Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số trường trên địa bàn Hà Nội
Trang 1Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số trường trên địa bàn Hà Nội)
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghề nghiệp luôn được coi là 1 trong nhiều yếu tố quan trọng quyết địnhtương lai của mỗi con người Vì thế, lựa chọn cho mình 1 ngành nghề phù hợp làvấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm, đặc biệt là học sinh trung học phổ thông(THPT) Trong xã hội hiện nay, học sinh THPT có rất nhiều lựa chon sau khi tốtnghiệp: học tiếp ĐH, CĐ, học nghề , du học, đi làm Vậy họ sẽ lựa chọn như thếnào?
Trong quá trình lựa chọn ngành, nghề, đã xuất hiện nhiều yếu tố tác động(bản thân, gia đình, bạn bè ) cùng với các mâu thuẫn nảy sinh (có người chọnđúng ngành nghề phù hợp với bản thân nhưng lại có người không tìm đúng ngànhnghề nên không thể phát huy hết năng lực bản thân, hay có người chọn ngành nghềkhông theo mong muốn bản thân mà lựa chọn theo ý kiến người khác, gây ra tính
bị động trong việc lựa chọn ); tất cả những vấn đề đã nêu trên khiến chúng tôi
quyết định tiến hành đề tài : “ Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” Từ
đó, tìm ra xu thế chung của giới trẻ hiện nay (cụ thể là học sinh THPT) trong địnhhướng việc làm nghề nghiệp của họ
2 Ý nghĩa của đề tài
*Ý nghĩa lý luận:
Đề tài “Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT” mong muốn tìm ra
những yếu tố chi phối, tác động tới lựa chọn của học sinh THPT Từ đó, khái quát
và tìm hiểu xu thế chung của giới trẻ trong việc lựa chọn ngành nghề của họ Bêncạnh đó, đề tài còn mong muốn tìm hiểu nhận thức của học sinh về nghề nghiệp màmình lựa chọn và muốn có được trong tương lai, nguyên nhân dẫn tới sự nhận thức
Trang 2đó Từ đó, có thể đưa ra cho học sinh THPT những biện pháp có khả năng hữu ích,giúp họ định hướng cho bản thân trong việc lựa chọn những việc làm nghề nghiệpthích hợp.
Trong đề tài này, chúng tôi có sử dụng 1 số lý thuyết xã hội học như lýthuyết cơ cấu - chức năng (T Parsons), lý thuyết tương tác biểu trưng ( G Mead).Qua điều tra thực tế, chúng tôi muốn kiểm nghiệm, bổ sung và hoàn chỉnh thêm cáckiến thức xẫ hội học đã có Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn tìm ra đượcnhững nét quy luật mới, góp phần làm phong phú thêm cho hệ thống lý luận xã hộihọc
* Ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài, chúng tôi muốn làm rõ thực trạng chọn ngành nghề trong tươnglai của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội Thông qua đó chỉ ra những điều bấtcập, những vấn đề còn tồn tại, còn chưa phù hợp trong xu hướng lựa chọn của họ.Ngoài ra, đề tài còn làm rõ nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghềnghiệp của học sinh Từ đó, đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn giúp chocác nhà quản lý có thêm những cơ sở khoa học, để hoạch định chính sách cho phùhợp hơn với thực tế, đặc biệt là những chính sách GD - ĐT
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT;
- Giúp học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về dự định nghề nghiệp trongtương lai của mình;
- Tìm ra xu hướng chính, ở học sinh THPT nói riêng và ở giới trẻ nói chung,trong lựa chọn việc làm nghề nghiệp của họ
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Lựa chọn và vận dụng một số lý thuyết xã hội học (thuyết tương tác biểutrưng, thuyết cơ cấu - chức năng) để làm rõ định hướng nghề nghiệp của học sinhTHPT
Trang 3- Tiến hành khảo sát (phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi) một sốnhóm học sinh THPT để có dữ liệu thực tế phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Phân tích dữ liệu, tìm ra những yếu tố tác động đến lựa chọn của học sinhTHPT Từ đó, đưa ra những kết quả có tính thuyết phục, đáp ứng mục tiêu của đềtài
4 Đối tượng, phạm vi, khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứư:
Định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội cụ thể là 3 trường THPT : ViệtĐức, Trần Phú và Amsterdam
- Thời gian nghiên cứư:
Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3
* Khách thể nghiên cứu:
Học sinh của 3 trường THPT : Việt Đức, Trần Phú và Amsterdam
5 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bàibáo, các đề tài nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp được đánh giá cao và những tàiliệu khác có liên quan đến vấn đề này nhằm đưa ra những thông tin cần thiết phục
vụ nghiên cứu
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Bảng hỏi được xây dựng 1 cách logic, có nguyên tắc dựa theo nội dung của
đề tài nhằm thu nhận các thông tin đáp ứng yêu cầu đề tài
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phương pháp này được thực hiện ở 1 số cá nhân nhằm thu thập thêm thôngtin và kiểm tra tính xác thực của bảng hỏi
Trang 46 Giả thuyết nghiên cứu
- Định hướng của học sinh THPT là thiếu cơ sở chắc chắn do thiéu thông tin
về các trường, ngành nghề mà mình lựa chọn
- Việc phần đông học sinh THPT nộp đơn thi vào CĐ-ĐH phải chăng là có
sự sai lệch trong quan niệm, cách thức nhìn nhận xã hội? Việc thi vào CĐ-ĐH liệu
có phải là con đường duy nhất của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp?
Trang 5CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Lao động, việc làm và nghề nghiệp là một vấn đề được rất nhiều nhà khoahọc quan tâm ngiên cứu Mặt khác, khi nghiên cứu vấn đề này, các tác giả thườnghay đặt mục tiêu tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp, về những dự định việc làmnghề nghiệp, và nói chung, về hiện trạng lao động - việc làm - nghề nghiệp xã hộicủa giới trẻ
Trên bình diện định hướng việc làm nghề nghiệp ở thanh niên, nhiều tác giảđặc biệt quan tâm tới đối tượng là những học sinh sắp kết thúc trường THPT Cáctác giả thường nhấn mạnh giá trị việc làm, bên cạnh nhiều giá trị khác của xã hội
mà thanh niên cần hướng tới, hay những yếu tố khác như nơi làm việc, cơ quan,khu vực làm việc
Tuy nhiên, đề tài của chúng tôi khi thực hiện trên địa bàn Hà Nội muốn tìm
ra những điểm mới trong nhận thức, xu thế của học sinh THPT sau khi tốt nghiệptrước sự thay đổi của nền kinh tế đất nước cùng với những yếu tố khác như : khoahọc kĩ thuật, thông tin đại chúng đã tác động tới nhận thức, tư duy của học sinh nhưthế nào? Từ đó, đưa ra sự thay đổi lớn nhất là trong tư duy, nhận thức cuả học sinhTHPT đối với xã hội và suy nghĩ của họ về công việc của mình trong tương lai
II Các khái niệm và lý thuyết liên quan
1 Các khái niệm
- Nghề nghiệp:
Nghề nghiệp hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho
cơ sở tồn tại và hướng vào việc kiếm sống, việc này phải làm miệt mài, lâu dài và
để hoàn thành cần có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm (trình độ chuyên môn)theo tổ hợp đặc biệt
Trang 6- Xã hội học nghề nghiệp:
Không thể không có một ngành xã hội học nghề nghiệp độc lập Nó đề cậptới rất nhiều cách đặt vấn đề mà theo đó phân tích các lĩnh vực khác nhau: nghềnghiệp đào tạo nghề, hoạt động nghề nghiệp, vị thế nghề nghiệp và không có sựkiêng kỵ “ lĩnh vực đối tượng”
- Phân giới:
Tâm lý học nghề nghiệp: vấn đề thích hợp và sở thích với việc đào tạo vàhoạt động trong ngành nghề hoặc lĩnh vực nghề nghiệp nhất định (tư vấn nghềgnhiệp, tư vấn lao động), nghiên cứucác điều kiện chỗ làm việc và đặc trưng hoạtđộng nghề nghiệp, giáo dục học nghề nghiệp: vấn đề truyền thụ năng lực, kỹ năng
và kiến thức đặc trưng nghề nghiệp, mở rộng nghề nghiệp trong giáo dục chủ ý vàchức năng trong khi đang học nghề
- Tương lai - phát triển - các vấn đề của ngành:
Đã có thảo luận rằng nghề nghiệp đã mất chức năng của nó là tạo cho conngười ý nghĩa cuộc sống của mình Nhiều người vẫn tiếp tục hỏi về sự phát triểncủa các nghề dù là họ đang ở “ngưỡng thứ nhất” khi chuyển tiếp từ phổ thông họmuốn quyết định học một nghề có triển vọng tương lai hoặc họ đã học nghề xong
và đang ở “ngưỡng thứ hai” và họ đã không tìm được việc làm trong nghề đã học.Những người này và tất cả những người liên quan đến tư vấn cha mẹ, giáo viên dạynghề, nhà tư vấn nghề nghiệp, nhà tư vấn lao động và người giới thiệu việc làm vẫnhỏi về tương lai của nghề nghiệp
2 Các lý thuyết
2.1 Thuyết cơ cấu chức năng của Parsons
Theo Parsons, xã hội là một chỉnh thể, hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống
có quan hệ chặt chẽvới nhau Trong hệ thống xã hội, hệ thống hành vi được coi lànền tảng, cơ sở, nhờ nó mà con ngừơi có khả năng thích ứng với môi trường xungquanh
Trang 7Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi muốn tìm hiểu hành vi lựa chọn nghềnghiệp của học sinh THPT cùng với những tác động của nhiều yếu tố khác : giađình, bạn bè, giới tính đến sự lựa chọn này.
2.2 Lý thuyết tương tác biểu trưng
Người đại diện là G Mead Các tác giả đi theo thuyết này cho rằng xã hộibao gồm nhiều nhóm nhỏ với những vai trò cá nhân
Vận dụng lý thuyết này, chúng tôi xem xét hành vi lựa chọn nghề nghiệp củahọc sinh THPT như biểu hiện của hành động xã hội có ý thức Từ đó, dẫn tới nhậnthức về vấn đề nghề nghiệp - việc làm của học sinh THPT
Trang 8CHƯƠNG II :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Hà Nội được coi là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước Vì thế,tại đay là địa bàn tập trung một số lương lớn các trương THPT Cả thành phố hiệnnay có 134 trường vơi 182.477 học sinh Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở 3trường: Việt Đức, Trần Phú ở quận Hoàn Kiếm và Amsterdam ở quận Đống Đa
Trường Trần Phú là một trường THPT có bề dày lịch sử đáng kể ở Hà Nội.Đây chính là trường THPT Hoàn Kiếm hay, xa hơn nữa, là trường Anbe Saro Hiệntại, trường có khoảng 2000 học sinh, mỗi khối 10,11,12 có khoảng 15 lớp, trong đó
có 2 lớp chuyên ban A và 2 lớp chuyên ban D Trong quá trình hoạt động, trưòng
đã đạt nhiều thành tích cao về học tập cũng như các hoạt động phong phú khác
Cùng nằm trong một quận với trường Trần Phú là THPT Việt Đức Đây cũngđược coi là trường điểm của quận trong mọi hoạt động, phong trào Mỗi khối củatrường có khoảng 20 lớp Thầy và trò trường Việt Đức luôn dành nhiều thứ hạngcao trong học tập và các hoạt động ngoại khoá khác của quận nói riêng và thànhphố nói chung
Trường THPT Amsterdam là một trong nhiều trường chuyên có uy tín củathành phố.Trường có nhiều lớp chuyên như : Anh, Toán, Văn, Tin, Lý, Hoá, Sinh Trong những năm qua , trường có nhiếu thành tích xuất sắc trong các kỳ thi họcsinh giỏi quốc gia và quốc tế
Có thể, mẫu lựa chọn của chúng tôi là chưa thực sự đầy đủ về tính đại diện,nhưng chúng tôi đã tiến hành ở các lớp khác nhau: lớp chuyên, lớp chọn và cả lớpthường
II Thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT
Phân tích dữ liệu điều tra bằng bảng hỏi tại 3 trường THPT : Việt Đức, TrầnPhú và Amsterdam, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
Trang 91 Lựa chọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp
Qua điều tra thấy rằng, tỷ lệ học sinh dự định sẽ thi ĐH, CĐ sau khi tốtnghiệp THPT chiếm tỷ lệ khá cao (78,32%) Thực tế cho thấy rằng ở Hà Nội hiệnnay, những gia đình khá giả ,có điều kiện thường đầu tư cho con em đi học tiếp ởnước ngoài sau khi tốt nghiệp THPT Và có thể nói đây là một trong những conđường tốt nhất để con em họ có được những ngành nghề vững vàng, ổn định trongtương lai Do đó số học sinh dự định đi du học chiếm tỷ lệ không nhỏ (9,09%).Trong khi đó, 1 số ít học sinh khác thay cho dự định sẽ chọn ngành nghề cho mìnhthông qua các trường ĐH, CĐ thì lại quyết tâm đi làm ngay sau khi tốt nghiệp Sốnày chiếm 2,79%
B ng 1 L a ch n c a h c sinh THPT sau khi t t nghi p (ngu n: t i u tra)ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ủa học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ệp (nguồn: tự điều tra) ồn: tự điều tra) điều tra) ều tra)Học ĐH Đi du học Đi làm Học nghề Chưa rõ Phương án khác
2 Xu hướng kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay
Theo số liệu của chúng tôi sau khi điều tra được thì có 88,82% học sinhTHPT sẽ theo học các lớp ôn, luyện thi Thực ra, đây cũng là 1 thực tế rất phổ biếntrong giới học sinh hiện nay, đặc biệt là học sinh lớp 12 Bởi tâm lý chung của các
sĩ tử cuối cấp cho rằng đi ôn thi ĐH thì an tâm hơn, các thầy cô luyện thi lâu năm
Trang 10sẽ cung cấp nhiều hơn, đầy đủ hơn kiến thức và cách làm bài Do đó theo họ thì họ
có thể yên tâm hơn khi vào phòng thi vì đã được học ôn nhiều dạng, nhiều bài Bêncạnh đó, số học sinh không đi ôn tại các lớp luyện thi là 11,18% cao hơn mọi năm
Số học sinh này lựa chọn như vậy là có nhiều lý do khác nhau:
B ng 2 Nh ng lý do khi n h c sinh THPT không i ôn t i các l p luy n thiững lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi ến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) điều tra) ại các lớp luyện thi ớp luyện thi ệp (nguồn: tự điều tra)
Chiếm số lượng cao nhất là những học sinh không thi ĐH, CĐ (31,25%) nên
họ không đi ôn thi Có thể sau khi tốt nghiệp THPT, số học sinh này sẽ đi làm, họcnghề hay có những lựa chọn khác cho bản thân Một số khác không ôn luyện thi vìgia đình không có điều kiện cho học theo học các lớp đó Số học sinh này chiếm tỷ
lệ 12,5% trong tổng số học sinh không đi ôn thi Theo điều tra của chúng tôi thì có
1 số lưọng học sinh không đi ôn là do không có đủ thời gian (12,5%) Tuy nhiên,bên cạnh đó có 25% học sinh tự ôn ở nhà Với những thay đổi như hiện nay của BộGD- ĐT, như việc thay đổi cách ra đề thi khi đề chỉ tập trung vào chương trình cơbản của sách giáo khoa thì việc 1 số lượng không nhỏ các em ở nhà tự ôn là 1 điềuđáng mừng Điều đó chứng tỏ các em đã sắp xếp được thời gian học hợp lý và hoàntoàn tin tưởng vào khả năng, năng lực của mình Ngoài ra còn có số học sinh chọnphương án khác Trong đó có 12,5 % dự định đi du học và 6,25% không đến lớp
ôn luyện vì cho rằng như thế thì học nhiều quá
Cũng theo điều tra của chúng tôi về sụ lựa chọn khối thi thì:
Đứng đầu về tỷ lệ lựa chọn là khối D (37,76%) Đây cũng là điều dễ hiểu vì
ở Hà Nội hiện nay, ngoại ngữ đang dần trở thành 1 môn học quan trọng trong nhàtrường phổ thông cũng như trong cuộc sống sau này của mỗi con người Thêm nữa,học 3 môn Toán - Văn - Anh sẽ là toàn diện hơn cả Điều này sẽ tạo nhiều điều
Trang 11kiện thuận lợi cho học sinh khối D so với các khối khác Đứng thứ hai về tỷ lệ lựachon là khối A (29,37%) tiếp theo là khối C (4,19%), khối B (3,49) Điều bất ngờ làtheo kết quả điều tra có 18,2 % học sinh chọn 2 khối Đúng là khi thi 2 khối thì cơmay đỗ ĐH sẽ được nhân đôi vì thế những học sinh có năng khiếu về nhiều mônhọc, thuộc các khối khác nhau đã quyết định ôn cả 2 khối Ví dụ như có rất nhiềuhọc sinh hiện nay chọn 2 khối là :khối A&khối B hay khối A&khốiD Ngoài ra, có6,99% học sinh là thi khối khác, chứng tỏ xu thế chọn khối thi của học sinh THPTcũng rất đa dạng.
B ng 3 L a ch n kh i thi c a h c sinh THPTọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ủa học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)
Cũng qua nghiên cứu, chúng tôi được biết có 75,36% số lượng học sinh đượchỏi, trả lời là “đã lựa chọn đựơc” trường thi Với việc đã lựa chọn được trường thi,học sinh sẽ xác định được hướng đi, cách học phù hợp, từ đó học sinh sẽ chủ động
và tự tin hơn trong cách học và cả trong khi đi thi Bên cạnh đó có 24,64 % chưalựa chon được trường thi của mình Những học sinh này dễ lâm vào thế bị độngtrong cách học nhưng cũng có thể vì họ chưa chọn được khối thi, ngành thi phù hợpvới bản thân
Trong khi điều tra, khi đựơc hỏi là những thay đổi của Bộ GD - ĐT liệu cóảnh hưởng đến lựa chọn của học sinh thì chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:
B ng 4 Nh ng thay ững lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi điều tra)ổi của Bộ GD - ĐT có ảnh hưởng đến lựa chọn của học ủa học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)i c a B GD - T có nh hộ GD - ĐT có ảnh hưởng đến lựa chọn của học ĐT có ảnh hưởng đến lựa chọn của học ưởng đến lựa chọn của họcng điều tra)ến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thin l a ch n c a h cọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ủa học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)sinh
Có thay đổi Không thay đổi Không có ý kiến
Trang 12thi ĐH, CĐ Còn 19,58% học sinh là có bị ảnh hưởng Có thể là các em chưa tự tinvào năng lực của bản thân Chính vì thế mà những thay đổi trong cơ chế thi đã ảnhhưởng và tác động ở một mức độ nhất định đến những học sinh đó Khi những thayđổi trong cơ chế thi dẫn đến những thay đổi trong điểm sàn xét tuyển thì khả năng
đỗ ĐH, CĐ sẽ không còn đễ dàng nữa Vì thế, họ cần phải cập nhật thêm thông tin.Còn lại, 1,4% số học sinh không có ý kiến về vấn đề này có thể đối với các em thìnăng lực bản thân mình là chính Nếu thực sự giỏi thì dù Bộ có thay đổi thế nào,các em vẫn có đủ sự tự tin khi tham gia kỳ thi ĐH, CĐ
3 Các ngành nghề được lựa chọn và các yếu tố tác động đến sự lựa chon đó
Theo kết quả điều tra của chúng tôi thì hiện nay có 5 ngành nghề được lựachọn cao nhất là:
B ng 5 Nh ng ng nh ngh ững lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi ành nghề được học sinh THPT lựa chọn nhiều nhất ều tra) điều tra)ược học sinh THPT lựa chọn nhiều nhất c h c sinh THPT l a ch n nhi u nh t ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ều tra) ất
Hiện nay, học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp theo xu hướng phát triển của
xã hội Thế nhưng, có một bộ phận học sinh vẫn chưa xác định được ngành nghềcủa mình (40,56%) Vậy nguyên nhân là do đâu? Chúng ta cần nhìn lại công tácgiáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông Thông qua những buổi họcnghề, những buổi nói chuyện, hướng dẫn của thầy cô trong vấn đề nghề nghiệp sẽgiúp học sinh biết được khả năng, năng lực của mình phù hợp với ngành nghề nào?Thế nhưng giáo dục thế nào để các em tiếp thu , hứng thú thì không phải là đơngiản Việc giáo dục hướng nghiệp giờ đây không phải là vấn đề của riêng ngànhgiáo dục mà là vấn đề chung của toàn xã hội bởi học sinh THPT chính là nguồnnhân lực quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Tuynhiên bên cạnh một số lượng lớn học sinh không biết lựa chọn ngành nghề nào, còn
Trang 13lại các em cũng đã xác định được ngành nghề của mình Cao nhất vẫn là các ngànhkinh tế, thương mại, tài chính (25,87%), rồi đến khoa học xã hội (9,09%), y tế(4,89%), khoa học tự nhiên, sư phạm, kiến trúc, nghệthuật (12,6%) Khi được hỏi,nhiều em tuy đã xác định được một số ngành nghề nhưng còn phân vân chưa chọnchính xác ngành nghề nào Con số này không phải là nhỏ (9,09%) Trong điều tracủa chúng tôi, giới tính cũng là một yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành nghềcủa học sinh THPT Ví như : những ngành liên quan đến khoa học tự nhiên, kỹthụât, xây dựng thường có xu hướng nhiều nam học sinh lựa chọn hơn là nữ; haynhững ngành khoa học xã hội tuy có nam nhưng số lượng không phải là nhiều nếukhông muốn nói là quá ít Tuy nhiên cũng có những ngành thì tỷ lệ nam nữ làtương xứng như những ngành liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính
Theo thông tin chúng tôi điều tra thì có không ít nguyên nhân tác động đến
sự lựa chọn của học sinh THPT Như một em học sinh đã nói “ Học kinh tế là sởthích của em Nó phổ biến, dễ kiếm tiền, phù hợp với con gái Công việc này cũng
dễ xin việc”
Theo số liệu thống kê thì:
B ng 6 Nh ng tác ững lý do khiến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thi điều tra)ộ GD - ĐT có ảnh hưởng đến lựa chọn của họcng điều tra)ến học sinh THPT không đi ôn tại các lớp luyện thin s l a ch n c a h c sinh THPTọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ủa học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra) ọn của học sinh THPT sau khi tốt nghiệp (nguồn: tự điều tra)
Tác động của bạn bè, người quen, thông tin đại chúng 2,79%
Do không có điều kiện học tiếp nên đi làm 0,69%
Như vậy, đa số học sinh đều lựa chọn theo phương án định hướng hứng thúbản thân (48,95%) Con số này cho thấy các em đã tự lập hơn trong việc lựa chonngành nghề của mình Cùng với việc lựa chọn theo sở thích,hứng thú, các em đãnhận thức rõvề khả năng, năng lực của bản thân Bên cạnh nguyên nhân này, nhiềuhọc sinh nói với chúng tôi rằng các em lựa chọn như vậy là do mongmuốn của cha
mẹ Trong xã hội hiện nay, một bộ phận học sinh (8,38%) đã dành phần quyết địnhchọn ngành nghề của bản thân cho cha mẹ mình Các em đó suy nghĩ việc lựa chon
Trang 14ngành nghề không phải là nhiệm vụ của mình Nhiệm vụ của mình chỉ là cố gắnghết sức bởi các em hoàn toàn tin tưởng vào những ý kiến, suy nghĩ với những kinhnghiệm sống của cha mẹ mình.
Tuy nhiên theo điều tra của chúng tôi, không ít những trường hợp đã lựachọn nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là kết hợp cả 2 yếu tố trên (35,7%) Cha
mẹ của các em này, họ là những cán bộ, những người có học vấn cao, có kinhnghiệm sống nên có thể tham gia đóng góp ý kiến, phân tích để các em hiểu rõ cònphần quyết định thuộc về các em Điều này sẽ giúp các em có tự tin hơn với lựachọn của mình Thế nhưng cũng có những trưòng hợp ngược lại, có em đã nói vớichúng tôi rằng các em thích ngành đó nhưng cha mẹ các em lại muốn các em vàongành khác để dễ xin việc khi ra trường Lại có em nghĩ năng lực của mình không
đủ sức thi ĐH, CĐ nhưng bố mẹ các em thì rất muốn các em ngồi trên giảng đườngđại học nên các em đành làm theo ý của cha mẹ dù biết khả năng vào ĐH, CĐ củamình là rất mong manh Với những ý kiến của các em như đã nêu trên, chúng tôithiết nghĩ bố mẹ là rất quan trọng nhưng chăng cha mẹ chỉ nên dừng lại ở việc đưa
ra ý kiến, suy nghĩ còn phần quyết định hãy dành cho con em mình vì chúng làngười hiểu rõ bản thân hơn ai hết?
Bên cạnh tất cả những nguyên nhân trên, có 3,49% học sinh lựa chọnlàngành nghề có sẵn đầu ra Những em này phải chăng thực tế hơn? Các em cho rằnggiờ đây khi lựa chọn ngành nghề thì sở thích không phải là vấn đề quan trọng bởingành nghề đó sau khi được đào tạo mà không có nơi ứng dụng, thực hành thì cũngchẳng để làm gì Còn 2,79% các em lựa chọn là do tác động của ban bè, ngườiquen, thông tin đại chúng vì một lý do khá đơn giản là các em chưa định hướng tốthay gia đình, người thân và ngay chính bản thân các em cũng chưa nhận biết đầy
đủ thông tin về ngành nghề Điều này chứng tỏ thông tin đại chúng cũng đóng mộtvai trò không nhỏ trong việc lựa chọn của các em Ngoài ra, còn một số ít các em(0,69%) đã chọn giải pháp đi làm do không có điều kiện theo học tiếp
4 Khó khăn, thuận lợi khi lựa chọn