DẠY HỌC NÊU VẤN ÐỀBẢN CHẤT DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ Kiểu dạy học nêu vấn đề Tình huống có vấn đề CẤU TRÚC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ Nêu vấn đề Giải quyết vấn đề Vận dụng CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG
Trang 1DẠY HỌC NÊU VẤN ÐỀ
BẢN CHẤT DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
Kiểu dạy học nêu vấn đề
Tình huống có vấn đề
CẤU TRÚC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
Nêu vấn đề
Giải quyết vấn đề
Vận dụng
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề
Phương pháp đàm thoại
Các ví dụ minh họa
Phương pháp quan sát nêu vấn đề
DẠY HỌC NÊU VẤN ÐỀ
- Tình huống, tình huống có vấn đề
- Vấn đề, vấn đề khoa học,vấn đề học tập
- Mâu thuẫn khách quan,mâu thuẫn chủ quan
- Giả thuyết,Ðánh giá
I.BẢN CHẤT DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ:
1.Kiểu dạy học nêu vấn đề
Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề
Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm QTDH
Các PPDH như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm theo kiểu nêu vấn đề đều có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho HS chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức
2 Tình huống có vấn đề
2.1 Bản chất tình huống có vấn đề:
Theo M.I Macmutôp tình huống có vấn đề là sự trở ngại về trí tuệ cuả con người, xuất hiện khi người đó chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện của quá trình thực tại
Trang 2Như vậy, vấn đề là một câu hỏi cuả chủ thể nhận thức nảy sinh trong tình huống vốn hiểu biết cuả bản thân chưa đủ để giải thích, nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan Trong tình huống vốn tri thức chung cuả nhân loại gặp trở ngại khi giải thích một thuộc tính nào đó cuả sự vật,hiện tượng khách quan nảy sinh trong tư duy cuả các nhà khoa học thì
đó là các vấn đề khoa học
Ví dụ vấn đề: sự di truyền cuả các tính trạng như thế nào? Ðược đặt ra đối với ông MenÐen
ở thế kỷ XIX là một vấn đề khoa học; vấn đề trong sinh học ngày nay: sinh sản vô tính ở động vật bật cao và người? Là một vấn đề khoa học
2.2.Tình huống có vấn đề trong quá trình dạy học:
HS trong quá trình nhận thức vốn tri thức chung cuả nhân loại, đã vấp phải tình huống giưã vốn hiểu biết cuả bản thân với nội dung một khái niệm, qui luật mới nào đó thì sẽ xuất hiện vấn đề đó là vấn đề học tập
Vấn đề có tính chủ quan cuả chủ thể nhận thức, bao hàm nhu cầu hiểu biết đối tượng mới vượt qua khỏi giới hạn vốn tri thức đã có ở bản thân (mâu thuẫn chủ quan=MTCQ ) Như vậy, trong cùng một tình huống thì có thể nảy sinh vấn đề ở chủ thể nhận thức này mà không có vấn đề ở chủ thể khác
Ví dụ tình huống: sinh sản vô tính chỉ xảy ra ở thực vật và động vật bậc thấp, không xảy ra
ở động vật bậc cao và người Các nhà khoa học về công nghệ sinh học đã nảy sinh vấn đề khoa học: sinh sản vô tính nhân tạo có thể thực hiện được ở động vật bậc cao và người hay không? Trước tình huống trên thì các nhà toán học,văn học không có nhu cầu giải quyết vấn đề đó, vì vậy chỉ là tình huống thông báo
Có thể hiểu bản chất tình huống có vấn đề như sau:
Trong quá trình dạy học, GV tạo tình huống phải phù hợp với khả năng cuả HS, có tỷ lệ hợp
lý giữa cái đã biết và cái chưa biết Vấn đề học tập phải vừa sức cuả HS để các em có khả năng giải quyết vấn đề đó Nếu vấn đề đặt ra cho HS quá dễ hoặc quá khó đều không mang lại hiệu quả
Ví dụ: Khi dạy cấu tạo 2 mạch đơn cuả phân tử ADN ,GV đưa ra tình huống: mối liên kết giữa các bazơnitric trên 2 mạch là A liên kết với T và G liên kết với X, từ đó rút ra một bazơnitric có kích thước lớn(A,G) liên kết với một bazơnitric có kích thước nhỏ( T,X)
Nếu tình huống này đưa ra cho HS lớp 9 khi dạy về cấu trúc ADN thì đó là tình huống không làm xuất hiện vấn đề học tập ở HS, bởi vì những kiến thức của HS lớp 9 về hóa học, sinh học chưa đủ để tìm tòi vấn đề mới
Củng với tình huống trên đặt ra trước HS lớp 12 thì sẽ là tình huống có vấn đề Một số HS
có năng lực học tập sẽ hình thành câu hỏi có vấn đề: Tại sao loại bazơnitric có kích thước lớn A không liên kết với bazơnitric có kích thước nhỏ X và loại G không liên kết với loại T? Tình huống trên giáo viên đưa ra khi HS chưa biết bản chất liên kết hidrô giữa các
bazơnitric thì bản thân các HS củng không xuất hiện câu hỏi có vấn đề
II.CẤU TRÚC DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ
1.Nêu vấn đề
Trang 31.1 Xây dựng tình huống có vấn đề
Thông báo tình huống : GV đưa ra tình huống có thể là câu hỏi, bài toán, thí nghiệm, làm việc SGK, các hiện tượng sinh học trong tự nhiên dưới hình thức kiểm tra bài cũ hoặc là
GV thông báo
Tái hiện tri thức của HS có liên quan đến vấn đề mới
GV bằng phương pháp đàm thoại yêu cầu HS trình bày lại những kiến thức đã học
để làm cơ sở cho HS phát hiện vấn đề mới và đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề đó Phát hiện mâu thuẫn ( MTKQ) giữa cái đã biết và cái chưa biết :
1.2.Phát biểu vấn đề học tập:
Vấn đề học tập thường được phát biểu dưới dạng câu hỏi, là kết quả của chủ thể biến mâu thuẫn khách quan thành mâu thuẫn chủ quan.Hiệu qủa của bước này phụ thuộc vào khả năng phát hiện ra các mâu thuẫn khách quan ở đối tượng HS và thể hiện ở các mức độ:
1.3 Các ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Nêu vấn đề bằng công tác độc lập của HS đối với SGK, tài liệu tham khảo -Thông báo tình huống: Bộ NST 2n ở một số loài như sau: Giun đũa 2n=4;Giun đất 2n=36; Ruồi giấm 2n=8; Ếch 2n=26; Bồ câu 2n=80; Gà 2n=78; Chó 2n=78; Mèo 2n=38; Lợn 2n=38; Người 2n=46
-Tái hiện tri thức: Mức độ tiến hóa của các loài trên theo mức độ từ thấp lên cao là:
Gen chỉ huy tổng hợp prôtêin hình thành các tính trạng và đặc tính của mỗi loài sinh vật -Phát hiện mâu thuẫn(><)
Số lượng NST nhiều hay ít ở mỗi loài >< trình độ tiến hóa của loài
Ở người có số lượng gen hoạt động >< số lượng NST không nhiều
nhiều nhất
Hai loài khác nhau >< hai loài có số lượng NST bằng nhau -Phát biểu vấn đề: Số lượng NST có liên quan với trình độ tiến hóa của mỗi loài như thế nào?
Ngoài số lượng NST còn có những đặc điểm nào về bộ NST được đặc trưng cho mỗi loài sinh vật?
Ví dụ 2: Nêu vấn đề thông qua hiện tượng sinh học trong tự nhiên
-Thông báo tình huống: Trên thế giới những lần đầu sử dụng DDT đã có hiệu lực rất mạnh trong việc diệt ruồi, muỗi, nhưng chỉ ít năm sau hiệu lực này giảm rất nhanh và xuất hiện các quần thể kháng DDTở các mức độ khác nhau
Trang 4Hiện nay có các loài vi khuẩn gây bệnh kháng lại các loại kháng sinh như Pênixilin, Streptômixin
- Tái hiện tri thức: ÐB gen thường là ÐB gen lặn và tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp ÐB gen là nguồn nguyên liệu chính cho CLTN
Tương tác cộng gộp của 2 hay nhiều cặp gen, trong đó mỗi gen góp một phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng
Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng khác với quần thể khác trong cùng một loài
- Phát hiện mâu thuẫn :
Sử dụng DDT : lúc đầu ruồi, muỗi >< về sau ruồi, muỗi
sống sót ít sống sót càng nhiều
Sử dụng kháng sinh : lúc đầu tiêu diệt >< về sau vi khuẩn
được vi khuẩn kháng thuốc
- Phát biểu vấn đề : Tại sao ở ruồi muỗi, vi khuẩn có sự tăng cường sức đề kháng đối với những loại hóa chất (DDT, kháng sinh ) mà con người sử dụng để tiêu diệt chúng
*Ví dụ 3 : nêu vấn đề bằng bài toán nhận thức
Bài toán : cho lai gà mào hạt đào thuần chủng với gà mào hình lá thu được F1 đồng loạt mào hạt đào Cho F1 tạp giao được gà F2 Xác định QLDT và viết SÐL từ P đến F2? -Thông báo tình huống:
GV thông báo : F2 thu được tỉ lệ :9 mào hạt đào : 3 mào hoa hồng : 3 mào hạt đậu :
1 mào hình lá
- Tái hiện tri thức : một tính trạng do một cặp gen qui định theo định luật phân li ở F2 có tỉ lệ 3:1 gồm 4 tổ hợp
Lai hai tính trạng do 2 cặp gen phân li độc lập qui định thì ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 9A_B_ :3A_bb :3aaB_ :1aabb
-Phát hiện mâu thuẫn :
F2 tỉ lệ kiểu hình 3:1 > < F2 tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1
Gồm 4 kiểu tổ hợp gồm 16 kiểu tổ hợp
- Phát biểu vấn đề : Tại sao kết quả lai một tính trạng thu được tỉ lệ kiểu hình có 16 kiểu tổ hợp ?
Tình huống có vấn đề chỉ tạo được với những nội dung thích hợp và nó tồn tại ngay trong kết cấu logic của tài liệu SGK, vì vậy GV cần có kỹ thuật để truyền tải các tình huống
đó đến với HS Sự thành công cuả bước này là quan trọng nhất trong dạy học nêu vấn đề 2.Giải quyết vấn đề
Trang 52.1Hình thành giả thuyết:
- Ðể giải quyết vấn đề cần nêu ra một giả thuyết, đó chính là định hướng cho các hoạt động quan sát, thí nghiệm để chứng minh vấn đề mới
- Các giả thuyết đó chính là các ý tưởng có cơ sở khoa học, dựa vốn tri thức đã biết
để hình thành các phán đoán, suy luận lý giải cho vấn đề mới
Ðối với HS, giả thuyết là kết quả quá trình tư duy sáng tạo khi nhận thức vấn đề mới
và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học đặc thù của bộ môn Tính khoa học chính xác của giả thuyết phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể nhận thức, vì vậy trong cùng một vấn đề HS có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau
- Hình thành một giả thuyết cần lưu ý:
* Các giả thuyết phải được hình thành qua suy nghĩ, phát triển từ cái đã biết có liên quan đến vấn đề mới Vì vậy nội dung các giả thuyết không được mâu thuẫn với tri thức đã có của chủ thể
* Các giả thuyết có thể hiện định hướng cho các hoạt động giải quyết vấn đề : Trong dạy học nêu vấn đề HS có thể đưa ra các giả thuyết khác nhau về cùng một vấn đề, GV cần lựa chọn và tập trung sự trao đổi thảo luận của HS vào một vài giả thuyết điển hình
- Khi hình thành giả thuyết tùy theo đối tượng HS, GV có thể sử dụng các phương pháp như : GV phân tích cơ sở khoa học và đề xuất những ý tưởng trong giả thuyết à GV và HS, cùng xây dựng giả thuyết bằng phương pháp đàm thoại gợi mở à HS độc lập tìm ra giả thuyết, đó là kết quả tư duy sáng tạo của chủ thể
2.2 Chứng minh giả thuyết:
Chứng minh giả thuyết là khâu vạch kế hoạch các bước hoạt động cuả GV và HS theo định hướng giải quyết vấn đề đã được nêu trong giả thuyết.Tiến trình giải quyết vấn đề phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm suy đoán của HS và hình thành cao dần qua kiểu dạy học nêu vấn đề
- Ðể giúp HS có thể độc lập vạch kế hoạch chứng minh giả thuyết, GV có thể hướng dẫn HS hành động như sau:
*Từ giả thuyết suy ra kết luận cần chứng minh
* Dự thảo kế hoạch: phương pháp quan sát hay thí nghiệm?
Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật và vật liệu ( quan sát đối tượng tự nhiên, mẫu vật sống, các loại phương tiện trực quan, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất )? Tiến trình quan sát, thí nghiệm?
* Tiến hành các hoạt động quan sát, thí nghiệm
· Nắm vững và ghi chép các kết quả đạt được
2.3 Ðánh giá kết quả
Trang 6Việc đánh giá cần hướng hoạt động của HS theo các bước sau đây:
- Phân tích , lý giải các kết quả đã xử lý và phân biệt dấu hiệu bản chất và không bản chất của các hiện tượng, từ đó khái quát rút ra kết luận,
-So sánh kết luận tìm ra phù hợp với giả thuyết àhãy suy nghĩ và phát biểu nội dung của vấn
đề mới ( khái niệm, qui luật )
( Nếu kết luận tìm ra không đúng nghiệm với giả thuyết , thì phải phân tích được điều kiện và nguyên nhân nào đã nêu ra trong giả thuyết không tương quan với vấn đề mới
Từ đó suy nghĩ nêu lên giả thuyết mới hoặc có thể phải đặt lại vấn đề mới
Việc đánh giá cần tiến hành ngay trong tiết học, GV tổ chức HS đánh giá bằng lời nói hoặc trình bày dưới dạng hình vẽ, bảng, sơ đồ, biểu đồ
2.4-Các ví dụ minh họa
* Ví dụ 1 : DI TRUYỀN LIÊN KẾT
- Thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra
HS PTC ruồi giấm thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn
GV thông báo:Fb 1 xám,dài : 1 đen, ngắn
-Tái hiện tri thức: Về định luật phân li độc lập: 2 Cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng F1 AaBb tạo ra 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau
Kết quả lai phân tích có 4 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau và tuân theo qui tắc nhân Xuất hiện biến dị tổ hợp khác bố mẹ
- Phát hiện mâu thuẫn:
Fb 4 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau > < Fb chỉ có 2 loại kiểu hình
Fb có xuất hiện biến dị tổ hợp > < Fb không có biến dị tổ hợp
- Phát biểu vấn đề : Tạo sao trong kết quả phép lai phân tích không xuất hiện kiểu hình xám, ngắn và đen, dài?
- Hình thành giả thuyết : 2 cặp NST àdi truyền PLÐL àlai phân tích có 4 loại kiểu hình, không phù hợp với kết quả thí nghiệm à loại bỏ giả thuyết này
Hình thành giả thuyết : 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST Fb thân xám thể hiện cùng cánh dài và thân đen biểu hiện cùng cánh ngắnà giả thuyết : gen A và B cùng nằm trên
1 NST
- Chứng minh giả thuyết: viết 2 cặp gen trên 1 cặp NST và sơ đồ phân li NST, gen từ P đến F2 bằng phương pháp đàm thoại
* Ví dụ 2: HOÁN VỊ GEN
- Thông báo tình huống bằng bài toán nhận thức qua khâu kiểm tra
Trang 7- Phát biểu vấn đề : tại sao 1 cặp gen di truyền liên kết mà trong kết quả lai phân tích có xuất hiện biến dị tổ hợp xám, ngắn và đen, dài?
- Hình thành giả thuyết :
Giả thuyết 1 : đột biến giao tử làm xuất hiện Ab và aB
Giả thuyết 2: cặp NST tương đồng đứt và trao đổi đoạn mang gen A với đoạn mang gen a tạo nên giao tử Ab và aB
- Chứng minh giả thuyết và đánh giá:
Giả thuyết 1:
ÐB gen có phụ thuộc vào cấu trúc của gen , nên tần số đột biến ở mỗi gen sẽ khác nhau Tần số đột biến gen rất thấp từ 10-3 đến 10- 5 => giả thuyết do đột biến giao tử làm xuất hiện Ab và aB là không đúng
Fb 0,41 AB : 0,41 ab : 0,09 Ab : 0,09 aB
ab ab ab ab
0,41 xám, dài : 0,41 đen, ngắn: 0,09 xám, ngắn : 0,09 đen, dài
* Ví dụ 3: CHỨC NĂNG DI TRUYỀN CỦA ADN
- Thông báo tình huống:
Cấu tạo gen là một đoạn ADN gồm 4 Nulêôtit A,G,T,X Cấu tạo Prôtêin được hình thành từ 20 loại axit amin
Gen mang thông tin di truyền qui định cấu trúc của một loại phân tử Prôtêin Mỗi loại axit amin được qui định dưới dạng mật mã trong gen
Giả thuyết 1: Mỗi loại Nulêôtit mã hóa một loại axit amin Gen có 4 loại Nulêôtit A,T,G,X, tạo nên số loại mã là 41à không đủ số loại mã để mã hóa cho 20 loại axit amin à loại bỏ giả thuyết
Giả thuyết 2 : Mỗi loại mã gồm 2 Nulêôtit mã hóa cho 1 loại axit amin Từ 4 loại Nulêôtit A,T,G,X tạo nên số loại mã là 42 = 16 à không đủ loại mã để mã hóa cho 20 loại axit amin à loại bỏ giả thuyết
Giả thuyết 3 : Mỗi loại mã gồm 3 Nulêôtit mã hóa cho 1 loại axit amin Từ 4 loại Nulêôtit A,T,G,X tạo nên số loại mã là 43 = 64 à số loại mã nhiều hơn 20 loại axit amin, vì vậy có nhiều bộ 3 khác nhau cùng mã hóa cho 1 loại axit amin và có những bộ 3 vô nghĩa
4 bộ 3 là GXU,GXX,GXA,GXG cùng mã hóa axit amin Alanin
3 bộ 3 vô nghĩa là UAA,UAG,UGA
à Giả thuyết phù hợp với kết quả của thí nghiệm
Trang 8Yêu cầu HS phát biểu thế nào là mã di truyền, sau đó GV khái quát chính xác định nghĩa khái niệm
3 Vận Dụng
- Kiến thức mới đạt được là các khái niệm , định luật , định lí cần được kiểm nghiệm trong thực tiễn đời sống và vận dụng linh hoạt để trả lời các câu hỏi , giải các bài toán , giải thích các hiện tượng sinh học trong tự nhiên Trong quá trình vận dụng có thể xuất hiện tình huống và nảy sinh vấn đề mới thúc đẩy quá trình nhận thức không ngừng về thế giới tự nhiên
- Các ví dụ minh họa :
*ví dụ 1 Di truyền liên kết
- Có thể yêu cầu HS vận dụng giải bài toán để củng cố kiến thức: viết kết quả ở F2?
* Ví dụ 2 : HOÁN VỊ GEN
HS có thể vận dụng kết quả của 3 qui luật khác nhau để nắm vững khái niệm phân li
tổ hợp tự do :
à phân li độc lập tổ hợp tự do là mỗi gen đều có khả năng tổ hợp với gen khác một cách tự
do ngẫu nhiên
*Ví dụ 3 : CHỨC NĂNG DI TRUYỀN CỦA ADN
Khái niệm mã di truyền có thể yêu cầu HS xác định :
- Trình tự các bộ 3 Nulêôtit của một đoạn gen
- Từ 2 loại Nulêôtit ( A,T ) hoặc 3 loại Nulêôtit ( A,T,G ) hoặ 4 loại Nulêôtit (A,T,G,X ) hãy viết các loại bộ 3 mật mã khác nhau tạo ra
III Các phương pháp dạy học trong dạy học nêu vấn đề 1 Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề
- Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề củng giống với phương pháp diễn giảng thông báo _ tái hiện là GV đóng vai trò chủ đạo HS lĩnh hội thụ động các tri thức Tuy nhiên trong phương pháp này , GV trình bày các tri thức theo con đường suy nghĩ , tìm tòi ở các nhà khoa học trong quá trình khám phá tìm ra các chân lí khách quan, Do đó HS được làm quen với phương pháp tư duy khoa học, khả năng phát hiện mâu thuẫn nhận thức, hình thành vấn đề và đề xuất giả thuyết giải quyềt vấn đề thông qua phương pháp diễn giải nêu vấn đề để HS tiệm cận và từng bước nâng cao vai trò độc lập, sáng tạo
- Chúng ta cần lưu ý, khi GV diễn giải về một vấn đề sâu rộng trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự đơn điệu và HS thụ động nghe giảng dễ bị mệt mỏi Ví vậy phương pháp diễn giải có thể kết hợp với phương pháp đàm thoại, quan sát các phương tiện trực quan tranh ảnh, mô hình, mẫu vật sẽ có tác dụng định hướng sự chú ý của HS vào nội dung vấn đề
và tạo ra bầu không khí thân thiện thầy- trò
2.Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề:
Trang 9Phương pháp đàm thoại còn gọi là phương pháp hỏi đáp
- Phương pháp đàm thoại tái hiện- thông báo là câu trả lời cuả HS chỉ cần trình bày các tri thức đã biết hoặc là mô tả các hiện tượng, thuộc tính, kết qủa mà HS quan sát được
từ các đối tượng trong tự nhiên, thí nghiệm và các loại phương tiện trực quan khác
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề là phương pháp bao gồm một hệ thống câu hỏi tổ chức HS độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề mới trong nhận thức
Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề, trong đó câu hỏi có vấn đề là thành tố chính Các câu hỏi tái hiện giúp cho HS tìm ra các tri thức là cơ sở khoa học của vấn đề mới , là điểm tựa cho hoạt động giải quyết vấn đề
Câu hỏi có vấn đề là câu trả lời của HS có chứa đựng nội dung mới trong vấn đề
GV đưa ra câu hỏi có vấn đề có tác dụng định hướng cho HS phát hiện mâu thuẫn khách quan chuyển thành mâu thuẫn logic của chủ thể và đề xuất phương án giải quyết vấn đề đó Trong phương pháp đàm thoại nêu vấn đề , GV phải kết hợp giữa 2 loại câu hỏi tái hiện và câu hỏi có vấn đề một cách hợp lí, hài hòa Sao cho câu hỏi tái hiện có tác dụng hỗ trợ tích cực giúp HS độc lập giải quyết các câu hỏi có vấn đề
- Các kiểu tổ chức đàm thoại cho HS :
GV xây dựng một hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi chính và các câu hỏi gợi mở theo một trình tự logic chặt chẽ thể hiện cấu trúc dạy học nêu vấn đề
Hoạt động tích cực , độc lập của HS được tăng cường tùy theo kiểu tổ chức cho HS đàm thoại do GV đưa ra :
Thầy yêu cầu mỗi trò trả lời từng câu hỏi riêng biệt theo trình tự của hệ thống câu hỏi Nguồn thông tin đạt được cho tập thể HS là tập hợp nội dung của các câu trả lời => thầy nêu ra hệ thống câu hỏi trước tập thể HS và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu hỏi theo trình tự Trong kiểu tổ chức đam thoại này đã kích thích cả tập thể HS suy nghĩ tìm
ra lời giải đáp trước cùng một câu hỏi và bước đầu hình thành mối liên hệ giữa trò với trò qua các câu hỏi trả lời khác nhau => thầy nêu câu hỏi chứa đựng vấn đề chính và gợi ý, tổ chức trò thảo luận tìm ra sự thống nhất chung về một kết luận khoa học mới
Qua đó HS không chỉ thu được các tri thức khoa học mới mà còn hình thành phương pháp
tư duy logic trong tiến trình giải quyết vấn đề
Sự lựa chọn kiểu tổ chức đàm thoại cho HS cần dựa vào khả năng đối tuợng HS , nội dung của vấn đề , số lượng trò và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề có tác dụng phát huy tính tích cực , độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức Vì vậy HS lĩnh hội tri thức một cách vững chắc
Thông qua giải quyết trình tự các câu hỏi đã hình thành các thao tác tư duy ở HS đồng thời GV thu nhận được thông tin ngược về mức độ hiểu vấn đề của chủ thể HS 3 Các ví dụ minh họa
Trang 10Các ví dụ minh họa cho phương pháp diễn giảng nêu vấn đề và phương pháp đàm thoại nêu vấn đề
* Ví dụ 1: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
- Thông báo tình huống: bằng bài toán nhận thức
Bài toán : ở ruồi giấm , tính trạng màu sắc mắt do một cặp gen qui định P thuần chủng ruồi cái mắt đỏ lai với ruồi đực mắt trắng thu được F1đồng loạt ruồi mắt đỏ Cho ruồi F1 tạp giao thu được ruồi F2 Viết SÐL từ P đến F2để giải thích sự di truyền tính trạng giới tính và màu sắc mắt?
-Tái hiện tri thức: Về định luật đồng tính, định luật phân li, định luật PLÐL, định luật
LKG,định luật di truyền giới tính (Hỏi- H ; Ðáp- Ð ; câu hỏi tái hiện- H* )
H* : Ðiều kiện để tính trạng giới tính di truyền độc lập với màu sắc mắt ?
Ð : Gen qui định tính trạng giới tính và gen qui định màu sắc mắt phải nằm trên 2 cặp NST khác nhau
H* : Khi di truyền PLÐL thì kết quả đồng thời về 2 tính trạng tuân theo qui tắc nhân
và hãy nhận xét ở F2 mắt đỏ, mắt trắng biểu hiện ở giới tính O, O có bằng nhau hay không?
Ð : Tính trạng mắt đỏ và mắt trắng đều biểu hiện ở giới tính đực,cái bằng nhau
- Phát hiện mâu thuẫn:
H* : Từ kết qủa thực nghiệm thu được ở F2 , hãy nhận xét kết qủa đồng thời về 2 tính trạng có tuân theo qui tắc nhân không? Ở F2 tính trạng mắt đỏ, mắt trắng biểu hiện ở giới
tính có bằng nhau hay không?
Ð : F2 kết qủa đồng thời 2 tính trạng không tuân theo qui tắc nhân Màu mắt đỏ biểu hiện ở giới ( mâu thuẫn với đặc điểm của qui luật di truyền PLÐL )
- Phát biểu vấn đề:
H : Phát biểu nội dung cần giải thích về màu sắc mắt biểu hiện ở F2không tuân theo qui luật PLÐL?
H : Cặp gen qui định màu sắc mắt chỉ có 2 khả năng : nằm trên NTS thường hoặc là nằm trên NST giới tính Hãy xác định : gen nằm trên NST thường hay NST giới tính ?
Ð : Nếu gen qui định màu mắt nằm trên NST thường thì 2 tính trạng di truyền PLÐL
à không phù hợp với kết quả thực nghiệm ở F2 Vì vậy gen qui định màu mắt của ruồi nằm trên NST giới tính
H : Gen qui định màu mắt nằm trên NST giới tính X hay Y ?
Ð : Giả thuyết 1: Gen nằm trên NST giới tính Y
Giả thuyết 2: Gen nằm trên NST giới tính X