0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (188 trang)

Thươngmại theo mùa

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC RYUKYU VỚI ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIV - XVI (Trang 87 -87 )

Trong hệ thống thương mại biển Đông, hoạt động buôn bán thường diễn ra

theo mùa mua bán ở các thương cảng trong khu vực. dưới tác động cúa gió mùa. Do điểu kiện hàng hải khi đó. thuyền bè luôn phải dựa vào sưc gió đê đi lại. hoạt động

trên biên. Gió mùa của An Độ Dương và gió mậu dịch của biển phía Đông buộc các con tàu phải đợi tại các cảng đế chờ gió thuận, và điều đó cũng khuyến khích thương mại [10,345]. Vì thế, hoạt động thương mại trong khu vực Đông Nam Á có mùa rõ rệt, ta thường gọi đó là “mùa Mậu Dịch ” và mùa buôn bán bắt đầu khi những cơn gió mậu dịch xuất hiện trên vùng biển này. "Gió mùa Đông Bắc thôi từ tháng 8 âm lịch, còn gió mùa Tây - Nam thối từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch. Do đó, mùa đi biển (trong khu vực Đông Nam Á) thường là từ tháng 8 đến tháng 11 và trở về vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau" [28, 73]. Quan hệ thương mại của Ryukyu vói các quốc gia Đông Nam Á tất nhiên cũng phải tuân theo chu trình gió mùa đó.

Hai tác giả A.Kotaba và M.Matsuda cũng có những tìm hiểu về thời điểm tiến hành trao đổi thương mại giữa Ryukyu các quốc gia này. Trong phần phụ lục về quan hệ của Ryukyu với Malacca, hai ông đã đưa ra được những mốc cụ thể: “Thư và giấy xác nhận phái bộ dược cấp cho đoàn lãnh sự vào khoản (Ị thán ạ 8, tháng 9 âm lịch... Họ s ẽ ra đi vào khoáng tháng 9 hoặc muộn hơn, sau mùa mưa bão"

[54,128]. Trong bức thư được viết do Rui de Araiỳo (một trong 9 tù nhân người Bồ Đào Nha bị bắt ở đây, trước khi người Bồ Đào Nha chinh phục được vùng đất này) vào ngày 16-2-1510, đề địa chỉ là tới Aỷònso Daìboquerque nói rằng: “Gores1 thường tới Malacca vào tháng 1 và t/uav trở vê vào thúng 4. Mỗi chuyến đi giữa Mulaccu và quê hương của họ mút khoáng 40 ngày". Cuốn sách “Những lời chú giải của Alíonso Dalboquerque vĩ đại” cũng có viết “họ ( Gores) lên đường tới Malacca vào tháng 1 và bắt đầu trở vê vào tháng 8 hoặc tháng 9” Những ghi chép về Malacca trong Ying-yai-sheng-ỉan cũng có nói rằng tàu thuyền phải đợi gió Nam thuận và quay về vào khoảng tháng 5 (lịch Trung Hoa). Nhìn chung, các con tàu rời

1 Đ ây là từ x u ấ t h iện tro n g g h i c h ép c ù a người Bỏ Đ ào N ha vào CUỐI thê ký X V I dế chi người R y u k y u . Đ iẽu này cũng được G H K c rr k h ả n g d in h tro n g c u ố n “ Okinavvii thc h isto iy o f ciii ìslítnd (X em Tcti liẹu th am khtỉo) : thi' la n d o Ịlh e s e G o re s is c a lle d L e q u e a " (tran g 126 - 127).

Ryukyu vào tháng 10-11 và quay trở về từ Malacca bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau (theo dương lịch chúng ta dùng hiện nay) ” [47, 216-127].

Phù hợp với nhận định trên, các vãn bản ngoại giao giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á cũng có thời gian viết thư thường vào tháng 10, 11 trong năm. Tuỳ từng nước, vẫn có sự chênh lệch về thời gian với nhau nhưng không nhiều. Các bức thư được viết khi bắt đầu mùa gió thuận nổi lên, theo hành trình sau đó, các đoàn đi sứ sẽ đến được các quốc gia Đông Nam Á đúng vào lúc mùa buôn bán bắt đầu sôi động. Đó là lúc các quốc gia này đầy ắp các sản vật, hàng hoá từ khắp nơi trong nước và các nước khác đổ về các trung tâm buôn bán. Và họ sẽ cố gắng hoàn thành công việc của mình để quay trở về Ryukyu “khi có gió thuận

Rõ ràng là hoạt động buôn bán của Ryukyu với các quốc gia Đỏng Nam Á thường diễn ra theo mùa, trùng với mùa Mậu Dịch trong khu vực này. Có thể giải thích được điều này bởi vì các tàu thuyền của Ryukyu đến các nước này là để trao đổi hàng hoá, sản vật có được trong các trung tâm buôn bán của các nước này. Chắc chắn là vào mùa mậu dịch, tại các trung tâm và cảng thị sẩm uất của Đông Nam Á sẽ không chỉ có sản vật của một nước mà còn có tàu thuyền của nhiều nước khác cũng đến, đem theo hàng hoá để trao đổi buôn bán. Vì thế, tu \ liến một nước nhưng Ryukyu có th ể buôn bán với thương nhân nhiều nước trong khu vực này, đó là cái lợi khi đến các cáng thị lớn trong khu vực vào mùa Mậu Dịcli.

Trong số tất cả các quốc gia Đông Nam Á, quan liệ thương mại của Ryukyu với vương quốc Siam là thường xuyên vù lâu dài hơn cả. Hầu như nãm nào cũng có thuyền của Ryukyu tới Ayutthaya, thậm chí có năm Ryukyu còn cử tới Siam 2 chuyên với 2 phái bộ khác nhau, mỗi chuyến chi cách nhau hơn 10 ngày. Điều đó cho thấy mật độ buôn bán giữa Rynkyit với Suim rất cao. Trong mồi chuyên đi đó số thuyền của Ryukyu cử đi là từ 1 đến 2 thuyền. Tần sô các chuyến đi bao

gồm 2 thuyên không phải là ít. Đặc biệt, trong chuyến đi của chánh sứ Kakihawa nãm 1425 có tói 3 thuyền. Chuyến đi thứ hai trong cùng năm đó do chánh sứ Funa Kushi cũng có 2 thuyền. Như vậy, chỉ riêng nãm 1425, Ryukyu đã cử 5 thuyền tới Siam. Trong 44 năm, trung bình mỗi năm có 1,46 chuyên thuyền từ Ryukyu đến Siam (tương tự như vậy là trường hợp Malacca). Những chuyến đi tới các quốc gia Đông Nam A khác thường chỉ có 1 chuyến/năm và mỗi chuyến chỉ có 1 thuyền. Thậm chí, thuyền Ryukyu đến Sunda-Karapa 3 năm mới có 1 chuyên, và cũng chí có 2 chuyến năm 1515 và 1518. C ó lẽ, quan hệ thương mại giữa Ryưkyu VỚI các nước này, đặc biệt là với Sunda-Karapa không thường xuyên lắm. Giải thích hiện tượng đó như thế nào?

Thế kỷ XIV-XVI, các vương quốc ở Đông Nam Á đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến. Siam, Malacca nổi lên như những vương quốc thương mại giàu mạnh trong khu vực với vai trò là một mắt xích quan trọng trong “co/7 đường rơ lụa trên biển". Vì vậy, 2 vương quốc này trở thành những trung tâm buôn bán nhộn nhịp và sầm uất trong khu vực. Điều chắc chắn là trong mùa mậu dịch hàng nãm, số thuyền buôn đến đây không chỉ có thuyền của Ryukyu mà còn có thương thuyền của nhiều nước khác, với những mặt hàng nối tiếng, những sản vật quý hiếm sẽ tập trung ở đây một khối lượng lớn. Điéu đó giải thích vì sao quan hệ thương mại của Ryukyu với Siam và Malacca lại diễn ra thường xuyên và lâu dài đến vậy.

Thuyền buôn của Ryukyu đến các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á ít hơn đến Siam và Malacca. Điều đó không phải do quan hệ ngoại giao của triều đình Trung Sơn với các quốc gia này có xung đột hoặc không thực sự tốt đẹp. Trên thực tế trong mùa buôn bán, Ryukyu có thể thông qua Siam và Malacca để mua hàng từ nhiều nơi khác. Vì thế, thuyền buôn của Ryukyu không cần thiết phải thường xuyên đến tất cả các quốc gia trong khu vực mà vẫn mua được hàng hoá cần

thiết. Xét theo mức độ xuất hiện tàu thuyền của Ryukyu ở các nước Đông Nam Á có lẽ Siam và Malacca trở thành những trạm trưng chuyển hàng ho ủ chính giữa Ryukyu và các quốc gia khác trong khu vực. Đó là một sự tính toán khôn khéo của triều đình Shuri vì họ sẽ không phải tốn thêm chi phí, quà biếu và các phái bộ của mình tới tất cả các nước mà vẫn mua được hàng hoá - sản vật của của nhiều nơi trong khu vực này.

Có thể nói, tính chất buôn bán theo mùa là một đặc điểm rõ nét trong mối quan hệ thương mại giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á. Đặc điểm đó nằm trong đặc điểm chung của hệ thống thương mại biển Đông mà cấc quốc gia Đông Nam Á là một mắt xích thiết yếu. Trong thời kỳ này, quan hệ thương mại giữa Ryukyu với Đông Nam Á diễn ra rất đều đặn và nhộn nhịp với chủ trương mở rộng quan hệ thông thương buôn bán trong chính sách đối ngoại của Ryukyu. Với 8 điểm đến trong khu vực này, các thuyền buôn Ryukyu đã vươn tới mở rộng quan hệ với hầu hết các vị trí quan trọng, các thương cảng chính yếu trong hệ thống thương mại biển Đông thế kỷ XIV - XVI. Có thể khắng định Ryukyu dã thâm nhập được vào trong hệ thống buôn bán này lĩhư một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế biển của châu Á trong thời kỳ này.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ CỦA VƯƠNG QUỐC RYUKYU VỚI ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XIV - XVI (Trang 87 -87 )

×