GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6
Trang 1CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁTTRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNGCÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 6
3.1 Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý Nhà nước 58
3.1.1 Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp
3.2 Một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK 62
3.2.1 Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu 62
3.2.2 Xây dựng thương hiệu vững mạnh ở thị trường trong nước lẫn nước ngoài 63
3.2.3 Sử dụng những dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh 64
3.3 Đối với Ngân hàng Công thương CN6 65
3.3.1 Thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài trợ ngoại thương 65
3.3.2 Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ 68
3.3.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc lành mạnh hóa tài chính 70
3.3.4 Một số biện pháp hỗ trợ 71
3.3.4.1 Vấn đề nhân sự 71
3.3.4.2 Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng 71
3.3.4.3 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái và lãi suất 72
Trang 2CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GÓPPHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ NGOẠI
THƯƠNG TẠI NHCT-CN6
Bên cạnh một số kết quả đã đạt được, tài trợ XNK tại NHCT-CN6 vẫn còn nhiều hạn chế Chất lượng dịch vụ tài trợ XNK chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả Tuy nhiên với những thành quả nhất định đạt được, đã là một cơ sở vững chắc để NHCT-CN6 tiếp tục phát triển trên con đường cạnh tranh, xây dựng thương hiệu Những mặt mạnh cần tiếp tục phát huy một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời những mặt khó khăn, tồn tại cần nhanh chóng đưa ra giải pháp khả thi để khắc phục Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài trợ ngoại thương tại NHCT-CN6, đề tài đưa ra một số giải pháp:
3.1 Đối với các cấp quản lý Nhà nước
Đối với quản lý hoạt động kinh doanh XNK trên bình diện vĩ mô, vai trò của Nhà nước là vô cùng quan trọng Việt Nam hoàn toàn có tiềm lực về xuất khẩu, vấn đề là chúng ta có thể biến tiềm lực đó trở thành thực lực hay không Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO Chính phủ đã có lộ trình cắt giảm trợ cấp cho một số lĩnh vực Mặt khác, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ cần xây dựng các chương trình trợ giúp phù hợp và không trái quy định WTO Dưới đây là một số biện pháp Nhà nước có thể hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động XNK của các doanh nghiệp.
3.1.1 Đẩy mạnh các Chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanhnghiệp hội nhập
- Cần phải nhìn nhận rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế vẫn còn rất kém Do đó, một trong những biện pháp giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường là tìm đến sự hỗ trợ của Bộ, Sở Thương mại, thông qua việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ hàng
Trang 3Việt Nam chất lượng cao ở những thị trường chủ lực như Nhật, Mỹ, ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông và EU theo định kỳ hàng quý, hàng năm.
- Khi mở rộng hoạt động ra nước ngoài, uy tín và năng lực cạnh tranh là vấn đề thiết yếu, vì vậy cần tiến hành bình chọn những doanh nghiệp nào được đại diện cho Việt Nam Công việc này nên có sự phối hợp giữa Sở thương mại, các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình và người tiêu dùng nhằm chọn ra những gương mặt doanh nghiệp tiêu biểu, gầy dựng danh tiếng từng bước ban đầu cho Việt Nam
- Khi đã ký kết Hiệp định thương mại song phương với nhau thì các quốc gia thường dành cho nhau nhiều ưu đãi trong lưu thông hàng hóa, đặc biệt là các rào cản thuế quan có thể giảm đi rất nhiều, thậm chí sẽ biến mất hoàn toàn Tuy nhiên vấn đề là các cơ quan chức năng phải tiến hành xem xét, đàm phán như thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có đủ thời gian chuẩn bị cho sự cạnh tranh sắp tới và không dễ dàng bị đánh bại ngay khi vừa chạm trán với đối thủ nước ngoài.
- Hiện tại Việt nam đã ký kết được nhiều Hiệp định/thoả thuận thương mại quan trọng như: Hiệp định tiếp cận thị trường với EU, Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Ấn Độ, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Australia-New Zealand; Hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với Hungari, Cộng Hòa Séc, Bulgari, Slovenia; Hiệp định thương mại và hợp tác song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, Việt Nam-EU và với trên 60 nước Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, gọi tắt là WTO – một sân chơi rộng mở, thông thoáng và bình đẳng
- Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị là rất lớn Để giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh trong thương mại, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này Bên cạnh đó cũng cần giảm thuế nhập nguyên nhiên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu để giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài Có thể thấy, thực hiện hợp lý việc thu thuế nhập khẩu sẽ tác động tích cực đến hoạt động ngoại thương, bởi xét cho cùng nhập khẩu cũng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.
Trang 43.1.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạtđộng xuất nhập khẩu và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu
Một hành lang pháp lý thông thoáng, hoàn thiện, hợp lý sẽ có tác động rất lớn trong việc thúc đẩy hoạt động XNK phát triển, khuyến khích các doanh nghiệp gia nhập vào hoạt động kinh doanh XNK Các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia vào giao dịch thương mại quốc tế Nhờ đó NH mới có thể có lượng khách hàng nhiều hơn, nâng cao được doanh số tài trợ.
- Trong hai năm 2005-2006, Bộ Thương mại đã trình Quốc hội thông qua Luật Thương mại sửa đổi và Luật Cạnh tranh; trình Chính phủ thông qua 21 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Thương mại mới và Luật Cạnh tranh; ban hành 13 Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động XNK hàng hoá và dịch vụ Điều quan trọng là cần tránh tình trạng Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thực hiện chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, hay các điều khoản trong chính một văn bản luật mâu thuẫn nhau Điều này làm cho các NH lúng túng trong việc xem xét cấp tín dụng
- Bên cạnh đó, NHNN cần sớm ban hành quy chế về tín dụng XNK Mặc dù đã có các quy chế về L/C, bảo lãnh mở L/C trả chậm, chiết khấu chứng từ xuất khẩu… nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ nên cần thiết phải có quy định cụ thể rõ ràng về các hình thức, điều kiện, đối tượng nào được ưu đãi lãi suất cho vay, được phép vay tín chấp, nhằm tạo điều kiện cho NH thực hiện tốt hoạt động tín dụng XNK, tránh được những trường hợp lúng túng, chưa dám mạnh dạn đầu tư, mở rộng tín dụng Đồng thời NHNN cũng cần sớm ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn cụ thể để các NH có thể triển khai và phát triển nghiệp vụ tài trợ dựa trên thương phiếu và hoạt động tài trợ Factoring Các nghiệp vụ này dần dần được triển khai ở Việt Nam và có những kết quả khả quan Thời gian tới cần tiếp tục tạo nhiều thuận lợi, nhất là về mặt pháp lý để các nghiệp vụ này thực sự vững mạnh, tạo ra lợi thế cạnh tranh của hệ thống NHVN với các NH nước ngoài.
Trang 53.1.3 Đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và chươngtrình trợ giúp của Chính Phủ
Hoạt động tài trợ ngoại thương của các NH thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro Bằng việc đưa vào hoạt động Quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, Nhà nước có thể giúp các NH giảm thiểu bớt rủi ro khi tài trợ xuất khẩu Theo kinh nghiệm của nhiều nước như Mỹ, Anh, Nhật… việc hỗ trợ của Chính Phủ bằng hình thức này sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động tài trợ ngoại thương của các NH, từ đó thúc đẩy xuất khẩu phát triển.
- Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là việc người bảo hiểm bảo hiểm cho các khoản tín dụng do nhà xuất khẩu cung cấp cho nhà nhập khẩu (bằng hàng hóa hoặc bằng dịch vụ) hoặc NH phục vụ nhà nhập khẩu Trong trường hợp nhà nhập khẩu hoặc NH phục vụ nhà nhập khẩu không thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã được cung cấp do các rủi ro về chính trị hoặc rủi ro thương mại (các rủi ro đã được bảo hiểm), nhà xuất khẩu hoặc NH phục vụ nhà xuất khẩu sẽ được bồi thường thiệt hại Các chương trình bảo hiểm của Chính phủ giúp cho các NH giảm bớt rủi ro khi tài trợ ngoại thương, hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trường có nhiều rủi ro.
- Hiện Việt Nam đã có một số các tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại và xúc tiến xuất khẩu ở cả cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh, như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), và một số hiệp hội Thương mại và Kinh doanh mới hình thành cũng như các Trung tâm Xúc tiến Thương mại cấp tỉnh Hầu hết các tổ chức xúc tiến thương mại này (TPO) vẫn còn rất mới, kể cả VIETRADE và còn thiếu các nguồn lực cũng như đội ngũ cán bộ có năng lực để có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao cho các nhà xuất khẩu hiện tại và tiềm năng Mặc dù giữa các TPO cũng có sự cạnh tranh nhất định nhưng các tổ chức này chưa được phối hợp và kết nối với nhau một cách đúng đắn cũng như còn thiếu tính hợp tác để có thể hỗ trợ các nhà xuất khẩu có hiệu quả Chính Phủ cần tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn.
- Đồng thời, Chính phủ cần xây dựng một Trung tâm về WTO Bước ra đấu trường WTO với luật chơi chung của thị trường thế giới, các doanh nghiệp cần có
Trang 6đủ sức chơi và phải hiểu luật chơi Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị ngoài việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp Để làm việc này, đề nghị Chính phủ có cơ chế tập hợp đội ngũ chuyên gia tư vấn về WTO, trên cơ sở đó, xây dựng những nhóm đặc nhiệm để xử lý các vấn đề phát sinh: như xử lý các vụ kiện bán phá giá, tranh chấp thương mại Một Trung tâm WTO được thành lập sẽ là đầu mối tốt để đưa ra những thông tin kịp thời, tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến WTO.
3.1.4 Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam, nâng cao hiệu quảhoạt động của thị trường
Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã được thành lập nhưng còn đang ở bước sơ khai, hoạt động chưa thật sự hiệu quả Thị trường ngoại hối liên NH ở Việt Nam còn kém, chưa phát huy hết tác dụng vốn có của nó Một thị trường ngoại hối phát triển và vận hành thật sự trôi chảy, thông suốt sẽ góp phần đẩy mạnh lưu thông ngoại tệ, phục vụ cho hoạt động XNK của các doanh nghiệp và hoạt động tài trợ ngoại thương của NH hiệu quả, phòng ngừa được các rủi ro về hối đoái tốt hơn
- Trong thời gian tới, NHNN cần sớm có quy định cho phép các NH bổ sung thêm các công cụ của thị trường hối đoái phục vụ tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK Cần mở rộng đối tượng tham gia thị trường, phát triển thị trường chiết khấu hối phiếu, chứng từ xuất khẩu nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của doanh nghiệp giao dịch xuất khẩu
- NHNN cần tiến hành rà soát lại các chế độ quản lý ngoại hối để loại bỏ những hạn chế và bất hợp lý về ngoại hối, chú trọng xây dựng các văn bản quản lý ngoại hối theo hướng tăng cường vai trò quản lý ngoại hối của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, hạn chế tình trạng Dollar hóa nền kinh tế Tuy nhiên NHNN cũng nên tạo những cơ chế để thị trường ngoại hối phát triển theo đúng quy luật cung cầu của cơ chế thị trường.
3.2 Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu3.2.1 Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Trang 7Vấn đề mang tính then chốt đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu là phải tạo được cho mình một chỗ đứng ở thị trường nước ngoài Do đó doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh Khi cần có sự hỗ trợ từ phía NH, họ phải đưa ra phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải chứng tỏ được khả năng phát triển của sản phẩm ở nước ngoài và điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu mà họ sản xuất, kinh doanh Các doanh nghiệp cần chủ động tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình; chú ý tận dụng hiệu quả chính sách khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu tiềm năng
- Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh Bản thân mỗi doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp hoá và công nghiệp hoá nhằm nâng cao năng suất lao động, qua đó gián tiếp giảm chi phí hoạt động Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử Khi đã làm tốt những công việc đó thì vấn đề còn lại chỉ là sự xem xét, đánh giá của NH về việc có nên tài trợ hay không trên cơ sở thẩm định kỹ càng doanh nghiệp cùng phương án vay vốn của họ Tuy nhiên điều chắc chắn là, một khi NH đã thấy được tính cạnh tranh và khả năng phát triển của sản phẩm xuất khẩu thì sẽ không thể bỏ qua cơ hội tài trợ cho doanh nghiệp để mang lợi ích cho cả hai phía
3.2.2 Xây dựng thương hiệu vững mạnh ở thị trường trong nước lẫnnước ngoài
- Vấn đề thương hiệu ngày càng giữ vị trí quan trọng trong kinh doanh khi tính cạnh tranh của thị trường đã trở nên khốc liệt hơn Nếu như trước đây các doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến việc đăng ký và phát triển thương hiệu thì
Trang 8ngày nay quan niệm này cần phải thay đổi Thương hiệu là một sản phẩm vô hình mà giá trị của nó có thể lớn gấp nhiều lần sản phẩm thực Bên cạnh đó, để tiếp cận vốn vay NH mà không có, hoặc rất ít tài sản đảm bảo, các doanh nghiệp có thể dùng uy tín của mình để xin tài trợ, và uy tín đó thể hiện rất nhiều thông qua một thương hiệu vững mạnh, có tiếng tăm cả trong và ngoài nước.
- Để xác định cho mình một chỗ đứng trên thị trường và dễ dàng nhận được sự tài trợ từ phía NH, ngoài việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, các doanh nghiệp cũng cần thực hiện: đăng ký nhãn hiệu, xây dựng uy tín cho nhãn hiệu và bảo vệ nó Khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thì vấn đề này càng phải được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu Vì chỉ có một thương hiệu thật sự vững mạnh, các doanh nghiệp mới có thể cạnh tranh và đứng vững trên sân chơi chung WTO.
3.2.3 Sử dụng những dịch vụ ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ tư vấn của NH, không phải chỉ trong lúc khó khăn nhất mà bất cứ khi nào nếu muốn NH với kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực tài chính sẽ đưa ra nhiều lời khuyên xác đáng và hữu hiệu cho doanh nghiệp Đôi khi thay vì yêu cầu được hỗ trợ thêm về vốn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, họ chỉ cần cơ cấu lại tình hình tài chính đôi chút, thay đổi về nhân sự, thực hiện cách quản lý mới theo sự tư vấn của NH và dễ dàng thoát ra khỏi khó khăn trước mắt Hoặc cũng có thể họ đang có một kế hoạch kinh doanh nhưng còn e ngại vì chưa biết tính hiệu quả đến đâu, lúc bấy giờ NH sẽ giúp họ thông qua việc thẩm định chúng.
- Có thể nói, dịch vụ tư vấn của NH mang lại không ít lợi ích cho doanh nghiệp Tuy nhiên để có được hiệu quả cao nhất, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần hợp tác với NH trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và trung thực khi tiếp xúc với NH Có như vậy thì NH mới đưa ra được những lời khuyên bổ ích và phù hợp nhất, khi cần thiết cũng sẽ sẵn sàng hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp mà không sợ bị rủi ro mất vốn hay không thu hồi được nợ
Trang 93.3 Đối với Ngân hàng Công thương CN6
3.3.1 Thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tài trợngoại thương
Hoạt động tài trợ ngoại thương luôn gắn liền với nhiều rủi ro Ngoài những rủi ro thông thường giống như tài trợ trong nước còn có những rủi ro ngoài quốc gia Vấn đề vô cùng quan trọng trong tài trợ là việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác về những liên quan đến thương vụ mà mình tài trợ như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng Các thông tin này không những giúp cho NH ra quyết định tài trợ đúng đắn mà còn hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, nhất là trong việc thu nợ từ nước ngoài khi sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế
- Hiện nay, mạng lưới hoạt động của NHCT tương đối dày đặc với 138 chi nhánh và phòng giao dịch trải khắp toàn quốc, riêng ở thành phố Hồ Chí Minh có 18 chi nhánh, 1 sở giao dịch và hàng trăm phòng giao dịch được phân bố trãi rộng khắp các địa bàn, từ trung tâm thành phố đến các vùng ven, nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Thủ Đức, Tân Bình Xét về hoạt động đối ngoại thì hiện nay NHCT có quan hệ đại lý với nhiều NH nước ngoài
- Với lịch sử lâu dài, nhìn chung mạng lưới hoạt động của NHCT-CN6 chỉ mới phát triển theo chiều rộng trong khi để thực hiện tài trợ một cách hiệu quả nhất thì đòi hỏi NH phải đi vào chiều sâu Điều này cũng có nghĩa là NHCT-CN6 cần nắm chắc tình hình khách hàng tại khu vực mình hoạt động, bao gồm luôn cả những thay đổi vĩ mô lẫn vi mô của nền kinh tế cho dù nó tác động trực tiếp hay gián tiếp lên hoạt động tài trợ của NH
- Một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng đối với hoạt động tài trợ của NH chính là việc xếp hạng tín dụng Bởi lẽ, đã có chuẩn đặc điểm xếp hạng khách hàng trên cơ sở xếp hạng chuẩn, các cán bộ tín dụng mỗi khi tiến hành xếp loại cần thu thập thông tin thật đầy đủ Việc nhận định mức độ rủi ro cần phải trải qua cả một quá trình định tính (qua tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng) lẫn định lượng (qua các chỉ số tài chính, chỉ số đánh giá hoạt động của doanh
Trang 10nghiệp) Các thông tin cơ bản mà cán bộ tín dụng cần phải tìm hiểu để đưa ra nhận định giúp xếp hạng chính xác hơn, bao gồm:
Thông tin chung về doanh nghiệp:
Lịch sử hình thành doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức.
Tình hình nhân sự (cán bộ công nhân viên), ban lãnh đạo, kế toán trưởng Thu nhập
Mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu.
Thị trường tiêu thụ chính, mạng lưới phân phối Khách hàng chính và đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề.
Tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu:
Tình hình công nợ của doanh nghiệp (lưu ý công nợ khó đòi).
Tình hình sử dụng vốn vay của NH (bao gồm các khoản vay từ các NH thương mại khác).
Lãi/Lỗ qua các năm.
Về phương án/dự án vay vốn:
Các thông tin chung về phương án, dự án vay vốn Tính nổi trội của phương án, dự án kinh doanh Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nguồn trả nợ Hiệu quả dự tính.
- Trong hoạt động tài trợ ngoại thương, mà cụ thể là tín dụng tài trợ XNK, thì đảm bảo tiền vay giữ vai trò quan trọng cấu thành nên chất lượng của khoản vay, bởi vì đây là việc NH áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay Các biện pháp đảm bảo tiền vay bao gồm:
Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
Đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay