Ở một vài công trình khác, ngôn ngữ thơ được soi chiếu từ nhiều góc độ: Ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ Việt Nam Nguyễn Hữu Đạt, Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học M
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÙY
NGHIÊN CỨU SỰ TỰ DO HÓA
NGÔN NGỮ THƠ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI THẾ KỶ XX
(TRÊN TƯ LIỆU CÁC TẬP THƠ CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ)
Chuyên ngành: LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC
HÀ NỘI – 2008
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÙY
NGHIÊN CỨU SỰ TỰ DO HÓA
NGÔN NGỮ THƠ TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI THẾ KỶ XX
(TRÊN TƯ LIỆU TẬP THƠ CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ)
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 62 22 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS ĐINH VĂN ĐỨC
HÀ NỘI- 2008
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các ký hiệu viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị
Mở đầu 1
1 Mục đích nghiên cứu 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Nguồn tư liệu 5
6 Một vài tiên liệu về đóng góp của luận án 7
7 Bố cục của luận án 8
Nội dung 9
Chương 1 Cơ sở lý thuyết: Những vấn đề liên quan đến nội dung luận án 9
1.1 Những thông tin về lịch sử vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ 9
1.2 Nhận thức về thơ 13
1.3 Nhận thức về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ 18
1.4 Ý thơ và tứ thơ, hình tượng thơ, cảm giác thơ, sự hấp dẫn và tính mờ nhòe của thơ 25
1.5 Về cấu trúc của thơ (Bài thơ, khổ thơ, câu thơ) 26
1.5.1 Bài thơ 27
1.5.2 Khổ thơ 27
1.5.3 Câu thơ 29
1.6 Những cách tiếp cận khác nhau trong khi nghiên cứu thơ và một số lý thuyết liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ 30
1.6.1 Hướng nghiên cứu theo thi pháp học và theo lý thuyết về hệ thống và cấu trúc 31
Trang 41.6.2 Lý thuyết về ngữ cảnh 34
1.6.3 Lý thuyết phân tích diễn ngôn 35
1.7 Những lối nghiên cứu thơ từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam 36
1.7.1 Thơ cũ 36
1.7.2 Thơ Mới 43
Chương 2 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỉ XX ở cấp độ bài thơ 49
2.1 Kết quả khảo sát theo diện bằng phương pháp định lượng 49
2.1.1 Kết quả khảo sát, thống kê một số tập thơ 50
2.1.2 So sánh, đánh giá kết quả số liệu về thể thơ 55
2.1.3 So sánh và đánh giá về các mô hình bài thơ (tính theo số khổ trong bài và số câu trong khổ) 57
2.2 Kết quả khảo sát (theo điểm) bằng phương pháp đinh lượng và định tính 60
2.2.1 Về 4 tập thơ của Hàn Mặc Tử 61
2.2.2 Về tập 50 bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên 67
2.2.3 Về một số bài thơ của các nhà thơ- nhà giáo thời kỳ 1945-1975 74
2.3 Tiểu kết 98
Chương 3 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỉ XX ở cấp độ khổ thơ 102
3.1 Về các loại khổ thơ 102
3.2 Về vấn đề đối thanh điệu bằng- trắc trong khổ thơ 103
3.2.1 Đối với khổ có 4 câu/ khổ trong bài 7 chữ 104
3.2.2 Vấn đề đối thanh điệu bằng- trắc trong thơ tự do 131
3.3 Vấn đề luật niêm trong khổ thơ 135
3.3.1 Khảo sát từng khổ thơ ở 2 tập “Gửi hương cho gió” và “Từ ấy” 135
3.3.2 Các bảng số liệu thống kê luật niêm của các câu thơ trong khổ thơ 7 chữ ở từng tập thơ 136 3.3.3 Số trường hợp các câu thơ có luật niêm theo thanh bằng hoặc trắc ở các tập thơ được thống kê theo bảng sau 137
3.3.4 Nhận xét 137
3.3.5 Các ví dụ 138
3.3.6 Nhận xét 139
3.3.7 Vấn đề niêm từ 1945 đến nay 139
3.4 Vấn đề gieo vần trong khổ thơ 143
Trang 53.4.1 Xét các bài 7 chữ trong hai tập “Gửi hương cho gió” và “Từ ấy” 144
3.4.2 Xét hiện tượng gieo vần trong 4 tập “Gái quê”, “Đau thương”, “Xuân Như ý”, “Lệ thanh thi tập” của Hàn Mặc Tử 146
3.4.3 Hiện tượng gieo vần trong 2 tập thơ “Những câu thơ viết đợi mặt trời” và “Xúc xắc mùa thu” của Hoàng Nhuận Cầm 148
3.4.4 Hiện tượng gieo vần trong 3 tập thơ của Phạm Tiến Duật 150
3.4.5 Nhận xét về hiện tượng gieo vần 150
3.5 Bàn luận 154
3.5.1 Về loại khổ thơ 154
3.5.2 Về phép đối thanh điệu bằng- trắc trong khổ 154
3.5.3 Về luật niêm 156
3.5.4 Về hiện tượng gieo vần 157
Chương 4 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỉ XX ở cấp độ câu thơ 159
4.1 Nhịp điệu 159
4.1.1 Cơ sở ngắt nhịp câu thơ 161
4.1.2 Một số bàn luận 168
4.2 Thanh điệu 183
4.2.1 Kết quả khảo sát định lượng 183
4.2.2 Bàn luận 185
4.3 Vần trong câu thơ 189
4.4 Tiểu kết 191
4.4.1 Về việc gieo vần 192
4.4.2 Về thanh điệu 192
4.4.3 Về nhịp điệu 192
Kết luận 193
Danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến luận án 200
Thư mục tài liệu tham khảo 201
Phụ lục
Trang 6- S5: 3 tập thơ của Phạm Tiến Duật (“Vầng trăng quầng lửa”, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, 83 trang; “Thơ một chặng đường”, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1970, 90 trang; “Ở hai đầu núi”, NXB Tác phẩm mới, 1981, 75 trang)
- S6: 164 bài thơ ở 2 tập thơ của Hoàng Nhuận Cầm (“Những câu thơ viết đợi mặt trời”, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1983, 60 trang; “Xúc xắc mùa thu”, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1992, 59 trang) và ở 1 tập thơ của Lê Đạt (“Bóng chữ”, NXB Hội nhàvăn, Hà Nội, 1994, 138 trang)
- Các khổ thơ được kí hiệu là K Ví dụ, khổ 1 được kí hiệu là K1, khổ 2 được kí hiệu là K2…, khổ 13 được kí hiệu là K13
- Đối với trường hợp có hiện tượng gieo vần, ta kí hiệu như sau:
+ L1 (loại 1): kí hiệu 1,2 câu 1 và câu 2 có cùng vần
Trang 7+ L4 (loại 4): kí hiệu 2,3 câu 2 và câu 3 có cùng vần
+ L5 (loại 5): kí hiệu 2,4 câu 2 và câu 4 có cùng vần
+ L6 (loại 6): kí hiệu 3,4 câu 3 và câu 4 có cùng vần
+ L7 (loại 7): kí hiệu 1,2,4 các câu 1,2,4 có cùng vần
+ L8 (loại 8): kí hiệu 1,3,4 các câu 1,3,4 có cùng vần
+ L9 (loại 9): kí hiệu 1,2,3,4 các câu 1,2,3,4 có cùng vần
+ L10 (loại 10): 0(v) không vần
- Ở tất cả các trường hợp không có hiện tượng gieo vần, vần được gieo ở tiếng
cuối cùng của các câu trong khổ
- Ở một số khổ thơ, có thể có 2 loại vần Ví dụ, một khổ thơ vừa có loại 2 (L2)
vừa có loại 5 (L5)
- Tên viết tắt của các tác giả và các bài thơ được trình bày ở phụ lục
DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ , ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
1 Bảng thống kê bài thơ tính theo thể thơ/ số chữ (giai đoạn 1900-1945) 49
2 Bảng thống kê 49 mô hình bài tính theo số lượng khổ trong bài và số câu trong khổ (giai đoạn 1900-1945) 49
3 Bảng thống kê bài thơ tính theo thể thơ/ số chữ (giai đoạn 1945-2000) 50
4 Bảng thống kê số lượng bài thơ tính theo thể thơ và tính theo số khổ trong bài ở tập S4 51
5 Bảng thống kê bài thơ tính theo thể thơ/ số chữ và tính theo số lượng mô hình bài thơ trong tập S4 52
6 Bảng thống kê 25 mô hình/ 35 bài thể tự do trong tập S4 52
7 Bảng thống kê thể thơ trong tập S5 53
8 Bảng thống kê thể thơ trong tập S6 53
9 Bảng số liệu phân loại các bài thơ theo thể thơ (xét 514 bài) 53
10 Bảng thống kê so sánh các mô hình bài thơ ở tập S1 và S2 56
11 Bảng thống kê số bài có nhiều khổ thơ nhất ở từng thể thơ trong S1 và S2 57
12 Bảng thống kê các mô hình bài thơ (tính theo số lượng khổ thơ trong bài) ở 4 tập thơ của Hàn Mặc Tử 58
13 Bảng phân loại bài thơ theo số lượng khổ và phân loại khổ thơ theo số
lượng câu thơ trong bài ở Tuyển thơ Nhà thơ- Nhà giáo 91và 92
14 Bảng thống kê về số lượng khổ thơ trong mỗi tập thơ của 3 tập “Gửi hương
Trang 8101
15 Bảng thống kê số lượng các khổ thơ có các mô hình khác nhau thuộc những trường hợp khác nhau của phép đối thanh điệu (217 khổ ở “Gửi hương cho gió” và “Từ ấy”) 104
16 Bảng thống kê số lượng các khổ thơ có các mô hình khác nhau thuộc những trường hợp khác nhau của phép đối thanh điệu ở “Lệ Thanh thi tập” và “Xuân như ý” 105
17 Bảng thống kê số lượng các khổ thơ có các mô hình khác nhau thuộc những trường hợp khác nhau của phép đối thanh điệu ở “Gái quê” và “Đau thương” 106
18 Bảng thống kê mô hình các khổ thơ không có phép đối thanh điệu thuộc 13 trường hợp (217 khổ ở “Gửi hương cho gió” và “Từ ấy”) 107
19 Bảng thống kê mô hình các khổ thơ không có phép đối thanh điệu ở “Lệ Thanh thi tập” và “Xuân như ý” 107
Tổng cộng: 19 bảng (không kể các bảng ở phụ lục) * Đồ thị 1 Có 02 đồ thị minh họa cho VD30 110
2 Có 02 đồ thị minh họa cho VD31 110
3 Có 02 đồ thị minh họa cho VD32 112
4 Có 02 đồ thị minh họa cho VD33 113
5 Có 02 đồ thị minh họa cho VD34 115
6 Có 04 đồ thị minh họa cho VD35 115
7 Có 04 đồ thị minh họa cho VD36 117
8 Có 04 đồ thị minh họa cho VD37 118
9 Có 04 đồ thị minh họa cho VD38 120
10 Có 04 đồ thị minh họa cho VD39 121
11 Có 04 đồ thị minh họa cho VD40 123
12 Có 04 đồ thị minh họa cho VD41 124
13 Có 04 đồ thị minh họa cho VD42 125
Tổng cộng: 42 đồ thị
*Biểu đồ: - 35 biểu đồ (xem phụ lục 1) 1->19 của phần phụ lục
- Chú thích cho các biểu đồ: 20->21 của phần phụ lục
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Mục đích nghiên cứu
Thơ Việt Nam trước thế kỉ XX chịu ảnh hưởng nhiều của luật thơ truyền thống, thơ Đường (Trung Quốc) nên tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt Thơ Việt Nam trong thế kỉ XX, từ phong trào thơ Mới đến nay đã phát triển theo nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có những khuynh hướng hiện đại, mang đậm dấu ấn của sự tự do hóa Có thể nói, đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp học và phong trào Tân thư Trong khi đó, ảnh hưởng của chữ Hán giảm xuống Con người thời
kỳ đó tuy chịu hai lần nô lệ nhưng cá tính được giải phóng Động lực xã hội
và sự phát triển về tư tưởng ảnh hưởng đến nghệ thuật, làm cho văn bản thơ
có nhiều biến động Tuyệt đại bộ phận các thể loại thơ được tự do hóa Nói cách khác, đó là sự tự do hóa tổng hợp các thể loại lục bát, song thất lục bát, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ…Diễn ngôn thơ cũng là một cách hiện đại hóa ngôn ngữ
thơ Có sự chuyển tiếp từ thơ có vần sang thơ tự do “hoặc tiếp theo thơ tự do, hoặc như chỉ một nhánh chảy khác của thơ tự do, tùy theo quan điểm của mỗi người, sự xuất hiện của thơ Tân hình thức (New Formalism), mà có người gọi nôm na là thơ vắt dòng, được xem là xuất phát từ Mĩ trong những năm gần đây…” (Nguyễn Đức Tùng, 2003 talawas) Giai đoạn 1975-1986 là giai đoạn “thơ trẻ có những tìm tòi thể hiện, đưa ra được những mô hình cấu trúc khác lạ so với những thời kỳ trước đó” (Trần Quang Đạo) Đặc biệt, trên thi
đàn đã có cả những thể loại thơ dài, dài gần như trường ca và có cả những loại thơ hao hao giống văn xuôi, có người đã gọi đó là thơ văn xuôi Thậm chí có cả những thể loại thơ không vần, câu dài câu ngắn không theo trật tự của ngữ pháp truyền thống hoặc trong thơ xuất hiện nhiều con số
Bởi ngôn ngữ là chất liệu của thơ nên sự tự do hóa thơ gắn liền với sự hiện đại hóa ngôn ngữ thơ Việc nghiên cứu ngôn ngữ thơ gắn liền với nghiên cứu thơ như hình với bóng Trước đây, các nhà nghiên cứu, phê bình thơ chủ yếu nghiên cứu thơ từ phương diện lý luận văn học, theo kinh nghiệm, theo hướng cảm thụ mang tính chủ quan, không nêu rõ được mối quan hệ biện chứng giữa hình thức biểu đạt sâu xa là ngôn ngữ và nội dung thơ nên còn có những ý kiến không thống nhất, gây nhiều tranh biện Vì thế, việc nghiên cứu
sự tự do hóa, hiện đại hóa về hình thức thơ tức là nghiên cứu ngôn ngữ thơ và
sự tự do hóa, hiện đại hóa về nội dung gắn liền với nhau sẽ giúp chúng ta thấy được mối quan hệ qua lại giữa hình thức và nội dung một cách biện
chứng, khách quan hơn Nói khác đi là: việc nghiên cứu sự cách tân ngôn ngữ thơ sẽ góp phần chỉ rõ sự cách tân tư tưởng thơ, nội dung thơ một cách
có cơ sở khoa học
Trang 10Ở Việt Nam, ngôn ngữ thơ cũng được nhiều người quan tâm Ngôn ngữ
thơ được công chúng, những người nghiên cứu, những nhà phê bình tiếp nhận và bình xét theo hướng đa diện với những lăng kính ở các mức độ khác nhau Có người nhắc đến “ngôn ngữ” khi bình luận về thơ nói chung, thơ Việt Nam thế kỉ XX nói riêng, nhắc đến “con âm”, “con chữ” (Dương Tường) Nhưng có lẽ đó mới chỉ là dấu hiệu của sự lưu ý đến khía cạnh ngôn ngữ khi bình luận về thơ chứ chưa thực sự có những nghiên cứu mang tính chất vận dụng, nhấn mạnh hơn hoặc khai thác có chiều sâu hơn đến các cấp
độ của ngôn ngữ trong các công trình nghiên cứu của lí luận phê bình văn học Ở một vài công trình khác, ngôn ngữ thơ được soi chiếu từ nhiều góc độ:
Ngôn ngữ thơ (Nguyễn Phan Cảnh), Ngôn ngữ thơ Việt Nam (Nguyễn Hữu Đạt), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học (Mai Ngọc Chừ), Ngôn ngữ quy ước hay tân kỳ (Trần Văn Nam), Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại (Trần Ngọc Hiếu), Quan niệm nghệ thuật về ngôn từ thơ Việt đương đại (Trần Ngọc Hiếu), Lịch sử hiện đại hóa thơ Việt trong mắt một nhà thơ, trong đó có một phần liên quan đến ngôn ngữ thơ (bản gốc tiếng
Anh của Hoàng Hưng, do Võ Sư Phạm dịch)…Tuy thế, các bài viết về sự tự
do hóa ngôn ngữ thơ và hiện đại hóa thơ Việt thì lẻ tẻ, rải rác còn sách về ngôn ngữ thơ thì phần nhiều nghiên cứu theo hướng thi pháp Tức là, chưa có công trình nào nghiên cứu về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ như một chuyên luận
Có thể nói, ngôn ngữ thơ hiện nay vẫn còn những khoảng trống có nhu cầu đòi hỏi được nghiên cứu Chính vì thế, luận án này nghiên cứu về sự tự
do hóa ngôn ngữ thơ- một “điểm nóng” của mảng nghiên cứu ngôn ngữ văn học Trên cơ sở một số bài báo, công trình đã có ở những năm trước theo hướng nghiên cứu thơ từ góc độ ngôn ngữ học, chúng tôi lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX (trên
tư liệu tập thơ của một số tác giả)” với mục đích tìm hiểu, khai thác và tìm
ra khâu đột phá của thơ và ngôn ngữ thơ Việt Nam thế kỷ XX
Luận án chọn hướng nghiên cứu sự tự do hóa trong thơ và hiện đại hóa ngôn ngữ thơ với mục đích trên sẽ góp phần làm rõ mối tương quan biện chứng giữa hình thức và nội dung: chính sự cách tân về hình thức là nhằm thể hiện, phản ánh sự cách tân về nội dung Hướng nghiên cứu này báo hiệu lý luận ngôn ngữ thơ sẽ phát triển hơn, đồng thời, các nhà sáng tác thơ có thêm công cụ để sáng tạo, phát huy khả năng thơ của mình trên cơ sở lý luận về ngôn ngữ thơ có tính khoa học
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của luận án chính là sự tự do hóa thơ Việt Nam thế
kỉ XX, trên cơ sở tư liệu thơ của một số tác giả cụ thể
Nói về cấu trúc ngôn ngữ thơ, người ta thường nói đến các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ, bước thơ Trong một phạm vi nhất định, luận án không bàn đến vấn đề bước thơ Luận án nghiên cứu về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỷ XX ở 3 cấp độ: bài thơ, khổ thơ, câu thơ trên cơ sở khảo sát các bài thơ thuộc các thể loại khác nhau như thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, song thất lục bát, tự do… (để có cái “phông” tương đối khái quát và
có sự so sánh, đối chiếu cơ bản mang tính chất “nền”) nhưng lấy tâm điểm khai thác nghiên cứu chủ yếu là thơ 7 chữ và thơ 8 chữ (có so sánh với thơ tự do)
Luận án hướng tới việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ (tổ chức,
mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời cũng đặt việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ trong mối tương quan với thi pháp học ngôn ngữ thơ, phân tích diễn ngôn ngôn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ… Từ đó có một cách tiếp cận thơ theo hướng ngôn ngữ học rõ ràng hơn
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án này được thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
3.1 Trên cơ sở các bảng biểu, số liệu thống kê định lượng và những nghiên cứu định tính, luận án tìm ra những sự đột phá về cấu trúc, thể loại ở các cấp độ bài thơ, khổ thơ, câu thơ trong các giai đoạn khác nhau để thấy được cái Mới trên cả hai phương diện hình thức và nội dung ngữ nghĩa được biểu đạt Cụ thể là:
3.1.1.Ở cấp độ bài thơ (Chương 2), luận án nghiên cứu về:
Các thể loại thơ Trong đó chú trọng nhất là thơ 7 chữ, có so sánh với thơ
8 chữ Việc nghiên cứu được mở trên diện nhiều thể thơ để thấy được sự đa dạng, phong phú của sự tự do hóa trải rộng trên nhiều thể loại (có cái nhìn tổng quát hơn về sự tự do hóa)
Cấu trúc bài thơ: bài chia khổ hay không chia khổ, số lượng khổ trong
bài, các khổ trong bài được tổ chức theo các mô hình cấu trúc như thế nào
Ngôn ngữ diễn đạt của bài thơ: có tính khẩu ngữ, đối thoại, diễn ngôn, tự
sự, trữ tình… hay không
3.1.2 Ở cấp độ khổ thơ (Chương 3), luận án nghiên cứu về các loại khổ thơ (khổ 1 câu, khổ 2 câu,… khổ nhiều câu), cấu trúc khổ thơ, luật đối, niêm, gieo vần trong khổ: tập trung vào kiểu khổ thơ thể 7 chữ (có so sánh với khổ thơ thể 8 chữ và khổ thơ thể tự do)
3.1.3 Ở cấp độ câu thơ (Chương 4), luận án nghiên cứu về cách ngắt nhịp, sự phân bố, sự tập trung thanh điệu trong câu thơ, một số vần trong
Trang 12câu thơ: tập trung chủ yếu vào câu thơ thể 7 chữ (có so sánh với câu thơ thể
8 chữ và thể tự do)
3.2 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cụ thể về bài thơ, khổ thơ, câu thơ,
luận án phát hiện và lý giải đặc điểm cách tân của thơ tiếng Việt, sự biến đổi từng bước của thơ truyền thống trong thời kỳ hiện đại, tính bền vững tương đối của thơ truyền thống Từ đó mà tìm ra sự khu biệt của thơ mới với thơ cũ, thấy được sự biến đổi của ngôn ngữ thơ Việt Nam qua các giai đoạn
3.3 Tìm ra sự cách tân về ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ tác phẩm thơ đồng
thời dự báo khuynh hướng phát triển, biến đổi của ngôn ngữ thơ tiếng Việt sau này
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc quy nạp, trên cơ sở thu
thập, thống kê, phân tích, xử lý, so sánh tư liệu để tìm ra sự biến đổi, quá trình tự do hóa của ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX Từ đó, đề tài bàn luận và đưa ra những kết luận đánh giá chung về vấn đề được nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở một số phương pháp sau:
4.1 Phương pháp thống kê
Luận án sử dụng phương pháp thống kê như sau:
4.1.1 Thống kê số lượng bài thơ (tính theo thể thơ/ số chữ hoặc theo khổ
trong bài và số câu trong khổ) và tỉ lệ phần trăm tương ứng rồi phân loại bài thơ (có các mô hình khác nhau) theo giai đoạn (1900-1945; 1945-2000) và ở từng tập thơ của một số tác giả được chọn (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tố Hữu, Phạm Tiến Duật, Hoàng Nhuận Cầm)
4.1.2 Thống kê số lượng khổ thơ trong mỗi tập thơ để tìm hiểu về các loại
khổ
4.1.3 Thống kê số lượng, tỉ lệ phần trăm các trường hợp xuất hiện và
không xuất hiện phép đối thanh điệu bằng trắc ở từng khổ, từng bài trong các tập thơ và tổng hợp lại, khái quát lên thành các mô hình Việc thống kê đó dựa trên cơ sở xử lý tư liệu từng tiếng trong câu thơ: xét xem từng tiếng thuộc về thanh trắc hay thanh bằng, có âm vực cao hay thấp
4.1.4 Thống kê hiện tượng niêm của các câu thơ trong khổ (chủ yếu là
thơ 7 chữ) ở từng bài thơ Từ đó, luận án thống kê số trường hợp có niêm theo thanh bằng hoặc trắc ở các tập thơ (có tỉ lệ phần trăm tương ứng)
4.1.5 Thống kê các hiện tượng gieo vần ở từng khổ trong các tập thơ (số
lượng, tỉ lệ phần trăm, mô hình gieo vần) để đưa ra số liệu về các trường hợp
có hoặc không có hiện tượng gieo vần
Trang 134.1.6 Thống kê về các cách ngắt nhịp câu thơ: xét cách ngắt nhịp ở từng
câu trong từng khổ; đưa ra mô hình các cách ngắt nhịp khác nhau, tính số lượng và tỉ lệ phần trăm của các cách ngắt nhịp
Kết quả thống kê đó được sử dụng để phục vụ cho việc miêu tả, so sánh
và bàn luận về bài thơ, khổ thơ, câu thơ như trong phần nhiệm vụ nêu trên nhằm đạt được mục đích chung mà luận án đề ra
4.2 Phương pháp miêu tả
Luận án miêu tả kết hợp với phân tích mô hình các bài thơ, miêu tả về khổ thơ với phép đối thanh điệu bằng-trắc, âm vực cao- thấp, cách gieo vần, luật niêm, miêu tả các khả năng ngắt nhịp thơ
4.3 Phương pháp so sánh
Luận án so sánh các tập S1, S2, S3, S4, S5, S6 (xem trang chú thích kí
hiệu viết tắt) với tổng số 514 bài thơ để đánh giá kết quả số liệu về thể thơ,
về các mô hình bài thơ (tính theo số khổ trong bài và số câu trong khổ) Trên
cơ sở đó, luận án bàn luận về thơ theo giai đoạn (1900-1945; 1945-2000)
hoặc theo tác giả, so sánh các giai đoạn, các tác giả khác nhau để làm nổi
bật những nét mới, những yếu tố tự do hóa và hiện đại hóa trong thơ Từ đó tìm hiểu và khẳng định vài nét về phong cách của một số nhà thơ
4.4 Phương pháp phân tích thi pháp ngôn ngữ học
Luận án tìm hiểu, phân tích một số khả năng kết hợp, đảo ngữ, “vặn câu”… Đồng thời, luận án cũng thực hiện các thao tác thay thế, chêm xen, cải biến … và vận dụng lý thuyết về trục liên tưởng, trục cú đoạn (hệ hình, cú đoạn) để khai thác sự kết hợp thể hiện tính đa trị của thơ Bên cạnh đó, luận
án phân tích bài thơ, khổ thơ, câu thơ để tìm hiểu 6 chức năng cơ bản mà
Roman Jakobson đã từng khẳng định: chức năng thể hiện, chức năng thi ca, chức năng tiếp xúc, chức năng siêu ngôn ngữ, chức năng biểu cảm, chức năng tác động trong thơ của một số tác giả được chọn
4.5 Phương pháp phân tích thể loại
Dựa vào các số liệu thống kê, luận án phân tích về những đặc trưng của thể loại thơ được biểu hiện ở bài thơ, khổ thơ, câu thơ
4.6 Phương pháp phân tích hội thoại- diễn ngôn
Một phương pháp mà luận án này không thể bỏ qua là áp dụng lý thuyết
phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu thơ Việt thế kỷ XX: nghiên cứu thơ trong mối liên hệ đa chiều giữa thơ với người sáng tác, người tiếp nhận (chủ thể sáng tác- khách thể- đối thể), với ngữ cảnh, môi trường giao tiếp (quá trình sáng tác-tiếp nhận), môi trường tồn tại của thơ (bài, khổ, câu), các mối liên hệ, tương tác qua lại giữa các yếu tố đó, tính hiển ngôn, hàm ẩn…
5 Nguồn tư liệu
Trang 145.1 Nguồn tư liệu của luận án là những bài thơ, khổ thơ, câu thơ ở một số
tác phẩm thơ tiếng Việt thế kỷ XX Tác giả luận án tự thống kê, phân tích và
xử lý tư liệu ở các tập thơ: hai tập “Từ ấy” của Tố Hữu và “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu; một số tập “Gái quê”, “Đau thương”, “Lệ Thanh thi tập”, “Xuân Như ý” của Hàn Mặc Tử; 50 bài thơ trong phần “Một hồn thơ trải dài hơn nửa thế kỷ” (Thử chọn 50 bài thơ đặc sắc trong đời thơ của Chế Lan Viên) ở “Chế Lan Viên- Người làm vườn vĩnh cửu” (NXB Hội nhà văn,1995, trang 423-491); 81 bài thơ trong 3 tập thơ của Phạm Tiến Duật (“Vầng trăng quầng lửa”, NXB Văn học, Hà Nội, 1970, 83 trang; “Thơ một chặng đường”, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1970, 90 trang; “ở hai đầu núi”, NXB Tác phẩm mới, 1981, 75 trang); 164 bài thơ ở 2 tập thơ của Hoàng Nhuận Cầm (“Những câu thơ viết đợi mặt trời”, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1983, 60 trang; “Xúc xắc mùa thu”, NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1992, 59 trang) và ở 1 tập thơ của Lê Đạt (“Bóng chữ”, NXB Hội nhàvăn, Hà Nội, 1994, 138 trang); Tuyển thơ Nhà thơ- Nhà giáo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, 400 trang; Tuyển tập thơ tình Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2003, 511 trang
Ở cấp độ bài thơ, luận án có 2 phần: khảo sát theo diện bằng phương pháp định lượng trên tư liệu thơ của nhiều nhà thơ; khảo sát theo điểm bằng phương pháp định lượng và định tính trên tư liệu 4 tập thơ của Hàn Mặc Tử,
50 bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên và thơ của các nhà thơ- nhà giáo thời kỳ
1945-1975 Trong số các tư liệu nói trên, chúng tôi chọn Tuyển thơ Nhà thơ- Nhà giáo, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, 400 trang làm tư liệu
cho luận án vì trong tuyển thơ này có nhiều tác giả có tên tuổi trên thi đàn như: Vũ Đình Liên, Trần Đăng Khoa, Ngô Văn Phú, Vũ Quần Phương, Nguyễn Khoa Điềm, Phi Tuyết Ba, Nguyễn Trọng Hoàn, Cầm Giang, Tế Hanh, Chính Hữu, Hữu Loan, Bằng Việt, Nguyễn Bùi Vợi…
Ở cấp độ khổ thơ và câu thơ, luận án chọn tư liệu thơ của các tác giả Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tố Hữu, Hoàng Nhuận Cầm, Phạm Tiến Duật đồng thời luận án phân tích kĩ hơn về 01 bài lẻ của Hữu Loan, 01 câu lẻ của Nguyễn Đình Thi vì tất cả các tư liệu này phù hợp, đáp ứng với mục đích nghiên cứu mà luận án đề ra
Đồng thời, đề tài cũng sử dụng tư liệu đã được xử lý của một số sinh viên trong khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu khoa học sinh viên (xem phụ lục 2)
5.2 Đề tài cũng tham khảo thêm các ví dụ, các quan điểm của các giáo
trình, công trình nghiên cứu về ngôn ngữ thơ, về thơ Việt Nam các giai đoạn,
đặc biệt là thơ Việt Nam thế kỷ XX
Trang 156 Một vài tiên liệu về đóng góp của luận án
6.1 Về giá trị lý luận
6.1.1 Luận án này là công trình đầu tiên khảo sát về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ thế kỉ XX như là một chuyên luận, có đóng góp vào lý luận ngôn ngữ thơ: đề tài khảo sát và tìm kiếm ra những đặc điểm, những vấn đề cụ thể, cơ
bản của sự tự do hóa và hình thành thể loại thơ mới, sự đổi mới của ngôn ngữ thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX như:
6.1.1.1 Một số động lực của sự biến đổi ngôn ngữ thơ
6.1.1.2 Sự biến đổi ngôn ngữ thơ ở 3 cấp độ: bài thơ, khổ thơ, câu thơ (những biến đổi cụ thể và hệ quả của nó)
6.1.1.3 Đặc điểm phong cách thơ của các tác giả
Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định làm sáng tỏ thêm một số vấn đề:
6.1.2 Góp phần làm rõ lịch sử ngôn ngữ văn học Việt Nam trong thế kỷ XX: sự cách tân về hình thức nhằm đáp ứng sự phát triển về tư tưởng và phục
vụ sự đổi mới về nội dung
6.1.3 Góp phần làm sáng tỏ thêm một vài vấn đề lý luận về phong cách học tiếng Việt
6.2 Về giá trị thực tiễn
6.2.1 Đề tài này sẽ có những đóng góp mới vào việc nghiên cứu ngôn
ngữ văn học Việt Nam, đặc biệt là ở góc độ ngôn ngữ thơ với lối tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tới việc nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ thơ (tổ chức,
mô hình, niêm luật, vần, nhịp, thanh điệu) là chủ yếu nhưng đồng thời cũng đặt việc nghiên cứu cấu trúc ngôn ngữ thơ trong mối tương quan với thi pháp học ngôn ngữ thơ, phân tích diễn ngôn ngôn ngữ thơ, chức năng ngôn ngữ thơ… Tức là, đề tài này sẽ đưa ra phương pháp nghiên cứu thơ tiếng Việt hiện đại thế kỷ XX từ góc độ ngôn ngữ học
6.2.2 Đề tài sẽ có đóng góp vào việc tìm kiếm và đổi mới cách dạy môn văn cho người Việt ở các bậc đào tạo khác nhau (phổ thông trung học, đại
học và sau đại học)
6.2.3 Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng trong việc giảng
dạy và nghiên cứu biên soạn giáo trình về ngôn ngữ thơ ở các bậc đại học, sau đại học
7 Bố cục của luận án
Ngoài mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 phần chính:
mở đầu, nội dung, kết luận
Trong đó, phần Nội dung gồm có 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý thuyết: những vấn đề lí luận liên quan đến nội dung luận án
Trang 16Chương 1 tìm hiểu khái niệm về thơ, ý thơ, tứ thơ Chương này cũng trình bày về cấu trúc của thơ (dạng tồn tại và nguyên tắc tổ chức cơ bản của thơ: thế nào là bài thơ, khổ thơ, câu thơ Sau đó, luận án khai thác những cách tiếp cận khác nhau trong khi nghiên cứu thơ và trình bày những lối nghiên cứu thơ từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam
Chương 2 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỷ XX ở cấp độ bài thơ
- Nêu kết quả khảo sát (theo diện) bằng phương pháp định lượng các loại bài thơ ở các tập S1, S2, S3, S4, S5, S6 Trên cơ sở các bảng thống kê, luận
án so sánh, đánh giá kết quả số liệu về thể thơ, về các mô hình bài thơ ở một vài tác giả và theo giai đoạn
- Trình bày kết quả khảo sát (theo điểm) bằng phương pháp định lượng và định tính: về 4 tập thơ của Hàn Mặc Tử, về 50 bài thơ đặc sắc của Chế Lan Viên, về một số bài thơ của các nhà thơ- nhà giáo thời kỳ 1945-1975 Rồi đến tiểu kết của chương 2
Chương 3 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỷ XX ở cấp độ khổ thơ Chương 3 bàn về sự tự do hóa thơ tiếng Việt thế kỉ XX ở cấp độ khổ thơ, tập trung chủ yếu ở khổ thơ trong thơ 7 chữ (có so sánh với khổ trong thơ 8 chữ và khổ trong thơ tự do) Cụ thể hơn, chương này nghiên cứu về một số vấn đề như: các loại khổ thơ (khổ 1 câu, khổ 2 câu… khổ nhiều câu), luật đối, luật niêm, gieo vần trong khổ Vấn đề các loại khổ thơ sẽ chỉ được trình
bày ở dạng khái quát nhất Còn lại, chương 3 đi sâu vào khai thác 3 vấn đề chính: đối thanh điệu bằng-trắc, luật niêm và hiện tượng gieo vần trong khổ, trong đó phần chủ yếu dành cho phép đối thanh điệu bằng-trắc và hiện tượng gieo vần
Chương 4 Sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỷ XX ở cấp độ câu thơ
- Trình bày khái niệm về nhịp thơ, các cơ sở ngắt nhịp, kết quả thống kê
về các cách ngắt nhịp, một số bàn luận về nhịp điệu trong các tập thơ của Xuân Diệu, Tố Hữu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Phạm Tiến Duật Sau đó, luận án phân tích một số nhịp điệu cụ thể và về các khả năng ngắt nhịp khác nhau của cùng một câu thơ
- Trình bày kết quả khảo sát định lượng về thanh điệu, phân tích về vài kiểu tập trung thanh điệu trong câu thơ
- Phân tích về một số loại vần và sự tập trung vần trong câu thơ
- Tiểu kết khái quát, tổng hợp lại những nội dung đã được trình bày trong chương 4
Trang 17CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN
Để đạt được mục tiêu đề ra, ở chương 1, luận án sẽ tập trung trình bày những thông tin về lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ thơ Tiếp đến là phần về khái niệm thơ, ý thơ, tứ thơ, về cấu trúc của thơ (bài, khổ, câu) Sau đó là những cách tiếp cận khác nhau trong khi nghiên cứu thơ Cuối cùng là phần viết dành cho những lối nghiên cứu thơ từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam (thơ cũ, thơ mới), khái niệm thơ
tự do, sự tự do hóa thơ và tự do hoá ngôn ngữ thơ
1 1 Những thông tin về lịch sử vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ thơ
Các bài nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ Việt Nam thế kỉ XX rất phong phú, sôi nổi
Thời kỳ thơ mới (1932-1945), các nhà thơ Mới đã bứt mình ra khỏi những ràng buộc của thơ Đường và thơ Cổ phong Cái Tôi trong thơ Mới được khẳng định mạnh mẽ Ngôn ngữ thơ phóng khoáng, chủ đề thơ rộng mở hơn trước Từ Tản Đà, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lan Sơn, Thanh Tịnh, Thúc Tề, Huy Thông cho đến Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Yến Lan, Phạm Hầu, Xuân Tâm, Thu Hồng, Bàng Bá Lân, Nam Trân, Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Hàn Mặc
Tử, Chế Lan Viên, ngôn ngữ thơ từng bước được “thoát xác” khỏi những khuôn thước về câu chữ, niêm luật, vần…Những sáng tác của họ và hoạt động thực tế sáng tác của họ đã làm nên một cuộc “cách mạng thơ” thực sự
Năm 1943, Dương Quảng Hàm đã đề cập đến những nét cơ bản của các thể loại
thi ca tiếng Việt trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” Sau đó, 1971, Bùi Văn
Nguyên và Hà Minh Đức đã nghiên cứu về cấu trúc hình thức phổ quát và giản yếu
lịch sử phát triển của các thể thơ nói chung trong “Thơ ca Việt Nam- Hình thức và thể loại” trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đã có của Phan Kế Bính trong “Việt Hán văn khảo” (1918), Bùi Kỉ trong “Quốc văn cụ thể” (1932), Dương Quảng Hàm
trong “Việt Nam văn học sử yếu” (1943)… Đặc biệt, phần nghiên cứu về thể thơ của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức có ý nghĩa tạo một bước tiến nền tảng cho việc nghiên cứu thể loại thơ nói chung
Gần hơn nữa, một số công trình nghiên cứu của các tác giả như Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Lý Hoài Thu, Lê Lưu Oanh, Trinh Đường, Mã Giang Lân, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Phạm Hùng, Bùi Công Hùng…đều hướng tới một, hoặc
Trang 18một vài hoặc nhiều tác giả, tác phẩm thơ (có cả thơ trung đại và hiện đại, nhiều công trình chú trọng vào thơ Việt thế kỷ XX) với một số nội dung chính như sau:
- Tiến trình văn học
- Phê bình lí luận văn học
- Sự cách tân thơ văn
- Nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học văn học
Ngoài những công trình nghiên cứu có bề dày về lí luận phê bình văn học của các tác giả như Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Bùi Văn Nguyên, Lê Đình Kỵ, Trần Đình Sử… được xuất bản (sách), đăng tải trên các tạp chí (bài viết), trong những năm gần đây có không ít những bài phê bình tuy “nhỏ gọn” nhưng khá hấp dẫn trên diễn đàn văn học theo một kênh thông tin không kém phần quan trọng hiện nay- các diễn đàn trên các trang web, trên internet Các góc cạnh, các phương diện của thơ Việt Nam, đặc biệt là thơ Việt Nam thế kỷ XX được quan tâm, tạo ra nhiều sự bàn
luận, thậm chí là cả sự tranh cãi ở các bài viết như “Liệu pháp thơ” (Nguyễn Đức Tùng, talawas.org), “Thơ Việt Nam chờ phiên đổi gác” (Hoàng Hưng), “Thơ tự do, thơ có vần, và thơ tân hình thức” (Nguyễn Đức Tùng), “Song thoại với cái mới của thơ hôm nay” (Trần Vũ Khang), “Khoảng tối của thi ca” (Inrasara), “Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha: Không thể đo chiều cao cách tân bằng cái thước mét cũ” (Lê Mỹ Ý), “Lịch sử hiện đại hóa thơ Việt trong mắt một nhà thơ” (Hoàng Hưng,
do Võ Sư Phạm dịch), “Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ thơ Việt đương đại” (Trần Ngọc Hiếu), “Cấu trúc trong thơ trẻ sau 1975” (Trần Quang Đạo), “Cuộc nổi loạn của ngôn từ trong thơ đương đại- ghi nhận qua một số hiện tượng” (Trần Ngọc Hiếu), “Thơ tạo dấu ấn riêng, dù là ngôn ngữ quy ước hay tân kỳ” (Trần Văn Nam)…
Các công trình và bài viết nói trên đã đề cập đến “ngôn từ” và “ngôn ngữ” khi bàn về thơ Việt Nam thế kỉ XX Thực ra, việc nghiên cứu chú ý đến những cách tiếp cận nghệ thuật mới về nghệ thuật thi ca và các yếu tố ngôn ngữ trong thơ đã có mầm mống ở Nga từ đầu thế kỉ XX Có thể nói, “Vào đầu thế kỷ XX, trường phái hình thức Nga đã đưa ra những cách tiếp cận mới về nghệ thuật thi ca Con đường khám phá của họ là dựa vào kết cấu hình thức để lý giải nội dung ý nghĩa Đây có thể coi là một bước nhảy vọt đáng ghi nhận về quan điểm và nhận thức của giới nghiên cứu văn học Lấy những yếu tố mang tính phân biệt về hình thức giữa thơ và
Trang 19văn xuôi như âm luật, vần, câu thơ, đoạn thơ… làm đơn vị khảo sát, trường phái này thực sự đã coi văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ Đó là sự cụ thể hóa cái cơ bản nhất của các loại hình văn chương nằm trong định nghĩa mang tính khái quát
“văn học là nhân học” của M Gooki
Các nhà hình thức Nga như R Jacobson, V Girmunski đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ cấu thành nhịp điệu thơ, phân tích chức năng ngôn ngữ thông qua các đơn vị cấu trúc hệ thống Những quan điểm nghiên cứu của trường phái này
thể hiện rõ nét và tập trung nhất trong bài viết về “Những con mèo” của Ch Baudelaire.” [51, tr.5]
Bên cạnh đó, có thể thấy những luận điểm của Roman Jakobson về chức năng của ngôn ngữ thơ có vai trò như một cánh cửa gợi mở đường hướng cho các nhà nghiên cứu bước sang một con đường nghiên cứu thơ Việt Nam nói chung, thơ Việt thế kỷ XX nói riêng: nghiên cứu thơ theo hướng thi pháp học kết hợp với lý thuyết
về chức năng ngôn ngữ thơ Bài viết của Roman Jakobson tuy chưa phân tích vào những dẫn liệu cụ thể nhưng lại có sức thuyết phục bởi tư tưởng khái quát mang tính định hướng nghiên cứu cho những người muốn đào sâu khai thác vào địa hạt của văn học, thơ ca từ góc độ ngôn ngữ - một góc độ dù đã được giới nghiên cứu nhắc đến, vận dụng và khám phá song vẫn chưa thực sự có nhiều bài nghiên cứu Như vậy, có thể nói, “Các công trình nghiên cứu theo hướng cấu trúc- chức năng mặc dù chưa làm cho những người quan tâm đến lĩnh vực thi ca thỏa mãn hoàn toàn, song nó cũng đã tạo ra được những tiền đề quan trọng cho việc xây dựng một lí thuyết vững chắc giúp các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thơ có thể thực hiện tốt những mục tiêu chưa hoàn thiện và các mục tiêu nghiên cứu mới.” [51, tr.5]
Ở Việt Nam, cũng có một số công trình nghiên cứu về thi ca tiếng Việt từ góc
độ ngôn ngữ, tiêu biểu là chuyên luận “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều” (1985) của Phan Ngọc Phan Ngọc đã dùng những thao tác nghiên cứu
định lượng, định tính của ngôn ngữ để tạo ra một hướng đi hợp lý trong việc đánh giá tác phẩm thơ
Nói đến các bài viết hoặc công trình nghiên cứu, bình luận về thơ theo hướng nghiên cứu thi pháp hoặc ngôn ngữ học, ngoài Phan Ngọc với công trình nói trên, còn có thể kể đến một số tên tuổi mà luận án này quan tâm như: Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Lý Toàn Thắng… Trong số đó, chúng tôi
Trang 20sẽ chọn và nêu kĩ hơn về một số tác giả (VD: Nguyễn Phan Cảnh, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Hữu Đạt) và quan điểm của họ ở chương 1 – Cơ sở lí luận của luận án Điểm qua một số tác giả thì thấy năm 1987, Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập đến vấn đề khai thác hệ kết hợp của thơ hiện đại, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa (chính là tính đa trị của ngôn ngữ) hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa…
trong cuốn “Ngôn ngữ thơ” Đến năm 2001, “Ngôn ngữ thơ” của Nguyễn Phan
Cảnh được tái bản, bổ sung Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng cho lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi)
Với “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” (1998), Hữu Đạt đã có những nghiên cứu nhất
định về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ tiếng Việt trên cơ sở vận dụng khá nhuần nhuyễn các lý thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn… Bên cạnh đó, các cuốn
“Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” (2000), “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (2001), “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học” (2002) của tác giả này cũng là những công trình nghiên cứu có giá trị
nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu về văn học nói chung, thơ nói riêng từ phương diện phong cách học của ngôn ngữ học
Trong cuốn “Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học” (Nhà xuất bản
Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, in lần 2, 2005), Mai Ngọc Chừ đã rất cẩn thận, tỉ mỉ với một phương pháp làm việc logic, khoa học của ngôn ngữ học để khai thác tương đối triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam: Chức năng của vần, mối quan hệ của nó với các yếu tố khác; Đơn vị hiệp vần, hai mặt đồng nhất và khác biệt của vần thơ; Vai trò và quy luật phân bố các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong việc tạo lập vần thơ; Vấn đề phân loại vần, vị trí và sự hoạt động của các loại vần trong các thể thơ, khổ thơ, vần xét về mặt hòa âm Đây là một trong những công trình khẳng định được vai trò của ngôn ngữ học trong việc nghiên cứu thơ Việt, dù mới chỉ đi sâu vào cấp độ vần thơ (có đặt vần thơ trong mối liên hệ với các hiện tượng khác như nhịp điệu, ngữ điệu…, trong mối liên hệ với các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, thậm chí bài thơ) Đồng thời, công trình này cũng là một gợi ý và tạo cơ sở cho luận án của chúng tôi khi nghiên cứu thơ Việt Nam thế kỷ XX ở nhiều cấp độ khác nhau: bài thơ, khổ thơ, câu thơ
Gần đây còn có các bài báo của Lý Toàn Thắng (“Thơ mới bảy chữ của Xuân Diệu: khổ thơ và luật thơ” 223, tr 3-7, “Thử đo đếm thơ”, 224, tr 42->49), Trần
Trang 21Đại Nghĩa (“Đọc mới bài thơ “Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan 193, tr 34->37), Vũ Duy Thông (“Ngôn ngữ Thơ mới và ngôn ngữ thơ kháng chiến” 235,
tr 52->57), Nguyễn Thế Lịch (“Ngữ pháp của thơ” 198, tr.58->64) cũng chú ý đến ngôn ngữ thơ
Tiếp đó, có các bài nghiên cứu thơ Việt Nam thế kỷ XX theo hướng ngôn ngữ học đăng rải rác trên các tạp chí Khoa học- Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngôn ngữ của các tác giả Đinh Văn Đức, Nguyễn Phương Thùy là những bài đặt cơ sở nền tảng cho việc “thử nghiệm và kiểm chứng” một số hướng nghiên cứu mà luận án này hướng tới
1.2 Nhận thức về thơ
1.2.1 Nhận thức về mặt lịch sử sáng tác và thi pháp
Trước hết, luận án tìm hiểu khái niệm về thơ Thơ là gì?
Thơ là hiện tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy ngôn ngữ của nó Từ thời cổ đại, các học giả vĩ đại như Aritxtốt, Điđơrô, sau đó đến Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Mạnh Hạo Nhiên, N.G.Tsecnưsepki…bàn đến những vấn đề của thơ ca Arixtốt trong cuốn “Nghệ thuật thơ ca” [1] gọi tất cả các loại hình thơ ca (sử thi, bi kịch, hài kịch, tửu thi) là các nghệ thuật mô phỏng hay là sự mô phỏng Nhưng điều
đó hoàn toàn không có nghĩa là tác phẩm thơ ca chỉ đơn giản là sự tái hiện bản thân hiện thực bằng các hình tượng được tạo nên bởi các phương tiện ngôn ngữ- tức là tái hiện những cái đã xảy ra trong chính hiện thực Hình tượng thơ ca không cần phải là bản sao của một hình tượng duy nhất nào đó trong hiện thực, mà nó phải là
sự sáng tạo của nhà thơ, tương ứng với điều Arixtốt đã nói trong định nghĩa về đối tượng thơ ca: “Nhiệm vụ của nhà thơ không phải là nói về cái đã xảy ra” Ở Việt Nam cũng có các học giả Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn… có những quan niệm về thơ Chẳng hạn, Lê Quý Đôn (1726-1784) có những chuyên mục bàn
về thơ văn (như mục “Văn nghệ” gồm 48 điều trong bộ “Vân đài loại ngữ”) Các ý kiến bàn về thơ nhiều hơn cả là nằm trong các bài Đề từ, Tựa, Bạt, Bình… các hợp tuyển thơ (như Việt âm thi tập, Trích diễm thi tập, Toàn Việt thi lục), nhất là các tập thơ của các nhà nho 120, tr.9->10 Trong số đó, có tác giả thiên về tình, có tác giả thiên về ý, có tác giả thì bàn đến cả tình và ý trong thơ
Trang 22Bạch Cư Dị (đời nhà Đường, Trung Quốc) qua thư gửi Nguyễn Chẩn đã viết
“Cái gọi là thơ thì cảm hóa nhân tâm không gì bằng tình cảm Không thể bắt đầu bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ Không gì thân thiết bằng âm thanh Không gì sâu sắc bằng nghĩa lý Gốc của thơ là tình cảm Lá của thơ là ngôn ngữ Hoa của thơ là
âm thanh Quả của thơ là nghĩa lý” (Văn nghệ số 5 ngày 10-12-1994)
Ở thời kỳ hiện đại cũng có nhiều quan niệm khác nhau về thơ Trong số đó phải nói đến quan niệm về thơ của các nhà thơ, quan niệm về thơ của các nhà phê bình, lí luận và quan niệm về thơ của những người nghiên cứu theo thi pháp học và theo cách nhìn của nhà ngôn ngữ học
* Quan niệm về thơ của các nhà thơ:
Bàn theo góc độ cảm hứng sáng tác, các nhà thơ có quan niệm về thơ như sau:
Nhà thơ Tố Hữu trong một lần trả lời phỏng vấn Lê Thọ Bình (theo Pháp Luật
Thành phố Hồ Chí Minh) đã nói rất ngắn gọn: “Thơ là cảm hứng Cảm hứng thì nên ghi lại”
Theo phần trích dẫn của Mã Giang Lân trong 79, tr.17->18 thì: Lưu Trọng
Lư cho rằng “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cốt lõi của cuộc sống” Thanh Tịnh cũng nghĩ: “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm” Tố Hữu quan niệm: “Thơ biểu hiện tinh chất của cuộc sống”, “thơ là cái nhụy của cuộc sống”, “Thơ là tiếng nói tri âm”, “Thơ là chuyện đồng điệu” Sóng Hồng trong bài Tựa tập Thơ của mình đã viết: “Thơ là biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp” Có thể nói, các quan niệm của các nhà thơ này đều theo hướng thơ gắn liền với cuộc đời
Theo Lê Quang Đức trong bài “Chế Lan Viên- tháp Bayon bốn mặt là ông?” thì: “Chế Lan Viên một trong những người suy tư và viết về lao động thơ nhiều nhất, ông thể hiện tất cả điều đó thành thơ:
“Thơ, thơ đong từng ngao như tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời.”
Hiểu giá trị của thơ, ông là người trong suốt hành trình sáng tạo đã luôn tìm cách tốt nhất để chuyển hóa chất liệu đời sống thành chất liệu tâm hồn bằng cách thầm lặng đánh vật với câu chữ, ý tưởng như người phu chữ Ông luôn tuân theo những hình luật khắc nghiệt của sáng tạo nhưng bao giờ cũng biết vượt qua để hướng tới
bến bờ nghệ thuật: thơ phải có ích cho tư tưởng và phải mới lạ cho xúc cảm:
Trang 23“Đừng làm những câu thơ khuôn mình theo văn phạm Như cây xanh quá thẳng chim không về.”
Insara trong bài viết “Khoảng tối của thơ ca” (E.Văn VnExpress) thì cho rằng:
“Thi ca không phải là cái đẹp thêm vào cuộc sống, của trang điểm cho tính thể con người, càng không phải là trò nhàn đàm của và cho những tâm hồn mệt mỏi Ở đâu
và bất kỳ thời đại nào cũng có những tâm hồn đau khổ và tuyệt vọng Chính những nơi đó thi ca có mặt Nhưng thơ có mặt không với tư cách chiếc bè cho sinh thể kia bấu víu mà như chất xúc tác làm cháy lên trong tâm hồn bóng tối ấy tia lửa mới của
hy vọng Như thế, xã hội tính bao giờ cũng là một trong những yếu tính của thi ca,
dù xã hội đó là sự thống khổ của cả đám đông, nỗi ưu tư của một nhóm hay chỉ là cái uẩn khúc trong tâm thức của một cá thể biệt lập…
đừng đòi hỏi mọi sự mạch lạc và sáng sủa ở thi ca Tệ hại không kém là khuynh hướng tự khuấy đục làm ra vẻ sâu thẳm của những dòng nước cạn Sức hấp dẫn của thơ không chỉ ở bề nổi nơi tất cả được bày ra giữa ban ngày mà chính là ở đường biên ẩn khuất của đêm sáng huyền nhiệm, nơi cuộc chiến trong tâm hồn con người còn nóng hổi hơi thở.”
“Thơ, chính là một trong những lĩnh vực lao động tạo ra các giá trị phi vật thể của một dân tộc Một cái cảnh nên thơ, không phải tự nó nên thơ, mà nó là do cái văn hóa mà các nhà thơ đã hình thành ra Người nghệ sĩ làm cho cuộc đời đẹp hơn, sâu hơn Người làm thơ, quan trọng nhất là tạo ra những cái nên thơ, những giá trị phi vật thể.” (Nhà thơ Lê Đạt)
Nhà thơ Trần Dần thì cho rằng: “Thơ ca không nên là những tụng ca thời thượng, mà phải đi sâu vào tâm trạng con người Thơ cần phải liên tục đổi mới để đuổi kịp sự phát triển của đời sống (dẫn lời bài thơ của nhà thơ Philippe Jaccottet:
“Tôi đã già đi từ tiếng đầu đến tiếng cuối của bài thơ”
Trong bài viết “Tìm hiểu một quan niệm nghệ thuật về ngôn từ thơ Việt đương đại”, Trần Ngọc Hiếu đã viết: “… họ định nghĩa “làm thơ tức là làm chữ”, hay cụ thể hơn, “làm thơ tức là làm tiếng Việt” (Trần Dần), nhà thơ chính là “kẻ phu chữ” (Lê Đạt) “Thơ cổ lai đặt ở tứ lạ, lời hay, hình ảnh đẹp, âm điệu ru hồn Tôi giản dị đồng nhất thơ vào chữ.” (Trần Dần)
Còn nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thu Hà của Việt Nam net thì khẳng định: “Thơ ca cũng như tình yêu, không ép buộc được đâu, khi gọi nó không đến nhưng khi đuổi thì nó không chịu đi Bằng kinh nghiệm làm
Trang 24thơ riêng của mình, tôi thấy những bài thơ hay lại ra đời trong hoàn cảnh chẳng thơ chút nào”
* Quan niệm về thơ của các nhà lí luận, phê bình
Phạm Quang Trung khẳng định: “Thơ là tình, nhưng là tình không tách rời ý Nếu chỉ là tình, dẫu là tình tột bậc, cũng không thể làm nên những vần thơ tuyệt bút
Lê Hữu Trác xác định: “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ Như thế mới là thơ có giá trị”120, tr.63 Còn Mã Giang Lân thì định nghĩa: “Thơ là một thông báo thẩm mỹ trong đó kết hợp 4 yếu tố Ý- Tình- Hình- Nhạc” 75, tr.19
Rải rác ở một số bài viết trên internet có các quan niệm khác nhau về thơ của một số nhà văn, nghệ sỹ hoặc nhà phê bình văn học “Thơ dẫn chúng ta tới chỗ tập trung kì lạ của năng lực tinh thần, đưa chúng ta vào vòng liên kết sống động đầy cảm thông của đời sống, trong đó năng lực cảm thụ là yếu tố quyết định Chỉ những
kẻ có khả năng tự mở lòng mình ra, như một bông hoa hồn nhiên ca hát, hay, như đứa trẻ đứng bên đường, lặng lẽ mỉm cười bí mật, thì mới có thể học được nghệ thuật cảm thụ Thơ và nghệ thuật cảm thụ là người canh giữ tài giỏi nhất của tâm hồn bạn qua những sự kiện đầy ấn tượng trong đời sống, sinh đẻ, cái chết, mất mát, chia lìa, sự di chuyển và sự vắng bóng, là người đưa đò chở bạn qua dòng sông li biệt giữa hai bờ, bên này là không gian, bên kia là thời gian Thơ dạy cho tâm hồn bạn trở nên sâu sắc, suy tưởng của bạn thành trẻ thơ, và làm cho bạn trở nên người
tử tế Như khi mùa xuân tàn, trên mặt hồ xa sen vừa nở, thơ là liệu pháp hoa.” (Nguyễn Đức Tùng- Talawas.org)
Có ý kiến cho rằng: “Thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa, những khoảng trắng đậm chất thơ, nơi chất thơ lan tỏa, nó còn có ý nghĩa thơ là văn bản không liên tục, thơ có nhiều chỗ “lặng”, cái lặng của thơ tràn ngập cảm xúc và tư duy” “Thơ khác văn xuôi chủ yếu ở nhịp điệu; nhịp điệu là linh hồn của thơ Có thể nói: “Thơ
là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ” Tóm lại, ý kiến này cho rằng
đặc trưng của thơ là: cấu trúc trùng điệp (âm thanh, nhịp điệu, ngữ nghĩa…), kiến
trúc đầy âm vang, nhiều khoảng trắng trên không gian in hơn, chất nhạc tràn đầy”
* Quan niệm về thơ của các nhà nghiên cứu theo thi pháp học
Các nhà nghiên cứu theo hướng thi pháp học có những quan niệm khác nhau
về thơ và bàn đến những vấn đề về thơ
Trang 25Theo R Jakobson thì “chức năng thi ca đem nguyên lý tương đương của trục tuyển lựa chiếu lên trục kết hợp”
Trên thế giới, Liên Xô cũ là nơi thi pháp học đạt được nhiều thành tựu đáng kể gắn với các tên tuổi tiêu biểu như A.N Vexêlốpxki, V.Ia Prốp, M.M Bakhtin, V.v Vinôgrađốp, M.B Khrapchencô, N.L Crápxốp…
Ở Việt Nam có một số tác giả bàn về thơ theo hướng thi pháp học là: Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Xuân Kính, Phan Thị Đào…
* Quan niệm về thơ theo cách nhìn của các nhà ngôn ngữ học
Có một số nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ thơ tiêu biểu như: R.Jakobson, Phan Ngọc, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ, Bùi Công Hùng
Phan Ngọc trong bài “Thơ là gì?” cũng viết: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này”, tức là đối lập hẳn với ngôn ngữ hàng ngày Tác giả muốn nêu lên một định nghĩa về thơ:
a Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán, trường phái…
b Mang tính hình thức giúp người ta nhận diện được ngay thơ, không cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật
c Giúp người ta nắm được thực chất của thơ, để làm thơ, đọc thơ và giảng thơ có kết quả.” 79, tr.18
Theo Nguyễn Hữu Đạt trong 32, tr.25 thì: “Thơ là một thể loại của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ
có vần điệu và các quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc
sống tập trung và khái quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật”
Trong 148, tr.58->63, Hữu Đạt khẳng định: “Nói tới thơ ca là chúng ta đụng chạm tới một loại văn bản có tính hình thức khá đặc biệt Đặc điểm đó không những được thể hiện ở việc sử dụng các đơn vị từ ngữ, cú pháp mà còn ở sự hoạt động của mỗi loại đơn vị ngôn ngữ trong khi thực hiện các chức năng của mình Ở loại văn bản này, có nhà nghiên cứu nhận xét, ngôn ngữ không những là cái để nói
về đối tượng mà còn là cái để nói về chính mình Nói một cách khác, ngôn ngữ không chỉ là công cụ nhận thức đối tượng mà còn là công cụ nhận thức của công cụ nhận thức.” “Thơ là loại văn bản nghệ thuật có tổ chức ngôn ngữ bằng cách lắp
Trang 26ghép các mảng cảm xúc và hình tượng, có tính bất ngờ, khó dự đoán trước, ít có độ
lặp về mô hình kiến trúc và ít xảy ra hiện tượng biến dạng”
Bùi Công Hùng trong “Góp phần tìm hiểu về nghệ thuật thi ca” khẳng định
thơ quan trọng về vần và điệu, trong đó điệu chính là cách tổ chức, hòa phối ngữ
âm
1.2.2 Nhận thức của tác giả luận án
Như vậy, có thể nói, có rất nhiều định nghĩa, nhiều cách hiểu về thơ Tùy theo mức độ mà mỗi người định nghĩa về thơ theo một cách khác nhau, nhấn mạnh vào các nội dung khác nhau như: chất họa, chất nhạc, cảm xúc của thơ; thơ là cốt lõi của cuộc sống, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm, là tiếng nói tri âm, là chuyện đồng điệu, là cách tổ chức ngôn ngữ, có giá trị phổ quát, chứa đựng nhiều ý nghĩa,
là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ; có người thì chú trọng vào tính hiện thực trong thơ, năng lực cảm thụ là yếu tố quyết định của thơ; thơ cốt ở ý, thơ phải có ích cho tư tưởng và phải mới lạ cho xúc cảm, thơ phải đem đến sự hy vọng… Trong số các định nghĩa về thơ cũng có những định nghĩa mang tính chất chung chung, khái quát có lẽ là vì những định nghĩa đó được nêu ra theo cảm nhận hoặc do người nêu định nghĩa mới chỉ nghiên cứu ở những bước đầu Tựu chung
lại, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về thơ nhưng có thể thấy có 3 khuynh hướng chính Thứ nhất là những định nghĩa thiên về mặt hình thức của thơ, không nhắc đến mặt nội dung hoặc chỉ nói lướt qua mặt nội dung Thứ hai là những định nghĩa
về thơ thiên về mặt nội dung của thơ, không xem xét hoặc không chú ý đến mặt
hình thức thơ Thứ ba là những định nghĩa chú ý đến cả hai mặt nội dung và hình thức của thơ Theo chúng tôi, khuynh hướng thứ nhất và khuynh hướng thứ hai đều chưa được vì nếu thơ chỉ quá chú trọng đến hình thức mà không đạt được về nội dung thì có thể là thơ dở hoặc có thể không có thơ Chẳng hạn như có một số người
hiện nay làm thơ theo kiểu đầy những con số hoặc ngôn từ mang tính “sáo rỗng”, đôi lúc là ngôn từ “kiểu cách” nhưng không đạt về mặt nội dung thì tạo ra những sản phẩm gọi là thơ nhưng là thơ theo kiểu có vẻ “giật cục”, gân guốc, khô cứng, không đạt đến cái chất thiện- mỹ, thiếu sự tinh tế và sâu sắc…Nhưng mặt khác cũng lại phải thấy rằng, nếu thơ chỉ thiên về mặt nội dung, không đảm bảo những yếu tố nhất định về hình thức thì có thể lại tạo ra thứ thơ trùng lặp với thể loại vốn được mọi người gọi là “văn xuôi”, thậm chí có thể tạo ra một sản phẩm cũng không có gì
để gọi được là thơ hay văn xuôi cả (tùy mức độ) Vì vậy, chúng tôi ủng hộ khuynh hướng thứ ba, khuynh hướng coi thơ là phải đảm bảo cả về mặt nội dung và mặt
Trang 27hình thức Hình thức của thơ phải đạt đến độ tương xứng để người ta có thể nhận
biết, phân biệt thơ với các thể loại không phải là thơ Đồng thời, hình thức đó phải đạt đến mức để truyền tải được nội dung, “nghĩa lý” của thơ Thơ phải đảm bảo được sự tương xứng về cả hình thức và nội dung thơ- hai mặt này không thể thiếu trong thơ, luôn có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau theo tính chất tương tác hai chiều Dựa trên cơ sở chọn lựa khuynh hướng thứ ba trong cách hiểu về thơ như vậy, chúng tôi thấy định nghĩa về thơ của Bạch Cư Dị ở trên và định nghĩa của Mã Giang Lân nói trên về cơ bản là hợp lý Cách hiểu đó là cơ sở để chúng tôi có thể tiến đến những vấn đề cụ thể hơn liên quan tới ngôn ngữ thơ như ý thơ, tứ thơ, bài thơ, khổ thơ, câu thơ…
1.3 Nhận thức về sự tự do hóa ngôn ngữ thơ
1.3.1 Khái niệm thơ tự do
* Quan niệm của Mã Giang Lân trong 79, tr 273->274
Thơ tự do được viết theo cách “bỏ hết vần, chỉ giữ lại âm điệu, âm hưởng thơ”
“Hình thức thơ là thơ tự do nhưng vẫn giữ được cốt cách dân tộc Và dù là thơ tự do nhưng vẫn có mức độ, vẫn giữ được liều lượng nhất định về vần điệu, âm điệu để thơ đạt được yêu cầu đại chúng, thấm vào quần chúng và có tác dụng tích cực trong đời sống” “… Thơ nước ngoài được dịch ra tiếng Việt chủ yếu là ở hình thức thơ tự do” “Khả năng biểu hiện của thơ tự do rất lớn Nó hoàn toàn không bị gò bó bởi những quy tắc, những luật lệ nhu cầu của các thể thơ dân tộc Và càng về sau nó càng có những tìm tòi thể nghiệm mới trong cấu trúc của câu thơ”
* Quan niệm của Võ Tấn Cường trong “Thơ tự do và con đường tất yếu của
thi ca” (@ 2004 talawas):
“ Một nhà thơ trẻ nói “ Tôi làm thơ tự do dể xác lập quyền tự do của bản thể” Câu nói như sự xác tín mở ra cái nhìn về tầm vóc nhà thơ và con đường của thi ca hiện đại Thi ca hiện đại đang trên hành trình mở hướng về cõi vô tận của cái đẹp và tình thương Hành trình của thi ca chính là sự trở về cõi uyên nguyên của vũ trụ, sự nguyên sơ của cảm xúc, sự non tươi của tư duy và sự trong trẻo, âm vang của ngôn ngữ Con đường tất yếu của thi ca chính là sự rũ bỏ những ràng buộc của vần điệu, niêm luật và rào cản của lý trí để trở về với giá trị đích thực của thi ca và bản thể của nhà thơ
Trang 28Khởi thuỷ của ngôn ngữ là lời nói Ban đầu, lời nói là chuỗi âm thanh không niêm luật, vần điệu và biểu hiện một cách tự do tư tưởng, cảm xúc của con người Ở Việt Nam, kể từ khi chữ Hán được sử dụng làm văn tự, hơn mười thế kỷ qua, thi ca
bị “cầm tù” trong những vần điệu, niêm luật của thơ Đường, thơ Tống và thơ cổ điển Trung Quốc Thơ Mới ra đời cũng chỉ là sự giải thoát nửa vời khỏi những ảnh hưởng, niêm luật thơ Trung Quốc Trường phái Xuân Thu Nhã Tập hình thành có
sự đột phá về hình thức và tư duy thơ nhưng đáng tiếc lại sa vào vũng lầy duy lý và đánh mất các thuộc tính cơ bản của thi ca
Thơ lục bát, song thất lục bát- thể thơ truyền thống của dân tộc đã tạo nên sự ổn định, “đóng băng” về nhịp điệu, vần điệu và các mô-tip thẩm mỹ Chính vì thế việc viết một bài thơ lục bát hay quả là một thử thách quá lớn đối với nhà thơ Thơ Đường, thơ Mới và các thể thơ dân tộc là thơ điệu ngâm nên phong phú về niêm luật, vần điệu Vần điệu thi ca có sức quyến rũ và dễ cầm tù tâm hồn nhà thơ Vần điệu chỉ là một biểu hiện của thuộc tính thơ Chính vì thế, vần điệu thi ca luôn biến đổi theo tâm trạng nhà thơ và sự biến động của thời đại, sự thay đổi của các trường phái, trào lưu thi ca
Nhà thơ cổ điển lấy cái đẹp của thiên nhiên làm thước đo chuẩn mực cái đẹp của thi ca Nhà thơ hiện đại lấy bản ngã làm thước đo vũ trụ Bản ngã của nhà thơ hiện đại luôn là sự khám phá, kiếm tìm Nhà thơ hiện đại luôn có ý hướng vươn tới tự do trong cả ý thức và trong quá trình sáng tạo thi ca Chính vì thế, đối với nhà thơ hiện đại, thơ tự do trở thành con đường tất yếu Thơ tự do không phải là sự phản kháng đối với thơ niêm luật mà chính là biểu hiện sự tìm tòi, khám phá nhịp điệu thời đại
và giọng điệu của nhà thơ hiện đại Quá trình sáng tạo thơ tự do luôn là sự bắt đầu liên tục và không có điểm dừng
Nhà thơ hiện đại kiến tạo thế giới thông qua ngôn ngữ thi ca Bản thân ý nghĩa của thơ tự đã xác lập các thuộc tính của thơ tự do Ngôn từ của thơ tự do bùng vỡ như pháo hoa ngũ sắc, không xác định ranh giới, độ dài ngắn, biên độ giữa các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ Thuộc tính của thơ tự do phải biểu hiện qua mọi bình diện,
từ cảm xúc đến tư duy, từ hình tượng đến cấu tứ, từ nhịp điệu đến going điệu Chính khí chất, cá tính của nhà thơ quy định thái độ lựa chọn phương thức thể hiện Nhà
thơ không hình thành nhịp điệu thơ ca trong tâm hồn thì sự kiếm tìm những nhịp điệu ở bên ngoài chỉ là vay mượn, chạy theo chủ nghĩa hình thức và bài thơ chỉ là những ý tưởng nhân văn rời rạc, chắp vá
Trang 29Thơ tự do không vần, câu thơ dài ngắn khác nhau, co duỗi linh hoạt không có nghĩa là thiếu sự liên kết nội tại giữa các yếu tố cấu thành bài thơ Chính cảm xúc, năng lượng tâm linh và lôgic nội tại của sự vật sẽ kết dính các hình ảnh, chi tiết và ngôn ngữ thi ca
Thi ca đang trên đường hành trình mở hướng về thi pháp thơ hiện đại Dù thi ca cộng hưởng với âm nhạc và hội hoạ nhưng nó vẫn phải soi bóng vào chính nó để giữ lại những thuộc tính của thi ca Con đường thi ca luôn mở ra những lối rẽ, khúc quanh đầy bí ẩn Mỗi nhà thơ đều tìm một hướng đi, một phương thức thể hiện cho riêng mình nhưng xu hướng chung của vận động thi ca vẫn là hướng đến thơ tự do
Thơ tự do chính là sự trở về của khởi thuỷ ngôn ngữ nhưng được biến đổi về chất, nâng lên tầm cao mới phù hợp với nhịp điệu tâm hồn con người hiện đại và nhịp điệu của thời đại”
* Ý kiến của Phan Nhiên Hạo trong bài “Về Tân hình thức, thơ Tự do, và “tươi mát hồn nhiên””
“ Thơ tự do không phải là một trường phái hay chủ nghĩa duy nhất, mà nó đủ rộng để chứa tất cả những trường phái và chủ nghĩa khác nhau Trên tinh thần đó, Tân hình thức nên hài lòng với vai trò là một đóng góp vào thơ tự do hơn là tìm cách thay thế nó Ngược lại, các nhà thơ tự do cũng nên mạnh dạn ứng dụng một số
kỹ thuật mà Tân hình thức đề nghị, như kỹ thuật vắt dòng hiện cũng rất phổ biến trong thơ hiện đại Mỹ, vào những bài thơ tự do”
* Quan niệm của Thanh Thảo trong 238, tr.113
“Thơ có vần cũng cần tự do” Ông đã nhận định: “Người ta cứ sợ thơ “nới rộng
vô hạn” những biên độ để không còn là thơ nữa Từ chỗ thơ có vần đến chỗ thơ ít có vần rồi thơ không vần rồi thơ văn xuôi rồi thơ… phi thơ rồi… Tất cả những tìm tòi nhiều khi đến cực đoan ấy cuối cùng cũng chỉ để chứng tỏ một điều: Thơ cần một
sự tự do tuyệt đối trong tâm hồn người làm thơ Không phải làm thơ không vần hay thơ tự do mới cần tự do, mà ngay khi viết theo những thể thơ truyền thống thì tự do vẫn là điều kiện đầu tiên “cần và đủ” cho mỗi nhà thơ Không thể có thơ ở một nhà thơ có tâm hồn nô lệ, dẫu người ấy tài giỏi tới đâu, ngôn từ có giàu có tới đâu Bởi nghĩ cho cùng, ngôn ngữ trong thơ cũng chỉ là cái vỏ vật chất nhằm thể hiện “cái gì đó” của nhà thơ, một cái gì không dễ gọi tên không dễ định danh nhưng nó luôn có mặt Vì thế người ta đã khuyên các nhà thơ khi trong mình “có gì” thì hãy viết, đừng cố ép mình làm thơ, và cũng đừng “chế tạo” một thứ thơ ca máy móc trong khi tâm hồn mình đang ở trạng thái “trơ”.”
Trang 30Xét cho cùng, bàn luận về thơ tự do, có rất nhiều ý kiến khác nhau Mỗi ý kiến
có một tính hợp lý nhất định Luận án này cho rằng, cái được gọi là “thơ tự do” có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, thơ tự do có thể được hiểu theo cách của Mã Giang Lân và Võ Tuấn Cường Theo nghĩa rộng, có thể hiểu thơ
tự do theo hướng linh hoạt hơn, thể hiện trong một số ý kiến của Phan Nhiên Hạo hay Thanh Thảo Tùy theo từng phần nội dung mà luận án này sẽ vận dụng lý thuyết, quan niệm về thơ tự do để phân tích, lý giải vấn đề mà đề tài đã đặt ra
1.3.2 Sự tự do hóa thơ và tự do hoá ngôn ngữ thơ
1.3.2.1 Vì sao có sự tự do hóa thơ và ngôn ngữ thơ
Theo Đinh Văn Đức trong [40, tr.825->826] thì “Sự chuyển biến của ngôn ngữ văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX lẽ ra phải bắt đầu từ vận văn (văn vần) vì đó là cái pháo đài về thể loại của văn học truyền thống Thế nhưng, sự chuyển biến thực tế của ngôn ngữ văn học Việt Nam đã không theo lộ trình cải biến cái cũ mà là kiến tạo và thiết lập cái mới: bắt đầu từ kiến tạo ngôn ngữ báo chí, rồi từ ngôn ngữ báo chí kiến tạo ngôn ngữ văn xuôi của các thể loại văn học Rồi sau cùng, chính văn xuôi mới tạo ra áp lực làm tự do hóa ngôn ngữ thơ Phong trào Thơ mới là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển này”
1.3.2.2 Thế nào là sự tự do hóa thơ?
Có thể hiểu đó là quá trình biến đổi, vận động của thơ theo hướng “phá dần” những quy tắc, luật lệ của thơ cũ và sự tạo ra những hình thức biểu hiện mới, những thể loại mới cho phù hợp với hồn thơ mới, nội dung, tư tưởng, tình cảm, đề mục, thi hứng mới…Chẳng hạn, đó là việc xuất hiện của thơ tự do với sự cách tân về hình thức là bỏ hết vần những vẫn giữ âm điệu, âm hưởng thơ Hoặc, từ các thể thơ 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, lục bát, song thất lục bát… người ta “pha trộn” các thể loại
để tạo ra các bài thơ mới về hình thức, về cấu trúc…
1.3.2.3 Sự tự do hoá ngôn ngữ thơ
Ngôn ngữ là cơ chế tổ chức ngôn từ theo quy luật nhất định Ngôn ngữ thơ là cơ chế tổ chức ngôn từ theo quy luật có vần, có điệu tạo nên âm hưởng thơ làm thành phương tiện hình thức thể hiện nội dung thơ Vì thế, sự tự do hoá thơ phải gắn liền với sự tự do hoá ngôn ngữ thơ, tức là sự đổi mới, cách tân cơ chế tổ chức ngôn ngữ thơ như vần, điệu/nhịp, niêm, thể loại…
Trang 31Luận án này nghiên cứu sự tự do hóa ngôn ngữ thơ tiếng Việt thế kỉ XX là nghiên cứu sự tìm tòi sáng tạo trong ngôn ngữ thơ tiếng Việt Sự tìm tòi sáng tạo đó
là không ngừng nghỉ, vô cùng vô tận, không có giới hạn, không có điểm dừng Sự tìm tòi sáng tạo đó là cơ sở để hình thành những cái ổn định trong thơ
Liên quan đến vấn đề này, luận án quan tâm đến một số vấn đề như: sự tự do hóa thể hiện dưới những dạng nào? Thế nào là thơ theo thể truyền thống? Thế nào
Cách tân có thể được hiểu là cách làm mới, hướng làm mới Thơ được cách tân
là thơ được sáng tạo theo cách mới Ví dụ: làm thơ không theo niêm luật, không theo quy cách của thơ cũ, làm thơ mà bỏ vần, tạo ra những cách diễn đạt mới trong thơ (VD: thơ giàu ngôn ngữ tự sự, trần thuật hoặc đối thoại…), tạo ra các loại cấu trúc, kết cấu mới…
1.3.2.4 Quan hệ giữa sự tự do hoá với sự hiện đại hoá thơ
Sự tự do hóa mà luận án bàn đến gắn liền với sự hiện đại hóa Thơ hiện đại hoá được là nhờ có sự tự do hóa: thơ chứa đựng nhiều tư tưởng mới Ngôn ngữ thơ được hiện đại hóa theo mô hình tam phân: tư duy thơ, nghệ thuật, thi pháp thơ và ngôn ngữ thơ được phản ánh từ phía công chúng Chính sự hỗ trợ từ phía công chúng đã khẳng định giá trị ngôn ngữ thơ: thơ được công chúng chấp nhận hay không được chấp nhận Sự hiện đại hóa ngôn ngữ thơ gắn liền với việc đổi mới và nâng cao chất lượng thơ Đồng thời, sự hiện đại hóa thơ được đánh giá đa chiều, đó là: tư duy thơ được thể hiện trong ngôn ngữ với một thi pháp mới Chính việc tổ chức ngôn ngữ thơ là nhằm thể hiện được tư duy thơ
Hoàng Hưng trong bài nói chuyện của mình về “Lịch sử hiện đại hóa thơ Việt trong mắt một nhà thơ” đã bàn luận về một số nội dung quan trọng như: lịch sử hiện
đại hóa Thơ ở Việt Nam, phong trào “Thơ Mới” những năm 1930, đổi mới Thơ ca ở
Trang 32Sài Gòn những năm 1960, những nỗ lực hiện đại hóa Thơ ở miền Bắc từ năm 1954 Trong đó, có thể trích yếu một số điều sau đây:
“ Lịch sử hiện đại hoá thơ ở Việt Nam
Kể từ những năm 1930, khởi đầu bằng một cuộc “cách mạng thơ”, những nỗ lực hiện đại hoá thơ, sáng kiến và đi đầu luôn luôn là từ các nhà tri thức trẻ thành thị, những người muốn tự do thoát khỏi các ràng buộc của thơ ca truyền thống, sự đúc khuôn về nội dung 19, cũng như hình thức, yêu cầu thơ phải có nhiệm vụ giáo huấn, phải là công cụ của ý thức hệ
Những nỗ lực hiện đại hoá thơ Việt Nam gần đây được phát động bởi yêu cầu tự
do cá nhân còn mạnh mẽ hơn những năm 1930, và nằm chung trong dòng chảy đổi mới xã hội chứ không chỉ riêng thơ Đó là những khát vọng thoát ra khỏi quan niệm phong kiến “Văn dĩ tải đạo”
Phong trào “thơ Mới” những năm 1930
Chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp thế kỷ các nhà thơ Việt Nam những năm 1930, những người từng thấm nhuần ngôn ngữ Pháp từ ghế nhà trường phổ thông, đã tiến hành cuộc cách mạng thơ dưới tên gọi “thơ Mới” như một
sự thoát ra khỏi ảnh hưởng ngàn năm của nền văn hoá Trung Hoa “Thơ Mới” diễn
tả tình yêu dịu ngọt, nối buồn và nối cô đơn của con người riêng tư, mang theo xu hướng thoát ly thực tại, trốn vào thiên nhiên và lãng mạn hoá quá khứ Phần nhiều loại thơ này theo hướng nghệ thuật vị nghệ thuật Luồng thơ mới này tự cắt đứt khỏi các niêm luật Đường thi và sử dụng một số thể thơ Pháp thế kỷ 19 Làn sóng mới
mẻ thơ Mới của Việt Nam những năm 1930 là tham vọng đầu tiên hiện đại hoá thơ Việt Nam- nó đã thành công nhờ vào sự tàn lụi rồi chết hẳn của nền văn hoá Nho học và sự nảy sinh của nền văn hoá tiểu tư sản thành thị dưới thời Pháp thống trị Trong những năm 1960, nhất là trong những năm chiến tranh chống Mỹ, lại nổi lên những nỗ lực hiện đại hoá thơ ca ở Sài Gòn
Đổi mới thơ ca ở Sài Gòn những năm 1960
Chất men văn hoá Mỹ và Pháp trong những năm 1960 đã có tác động tới những nhà thơ trẻ Sài Gòn những năm đó Các nhà thơ làn sóng mới Sài Gòn những năm
60 chủ yếu nằm trong nhóm “Sang tạo” Nhóm này khai thác và nói to lên thân phận cô đơn của con người sống trong cuộc chiến tranh không lối thoát Các nhà
Trang 33thơ này tìm cách có tự do hơn trong những cách biểu đạt mới mẻ, trong những câu thơ tự do, những nhịp diệu bất thường, giống như các “thanh khí” của họ ở phương Tây đi theo tiết tấu nhạc jazz”
Những nỗ lực hiện đại hoá thơ ở miền Bắc từ năm 1954
… những nỗ lực dũng cảm hiện đại hoá thơ của một số nhà thơ ở miền Bắc Việt Nam Ban đầu có thể kể đến Nguyễn Đình Thi, Trần Mai Ninh hồi mới bắt đầu kháng chiến chống Pháp Trần Mai Ninh qua đời quá sớm, còn Nguyễn Đình Thi thì
bị phê phán nên cũng phải chữa lại nhiều bài thơ cho bớt “tiên phong” Trong giai đoạn 1954-1975, có thể kể đến một số cách tân của Chế Lan Viên và Thanh Thảo, những cách tân này được chính thống chấp nhận do có nội dung chính trị tốt
… Trần Dần đã đưa ra một quan điểm “hiện đại chủ nghĩa” về thơ trong bản tuyên ngôn tượng trưng ngay từ tháng giêng năm 1946 (đúng vài ba tháng sau cuộc cách mạng 1945)
… Trần Dần bắt tay vào một loạt thử nghiệm thơ kéo dài suốt cuộc đời mình Tinh thần cách tân không ngừng nghỉ của ông có thể thấy rất rõ ở những dòng này trong bài thơ Việt Bắc năm 1956:
ám chỉ nhờ vào sức mạnh của ngữ âm thay vì nghĩa thông dụng của các chữ Cho tới khi ông qua đời vào năm 1997, Trần Dần chỉ thấy được một chút xíu thơ tiên phong của mình được xuất bản”
Theo quan điểm của luận án thì thơ Việt Nam giai đoạn 1956 ở miền Bắc có
thể được coi là một giai đoạn tìm tòi hình thức thể hiện mới chứ không phải là một
sự tự do hóa về thơ như ở giai đoạn thơ Mới 1932-1945 và giai đoạn thơ Việt Nam sau năm 1975 với nhiều hình thức, thể loại thơ theo các khuynh hướng khác nhau
Trang 34Luận án chỉ đưa ra ý kiến của một số nhà thơ hoặc nhà phê bình lý luận về thơ Việt Nam các giai đoạn khác nhau để có thể chọn lựa và có cách tiếp cận về vấn đề một cách rõ ràng hơn, nhất là khi có sự so sánh các góc nhìn, các quan điểm, nhận định khác nhau về một vấn đề
1.4 Ý thơ và tứ thơ, hình tƣợng thơ, cảm giác thơ, sự hấp dẫn và tính mờ nhòe của thơ
1.4.1 Ý thơ và tứ thơ
Theo Mã Giang Lân trong 79, tr.61, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Ý là khái niệm
và suy nghĩ do từ cuộc sống mà rút ra được… Từ cuộc sống mà toát ra ý, ý ấy muốn trở về tác động trở lại vào cuộc sống mà tác động bằng phương thức thơ thì ý ấy nên
“đầu thai” thành xúc cảm, ý ấy trở nên thành tứ… ý là của chung của mọi người, tứ mới là của riêng của mỗi thi sĩ” Có ý kiến lập luận: “Nói đến ý ta nghĩ đến những điều xảy ra trong trí óc khi suy nghĩ Còn tứ phải là những ý không ở dạng quan niệm nữa, đã thể hiện trong hình tượng” Có thể thống nhất ý là những suy nghĩ, những đại ý, những chủ đề của thơ Tứ thơ là cách thể hiện ý, chủ đề mà không phải
1.4.3 Cảm giác thơ
Cảm giác thơ phải là cảm giác thể xác như đụng chạm, sờ mó, như hơi thở nóng
ấm sau gáy trong lớp học buổi chiều tối mùa đông, mưa vạch những vệt buồn rầu ngoài cửa kính, khi ngoài xa thị trấn đã lên đèn Những kết hợp hình ảnh và cảm giác, được nén lại trong giây phút bất ngờ, được xếp đặt lại để xảy ra liên tiếp, có
Trang 35khả năng khơi mở, duy trì và thúc đẩy quá trình lành bệnh, sự bình phục, sự lên da non trên những vết thương đến hôm qua còn chảy máu.” (Nguyễn Đức Tùng)
1.4.4 Sự hấp dẫn của thơ
Quá trình sáng tạo thơ ca của người viết và đồng sáng tạo của người đọc giúp
họ vượt qua những đau khổ của mất mát, nỗi buồn của chia cách, cảm giác trống vắng mà đời sống buồn tẻ thường nhật thường chờ đợi để đánh bẫy chúng ta (Nguyễn Đức Tùng)
1.4.5 Tính mờ nhoè của thơ
“… Một trong những phẩm chất nghệ thuật của thơ là sự mờ nhòe ngôn ngữ Thơ từ xưa vốn đã có sự mờ Thơ Đường đối nhau chan chát, nhưng những bài của
Đỗ Phủ, Lý Bạch hay Bạch Cư Dị vẫn có sự mờ, làm cho thơ trở nên lung linh ảo diệu Thơ điên của Hàn Mặc Tử rất rõ sự nhòe mờ Cái bệnh hoạn cộng với tài năng tạo ra những xung động kỳ lạ trong thơ ông, những bài như Trăng tự tử, Ave Maria… rất dâng, rất diệu, tưởng như ánh sáng dâng lên từ trong con người ông chứ không phải từ trên trời rơi xuống.” (Nguyễn Trọng Tạo trả lời phỏng vấn của Lê Mỹ Ý)
1.5 Cấu trúc của thơ (Bài thơ, khổ thơ, câu thơ)
Thơ được tổ chức theo các cấp độ, có quan hệ tôn ti tầng bậc với nhau: bài thơ,
khổ thơ, câu thơ Mỗi bài thơ có thể được làm theo nhiều thể: thể 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, tự do… Mỗi thể thơ có những quy tắc riêng về số chữ trong câu, khổ, bài, về cách gieo vần, về luật đối, về luật niêm Đến bậc khổ thơ thì khổ cũng được phân chia thành nhiều loại: khổ tứ tuyệt, khổ bát cú, khổ tự do…tùy theo số câu trong khổ Đến câu thơ, câu cũng được phân loại khác nhau tùy thuộc vào số chữ trong câu, nhịp điệu trong câu… Vì thế, phần này dành để tìm hiểu thế nào là bài thơ, khổ thơ, câu thơ và một số nguyên tắc tổ chức của thơ ở những cấp độ ấy
1.5.1 Bài thơ
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học,
Hà Nội, 1992, tr 40 thì bài được hiểu là công trình sáng tác, biên tập, có nội dung tương đối hoàn chỉnh, nhưng không dài Ví dụ: Bài bình luận Bài hát Bài đăng báo
Có thể đặt khái niệm bài thơ vào hệ thống khái niệm về “bài” như trên khi hiểu
“bài thơ” theo nghĩa rộng
Trang 36Theo Lê Lưu Oanh trong 95, tr.48, “Do cảm xúc là những phiến đoạn tình cảm, là một vận động, một hứng khởi của tâm hồn, mỗi bài thơ là một sự bộc bạch, diễn đạt một niềm vui, một nỗi buồn, một mối suy tư, nên bài thơ không thể dài mà phải cô đọng, ngắn gọn Gặp một bài thơ là ta gặp tâm hồn con người trong một khoảnh khắc, một phút giây bởi “Bài thơ không ôm trọn cuộc đời vì chủ thể không thể bộc lộ trong chốc lát” (Biêlinxki)”
Còn Mã Giang Lân trong 79, tr.18 đã trích dẫn quan niệm về bài thơ như sau: Một bài thơ là “những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo” (Côlêrítgiơ) “Ngôn từ và trật tự là một cặp nhảy hoàn mỹ chẳng chịu rời nhau nửa
bước” (Eliô)
Từ các quan niệm trên, chúng tôi tạm chấp nhận quan niệm: bài thơ được hiểu
là công trình sáng tác có nội dung tương đối hoàn chỉnh nhưng không dài mà cô đọng, ngắn gọn, là “những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo”
Nhịp cũng được thống nhất trong khổ thơ Mỗi khổ thơ chứa đựng một cách ngắt nhịp Chính vì thế giữa các khổ thơ có sự thay đổi về nhịp
Khổ thơ bao giờ cũng trọn vẹn về cú pháp Câu thơ có thể bị bỏ lửng để rồi được nối tiếp bằng những câu sau, song không thể có sự “bắc cầu” giữa các khổ thơ
Về ngữ điệu, có sự thay đổi trong toàn bộ khổ thơ từ câu đầu đến câu cuối, song phải thể hiện được dấu hiệu kết thúc khổ thơ Trong đa số trường hợp, kết thúc khổ thơ là sự hạ giọng
Các khổ thơ có số lượng câu thơ khác nhau Khổ ít nhất cũng có hai câu Khó có thể tìm được giới hạn tối đa về số lượng câu thơ trong một khổ thơ
Trang 37Khổ thơ thường biểu thị một ý chưa hoàn chỉnh, nó nằm trong hệ thống cấu tứ của toàn bài Khi khổ thơ biểu thị một ý hoàn chỉnh thì nó trùng với đoạn thơ.” Ngoài ra, theo quan niệm của Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức trong “Cơ sở lý luận văn học”, tr.37-38 thì:
“ Khổ thơ là một số dòng thơ được sắp xếp thành một đơn vị có quy cách nhất định về vần luật, âm thanh, nhịp điệu Khổ thơ còn gọi là đoạn thơ Thơ lục bát mỗi khổ gồm hai dòng Khổ thơ thường bốn dòng; ba dòng, năm dòng cũng có nhưng ít Khổ thơ thường có kết cấu rõ rệt, có tính chất liên hoàn, nhưng có lúc lại lẩn vào kết cấu chung của bài thơ”
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học,
Hà Nội, 1992, tr.506 thì khổ thơ được hiểu theo nghĩa là “Đoạn ngắn được ngắt ra trong một bài văn vần (thường để hát hoặc phổ nhạc) VD: Bài ca trù thường có ba khổ; VD: Một khổ thơ”
Định nghĩa về khổ thơ của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi [55,
tr.108] chưa hợp lý, một là, khi các tác giả khẳng định “Trong khổ thơ thường chỉ
có một vần, nếu thay đổi vần, bài thơ sẽ chuyển sang khổ khác” Có thể nói “khổ
thơ thường chỉ có một vần” nhưng không phải là “nếu thay đổi vần, bài thơ sẽ
chuyển sang khổ khác” Trên thực tế, có những khổ thơ có thể có đến 2 loại vần chứ
không phải chỉ có một loại vần (chẳng hạn câu 1 và câu 3 vần với nhau theo một loại, câu 2 và câu 4 vần với nhau theo một loại; hoặc câu 1 và câu 4 vần với nhau theo một loại còn câu 2 và câu 3 vần với nhau theo một loại khác) Hơn nữa, cũng
có thể có trường hợp bài thơ chuyển sang khổ thơ khác nhưng khổ thơ sau vẫn cùng
vần (có vần giống) với khổ thơ trước Hai là, ba tác giả trên cho rằng “Mỗi khổ thơ chứa đựng một cách ngắt nhịp Chính vì thế giữa các khổ thơ có sự thay đổi về nhịp” Điều đó cũng chưa chắc đúng Bởi vì, có những khổ thơ trong một bài có thể
có nhịp giống nhau (chẳng hạn có 2 hoặc 3 khổ trong cùng một bài thơ đều theo nhịp 3/4 hoặc đều theo nhịp 4/3) Thế nên, có thể giữa các khổ thơ chưa chắc đã có
sự thay đổi về nhịp Ngoài ra, không nhất thiết là mỗi khổ thơ chứa đựng một cách ngắt nhịp Một khổ thơ có thể có hơn một cách ngắt nhịp Thậm chí có khổ có 4
câu/khổ có thể có 4 cách ngắt nhịp khác nhau cho 4 câu của khổ đó Ba là, nói rằng
“khổ thơ bao giờ cũng trọn vẹn về cú pháp” thì đúng nhưng khẳng định thêm rằng
“Câu thơ có thể bị bỏ lửng để rồi được nối tiếp bằng những câu sau, song không thể
có sự “bắc cầu” giữa các khổ thơ” thì không đúng Bởi vì, nếu không có sự “bắc
Trang 38cầu” giữa các khổ thơ thì sẽ không có sự liên thông, thống nhất để tạo nên một cấp
độ tương đối hoàn chỉnh (về mặt nội dung và hình thức) ở cấp độ cao hơn khổ là bài thơ được! Dù thế nào, giữa các khổ thơ cũng phải có sự “bắc cầu” liên kết với nhau bằng các phép liên kết (phép thế, phép nối, phép lặp, phép liên tưởng…) hoặc liên
kết với nhau bằng “mạch lạc”…chứ không thể có chuyện “không thể có sự “bắc cầu” giữa các khổ thơ” như ba tác giả trên nhận định được Bốn là, nói rằng “khó
có thể tìm được giới hạn tối đa về số lượng câu thơ trong một khổ thơ” thì chưa thật
thuyết phục lắm Vì theo chúng tôi, quả thật để đo đếm xem một khổ thơ dài nhất có
số lượng là 100 câu hay 200 câu hay 300 câu thì rất công phu nhưng không phải là không làm được Còn nếu số lượng câu trong một khổ thơ quá lớn, lớn đến mức không định lượng được thì có lẽ cũng nên xem xét liệu kết cấu đó có còn là khổ thơ nữa hay không, hay nó đã là một đoạn của thể loại khác không phải là thơ mà là
đoạn của trường ca, của sử thi … Năm là, chúng tôi không ủng hộ nhận định “khổ thơ thường biểu thị một ý chưa hoàn chỉnh” Nên chăng, chúng ta có thể thay cho nhận định ấy bằng cách hiểu “khổ thơ thường biểu thị một ý tương đối hoàn chỉnh”?
Vì vậy, luận án quan niệm: “Khổ thơ là một số câu thơ, dòng thơ (dòng thơ) được sắp xếp thành một đơn vị có quy cách nhất định về vần luật, âm thanh, nhịp điệu, cú pháp, biểu thị ý nghĩa tương đối hoàn chỉnh Mỗi khổ thơ được kết thúc bằng một khoảng nghỉ dài”
1.5.3 Câu thơ
Nếu bài thơ là một văn bản thì khổ thơ tương ứng với các đoạn văn và câu thơ là đơn vị nhỏ hơn khổ thơ
Theo Lê Lưu Oanh trong 95, tr.152->153 thì “Câu thơ là dòng thơ, là một đơn
vị nhịp điệu, đơn vị ý nghĩa, đơn vị liên kết trong bài thơ Trong quan hệ với cái tôi trữ tình, câu thơ như một hình thức ngôn ngữ cụ thể trực tiếp của những quan niệm nghệ thuật của cái tôi trữ tình
…Câu thơ còn là đơn vị của lời văn, lời nói nghệ thuật G.N Pôxpêlôp coi lời văn nghệ thuật là những lời phát biểu có ý nghĩa biểu hiện, biểu thị thuộc tính của chủ thể lời nói
… Câu thơ (với cấu trúc và các kiểu tổ chức của nó) bộc lộ một cảm quan về từ ngữ, cách tổ chức điểm nhìn, thể hiện một giọng điệu…”
Trang 39Ngoài ra, theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, 1992, tr.137, ta có thể hiểu khái niệm câu thơ được bao hàm trong khái niệm sau: câu là “1 đơn vị cơ bản của lời nói, do từ tạo thành, có một ngữ điệu nhất định, diễn đạt một ý trọn vẹn VD: Đặt câu Nói chưa hết câu Nghe câu được câu chăng 2 Câu thơ (nói tắt) Bài thơ tám câu”
Có thể thấy rằng, theo quan niệm của Lê Lưu Oanh thì “câu thơ là dòng thơ” nhưng, thực tế, trên một dòng thơ có thể có 2 câu, thậm chí là 3 câu Sự ngăn cách giữa các câu đó trên cùng một dòng được đánh dấu bằng dấu chấm câu Mặt khác, lại có những trường hợp hết 2 dòng thơ hoặc hết 4 dòng thơ mới có một dấu chấm
để kết thúc ý
Vì sao có câu thơ? Trong thể Cổ phong hình thành dòng thơ (câu thơ) là một đơn vị hoàn chỉnh về ngữ pháp (có chủ đề), có một kết cấu C-V hoặc C-V-B (tuân thủ luật của thơ cổ điển) Câu thơ lục bát thường có 2 đòng vì mỗi dòng chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về câu (chưa có một chủ đề) nhưng câu thơ Đường thì hoàn chỉnh
vì có một chủ đề Trong thơ mới, câu thơ giãn ra nhiều dòng, thậm chí chỉ có 1 chữ/1 dòng hoặc 2 chữ/ 1 dòng (dòng là đơn vị cơ bản của một bài thơ, là đơn vị liên kết, là đơn vị nhịp điệu, nhạc điệu) Từ đó có thể thấy thi pháp của câu thơ mới khác thi pháp của câu thơ xưa
Tuy có thể có nhiều cách quan niệm khác nhau về câu thơ nhưng chúng tôi thấy cách quan niệm của Lê Lưu Oanh về câu thơ là tương đối hợp lý, tương đối thuận tiện cho việc khảo sát về nhịp điệu, thanh điệu, các cách kết hợp từ (trật tự từ) Như vậy, có thể thống nhất là mỗi câu thơ được biểu hiện bằng một dòng thơ (ngoại trừ thể lục bát) Vì thế, đề tài này sẽ lấy quan niệm mỗi câu thơ là một dòng thơ làm
cơ sở để khảo sát và xử lý tư liệu về vấn đề câu thơ
1.6 Những cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu thơ
1.6.1 Hướng nghiên cứu thi pháp học và theo lý thuyết về hệ thống và cấu trúc
Luận án được thực hiện theo hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học, đặc biệt là theo hướng của thi pháp học (thi học) và lý thuyết về tính hệ thống và cấu trúc Vì thế, luận án này sẽ lấy một số quan điểm sau đây để làm cơ sở lý luận:
Trang 401.6.1.1 Quan niệm của Ferdinand De Saussure về hệ thống và cấu trúc
trong giáo trình “Ngôn ngữ học đại cương”[102]
Ferdinand De Saussure khẳng định rằng ngôn ngữ và tư duy là hai mặt của một thực thể thống nhất không thể tách rời (trang 93) Có thể nói, ngôn ngữ là hình thức
của tư duy, vì vậy khi tư duy là tư duy nghệ thuật thì ngôn ngữ đồng thời cũng là thứ chất liệu đặc trưng của loại hình nghệ thuật ấy Do đó, đối tượng chính của nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu nghệ thuật ngôn từ Tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn ngữ là đi vào chính cấu trúc của chất liệu Cách tiếp cận này dựa vào những căn cứ cụ thể sẽ thoát ra khỏi những cảm nhận nhiều khi đậm màu sắc chủ quan Bản thể của thơ là một phức thể đòi hỏi người tiếp nhận phải
thực hiện rất nhiều thao tác tư duy mới nắm bắt được Trong chuyên luận “Cuộc
sống ở trong ngôn ngữ” (1984), Hoàng Tuệ cũng đã đề cập tới vấn đề đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong sự so sánh với ngôn ngữ chung (ngôn ngữ phi nghệ thuật) Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh tính nghệ thuật của ngôn ngữ thơ và cơ chế hình thành những thuộc tính đó Ông cho rằng, sau khi phát hiện ra những điểm hạn chế trong lý thuyết ngôn ngữ học của F Saussure và L Bloomfield, N.Chomsky đã đưa ra nhận định về mối quan hệ sâu giữa ngôn ngữ và ý thức Theo
đó, ý nghĩa của ngôn ngữ phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đối tượng phản ánh
của chủ thể phát ngôn “Đối với ngôn ngữ nghệ thuật, ý thức chủ quan càng chi phối mặt ý nghĩa nhiều hơn Vì vậy ngôn ngữ thơ (thứ ngôn ngữ được coi là có tính biểu trưng cao) lại càng phải có những tiêu chí xem xét đặc thù (Dẫn theo 119, tr.15 ”
F Saussure cho rằng “Ngôn ngữ là một hệ thống mà trong đó tất cả các bộ phận có thể và cần phải được khảo sát trong sự gắn bó đồng đại của chúng” 102, tr.153
F Saussure ví dụ về “lý thuyết bàn cờ” – một cách quan niệm về hệ thống và cấu trúc Ông cũng đã trình bày về quan hệ hệ hình và quan hệ cú đoạn còn được gọi là quan hệ liên tưởng và quan hệ tuyến tính
Quan hệ tuyến tính là sự thể hiện sự kế tiếp trong thời gian của các yếu tố ngôn ngữ bằng tuyến không gian của các chữ Đặc điểm này của ngôn ngữ được gọi là tính hình tuyến của cái biểu hiện và mối quan hệ giữa các yếu tố trong hình tuyến được gọi là quan hệ tuyến tính hay là quan hệ ngang Tất cả các loại đơn vị ngôn