0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Hàng hoá tặng phẩm

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC RYUKYU VỚI ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIV - XVI (Trang 93 -93 )

Quà biếu của Ryukyu thường gửi tới các quốc gia Đông Nam Á là những loại hàng hoá đặc biệt. Vai trò đầu tiên của chúng là thực hiện sứ mệnh ngoại giao. Sự xuất hiện của các quà biếu với các chủng loại và số lượng khác nhau cho thấy nhiều tính chất khác nhau trong mối quan hệ ngoại giao và kinh tê giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên, các loại quà biếu đó không chỉ giúp Ryukyu bày tỏ thái độ thân thiện và thực hiện những nghi thức ngoại giao tối thiểu với các nước Đông Nam Á, mà chúng còn có thê tạo ra những điều kiện thuận lợi mớ đường cho hoạt động buôn bán của thương nhân Ryukyu tại các nước này được diễn ra một cách thường xuyên và có hiệu quả.

Bản thân sự xuất hiện của các loại tặng phẩm này cũng hàm chứa sự trao dổi thưưng plĩấm giữa các quốc gia một cách đặc biệt. Theo quy tắc ngoại giao thông thường, khi Ryukyu mang quà biếu đến một nước nào đó thì Ryukyu cũng sẽ nhận được một số lượng quà biếu nhất định của nước đó tặng lại để đáp lễ và bày tỏ thiện chí đối ngoại với Ryukyu. Siam là một điển hình: tất cả 6 vãn bản ngoại giao gửi từ Siam đến Ryukyu còn được lưii giữ trong Reikidai hoan (cùng với qùa biếu kèm theo) đều là thư phúc đáp của vua Siam gửi qua các phái bộ Ryukyu khi đên nước này. Những vật phấm dùng đế biếu tặng đó có thế là các loại hình tiêu biếu và đại diện cho các sản phẩm thương mại của Ryukyu; cũng có thể đó là những loại sản phẩm mà vương triều hoặc chính quyền địa phương nước kia quen đùng, cần dùng hoặc ưa thích.

Những loại hàng được dùng cho việc hồi đáp ngoại giao đó tất nhiên cũng phải là những sản vật quý hoặc những loại hàng hoá Ryukyu cần. Quá trình trao tặng — hôi đáp đó, xét vê bản chất thì chính là hoạt động trao đôi hàng hoá giới (hiệu sản phâm giữa hai nước với nhau. Điều đó cũng có nghĩa ràng sô lượng hàng mà Ryukyu có được sau khi tiến hành buôn bán ở các nước Đông Nam Á cũng không hoàn toàn được được sử dụng để phục vụ đời sông sinh hoạt của vương triều và nhân dân Ryukyu, ngược lại, phần lớn chúng sẽ tiếp tục gia nhập vào vòng quay trao đổi buôn bán để đem lại nguồn lợi nhuận quan trọng từ thương nghiệp giúp Ryukyu phát triển và khẳng định vị thế của mình trong khu vực. "Sau khi tiếp nhận những tặng vật đó, rất nhiều khá năng chúng lại được dùng đ ể biếu tặng, thậm chí, trở thành sản phẩm hàng hoá theo vòng xoay của những hoạt động kinh tế đa chiểu thời kỳ này" [28, 80].

Trong khoảng thời gian từ 1425 đến 1509, vương quốc Ryukyu đã cử 30 thuyền đến Siam. Theo thống kê thì số hàng hoá được sử dụng làm tặng phẩm ngoại giao cho triều đình Siam của Ryukyu luôn là phong phú nhất, với số lươnơ nhiều nhất so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong 44 năm, tổng cộng, Ryukyu đã tặng Siam 61.000 cân lưu huỳnh, 700 cái quạt giấy, 10.480 bình men ngọc (loại lớn và nhỏ), 46.020 bát men ngọc, 104 thanh kiếm, 500 súc vải satanh các màu và 139 súc vải cao cấp.

Đối với Malacca, chắc chắn là trước khi hai nước thiết lập quan hệ chính thức, các thuyền buôn Ryukyu đã đến giao thương với thương cảng này. Từ nãm 1463 đến 1472, Ryukyu đã phái 10 chuyến thuyền đến Malacca. Tổng số tặng phẩm mà Ryukyu biếu chính quyền Malacca trong 8 chuyến (1463-1470) gồm: 40 súc vải đặc biệt cao cấp, 160 súc vải satanh nhiều màu chất lượng cao. 40 thanh kiêm. 240 chiếc quạt, 2.940 bình men ngọc (loại to và nhỏ) và 16.000 bát men ngọc.

Hình 3.2. Bảng thông kê sô quà biếu Ryukyu gửi tới cácquôc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1425-1570'

STT Loại quà

Các quốc gia Đỏng Nam Á

Siam Malacca Palembang Java Sumatra Patani Sunda-

Karapa 1 Vải (cao cấpr 139 40 3 30 0 0 0 2 Vải satanh nhiều màu (súc) 500 160 52 30 75 0 0 3 Kiếm (chiếc) 104 40 6 45 15 0 0 4 Quạt(chiếc) 700 240 10 100 90 0 0 5 Bình gốm (to và nhỏ) 10480 2940 0 2020 1260 0 0 6 Bát (cái) 46020 16000 0 8000 6000 0 0 7 Ngưa (con) 0 0 2 0 0 0 0 8 Lưu huỳnh (cân) 61000 0 0 0 0 0 0 9 Khay sơn mài kiểu Trung Quốc (chiếc) 0 0 400 0 0 0 0 10 Đồ sơn mài 0 0 400 0 0 0 0

Nguồn:Sô liệu phân tích trong Reikiclai hoan. A. Kotaba & M.Matsuda (đã dẫn).

Quan hệ với Palembang, từ năm 1440, Ryukyu đã cử 8 chuyến thuyền đến thương cảng này để biếu 3 súc vải cao cấp, 52 súc vải satanh (nhiều màu). 6 thanh kiếm, 10 chiếc quạt, 2 con ngựa, 400 chiếc khay sơn mài kiểu Trung Quốc và 400 sản phẩm sơn mài khác. Ryukyu cũng cử 6 thuyền (trong đó có 5 thuyên đem theo 1 Trường hợp Đ ại V iệ t được p h â n tíc h riê n g n ê n kliỏ n g th ố n g kê tro n g bán g này

2 Đ ây là m ộ t sô loai vải tư ơn g đ ố i hiếm và có c h ấ t lượng cao. tro n g d ó cũ n g có m ộ t loại vải satan h c ao c ap n h ư tơ lụa satan h , sata n h c h ấ t lư ợng c ao . sata n h c ó h oa v ãn tra n g trí,...

quà biếu) đến Java. Tổng cộng, Ryukyu đã biếu Java 30 súc vải đặc biệt cao cấp, 30 súc vải satanh nhiều màu khác nhau, 45 thanh kiếm, 100 chiếc quạt gấp, hơn 2.000 bình men ngọc và 8.000 bát men ngọc. Quà đến Sumatra có vẻ không phong phú loại hình bằng các nước khác: 3 chuyến thuyền đến nước này vào các nãm 1463, 1467 và 1468 tất cả đem theo 75 súc vải satanh nhiều màu khác nhau, 15 thanh kiếm, 90 cái quạt, 1.260 bình men ngọc và 6.000 bát men ngọc. Thuyền của Ryukyu cũng đã đến Sunda-Karapa 2 chuyến năm 1515 và 1518, đến Patani 8 chuyến (1515-1543), nhưng đôi với cả hai nước này đều không thấy ghi kèm theo một tặng vật nào.

Có thể thấy rõ một điều là số lượng quà đến Siam nhiều hơn hãn so với các nước khác. Ngoài hai nước Sunda-Karapa và Patani không có quà biếu còn lại tổng số quà biếu của 4 nước: Malacca, Java, Palembang và Sumatra chỉ bằng một nửa lượng quà biếu của Ryukyu đến vương quốc Siam. Ví dụ: tổng số vải cao cấp của 4 nước (73 súc) chỉ bằng 1/2 số vải này tới Siam (139 súc). Đến Siam có 104 thanh kiếm thì số kiếm tặng cho 4 nước kia là 106 thanh (chí hơn 2 thanh). Đã có 700 chiếc quạt được gửi đến Siam nhưng chỉ có 440 chiếc đến 4 nước còn lại. Có thể nói, sự chênh lệch thể hiện rất rõ. Một khối lượng lớn hàng hoá đã được chuyển vào Siam. Nếu như nhìn riêng loại hình hàng hoá - quà biếu này thì rõ ràng Siam trớ thành một điểm buôn bán có sức thu hút đặc biệt đối với Ryukyu.

Nếu phân nhóm các loại hàng hoá trong bộ phận hàng hoá - quà biếu sẽ có 4 loại chính gồm: vải vóc, nguyên liệu quân sự, hàng thủ công mĩlìghệgốm sử.

*M ặt hàng vải vóc

Vải vóc là loại quà biếu chính và phổ biến của Ryukyu. Đến bất cứ nước nào tặng quà, ta đều thấy Ryukyu sử dụng loại hàng này. Vải Ryukyu sử dụng làm quà tặng thường là vải lụa, satanh, rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Chi riêng số vải lụa mà Ryukyu dùng đê biếu Siam đã có tới 18 loại khác nhau trong giai đoạn

1425-1509. Nếu tính chung tất cả các nước thì Ryukyu đã sử dụng 27 loại vải đế làm quà tặng trong thời gian này.

Trong số các loại vải này có những loại rất quý hiếm như satanh dệt có pha vàng sợi (loại vải này chỉ được Ryukyu sử dụng đê biếu Siam trong giai đoạn đầu (1425-1429), satanh chất lượng cao, sataiìh bóng các màu (xanh da trời, xanh lá cây, nâu, trắng...), satanh nhuộm màu, ... Những loại vải cao cấp như thê thường chỉ được gửi từ 1 - 5 súc trong mỗi chuyến đi sứ mà các phái bộ mang theo như một loại quà tặng quý hiếm. Bên cạnh đó, cũng có thể, các sứ thần Ryukyu cũng muôn mang chúng đi như một hoạt động giới thiệu những loại hàng hoá cao cấp của nước mình. Các loại vải khác thường được gửi nhiều hơn thường là 20 súc/chuyến, gồm nhiều loại như: satanh trắng, satanh xanh, sa tanh trắng - xanh, lụa trắnq. lụa hoa nhiều màu, ...

Vải vóc vốn là một trong những mặt hàng chính trong “con đường tơ lụa trên biển". Số lượng vải vóc lớn, đóng vai trò quan trọng trong loại hàng hoá của Ryukyu như vậy cho thấy rõ Ryukyu đã thực sự thám nhập vào hệ thống thương mại này như những quốc gia có vị trí quan trọng trong hệ thống buôn bán năng động nhất trong khu vực. “Loại hàng bán chạy nhất và dem lại nhiêu lọi nluiợn nhất cho các thương nhân Ryukyu chính là mặt hàng vái lụa thò có nguồn ịịốc từ Phúc Chân"

[67]. Giông như các mật hàng khác, buồn bán tư lụa đem lại cho Ryukyu rất nhiều lợi nhuận, và thương nhân Ryukyu đóng vai trò chính trong việc cung cấp hàng hoá Trung Hoa cho các nước khác: “Nếu thuyên của người Ryukyu kliông tới, dân cỉịa phương sẽ không cỏ lua thô đê dệt. Giá của chúng lù 5 - 6 lạníỊ bạc một trăm cân, gấp 10 lần giá của chúng ở Trung Q uốc' [67].

Trong khoảng thời gian này, nhìn chung mặt hàng vải lụa mà Ryukyu dùng để trao đổi với các quốc gia khác đều nhập từ Trung Quốc và một phần từ Nhật

Bản. Trung Quốc là một trong những nơi thuyền buôn Ryukyu đến thường xuyên nhất trong thời kỳ này. Dưới danh nghĩa những phái bộ đem vật phấm sang “cổng nạp” hoàng đế đại Minh, các thành viên phái bộ đã được phép buôn bán trao đổi hàng hoá tại các chợ, các cảng thị ở phía nam Trung Hoa. Đây chính là nơi cưng cấp phần lớn số lượng hàng vải lụa (và một số mặt hàng khác) cho Ryukyu trao đổi với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Nhưng nguồn cung cấp hàng hoá, đặc biệt là mặt hàng vải lụa cho Ryukyu không chỉ có Trung Quốc. Sự đa dạng về thê’ loại và chất lượng của vải lụa khiến ta có cơ sở để nghĩ rằng hoạt động buôn bán ngoại thương của Ryukyu đã mở rộng đến một mức nhất định mới có thể trao đổi được một số lượng hàng lớn như thế. Mạt hàng vải vóc cũng là một trong những mặt hàng tiêu biểu cho nền kinh tế thương mại chịu sự quản lí của Nhà nước, phục vụ cho quan lại quý tộc và triều đình phong kiến - vốn được coi là một đặc trưng cho kinh tế thương nghiệp châu Á thời gian này. Đem những thứ hàng đó đến các quốc gia Đông Nam Á, các sứ thần như muốn hình thành cho triều đình các vương quốc này cảm giác về một vương quốc Ryukyu giàu có - xứ sở hàng hoá phong phú, chất lượng cao. Và như vậy. việc biếu tặng loại hàng vải vóc như thế có lẽ nhằm mục đích giới thiệu, quáng bá hàng hoá trong hoạt động thương mại song song với mục đích thể hiện nghi thức biêu tặng những sản vật cao cấp để thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện của các sứ thần Ryukyu.

*Mặt hàng gốm sứ

Trong mấy chục năm quan hệ thương mại (theo sổ liệu thống kê được trong công trình nghiên cứu của A.Kotaba và M.Matsuda), Ryukyu đã biếu tặng các nước Đông Nam Á một khối lượng gốm sứ rất lớn với 3 mật hàng chính: bình gốm men ngọc loại lớn, bình gôm men ngọc loại nhỏ và bứt men Iigọc (Xin xem phụ lục

Trong môi chuyến đi đến các nước, đổ gốm sứ thường là loại quà tặng với số lượng lớn hàng trăm đến hàng nghìn chiếc. Nếu tính chung tất cả cácían phẩm gốm sứ đã được biếu tặng cho tất cả các nước Đông Nam Á thì từ 1425 đến 1509, tổng sô Ryukyu đã tặng 92.720 cái bát men ngọc, trong đó, tính riêng sô gốm sứ đến Siam là 56.000 cái.

Tuy gốm sứ là loại quà biếu phố biến của triều đình Shuri nhưng trong danh sách quà biếu Việt Nam và Palembang lại hoàn toàn không có mật hàng này. Ngoại trừ hai trường hợp Sunda-Karapa và Patani không thấy có danh sách quà tạng kèm theo văn bản ngoại giao của Ryukyu gửi tới đáy, việc thiếu đi mặt hàng gốm sứ trong số quà biếu của Ryukyu đến Việt Nam và Palembang cũng đạt ra nhiều cáu hỏi cần tìm hiểu, trước hết là về nguyên nhân của hiện tượng đó.

Đối với trường hợp Việt Nam, ta có thê giải thích được điều này. Chi có một văn bản ngoại giao giữa hai nước trong thời kì này nén không thê xác định được tổng số quà biếu của Ryukyu đã từng trao đổi với nước ta. Hơn thê nữa. trong thế kỵ XIV-XVI, Việt Nam cũng là một địa điểm sản xuất gốm sứ lớn trong khu vực, thậm chí đã có nhiều cứ liệu khảo cổ học cho thấy Việt Nam thời kỳ này còn là một điểm cung cấp gốm sứ cho Ryukyu tiến hành buôn bán trong khu vực. Vị trí của nước ta lại nằm gần khu vực giao thương và sản xuất gốm sứ nổi tiếng Nam Trung Quốc. Trong giai đoạn này, Việt Nam có nguồn cung cấp gốm sứ tương đối lớn, chất lượng cao và con đường vận chuyển rất thuận tiện.

Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu khảo cổ học mới được công bỏ' gần đây, Việt Nam đã đạt được một trình độ sản xuất gốm sứ khá cao với nhiều loại sản phẩm đẹp và đã được xuất khấu sang một sô nước trong khu vực Đỏng Nam A.

“điều chắc chắn lò gốm Việt Nam xuất khấu ra nước ngoài thực sự băt đâu từ thê kỷ XIV. Cho đến tháng 2-1990, khảo cổ học đã phát hiện được 32 địa điểm có gốm Việt

Nam ở Malaysia, Philipines, Brunei và Indonesia. Đổ gấm phát hiện phần lớn đểu có niên đại từ thê kỷ XTV-XVI kéo dài đến thê kỷ XVII” [30]. Vì thế, gốm sứ có thê không phải là loại quà biếu ngoại giao có giá trị đối với Việt Nam nên Ryukyu đã gạt khỏi danh sách quà tặng mặt hàng này. Riêng trường hợp Palembang thì chưa được rõ ràng nên cần tiếp tục nghiên cứu kĩ hơn.

Cũng giống như mặt hàng vải lụa, gốm sứ cũng là một loại hàng đặc írưntị của Ryukyit trong ngoại giao và nỏ cũng thể liiện Ryukyit đã thực sự thâm nhập vàn hệ thống thương mại "con đường tơ lụa trên biến Căn cứ vào những ghi chép của thư tịch cổ của nhiều nước thì “tơ lụa khống phải là mặt hàng chính duy nhất của con đường này (chỉ con đường tơ lụa trên biển). Hàng hoá chủ yếu là hương liệu và gốm sứ từ phương Đông mang sang thế giới phương Tây... Vì thế, mới có người cho rằng cần phải đặt lại tên cho con đường này là “con đường gốm sứ... ” [31]. Ta có thê đoán chắc rằng, mặt hàng gốm sứ được Ryukyu đem sang buôn bán ở các nước không chỉ có 3 loại trên mà sẽ có nhiều kiểu loại khác nữa, giống như mặt hàng tơ lụa. Nhưng có lẽ ba loại gốm sứ trên là những mặt hàng gốm sứ cao cấp nhất nên được Ryukyu dùng làm quà biếu đến triều đình các nước.

Các mật hàng như bình gốm men ngọc và bát ngọc thường là những loại hình đồ gôm được sử dụng chủ yếu trong các triều đình và quý tộc phong kiên. Sự xuất hiện thường xuyên của loại mặt hàng trong danh sách quà biêu của Ryukyu dành cho các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á cho tháy Ryukyu là một trong nhưng nơi có uy tín khá lớn về danh mục hàng hoá này. Lấy hàng từ Nhật Bản và Trung Quốc, hai nơi có kỹ thuật sản xuất gốm sứ đạt trình độ cao và chuẩn mực trong khu vực và trên thế giới, Ryukyu dễ dàng tạo cho mình thê mạnh vượt trội hơn hẳn với các nơi khác về mặt hàng này. Việc thường xuyên tặng loai quà này cho các nước Đông Nam Á như vậy cũng khắng định sự Ryukyu có nguồn hàng nhập khấu

khá thương xuyên, nói một cách khác, quan hộ của Ryukyu với Trung Quốc và Nhật Bản vân thường xuyên và liên tục trong mối tương quan quan hệ với khu vực Đông Nam Á.

Và chắc chắn gốm sứ cũng là một mặt hàng buôn bán rất quan trọng của Ryukyu ở Đông Nam Á: trong tất cả các bức thư gửi tới các nước trong khu vực này.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC RYUKYU VỚI ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIV - XVI (Trang 93 -93 )

×