

ở cấp độ câu, ĐTQH đảm nhận một chức năng rất quan trọng: đó

là nối kết mệnh đề phụ với mệnh đề chính thông qua tiền từ Còn ở cấp độ

mệnh đề, cũng như các loại đại từ khác, ĐTQH đảm nhận chức năng đại

diện, thay thế của đại từ Với chức năng này, ĐTQH có thể làm chủ ngữ

(S); bổ ngữ trực tiếp (DO); hoặc bổ ngữ gián tiếp (10) Chúng ta sẽ lần

lượt xem xét các chức năng này của ĐTQH

2.2.1 Chức n ăm chủ ngữ của ĐTOH.

Giống như tất cả các mệnh đề, mệnh đề quan hệ (relative clause)

cũng có chủ ngữ và động từ Do đó các ĐTQH: who, Vi7lich, that được

Trang 26

dùng làm chủ ngữ Chung đều xuất hiện sau tiền từ, thay thế cho tiền từ và làm chủ ngữ trong mệnh đề phụ Trong những trường hợp này, ĐTQH chia theo số và ngôi của tiền từ mà nó thay thế.

Ta cần chú ý là ta không thể bỏ ĐTQH khi chúng có chức năng

làm chủ ngữ và ta không dùng đại từ chủ ngữ (subject pronoun) trong

mệnh đề phụ trong đó đại từ quan hệ đã là chủ ngữ

ơ ví dụ (1) và (2) ta khônq dùng:

A person who he alvvays tells jokes

The house thơt it has been damaged

Như đà nhận xét ở phần (2) rằng: đôi khi ĐTQH không có tiền từ,

%

tức là vói giá trị không xác định cũng vẫn làm chủ ngữ của mệnh đề phụ

Tliườr.g chỉ có ĐTQH "who" xuất hiện trong những trường hợp này Khác với các mệnh đề phụ được nối dẫn bằng "who" có tiền từ, các mệnh

đề phụ này thường là các thành phần của mệnh đề chính và hay đảm nhận chức nãng chủ ngữ Cấu trúc thường gặp ở khả năng đặc biệt này của

"who" có mô hình sau:

Trang 27

Who + V| + ( 0 2) + V] + 0 |

Đại từ "who" không có tiền từ thường được dùng chủ yếu trong ngôn ngữ văn học, trong các cụm từ cố định, trong các câu tục ngữ châm ngôn Trong những trường hợp này, “who” thường chỉ người với ý nghĩa khái quát, không cụ thể (ai, người .mà)

Ví dụ:

Who drinks vvill drink again (tục ngữ Anh).

(Nghĩa đen: Ai mà uống rượii một lần rồi s ẽ có lẩn lại uống nữa) (Nghĩa bóng: Khi người ta lần đầu làm được một việc gì đó rồi thì

s ẽ tiếp tục làm nữa).

(Nghĩa tương đồng trong tiếng Việt: "Quen mui thấy mùi ăn mãi'').

Trong ví dụ trên "who" là chủ ngữ của "dnnks" và cả mệnh đề

"who drinks" làm chủ ngữ của cả câu: "will drinks again"

2.2.2 Chức năng bổ nsữ của ĐTOH

a/ “Who(m); which; that” làm b ổ n 2 Ữ trực tiêb (DO) của mênh đề ợuan hê.

Người ta dùng các ĐTQH đó để thay thế cho tân ngữ là danh từ

(noun objects) hoặc tân ngữ là đại từ (object pronouns: me, him, you etc ) Người ta thường dùng “W ho” thay cho “W hom ” trong văn nói (còn

‘ W hom” trịnh trọng hơn “W ho” rất nhiều và thích hợp cho lối viết trịnh trọng)

Các đại từ không thay đổi dạng khi chúng thay thế cho tân ngữ là giống đực hay giống cái; sô ít haỵ số nhiều

Ví dụ:

He's the man who(m)lthat I met (1)

(Ta khòng nói: He's the man who(mìlthat I met him)

Trang 28

Trong ví dụ trên, ĐTQH "who(m)" hoặc "that" đã thay thế cho tân ngữ là "him” trong mệnh đề sau nên trong mệnh đề đó ta không phải giữ lại tân ngữ "him" nữa.

Ví dụ:

Those are the photos which (that) I took last week (2).

(Đó là những bức ảnh (mà) tôi đ ã chụp tuần trước).

ở ví dụ (2), "which" hoặc "that" thay thế cho tân ngữ "photos" ở mệnh đề sau

Nếu như ta không thể bỏ các ĐTQIĨ khi chúng lam chức năng chủ ngữ, thì khi chúng làm chức nãng bổ ngữ, người ta thường bỏ chúng đi (đạc biệt là trong văn nói) Nghĩa là câu (1) và (2), ngưòi ta sẽ thường hay nói như sau:

(1) He's the man I me:

(2) Those are the photos I took last week

b/ íí'Who(m), which, thai” làm b ổ ngữ gián tiếv ịỉO) của mênh đề quan hê (MĐQHÌ

Khi động từ trong MĐQH có kèm theo sau một giới từ thì tân ngữ

đi sau giới từ đó là bổ ngữ gián tiếp (indirect object), và khi chúng ta sử

dụng các ĐTQH Who(m), Which, That để thay thế cho bổ ngữ đó thì

chúng cũng có luôn chức năng là làm bổ ngữ gián tiếp trong mệnh đề quan hệ

Ví dụ:

- He's the person who(m) that I wrote to (1)

(Anh ấy là người mà tôi đã viết thư cho).

- That's the chair whichỉthat I sat on (2)

(Đó là cái g h ế mà tôi đã ngồi lên).

Trang 29

Trong ví dụ (1) động từ "wrote" có giới từ "to" đi kèm theo vì vậy

Who(m) hoặc That có chức năng làm bố ngữ gián tiếp của giới từ "to" Còn trong ví dụ (2), WhichlThat làm bổ ngữ gián tiếp sau giới từ "on".

Trong đàm thoại và văn viết bình dân (in/ormal writing); người bản

xứ thường đặt giới từ trong mệnh đề quan hệ ở cuối câu và họ thường bỏ

ĐTQH

Ví dụ:

- Mary ỉikes people she feels comíòrtable with (a) (informaỉ)

(Mary thích những người mà cô ấy cảm thấy thoải mái (với).

Sau đây là những cách viết tương đương mang tính trịnh trong hơn của câu này:

- Mary likes people that she feels comíortable with (b)

Còn ĐTQH Which/That thay cho bổ ngữ là vật, ta cũng có các cách

nói như sau:

Ví dụ:

- This is the music I like listening to ( bình dân nhất) (1)

(Đảy là bản nhạc mà tôi thích n%he).

- This is the music thai I like listening to (2)

[Trịnh trọng hơn (ỉ)]

- This is the music whỉch I like listening to (3)

[Trịnh trọng hơn (2)]

Trang 30

- This is the music to which I like listening to (4)

[Trịnh trọng nhất]

Như vậy, khi các ĐTQH làm chức năng bổ ngữ gián tiếp (sau giới từ), người ta có những cách diễn đạt khác nhau tuỳ thuộc vào cách thức nói bình dân hay trang trọng

2.3 ĐTQH với mênh đề CỊuan hê (reỉative cỉauses)

Như đã đề Cìp trong phần 1 (Khái niệm chung về ĐTQH), MĐQH

là mệnh đề phụ thuộc bổ nghĩa danh từ và đại từ Chúng được giới thiệu

bằng các ĐTQH: who, whom, whose, which và that hoặc bởi when và where Câu có mệnh đề quan hệ được xem là kết hợp của hai câu.

Trong tiếng Anh mệnh đề quan hệ có thể được chia thành hai loại: mệnh đề xác định và mệnh đề không xác định

+ Mệnh đề quan hệ được dùng để xác định (phân biệt nẹười hay vật này với vật khác; cung cấp những thông tin cần thiết mà ta không thể bỏ qua được) thì được gọi là mệnh đ ề xác định ịdeỷining clauses).

Mệnh đề "who we met during our holidays" xác định cho "the

people" {những người là những người nào) Mệnh đề đó được gọi là mệnh

đề xác định

- The wallet (vvhichỉthat) I lost has been found.

Mệnh đề "I lost" là mệnh đề xác định vì nó xác định cho "the vvallet" (cái

ví nào? - Cái ví mà tôi mất).

Trang 31

Nếu ta bỏ mệnh để "who we met during our holidays" hay "I lost" thì câu sẽ không còn diễn đạt được ý nghĩa đầy đủ nữa Vì thế mệnh đề đó

là cần thiết cho ý nghĩa của câu

+ Mệnh đề quan hệ không được dùng để xác định điều gì đó mà

đơn giản chỉ cung cấp thông tin phụ được gọi là mệnh đề không xác định (non -de/ining cỉauses) Nếu ta bỏ những mệnh đề kiểu đó đi thì nó không

kề ảnh hưởng đến nghĩa của cả câu

Nếu ta bỏ mệnh đề ”who can type veryỷast" hay "which is availabỉe

in every countìy in the worỉd" thì không hề ảnh hương đcn nghĩa của hai câu trên Người ta vẫn biết được "Người thư ký đố" là ai vi nó đã được xác định bằng từ "m<ri' ; còn tạp chí ta vẫn biết đó là tờ tạp chí "Time", Do đó,

hai mệnh để đó là mệnh đề không xác định

* Lưu ý về cháỉrĩ câu và phát âm:

Trong lời nói, mệnh đề xác định không có khoảng dừng nào cả

trước huy sau nó Vì thế nó không đươc đặt giữa hai dấu “phây” khi viết

Còn mệnh đề không xác định thì nó có khoảng dừng trước và sau nó

Trong văn viết, nó phải được đặt giữa hai dấu “phẩy”.

Ví dụ:

(1) My brother who is in Canada is an architect.

Trang 32

(2) My brother, (dừng) who is in Canada, (dừng) is an architect (Anh trai tôi (người mà) ở Canada là kiến trúc sư)

ở câu (1): mệnh đề "who is in Canada" là mệnh đề xác định, nó không được đặt giữa hai dấu “phẩy" khi viết và khi nói, nó không có

khoảng dừng trước và sau Mệnh đề đó có ý nghĩa xác định cho "my

brother" (ngụ ý chỉ: tôi có hơn một người anh trai và một trong s ố những người anh trai của tôi hiện ở Canada là kiến trúc sư).

Còn ở câu (2), cũng là mệnh dề "who is in Canada" nhưng trong câu này, nó là mệnh đề không xác định, nó được đặt giữa hai dấu “phẩy”

và khi nói có khoảng dừng trước và sau nó Nó là mệnh đề không xác định

là vì nếu bỏ nó đi, không có ảnh hưởng gì đến nghĩa của câu, người nghe

vẫn biết được "ngưòi anh trai của tôi” vì câu này ngụ ý: tôi chỉ cố một người anh trai duy nhất Còn thông tin ''anh ấy ở Canada" chỉ là thông tin

- He asked a lot of questions (,) which were none of his business(,)

and annoyed everybody

(Anh ta hỏi rất nhiều câu hỏi mà không hê liên quan đêh anh ỉa - vờ làm mọi người rất bực mình).

ở câu trốn, mệnh đề "which were none o f his business" có thể vừa

là mệnh đề xác định, cũng có thể vừa là mệnh đề không xác định Nếu

không có dấu phẩy thi đó là mệnh đề xác định và câu có nghĩa là "Anh ta hỏi nhiều câu hỏi, trong đó cố những câu hỏi không liên quan đến anh ta làm cho mọi người bực mình" Còn nếu có dấu phẩy thì đó là mệnh đề

Trang 33

không xác định và có nghĩa là: "Anh ta hỏi rất nhiều câu hỏi và tất cả những câu hỏi đố làm cho mọi người bực mình".

Do đó, nếu trong văn nói, ta phải nghe xem có khoảng dừng hay không có khoảng dừng trước mệnh đề để xác định đó là loại mệnh đề nào; còn trong văn viết, có đặt dấu phẩy hay không, đôi khi chính ta phải tự xác định lấy

3 M ôt s ố nét tươns đổng và di biét tron s so sánh đói chiếu Đ TQ H trone tiếng Anh với tiếng Viêt.

3 1 Vấn đề "ĐTQH” ợua các công trình nghiên cứu ngữ pháp tiêhs Viêt

Khác với tiếng Anh và các thứ tiếng Ân, Âu, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, các quan hệ cú pháp trong cấu trúc phát ngôn thường được biểu hiện bằng các hư từ, các yếu tố từ vựng và trật tự trực tiếp giữa các thành tố

Để diễn đạt những cấu trúc kiểu câu phức có mệnh đề phụ quan hệ, tiếng Việt phải sử dụng một số phương thức riêng Nhiều cuốn ngữ pháp tiếng Việt thưỡng bỏ qua phạm trù này Cho đến nay, háu như chưa có tác

giả nào đề cập đến vấn đề "Đại từ quan hệ" tiếng Việt một cách có hệ

thống

Trong số một vài tác giả có đề cập "ĐTQH" tiếng Việt, chúng ta

không thể không kể đến tác giả Trương Vĩnh Tống (Trong "Việt Nam văn pharrí’ 1932 - Sài Gòn trang 293-296) ông đã xếp Đại từ quan hệ (relative pronoun) thành một loại từ riêng biệt trong tiếng Việt Sau khi nêu định

nghĩa của ĐTQH, tác giả đã xếp đuợc ba kiểu "ĐTQH" trong tiếng Việt

Thứ nhất là "biểu đại mạo từ xác định trước tiền từ mà mệnh đề' xen

kẽ giải thích hoặc xác định" Theo tác giả, từ "cái" là mạo từ xác định để

tạo ra các "ĐTQH"

Loại "ĐTQH" thứ hai là sử dụng từ "là" trước các từ xưng hô

Ví dụ : kẻ - là kẻ; con - là con; người - là người; cái - là cái

Trang 34

Loại từ thứ ba là sử dụng từ "mà" khi tiền từ là một đại từ không xác

định như "ai", "kẻ nào", "người" hoặc trong những thành ngữ như: "luật

mà không có ban hành thì không có buộc".

Theo định nghĩa về "ĐTQH" do chính Trương Vĩnh Tống đưa ra thì

cả ba trường hợp nêu trên không thể gọi là ĐTQH được Loại thứ nhất, từ

"cái" mà chính tác giả này gọi là mạo từ chứ không phải ĐTQH Chúng ta

có thể nói "cái - này, đó, kia " mà không cần mệnh để phụ xen kẽ Còn

"mệnh đề xen kẽ giải thích hoặc xác định của mệnh đ ề chính" không thể là

ĐTQH được

"Là + từ xưng hô" trong loại thứ hai không phải là một từ mà là một

thành ngữ "expression", chỉ một kiểu đồng vị ngữ, giải thích cho danh từ hay dại từ hạt nhân, vì vậy không thể gọi là ĐTQH được Loại thứ ba sử dụng từ "mà" đáp ứng được hai tiêu chí làm từ liên kết hai mệnh đề và thay thế cho tiền từ trong mệnh đề phụ

Tuy nhiên, tác giả chỉ coi là ĐTQH từ "mà" trong các ví dụ có sử dụng tổ hợp: "mà thì " chỉ điều kiện hoặc chỉ quan hệ nhân quả Trong những trường hợp này, "mà" mang giá trị của liên từ hơn là giá trị của ĐTQK

Một nhóm tác giả khác là Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy

Khiêm - Trong "Việt Nam văn phạm" (Nhà sách Tân Việt - không có năm xuất bản - trang 44) có nói đến một loại mệnh đề phụ chỉ định tiếng túc từ

như:

- Chị ấy bán chiếc xe mã chị ấy mua nám ngoái.

- Cô gái mà anh nói hôm nọ, hôm nay gọi điện đến.

Những mệnh đề này có thể tương đương với các mệnh đề phụ quan

hệ trong tiếng Anh, nhưng các tác giả này lại dè dặt vì theo họ chúng

"thường được nối với tiếng mà nó chỉ định bằng liên từ m à” chứ không gọi

là ĐTQH

Trang 35

Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt bỏ qua vấn

đề "ĐTQH" Nhiều tác giả, trong đó có Diệp Quang Ban [2], Hoàng Trọng Phiến [18] Nguyễn Anh Quế [20] có đề cập đến khả náng liên kết của

từ "mà" như hư từ nhưng không tác giả nào xếp "mà' là ĐTỌII cả.

3.2 Môt vài hình thức liên kết đinh nsữ với danh nsữ truns tâm trong tiêhs Viêt:

Vậy trong tiếng Việt có tồn tại các ĐTQH hay không? Việc các tác giả ngữ pháp không bàn đến ĐTQH có ngụ ý rằng trong tiếng Việt không

có một hệ thống ĐTQH riêng biệt Tuy nhiên, để diễn đạt những tư duy phức tạp, để giải thích, thuyết minh một thành tố nào đó trong phát ngôn, người Việt cũng cần phải sử dụng một số phương thức vừa có khả năng đại diện, thay thế thành tố đó, vừa có khả năng liên kết các mệnh đề chính phụ

Ví dụ:

(1)- Bài tập (mà) thầy giáo ra hôm nay khó quá.

(2)- Họ nói chuyện với những người đã đến đây tuần trước

Trong câu (1): "bài tập'' là chủ ngữ của "khó quá" hai thành phần này có thể tạo thành mệnh đề ''bài tập khố quá'' (chủ ngữ + vị ngữ) Để

mở rộng cấu trúc, bổ sung thành phần giải thích cho "bài tập" (bài tập

nào?), người nói sử dụng hoặc từ "mà" hoặc hình thức "ze’ro" để nối động

ngữ "thầy giáo ra hôm nay" với danh tù trung tâm "bài tập".

Trong ví du (2), "họ nói chuyện với những người" có thể là một mệnh đề Động ngữ "đã đến đây" được nối với "những người" và làm định

ngữ cho danh từ trung tâm đó Nếu phân tích theo mô hình ĐTQH như

tiếng Anh và xét trong cấu trúc cú pháp ngữ nghĩa, "những người” có thể được coi là chủ ngữ của "đã đến đây" và hình thức ze’ro hoặc hư từ chỉ thời thể "đã" cho phép "những người" vừa làm bổ ngữ của "nói chuyện", vừa làm chủ ngữ của "đã đêh"

Trang 36

Một số tác giả coi đây là một trong những khả năng của hư

từ "mà" (như Hoàng Trọng Phiến[19], Nguyễn Anh Quế [20], Phan Ngọc [17] ) nhung ngoài cách đùng đặc biệt này của "mà", những phương thức nào khác có thể tham gia tổ ch.íc các phát ngôn loại này nữa không? Trong khi diễn đạt, nhiều người có thể vì bị ảnh hưởng của một ngoại ngữ nào đó, hoặc vì muốn biểu đạt thật sáng rõ cấu trúc phát ngôn nên hay sử dụng từ "mà" Qua đó người đọc hay người nghe dễ nắm bắt được ý nghĩ của phát ngôn Tuy nhiên những cấu trúc đó thường nặng nề, khó được văn phong chuẩn mực chấp nhận

Ví dụ:

- Tôi vẩn chưa làm xong bài tập Ị ma thầy giáo ra hôm qua.

Hay - Anh ta về thăm thành phố (nơi) mà anh ta đã sinh ra và lớn lên.

Những cấu Iróo kiểu này ta thường hay gặp trong văn nói hay trong các bài tập của học viên dịch từ ngoại ngữ sang tiếng Việt Trong một số

trường hợp, các cấu trúc này mang dáng dấp "văn tây" Tuy nhiên nó

cũng đã trở thành một khả năng diễn đạt trong tiếng Việt

Cũng như đại đa số các tác giả ngữ pháp tiếng Việt, chúng tôi thấy tiếng Việt hầu như không có một lớp từ, một tiểu hệ thống ĐTQH riêng biệt Tuy vậy, một số hình thức, phương tiện biểu đạt trong tiếng Việt có thể mang giá trị tương đương như ĐTQH hoặc của các cấu tiúc có ĐTQH trong tiếng Anh Những hình thức đó thường được sử dụng để dịch các cấu trúc tiếng Anh có ĐTQH sang tiếng Việt hoặc ngược lại những cấu trúc tiếng Việt có các phương tiện đó cũng được dịch sang tiếng Anh bằng cấu trúc có ĐTQH Theo chúng tôi thì những hình thức này không phải là ĐTQH Chúng tôi tạm goi đó là những hình thức tiếng Việt có ý nghĩa tương ứng với ĐTQH trong cấu trúc cú pháp tiếng Anh

Trang 37

Và đây cũng chính là những đặc điểm có tính loại hình của ngôn ngữ tiếng Việt, khác với tiếng Anh, - một loại hình vừa mang tính tổng hợp, vừa mang tính phân tích.

Tất cả những gì chúng tôi đã trình bày trong chương này chỉ là một

"bức tranh khái quát" về ĐTQH trong tiếng Anh và giới thiệu một số nét

tương đổng và dị biệt trong so sánh đối chiếu với tiếng Việt Vấn đề này còn có thể được khai thác và tìm hiểu sâu hơn nữa nhưng chúng tôi xin giành phần đó cho một công trình nghiên cứu caơ hơn, quy mô hơn

Trang 38

CHƯƠNG II

n h ũ n g n h ậ n b i ế t c ó đ ư ợ c q u a c á c v ă n b ả n c ó s ử d ụ n g

CÁC ĐTQH TỪ TIẾNG ANH SANG TIÊNG VIỆT

(Qua các văn bản dịch đã được in ấn)

1 Phản loai các hình thức tiếng Viêt tương ứns với cấu trúc có ĐTOH tron2 tiếne Anh.

Như đã nói ở trên, trong tiếng Việt hầu như không có riêng một hệ thống ĐTQH như trong tiếng Anh Các cấu trúc phát ngôn theo kiểu câu phụ quan hệ có thể được tổ chức theo trật tự tuyến tính và bằng các hu từ

Trong chương này, chúng tôi thử khảo sát đối chiếu các cách chuyển dịch ý nghĩa ĐTQH từ tiếng Anh sang tiếng Việt để có thể rút ra một số nhận xét sơ bộ về vấn đề này

ở đây, chúng tôi lấy ngữ liệu từ bốn chuyện ngắn Ấn Độ được viết nguyên bản bằng tiếng Anh và đã được nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội

dịch (nám 1987) (tác giả dịch là Nguyên Tâm - Hiệu đính Văn Minh - Nhà xuất bản Tác phẩm mới).

Chúng tôi chọn ra trong bản gốc những câu có ĐTQH và những câu tương ứng trong bản dịch tiếng Việt để so sánh - đối chiếu

Trước hết, chúng tôi thống kê các hình thức tiếng Việt đưníc sử dụng

để dịch ĐTQH tiếng Anh sang tiếng Việt Chúng tôi thống kê các "hình thức tương ứng với cấu trúc ĐTQH" dựa vào cấu trúc gốc có trong tiếng

Anh Công việc đầu tiên là chúng tôi xác định những cấu trúc có ĐTQH trong bản gốc rồi tìm cấu trúc tiếng Việt đã được sử dung để dịch cấu trúc tiếng Anh đó Từ những số liệu thống kê này, chúng tôi lập thành bảng phân bố các hình thức tiếng Việt để dịch ĐTQH hoặc cấu trúc có ĐTQH tiếng Anh trong một số tác phẩm song ngữ Trên cơ sở đó chúng tôi có thể

Trang 39

xác định được những hình thức tương ứng theo tần số xuất hiện trong các bản dịch.

Để có được một cách nhìn tổng quát về các hình thức sử dụng cho việc dịch các cấu trúc có ĐTQH tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi xin giói thiệu bảng thống kê những ngữ liệu thu thập được qua bốn chuyệnngắn Ấn Độ bằng tiếng Anh

Bảng 1: Phân bố chung về các hình thức tiếng Việt được sử dụng

các cấu trúc tiếng Anh có ĐTQH trong chuyện: "The letter" ịLá thư) của DHUMKETƯ do Nguyên Tãm dịch (NXB Ngoại văn Hờ Nội 1987) trang 80-99

Trang 40

Bảng 2; Phân bố chung về các hình thức tiếng Việt được sử dụng để dịch các cấu trúc tiếng Anh có ĐTQH trong chuyện: "The Umbrella"(Cííí ó)

của KWJA AHMAD ABBA" - Nguyên Tâm dịch ịNXB Ngoại văn Hà Nội -1987) trang 4-23

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w