1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với sự hình thành và phát triển của trẻ em

12 2,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 32,78 KB

Nội dung

Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với sự hình thành và phát triển của trẻ em

Trang 1

MỤC LỤC

1 Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với sự

2 Quyền được học tập của trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt

II Tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm 5

1 Thực trạng về việc trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm. 5

2 Nguyên nhân của tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học

3 Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trẻ em không được đi học hoặc

A LỜI MỞ ĐẦU

Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định hình thành nên tính cách của mỗi con người.Việc nuôi dạy con trẻ gần nhất là gia đình, sau đó là xã hội

Trang 2

Giáo dục cho mọi người và tiến tới xây dựng xã hội học tập còn là mục tiêu căn bản, chiến lược của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, tình trạng trẻ em bỏ học và nghỉ học sớm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm mà trách nhiệm trên hết là của cha mẹ và những người thân trong gia đình

B NỘI DUNG

I Một số vấn đề lý luận

1 Vai trò và trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với sự hình thành và phát triển của trẻ em.

Trong mỗi gia đình, cha mẹ luôn có vị trí và vai trò rất quan trọng Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập

và noi theo; còn người mẹ là chỗ dựa, là nguồn lửa sưởi ấm tình yêu thương trong gia đình, dành tình cảm vô tận cho các con Bởi vậy gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em

Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng đều có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các thành viên trong gia đình Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động trực tiếp đến nếp sống, lối suy nghĩ của trẻ Mọi xung khắc của các cá nhân trong gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái

Trong gia đình, ngoài các mối quan hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông

bà và các cháu, anh chị và các em Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình Những người lớn tuổi phải làm gương cho con cháu, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình

Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những việc làm và hành động cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có có tác động trực

Trang 3

tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau

Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa… những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, dần làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý, bỏ học hay thậm chí là bỏ nhà đi lang thang, dễ dẫn đến nguy cơ trở thành tội phạm

Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức hoặc có những hành vi phạm tội, như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp, tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật, nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dẫn tới vi phạm pháp luật Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ là người tốt, có

đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái hoặc không

có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài

Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết… dẫn đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng, bất cần Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ

Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn

và bảo vệ mình nữa Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng

Trang 4

về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và căm ghét gia đình Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống chế thực hiện những hành vi trái pháp luật Con hư còn bởi cách dạy, sự quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy

Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống

xã hội Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững Do đó chúng ta càng phải đặc biệt quan tâm, chú trọng tới việc giáo dục con trẻ trong gia đình

2 Quyền được học tập của trẻ em trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

Một trong những quyền cơ bản nhất của trẻ em là quyền được học tập Trong Công ước về quyền trẻ em cũng như trong pháp luật Việt Nam, học tập không những được quy định là quyền của trẻ em mà còn là bổn phận của cha mẹ, gia đình

và toàn xã hội Chính vì vậy, cha mẹ và những người thân trong gia đình phải có nghĩa vụ giáo dục con cái, chăm lo và tạo điều kiện cho con cái được học tập Mục

tiêu giáo dục được thể hiện trong Công ước về quyền trẻ em: “Giáo dục phải nhằm phát triển nhân cách, tài năng, các khả năng tinh thần và thể chất của trẻ em đến mức cao nhất Giáo dục phải chuẩn bị cho trẻ em một cuộc sống tích cực ở tuổi người lớn trong một xã hội tự do và khuyến khích trẻ em lòng kính trọng cha mẹ, bản sắc, văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị của mình cũng như nguồn gốc văn hóa

và các giá trị của người khác”.

Cũng nhằm khẳng định quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc giáo dục và giúp đỡ con hoàn thiện về nhân cách, trưởng thành lành mạnh và trở thành người

có ích cho xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định trong một số điều như:

Trang 5

Khoản 1 Điều 34 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ:

“1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.”

Khoản 1 Điều 37 về quyền và nghĩa vụ giáo dục con:

“1 Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con….”

Như vậy, các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam thể hiện sự dân chủ, tiến bộ, đề cao được trách nhiệm của cha mẹ trong việc bảo đảm được quyền lợi tương lai của con cái, đồng thời thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ em phát triển toàn diện

II Tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm

1 Thực trạng về việc trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm.

Việt Nam là nước có truyền thống dành ưu tiên cao cho giáo dục Hàng năm, Chính phủ đã dành 20% ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục Quyền được học tập của trẻ em được khẳng định trong Hiến pháp và Chính phủ đã sớm phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập Giáo dục Tiểu học Tuy rất nhiều nỗ lực của chính phủ và toàn dân đã dành cho giáo dục, tình trạng trẻ em bỏ học vẫn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội Theo thống kê của Bộ GD&ĐT:

- Đối với cấp Tiểu học, 58/64 tỉnh, thành có tỷ lệ học sinh bỏ học từ 0% - 0,65%; 5 tỉnh có tỷ lệ bỏ học từ 0,95 - 2% và Kiên Giang là tỉnh có tỷ lệ bỏ học nhiều nhất với 5,16%

Trang 6

- Đối với cấp THCS và THPT, 45/64 tỉnh, thành có tỷ lệ bỏ học từ 0,06% - 1,58%;

10 tỉnh có tỷ lệ bỏ học từ 1,71% - 1,99%; 8 tỉnh có tỷ lệ bỏ học từ 2,0% - 5,51% và Trà Vinh có tỷ lệ bỏ học cao nhất với 9,81%

Đa số những trẻ bỏ học, nghỉ học sớm này sau đó đều đi lang thang, kiếm việc làm Cũng vì bỏ học và nghỉ học sớm nên những trẻ em này đều có trình độ học vấn thấp, nhiều em còn tái mù chữ Theo điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trẻ em lang thang từ 6 - 16 tuổi chưa từng đi học chiếm 4,7%; 34%

bỏ học ở bậc Tiểu học; 58,7% bỏ học ở cấp Trung học cơ sở và 2,6% bỏ học ở cấp Trung học phổ thông

Thêm vào đó, theo Báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người năm

2008 (Education for all – EFA), ngoài vấn đề trẻ em bỏ học, Báo cáo còn đưa ra

hai khuyến cáo khác cho giáo dục Việt Nam Đó là:

1 Năm 2008, với chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người (EDI) là 0,899, Việt Nam chỉ đứng thứ 79 trên tổng số 129 quốc gia được khảo sát.

2 Việt Nam đang đứng trước nguy cơ không đạt được sáu mục tiêu giáo dục cho mọi người đến năm 2015 gồm: chăm sóc và giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, đáp ứng nhu cầu học tập của thanh thiếu niên và người lớn, xóa mù chữ và môi trường tri thức, cân bằng giới và bình đẳng giới, chất lượng giáo dục.

Nhìn ở góc độ chung toàn quốc, điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 2008)(*) cho thấy 24% trẻ em được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi Tỷ lệ bỏ học sau khi học xong từ lớp 1 đến lớp 5 chiếm 12%, từ lớp 6 đến lớp 8 là 21% và riêng hết lớp 9 tỷ lệ này là 27% trong số những người đã

Trang 7

bỏ học Theo SAVY, chỉ có 46.3% trẻ em Việt Nam được đi học trung học Trong

số các lý do chính khiến thanh thiếu niên bỏ học, “phải làm việc cho gia đình” chiếm 19%, “không có tiền đóng học phí” chiếm 18%, “không muốn đi học thêm nữa” 17%, “không thi đỗ” 15% và “sức học yếu” 9% Điều tra này cũng cho thấy những lý do chính khiến một số thanh thiếu niên không đến trường là do kinh tế khó khăn (khoảng 44%), nghỉ học để lao động, có thêm thu nhập cho gia đình (khoảng 21%) Các hộ gia đình phải chịu chi phí giáo dục trực tiếp và gián tiếp bao gồm học phí, tiền mua sách, tài liệu học, đồng phục, lương thực, đi lại - tất cả cản trợ việc các gia đình nghèo cho con em họ đi học Vì lý do này nên các gia đình nghèo thường không đầu tư vào giáo dục cho con em họ, đặc biệt là cho các em gái

vì chi phí cơ hội cho các em lớn hơn Nhìn ở góc độ tác động, nguyên nhân bỏ học

ở trẻ em có thể phân thành 4 nhóm: gia đình, nhà trường, xã hội và bản thân trẻ Sau đây ta sẽ đi sâu nghiên cứu về nguyên nhân từ phía gia đình trong phạm vi có liên quan của đề bài

2 Nguyên nhân của tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm bắt nguồn từ chính gia đình của trẻ.

2.1 Kinh tế khó khăn, sống trong đói nghèo, trẻ sớm phải tham gia lao động để phụ giúp gia đình.

Các tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao đều là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và miền Tây Nam bộ Ngay cả các tỉnh, thành phố có kinh tế - xã hội phát triển cũng vẫn còn học sinh bỏ học do ở đó vẫn có một số địa bàn khó khăn như làng chài, vùng kinh tế mới Điều

đó cho thấy rằng nguyên nhân học sinh bỏ học trước hết là do hoàn cảnh khó khăn: dân cư sống rải rác, đường xá đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều học sinh thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mặc không đủ ấm; một số học sinh lớp 4, lớp 5 bỏ học do phải phụ giúp gia đình lao động kiếm sống; một số em phải bỏ học

vì theo gia đình di dân tự do Chính cuộc sống gia đình nghèo khó đã khiến không

Trang 8

ít ông bố bà mẹ phải chấp nhận việc để con cái mình ra đi kiếm sống, dẫu biết rằng cuộc sống lang thang nơi thành phố là cùng cực, khổ sở và đầy rẫy cạm bẫy, nhưng

vì nghèo đói nên “đầu gối phải bò” Ở đây nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học đi lang thang, do gia đình nghèo các em không được sự chăm sóc vật chất từ phía gia đình mà phải sớm lao động để tự nuôi sống bản thân cũng như trợ giúp gia đình

Thêm vào đó các trường học ở đây thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi tập; giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ hơn ở các nơi khác Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hoá của các nhà trường và do đó làm giảm niềm vui đến trường của trẻ em

2.2 Gia đình không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn hoặc bạo lực gia đình.

Ở nhiều nơi trong cả nước hiện nay có các gia đình bố mẹ đi làm ăn xa, con

ở nhà với ông bà nên thiếu điều kiện chăm sóc, động viên theo dõi việc học hành Tình cảm gia đình ít được củng cố làm nhiều trẻ em cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ

Nếu bố mẹ luôn mâu thuẫn, trẻ sẽ sống trong một gia đình luôn căng thẳng, thiếu sự hoà thuận, đầm ấm, mọi người không chú ý, quan tâm đến nhau khiến trẻ chán nản cuộc sống gia đình, dẫn đến chán học và tham gia vào nhóm bạn xấu, bỏ học… Việc số vụ ly hôn ngày càng gia tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội

mà nạn nhân của các vụ ly hôn đó không ai khác là trẻ em Cho dù sau khi cha mẹ

ly hôn trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của cả hai người nhưng việc đỗ vỡ hạnh phúc của cha mẹ thực sự đã trở thành cú sốc đối với các em Bạo hành gia đình cũng đang trở thành vấn đề nhức nhối Bạo hành gia đình thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau: bạo hành về thể xác, bạo hành về tinh thần (đánh đập, chửi mắng…) Nhiều trẻ em bỏ nhà ra đi vì chúng không chịu được những tổn thương

do bạo hành gia đình gây ra cho các em và phần lớn các em đều phải chịu những

Trang 9

tổn thương về mặt tâm lý rất nặng nề Những tổn thương tâm lý này dẫn đến sự chán nản, bỏ học và đường phố là điểm đến quen thuộc của các em

2.3 Bố mẹ có kiến thức hạn chế, không đủ hiểu biết để định hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái; nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của học tập đối với tương lai của trẻ.

Việc bố mẹ thiếu hiểu biết, ứng xử kém văn hoá, từ cách xưng hô cho đến những cãi cọ, dùng những từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hoá sẽ làm trẻ nhiễm theo những thói xấu đó Từ việc thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về xã hội, về pháp luật

sẽ không có phương cách dạy dỗ trẻ ngoài thời gian trẻ được giáo dục tại nhà trường Đối với những gia đình này thì việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục trẻ là hầu như không có và không hiệu quả Trẻ không nhận thức được những chuẩn mực, đạo đức xã hội từ trong gia đình, hơn nữa việc học tập không nhận được sự trợ giúp từ bố mẹ, những người thân về kiến thức… dẫn đến học kém và chán học, chúng tự đánh giá thấp về bản thân và chính những người thân trong gia đình Chúng có thể có sự so sánh với những bạn cùng lớp, những gia đình xung quan có điều kiện tốt hơn và dẫn đến thất vọng, chán nản, không có niềm tin từ sự giáo dục của gia đình và chúng rất dễ bỏ học, bước vào con đường xấu

2.4 Gia đình có người luôn đau ốm, bệnh tật trẻ phải chăm sóc dẫn đến bỏ học.

Khi ở trong hoàn cảnh này, nhiều trẻ em phải bỏ học để làm thuê, các em cũng ý thức được việc kiếm tiền giúp đỡ cho gia đình Tuy nhiên do không nhận được giáo dục đầy đủ từ phía gia đình và nhà trường, trẻ lại tiếp xúc với môi trường lao động vất vả, nhiều thành phần, rất dễ bị lôi kéo vào những thói hư, tật xấu, hình thành những bản năng kiếm tiền không chính đáng, ban đầu chúng có thể tự bào chữa cho mình về mục đích kiếm tiền để giúp gia đình hay để chữa bệnh cho người thân nên chúng không day dứt về những đồng tiền kiếm được một cách phi pháp

3 Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trẻ em không được đi học hoặc phải bỏ học sớm.

Trang 10

Để từng bước hạn chế tình trạng trẻ em không được đi học, phải nghỉ học sớm hiện nay, cần tập trung vào một số phương án sau:

- Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc đảm bảo cho trẻ em được học tập, cũng

như có môi trường sống lành mạnh, được phát triển cả về trí tuệ và thể chất Nhất là những người làm cha làm mẹ, những người thân thích của trẻ em Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng

và bản thân trẻ em

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em: Sửa đổi, bổ sung

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng hoàn thiện; bổ sung những quy định cụ thể về quyền được học tập của trẻ em, đặc biệt là quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ và những người thân thích đối với việc đảm bảo cho trẻ em được học tập

- Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội Nhà trường trong việc quản lý giáo dục trẻ em, cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn,

tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác Đoàn, Đội Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo Chính quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho học tập và sự phát triển của trẻ em Không chỉ riêng Bộ GD-ĐT, nhiều tổ chức, đoàn thể cùng tham gia như quyên góp sách giáo khoa, quần áo, tài chính… đảm bảo học sinh đến trường đều có sách vở Các tổ chức chính trị xã hội cũng kết hợp với nhà trường phân công người giúp đỡ học sinh yếu kém…

KẾT LUẬN

Trẻ em vì trẻ em là tương lai của đất nước - để đầu tư phát triển nguồn nhân lực của đất nước, trước hết phải quan tâm đến việc học tập của trẻ em Mục tiêu đầu tiên là giảm tỉ lệ trẻ em không được đi học hay phải bỏ học sớm Giải quyết

Ngày đăng: 02/04/2013, 21:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w