vấn đề hôn nhân đồng giới
Trang 1Hiện nay vấn đề hôn nhân đồng giới được thảo luận khá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước Khá nhiều người đề cập tới
tỷ lệ những nước đã cho phép HNĐG và tôn giáo và cho rằng đây là hai lực cản tới HNĐG Những nước đã chấp nhận HNĐG hiện nay mới chỉ là thiểu
số (Hà Lan, Bỉ, Na Uy, Thụy Điển, Iceland, Canada, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Argentina và Nam Phi) Nhưng đó là những nước thuộc nhóm nước phát triển nhất trên nhất thế giới Và xu thế là ngày càng có nhiều nước chấp nhận HNĐG hơn
Một số nước phát triển khác tuy chưa hợp pháp hóa HNĐG nhưng đã chính thức công nhận tính hợp pháp của những cặp đồng giới bằng một "kết hợp dân sự" (civil union), giống như "hôn nhân" (marriage) Đó là những nước Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Phần Lan, Niu-Di-Lân, Colombia, Uruguay, Cộng hòa Séc Những cặp đồng giới kết hợp với nhau bởi "civil union" được Nhà nước công nhận một số quyền nhưng ít hơn những quyền của những cặp khác giới kết hợp với nhau bởi "marriage"
Luật pháp ở những nước này đã có những quy định về việc kết hôn đồng giới, quy định về việc đảm bảo quyền, nghĩa vụ của họ cũng như những vấn
đề khác như nuôi và nhận con nuôi, thủ tục kết hôn, ly hôn…
Tại Việt Nam hiện nay không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính , nhưng luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân đồng giới Cụ thể tại khoản 5 Điều 10 luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính
Các chính quyền trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ đưa ra luật về quan hệ đồng tính Luật Hồng Đức có đề cập đến hãm hiếp, ngoại tình, và loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính Chính quyền thực dân Pháp cũng
Trang 2không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa Mặc dù mại dâm nữ là phạm pháp, luật pháp không đề cập gì đến mại dâm nam Tuy nhiên, những hành vi đồng tính có thể bị khởi tố dưới các tội danh như "vi phạm luân lý" Trong những trường hợp hiếm hoi mà hành vi đồng tính bị trừng phạt, tội danh là "ngoại tình" hay "hãm hiếp"
Tuy vậy, đám cưới giữa những người cùng giới tính từng được tổ chức ở nước ta Ngày 7 tháng 4 năm 1997, hãng thông tấn Reuters đưa tin về đám cưới đồng tính đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh giữa hai người nam Tiệc cưới diễn ra tại một khách sạn với 100 khách mời, và bị nhiều người dân phản đối Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận Sau các đám cưới này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân giữa những người đồng giới vào tháng 6 năm 1998
Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy, nhưng đến nay pháp luật nước ta vẫn không có quy định cụ thể nào về quan
hệ đồng tính
Năm 2008, ban hành Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày
5-8-2008 quy định việc xác định lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác Những người này là khác với người đồng tính Tuy vậy pháp luật chỉ quy định về việc xác định lại giới tính đối với trường hợp khi sinh ra không xác định rõ được giới tính của mình chứ không có quy định nào công nhận giới tính thứ ba, cũng như công nhận việc kết hôn hợp pháp giữa những người có cùng giới tính