b. Hàng hoá buôn bán
3.2.3. Thương nhân
Hoạt động buôn bán diễn ra từ những con thuyền Ryukyu với các loại hàng hoá trên là thương mại dưới sự quản lí của Nhà nước, hay chính quyền hai phía. Vì thế, những người thực hiện công việc mua bán ở đây trước hết chính là những thành viên phái bộ, những sứ thần khôn khéo của Ryukyu và những người đi cùng với họ trên những đoàn thuyền đi sứ đến khắp các quốc gia Đỏng Nam A. Do mục đích chính trị và mục đích kinh tế luôn xen lẫn nhau trong mỗi chuyên đi nên thành viên phái viên phái bộ luôn mang đảm đương vai trò vừa là một sứ thần ngoại giao khôn
khéo vừa là một thương nhân nhiều kinh nghiệm. Tìm hiểu về thương nhân của Ryukyu trong mối quan hệ thương mại này, ta phải xem xét chính các thành viên của các phái bộ Ryukyu đến các quốc gia Đòng Nam Á.
Trong các chuyến đi sứ đến các quốc gia Đông Nam Á, các văn bản ngoại giao của Ryukyu luôn có danh sách xác định rõ thành viên phái bộ. Mỗi phái bộ luôn có một người đứng đầu (Chánh sứ), chịu trách nhiệm cao nhất về phái bộ trong mỗi chuyến đi. Trong các văn bản ngoại giao, Ryukyu thường xác định rõ ràng tên
của chánh - phó sứ, thuyền trưởng, hoa tiêu.... họ sẽ là những người có một vai trò
nhất định nào đó đối với phái bộ. Cũng có những trường hợp vãn bản ngoại giao không nêu đầy đủ tên của tất cả những người có trách nhiệm, nhưng ít nhất là tên của chánh sứ luôn được thông báo rõ như một quy tắc chung. Các thành viên phái bộ đôi khi cũng thể hiện thái độ của triều đình Ryukyu với từng nước (thái độ tôn trọng hay không tôn trọng, tôn trọng ở mức độ nào). Ví dụ như chánh sứ là người có địa vị cao trong triều đình Ryukyu được cử đến một nước nào đó sẽ thế hiện sự coi trọng của Ryukyu đối với nước ấy như trường hợp Việt Nam nãm 1509.
Số lượng cụ thể của mỗi phái bộ Ryukyu thường không nhỏ. Các văn bản ngoại giao của Ryukyu thường nói rõ cử chánh sứ ... cùng với những người khác". Con sô' cụ thể của “những người khác" ấy có lúc được thông báo một cách rõ ràng đến từng người một, nhung cũng có nhiều khi Ryukyu không thông báo không chính xác đến thế. Cũng có thể do số lượng thành viên của mỗi phái bộ không phải là vấn đề thực sự quan trọng hoặc đã trở nên quen thuộc với các nước sở tại (ngược lại, Ryukyu lại có sự quản lý rất chật chẽ về các thương nhân ra nước ngoài buồn bán, triều đình có quy định rất rõ ràng, chỉ có những người đú tiêu chuẩn nhà nước đặt ra thì mới được phép ra nước ngoài buôn bán). Cũng có thế triều đình Shuri muôn tạo ra những “kẽ hở” nhằm tạo điều kiện cho thương nhân nước mình được thuận lợi trong hoạt động buôn bán.
Theo công trình nghiên cứu của A.Kotaba và M.Matsuda thì những thống kê về thành viên phái bộ của Ryukyu thời gian sau năm 1509 có vẻ đẩy đủ và chính xác hơn so với thời kì trước. Ngay cả khi Ryukyu đã có được con số chính xác số thành viên của chuyến đi thì cũng không chắc chắn tất cả số thành viên của chuyến đi đó đã đến được nước cần đến. Nguyên nhân là do điều kiện đi biển khi đó hết sức khó khăn và gian khổ, con người không thể tránh khỏi những tai nạn, bệnh tật trên đường đi.
Tuy nhiên, nếu xem xét các bức thư và các bảng thống kê các chuyến đi trong công trình nghiên cứu của A.Kotaba và M.Matsuda, ta có thể dự đoán trung bình mỗi chuyến đi sẽ có khoảng 120-150 người. Ngoài những người có những chức
vụ cụ thể như chánh sứ, phó sứ, thông dịch viên, hoa tiêu, thuyền trướng, sẽ còn có
“những người khác”, có nhiều khả năng họ là những thương nhân thành thạo hoạt động buôn bán ở khu vực này. Chính xác hơn thì chắc chắn trong số "những người khác” sẽ có không ít thương nhân, nhưng thương nhân có bao nhiêu người trong số đó thì ta không biết chắc chắn. Ta biết chắc chắn rằng họ là một bộ phận quan trọng, và không thể thiếu trong bất cứ một phái bộ của Ryukyu khi ra nước ngoài, đặc biệt là các phái bộ đến các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Họ sẽ là những người chịu trách nhiệm buôn bán, trao đổi hàng hoá trực tiếp với đất nước mà cả phái bộ sẽ đến.
Như vậy, trong quan hệ thương mại giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á có hai loại thương nhân là thương nhân - sứ thần và thương nhân bìnli thường. Tuy nhiên, cả hai loại thương nhân này đều là quan lại hay chịu sự quản lí trực tiếp của quan lại Ryukyu. Họ là những người hoạt động buôn bán vì quyển lợi của triều đình Shuri. Thương nhân - sứ thần là một kiểu thương nhân đặc biệt riêng có trong kinh tế thương nghiệp của các quốc gia trong khu vực châu A. Hình thức thum gia hoạt động buôn bán của những thương nhân này rất đặc biệt. Họ biêu quà
tặng cho triều đình các nước, thực chất là một kiểu trao đổi quà tặng hai bên. Họ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến thiết môi quan hệ láng giềng thân thiện giữa các quốc gia phong kiến. Nhưng thực chất, họ sẽ là người góp phần
quan trọng đế giới thiệu hàng hoá ớ đất nước mình với hàng ngũ quý tộc cao nhất ớ
các vương quốc họ đến. Bằng hoạt động tặng quà, họ là những người tạo ra (và cô gắng tạo ra) những mối quan hệ, tìm ra những khách hàng hào phóng nhất cho nền kinh tế ngoại thương của Ryukyu. Thương nhân - sứ thần là người chi phối mạnh nhất đến sự phát triển quan hệ buôn bán bằng tài năng ngoại giao khôn khéo của họ. Hoạt động của họ là cơ sở. nền tảng cho các thương nhân bình thường đi cùng phái đoàn có thể hoạt động một cách thuận lợi nhất.
Chính vì thế, các chánh sứ được Ryukyu của đi đến mỗi nước thường là cứ những vị quan có kinh nghiệm, hiểu biết và quen thuộc đối với các quốc gia đó. Ta sẽ thấy có một số chánh sứ thường xuyên xuất hiện trong các danh sách phái bộ trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ đến các nước trong khu vực này, ta thường thấy tên của chánh sứ Ufusaku, chánh sứ Ufuma Utchi, chánh sứ Ichimi, chánh sứ Amuru, chánh sứ Yabu, ... Những cái tèn này thường xuất hiện trong các vãn bản ngoại giao hoặc các giấy thông hành đến các nước Đông Nam Á, không chí một lán mà rất nhiều lần đến một nước, thậm chí xuất hiện trong nhiều văn bản gửi hai. ba nước trong cùng một cuộc hành trình về phương Nam xa xôi.
Trong bối cảnh lịch sử đó, nền thương mại của Ryukyu phát triển mang một đặc điểm đáng chú ý: đó là m ột nên thương mại chịu sự chi phôi sáu sắc của Nhà nước và triều đình phong kiến. Thương nhân Ryukyu trong quan hộ thương mại với các quốc gia Đông Nam Á là một ví dụ điển hình cho đặc điểm phong kiên trong kinh tê thương mại của các quốc gia châu Á thời kì này. Quan lại, vua chim cũng là thương nhân. Lịch sử Ryukyu cũng không thể phát triển nằm ngoài bối cảnh
chung của khu vực trong khoảng thời gian này. Hơn nữa, do chính sách đối ngoại trung lập, thần thuộc cả hai nước lớn Trung Quốc và Nhật Bản, lại mở rộng quan hệ thương mại vói các quốc gia Đông Nam Á nên tầng lớp thương nhân Ryukyu thêm loại thương nhân-sứ thần một cách công khai như thế.
Hoạt động thương mại này được đặt dưới sự bảo hộ rất chặt chẽ của Nhà nước, do chính quyền Trung ương quản lý và chắc chắn là hoạt động chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu của nhà nhước và giai cấp phong kiến. “Bản thân nhà vua cũng là một thương nhân và có quyền mua trước tất cả các hàng hoá do các nhà buôn nước ngoài đem đến. Các hải cảng và các thủ đô là các trung tâm tự nhiên thu gom sản phẩm địa phương... ” [65]. Do đặc điểm này mà hình thức hàng hoá - quà biếu tưởng như chỉ có mục đích chính trị thì thực tế lại có cả mục đích thương mại rõ nét: nó không chỉ là cơ sở để tạo lập môi trường buôn bán thuận tiện cho các thương nhân bình thường đi cùng trong các phái bộ mà còn là một hình thức để giới thiệu hàng
hoá của mình với triều đình các nước, với những quý tộc giàu có nhất và họ sẽ chính
là những khách hàng hào phóng nhất đối với hàng hoá của Ryukyu. Đó là một điểm đặc biệt trong quan hệ thương mại giữa Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á.
“Tất cả các thuyên hạ neo ở cảng Naha đều là tài sản của triều đình, thuỷ thủ và phái bộ được cử đến Trung Quốc, Triêu Tiên, Nhật Bản và Đông Nam A đêu là bề tôi trung thành của nhà vua. Triêu đình Ryukyu quấn lý mọi hoạt động thương mại với bên ngoài. Thành Shuri kliông cìu là Iiơi đống trụ sở của chinh quyên và diễn ra các hoạt động hành chính của cả nước mà nỏ còn là nơi tiến hành các hoạt động ngoại giao và thương mại với các nước" [66].
Theo mô hình đó, Ryukyu quản lý hoạt động thương mại một cách thống nhất khá hoàn chỉnh. Ngay chính các thương nhân cũng chịu sự quản lý chặt chẽ cúa chính quyền: “Chỉ có đàn ông đã có giơ đình và có con thì mới được phép cíi ra
nước ngoài làm thương mại” [59, 20]. Điều đó đảm bảo cho Ryukyu một cơ chế quản lý các thương nhân của mình về mọi mặt trong chuyến đi.
Việc buôn bán này nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà vua và những người thân cận của ông ta. Đó là một hiện tượng phổ biến ở những trung tám buôn bán xung quanh và nối liền với hệ thống thương mại Trung Quốc. Theo Omoro- Soshi, trong tuyển tập những “bời ca tín ngưỡng" truyền thống phổ biến của Ryukyu thế kỷ XVI, có một bài kinh do nhà Vua thể hiện để cầu mong sự an toàn và trở về thành công của đoàn sứ thần tới Đông Nam Á. Ngoài ra còn có buổi lễ theo nghi thức Hoàng gia để tiễn các phái bộ trước mỗi chuyến đi, ví dụ vào ngày 10 - 8 - 1541, một buổi lễ như thế đã được tổ chức đê tiễn một đoàn sứ thần đến trao đổi buôn bán ở Siam.
Reikidai hoan là bộ sách có kết luận sâu sắc hơn cả với những bằng chứng chắc chắn về cả hoạt động ngoại thương cũng như hoạt động ngoại giao của Ryukyu ở vùng này. “Không có gì phải nghi ngờ rằng nhà vua của Rynkyu chính lờ nhân vật quan trọng nhất trong những hoạt động ngoại giao với các nước Đông Nam Á. Vì thế, triều đình và Nhà nước Ryiikyu luôn cô' gắng đ ể kiểm soát đuợc nền ngoại thương trong nước” [65]. Tất cả những điều đã đó khiến chúng ta cần tập trung sâu vào vai trò của vua Ryukyu trong nền ngoại giao và ngoại thương Ryukyu. Có thể coi đó là vai trò tối cao được thể hiện một cách rõ ràng trong lịch sử sôi động của vương quốc này.
Đối với Ryukyu, nền ngoại thương không đơn thuần chỉ có những cố gắng tìm kiếm lợi nhuận mà nó còn cần phải có sự chuẩn bị của triều đình, sự tổ chức của những cơ quan chuyên trách và cả những con người tháo vát tinh ý xác định hướng đi của gió (hoa tiêu giỏi) và cả tinh ý trong các mối quan hệ. Mặt khác, cả sự giàu có và những thông tin lợi lộc từ việc buôn bán rất có ích đối với sự lớn mạnh và
phát triên của triều đình phong kiên Ryukyu. Như hai mặt của một đồng tiền, lịch sử ngoại thương và lịch sử vương Ryukyu gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời.
Sự quản lý của Nhà nước không chỉ có ở chính quyền Ryukyu mà khi đến các nước khác nó cũng phải chịu sự kiểm soát của chính quyền các nước đó. Sự tồn tại và sử dụng thường xuyên các văn bản ngoại giao giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á chính là minh chứng điển hình cho tính chất thương mại chính quy
chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền phong kiến.
Nếu nền kinh tế lấy nông nghiệp làm cơ sớ nên khép kín, dễ nắm bắt thì nền kinh tế thương nghiệp lại là một nền kinh tế mở, dễ thay đổi và khó kiểm tra. Vì lợi nhuận, có “buôn bán” tất sẽ có “buôn lậu". Khu vực châu Á cũng vậy, đến cuối thế kỷ XV, “nạn buôn lậu trên biển đã trở thành một thực trạng không thể ngăn cản. Những kinh nghiệm nhâm lảng tránh hệ thống kiểm soát của Nhà nước của Hoa thương đã được những người chuyên buôn bán, vận chuyển hàng hoá trên biển, ở nhiều quốc gia châu Ả tiếp nhận, vận dụng linh hoạt. Do vậy, khi nghiên cứu quan hệ thương mại giữa hai vực Đỏng Nơm Á và Đông Bấc Á thời trung th ế và cận thế. phải luôn luôn chú ỷ đến các hoạt động thương mại phi quan phươìig này” [28. 67]. Theo quy luật đó, tất nhiên quan hệ thương mại giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á cũng không thoát khỏi tình trạng “phi quan phương” đó.
Nền kinh tế ngoại thương của Ryukyu chịu sự quản lý chặt chẽ và gắt gao của chính quyền phong kiến, nhưng dù sao, hoạt động buôn lậu vẫn là không thê tránh khỏi. Rất nhiều tài liệu đã nói về vấn đề này. Tuy đó không phải hoạt động buôn bán chính, nhưng nó cũng góp phần không nhỏ đê hình thành nên sự phát triển của kinh tế ngoại thương Ryukyu thế kỷ XIV - XVI. Minh sứ lục có ghi chép rất nhiều ví dụ khác nhau về việc buôn bán trốn thuế (buôn lậu) hoặc những hành động của các đoàn sứ thần Ryukyu cô gắng vượt qua sự kiếm soát của chính quyền khi
đến nhà Minh. Ví dụ, năm 1470, Cheng Peng1, một sứ thần Ryukyu có gốc Trung Quốc, đã bị băt vì tội hôi lộ và tham gia buôn lậu cùng với một quan chức địa phương ở Phúc Châu. Cuối cùng, viên quan địa phương này bị trừng phạt, nhưng Cheng Peng đã được thả về nước. Để hạn chế nạn buôn lậu, năm 1488, một thánh chỉ được hoàng đế đại Minh ban hành bắt buộc tất cả các đoàn thuyền của sứ thần Ryukyu đều phải đi qua Phúc Kiến, và lộ trình đi qua Zhe-Jiang bị đóng cửa2. Nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc vẫn cô gắng liên tục đê được chia sẻ một phần sô hàng hóa được đem qua phạm vi cai trị của họ. Hiện tượng này phố biến tới mức năm 1501, đã phải có những thánh chỉ được ban hành nhằm ngăn cản các chính quyền địa phương và các thái giám ớ Phúc Kiến tìm cách chiếm giữ hàng hóa và lợi nhuận một cách quá đáng đối với các chuyến hàng của người Ryukyu khi đem vào Trung Quốc3 [dẫn theo 53].
Thông qua những sự kiện đó, ta có thể khẳng định hoạt động buôn lậu, dù bị cấm, những vẫn diễn ra một cách không ngân cản được và ảnh hưởng rất lớn đến an ninh của các nước. Sự phát triển của nạn buôn lậu như một hệ quả tất yếu của nền kinh tế ngoại thương bị Nhà nước độc quyền, đến mức có những lúc chính quyền trung ương buộc phải làm ngơ, thậm chí còn phải có những sắc lệnh, đạo dụ để bảo vệ quyền lợi của các tư thương hoạt động không chính quy này, trong đó có bao gồm cả thương nhân Ryukyu đi tới các nơi khác.
Có thể nói, Ryukyu đã thực sự phát triển cho mình một nền kinh tế sôi động với nhiều tính chất, nhiều mạt khác nhau. Tuy vậy, nếu xét kỹ về vị trí và mục đích thương mại của Ryukyu trong thời kỳ này, “làm giàu” không phải là nguyên nhân chính của Ryukyu khi gia nhập hệ thống thương mại biển Đông. Cho nên, có lẽ hoạt động buôn bán phi quan phương ở Ryukyu không phát triển lắm so với các
1 X iao-zong sh i-lu 2 4 /3 /1 4 7 0 2 X iao -zo n g sh i-lu 2 4 /3 /1 4 8 8 1 X iao-zong sh i-lu 24 /3 /1 5 0 1
nước khác trong khu vực. Dường như hoạt động buôn bán thương mại dưới sự quản ly cua Nha nươc Ryukyu phát tnên mạnh hơn do có sự bảo trợ của chính quyền