b. Hàng hoá buôn bán
3.2.4. Phương tiện và giấy phép buôn bán 1
Trong hoạt động thương mại thì phương tiện chuyên chớ và sự bảo hộ là những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự phát triển. Đối với Ryukyu, thương mại trên biển là hoạt động kinh tế được nhà nước bảo hộ nên triều đình Shuri luôn có sự chuẩn bị kĩ trong lĩnh vực này. Tất cả các đoàn thuyền xuất phát từ Ryukyu đến các quốc gia Đông Nam Á (trong khuôn khổ hoạt động ngoại giao và kinh tế bình thường) đều được nhà nước cấp cho tluiyéii và giấy thùng hànli. Xét về mật nào đó thì những giấy thông hành đó chính là những giấy phép buôn bán rất hữu dụng.
Mỗi chuyến đi từ Naha đến Đông Nam Á thường có từ 1-2 thuyền. Những thuyền này là do triều đình Ryukyu cấp cho các phái bộ. Trong các văn bản ngoại giao triều đình Trung Sơn gửi các nước thường có ghi rõ tên của thuyền mà phái bộ sử dụng. “Chánh sứ Kamadu, thông dịch viên Ko Ken và những Iigười khác được cử đến quỷ quốc (Maìacca) trên một con thuyền mang tên K ’ ang mang theo một khối lượng gốm sứ và những hàng hoá khác đẻ trao dôi...” [47. 123]. Thư gửi đến Siam năm 1438 cũng viết: "... nay chúng tôi đặc phái chánh sử Michi, thông dịch viên Tei Chi và những người khác đến quý quốc trên con thuyên mung tên Yitng..." [47, 75J. Xem xét các văn bản có trong Reikidai hoan cho thấy, việc thông báo tên của con thuyền thường được thực hiện vào thời gian trước năm 1467. Sau thời gian này, thay cho tên những con thuyền đó là kí hiệu và số hiệu của giấy thông hành được thông báo rõ hơn trước đó.
Tuy vậy, có thể nói rằng những thuyền được sử dụng cho các phái bộ cúa Ryukyu được triều đình nước này quản lý rất chặt chẽ. Có thê xem đó là một việc
làm thê hiện sự bảo hộ của Nhà nước đối với hoạt động ngoại thương. Đồng thời cũng co thê xem đo như một phương pháp đê Ryukyu han chê các hoat động phi quan phương đang phát triển mạnh ở các quốc gia khác thời kỳ này.
Thuyên các phái bộ Ryukyu sử dụng thường được đóng ở Trung Quốc. Từ nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trong một thời gian dài, Ryukyu đã sử dụng những con thuyền của triều đình nhà Minh để cấp cho các phái bộ đi đến khu vực Đông Nam Á. Trong số những vật phẩm có giá trị của nhà Minh tặng lại triều đình Shuri trong các chuyến triều cống, thường xuyên có các thuyền đi biển cỡ lớn. Trong 54 năm (1385-1439), nhà Minh đã cấp cho Trung Sơn tống số là 30 thuyền đi biển loại lớn như thế [28, 71]. Các thuyền đi biển này đều có thể đi đến những vùng xa, có khả năng chở được một số lượng lớn thuý thủ và hàng hoá. Theo công trình nghiên cứu của A.Kotaba và M.Matsuda, các chuyến đi của phái bộ Ryukyu đều có khoảng 120 - 200 người cùng “một s ố lượng gốm sứ và những hàng hoá khác".
Trong khi đó, chưa chắc các phái bộ đã sử dụng hết công suất của thuyền. Vì thế, chúng ta có quyền tin rằng thuyền đi biển mà họ sử dụng là những loại thuyền lớn. trọng tải cao. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng đó là những con thuyền đi biên “có kích thước vào loại lớn nhất ở châu Á th('/i bấy ỵiò>' [47, 61]. Đó là những thuyển được nhà Minh cấp từ các xưởng đóng tàu ở Phúc Kiến.
Một điều đặc biệt là Ryukyu đã dành được nhiều sự ưu ái của triều đình Trung Hoa trong vấn đề này. Khổng chí cung cấp thuyền đi biển cho Ryukyu, mọi hư hỏng của thuyền sau các chuyến đi đều được nhà Minh giúp đỡ sửa chữa. Như vậy, trong một thời gian dài, nhà Minh đã cung cấp cho Ryukyu những thuyền đi biển lớn cần thiết cho mậu dịch giữa Lưu Cầu với khu vực này. Những phương tiện đi biển đó có ỷ nghĩa rất quan trọng, giúp cho thương nhân Ryukyu có thê di dẽn những vùng biến xa hơn, tong thời giun láu hơn Iihư những thương cung ơ vùng Đông Nam Á xa xôi. Hơn nữa, với sự giúp đỡ của nhà Minh, Ryukyu đa dân dân
phát triên được nghề đóng tàu trong nước, tạo sự thuận lợi hơn trong hoạt động thương mại biển và phát triển kinh tế của mình ngày càng lớn mạnh.
Từ nửa sau thế ký XV, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, triều đình Bắc Kinh không cung cấp thuyền đi biển cho Ryukyu nữa. Việc sửa chữa thưyén hư hỏng cũng không còn được giúp đỡ như xưa. Hoàn cảnh đó đã buộc Ryukyu phải tự đóng một sô loại thuyền đi biển có kích cỡ nhỏ hơn nhưng hoạt động vẫn rất hiệu quả. Điều đó cho thấy Ryukyu đã dần tạo được một tâm thế chủ động trong hoạt động thương mại của mình. Ryukyu đã dần khẳng định được vị trí độc lập của mình với các nước lớn trong khu vực.
Đê tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thuyền trên đường đi đến các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong mỗi chuyến đi, triều đình Ryukyu thường cấp cho các phái bộ của mình một giấy thông liành, và một văn bản ngoại giao có sự phê chuấn của triều đình. Các giấy thông hành và văn bán ngoại giao (quốc thư) đó chính là yếu tố đảm bảo sự bảo hộ của Nhà nước trong chuyến đi. Bên cạnh đó. nó cũng là những dẫn chứng để chứng minh hoạt động buôn bán trên biển của các thuyền buôn Ryukyu nàm trong hoạt động thương mại chính thức trong khu vực.
Trong công trình nghiên cứu của mình, hai tác giả A.Kotaba và M.Matsuda cũng có những nghiên cứu ban đầu về vấn này trong phần "Giây th ông hành, con
dấu và thành viên phái bộ” [47, 93-95]. Hầu hêt các văn bản ngoại giao từ Trung Sơn gửi tới các nước đều nói đến loại giấy thông hành này. Đó là một loại giấy xác nhận được phép hoạt động ngoại giao và buôn bán dành cho các các phái bộ của Ryukyu khi đi ra nước ngoài. Trên giấy sẽ có ghi kí hiệu vù một nứa con dấu khác
i'ô theo quy định của triều đình phong kiên Trung Quốc đã trớ thành thông lệ trong khu vực.
Việc sử dụng giấy phép như thế rất phổ biến trong chuyến đi của các phái bộ Ryukyu và thường được triều đình Shuri ghi rõ kí hiệu và sô hiệu trong các văn ban giới thiệu: Nay, chúng tôi cử chánh sứ Namantu Utchi và những người khác trên một chiếc thuyên có giấy thông hành kèm theo mang kí hiệu / tới quỷ quốc.. " (thư gửi Siam năm 1426) [47, 59]. “Theo giấy phép của triều dinh nhà Minh cấp,
mang kí hiệu Hussan và sô hiệu Ì74, chánh sứ Kumachi vù nliữnq nqười kliác đan tị trên đường tới quỷ quốc...” (thư gửi Malacca năm 1509) [47, 123]. “Nay chúng tỏi của chánh sứ Hayơku đến quỷ quốc ... hy vọng các thành viên phái bộ có thể trông cậy vào quỷ quốc và không phải gặp những sự kiểm soát bất tiện trong việc buôn bán hoặc cản trở của các chính quyền địa phương dọc đường đi vì Hoàng Đ ế (chỉ vua triều M inh) đã cấp một giấy thông hành mung kí hiệu Hussan và sô' hiệu 196, cho chánh sứ Hayaku và những người khác khi họ đi công cán ở đó ” fthư gửi Sunda- Karapa, năm 1513) [47, 175]...
Tương tự như thế, trong các văn bản Ryukyu gửi tới Siam cũng ghi rất cụ thế số hiệu, kí hiệu, và sô thành viên phái bộ trong các chuyến đi, đặc biêt là từ sau năm 1509. Thư đến Malacaca, Patani, Sunda-Karapa cũng ghi rõ những thông tin
Sử dụng giấy thông hành có số hiệu kí hiệu như thế trở thành quy tắc quản lý chung của Ryukyu đối với các đoàn thuyền của nước này khi ra nước ngoài từ đầu thế kỷ XV. Đó là tục lệ “khám hợp phù” (.kango-fu) thường gạp trong hoạt động đối ngoại trong khu vực châu Á thời kỳ đó. Nguyên tắc đó quy định khi một đoàn thuyền ra nước ngoài phải đem theo “cát phù” (wap-pư/ split seal) để chính quyền các địa phương dọc đường kiểm tra. Con dấu đó có khắc rõ sô hiệu và kí hiệu và được chia làm hai phần. Một phần do chính quyền địa phương lưu trong sổ bạ, một phẩn giao cho các phái bộ đem theo. Khi đến những trạm kiểm soát, phái bộ sẽ đưa một nửa con dấu ra để kiểm tra, nếu hai nửa đó phù hợp với nhau thì xác định đó là một đoàn thuyền buôn hoạt động hợp lệ và sẽ đối xử đúng với vị trí của phái bộ đó.
Ngược lại, các đoàn thuyền không có cát phù sẽ không được phép buôn bán trong lãnh thổ đó.
Theo hai nhà nghiên cứu Nhật Bản A.Kotaba và M.Matsuda thì trước năm 1467 chỉ tìm thấy 3 giấy thông hành của Ryukyu thuộc loại này (có kí hiệu và con dấu). Hai cái do vua Thượng Bá Chí (Sho Hashi) cấp, một cho đoàn thương thuyền đến Trung Quốc năm 1426, và cái kia cho phái bộ Ryukyu tới Siam và Palembang năm 1428. Giấy thứ ba là của vua Thượng Đức {Shtì Toku) cấp năm 1463 cho phái bộ tói Trung Quốc để bày tỏ sự biết ơn đối với triều đình Bắc Kinh (có lẽ là cảm ơn sự tấn phong của Trung Quốc khi ông lên ngôi năm 1461). Hai giấy thông hành dưới thời vua Sho Hashi đều có kí hiệu chữ / nhưng giấy cấp nãm 1426 không có số hiệu, còn giấy cấp nãm 1428 mang số hiệu 77. Giấy cấp năm 1463 thì có kí hiệu là
Việc sử dụng giấy thông hành kèm theo nửa con dấu như thế rất giống Trung Quốc. Thực chất, tục lệ “khám hợp phù" do triều Minh quy định vào năm 1383 và rất phổ biến trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia cháu Á thời kỳ này.
“Cách dùng con ấn nửa chữ làm dâu hiệu khi vương quác Lưu Cầu cáp chấp chiếu cho thuyền đi nước ngoài chắc hẳn cũng mô phỏng theo đó (theo quy định của nhà Minh)" [40].
Trước nãm 1467, số hiệu và kí hiệu trên con dấu của giấy thông hành được thay đổi theo thời gian trị vì của các vua Ryukyu. Tức là mỗi một thời vua sẽ quy định một kí hiệu riêng trên con dấu. Ví dụ như thời vua Shtì Hasíìi chỉ dùng một kí tự /. Nhưng từ sau năm 1467, đặc biệt dưới triều vua SI 10 Toku (1461-1469), chứ Hán dùng làm kí hiệu trong giấy thông hành sẽ theo thứ tự cùa một quyển sách kí tự chữ Hán có tên “Ch ien-tzu-weiĩ' (1.000 kí tự chữ Hán) [47. 94]. Giáo sư Vinh Sính cho rằng đó là một quyển sách học chữ Hán mang tên là “Thiên tư vãn . Sách này được bắt đầu bằng câu “Thiên địa huyên h oàng, vũ trụ liầiiịi lioưiiíỊ . Như thê. quy
tăc sư dụng kí tự này sau chữ “thiên" là chữ “địa”, rồi đến “huyền”, “hoàng”, ... Theo quy tăc này, vua Sho Shin sẽ sử dụng chữ “huyền” (Hussan) cho các giấy phép. Đó là điều ta có thể thấy rõ trong các vãn bản có trong Reikidai hoan.
Tuy nhiên, phải đến đời vua Sho Shin (1477-1526) thì quy tắc một kí tự chữ Hán sử dụng trong suốt thời kì trị vì của một vua mới trở thành quy luật thống nhất. Chính vì thế, khảo cứu các văn bản trong Lịch đ ạ i b ả o án thì chỉ có các bức thư từ Ryukyu gửi đi sau nãm 1467 mới ghi rõ số hiệu và kí hiệu của giấy thông hành (kí hiệu thống nhất dưới một triều vua). Các vãn bản viết trước nãm 1467 chí nêu tên của các con tàu, thậm chí đôi khi cũng không thấy nhắc đến. Riêng các văn bản của triều đình Shuri gửi Java, Palembang và Sumatra thì không thông báo kí hiệu và sô' hiệu giấy thông hành vì quan hệ của Ryukyu với các nước này nằm trong khoảng thời gian từ 1428-1468. Những trường hợp này tuy không thấy nói đến kí hiệu và số hiệu của giấy thông hành nhưng chính những văn bản giới thiệu đó cũng là một loại giấy thông hành để tạo điều kiện cho họ được hoạt động một cách thuận lợi ở nước ngoài.
Có thể nói các đoàn thuyền từ Ryukyu ra nước ngoài vì nhiều mục đích khác nhau đều được trang bị và bảo hộ bởi chính quyền Shuri. Phương tiện, giấy thông hành và những văn bản ngoại giao mà họ được cấp là một sự đảm bảo hữu hiệu và rất có giá trị đối với chuyến đi. Đó là một sự đảm bảo cho sự chắc chăn về thành công của các chuyến đi ra nước ngoài của các phái bộ Ryukyu. Nguyên lý hoạt động như thế chính là đặc trưng của nền thương nghiệp bị Nhà nước độc quyền, chịu sự quản lý thống nhất và chặt chẽ của chính quyền trung ương.
3.2.5. M ột sô nhân tô ảnh hưởng mạnh m ẽ đến ngoại thương Ryukyu
3.2.5.I. “Nhân tô Trung Hoa”
Nằm trong hệ thống thương mại biển Đông, phát triển kinh tế trên cơ sở tận dụng tối đa vị trí địa lý thuận lợi trong hoạt động buôn bán với các nước lớn trong khu vực, nền kinh tế ngoại thương của Ryukyu hiển nhiên phải chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước lớn, đặc biệt là chính quyền và thương nhân Trung Quốc. Xét ở một mặt nào đó, ánh hưởng của thương nhân Trung Quốc đóng vai trò quyết định đến thương nghiệp biển của Ryukyu.
Năm 1368, Chu Nguyên Chương thành lập nhà Minh. Do sức ép của các cuộc nội loạn của tàn dư nhà Nguyên cũng như những phức tạp khó kiểm soát trong các mối quan hệ với thế giới bên ngoài, nhà Minh sớm nghĩ đến việc đóng của đất nước, hạn chế các hoạt động ngoại thương. Chỉ có Ryukyu, Cambodia và Thái Lan được phép tiến hành hoạt động triều cống thường xuyên đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, những hoạt động ngoại thương trên những khu vực buôn bán thường xuyên trước kia đã rút vào hoạt động bí mật, một vài trường hợp còn trớ thành những hành động cướp bóc dọc các vùng ven biển. Hoàng Đế nhà Minh đã ra lệnh đánh thuế rất nặng đối với các hoạt động buôn bán chính thức và trừng phạt nặng những người làm trái với những quy định khắt khe đó. Sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền đã thức đẩy các hoạt động cướp biển phát triển, gây nhiều phiền nhiễu và thiệt hại nặng nể cho cư dân vùng ven biển phía Đông và Đông Nam Trung Hoa. Năm 1372, chính sách cấm hải chính thức được ban hành hạn chế tối đa tất cả các hoạt động buôn bán với bên ngoài Trung Hoa. Chính sách đó, cùng với hệ quả của nó đã đem lại một cơ hội hiếm có cho quan hệ thương mại giữa Ryukyu và Trung Quốc, lấy Phúc Châu làm trung tâm hoạt động chính của thương nhân hai nước.
Gắn liền với sự lớn mạnh của nhà Minh, chế độ “cống nạp thiên triều” Trung Hoa được đẩy mạnh hơn dưới thời nhà Minh. Hầu hêt tất cả các nước châu A
đêu buộc phái thiết lập mối quan hệ thần thuộc, phụ thuộc hoặc chư hầu đối hoàng đế Trung Hoa, giống như Ryukyu (Nhật Bản, Triều Tiên và nước Đông Nam Á). Mặc dù vậy, lời tuyên thệ trung thành tuyệt đối với hoàng đế Trung Hoa giống nhau không có nghĩa là tất cả các nước đểu nhận được sự đối xử ngang bầng của Trung Quốc. Biểu hiện đầu tiên của điều đó là những quy định rõ ràng của nhà Minh về các phái bộ triều cống được phép đến Bắc Kinh khi nào? Thần thuộc bình thường như Java và Đại Việt được đến Trung Quốc 3 năm 1 lần; nhưng đối tượng bị hạn chế giao lưu như Nhật Bản phải 10 năm mới có 1 lần triều cống, cũng có nghĩa là 10 năm mới có một lần thương nhân Nhật Bản được xâm nhập thị trường Trung Hoa.
“Cơ hội thâm nhập vào đất nước Trung Hoa ngày cảng ít trong khi sự hạn c h ế về thương mại ngày càng lớn” [66].
Chỉ có một nước được tới Trung Quốc 1 - 2 lần một năm trong thời kỳ này, đó chính là vương quốc Ryukyu. Hàng năm, đi cùng với các phái bộ triều cống hoàng đế Đại Minh, hàng trăm thương nhân Ryukyu thường xuyên đến khu vực miền Đông Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng Châu, Phúc Châu...) đê trao đổi, buôn bán với các thương nhân ở đây. Thương nhân Trung Hoa trớ thành một nhân tố đặc biệt quan trọng trong nền thương mại Ryukyu, trước hết là cung cấp cho Ryukyu một khối lượng hàng hoá lớn, phục vụ cho hoạt động thương mại của nước này tại Nhật Bản, Triều Tiên và khu vực Đông Nam Á.
Tranh thủ sự bảo hộ của chính quyền Trung Quốc cho hoạt động thương mại của mình, Ryukyu đã khai thác triệt đê “nhân tô Trung Hoa” nhằm đẩy mạnh nền kinh tế đất nước.