1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của một xã châu thổ sông Hồng Xã Phụng Thượng (Hà Tây) từ năm 1945 đến 1995

245 696 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 26,51 MB

Nội dung

Trong đó có một vài công trình đcĩ được công bố: Lùng Yên s à tử truyền thống đến hiện đại vù so súnh với những biến đổi nông thôn Hùn Q uốc Jeong Nam Song, 1996, Vietnamese Vilỉages itì

Trang 1

Đ ẠI HỌC QUỐC G IA HÀ N Ộ I

TRƯỜN G ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHẢN VĂN

BIẾN ĐỔI C ơ CÂU KINH TÊ - XÃ HỘI CỦA MỘT

XÃ CHÂU THỔ SÔNG HỔNG: XÃ PHỤNG THƯỢNG

(HÀ TÂY) TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1995

Chuyên ngành: L ịch sử V iệt N a m

M ã số: 5 0 3 1 5

L U Ậ N Á N T IẾ N S Ĩ LỊC H s ử

Người hướng dản khoa học

1- GS PHAN ĐẠI DOÃN 2- PGS.TS NGUYỄN VĂN KHÁNH

/< T y L o ù t

-HÀ NỘI, NĂM 2002

B U I H O N G V A N

Trang 2

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các sô liệu, kết quả được trình bày trong luận ủn lù trung thực vù chưa từng được ai công b ố trong bất kì một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15/02/2002

Nghiên cứu sinh

BUI HÒNG VẠN

Trang 3

đã đến cái đích cần đến của cuộc dòi Có được thành quả n hư ngày hôm nay, bén cạnh sự nỗ lực cô gắng của bản thán, tác giả bản luận án này đã nhận dược sự úng

hộ, giúp đờ to lớn vé tinh thần và vật chất tù những tập thể, cá nhản trong cuộc hành trình kiếm tìm tri thức của mình.

' Ăn quả nhớ kẻ trổng c á ỳ \ trước hết tỏi xin bày tỏ lòng biết ơn sáu sắc đối với GS.NGND Phan Đại Doãn, PGS.TS Nguyễn Vãn Khánh - hai người thầy kính yéu -

đã dìu dắt tói trong suốt chặng đường qua Tỏi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô trong khoa Lịch sứ, írưòng Đại học Khoa học Xã hội và N hản vãn, Đại học Quốc giũ Hà Nội trong quá trình đào tạo ở khoa, Tác giả trán trọng cám ơn những ỷ kiến quý báu của PGS.TS Nguyền Quang Ngọcy TS Hoàng Hồng, TS Nguyễn Văn Kim, PGS.TS Phạm Xanh, PGS.TS Nguyền Trí Thư, TS Trương Thị Tiến, TS Nguyễn Đình Lêy PGS Lé Mậu Hãĩiy TSKH Nguyên Hải Kế, TS Vũ Vàn Quản, TS Làm Bá N am , TS Vù Quang H iển, GS Đinh Xuán Lám, PGS.TS Đỏ Quang Hưng, PGS.TS Trần Đức Cường, PGS.TS Nguyễn Ngọc Coy PGS.TS Nguyễn Vãn Nhật, TS Trần Hữu Đ ính, PGS.TS Trịnh N h u, PGS.TS Đinh Thu Cúc, PGS.TS Nguyễn Đình Lễy GS.TS Nguyễn Trí Dĩnh, TS Phạm H uy Vinh, TS Đoàn Khải, TS Nguyễn M ạnh Hà, PGS.TS Dưong Xuân Ngọc, TS Nguyễn Vãn Duy TS Lé Vãn Thịnh, TS Vũ Thị Hoày v.v cho bấn luận án hoàn thiện hon.

Tói xin chán thành cám ơn Phòng đào tạOy trường Đại học Khoa học X á hội

và Nhán văn; Ban giám hiệu, Bộ môn LSĐ-CNXHKH, tô LSKTQD và các phòng ban của truòĩìg Đại học Thưong mại t ì à Nội đã tạo điêu kiện thuận lợi cho bản thân trong quá trình đào tạo Tôi củng xin gửi lòi cám ơn Đãng uỷy u ỷ ban và nhản dán

xã Phụng Thượng; cám ơn óng Dương Đáng N inh (Bí thư Đảng uỷ), anh Hoàng Tiến Dũng (Trưởng ban Vãn hoá - Thông tin) x ã Phụng Thượng, anh Trần Vãn Ẩm {cán bộ nghiên cứu lịch sửy Ban Tuy én giáo, Huyện uy huyện Phúc Thọ) và 2 sinh vién khoa Sủy trường Đại học Khoa học X ă hội và N hản văn (Nguyễn Vàn Triệu và Nguyễn H ải Yến) đã giúp đỡ tỏi rất nhiều trong điêu tra, khảo sát, thu thập tài liệu ỏ địa phương Cuối cùng - n h ư cha ông ta nói: ”c ủ a chồngy cóng vợ” - tôi không th ẻ quên công sức người bạn đời của tói là Lé Thị Phương, dã chấp nhạn mọi gian khổ,

hy sinh đẻ giúp tôi “công thành, danh toại'7

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2002

B ùi H ỏng Vạn

Trang 4

Trang phụ bìa 2

Lời cam đoan 3

Mục lục 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỂ XÃ PHỤNG THƯỢNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 1.1 Điều kiện tự nhiên và sự phát triển làng xã 17

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.1.2 Sự hình thành, phát triển làng xã 20

1.2 Tinh hình kinh tế - xã hội 21

1.2.1 Về kinh tế 2 1 1.2.2 Về văn hoá, xã hội 30

Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI PH Ụ N G THƯỢNG TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐEN 1959 2.1 Cơ cấu kinh tế - xã hội trong thời kỳ 1945 - 1954 43

2.1.1 Những biến đổi kinh tế 43

2.1.2 Những biến đổi xã hội 52

2.2 Cơ cấu kinh tế - xã hội những năm 1954-1959 55

2.2.1 Thực hiện nhiệm vụ dân chủ 55

2.2.2 Biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội 65

Chươìig 3 c ơ CẤU KINH TỂ - XẢ HỘI CỦA PHỤNG THƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN TẬP THẺ HOẢ (1959 - 1988) 3.1 Thời kỳ hợp tác hoá, tập thể hoá (1959 - 1988) 72

3.1.1 Vài nét về hợp tác hoá, tập thể hoá 72

MỤC LỤC

Trang 5

3.1.2 Biến đổi về cơ cấu kinh tế 77

3.1.3 Biến đổi về cơ cấu xã hội 89

3.2 Thời kỳ thực hiện chế độ khoán mới (1981 - 1988) 93

3.2.1 "Khoán 100" - bước đột phá đầu tiên vào cơ chế cũ 93

3.2.2 Một sô biến đổi trong kinh tế - xã hội 96

Chương 4 BIẾN Đ ổ i Cơ CẤU KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA PHỤNG THƯỢNG TRONG NHỬNG NĂM 1988 - 1995 4.1 Đổi mới cản bản cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp - tiền đề biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội 103

4.2 Những biến đổi cơ cấu kinh tế - xã h ộ i 105

4.2.1 Biến đổi trong cơ cấu kinh t ế 105

4.2.2 Biến đổi trong cơ cấu xã h ộ i 123

Chương 5 PH Ụ N G THƯỢNG TRONG B ố i CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG CHÂU THỔ SÔNG H ồNG (1945 - 1995) 5.1 Vài nét về kinh tế - xã hội truyền thống vùng châu thổ sông Hồng 132

5.2 Những biến đổi kinh tế - xã hội từ 1945 đến 1995 140

5.3 Mấy khuyến nghị phát triển kinh tế - xã hội 150

KẾT LUẬN 153

CÒNG TR ÌN H LIẺ N QUAN Đ EN LUẬN Á N 160

TÀI LIỆU THAM KHẢO 161

PHỤ L Ụ C 177

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI

Lịch sử phát triển củ a nhân loại c h o thấy, nôn g thôn là địa bàn c ó tầm

quan trọng đặc biệt Nếu không có nông thôn thì cũng không có thành thị

N ô n g thôn cu n g cấp những sản phẩm quan trọng bậc nhất c h o đời số n g là

lương thực, thực phẩm; cung cấp nguồn lao động và những sản phám thủ cổng

xuất khấu thu n goại tệ, g ó p phần phát triển đ ô thị, c ô n g nghiệp N ô n g n g h iệp còn g óp phần giảm bớt sự m ất cân bằng m ô i trường sinh thái V ì thế, từ lâu trên th ế g iớ i và ở V iệ t N am , nôn g thôn đã trở thành đối tượng n g h iên cứu củ a nhiều ngành khoa h ọ c như: sử học, xã hội học, kinh tế học văn hoá h ọ c , v.v

C ho đến nay “ở tất cả c á c nước, vấn đề n ô n g thôn vẫn c ò n là m ột trong những vấn đề hết sức quan trọng và ch ắc chắn c ò n rất lâu, nó m ới bị đặt ra n goài sự chú ý của co n ngư ời, của khoa h ọ c ” [111; tr.93].

N ư ớc ta là m ột q u ố c gia đang phát triển, k h oản g 80% dân s ố và trên

70% lao động đang sống ở nông thôn với hoạt động kinh tế chủ yếu là sản

xuất n ôn g ngh iệp M uốn đ ẩy m ạnh c ô n g n g h iệp hoá hiện đại hoá đưa nước nhà trở thành m ột q u ố c gia phát triển thì k h ô n g thế xem nhẹ khu vực này

Đ ư ờng lối kinh tế của Đ ả n g x á c định rõ: "T ăng cư ờn g sự chí đ ạo và huv đ ộ n a

các nguồn lực cẩn thiết để đáy nhanh công nghiệp hoá, hiện dại htìá nông nghiệp vù nông thôn" [31; tr.92] Thực trạng kinh tê - xã hội nôn a thôn nước

ta những năm qua và xu hư ớng vận đ ộ n g củ a n ó ra sa o đ ang trở thành vấn đ ề bức x ú c với cá c nhà lãnh đạo, quán lý và k hoa h ọ c N h iệ m vụ củ a c á c nhà

kh oa h ọ c là phải nhận thức đầy đủ, sâu sắ c và k h á ch quan về n ô n g thôn trona

Trang 7

quá khứ và hiện tại đê cung cấp những tri thức cán thiết làm cơ sớ cho việc hoạch định các chính sách phát triển quốc gia.

Nước ta được chia thành 8 vùng: Đồng bãng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông c ử u Long Mỗi một vùng trẽn đều có vị trí tầm quan trọng riêng Song ở một quốc gia mà nền kinh tế chứ yếu dựa trên nền tảng nghề nông trồng lúa nước thì các châu thố giữ vai trò quan trọng hàng đầu Nước ta

có hai châu thố lớn là châu thố sông Hồng và châu thố sông Cửu Long Mặc

dù diện tích chỉ bằng 1/3 châu thổ sông c ử u Long; song trong lịch sử phát triển, châu thổ sông Hồng đóng một vai trò to lớn Đây là cái nôi sinh thành, phát triển của dân tộc ta Trong vùng có thủ đô Hà Nội là trưng tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ của nước nhà

Sự nghiệp Đối Mới trong 15 nãm qua đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội cả nước, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ cho các vùng miền Trong sự vận động ấy, nông thôn châu thố sông Hồng có những chuyên biến quan trọng Nghiên cứu biến đổi kinh tế - xã hội ở một vùng quan trọng như châu thố sông Hồng là việc làm hết sức cần thiết và mang ý nghĩa khoa học, thực tiễn lớn lao Chính việc nghiên cứu này sẽ góp phần thức đẩy

sự nghiệp công nghiệp, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay

Trên đại thê châu thố sông Hồng mang tính thống nhất; song “rất đa dạng về mặt địa lý, về mặt lịch sử, về mặt hoạt động kinh tế, về cơ cấu xã hội,

về thành phần dân cư, về cơ cấu tộc người v.v ” [74; tr.280] Nông thôn châu thổ sông Hồng do hàng ngàn làng xã hợp lại mà thành Trước cách mạng ờ đây có 7.039 làng [35; tr 101-102]; còn hiện nay (năm 2000) có 1.662 xã [133; tr.6 3 1 ] Từ đó nghiên cứu nông thôn châu thố sông Hồng nói riêng, nông thôn cả nước nói chung thực chất là nghiên cứu các làng xã Qua nghiên cứu các làng xã cho phép chúng ta hiểu được lịch sử Việt Nam, nền văn hoá

Trang 8

truvền th ống V iệ t N a m [110: tr.557] TTieo suv n g h ĩ đ ó ch ú n g tói đã chọn:

“ Biến đối cơ cấu kinh tế - xã hội cùa một xã châu thố sông Hồng: xã Phụng

Thượng (H à T ây) từ năm 1945 đến 1995" làm đề tài luận án.

Luận án tập trung nghiên cứu Pkụnq Thượng (Hà Tây) - một xã nằm ớ

vùng thượng châu thố sô n g H ồ n g , trên q u ố c lộ 3 2 A , nối thủ đ ô H à N ộ i với thị

xã Sơn T ây Trước cá ch m ạn g tháng T ám 1945, Phụng T hượng bình thường

như bao làng xã khác trong châu thố sông Hồng Từ sau cách mạng đến nay, làng xã này có những chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội Đặc biệt

trong thời k ỳ hợp tác hoá, tập thế hoá Phụng T hượng là hợp tác xã n ôn g

n gh iệp tiên tiến củ a h u yện Phức T họ D o c ó thành tích, Phụng T h ư ợ n g được

Hội đồng Nhà nước phong tặng danh hiệu hợp tác xã nông nghiệp anh hùng

năm 1985 Bước san g thời kỳ Đ ổ i M ới, Phụng T hư ợng tiếp tục đạt đư ợ c những

thành tựu đáng ghi nhận về kinh tế, văn hoá xã hội

T h eo V I L ênin: “Cái ch u n g ch ỉ tồn tại trong cái riên g, th ông qua cái

riêng” mà biếu hiện, ngược lại “cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến

cái ch u n g ” [45; tr 2 4 1 ] D o đ ó, n gh iên cứu Phụng T hượng sẽ c h o ta thấy phần nào những đón g g ó p của người nôn g dân vù n g ch âu thố sô n g H ồ n g và o sự

n gh iệp cách m ạng chu n g; thấy được những c h u y ể n biến củ a m ột làn g n ôn g

n gh iệp tiếu n ô n g ven s ô n g H ồ n g , với c ơ cấu kinh tê - xã hội truyền th ô n g san g

m ột c ơ cấu kinh tế - xã hội m ới, của c h ế đ ộ sở hCai tập thể N g h iê n cứu Phụng

T hượng c ò n c h o ta thấy những biến đối v ề c ơ cấu kinh tê - xã hội ở m ột làng

xã cụ thể củ a châu thố s ô n s H ồ n g trong thời Đ ổ i M ới.

C ó nh iều vấn đề cần quan tâm khi tiếp cận đ ôi tư ợng, n h im g luận án

chủ yêu tập trung nghiên cứu những biến đối về cơ cấu kinh tế - xã hội Sở dĩ

như vậy là vì, c ơ cấ u kinh tế - xã hội là c ơ sớ tồn tại, phát triển củ a làn g xã.

Trang 9

Nghiên cứu những biến đổi cúa nó cho phép chúng ta nhận thức được đặc điểm, bán chất của làng xã nói riêng, của nông thôn nói chung trong quá trình

phát triển Trọng tâm nghiên cứu của luận án là những biến dổi cơ cấu kinh t ế

- x ã hội ớ x ã Pliụng ThittniỊị trong khoáng nửa thế ký (1945-1995) Tuy vậy

đê làm sáng tó hon quá trình biên đối cơ cấu kinh tế - xã hội thì việc giới thiệu khái quái những vấn đề Irưức và sau giứi hạn trên là cần thiết Theo đỏ, bên cạnh nhiệm vụ mô tả phân tích các vấn đề kinh tế - xã hội từ năm 1945 đến

1995 ihì luận án còn đề cập đến cả Ihừi gian irưức cách mạng tháng Tám 1945

và sau 1995 Khi phân tích các vấn để của Phụng Thượng, luận án còn đề cập đến một số địa phương khác (các xã của huvện Phúc Thọ và một số xã thuộc châu thổ sông Hồng) nhằm làm rõ hơn những khía cạnh biến đổi chung, riêng

của đối tượng.

Đế triển khai các vấn đề nghiên cứu, cần xác định rõ khái niệm cơ cấu kinh t ế - x ã hội Cơ cấu kinh tế - xã hội là một khái niệm tống hợp, bao gồm

ba khái niệm hợp thành: cơ cấu, kinh t ế va x ã hội Trong đó, cơ cấu là khái

niệm được dùng để chỉ một chính thể, bao gồm nhiều bộ phận hay yếu tố hợp thành; các bộ phận, các yếu tố có mối liên hệ biện chứng, có sự tác động qua lại, quy định, phụ thuộc lẫn nhau v ề cơ bản các khái niệm: kết cấu, cấu trúc

có nội hàm tương đương với khái niệm cơ cấu Vì thế để tránh lặp đi lặp lại nhiều lần khái niệm cơ cấu, có những chỗ trong luận án sử dụng hai khái niệm

k ết cấu và cấu trúc thay c h o c ơ cấu T rong kh ái n iệm c ơ cấu kin h tế - xã h ộ i

ba khái niệm trên được tổ hợp thành hai “khái niệm k é p ” là cơ cấu kinh rếvằ

cơ cấu x ã hội [103; tr.3].

T h e o cá ch h iểu c h u n g , cơ cấu kinh tê là m ộ t phạm trù kinh tê tổ n g hợp

phản ánh mối liên hệ bản chất giữa các bộ phận, các phân hệ cấu ihành mộl thực thể kinh tế nhất định Cơ cấu kinh tê là tổng hoà các mối quan hệ hợp thành nền kinh tế và được xem xét dưới nhiều góc độ: cơ cấu ngành, cơ cấu

Trang 10

lãnh thố cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kv thuật Trong đó quan trọng nhất lù cơ cấu ngành kinh tế Còn biến đổi c ơ câu kinh t ế là quá trình làm thay

đối cấu trúc và cá c m ối quan hệ của hệ thông kinh tê th eo m ột chú đ ích và

định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thõng kinh tế đến các trạng thái phát

triển tối ưu đạt được hiệu quá tổn g hợp m on g m u ôn th ông qua cá c tác đ ộn g

điều khiển có ý thức, hướng đích của con người trên cơ sở nhận thức và vận

dụng đúng đắn cá c quv luật khách quan [117; tr.5 -6 ].

V ận d ụ n g lý luận trẽn, khi phân tích c ơ cấu kinh tế, luận án chủ y ế u tập

trung làm rõ những biến đối về cơ cấu ngành kinh tế Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, một số khía cạnh khác cũng được xem xét nhằm làm sáng tỏ hơn quá trình biến đổi của cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội có mối quan

hệ biện chứng với nhau; vì thế khi phân tích các vấn đề, luận án cố gắng chi ra

m ối quan hệ giữa hai y ế u tố này ở mức đ ộ c h o phép.

Cơ cấu xã hội là m ộ t thuật ngữ X ã hội h ọ c , thường được h iếu th eo hai nghĩa rộng và hẹp T h e o n gh ĩa rộng, c ơ cấu xã hội b ao g ồ m tất cả những c ộ n g đồng người hình thành m ộ t cá ch tự nhiên trong lịch sử (c á c dân tộ c, tộc ngư ời, các giai cấp, các tầng lớp xã h ội, v v ) và cả nhữ ng c ộ n g đ ồ n g người được tạo lập m ột cá ch c ó ý thức (c á c chín h đảng, đoàn thê và c á c tố chứ c xã h ộ i k h á c) Toàn b ộ sự tác đ ộ n g lẫn nhau giữa các c ộ n g đ ồ n g trên cá c lĩnh vực của đời

số n g xã h ội tạo thành cá c quan hệ xã h ộ i T h eo n g h ĩa h ẹp , c ơ cấu xã h ộ i chỉ

g ồ m những c ộ n g đ ồ n g ngư ời được hình thành m ộ t c á ch tự n h iên trong lịch sử

và những tác đ ộ n e qua lại lẫn nhau giữ a cá c c ộ n e đ ồ n g đ ó [1 4 5 ; tr 10]

Trong cơ cấu chung thì c ơ cấu giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu Chính

c ơ cấu giai cấp gắn liền trực tiếp với quan hệ sản xuất, q u y định bản chất những m ối quan hệ xã h ộ i, ch ín h trị, đ ạ o đức, ph áp lí, v v củ a m ỗi thành

v iên xã hội [44; tr.6 1 2 ] T rong luận án, ch ú n g tôi sử d ụ n g c ơ cấu xã h ội th eo

n gh ĩa rộn g S o n g d o -m ụ c tiêu và giới hạn n g h iê n cứu đặt ra n ên luận án ch ủ

Trang 11

biến đối; do đó thav vì phân tích c ơ cấu giai cấp luận án tập trung x em xét

vấn đề phân tầng xã hội và m ột s ố biến đối xã hội dưới tác đ ộ n g củ a c ơ c h ế

kinh tế thị trường.

Theo các nhà xã hội học thì phân tầng x ã hội là một hiện tượng mang

tính quy luật trong nền kinh tế thị trường, n ó xuất hiện trong đ iểu k iện c ó sự

phân cô n g lao đ ộ n g xã h ội và bất bình đẳn g xã hội T rong tiếp cận đối tượng

của m ình, X ã hội học đã “va y m ư ợn” thuật ngữ củ a Đ ịa chất h ọ c đ ể ch í trạng

thái xã hội được phân thành cá c tầng (lớp) T uy chưa thật chuẩn x á c nhưng

thuật ngữ này cũ n g m ô tả được trạng thái nh iều tầng củ a xã h ộ i trong những

điều kiện không gian và thời gian nhất định [171; tr.217j

3 LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u VAN ĐỂ.

3.1 Từ đầu th ế kv X X làng xã và n ô n a thôn châu thố sô n g Hồna đã được m ột s ố học giả Pháp và V iệt nam quan tâm n g h iên cứu R en é D um on t

chứ ý tìm hiểu hoạt động Trồng lúa ở (lồng bằng Bắc K ị’ (1935), còn nhà địa

lý nhân văn Pierre G oiirou thì giàn h nh iều c ô n g sứ c k h áo círu đời số n g cư dân

trong vùn g Ồ n g đã phân tích sâu sắc các khía cạn h kinh tế, xã h ội củ a vù n g

châu thố sông Hồng trong chuyên luận Les paysans du delta Tonkinnois

(người nông dân đồng bầHỊ> Bắc Bộ) c ô n g b ố năm 1936 Bèn cạnh c á c n gh iên

cứu củ a người Pháp, m ộ t s ố c ô n g trình củ a c á c h ọ c g iá V iệ t N am đã đề cập

đến cá c khía cạnh lịch sử, văn h o á , xã h ộ i củ a làng xã và n ô n g thôn châu thổ

sông Hồng như: Vấn d ề dân cày của Qua Ninh - Vân Đình (1937), Việt N am

plìoniỊ tục của Phan Kẻ Bính (1945) v.v

Trang 12

có thê kê đến: Ư Ế conom ie communaliste du Vieĩ N am (N ên kinh tẻ lủng x ã Việt Nam) (Vũ Quốc Thúc, 1950), Xã thôn Việt N am (Nguyễn Hổng Phong, 1959), N ông thôn Việt N am trong lịch sử (Viện Sử học, 2 tập, 1977-1978),

C h ế độ ruộng đất ở Việt N am (Trương Hữu Quýnh, 2 tập, 1982-1983), C ơ cấu

tổ chức của làng Việt c ổ truyền (Trần Từ, 1984), Lệ lùng phép nước (Bùi Xuân Đính, 1985), Sự hình thành làng x ã Việt N am (Yumio Sakurai, Tôkyô, 1986), Lùng Nguyễn - tìm hiểu lùng Việt II (Diệp Đình Hoa chủ biên, 1990), Vãn hoú

và cư dân đồng bằng sông Hồng (Vũ Tự Lập chủ biên, 1991), Vê m ột s ố lùng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ th ế kỷ XVIII-XIX (Nguyễn Quang Ngọc, 1993), N inh Hỉệp truyền thông vù phút triển (Tô Duy Hợp chủ biên, 1995), M ột lùng Việt

c ổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Hải Kế, 1996), Hệ thống tìôtìg nghiệp Liũi vực sông Hồng (Đào Thế Tuấn - Pascal Bergeret, 1998), Là/Ig Việt N am ,

m ột sô vấn đ ề kinh t ế - vân hoá - x ã hội (Phan Đại Doãn, 2001), v.v

Đặc biệt vào thập niên 1990, đề tài làng xã và nông thôn châu thổ sông Hổng còn thu hút sự tham gia của một số học giả và nghiên cứu sinh người

Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức Trong đó

có một vài công trình đcĩ được công bố: Lùng Yên s à tử truyền thống đến hiện đại vù so súnh với những biến đổi nông thôn Hùn Q uốc (Jeong Nam Song, 1996), Vietnamese Vilỉages itì transition (Làng x ã Việt nam trong biến đổi,

Bemhardahm-Houben, Đại học Passau, 1999), Sociologie cTune commune

Vietnamienne (A27 hội học m ột làng V iệt N am , F Houtart, L.Geneviève,

Louvin la Neuve, Belgique, 1981) Có hai chương trinh rất đáng lưu ý của tập thể các nhà khoa học Nhật Bản phối hợp với các nhà khoa học Việt Nam (Trung tâm Việt Nam học, thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tiến hành nghiên

Trang 13

cứu sâu về làng Bách Cốc (Hà Nam) và Viện Viễn Đông bác cố Pháp phôi

hợp với Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân vãn quốc gia nghiên cứu không

gian nông nghiệp vùng châu thố sông Hồng Hai chương trình này được triển

khai trong những năm 1990, nhưng đến nav kết quả nghiên cứu còn đang

trong giai đoạn hoàn tất

3.2 Trước cách mạng tháng Tám 1945, tuy không nối trội như một sô làng xã khác trong vùng châu thổ sông Hồng; nhưng Phụng Thượng đã được

một số bộ sử phong kiến nhắc đến là: Đại Việt sử kỷ toàn thư, Việt sử thông

giám cương mục, Đụi Việt Thông sử và Đụi N am nhất thông chí Ba cuốn đầu

chép về trận chiên giữa quân đội Trịnh và Mạc trên đất xã Phấn Thượng (tên

cũ của Phụng T hư ợng) năm 1591 Còn trong Đại Nam nhất thống chí c ó đôi

ch ỗ ch ép về đền c ổ và c h ợ T ảo T hượng Phạm X uân Đ ộ - Đ ố c h ọ c Sơn T ây

thời Pháp thuộc - xuất bản cuốn Sơn Táy tỉnh dịu chí (1941) Trong sách có

một số đoạn đề cập đến phong tục tập quán, di tích lịch sử, văn hoá và chợ

Bún Thượng theo kiểu mô tả địa chí

Từ sau cách mạng tháng Tám 1945, Phụng Thượng có những thành tích

nổi bật nên được nhiều người quan tâm tìm hiểu Vào thời điểm hợp tác xã

Phụng Thượng được Hội đồng Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng, một

loạt bài báo đã tập trung đề cập đến các vân đề kinh tế, văn hoá, xã hội

nhằm biểu dương thành tích của Phụng Thượng Những bài này sau đó được

tập hợp in thành sách với nhan đề Hí/]) túc x ã Phụiìí’ Thượiìí> - dơn vị anh

hùng (1 9 8 6 ) T rong n h ữ n e năm Đ ổ i M ói, Phụng T hư ợ ng được cá n bộ, nhàn

dân địa phương và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu sâu hơn Đảng uỷ

xã đã tố chức biên soạn bộ Lịch sứ ĐiỉniỊ bộ và nhân dân x ã PhụitiỊ Thưựiìo

(tập I, 1930-1954) và Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhàn dân x ã PlụuiíỊ

Thượng (tập II, 1 9 5 4 -2 0 0 0 ) N ộ i dung m ô tả lịch sử đấu tranh giành ch ín h

quyển, kháng chiến chống Pháp và xây đựng phát triển kinh tế, vãn hoá, xã

Trang 14

hội của địa phương từ năm 1930 đến năm 2000 Bẽn cạnh đó xuất hiện mấy

công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến Phụng Thượng là: Quá trình ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ỏ huyện Phúc Thọ, Hủ Tây (1954-1995) (Luận án PTS Lịch sử của Vũ Thị Hoà, 1996); Vãn hoú lùng

x ã huyện Phúc Thọ (Nguyễn Vãn Trường chủ biên, 1997) và Biến đối cơ cấu ruộng đất vù kinh t ế nông nghiệp ở châu th ổ sông Hồng trong thời kỳ Đ ổi M ới (qua khảo sát m ột s ố làng xã) của Nguyễn Văn Khánh (2001), v.v

Các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết trên đây đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề về làng xã và nông thôn châu thổ sông Hồng, có giá trị tham khảo tốt Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội ở một làng xã cụ thể thuộc châu thổ sông Hồng từ 1945 đến 1995 Từ thực tế đó, luận án này tập trung tìm hiểu một cách hệ thống những biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của

xã Phụng Thượng trong khoảng nửa thế kỷ qua

4 TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIẺN c ứ u

4.1 CÁC NGUỒN TÀI LIỆU.

4.1.1 Luận án khai thác, sử dụng nhiều nguồn tài liệu Tựu trung lại

gồm ba nguồn sau đây: 1- Cúc thư tịch, bia kỷ, s ổ sách, báo cáo, vùn hàỉi, hưng biểu thống kẽ của xã, huyện, tỉnh và Trung ương; 2- C ác tài liệu điều tra thực địa (điền dă, điều tra xã hội học); 3- Các công trình nghiên CỈÚI đ ủ công b ố của các tác già đi trước có liên quan đến Phụng Thượng và châu thổ

sông Hồng Trong ba nguồn tài liệu trên thì nguồn 1 và 2 đóns vai trò quan trọng trong luận án

4.1.2 Do chiến tranh, thời tiết khí hậu và do ý thức lưu trữ, bảo quản kém mà nhiều tài liệu ở địa phương đã mất mát hoặc còn thì rách nát, nhoè mờ rất khó đọc, thậm chí khồng đọc được Trong một số tài liệu còn có tình trạng

Trang 15

sự kiện đáng tin cậy sử dụng cho luận án.

4.2 PHƯƠNG P H Á P N G H IÊN c ứ u

4.2.1 Cơ SỞ phương pháp luận của luận án là chú nghĩa Mác - Lênin:

trong đó học thuyết hình thúi kinh tế - x ã h ộ i, học thuyết giai cấp vù đấu tranh giai cấp đóng vai trò chủ đạo Bên cạnh đó, luận án còn vận dụng một số luận

điểm trong lý luận của cá c nhà xã hội h ọ c kh ác như: M ar W erber P arsons

đ ể lí giải m ột s ố vấn đề b iến đ ối xã h ội, phân tầng xã hội Phụng T hư ợng và nòn g thôn châu thố sô n g H ồ n g hiện nay.

4.2.2 X uất phát từ đ ối tượng và vấn đề n g h iên cứu đặt ra, luận án đã áp

dụng quan điếm tiếp cận đa ngành, liên ngành Cụ thế là kết hợp giữa các

phương pháp: sử h ọ c - kinh tê h ọ c - xã hội h ọ c - văn hoá h ọ c , phân tích hệ

thống - cấu trúc (hệ thống - cấu trúc kinh tế, hệ thống - cấu trúc xã hội), điền

dã dân tộc h ọ c, điều tra xã hội h ọ c, xử lý tài liệu , v v đ ể n g h iên cứu.

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN.

5.1 Dựa vào nguồn tài liệu phong phú luận án đã đựng lại bức tranh

kinh tế - xã hội của Phụng Thirợna tương đôi đầv đủ, hệ th ôna; đ ổ n s thời phân tích và ch ỉ ra những biến đ ối ch ủ y ê u về c ơ cấ u kinh tế - xã h ội củ a làng xã này qua c á c ch ặ n g đường lịch sử từ 1945 đ ến 19 9 5

5.2 V ận d ụ ng quan đ iếm tiếp cận liên n gàn h , đa ngàn h, từ k h ả o sát sâu

m ột làng xã cụ thể (c ó đối sánh với m ột s ố làng xã k h á c), bước đầu luận án nêu lèn m ột s ố nhận x é t v ề đ ặc điểm biến đ ổ i, kinh n g h iệm thực tiễn và

khuyến nghị phương hướns phát triển kinh tế - xã hội đối với Phụna Thượns

Trang 16

và vùne nône thôn châu thố sông Hồng trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

6 BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CHÍNH.

Toàn bộ luận án là 245 trang, bao gồm phần chính vãn và phụ lục Trong phán chính vãn, luận án được chia thành 5 chương và danh mục tài liệu tham khảo Nội dung chính của các chương là:

Chương 1 (Vùi nét khái quát vé x ã Phụng Thượng trước cách mạng thúng Túm 1945) giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, sự hình thành phát

triển làng xã và kinh tê - xã hội truyền th ốn g củ a Phụng T hư ợng C hư ơng 2

(Tình hình kinh t ế - x ã hội Pliụng Thượng từ cách mạnq thúng Túm 1945 đến

1959) trình bày những b iến đ ối kinh tế - xã hội Phụng T hư ợng dưới tác đ ộ n g

của chiến tranh và cải cách ruộng đất Chương 3 (C ơ cứu kinh t ế - x ã hội của Phụng Thương trong giai (loạn tập tliê htìá (1959 - 1981)) tập trung phân tích

những biến đối c ơ cấu kinh tế - xã hội dưới tác đ ộ n g củ a c ơ c h ế hành ch ín h ,

quan liêu, bao cấp và của chiến tranh Chương 4 (Biến dổi cơ cấu kinh tê '- x ã hội của Phụng Thượng trong những năm 1988 - 1995) phân tích biến đổi cơ

cấu kinh tê - xã hội Phụng T hượng dưới tác đ ộ n g của những ch ủ trương, ch ín h

sách Đối Mới tạo ra Chương 5 (Phụng ThượiiíỊ trong bối cảnh kinh t ế - x ã hội

vùng châu th ổ sông Hổng (1945 - 1995)) đặt Phụng Thươníỉ trong bối cảnh

ch un g của vùn g châu thố sô n g H ồng đế phân tích nhằm rút ra cái c h u n g , cái riêng trong quá trình biến đối kinh tế - xã hội và nêu lên m ột s ố k h u y ến ngh ị phát triển c h o vùn g và Phụng T hượng.

Trang 17

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VE XẢ PHỤNG THƯỢNG

TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945

Chương Ị

1.1.1 ĐIỂU KIỆN T ự NHIÊN.

Phụng Thượng là một trong 23 xã, thị trấn thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh

Hà Tây Xã nằm về phía Đông Nam huyện lỵ, trên quốc lộ 32A (trước là 11A), cách Hà Nội 30 km về phía Tây và cách thị xã Sơn Tây 10 km về phía Đông Phía Bắc Phụng Thượng giáp xã Long Xuyên; phía Đông giáp xã Ngọc Tảo; phía Tây giáp xã Đại Đồng (các xã của Phúc Thọ) và phía Nam giáp hai xã: Hương Ngải, Phú Kim (của huyện Thạch Thất, Hà Tây)

Từ lập làng đến trước cách mạng tháng Tám 1945, Phụng Thượng thuộc

về nhiều đơn vị hành chính Dưới thời Hồng Đức (1460-1469), làng có tên Phấn Thượng, thuộc Phúc Lộc, Phủ Quốc Oai Sau đó vào năm c ả n h Hưng thứ 3 (1742) vẫn thuộc Phúc Lộc, nhưng là Phu Quảng Oai Dưới thời Tây Sơn, Phấn Thượng đổi thành Tảo Thượng và thuộc Phú Lộc Đến thời Gia Long (1802), Phú Lộc đổi lại thành Phúc Lộc, Tảo Thượng thuộc Phúc Lộc Vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Phúc Lộc đổi thành Phúc Thọ, Táo Thượng thuộc huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai Đến năm Minh Mệnh thứ 5

(1824), xã Táo Thượng đổi thành Phung Thượng và tên này được giữ nguyên

từ đó đến nay Thời Thành Thái (1889-1907), tổng Tảo Thượng đổi thành tổng Phụng Thượng, Phụng Thượna thuộc tổng Phụng Thượnơ, huyện Phúc Thọ, tính Son Tây

M - ụ / 3 1 0

Trang 18

Trong quá trình lịch sử Phụng T hượng m an g nh iều tên g ọ i khác nhau: Phấn T hượng, T ảo T hư ợng, C ảo T hư ợng Phụng T hư ợng, Bún T h ư ợ n g, K ẻ Bún, Làng Bún T rong đ ó Phấn T hư ợng T ảo T hư ợng, c á o T hư ợng và Phụng Thượng là những tên chữ, làng Bún K ẻ Bún là tên nôm: c ò n Bún T hư ợng là

cái tên nửa nỏm, nứa chữ Việc xác định nguồn gốc và ý nghĩa các tên gọi

trên đây sẽ g ó p phần làm sán g tỏ nh iều vấn đề thuộc đối tượng n g h iên cứu

T iế c rằng, do thiếu tài liệu nên h iện nay m ột s ố tên g ọ i vẫn chưa giải thích được ý nghĩa cũ n g như x á c định rõ niên đại ra đời.

Phấn Thượng là tên gọi đầu tiên của làng Tên này tồn tại khá láu dưới

thời Lé, sau được đổi thành T ảo T hượng C ảo T hượng là cái tên ch ép trong

Đại Nam nhất thống clú [1 2 6 ; tr 2 3 1 -2 3 9 ] Sách Nghiên cím chữ huỷ Việt

N am qua các triều đụi cho biết, chữ c ả o là một trong các tên huý của vua Gia

L ong [135; tr 125] T h eo n g u v ên tắc thì ch ữ này k h ô n g được d ù n g đê đặt tên người và địa danh; nhưng k h ô n g hiểu vì sa o ch ữ C ảo vẫn được d ù n g đ ể ch ép tên các làng trong tổn g C ảo T hư ợng [137; tr.42] thời G ia L on g (?).

Có những giải thích khác nhau về tên gọi Phụng Thiạmg Cụ Dương Thê Cẩn (thôn Tây) giải thích: Phụng lù tôn kính, Thượng lù ngư(ri trên Phụng Thượng Iiẹliĩa lù rón kính lìíỊười trên Những tên gọi khác như: Kẻ Bún,

Làng Bún, Bím T hượng hiện c ũ n g cò n nhữ ng ý k iến rất kh ác nhaư Cụ c ấ n

c h o rằng: xưa c ó nh iều đư ờng ra vào làn g, hình thái trông g iố n s như m ột

“ khuôn bún” , nên g ọ i là làng Bún C òn ô n g C ấn V ăn N ở (thôn T â y ) giải thích: xưa kia Phụng T hượng k h ô n g c ó ngh ề làm bún: n h im s d o cá c làn g k h á c trong vùn g m an g bún đ ến bán ở c h ợ làn g, gọ i là c h ợ Bún, sau thành tên làn g T rong

sách Sơn Tây tỉnh (lịa chí, Phạm Xuân Độ giải thích không rõ ràng về tên gọi

này: “C ũng vì làng Phụng T hượng xua kia gọi là Phấn T h ư ợ n g, nên n g à y nay

mới có tên tục là lùng Bún" [33; tr 169].

Trang 19

Theo ý chúng tôi, có thê tên Bún Thượng bắt nguồn từ Phấn Thượng

Trong tiếng Hán, phấn là vật được nghiền ra rất nhó [1; tr 108] Nếu mớ rộng ngữ nghĩa, có thể hiểu phấn là bụi, bột: rồi được đọc chệch theo âm Nôm

thành bún Trường hợp này gần giống chữ Bùng và Phùng (tên làng Phùng Xá,

Thạch Thất, Hà Tây), có cùng nguồn gốc mà GS Trán Quốc Vượng đã từng giải thích [168; tr.97] Tương tự, các tên Làng Bún, Kẻ Bún cũng có nguồn gốc chung như vậy!

Trong sự tích dựng chùa họ Đỗ cho ta biết về cảnh quan, môi trường sinh thái xưa của Phụng Thượng Cụ tổ họ này có người con trai bị chết đuối nên lập chùa (1425) làm nơi thờ cúng Chùa dựng nơi đất cao sau làng, nơi ấy

là rừng có nhiều giang, nứa nên được coi là chùa Giang, chùa Nứa Như vậy trước thế kỷ XIII, Phụng Thượng còn là vùng hoang hoá thuộc miền đất cố xứ

Đ oài - m ột trong “ tứ trấn” của nước ta T rong bản đ ồ cảnh quan châu thố sô n g

Hồng tỷ lệ 1/100.000, Phụng Thượng thưộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng

và trung du Bắc Bộ Đ ất “th u ộc vù n g đ ồ n g bàn g tích tụ phù sa cũ - m ớ i, ca o ,

xen đồi sót chạy từ Phúc Thọ đến Thạch Thất” [168; tr.95] Thê đất nhấp nhô chạy từ chỗ cao xuống chỗ thấp là cánh đồng lòng chảo, Phụng Thượng là nơi thấp nhất Trong xã có những con dộc quanh co uốn khúc, dấu vết chuyển biến của lòng sông xưa mà nay còn lưu lại trong những cái tên như dộc Láng, dộc Tế, dộc Đân, v.v

Phụng Thượng mang đặc điểm k h í hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ Trong lịch sử, sông Hồng, sông Đà và sòng Tích đã bồi đắp phù sa cho đất đai Phụng Thượng và các làng xã khác trong vùng, tạo nên sự màu m ỡ tốt tươi Song cũng chính các sông này (nhất là sông Hồng) về mùa mưa bão nước thường lên to, gây nên cảnh lụt lội, vỡ đê Chỉ tính 2 lần vỡ đê sông Hồng vào nãm 1913 và năm 1945 đã gây bao thảm hoạ cho nhân dân các làng xã trong vùng [2; tr.3 11]

Trang 20

1.1.2 Sự HÌNH THÀNH, PHÁT TRIẺN' LẢNG XẢ.

Những cư dân đầu tiên đến Phụng Thượng khai phá lập làng là một số gia đình họ Hà, Nhữ, Doãn Cù, Đàm thuộc miền bán sơn địa (Thạch Thất) Trong quá trình lịch sử, người từ nhiều nơi đến đây chung lưng đấu cật khai phá đất hoang, dựng xâv phát triển thành Phụng Thượng ngày nay

Lịch sử phát triển nông thôn nước ta xuất hiện hai kiêu hình thành làng Trong buổi ban đầu lập làng, một số làng xã hình thành theo kiểu “làng - họ" như Nguyễn Xá, Đào Xá, Đặng Xá (Thái Bình) Nhưng phố biến hơn cả là các làng xã hình thành theo kiểu "một làng nhiều họ” như Phụng Thượng, Ninh Hiệp (Hà Nội), v.v

Cần cứ vào p h ủ họ Dương và tài liệu điểu tra thực địa, có thể đoán định

làng Phụng Thượng xuất hiện vào khoáng thế kỷ XII-XIII, cách ngày nay 700-

800 năm Trong phả họ Dương, có đoạn chép ông tố họ này có mặt ở Phấn Thượng vào năm 1293 Bấv giờ, ở đây đã có một số họ khác sinh sống Những

cư dân đầu tiên đến đây lập làng cư trú ở xóm Ngõ Lẻ, xóm Giữa, xóm Tân

(thôn Đông); xóm Chùa, xóm Giai, xóm Đoài Thượng, xóm Đoài Trung, xóm Khôn Thượng, xóm Xuân Đài (thôn Tây) Do sự gia tăng dân số, vào các thê

kỵ XVII-XVIII, một sô gia đình họ: Vũ, Hoàng, Nguyễn, Khuất đã tách ra, sang lập điểm tụ cư mới trên mảnh đất có tên gọi trại Doanh Bằng1; sau phát triển thành thôn Nam

Phụng Thượng còn có một bộ phận công châu thố ở gần sông Hồng -

bãi T ế G iáp Đ ể khai thác s ố ruộng đất n ày làn g cắt m ộ t s ố g ia đinh đến đâv lập trại, dần dần phát triển thành m ộ t thôn C u ối năm 1 9 5 4 , th ôn T ế g iá p được

cắt chuyển cho xã Thanh Đa (Phúc Thọ) Từ đó Phụng Thượng chi còn lại ba thôn như ngày nay Xưa kia, “ nhà ở của dân có nhiều khu đồng ruộng rộng

1 - Doanh Bằng, Dinh Bàng là tên gọi cũ của thòn Nam Quán đội nhà Mạc dã đóng ờ đây và đày là nơi xẩy ra trận kịch chiến giữa quàn đội Trịnh - Mạc vào năm 1591 [172; tr 168-170].

Trang 21

Làng xã là một từ ghép Làng là cộng đồng tụ cư dân sự, xã là đơn vị

c h í n h quvền cấp cơ sở Thông kê theo sách Tên làng x ã Việt N am đáu thê kỷ XIX(thuộc cúc tỉnh từ Nghệ Tĩnli trở ra) thì có 70% số lượng làng xã trẽn tổng

số là 6.394 đơn vị, làng và xã là một Bới vậy nên người ta thường nói chưng

là làng xã Làng xã được các nhà sử học phân thành hai loại: lùng vù x ã lù m ột (gọi là “Nhất xã, nhất thôn” ) và lùng không đồng nhất với x ã (gọi là "N hất xã,

nhị tam thôn”); trong đó loại thứ nhất tồn tại khá phố biến Phụng Thượng thuộc loại kết cấu phổ biến này

1.2 TÌNH HÌNH KINH TÊ' - XÃ HỘI TRƯỚC CÁCH MẠNG 8/1945.

Từ lập làng đến nửa đầu thế ký XIII, hoạt động kinh tè chú yêu của cư dân Phụng Thượng là gieo trồng lúa nước, kết hợp với nuôi gia cầm, gia súc đồng thời khai thác tự nhiên (hái lượm, đánh bắt cua, tòm, cá ốc ) Trong nén nông nghiệp lúa nước thì nước đóng vai trò hết sức quan trọng (“ Nhát nước, nhì phán, tam cần, tứ giống”), là khâu cốt yếu bảo đám cho mùa vụ có năng suất cao Vì thế mà các triều đại phong kiến V iệt Nam từ rất sớm đã quan tàm đến đắp đê, trị thuỷ và làm thný lợi phục vụ sản xuất nòns nghiệp Từ giữa thế

kỷ XIII, nhà nước phong kiến đẩy mạnh việc đắp đê, hệ thống “đè quai vạc”

Trang 22

trong châu thố sông Hồng dần dần hình thành Hệ thông nóng nghiệp2 Phụng Thượng và các làng xã trong vùng có biến đối quan trọng Ruộng đất canh tác tăng lên do việc đẩv mạnh khai khẩn đất hoang và chế ngự được nước lũ Dán

số phát triển, làng xóm được cúng cố và mớ rộng

Theo chính sử vào nãm 1591 trên đất Phấn Thượng xẩy ra trận kịch chiến giữa quán đội Nhà Trịnh và Nhà Mạc Quán Trịnh giành thắng lợi nhưng binh sĩ hai bên chết trận rất nhiều Sau chiến tháng, vua Lê-chúa Trịnh cho xây đền c ổ Tảo Thượng làm nơi cúng tế binh sỹ trận vong Hàng năm vua

Lê, chúa Trịnh thường ngự giá về đây kỷ công chiến thắng Sự kiện trên cho thấy, vào thế kỷ XVI, Phụng Thượng là một trung tâm kinh tế - xã hội trong vùng và nằm trên trục giao thông từ Đông Đỏ lên vùng Xứ Đoài xưa

Vào các thế kỷ XVI-XVIII, kinh tế hàng hoá nước ta khá phát triển Phụng Thượng là một điểm khôns xa đồ thị, lại khá thuận lợi về giao thông nên nhận được tác động từ các trung tâm (Đông Đô, Sơn Tây và các làng nghề trong vùng), tạo nên những biến đổi quan trọng Sớ hữu đất đai ngàv càng đa dạng, bao gồm các loại công tư điền thổ; nhưng đóng vai trò quan trọng nhất

là công điền Thời kỳ này cư dân Phụng Thượng kiến tạo nên một hệ thống ao

hồ đáng kê Đối với cư dân trồng lúa nước, ao hồ không chí giúp họ giải quyết vấn đề tưới tiêu nước cho đồng ruộng, mà còn giúp họ điều hoà sinh thái trong mùa nắng, cung cấp thèm thực phẩm cho người và gia súc

Do không còn (hay không có) địa bạ nên rất khó mô tá và phàn tích một cách đầy đủ, cụ thê và sâu sắc về tình hình sở hĩai ruộng đất của xã Phụng Thượng trong thế ký XIX-XX Cân cứ vào những thông tin rút ra từ Tục lệ, Hương ước và tài liệu điều tra thực địa, chúng tôi xin phác hoạ vài nét

2 - Theo M Ma/oycr: ỉ ỉ è thông nòìỉg HiỊỈiiệp là phinrni: thức khai thác m òi trường tự nhièn, được hình thành và phát trièn tron*: lịch sử, một hộ thốni: sàn xuất thích ứnu với diều kiện sinh thái, khí hậu troniĩ một khồrm < 4Ìan nhài định, đáp ứnìi nhừníí điều kiện và nhu cầu xã hội tại một thời điếm nhất định Họ thống nỏn<4 nghiệp hao gổm một hệ sinh thải n ô nỉ> nạhiệp và một hệ thô'n<> MĨ hội: hệ thốnu nỏníi niihiẹp luỏn luôn biòYi đổi tronụ khỏniz ui an và thời íiian 1139; tr.l |.

Trang 23

về tình hình ruộng đất ờ đây trước cách mạng thán2 Tám 1945 Vào những năm 1930, xã Phụng Thượng có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.483 mẫu (532,8 ha), gồm 1.220 mẫu (440,4 ha) canh tác (tính cả công châu thố và đất xâm canh) chiếm 82,26%, còn lại là các loại đất khác Trong số đất canh tác thì tư điền là 1.020 mẫu (368,2 ha, chiếm 83,60%), công điền là 200 mẫu (72

ha, chiếm 16,40%) Cụ thể Phụng Thượng có 20 mẫu (7,2 ha) công châu thổ (bãi Giáp Tế); 52 mẫu (18,7 ha) đất tha ma; 200 mẫu (72 ha) thổ cư; 11 mẫu (4 ha) ao chuôm và 300 mẫu (108 ha) xâm canh (ở các xã Bách Kim, Nội Thôn, Giáo Hạ); còn đất canh tác khoảng 900 mẫu (324 ha) (Biểu 1)

Biểu 1: Cơ cấu ruộng đất ở Phụng Thượng trước 1945

kỷ XIX thì sau một thế kỷ, tỷ lệ công điển khô n s những không giảm, trái lại

đã tăng lên từ 17% thành 19% ở Bắc kỳ ” [103; tr.85-86]

Đến đầu thế kỷ XX, công điền của làng Phụng Thượng còn lại rất ít, vào khoảng 91 mẫu (32,4 ha; 7,5%) Song nếu tính cả ruộng công của họ, xóm ngõ, giáp, quan điền, v.v thì công điền chiếm khoảng 16% So với một

số địa phương khác trong châu thổ sông Hồng, ruộng đất công ở đây chiếm tỷ

lệ thấp hơn nhiều Chảng hạn Đa Ngưu (H ưns Yên) đầu thế kỷ XX, số

Trang 24

ruộng đất cồng chiếm tới 50% diện tích canh tác; ờ Đan Loan (Hải Dương) con số này là 42,8% và ở Mộ Trạch (Hải Dương) là 33,5% [102; tr 123-124]

Tư điền chiếm ưu thế áp đảo chứng tỏ Phụng Thượng khỏng phải là vùng đất mới khai phá; nằm xa sông, biển, dân cư mang tính ổn định cao Đồng thời tỷ

lệ ruộng đất tư cao còn cho thấy sự phân hoá và tư hữu hoá ruộng đất ờ đây trước cách mạng diễn ra khá mạnh mẽ Công điền của làng giao cho một số đối tượng canh tác để thu hoa lợi (tiền hoặc thóc) và được chi dùng vào các việc công mà chủ yếu là để cúng tế (Biểu 2)

Biếu 2: Tình hình ruộng âất công à Phụng Thượng trước 1945

(m.s.th)

và sử dụng

N guồn: [43]

Như vậy đến trước cách mạng tháng Tám, công điền ở Phụng Thượng không còn giữ vai trò quan trọng như trước nữa Tư điền chiếm tỷ lệ áp đảo nhưng chủ yếu do địa chủ và phú nông sở hữu (400 mẫu - 144,4 ha, chiếm 32,57% đất canh tác) Còn nông dân sở hữu 820 mẫu (296 ha; 67,43% ) Bình

Trang 25

quân ruộng đất trên nhân khẩu là 1.245 rrr (3 sào), ít hơn so với Mộ Trạch (4,1 sào) [102; tr.123] Với mức bình quân 3 sào/khẩu, ruộng đất chưa đến nỗi khan hiếm, nên chưa trở thành yếu tố gây trớ ngại, khó khãn cho hệ thống nông nghiệp Phụng Thượng giai đoạn này.

Phụng Thượng có 3 loại ruộng đất: vàn, vùn thấp và vàn cao Vàn là đất

trung bình, vàn thấp là đất trũng, cò n vàn cao là nơi đất c a o hơn m ức bình

thường Số ruộng đất thuộc loại vùn cao và vàn thấp chiếm tới 70% diện tích

canh tác Xưa kia, hàng năm đất đai được các sông bồi đắp phù sa Từ khi có

“đê quai vạc” và sự khai thác hàng trám năm nay của con người đã làm cho ruộng đất ngày càng bạc màu Địa hình không bằng phẳng, đất đai ngày càng bạc màu và một bộ phận đáng kể ruộng đất nằm trong tay địa chủ, phú nông

đã gây khó khăn cho sự phát triển nông nghiệp Phụng Thượng

Từ khi hình thành làng đến trước cách mạng tháng Tám, lúa nước là cây trồng cliú yếu ở Phụng Thượng Đến những năm 20 của thế kỷ XX, người

nông dân nơi đây và các làng xã khác vùng Sơn Tây chỉ gieo cấy được một năm một vụ lúa mùa Trong điều kiện lao động thủ công, hệ thống thuỷ lợi chưa phát triển và hầu như không có sự hỗ trợ của khoa học - kỹ thuật nên năng suất, sản lượng lúa và cây trồng đạt rất thấp Năng suất lúa bình quân đạt 14-15 tạ/ha

Vào đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Bắc kỳ cho xây dựng hệ thống thuỷ nông Phù Sa, Đập Đáy, lập Sở canh nông, Nôrrn quỹ ngân hàng [33; tr.86-90] trợ giúp nông dân phát triển sản xuất thì tình hình nông nghiệp

có được cải thiện hơn Từ đây xuất hiện hệ sinh thái hai vụ lúa trong một năm Tuy vậy, do đồng đất chưa được cải tạo nên nhân dân địa phương chí gieo cấy được thêm khoáng 30% diện tích canh tác vụ lúa chiêm Cơ cấu cây trồng còn

đơn điệu hầu như k h ô n g c ó sự đổi m ớ i T ron g vụ m ù a các loại lúa Gié hin.

Trang 26

Hóp, Gié nòi, Tám cao, Tám lùn được gieo cấy; còn vụ chiêm gieo cấy các loại Chiêm bầư, Chiêm ngâu, Chiêm chanh, Chiêm rự

Sản xuất lúa chưa đáp ứng đủ nhu cầu lương thực nên người nồng dân

Phụng Thượng còn gieo trồng một số cây hoa màu, chủ yếu là khoai lang và khoai nước Thời gian trồng và thu hoạch của khoai lang là 5 tháng Bên cạnh

hoa màu, các loại cây thực phẩm, rau đậu cũng được gieo trồng Vào đầu những năm 40 thế kỷ XX, thực dân Pháp và phát xít Nhật bắt nông dân đồng bằng Bắc Bộ “nhổ lúa, trồng đay” Tại Phụng Thượng xuất hiện một số cây công nghiệp như: đay, thầu dầu, lạc Cơ cấu cây trồng có phong phú hơn; nhưng diện tích cây lương thực và thực phẩm thì giảm đi Như vậy, vào những năm 30-40 của thế kỷ XX, hoạt đồng trồng trọt ở Phụng Thượng có những chuyển biến nhất định Nhờ có hệ thống thuỷ nông Phù Sa mà cơ cấu m ùa vụ, cây trồng có sự thay đổi Sản phẩm nông nghiệp tãng trưởng hơn

Từ khi chăn nuôi xuất hiện cho đến trước cách mạng tháng Tám 1945,

ngành này luôn là hoạt động phụ và gắn chặt với trồng trọt Tại vùng đổng bằng Bắc Bộ, nông dân chủ yếu nuôi trâu bò, lợn gà, vịt, cá Trâu bò, lợn là những vật nuôi phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vật nuôi Đây là những vật nuồi gắn liền với trồng trọt Các hộ nông dân nuôi trâu bò nhằm đáp ứng nhu cầu của trổng trọt về sức kéo và phân bón Theo ước tính của Yves Henri và Pierre Gourou mỗi con trâu một năm có thể cày được trung bình là 2,25 ha ruộng và cho khoảng 10 tấn phân bón cho sô ruộng trên Theo

đó, số lượng trâu bò tỷ lệ với diện tích canh tác, cũng như khả năng làm việc của trâu bò quyết định số lượng chúng được người nông dân nuôi

Không có tư liệu cho biết về số trâu bò của Phụng Thượng trước cách mạng là bao nhiêu Nhưng có thể suy ra từ phương pháp của Yves Henri và Pierre Gourou, bằng cách làm ngược lại, lấy diện tích canh tác chia cho số bình quân mà mỗi con trâu cày được là 2,25 ha Theo đó trâu bò của Phụng

Trang 27

vào khoảng 180 con Lợn là loại vật nuôi ngoài các lợi ích trên còn có giá trị cung cấp nguồn thực phẩm động vật cho đời sống nông dân Chăn nuôi lợn và các loại vật nuôi khác ở Phụng Thượng trước cách mạng tháng Tám được duy trì theo hình thức chăn nuôi gia đình, với quy mô nhỏ Trong các loại gia cầm thì vịt được nuôi khá nhiều Theo tài liệu điều tra của Nguyễn Cảnh (cán bộ Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Phúc Thọ), trước cách mạng xã Phụng Thượng có khoảng 70 hộ nuôi vịt đàn đẻ với số lượng lớn Trong đó một số hộ có đàn vịt đẻ hàng trám con Nhờ nuôi vịt một bộ phận nông dân Phụng Thượng cải thiện được cuộc sống, có hộ còn trở nên khá giả.

Nuôi vịt phát triển là do đồng đất Phụng Thượng nhiều ô trũng, thường

có nước, rất thuận lợi cho hoạt động này Hơn nữa, qua kinh nghiệm lâu đời, nông dân nước ta nói chung, nông dân Phụng Thượng nói riêng nhận thấy: nuôi vịt kết hợp với trồng lúa nước là một quy trình hợp lý, đem lại hiệu quá kinh tế cao Gần đây, qua nghiên cứu một số địa phương ở Trung Quốc và Việt Nam, GS.TS Nhật Bản Ma-sa-ha Ra-man-đa đã kết luận: “Phương thức này (nuôi vịt thả trong ruộng lúa nước) đưa năng suất lúa đạt 120% và thu nhập của người nông dân tăng lên gấp đôi” [ 128]

Bên cạnh trồng trọt và chăn nuôi, các hoạt động kinh tế tự nhiên như: đánh bắt cua, tôm, cá, ếch vẫn được duy trì ở Phụng Thượng: trong đó nổi bật nhất là hoạt động bắt cua Theo dân làng kể lại, trước cách mạng tháng

Tám 1945, mỗi ngày có hàng chục người lớn, trẻ em ờ thôn Nam đi bắt cua

Một sô' người chuyên sống bằng nghề mò cua, bắt ốc Nhờ hoạt động này mà nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập Đánh bắt cua trở thành hoạt đ ộ n s kinh tế phụ, có ý nghĩa quan trọng đối với một bộ phận cư dân Phụng Thượng

Ca dao của làng phản ánh rõ điều đó:

Doanh Bằng là đất mò cua Ngày ngày cái giỏ đi khua khắp đồng

Trang 28

Những hoạt độn2 kinh tế tự nhiên trên đáy không chi trực tiếp bổ sung

nguồn sống cho cư dân Phụng Thượng thời kỳ này mà còn trớ thành tiền đề

cho sự xuất hiện một nghề mới là nghề bắt và nuôi rắn sau này

1.2.1.2 Đối với người nông dân, hoạt động thú công nghiệp chú yếu là

nhằm có thêm nguồn thu nhập, ngoài nguồn thu từ nông nghiệp Mọi gia đình

nông dân tiến hành hoạt động thủ công nghiệp trong thời gian nhàn rỗi Hoạt

động nàv giúp cho họ có được những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, có

thêm phần thu nhập để trang trải một phần chi phí bắt buộc cho sản xuất nóng

nghiệp và sinh hoạt ở nông thôn

Từ thế kỷ XVI trở đi, kinh tế hàng hoá nước ta phát triển khá mạnh, đã

có tác dụng tích cực thúc đẩy các ngành nghề thủ công ở nông thôn phát triển

Đến thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế ký XIX - đẩu thế ký XX), thu công nghiệp

nước ta một mặt bị cạnh tranh bới hàng hoá ngoại của Pháp và các nước tư bán

khác, khiến nhiều ngành nghề bị mai một Ngược lại, được sự khuyên khích

của chính quyền thực dân thông qua việc đưa sản phẩm thủ công nước ta sang

Pháp và các nước khác tiêu thự nhiều ngành nghể thủ công lại có điều kiện

thuận lợi để phát triển Trong khi một số ngành nghề thủ công nghiệp bị chèn

ép dẫn đến mai một, phá sản thì có một sô ngành nghề mới được du nhập từ

Pháp và một số nước khác vào Việt Nam Trong thời cận đại ở nước ta có

khoảng 102 phương pháp công nghệ khác nhau; trong đó có 42 loại mới du

nhập và 16 loại kết hợp cả cố truyền và mới du nhập [122: tr.80-98]

Các ngành nghề thủ công truyền thống ở miền Bắc chủ yếu tập trung ớ

châu thổ sôns Hồng Dưới thời Pháp thuộc, ớ đâv có khoáng 108 nghề thủ

công khác nhau hoạt động Số người tham gia thủ công nghiệp vào khoảns

250 ngàn người, chiếm 6,8% dàn số trong vùng và tập trung đòng nhất ở Hà

Đông Những trung tâm này có tác dụns kích thích tiểu thủ công nghiệp các

làng xã xung quanh phát triển hơn

Trang 29

Phụng Thượng là đất "thuần nông", cho đến đầu thế ký XX dân l à n g vẫn tự coi mình thuộc diện “đĩ nông vi bản” [4] Trong bối cảnh kinh tế hàng hoá phát triển: lại nằm trên trục quốc lộ, không xa đô thị và các vùng có nhiều làng nghề (Hà Tây là đất “trăm nghề”), Phụng Thượng nhận được tác động từ bên ngoài, thủ công nghiệp có sự chuyển biến nhất định Vào những nãm

1930 - 1940, ở Phụng Thượng tồn tại một số ngành nghề thú công như: rèn, mộc, nề, dệt vải, V.V Nghề rèn có ít người làm nhất, chí một hai ông thợ hành nghề ở chợ làng Nghề dệt tồn tại trong nhiều gia đình nông dân và do phụ nữ đảm nhiệm lức nông nhàn Sản phẩm làm ra chủ yếu để thoá mãn nhu cầu mặc của gia đình minh

Hai nghề có số lượng người làm nhiều hơn cả là mộc và nề (trên 100 người) Họ lập thành từng tốp hoạt động chủ yếu trong phạm vi làng xã và trong vùng Một số gia đình nông dân bên cạnh sản xuất nông nghiệp còn làm

thêm các nghề khác như: c h ế biến lương thực, thực phẩm - làm “ hàng x á o ” ,

làm bún, đậu phụ và mố thịt lợn Nhìn chung hoạt động thủ công nghiệp ở Phụng Thượng so với các làng xã khác vùng châu thổ sông Hồng kém phát triển Thủ công nghiệp cân bán tồn tại với tư cách là nghề phụ, bổ sung cho nông nghiệp

1.2.1.3 Trước cách mạng tháng Tám, hoạt động trao đối buôn bán của

cư dân Phụng Thượng chủ yếu diễn ra ớ chợ làng Không có tư liệu cho phép

xác định thời điểm lập chợ cụ thể Song có thế suy đoán, chợ Bún Thượng xuất hiện muộn nhất vào khoảng thế ký XVI Đây là thời kỳ kinh tê hàng hoá nước ta khá phát triển Do kinh tế Phụng 'ĩh ư ợ n a có bước phát triển, làng lại nằm ở vị trí tương đối thuận lợi nên nhu cầu trao đổi sán phẩm của dân cư trong làng với nhau và với bên ngoài táng lên: chợ làng xuất hiện để thoả mãn

nhu cầu của đời s ố n g và kinh tế C hợ ở đđu thôn Tây, c á ch đư ờn g 3 2 A ch ừ n g

100 m Ban đầu là chợ làng về sau phát triển thành chợ vùng Phiên chợ họp

Trang 30

vào buối sáng của các ngàv: 4-6-9-14-16-19-24-26-29 âm lịch Chợ Phụng Thượng hợp với chợ Ngọc Tảo (họp chiều) thành chu kỳ trọn vẹn một ngày Hàng hoá háu hết là các sản phẩm nông nghiệp và thủ cõng nghiệp (lúa gạo, ngô, đỗ, sắn, khoai, vải, bún ) Trong chợ có cầu chợ dành cho người chuyên buôn bán (hàng xén, hàng vải), các khoảng trống ngoài trời dành cho những người trao đổi các loại sản phẩm khác Dưới thời Pháp thuộc hàng hoá phong phú hơn, bao gồm các hàng công nghệ: vải vóc, quần áo thuốc lá rượu bia

Chợ Bún Thượng cho ta hình ảnh sinh động về hoạt động thương nghiệp nông thôn châu thổ sông Hồng trước cách mạng tháng Tám 1945 Đây là dạng thương nghiệp nhỏ, diễn ra chủ yếu ở chợ làng, chợ vùng; hàng hoá không nhiều, chu yếu là nông sản và một sô sản phẩm thủ công nghiệp Phụ nữ đóng vai trò chính trong hoạt động trao đổi hàng hoá; thương nhân ít, nhỏ yếu và kiêm nhiệm Tác động của thương nghiệp đến kinh tế - xã hội nông thôn yếu

ớt, chủ yếu là bổ sung, củng cố cho kinh tế tiêu nông

Hoạt động kinh tế ở Phụng Thượng chịu sự chi phối của tư tưởng tiểu nông, với các biểu hiện là: “ Dĩ nông vi bản”, “trọng nông ức công thương”,

“Quý nghĩa, khinh lợi; ca ngợi chữ nhàn” , “ Bình quân chủ nghĩa”, “Đề cao tần tiện”, v.v Có thể nói, đây là sự phát triển đặc thù của xã hội Việt Nam truyền thống, dựa trên nền táng nghề nông trồng lúa nước và lây tổ chức làng

xã làm cơ sở Mặc dù mạng lưới chợ khá dày đặc và có chu kỳ họp khép kín các ngày trong tháng; nhưng chỉ là “điểm kinh tê cơ bản” giúp làng tồn tại Và

“sự hoà tan thành thị trong nông thôn” đã trở thành yếu tô quan trọng kìm hãm bước tiên của xã hội nước ta truvền thông [22; tr.22]

1.2.2 VỂ VĂN HOÁ, XẢ HỘI

Cư dân Phụng Thượng chủ yếu là người Kinh nhưng ta không loại trừ

khả năng có những tộc người khác sinh sống ớ đây Sách Đại Việt sử ký toàn

th ư cho ta biết, cuố: năm 1044, vua Lý Thái Tông đơợc bầy tôi dàng hon

Trang 31

miền đất trên thuộc dải đất từ Từ Liém Hoài Đức đến Quốc, Q uảng Oai, Tam Nông - Hưng Hoá [168; tr.96] Phụng Thượng nằm trong dái đất này Khi điền

dã tại địa phương, chúng tôi thấy dọng nói của người Phụng Thượng nghe rất giống dọng nói cúa dân làng Yên Sớ (Hoài Đức) - nơi cư ngụ của người Chăm (nay đã Kinh hoá)

Không có tài liệu cho phép xác định rõ số dân xưa của Phụng Thượng;

chỉ biết rằng vào năm 1927 làng có 3.590 người [114; tr.304] Sách Sơn Táy rỉnh địa chí cho biết cuối những nãm 30, làng Phụng Thượng có sô đinh là

1.025 người Theo đó có thế ước tính dân sô' của làng vào khoảng 4.100 người Với số dân như vậy, Phụng Thượng là một trong 5 làng lớn nhất của tính Sơn Tây cũ [33; tr.2 10] Biến động dân số của các làng xã trong lịch sử do nhiều nguyên nhân gây ra như: sinh tử tự nhiên, chiến tranh, dịch bệnh, chết đói và

cả di dân Tại Phụng Thượng diễn ra tất cả các quá trình biên động dân số kê trên Chẳng hạn vào cuối thế kỷ XVI một số gia đình họ Dương do theo nhà Mạc sợ bị nhà Trịnh truy sát đã chạy xuống xã Lạc Đạo (Gia Lâm, Hà Nội) sinh sống; hay một số người họ Đỗ di cư sang huyện Lập Thạch (Vĩnh Yên) Trận dịch tả năm 1923 làm chết hàng trăm người; sau đó nạn đói đầu năm

1945 lại cướp đi hon 800 sinh mạng dân làng Phụng Thượng

Trong nông thôn truyền thống người Việt ở Bắc Bộ, Giúp tồn tại khá

phố biến và là tổ chức xã hội theo tuổi tác dành riêng cho nam giới (có nơi theo quan hệ địa lý) Trần Từ là người có công lớn trong việc hệ thống hoá tố chức cơ cấu này [76: tr.44] Theo ông: “ Bất cứ người dàn què nào ở mọi làng Bắc Bộ, miễn là nam và không phải ngụ cư, đều sinh ra trong một Giáp nhất định, và qua đời trong tư cách thành viên của G iáp ấy " [141: tr.47] Khi

Trang 32

người con trai sinh ra bố mẹ đáng ký cho con mình vào Giáp Từ đó đến khi chết, theo tuổi tác người đó lần lượt được giữ các cương vị trong Giáp, được hướng quyền lợi và làm các nghĩa vụ một cách bình đắng Giáp là hình thái tố chức đặc biệt và có một vai trò đặc biệt trong cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt

cố truvền Với tư cách là một môi trường xã hội đặc biệt, Giáp khác hẳn mỏi trường xã hội tiểu nông bao quanh nó Giáp là một trường tiến thân bằng tuổi tác Dựa trên nguyên tắc “trọng xỉ” Giáp “tạo ra một thế bình đẳng nào đấy” [141; tr.49]

Trong Tục lệ làng Phụng Thượng cho biết, trước cách m ạng tháng Tám

1945, ở đáv có 4 Giáp Qua s ổ Giáp Đoài Thượng ta có thể hình dưng ra

nguyên tấc tố chức và vận hành của Giáp ở Phụng Thượng Giống như nhiều nơi khác trong châu thố sông Hồng, Giáp không phái là một tổ chức kinh tế,

nó được hình thành trên cơ sở tự nguyện Các thành viên trong một Giáp có nghĩa vụ đối với Giáp của mình và ngược lại được hưởng quyền lợi theo quy định của Giáp Hoạt động chủ yếu của các G iáp ở Phụng Thượng là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và hoàn thành các nghĩa vụ đôi với làng

Bên cạnh Giáp, ở Phụng Thượng còn có H ội tu văn, H ội tư võ, K i’ lão liội, H ội vãi già, Hội dồng tuế, v.v Đây là những tổ c h ứ c xã hội đirợc lập ra theo tinh thần tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp, cùng lứa tuổi hav có chung một sở thích, một tín ngưỡng nào đó

Dòng họ là một thiết chế cơ bản của xã hội nông thôn iruyén thòng ở nước ta Vai trò và vị trí của nó được quan niệm khác nhau Một số nhà nghiên cứu đánh giá cao vai trò của dòng họ; ngược lại có người lại cho rằng:

"Họ, quá lắm cũng chỉ có thể được xem là một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với các thành phẩn của nó là tạo ra m ột niềm

cộng cảm dựa trên huyết thông” [141; tr.41 ].

Trang 33

Cơ cấu và sự phân bố dòng họ phân nào phân ánh quá trình hình thành, phát triển làng xã Tại thôn Tây và thôn Đông bao gồm các họ đến mảnh đất Phụng Thượng sớm hơn so với thôn Nam (Cù, Hà Đàm, Nhữ Dương, Trần Cấn, Đỗ, Vũ ) Trong lịch sử phát triển, cơ cấu dòng họ có những biến đổi Trước kia làng Phụng Thượng có hơn 40 họ; nhung hiện chi còn 20 họ Nguyên do là một số họ nhỏ “sáp nhập” với nhau hoặc nhập vào các họ lớn để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triến Cũng có những họ do bị truy bức, hay gặp hoạn nạn, đói kém phải bỏ làng đi nơi khác sinh sống.

Trước cách mạng, quan hệ giữa các họ ở Phụng Thượng khá phức tạp Những họ lớn thường chèn ép các họ nhỏ và thông qua bộ máy quản lý làng

xã đê thao túng công việc chung Mâu thuẫn, xích mích giữa các họ thường xẩy ra Cuốn sử địa phương cho biết: “ Dưới chế độ xưa do bọn thống trị gây nên trong xóm làng khó tránh khỏi những chuyện va chạm, co kéo giữa họ này với tộc khác” [26; tr 10-11] Đặc điểm, vị thê xã hội và môi quan hệ giữa các họ ở Phụng Thượng trước cách mạng phđn nào được thế hiện trong bài vè dưới đây [144; tr.75]:

Đánh cá họ Đỗ

An giỗ họ Hoàng Việc làng họ Dương

Cá ương họ Cấn

Án bẩn họ Trần Lần khân họ Vũ

Vào thập niên 1940, ở Phụng Thượng địa chủ và phú nông chiếm

khoảng 5% dân số Trong tổng số 30 địa chủ, chỉ 2 địa chủ lớn có trên 20 mẫu

ruộng còn lại là những địa chủ vừa và nhỏ So với địa chủ và phú nông thì bộ phận trung nông nhiều hơn Đây là tầng lớp có đủ ruộng đất, tư liệu sản xuất

và vốn liếng để tự duy trì sản xuất, đảm bảo đời sống gia đình Chiếm số

Trang 34

lượng đông đảo nhất trong nông dân là tầng lớp bần cố nông Họ là những người thiếu ruộng đất (bần nông) hoặc khỏng có ruộng đất (cố nỏng) Bộ phận này thường phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, phú nông để canh tác và bị hai thành phần này bóc lột Đặc biệt bộ phận cỏ nông do không có ruộng đất nên phải đi cày thuê cuốc mướn cho địa chủ hoặc lĩnh canh với mức tô cao Đời sống khốn khó khiến một số phải bỏ ra thành thị kiếm sống bằng nghề kéo xe thuê, làm vú nuôi, bồi bếp, phuc vụ trong các gia đình hoặc bỏ quê tha phương cầu thực, đi phu ở các đồn điền, làm công nhân các hầm mỏ.

Quan hệ đẳng cấp còn khá rõ nét ở Phụng Thượng Theo Hươỉig ước

(1936), khi làng cúng tế chiếu lễ được chia thành 5 bậc Chiếu nhất dành cho các chức đại trung khoa, vãn phẩm và võ từ tam phẩm trở lẻn; chiếu nhì dành cho chức ấm sinh, hàm chánh phó tổng và hương lão từ 70, 80 trở lên; chiếu tam dành cho nhất, nhị trường, lý phó trưởng, đội trưởng có khao, hương dịch

và lão từ 60 trở lên; chiếu tứ dành cho cai binh chưa khao, kiểm tửu, khán thủ tại dân và ký khoa sinh có ngôi phận vị; chiếu ngũ dành cho lý phó phận vị, vọng kỳ phúc nhiêu, binh khoá sinh, tuyển sinh có vọng

Như vậy, sự phân chia đẳng cấp thể hiện rõ trong sinh hoạt tín ngưỡng của làng Qua sự phân chia thứ bậc trên đây cho thấy, các vị có chân khoa mục về văn và võ rất được trọng vọng; trong đó văn được trọng hơn võ Sau đó đến các chức sắc khác được xếp ngồi lẫn với các bậc hương lão theo thứ bậc quy định Dân đinh không thấy nhắc tới chỗ ngồi của họ Phải chăng họ không có phận vị nơi chốn đình trung, hay do thuộc đẳng cấp thấp nhất nên số này chỉ đóng vai trò phục dịch ở bên ngoài khi làng tế lẻ (?!)

Theo truyền thống, Hương lão ở Phụng Thượng được tôn trọng (tên gọi của làng phần nào phản ánh điều đó); nhưng đến thời kỳ này, “ v ư ơ n ơ tước'’ xem ra được trọng hơn “thiên tước” Đây là điểm khác so với một số nơi trong châu thổ sông Hồng Chẳng hạn, ở làng Yên sở (Hà Tây), “ xỉ” được trọng hơn

Trang 35

‘•rước" Tại làng này đình được chia làm 11 hạng thì "lão thượng" (70 tuối trở lên) được xếp ngồi hạng đầu Hay như ớ làng Mộ Trạch, các cụ được xếp ngồi

ớ giữa đình, neang hàng với các quan to trong triều về làng [121: tr.30-31]

“Trọng xỉ” là một nét đẹp truyền thống, thê hiện lối sống nhân bản của xã hội

ta xưa cũng như nav Song “trọng xỉ" phản ánh “dấu vết của chế độ lão quyền

in nổi trên mọi mặt đời sông ở những xã hội biến chuyên chậm chạp” Theo

đó thì đến trước cuộc cách mạng tháng Tám 1945, Phụng Thượng là một xã có

sự phát triển nhất định về kinh tế - xã hội

Thiết chế chính trị - xã hội bao gồm bộ máy hành chính cấp cơ sớ và các tố chức xã hội khác Từ đầu thế ký XIX, ở vùng nông thôn người Việt song song tồn tại hai cơ cấu: cơ cấu hành chính nhà nước và cơ cấu tự trị tự quản của làng xã Nhà Nguyễn rất quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống quán lý nhà nước từ trung ương đến các địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở Dưới thời Pháp thuộc, đê thống trị và bóc lột nhân dân ta, bọn thực dân phong kiến đã thiết lập một bộ máy hành chính, thực hiện cai trị rất chặt chẽ

Tại Bắc kỳ, nhằm phá vỡ tính chất khép kín, tự trị của làng xã, ngày

12/8/1921, Tliống sứ Bắc kỳ ra Nghị định cải tố bộ máy quán lý cấp xã, gọi là

“Cải lương Hương chính” Từ đây việc quản lý làng xã giao cho Hội đồng tộc biếu, đírne đầu là Chánh, Phó Hương hội Dưới Hội đồna có một nhóm kv dịch gồm Lý trưởng, Phó lý và Trương tuần thực hiện các quyết định của Hội đồng Chính quyền thực dân còn đưa những nội dung luật pháp của Nhà nước

vào trong Hiữm'g ước của các làng và lập ra Hội đồng tộc biểu bẽn cạnh Hội

đồng kỳ mục để kiểm soát chặt chẽ nông thôn Thời thuộc địa phona kiến, bộ máv quản lv xã thôn ở Phụng Thượng có Hội đồng hương chính, Hội đồng kì mục, Hội đồng tộc biếu Đứng đầu chính quyền xã là Lv trưởng, Phó lý trướng

và Tiên thứ chí, Chánh phó hội Ngoài ra còn có các chức dịch giúp việc là

trưởng bạ, h ộ lại thủ q u ỹ , trương tuần, “th ô n g tin" (mõ là n g )

Trang 36

Thiết chê chính trị - xã hội ớ đây được tổ chức dựa trên sự kết hợp giữa

Hội đồng tộc biểu với H ội đồng kỳ mục, trong đó Hội đổng tộc biếu đóng vai

trò quan trọng Các còng việc lớn đều do Hội đổng tộc biếu quyết định Lý trướng chỉ là người trực tiếp thi hành các quyết định của Hội đồng tộc biếu Điều 15, 16, 17 trong Hương ước chép rõ: “ Những việc Hội đổng bàn được quá nửa số người ý hợp thì đem thi hành, nêu ý kiến không hợp thì phải bỏ phiếu ”; “Khi có việc quan toà án hoặc quan cai trị cán hỏi đến thì Hội đồng

tự chọn 2 người đi với lý trưởng, cần phải đi nhiều người thì cử thêm 2, 3 người nữa”; “Khi có lệnh quan trên bắt làm ngay thì không kế, còn hỏi ý kiến

và những việc quan hệ về quyền lợi chung của làng, thì 2 người tộc biếu và lý trướng không được tự quyết mà phái mớ Hội đồng cho cả mọi người đều ý hợp rồi sẽ trình quan”

Trong cơ cấu quyền lực ở Phụng Thượng, Hội đồng kỳ lão dường như đứng trên Hội đồng tộc biếu Điều 18 của Hương ước viết rằng: “Tộc biếu nếu làm việc gì trái với hương ước làng, hoặc cả hội đồng, hoặc một họ nào giác xuất thì chức sắc kỳ lão có quyền quở trách hoặc phạt tiền hay là không được dự hội đồng nữa; người nào làm mất tir cách ở điều thứ 3, hay làm tổn hại quyền lợi chung của cả làng thì Hội đồ n s chức sắc kỳ lão làm biên bán bãi chức người ấy” Nhưng có lẽ trên danh nghĩa thì như vậy; còn trên thực tế, quyền lực thật sự vãn thuộc về bộ phận chức dịch của làng Đây là sự phức tạp

và đầy mâu thuẫn trong cơ cấu tố chức làng xã người Việt trước cách mạng

mà Trần Từ đã từng chỉ ra trong cuốn sách của ông Như vậy, thiết chế chính trị - xã hội ở Phụng Thượng là sự đan xen, chồng xếp của nhiều tổ chức khác nhau: trong đó nổi bật lèn là vai trò “chí huy” của Hội đồng kỳ lão và Hội đồng tộc biểu Tinh hình nàv phản ánh thực trạng phức tạp của các mối quan

hệ xã hội "chính thông" và “phi chính thống" ở Phụna Thượng

Trang 37

Dưới thời phong kiến và Pháp thuộc, hầu hết cư dân Phụng Thượng thất học, mù chữ, chỉ những gia đình khá giả mới có điều kiện cho con đi học Cả làng mớ 3 lớp học thì trong đó có 2 lớp vỡ lòng và 1 lớp một Các cụ già cho biết, trong xã cứ 1.000 người thì có 1 người đi học Số người theo Sơ học yếu lược khoảng 50 người Cả làng chỉ có 3 giáo viên, trong đó 1 dạy chữ Hán và

2 dạy chữ quốc ngữ Thời phong kiến, Phụng Thượng có 50 người thi đỗ Tú tài, Hương cống, Cử nhân [124] Đến thời Pháp thuộc có 2 người đỗ cao đáng tiểu học Như vậy về giáo dục khoa cử, Phụng Thượng là làng xã không có người đỗ đạt cao So với một số làng có truyền thống khoa bảng thì Phụng Thượng thua xa Chẳng hạn như Mộ Trạch (Hải Dương) - “nhất gia bán thiên hạ” (dịch: tài năng bằng nửa thiên hạ) Trong 450 năm (1304 - 1754), làng này có tới 36 người đỗ đại khoa, trong đó có 1 Trạng Nguyên, 9 Hoàng Giáp

và 26 tiến sĩ [102; tr 109-110]

Trải bao thăng trầm lịch sử, cư dân Phụng Thượng đã đồng cam cộng khố hợp sức khai phá đất hoang, lập làng: đoàn kết chống giặc giã, cùng nhau xây dựng, phát triển làng xã Trong quá trình ấy, văn hoá cộng đồng làng hình thành, phát triển Vãn hoá truyền thống Phụng Thượng vừa có “cái chung” của vùng vừa có “cái riêng” khá độc đáo Ta thấy cái chung, cái riêng biểu hiện rõ trong “văn hoá vật thể” và “văn hoá phi vật thế” dưới đây:

Đ ền c ổ Táo Tliượng do nhà nước phong kiến xây dựng vào cuối thê ký

XVI ớ đầu thôn Tây, cách quốc lộ 32A chừng 400-500 m Trước đàv di tích gồm 1 ngôi đền và 2 ngựa đá, 2 voi đá dựng trước cửa đẻn Hiện nay chỉ còn voi đá, ngựa đá, đền đã bị phá khi chính quyền thuộc địa mớ con dường liên

xã chạy từ quốc lộ 11A (32A) lên đê sông Hồng Đền Tảo Thượng là biểu hiện của cái “quan phươns” xuất hiện và tồn tại ớ địa phương gắn với võ công

củ a m ột triều đại p h on g k iến

Trang 38

Quán Táy (Miếu T ủ y) được xây dựng vào thế ký XVI ở thòn Táy cách

đình khoảng 500-700 m Quán, miếu là một kiến trúc vãn hoá gắn với đạo giáo, nơi thờ Thái Thượng Lão Quân (ông tố đạo này); song ớ đáy dân làng Thần hoàng làng là Cao Sơn Đại Vương Nguyễn Tuấn Trong quán hiện còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của triều Nguyễn và một số di vật có giá trị lịch

sử văn hoá

Đình lảng xây dựng vào cuối thế ký XVII Do không đủ “tài vật” làng

phải nhờ sự giúp đỡ của một cung phi và phái 3-4 nãm đình mới xây xong Đình Phụng Thượng thuộc loại to của vùng Sơn Tây xưa; hai bên có hai tào mạc, xung quanh được xây tường bố trí ba cống đi vào sân đình, một cổng chính diện và hai cổng ngách hai bên Trước đình hai bên tả hữu có hai giếng

to xây gạch, gọi là giếng cô tiên

Cliùa Nguyễn Linh (Nguyên Linli từ) là chùa chung của làng do một sô

họ đứng ra xây dựng vào đầu thế XIX, trong đó họ Nguyễn làm “trùm ” nên về sau thường gọi là chùa Nguyễn Chùa nằm ngoài cánh đồng, cách thôn Tây chừng 500 m về phía Đông Bắc Ngoài chùa chuna, Phụna Thượng còn có

một chùa nhỏ hơn là chùa Đ ồ (Đ ổ Linh Tứ) Chùa được ông tố họ Đỗ dựng

vào đầu thế kỷ XV Chùa nằm ở cánh đồng phía Đông Bấc làng Một làng có hai chùa và rất nhiều miếu thờ ở các thôn xóm là hiện tượng hiếm thấy trong nông thôn nước ta: nó phản ánh những thang bậc khác nhau trong đời sòng tàm linh cư dân Phụng Thượng

Làng Phụng Thượng có nhiều ngày lễ hội truyền thống: m ồns 2 tháng giêng là tiệc động thổ, mồng 6 tháng giêng là tiệc khai hạ mồng 5 thána 5 và

10 tháng 10 là tiệc trùng ngũ, trùng thập, tiệc hạ thượng điền, mồng I tháng chạp là lễ chạp túc), mồng hai tháng chạp là lễ lên lão và m ồns 8 là ngàv kỳ phúc, v.v Theo lệ, khoảng 10 nãm làng rước thánh giá thần Thành hoàng về đình tế lễ một lần

Trang 39

Trong các phon2 tục lập quán của Phụn2 Thượng, đáng lun ý hơn cá là

Tục không xuất giá ngoại hương Tục này bất nguồn từ lời nguyền của một

cưng phi người làng dưới thời Lê-Trịnh [33; tr.48-49]

Tâm lý không muốn lấy chồng thiên hạ phản ánh thế ứng xử của cư dân nôna thôn trong xã hội tiểu nông truyền thống và được bát nguồn từ nhiều

nguyên nhân: Thứ nhất, từ lời nguvền của bà cung phi; thứ hai, tinh thần hướng nội của cộng đồng làng khá mạnh trong chuyện hôn nhân: thứ ba lấy chồng thiên hạ phải nộp “cheo” nhiều hơn; thứ tư tâm lý chung trong xã hội

truyền thống ở nước ta là: “Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng đem cho ”, “lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” , “ruộng giữa đồng, chồng giữa làng” Quan niệm trên làm phong phú và cũng phức tạp thêm các quan hệ xã hội ở nông thôn truyền thống nước ta Mỗi thành viên hay gia đình luôn nằm trong tình trạng “phi nội, tắc ngoại” Điều nàv làm gia tăng tính câu kết trong cộng đồng làng xã

Dưới thời thuộc địa phong kiến, nhiều phong tục tập quán cũ được duy trì, khích lệ Trong tang ma, tang chủ thường tố chức ăn uống linh đình, tiêu tốn nhiều tiền của với các lễ nghi rất rườm rà Trong cưới xin cũng vậv Khi thách cưới nhà gái yêu cầu nhà trai phải có tiền cọc, gạo, rượu, lễ Ngoài ra làng còn quy định con gái đi lấy chồng thiên hạ phái “nộp cheo” 300 viên gạch, còn lấy chồng làng thì nộp 60 viên Trong hôn nhân, hiện tượng táo hỏn,

ép hôn xẩy ra khá phố biến Nhiéu gia đình đã dàn xếp gả con cho nhau từ khi

cô gái mới 8-9 tuổi

Cờ bạc, bói toán, nghiện hút cũng là những hiện tượng khá phố biến ở Phụng Thượng Hàng chục sòng bạc trong xã thường xuyên hoạt độna, có khoảng 500-700 người tham gia Không hiếm người do thua bạc phái bán cả gia sản, bỏ què hương phiêu bạt nơi đất khách quê người

Trang 40

Dưới chế độ cũ dàn làng Phụng Thượng sông rất khố cực do bị áp bức

bóc lột nặng nề Hàng năm họ phải đóng nhiều thứ thuế và thuế khoá ngày

càng táng lên Từ khi đặt ách đô hộ đến những nãm 1930 thực dán Pháp nâng

mức thuế thân gấp 27 lần [26; tr 14] Nhiều người phái gán đất gán nhà, bán

con để lấy tiền nộp thuế Đặc biệt, thời kv Pháp - Nhật thống trị, chúng bất

nông dán vùng Bắc Bộ “nhổ lúa trồng đav” và thực hiện chính sách “thu mua

thóc tạ” đầu năm 1945 làm cho tình cảnh nông dân Phụng Thượng càng thêm

khốn khổ, bần cùng Vì thế, nhân dàn lao động Phụng Thượng rất căm thù

bọn thực dân và phong kiến tay sai Với tình yêu quê hương đất nước, được

giác ngộ cách mạng, tinh thán đấu tranh của họ ngày càng cao Khi Đảng phát

động Tống khởi nghĩa, nhân dân Phụng Thượng đã vùng lên lật đổ ách thống

trị của kẻ thù vào ngày 27-8-1945 Từ đây, Phụng Thượng bước sang một

trang sử mới - trang sử đấu tranh oanh liệt bảo vệ độc lập, tự do của quê hương

đất nước và từng bước xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc dưới sự lãnh đạo

của Đảng và Bác Hồ vĩ đại

V V

V V

-1 Trong quá trình hình thành và phát triển, cho tới trước cách mạng tháng Tám 1945, Phụng Thượng là làng xã nông nghiệp dựa trên cơ sở sản

xuất nhỏ của nông dân kết hợp với các nghề phụ gia đình Từ khi iập làng đến

thê kv XV, trồng trọt là ngành sàn xuất chính kết hợp với hoạt dậniỊ pliụ chăn

nuôi vù m ột bộ phận kinh t ế tự nhiên Đến thê kỷ XVI, do sự vận động nội tại

và do tác động từ bên ngoài, cơ cấu kinh tế làng Phụng Thượng chuyên dần từ

nông nghiệp sang nông - công - tliưưng kết hợp, trong đó nỏn\> nghiệp ván

dóng vai trò chú dạo Nông nghiệp là ngành sản xuất chính nhưng trình độ

phát triển còn thấp kém Cho đến thập niên 1930 - 1940, sản xuất n ô n 2 nghiệp

có sự chuyển biến nhất định do hệ thông thuý lợi cung cấp nước trong vùng

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w