Yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu là cho học sinh vẽ mẫu thực, quan sát mẫu thực.Nhưng cũng có nhiều lí do mà giáo viên vẫn chưa chuẩn bị mẫu thực cho học sinh vẽ được.Chính điều đó, khiế
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng, còn có thể nói là xương sống, trọng tâm và
là nòng cốt của bộ môn mĩ thuật Hơn nữa, với môn mĩ thuật ở tiểu học chúng ta đang hướngdẫn học sinh cảm thụ mĩ thuật ở mức cảm tính thì phân môn vẽ theo mẫu lại đóng vai tròquan trọng hơn cả Khi học sinh nắm vững kiến thức cơ bản ban đầu của phân môn này mộtcách vững vàng sẽ là điều kiện và khả năng để phát huy các phân môn khác Khi nói tới bộmôn mĩ thuật chúng ta sẽ hiểu rằng nó được bắt đầu từ “cảm” sau “cảm” mới là “lý” hay nóicách khác nó bắt nguồn từ “cảm tính” dần chuyển thành “lý tính” Chính vì vậy, ở tiểu họcmới chỉ dừng ở mức “cảm tính” mà thôi Chúng ta dạy học sinh nhằm đạt được mục tiêu làhọc sinh có kiến thức ban đầu về mĩ thuật Để bắt đầu cảm nhận mĩ thuật các em sẽ hìnhthành khái niệm mĩ thuật qua cách quan sát, nhận xét sự vật hiện tượng trong cuộc sống Vàtất thảy những sự vật hiện tượng ấy được sắp xếp, tổ chức trong 45 tiết (bài) vẽ theo mẫu ởtiểu học Trong những bài này là những mẫu vẽ đã được chủ động nghiên cứu để nó trởthành những mẫu đại diện điển hình cho mọi sự vật hiện tượng
Vẽ theo mẫu ở tiểu học là một phân môn tạo nên ý thức quan sát để cảm nhận cái đẹp,cái mĩ của sự vật hiện tượng Đó sẽ là một trong những kiến thức ban đầu quan trọng củachương trình mĩ thuật tiểu học, và từ đây, sẽ dần hình thành các kĩ năng cần thiết để giúp họcsinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình, và vận dụng những kiến thức ấy vào họctập, sinh họat hàng ngày Kiến thức vẽ theo mẫu ở tiểu học, cũng như các phân môn kháccủa bộ môn mĩ thuật đều được thiết kế theo chương trình đồng tâm từ dễ đến khó, đó khôngphải là những mẫu vẽ, bài vẽ khó và đòi hỏi trình độ cao siêu mà được bắt đầu từ cách vẽnhững nét thẳng, nét cong (đối với lớp 1), đến vẽ những đồ vật thông dụng như cái xô, cáiphích, cái bát… (đối với lớp 4,5)
Vẽ theo mẫu là một phân môn mà học sinh được quan sát mẫu thực và nhận xét mẫu
để rồi mô phỏng lại mẫu một cách tương đối giống thực Tức là học sinh sẽ hình thành đượckiến thức cơ bản của môn mĩ thuật qua phân môn vẽ theo mẫu này Học sinh sẽ vẽ theo một
Trang 2phương pháp cụ thể, đơn giản Đó là vẽ hình chung trước (tổng thể mẫu), sau rồi mới vẽ chitiết (các bộ phận nhỏ), và chu trình vẽ này đều được vận dụng trong tất cả các phân môn của
bộ môn mĩ thuật Nói như vậy để thấy rằng vẽ theo mẫu sẽ tạo được thói quen cơ bản chohọc sinh, đó là vẽ từ phần chung trước, phần riêng sau; vẽ phần chính trước, phụ sau; vẽ đơngiản trước, chi tiết sau; vẽ nét thẳng trước, nét cong sau và vẽ mảng chính trước, mảng phụsau
Nói tóm lại vẽ theo mẫu có thể là “kim chỉ nam” cho các phân môn còn lại của bộmôn mĩ thuật Và đây sẽ là kiến thức cơ bản tạo đà để học sinh tiếp tục khám phá và làm chủcái đẹp trong chương trình mĩ thuật đồng tâm ở các cấp cao hơn , đặc biệt là biết vận dụngcái đẹp vào cuộc sống hằng ngày
2 CƠ SỞ THỰC TẾ.
a/ Đối với giáo viên.
Trong thực tế của ngành giáo dục, giáo viên của bộ môn mĩ thuật trong những nămgần đây đã được chuyên biệt hoá cao Tức là đã tương đối đủ chỉ tiêu giáo viên chuyên bộmôn mĩ thuật cho các trường tiểu học Như vậy, ở các trường tiểu học, học sinh đã được họcmôn mĩ thuật do giáo viên chuyên phụ trách Nhưng trong chương trình giáo dục mĩ thuậttiểu học lại có tới 5 phân môn nhỏ, đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng linh họat nhiềuphương pháp giảng dạy thì mới có hiệu quả Riêng đối với phân môn vẽ theo mẫu phần nào
đó bị tác động bởi điều kiện dạy học mà giáo viên chưa chú ý tới phương pháp hiệu quả củaphân môn này Giáo viên dạy còn phụ thuộc vào nói “suông” hay còn gọi là dạy “chay”, màdạy “chay” kiểu này rất không hiệu quả, mà còn ảnh hưởng lớn tới ý thức ban đầu về bộmôn Yêu cầu của phân môn vẽ theo mẫu là cho học sinh vẽ mẫu thực, quan sát mẫu thực.Nhưng cũng có nhiều lí do mà giáo viên vẫn chưa chuẩn bị mẫu thực cho học sinh vẽ được.Chính điều đó, khiến mỗi học sinh không nhận thức được đầy đủ kiến thức, cũng như kết quảcủa bài vẽ kém hiệu quả Ngoài thực trạng trên vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng phươngpháp cũ mà giờ đây đã trở thành lạc hậu, đã tạo nên sự áp đặt kiến thức một cách cứng nhắc
và chưa phù hợp với đại trà đối tượng học, khiến cho học sinh tiếp thu một cách thụ động,
Trang 3qua loa chiếu lệ, có thái độ không cần thiết Một số giáo viên vẫn coi bộ môn mĩ thuật làmôn phụ, môn có cũng được, không có cũng không sao, dạy thế nào cũng xong, học sinh tiếpthu được bao nhiêu cũng mặc kệ, khiến cho việc khích lệ các em khá, giỏi có năng khiếu vàcác em yếu, trung bình bị hạn chế Phương pháp giảng dạy của bộ môn mĩ thuật nói chung vàphân môn vẽ theo mẫu nói riêng là rất đặc thù, rất riêng Đòi hỏi người thầy phải hiểu rõmình đang dạy đối tượng đại trà không có năng khiếu bằng một môn năng khiếu Cái khó làrất khó nếu những người đóng vai trò gợi mở cho học sinh không biết cách tìm tòi, sáng tạo
và sử dụng linh họat nhiều phương pháp; cái dễ lại rất dễ nếu chúng ta sử dụng các phươngpháp linh họat có sáng tạo một chút, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách độc lập, hiệu quả cao
Vì là một phân môn đòi hỏi học sinh phải tập chung quan sát mẫu là chính mà giáoviên một mặt không chuẩn bị mẫu thực, một mặt chưa hướng dẫn kĩ (kể cả lúc học sinh thựchành) Hầu hết học sinh sau khi nghe giảng cách vẽ theo mẫu nhưng vẫn chưa vẽ được theomẫu, bởi lời giảng của giáo viên còn trừu tượng, chưa phù hợp với cảm tính ở lứa tuổi củatrẻ Nhiều khi giáo viên còn coi học sinh như những người học chuyên về họa, lời giảng cònnhiều lý tính, gần như để dạy học sinh trở thành họa sỹ Trong khi đó mục tiêu của chúng talại không phải là như vậy
Nói tóm lại, để giảng dạy tốt phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học Giáo viên cần hướnghọc sinh theo định hướng tích cực, truyền tải cho học sinh những khái niệm mĩ thuật hết sức
cụ thể, đơn giản và dễ hiểu Kết hợp lời giảng với ví dụ, chứng minh thực tế để học sinh thấyngay, nhận biết dễ dàng Học sinh hiểu được đường nét, hình khối, mảng miếng, mầu sắcđơn giản từ đó mô phỏng được gần giống với mẫu thực, không có sai sót chính về tỉ lệ, hìnhdáng của mẫu; có ý thức bước đầu về đậm nhạt
b/ Đối với học sinh.
Bộ môn mĩ thuật nhìn chung học sinh đều có ý thức tích cực học tập, yêu thích bộmôn nhưng xét về chuyên môn thì những ý thức ấy, sở thích ấy cũng chỉ dừng ở trào lưuđơn thuần do học môn này học sinh được tự do sáng tạo, không khí học thoải mái hay nóiđúng hơn học sinh được giải trí sau nhiều tiết học căng thẳng khác Chính vì điều này, mà
Trang 4“chất” thực sự của học sinh qua bộ môn này chưa hiệu quả cao Tới tiết học mĩ thuật thườnghọc sinh rất mong đợi nhưng khi thực hành thì lại không tuân thủ (làm theo) các bước cơ bản
đã được giáo viên hướng dẫn Đặc biệt là phân môn vẽ theo mẫu nếu giáo viên chuẩn bịđược mẫu thì học sinh cũng dường như không cần chú ý đến vật mẫu được bầy ở trên bảng,cũng không cần vẽ theo góc nhìn của mình đối với mẫu Tôi đã nhận thấy một số tiết vẽ theomẫu (có mẫu) nhưng học sinh lại vẽ theo hình minh họa bảng của giáo viên chứ không vẽtheo những gì mình nhìn thấy
Do ý thức vẽ như vậy nên kết quả bài vẽ thường không vẽ theo hướng tại vị trí mìnhngồi (bên trái, bên phải và ở giữa đề vẽ cùng một góc vẽ giống nhau) Điều này cho ta thâyhọc sinh không hề chú ý tới hình dáng của mẫu một chút nào
Một điều nữa, chứng tỏ học sinh tiểu học chưa vượt ra khỏi vở ô ly, đó là vẽ ở vở mĩthuật (không có ô ly) học sinh thường thấy trống trếnh bởi trang giấy trắng lại rộng, do đóthường vẽ hình rất nhỏ so với trang giấy Có khi vẽ ở mãi trên đỉnh trang, có khi vẽ lệch sangtrái, sang phải, thậm chí có khi lại vẽ tụt xuống tận dưới đáy của trang vẽ khiến bài vẽ bị lệchlạc về bố cục, không cân đối với trang giấy Qua thực tế giảng dạy rôi nhận thấy yếu điểmnày của học sinh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 20 đến 30 %)
Từ cơ sở lí luận và một số vấn đề thực tế còn hạn chế, vướng mắc đối với cả giáo viên
và học sinh, đã ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả dạy học phân môn vẽ theo mẫu của bộ môn mĩthuật Tôi xin mạnh dạn đưa ra biện pháp nhằm khắc phục để nâng cao chất lượng cho phân
môn này bằng đề tài kinh nghiệm: “Phương pháp Dạy - Học hiệu quả phân môn vẽ theo
mẫu ở tiểu học”.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét và kĩ năng vẽ nét, vẽ
bố cục và vẽ hình Vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của mẫu, tạo điều kiện
để học sinh học các bài vẽ trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ tự do, thường thức mĩ thuật thuận lợi
và hiệu quả hơn
Trang 5Phân môn vẽ theo mẫu xuyên suốt chương trình mĩ thuật tiểu học được thiết kế theoqui trình đồng tâm, các đơn vị kiến thức được lặp lại nhưng có nâng cao hơn qua mỗi bài,mỗi lớp Từ lớp một cho tới lớp năm bao gồm 45 bài vẽ theo mẫu Với những mẫu vẽ đơngiản thường là những hình khối, đường nét quen biết như: nét thẳng, nét cong, các hình cơbản (hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật …); khối đơn giản (khối hộp, khối cầu,trụ…); vật dụng phổ biến, gần gũi (cái xoong, cái ấm, cái chén, cặp sách, lá cây, quả cây …).Khi học vẽ theo mẫu học sinh sẽ nắm được cách vẽ cân đối, vẽ từ bao quát đến chi tiết Vẽ từnhững hình cơ bản tới những đồ vật cụ thể, bước đầu so sánh kích thước, hình dáng, đậmnhạt, màu sắc của vật mẫu Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được mẫu, vẽ mẫu theo sự “cảm” và
so sánh để hình vẽ gần đúng với mẫu hơn
Trong bộ môn mĩ thuật bao gồm năm phân môn: vẽ theo mẫu ; vẽ trang trí; vẽ theo đềtài và vẽ tự do (nay là vẽ tranh); xem tranh (nay là thường thức mĩ thuật) và tập nặn (nay làtập nặn tạo dáng tự do) Trong năm phân môn này chúng ta thấy vẽ theo mẫu là phân môn rấtquan trọng và cần thiết cho các phân môn còn lại Bởi vì, nắm vững cách vẽ của vẽ theo mẫuthì vẽ các phân môn khác sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều và đặc biệt sẽ hình thành cáchnhìn tổng thể (định hình được trước khi vẽ) Học sinh sẽ vẽ theo mẫu theo một qui trình:Quan sát So sánh cảm nhận nhận biết mẫu Hình thành thói quen, kĩ năng Nói tómlại vẽ theo mẫu giúp các em có óc quan sát tinh tế, có cách nhìn đúng khi vẽ, dạy các em lối
vẽ đúng (từ cơ bản đến cụ thể)
Với vai trò quan trọng của phân môn và yêu cầu cần thiết của bộ môn mỗi giáo viêncần tìm tòi, sáng tạo và vận dụng nhiều phương pháp truyền thống cùng với hiện đại nhằmđưa tới học sinh cách học đơn giản và dễ hiểu nhất , nhằm ngày càng nâng cao chất lượngcho bộ môn mĩ thuật ở tiểu học để góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu giáo dục củangành chúng ta, đã được ghi cụ thể trong Luật giáo dục tại Điều 2 mục tiêu giáo dục: “…Đàotạo con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm
mĩ và nghề nghiệp…”
II/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.
Trang 6Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đầy đủ và đồng bộ, phương phápgiáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân môn vẽ theo mẫu thực sựtrở thành “xương sống” của bộ môn, để học sinh học mĩ thuật ngoài hứng thú ra còn có khảnăng biểu hiện cái đẹp và cảm thụ cái đẹp Để học sinh hoàn thành xuất sắc các bài tập theochương trình chúng ta cần tậo trung vào giải quyết một số vấn đề cụ thể sau.
+ Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Nhận xét đánh giá bài của học sinh.
+ Củng cố bài giảng bằng trò chơi phù hợp.
Sáu vấn đề này được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng thành côngcho một phân môn quan trọng của bộ môn mĩ thuật Cụ thể từng vấn đề một sẽ được giảiquyết ở phần III dưới đây
III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT.
1/ VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: CÔNG TÁC CHẨN BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI GIẢNG.
Chuẩn bị cho một bài giảng có ý nghĩa vô cùng quan trọng Cả giáo viên (người dạy)
và học sinh (người học) đều phải có sự chuẩn bị chu đáo cho một bài học Mọi yếu tố của bàiđược chuẩn bị tốt thì tiết dạy sẽ hiệu quả, thành công, ngược lại nếu không chuẩn bị tốt sẽlúng túng mất thời gian và không hiệu quả
a/ Sự chuẩn bị đối với giáo viên.
Giáo viên cần chủ động chuẩn bị hai nội dung cụ thể đó là: Đồ dùng dạy học (mẫu vẽ,trực quan các bước vẽ theo mẫu) và chuẩn bị phương pháp giảng dạy (theo từng bài, từnglớp)
Trang 7* Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên: Đối với môn mĩ thuật nói
chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là đặcbiệt cần thiết Bởi vì, dạy mĩ thuật là dạy trên những gì cụ thể, hiện diện một cách rõ ràngtrước học sinh Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể về hình dáng, đậm nhạt, mầusắc, đường nét, bố cụ và tương quan vật mẫu (đối với bài hai mẫu) Đó cũng chính là kiếnthức cơ bản của bộ môn mĩ thuật Vì thế, để dạy tiết học vẽ theo mẫu cần phải chú ý nhiềutới ĐDDH và phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học
Khi nói tới dạy mĩ thuật tức là nói tới việc sử dụng phương pháp “trực quan” Vì họcsinh phải quan sát, nhận xét thì mới hình thành được khái niệm Hơn thế vẽ theo mẫu lại phảitrực quan cụ thể, thực tế Thực tế ở chỗ vẽ theo mẫu phải có mẫu thực không thể cho họcsinh vẽ theo mẫu mà giáo viên minh họa trên bảng được, đối với một số phân môn khác thìlàm như vậy các em vẫn có thể tiếp thu bài và vẽ được bài
Trong chương trình giáo dục mĩ thuật ở tiểu học có 45 bài vẽ theo mẫu giáo viên cầnchuẩn bị đủ mẫu theo đơn vị bài và trực quan cho các bài đó Từ những mẫu đơn giản nhưcác khối hình (khối hộp, khối trụ, khối cầu…) tới những mẫu cụ thể hơn (như quả cây, đồdùng vật dụng…) Khi giáo viên đã chuẩn bị chu đáo thì lúc đó giáo viên mới có thể dạy tốtđược Đây là phân môn vẽ theo mẫu, nếu không có mẫu thì không phải là vẽ theo mẫu
Sự chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo thực tế của từng bài Một mặt do tiết họcthường được tổ chức ở tại lớp học “thông thường” một mặt sỹ số học sinh/ một lớp đôngkhiến các em khó quan sát mẫu nếu bày một mẫu trên bảng Do đó giáo viên có thể chuẩn bịnhiều mẫu để cho học sinh họat động theo nhóm, tổ
Ví dụ: Để dạy bài “Vẽ quả (có dạng tròn) bài 10 MT lớp 1 trang 15 vở tập vẽ Nếu họcsinh từ 30 em trở lên ngồi trong một phòng học bàn ghế kê sát nhau theo một hướng lên bảngthì việc bầy mẫu một quả cây trên bảng là điều không thể hoặc khó có thể chấp nhận được,bởi vì những học sinh ngồi cuối lớp hoặc bàn dưới sẽ không thể thấy rõ được mẫu Như vậy
sẽ vô hiệu khi giáo viên hướng dẫn quan sát nhận xét Ở bài này do quả quan sát khó (vì nhỏ)
Trang 8cho nên giáo viên có thể chuẩn bị 3, 4 mẫu và bầy mẫu theo nhóm, theo tổ giúp học sinhquan sát và vẽ hiệu quả hơn.
Nếu trường có điều kiện trang bị đầy đủ thiết bị cho phòng giáo dục nghệ thuật cụ thểnhư giá vẽ cho học sinh Thì với sỹ số trên (trên 30 em/lớp), cùng với phòng học chưa đủtiêu chuẩn về diện tích và ánh sáng thì học sinh vẫn chưa thể quan sát hiệu quả và vẽ hiệuquả được Vì điều đó, cho nên giáo viên chuẩn bị mẫu chu đáo theo nhóm là cần thiết vàthực tế nhất Nhưng bên cạnh cũng có những bài chỉ cần một mẫu mà học sinh đông và ngồihọc tại lớp học “thông thường” nhưng cũng vẫn vẽ được bài tốt như bài: Vẽ lá cờ tổ quốc(Bài 9 MT lớp 2 trang 20)
- Giáo viên phải có khả năng thị phạm tốt bởi vì, học sinh rất thích và rất “tâm phục”,
“khẩu phục” khi giáo viên minh họa bảng đẹp và nhanh Giáo viên chuẩn bị tốt khả năngnày, bài giảng của giáo viên sẽ rất hấp dẫn và hiệu quả cao Đặc biệt sẽ định hướng cho họcsinh vẽ bài của mình Khi giáo viên giảng tới cách vẽ phần nào thì minh họa ngay bước đóđồng thời bám sát hình với mẫu thực Việc đó, sẽ dẫn tới học sinh dần hình thành ý thức mộtcách có hệ thống
- Giáo viên cần chuẩn bị mẫu để so sánh với mẫu chính thức Với một bài vẽ theo mẫungoài việc giáo viên chuẩn bị một mẫu vẽ chính thức thì giáo viên cần chuẩn bị thêm một sốmẫu tương tự, hoặc mẫu đối lập để học sinh so sánh, nhận xét nhanh chóng và dễ dàng hơn
Ví dụ: ở bài vẽ quả có dạng hình tròn: Ngoài vệc chuẩn bị một mẫu chính thức là quảtáo lê chẳng hạn thì giáo viên cần chuẩn bị thêm một số quả cũng có dạng hình tròn khác nhưquả cam, quả quýt, dưa lê, ổi, …
- Giáo viên cần chuẩn bị cho bài giảng của mình những tranh vẽ các bước dựng hình,cách vẽ cụ thể, hoặc để quan sát nhận xét… Tất cả đều thể hiện trên giấy khổ lớn để học sinh
dễ quan sát (trực quan đủ rõ, đủ to) Việc chuẩn bị này có tác dụng trực tiếp tới giáo viên rấtlớn Có nó, giáo viên thao tác các bước trên bảng rất linh họat, làm cho giờ giảng lí thuyếtkhông mất nhiều thời gian, không bị lúng túng… Việc chuẩn bị trực quan tốt còn giúp họcsinh hình thành khái niệm mẫu vẽ một cách nhanh nhất, đơn giản nhất, hiệu quả nhất Phần
Trang 9chuẩn bị này giáo viên có thể chỉ việc phóng hình lớn từ các hình minh họa trong sách giáokhoa được in cùng với phần lí thuyết (sách học sinh).
* Đối với việc chuẩn bị phương pháp giảng dạy của giáo viên: Để soạn bài và
giảng bài tốt, giáo viên tập trung vào những phương pháp hiệu quả khi dạy vẽ theo mẫu như:Phương pháp trực quan; phương pháp so sánh; gợi mở; vấn đáp và luyện tập Giáo viên phảibiết cách kết hợp linh họat giữa các phương pháp này với nhau, tạo thành một phương pháptổng hợp phù hợp với tất cả các đối tượng, phù hợp với bài giảng, gắn liền với thực tiễn Đểphương pháp của mình chuẩn bị có hiệu quả thì giáo viên nhất thiết cần dự kiến được cáctình huống dạy học, có những tình huống đơn giản thì giáo viên có thể sử lý tốt trong bất kìhoàn cảnh nào, nhưng cũng có những tình huống khó giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt để sử
lí như: Cách so sánh mẫu, cách vẽ thông qua quan sát mẫu thực, có thể học sinh không hiểuthế nào là “bố cục”; không hiểu thế nào là dựng “hình chung”; ước lượng “tỷ lệ”… Giáoviên cần phải chuẩn bị những tình huống khi học sinh không hiểu và cần phải đơn giản hoánhững cụm từ mang tính chuyên môn tối thiểu này Giáo viên có thể chuẩn bị theo những gợi
ý sau: Bố cục nên giải thích đơn giản đó là sự sắp xếp hình vẽ vào trang giấy, bố cục đẹp là
sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố cục lệch, xấu là sự sắp xếp hình vẽ trên trang giấy chưa hợplý; Tỷ lệ ta có thể hiểu đơn giản là chiều cao so với chiều ngang, xem các chiều này hơn kémnhau bao nhiêu lần, từ đó giữ được tỷ lệ chuẩn của mẫu khi vẽ sẽ không bị sai lệch Ví dụ:Mẫu vẽ cái xô có tỷ lệ chiều cao bằng hai lần chiều ngang, như vậy hình vẽ có to bằng baonhiêu đi nữa thì chúng ta vẫn phải hướng dẫn học sinh vẽ chiều cao của cái xô bằng hai lầnchiều ngang, có như vậy hình vẽ mới cân đối, cái xô sẽ không bị thấp quá hay không bị caoquá hay chúng ta nói là “tỷ lệ” của bài vẽ cân đối; tương tự như vậy hình chung cũng đượcgiải thích cho học sinh hiểu là hình vẽ bên ngoài của vật mẫu, học sinh cần hiểu đơn giản, cụthể như một khối hộp nằm ngoài bao kín vật mẫu tạo thành một khung hình bao quanh.Khung hình đó được gọi là khung hình chung
Mọi phương pháp giáo dục của giáo viên tuy cùng nhằm cung cấp kiến thức và phảitheo những qui định chung nhưng khi vận dụng, giáo viên không đòi hỏi, không bắt buộc tất
cả học sinh làm bài như nhau và tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung Học
Trang 10sinh tuy vẽ cùng một mẫu nhưng sản phẩm sẽ rất khác nhau về nét, về hình, về mầu, về cách
bố cục, cách nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sảnphẩm có nhiều vẻ khác nhau Vì thế, có thể nói, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào
sự “giàu có” kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên Nhưng quan trọng hơn cả
là khả năng cảm nhận của học sinh Bởi lẽ học sinh có thích thú thì mới chịu khó suy nghĩ,tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình Vẽ có cảm xúc bao giờ cũng có hiệu quả cao Vìthế dạy học mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng không đơn giản là dạy và học
kĩ thuật vẽ mà còn phải kết hợp với dạy và học cảm thụ thế giới quan xung quanh Bắt buộc,
gò ép học sinh trong học mĩ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suynghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạyhọc mĩ thuật nói chung và daỵ vẽ theo mẫu nói riêng Kết quả cuối cùng của việc “dạy” làkiến thức phải “đến” phải “vào” người học Hơn nữa, học sinh phải là người chủ động tiếpnhận kiến thức từ giáo viên Vì thế khi giảng dạy, giáo viên không chỉ quan tâm đến phươngpháp dạy của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp học của học sinh Do đó, khiDạy-Học vẽ theo mẫu ở tiểu học giáo viên còn cần phải chú ý những đặc điểm sau:
+ Tạo được không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học
+ Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi những vấn đề mà giáo viên giảng giải.+ Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác.+ Động viên khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng.Việc chuẩn bị phương pháp tốt cho giáo viên cũng không thể thiếu việc sắp xếp, tổchức giờ dạy thông qua giáo án, qua kế họach giảng dạy tiết vẽ theo mẫu đó một cách rõràng, cụ thể Phương pháp chủ đạo là lấy học sinh làm trung tâm và thầy giáo là người hướngdẫn cũng được thể hiện rõ trên giáo án Mọi họat động của giáo viên mang tính chất gợi mở,cũng như vậy mọi họat động tích cực của học sinh được lập kế họach theo từng bước củatiến trình giảng dạy Và đặc biệt giáo viên cần chú ý tới phần minh họa bảng cũng cần được
Trang 11thể hiện rõ trong giáo án theo một cột riêng (bên phải của phần kiến thức và diễn biến giờdạy).
b/ Sự chuẩn bị đối với học sinh.
Học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học vốn vẫn là kiến thức trừu tượng nhất trong
bộ môn mĩ thuật Trừu tượng bởi lẽ học sinh bắt đầu dần hình thành khái niệm về khối, vềhình thể Khi học sinh vẽ vẫn thường có suy nghĩ vẽ vật đó chứ chưa bao giờ có khái niệm
về khối của vật đó, mà vẽ theo mẫu thì yếu tố khối hình mới là trọng tâm Tuy nhiên vẽ theomẫu ở tiểu học không đòi hỏi học sinh diễn tả được khối rõ ràng mà chỉ yêu cầu học sinh cókhái niệm về “khối” mà thôi Vì lý do này, học sinh cần chuẩn bị tốt điều kiện để tham giavào tiết học một cách tích cực và hiệu quả như sau:
+ Việc xem bài trước là công việc đầu tiên của học sinh Từ đó, học sinh sẽ tìm hiểumẫu ở nhà (nếu có) hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ động cho học sinh Cũng
có những bài học sinh cần chuẩn bị mẫu cá nhân để giờ thực hành học sinh làm việc mộtcách độc lập Ví dụ như: bài vẽ lá cây (MT lớp 2 bài 19 trang 40) Muốn vẽ tốt được yêu cầucủa bài (vẽ một lá cây), thì học sinh nên quan sát trước lá cây ở nhà và chuẩn bị ít nhất một
lá cây để đến lớp làm bài thực hành vẽ lá cây mình đã chuẩn bị Việc chuẩn bị này giúp họcsinh tư duy nhanh hơn, so sánh dễ dàng hơn và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn
+ Việc chuẩn bị đồ dùng học tập cũng là một yếu tố rất cần thiết đối với học sinh Bởi
vì, cũng như thầy (T) nếu chuẩn bị thiếu mẫu thì không phải là dạy vẽ theo mẫu, còn trò (H)nếu thiếu đồ dùng học tập cũng coi như là không phải học mĩ thuật Những đồ dùng của họcsinh không thể thiếu được đó là: Vở mĩ thuật (Vở tập vẽ đối với lợp 1,2,3); bút vẽ (bút chì,bút dạ mầu, bút sáp mầu…) Học sinh mà đã chuẩn bị được đồ dùng học tập tức là giờ giảng
đã được góp một phần lớn vào hiệu quả của giờ dạy
Như chúng ta thấy nếu học sinh không có vở dẫn tới học sinh không làm bài, hoặc làmlấy lệ và chắc chắn phần chuẩn bị ở nhà là học sinh không hề chú ý, không muốn nói làkhông cần chuẩn bị, và nếu học thiếu mầu, hoặc bút chì các em sẽ thực hành một là bằng bútmực, hai là chờ để mượn của bạn khác Như vậy chúng ta thấy rất rõ học sinh không chuẩn
Trang 12bị đồ dùng học tập dẫn tới hai hiện trạng đó là ở nhà thì không chuẩn bị, ở lớp thì lười làmbài Do mượn đồ dùng học tập lớp học sẽ rất mất trật tự và ảnh hưởng không nhỏ tới chấtlượng tiết dạy.
* Như vậy việc chuẩn bị tốt của T và của H cho bài học vẽ theo mẫu sẽ đem lại hiệuquả cao cho tiết học và khắc phục được cách Dạy-Học cũ và lạc hậu
2/ VẤN ĐỀ THỨ HAI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
Dạy mĩ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo hướng để họcsinh làm bài thực hành là chính (thời gian khoảng 20 - 25 /40 phút của tiết học).Thế nhưngthời gian đầu giờ (10 -15 phút) là thời gian giảng lý thuyết Phần này tuy chiếm ít thời giannhưng lại là một việc vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiếnthức vẽ theo mẫu đối với học sinh
a/ Thực tế:
Lâu nay dạy vẽ theo mẫu thường là qua loa nhất trong tất cả năm phân môn của bộmôn mĩ thuật Bởi một lẽ đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều, mẫu vẽ hầu như không có trongsuốt chương trình tiểu học Mà giáo viên thì việc chuẩn bị mẫu cho học sinh quá nhiều làđiều không thể
Mặt khác học sinh ngồi học 30 40 học sinh /lớp, bàn thẳng kê xếp cố định theohướng lên bảng Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu là một điều tương đốiphức tạp và hiệu quả là cả một vấn đề cần bàn tới Song song với hai thực trạng trên thì việchọc sinh có cần quan sát mẫu hay không lại là một vấn đề khác bức xúc không kém Bởi vì,kết quả của các bài vẽ như vậy thường đơn điệu, cứng nhắc…Từ những thực tế ấy trong lúc
ta chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất cho môn học còn chưa đồng nhất thì mỗi người giáoviên chúng ta cần đưa ra những phương pháp cụ thể, một mặt để khắc phục, một mặt để nângcao hiệu quả dạy vẽ theo mẫu là tất yếu
b/ Phương pháp.
Trang 13Trong 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học được chia đều cho 5 lớp là những bài vẽ từ đơngiản và nâng cao dần theo cấu trúc chương trình đồng tâm Vì vậy ở những lớp nhỏ (lớp1,2,3) thường là những mẫu vẽ hết sức đơn giản như: hình vuông, hình tam giác, hình tròn,cái túi xách, cái cốc, cái xô… Còn ở lớp cao hơn (lớp 4,5) nhìn chung những mẫu vẽ đều làcác đồ dùng vật dụng trong gia đình Cho nên, việc hướng dẫn quan sát mẫu cho học sinh làrất cụ thể, rất gần gũi, chỉ cần đòi hỏi giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp là sẽ đạt hiệuquả cao.
Hầu hết các mẫu vẽ ở tiểu học đều là những hình vẽ đơn giản, giáo viên giới thiệu mẫu
và hướng dẫn quan sát, so sánh tối đa từ 5 7 phút thì đòi hỏi giáo viên phải có lời giảngcũng như yêu cầu cô đọng, dễ hiểu và phải thự tế
Trong phương pháp giảng dạy cũ: Giáo viên thường vấn đáp học sinh và học sinh trảlời câu hỏi máy móc thậm chí vu vơ bởi học sinh thường không chú ý tới mẫu Do đó, việcđầu tiên để dạy tốt và hướng dẫn tốt học sinh quan sát, nhận xét thì giáo viên cần chủ độngkhắc phục cách bày mẫu và chuẩn bị mẫu cũng như phương pháp cho học sinh quan sát mẫu
- Giáo viên bầy mẫu: lớp học thường đông cho nên giáo viên nên bầy mẫu vào giữalớp và kê bàn ghế theo hình chữ u để học sinh nào cũng có cự ly gần với mẫu, và đảm bảocác em được quan sát mẫu 100%, không có hiện tượng học sinh này quan sát “mẫu” tại
“gáy” học sinh ngồi trước mình
- Giáo viên chuẩn bị mẫu: Nếu là những mẫu nhỏ, như cái cốc, cái lá, quả cây… Giáoviên nên chuẩn bị nhiều mẫu gống nhau để học sinh quan sát theo nhóm (số lượng nhóm tuỳthuộc vào điều kiện thực tế lớp học để giáo viên quyết định) Khi học sinh quan sát theonhóm, học sinh sẽ nhận xét, so sánh mẫu rất hiệu quả, khắc phục được việc học sinh khôngquan sát mẫu, nói chuyện và đùa nghịch Nhưng cái lớn nhất đạt được là học sinh đều nhậnxét và có khả năng mô phỏng lại được mẫu gần giống thực
- Giáo viên chủ động đối với phương pháp dạy quan sát mẫu: Việc hướng dẫn của giáoviên dạy vẽ theo mẫu là rất khéo léo, học sinh tiểu học do tâm lý lứa tuổi các em chỉ nhậnthức vấn đề từ cảm tính, nhìn thấy thực tế Vì lý do này, giáo viên cần hình tượng, cụ thể hoá
Trang 14mẫu vẽ thành những hình phải đơn giản, cụ thể và dễ mô phỏng Ví dụ: Vẽ cái cốc trước hếtphải hướng dẫn học sinh vẽ một hình học giống cái cốc đã, như hình chữ nhật chẳng hạn.Vậy để vẽ được hình cái cốc cần phải vẽ hình chữ nhật trước, như vậy chúng ta thấy cụ thểhoá hình vẽ rất quan trọng, đó chính là quá trình qui đổi mẫu vẽ thành một hình học có tên,
dễ vẽ, từ đó việc biểu hiện mẫu trên bài vẽ là rất dễ dàng, đơn giản
- Trước đây giáo viên hay cho học sinh nhận xét hay so sánh mẫu bằng lời không(phương pháp này chưa hợp với học sinh tiểu học chỉ phù hợp với học sinh trình độ caohơn) Vì các em còn rất nhỏ, khái niệm về mĩ thuật còn hạn chế nhiều, nên giáo viên cầnhướng dẫn học sinh so sánh mẫu ngoài bằng lời ra còn bằng cả hành động (động tác) VD:Khi hướng dẫn các em quan sát để tìm ra hình chung của mẫu giống hình gì ? Nếu giáoviên chỉ sử dụng câu hỏi không, buộc học sinh phải hình dung khó hơn, lâu hơn, nhưng nếugiáo viên hỏi xong rồi dùng thước kẻ chặn hai chiều, theo chiều ngang và chiều dọc Lúc đóhọc sinh sẽ được cụ thể hoá hình chung của mẫu là hình học gì? Bằng phương pháp này họcsinh sẽ nhận xét nhanh hơn và hiệu quả hơn, tỷ lệ hình dễ chuẩn xác hơn
- Khi đặt câu hỏi quan sát cần sử dụng những cụm từ ít chuyên môn (từ khó) mà sửdụng những cụm từ đơn giản nhưng dễ hiểu như: Đối với từ khó: Các em cho biết tỷ lệ củavật mẫu như thế nào ? ; Thay bằng cụm từ dễ hơn: Em hãy so sánh xem chiều cao của mẫuvới chiều ngang của mẫu như thế nào ? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy thì học sinh sẽ tậptrung vào so sánh, nhận xét và đưa ra kết quả ngay, đã giản đơn được một bước phải suynghĩ tỷ lệ là gì đối với học sinh
Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp giảng dạy cải tiến đối với phân môn vẽ theomẫu, tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung đổi mới cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhậnsét
c/ Một số ví dụ:
+ Bài 4: vẽ hình tam giác - MT 1 Vở tập vẽ trang 9.
Mục tiêu của bài là học sinh biết cách vẽ hình tam giác, và vẽ được một số hình tượngbắt nguồn từ hình tam giác
Trang 15Để đưa học sinh thực sự vào hoàn cảnh có vấn đề giáo viên hướng dẫn học sinh quansát nhận xét theo hướng tích cực của học sinh Với những yêu cầu chuẩn bị đối với giáo viên
và học sinh, thì học sinh có thể chủ động nêu được đặc điểm của hình tam giác
- Giáo viên đưa một số mẫu giống hình tam giác (cái nón, ê ke, khăn quàng…) rồigiáo viên đặt câu hỏi: Những vật này giống hình gì ? Học sinh sẽ tư duy so sánh nhậnxét đua ra kết quả là giống hình tam giác
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, trong gia đình mình còn có những vật dụng gìgiống hình tam giác ?
Lúc này do học sinh được chuẩn bị kĩ ở nhà và cách gợi tả của giáo viên qua câu hỏithứ nhất về các đồ vật, học sinh sẽ nhận biết và kể rất nhiều thứ ở gia đình mình giống hìnhtam giác Với hình học đơn giản này giáo viên không cần hướng dẫn học sinh vào cấu tạocủa tam giác Bởi vì, hình tam giác các em đã được làm quen và biết rõ từ khi các em họcmẫu giáo lớn, và từ đầu lớp 1 qua môn toán Vì vậy, giáo viên sẽ tập trung để học sinh hiểuđược vẽ một hình tam giác cần vẽ như thế nào (cách vẽ) và để hiểu được thì học sinh phảibiết quan sát và nhận xét hình
Do yêu cầu của bài đối với phần thực hành (giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ một bứctranh về biển bằng những hình tam giác) Nên ở phần chuẩn bị giáo viên chú ý tới trực quancủa bài (hình vẽ thuyền buồm, núi, các con cá), những trực quan đều phải bắt nguồn (giốnghình tam giác) Tới lúc này, sau khi giáo viên cho học sinh kể được tên của nhiều đồ vậtgiống hình tam giác, giáo viên sẽ treo một số tranh gợi ý mà giáo viên đã chuẩn bị như:Tranh vẽ một thuyền buồm, học sinh sẽ nhận xét phần nào của thuyền buồm gống hình tamgiác Tương tự như vậy đối với các hình khác giáo viên cũng đưa học sinh vào hoàn cảnh cóvấn đề (tức là cho học sinh nhận xét và nêu lên nhận xét riêng của mình)
Như vậy đối với tiết học vẽ theo mẫu này mặc dù học sinh đông (35 học sinh/ 1 lớpvẫn ngồi học ở lớp học thông thường, nhưng do mẫu vẽ là hình tam giác cho nên việc hướngdẫn học sinh không mấy khó khăn gì, chỉ đòi hỏi giáo viên cần đưa học sinh vào hoàn cảnh
Trang 16có vấn đề, để các em chủ động tích cực quan sát nhận xét mẫu, so sánh và nhận biết nhanh,
có như vậy kiến thức đến với học sinh không bị áp đặt, không bị gò ép
+ Bài 24: Vẽ cái ám tích và cái bát MT 5 trang 50.
Đối với bài này mục tiêu đặt ra đó là học sinh tập quan sát, so sánh, ước lượng tỷ lệmẫu ghép (hai mẫu) để tìm ra vị trí, kích thước các bộ phận của mẫu và biết cách vẽ mẫughép Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần đúng mẫu (diễn tả được đặc điểm, tỷ lệchính của mẫu)
Bài vẽ theo mẫu này có thể nói là kiến thức cuối của chương trình mĩ thuật tiểu học vềphân môn vẽ theo mẫu Bởi vì, vẽ mẫu ghép (hai mẫu) chỉ được áp dụng khi học sinh đã cóvốn kiến thức tương đối hay nói cách khác chỉ dành cho học sinh cuối cấp Như vậy, cũng làbài vẽ theo mẫu ở tiểu học nhưng ở mỗi bài, mỗi lớp giáo viên lại chọn phương pháp riêngsao cho phù hợp, ở đây ta thấy bài 4 (vẽ hình tam giác) của mĩ thuật lớp 1, chỉ cần chuẩn bị,
áp dụng phương pháp linh họat là bài dạy đã đạt được hiệu quả cao, nhưng bài này đòi hỏigiáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp, đặc biệt là vấn đề quan sát nhận sét mẫu Đốitượng học sinh là lớp 5, kiến thức mĩ thuật đang dần hoàn thiện ở trình độ sơ đẳng (cấp tiểuhọc) Mẫu vẽ đòi hỏi phải so sánh nhiều, điều kiện Dạy-Học lại là một vấn đề khó Vậy, giáoviên (người làm nhiệm vụ dẫn đường, gợi mở) cần đặc biệt chú trọng, tìm tòi cách chuyển tảibài giảng theo hướng tích cực:
- Trước hết là chuẩn bị: Theo phương pháp mà tôi đã đề cập ở phần trước (Vấn đề thứnhất) giáo viên - học sinh - cơ sở vật chất phải được chuẩn bị tốt Vẽ mẫu này đòi hỏi họcsinh phải được ngồi (đứng) vẽ theo hình chữ u Tức là mẫu được bầy ở giữa phòng, học sinhngồi (đứng) vẽ ở ba hướng khác nhau: Hướng bên trái, hướng bên phải và cuối lớp Mẫuphải được giáo viên bầy không cao quá đường tầm mắt (không cao hơn mắt học sinh), mẫu
vẽ phải đảm bảo có mĩ quan, có vải trắng trải bàn để bầy mẫu, chú ý cho học sinh nhỏ đứng(ngồi) trước học sinh lớn
- Trước khi vào phần hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, giáo viên đặt câu hỏi:Mẫu hôm nay vẽ có gì khác với mọi khi ? Mục đích để học sinh hiểu được đây là một mẫu
Trang 17khó, đòi hỏi học bài cần tập trung cao, có tư duy so sánh, tạo không khí thích tìm tòi, khámphá của học sinh, và gây chú ý cho học sinh đối với mẫu bầy phía trước.
- Đối với phần quan sát hình chung: Giáo viên nên chuẩn bị hai miếng bìa: Một miếngđược đục lỗ hình chữ nhật bao quanh cả hai mẫu, có thể làm cả ba hướng thì cần ba miếngđục lỗ ca chiều rộng khác nhau; và một miếng bìa đục thủng hình chữ nhật bao quanh vừacái bát, hình nhỏ này chỉ cần một bởi cái bát nhìn ở hướng nào cũng có tỷ lệ giống nhau.Mục đích của sự chuẩn bị này là khi đặt câu hỏi đối với học sinh về hình chung và hình riêngcủa vật mẫu trông giống hình gì?, hình riêng của cái bát nhỏ bằng một phần mấy của hìnhchung ? ; hoặc hình riêng của các vật so sánh với nhau Khi giáo viên cụ thể hoá bằng cáchđục lỗ miếng bìa thì học sinh nhận xét hình rất nhanh và so sánh rất tốt bởi vì, trẻ ở tiểu họcthường cảm nhận trực quan là chính Nếu chúng ta hướng dẫn học sinh bằng cách chỉ vàomẫu và yêu cầu học sinh so sánh, cho biết hình chung, hình riêng thì e rằng học sinh ướclượng, tính toán rất khó chính xác được Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh
sẽ chỉ nhìn thấy một lỗ thủng mà trong nó (phía sau) chứa chọn vẹn mẫu vẽ, đương nhiênkhái niệm về hình chung, hình riêng hình thành rất nhanh
- Đối với việc quan sát so sánh từng phần của từng vật mẫu: Do đây là mẫu ghép (haimẫu) nên hai đồ vật sẽ có rất nhiều chi tiết: Như miệng của tích, vòi tích, quai sách của tích,miệng bát, chôn bát Và đặc biệt chú ý (học sinh hay mắc phải) hướng dẫn học sinh quan sátkhi ngồi ở những vị trí khác nhau sẽ thấy mẫu thay đổi rõ rệt Cái ấm tích ngồi ở vị trí khácnhau sẽ thấy vòi và quai khác nhau Có những vị trí không thấy vòi Do đó, giáo viên sẽ đặtcâu hỏi ở ba vị trí (chủ động chọn theo ý đồ) để có ba hình vẽ tương ứng: Thấy vòi ở bên tráitích, thấy vòi ở bên phải tích và thấy vòi ở chính giữa tích Tương tự như vậy giáo viên cầnđặt câu hỏi để học sinh nhận xét cái bát với cái tích cũng có vị trí thay đổi khi học sinh ngồi
ở vị trí khác nhau Giáo viên cho học sinh nhận xét theo vị trí nhìn thấy: tích che mất mộtphần của bát, và vị trí thấy bát che mất một phần của tích Ở những phương pháp này mụcđích cho học sinh nhận ra mẫu vẽ sẽ thay đổi khi nhìn ở những vị trí khác nhau, nhưng lạiđòi hỏi giáo viên quan sát vị trí học sinh ngồi để học sinh nhận xét hình nhìn thấy đúng như
Trang 18ý đồ chuẩn bị của giáo viên, việc này không khó nếu khi giáo viên bầy mẫu đã đi quan sáttrước một lần.
- Đối với việc quan sát, nhận xét mầu sắc (đậm nhạt) của vật mẫu Hệ thống bài vẽtheo mẫu ở tiểu học, về vấn đề quan sát để nhận biết đậm nhạt cũng rất quan trọng Khi nhậnxét học sinh hiểu được đậm nhạt thì sẽ hiểu và mô phỏng được khối Tuy nhiên đối vớinhững lớp nhỏ như lớp 1,2,3 việc vẽ đậm nhạt thực sự chưa cần thiết, nhưng học sinh cũngphải hình thành được khái niệm đậm và nhạt Vì thế, ở bài này giáo viên cần hướng dẫn họcsinh quan sát mẫu và nêu nhận xét của mình về đậm nhạt Bởi vì đối tượng của bài này đãđược học và vẽ mĩ thuật trong 4 năm, đặc biệt đây lại là những bài vẽ theo mẫu cuối cùngcủa chương trình tiểu học Để học sinh nhận biết được đậm nhạt, chúng ta cần chọn mộthướng ánh sáng chiếu vào mẫu, giáo viên sẽ đóng một vế cửa lại chỉ mở một bên để tạo ánhsáng chiếu một chiều vào vật mẫu Lúc đó học sinh quan sát mẫu sẽ nhận dạng được tối thiểu
3 sắc độ Một số giáo viên hướng dẫn quan sát đậm nhạt lại đặt câu hỏi: Em cho biết nhìnmẫu vẽ thấy mấy độ đậm nhạt ? Như vậy khái niệm của thầy chưa cụ thể khiến nhiều họcsinh chưa thể hình dung được sắc độ là gì ? Ngược lại, nếu giáo viên thay bằng: Em nhìn lênmẫu thấy phần bên nào là đậm nhất ? Tương tự như vậy đặt câu hỏi với phần sáng nhất Còn
ở giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào ? (* ở giữa là độ sáng trung gian) Nếu mẫu đượcchuẩn bị là hai vật có mầu đậm nhạt khác nhau thì giáo viên cũng cần gợi ý sự quan sát củahọc sinh theo cách tương tự
* Qua hai ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và vẽ theo mẫunói riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét Khi quan sát nhận xét đầy đủ mẫuviệc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng Cóthể nói phần hướng dẫn quan sát nhận xét là điều kiện bất biến để hướng dẫn tiếp học sinhcách vẽ
3/ VẤN ĐỀ THỨ BA: HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH VẼ.
Cấu tạo của tiết vẽ theo mẫu được chia làm hai phần: Phần một là hướng dẫn; phần hai
là thực hành Thời gian cho hai phần này cũng khác nhau: Phần hướng dẫn rất quan trọng
Trang 19nhưng giáo viên lại không được giảng quá nhiều chỉ nên chiếm 1/4 hoặc 1/3 tiết học (khoảng
10 - 15 phút) trong đó lại gồm 2 phần hướng dẫn đó là: hướng dẫn quan sát, hướng dẫn cách
vẽ Phần quan sát chúng ta vừa được tìm hiểu xong Riêng phần cách vẽ giáo viên cũng nênhướng dẫn học sinh cụ thể và đơn giản theo một số nội dung sau:
a/ Hướng dẫn về bố cục (cách sắp xếp): Trước hết bài vẽ bao giờ giáo viên cũng cần
phải hướng dẫn học sinh xây dựng ý đồ với một bố cục đẹp, tức là sắp xếp phải cân đối,thuận mắt Ở phần hướng dẫn này giáo viên vẫn thường xuyên không chú ý tới vai trò của
nó, mà thường hướng dẫn qua loa, không cơ bản và nhất quán khiến cho các em hay vẽ nhỏquá (phổ biến) và vẽ lệch trang giấy Như vậy kết quả bài vẽ chưa đẹp mắt không dám nóinhiều bài còn thấy khó chịu Vì vậy, tôi đưa ra một phương pháp để thay đổi cách tiếp nhậnkiến thức của học sinh Nhằm khắc phục một số yếu điểm của phương pháp cũ Nếu trướcđây giáo viên thường chỉ nói áp đặt cho học sinh “các em không được vẽ nhỏ quá, to quáhoặc lệch trái, lệch phải” Như vậy học sinh sẽ không khắc sâu, thậm chí nhiều em khôngchú ý, dẫn đến tác dụng của lời “nhắc” đó ít hiệu quả Còn theo tôi để hướng dẫn học sinhvào vấn đề thì nên đặt học sinh trong hoàn cảnh đó: Giáo viên treo trực quan bao gồm 4 hình
vẽ vật mẫu trong đó có: một hình được vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy; một hình có hình vẽ lệchsát sang một mép của trang giấy; một hình vẽ thật lớn kín hết cả chiều cao giấy và cuối cùngmột hình vẽ cân đối đẹp mắt Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận xét bài đẹp nhất (các bàiđược đánh số từ 1 4 theo thứ tụ như trên) Khi học sinh được quan sát, nhận xét thì việctìm ra bài vẽ thứ 4 đẹp là điều rất dễ dàng Qua đó giáo viên đặt câu hỏi ngược lại: Tại saohình 1,2,3 lại là hình chưa đẹp ? Và tất cả những lý do ấy được học sinh nêu ra một cách rõràng, nếu trả lời chưa đầy đủ giáo viên có thể bổ sung (vẫn theo hướng gợi ý) nhằm phát huytính tích cực ở học sinh
Như vậy cái hình ảnh gọi là, không đẹp, chưa đẹp ấy (hình 1,2,3) sẽ được học sinh ghiđậm trong trí nhớ của mình, thường thì tâm lý trẻ hình tượng bao giờ cũng dễ nhớ hơn vànhớ lâu hơn Điều đó sẽ dẫn đến kết quả học sinh khi vẽ phải nghĩ ngay tới bài đẹp nhất đểbắt trước hay làm theo Như vậy, tránh được hiện tượng học sinh vẽ theo sự sắp xếp tự dokhông có chuẩn mực nào cả
Trang 20b/ Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu.
Vẽ theo mẫu, tức là nhìn mẫu rồi mô phỏng lại mẫu, mà muốn mô phỏng được mẫuhọc sinh cần có khái niệm vẽ, hình thành được các bước vẽ trong đó bước vẽ hình chung chomẫu được ví như thợ xây dựng muốn xây được cái nhà thì phải cần xây cái móng, cũng nhưvậy muốn vẽ được theo mẫu thì dựng hình chung cũng là nền tảng cho bài vẽ Khung hìnhchung có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa chọn vẹn bên trong khung hình ấy Khi xácđịnh bố cục của bài vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình chung sẽ chiếm từng ấy Khi
vẽ khung hình chung học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy là điều mà mỗi giáo viênchúng ta ai cũng rất cần
Việc hướng dẫn vẽ kung hình chung này được đơn giản và hiệu quả thì phần quan sátnhận xét sẽ đóng một vai trò tương đối quan trọng VD như trong phần vẽ khung hình chungnày đã được giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bằng cách đục lỗ trên tấm bìa Do đó,khái niệm hình chung đến với học sinh sẽ dễ dàng hơn Nếu ở phần hướng dẫn quan sátnhận sét giáo viên không sử dụng phưng pháp đó Khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽkhung hình chung cần đặc biệt chú ý tới tỷ lệ (tức là chiều rộng so với chiều cao) Nếu khunghình có tỷ lệ chuẩn thì việc mô phỏng mẫu sẽ khó giống thực
Ngay từ đầu, khi giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ hình chung cần phải yêu cầu họcsinh không được dùng thước kẻ để kẻ hình chung Thông thường khi giáo viên minh họa trênbảng học sinh thấy hình chung vốn thường là hình chữ nhật hay hình vuông cho nên tiện thểdùng thước kẻ để kẻ cho thẳng, đó thực sự là một thói quen cần phải định hướng lại ngay từbây giờ bởi lúc này các em mới đang bắt đầu làm quen với mĩ thuật Vẽ theo mẫu trongchương trình mĩ thuật tiểu học còn có rất nhiều bài có dáng hình dạng nét thẳng cho nên giáoviên không uốn nắn ngay từ bây gì thì các em sẽ tạo thành thói quen, lối mòn khó gỡ bỏ.Phân môn vẽ theo mẫu luyện tập khả năng vẽ nét và đậm nhạt, trong đó vẽ nét là yếu tố rấtquan trọng Khi tay đã vẽ luyện nét thuần thục rồi thì việc vẽ các phân môn khác là rất khả
dĩ Chính vì vậy , mà giáo viên không được để các em (học sinh) dùng thước kẻ hoặc compa
để vẽ theo mẫu nếu vẽ như vậy thì nét vẽ của học sinh không mềm mại, thay vào đó là nét vẽ