CÁC GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANHĐàm phán trong kinh doanh là một bước hết sức quan trọng, phản ánh sự thành bại của một doanh nghiệp.. Vì vậy mà ta cần phải hiểu rõ được các quy t
Trang 1CÁC GIAI ĐOẠN ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH
Đàm phán trong kinh doanh là một bước hết sức quan trọng, phản ánh sự thành bại của một doanh nghiệp Vì vậy mà ta cần phải hiểu rõ được các quy trình trong đàm phán kinh doanh để tránh những rủi ro, khó khăn không may xảy ra của công việc này
Đàm phán trong kinh doanh bao gồm 5 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn tiếp xúc
Giai đoạn đàm phán
Giai đoạn kết thúc- ký hợp đồng
Giai đoạn rút kinh nghiệm
I Giai đoạn chuẩn bị
Trong giai đoạn này chúng ta nên lập ra kế hoạch và chuẩn bị các thông tin cho cuộc đàm phán Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 70% kết quả đàm phán
1 Chuẩn bị chung cho mọi cuộc đàm phán
Muốn đàm phán thành công thì chúng ta cần phải chuẩn bị tốt những yếu tố cơ bản sau:
Ngôn ngữ : như tiếng mẹ đẻ, tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Hàn, …)
Thu thập thông tin về hàng hóa, về thị trường (Khuynh hướng thị trường hiện nay như thế nào? ), về đối tác ( Đối phương là ai? Đã biết thông tin gì về mình và biết đến đâu? )
Năng lực của người đại diện đàm phán (Kiến thức, tâm lí, kỹ năng đàm phán, …)
Thời gian và địa điểm đàm phán
2 Trên cơ sở chuẩn bị chung, ta cần tiến hành kỹ các vấn đề sau trước khi đàm phán
Thiết lập những mục tiêu cần thương lượng
Xác định mục tiêu đạt được và giới hạn của sự thõa thuận
Đánh giá lại điểm mạnh và điểm yếu của chính mình
Thiết lập giải pháp tốt nhất khi không đạt được thỏa thuận
Thăm dò những vấn đề, những mối quan tâm tiềm ẩn trong những yêu sách của đối tác
Cần trao đổi nội bộ về những thông tin liên quan đến đối tác trước khi đàm phán xảy ra
Cân nhắc những lý lẻ và lập luận mà đối tác có thể sử dụng, dựa vào đó chúng ta
sẻ tìm được những biện pháp thích hợp để đối phó
Tìm những vấn đề có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán
Xây dựng chiến lược đàm phán và tiến hành đàm phán thử