1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy năng lực tự học và tính tích cực hoá cho học sinh qua dạy học môn thể dục - THCS

15 2,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 181,5 KB

Nội dung

Với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng lớn của thời đại như: cuộc cách mạng tin học, cách mạng công nghệ...đang đặt ra những yêu cầu mới đối với con người, đòi hỏi giáo dục phả

Trang 1

MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

- HS (Học sinh)

- GV (Giáo viên)

- TDTT (Thể dục, thể thao)

- XHCN (Xã hội chủ nghĩa)

- LT (Lớp trưởng)

- THCS (Trung học cơ sở)

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO

Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục, đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển với bước tiến nhảy vọt, trở thành động lực đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đưa xã hội loài người bước sang thời đại văn minh mới mà nền tảng của nó là văn minh tri thức Với sự phát triển mạnh mẽ của các cuộc cách mạng lớn của thời đại như: cuộc cách mạng tin học, cách mạng công nghệ đang đặt ra những yêu cầu mới đối với con người, đòi hỏi giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp dạy và học nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo,

có năng lực giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống mới đặt ra, góp phần tích cực xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh

Trong cuộc cách mạng về giáo dục, quan trọng hơn cả là sự đổi mới về phương pháp Giáo dục được cải tiến theo xu hướng phát triển của phương pháp dạy học hiện đại: Chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh

Trang 2

làm trung tâm, hợp lý hơn cả là đặt người học vào trung tâm quá trình dạy học Giáo dục phải chuyển mục đích từ '' Cung cấp kiến thức sang mục đích luyện cách tự mình tìm ra kiến thức, bằng con đường tự học, tự nghiên cứu Giáo viên từ vị trí truyền thụ kiến thức chuyển sang vị trí người hướng dẫn để người học tự tìm lấy kiến thức, còn học trò chuyển từ vị trí thụ động tiếp thu kiến thức sang người chủ động tìm ra, phát hiện ra kiến thức

Đối với môn thể dục(Môn giáo dục thể chất cho học sinh) là môn học giúp các em học sinh phát triển sức khoẻ từ đó phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo Vì sức khoẻ -Trí tuệ là những thứ quý giá nhất của mỗi con người và mỗi quốc gia Muốn có sức khoẻ không chỉ cần có dinh dưỡng và vệ sinh tốt mà cần phải biết và kiên trì rèn luyện thân thể Chính vì vậy mà môn học thể dục ở trường THCS đã trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng và phương pháp tập luyện, nhằm giúp học sinh biết rèn luyện thân thể từ đó có đủ sức khoẻ và trí thông minh để hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ học tập hiện tại và lao động xây dựng, bảo vệ tổ quốc sau này Môn học thể dục còn góp phần rèn luyện cho thế hệ trẻ lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, khéo léo, tính kỷ luật, tính tập thể là tiền đề để hình thành nhân cách Như vậy, thể dục ở đây là vì con người, góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội

Như chúng ta đã biết môn học thể dục được coi là môn học mang tính nghệ thuật với nhiều động tác phức tạp đòi hỏi phải có độ chính xác cao Vì vậy vấn đề học tốt

và say mê môn học thể dục ở trường THCS nói chung và trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng là điều mà giáo viên dạy môn thể dục phải làm

Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường và đối tượng giáo dục nhận thức về môn học chưa được quan tâm và đặt vào vị trí quan trọng Do vậy vấn đề đặt ra đối với tất cả giáo viên dạy môn thể dục nói chung là phải làm thế nào để học sinh học môn thể dục đạt được về kiến thức, kỹ năng tốt nhất cũng như về nhân cách con người để hoàn thành mục tiêu giáo dục học sinh THCS như đã xác định trong luật giáo dục là" Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm

mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Đối với thực tế môn học là phải xác định đúng đối tượng để nâng cao chất lượng cũng như tinh thần tự giác tích cực của học sinh Trên thực tế hiện nay nhiều giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ đặc trưng của bô môn dẫn đến kết quả và khả năng tiếp thu động tác của học sinh còn hạn chế , đồng thời nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đưa phương pháp mới vào dạy học theo hướng tích cực hoá học sinh bằng cách đổi mới phương pháp và cách tổ chức dạy học sao cho giờ học sinh động hấp dẫn, học sinh hứng thú tập luyện đạt dến lượng vận động hợp lý

Về phía học sinh: Khó khăn đầu tiên là học sinh chưa xác định được nhiệm vụ học tập, không chủ động tích cực, vẫn tập luyện theo kiểu nô đùa, tập cho hết trách nhiệm và cho qua phần việc của mình Đó cũng là một khó khăn trong việc giảng dạy bộ môn thể dục của giáo viên trong trường THCS

Chính vì vậy việc dạy học theo phương pháp mới cũng là một vấn đề mà mỗi giáo viên dạy thể dục phải nỗ lực và nhận thức rõ được mục tiêu giáo dục đã xác định Bản thân là giáo viên thể dục tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều Ngay từ khi mới về trường vì chưa hiểu rõ được đối tượng học sinh và phương pháp học cũ ở cấp dưới nên việc dạy học của tôi gặp nhiều khó khăn Qua một thời gian công tác tôi đã tìm hiểu và rút ra được kinh nghiệm rằng việc sử dụng phương pháp dạy học rèn luyện năng lực tự học cho học sinh đạt được kết quả rất tốt

II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác định những biện pháp và phương pháp dạy học phát huy năng lực tự học và tính tích cực hoá cho học sinh trong trường THCS qua dạy môn thể dục,

III/ KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC.

Nhằm thúc đẩy khả năng sáng tạo, rèn luyện tinh thần, hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, tính kỷ luật nhằm phát huy hơn nữa sự nhanh nhẹn, khéo léo, sức mạnh, sức bật, sức bền của cơ thể

IV/ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

1 Đối tượng: Là học sinh THCS

2 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Trang 4

- Tôi đã nghiên cứu trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

từ năm 2005 - 2008

PHẦN II

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của phương pháp "Phát huy năng lực tự học và tính tích cực hoá cho học sinh" qua dạy học môn thể dục ở trường THCS

Hoạt động tự học(Self Learning) là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định Do đó, để hoạt động học có hiệu quả, quá trình tổ chức dạy học phải làm cho hoạt động học của học sinh chuyển từ trạng thái học bị động sang học chủ động Hoạt động dạy học dù được tổ chức dưới hình thức nào thì quá trình học cũng phải bao hàm tính tự học.Trong hình thức dạy học tập trung, giáo viên trực tiếp tổ chức

và hướng dẫn quá trình tập luyện của học sinh còn học sinh phải đóng vai trò chủ thể nhận thức, tích cực huy động mọi phẩm chất, tố chất, tâm lý cá nhân của mình để tiến hành các hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những kỹ năng, những động tác cơ bản của các nội dung của môn thể dục Nếu không có sự vận động tích cực các thao tác tư duy của bản thân thì học sinh không thể nào chiếm lĩnh được các động tác cơ bản cũng như phát huy được năng lực của bản thân mình

Như vậy: Để tự học và hướng dẫn tự học để phát huy tính tích cực hoá cho học sinh cần phải căn cứ vào lứa tổi học sinh, mục tiêu, nội dung, trình độ hiện có của học sinh để từ đó lựa chọn phương pháp, cách thức tự học cho phù hợp với đối tượng

HS

2 Thực trạng của phương pháp "Phát huy năng lực tự học và tính tích cực hoá cho học sinh" qua dạy học môn thể dục ở trường THCS

a Tình hình dạy học của GV

Đa số giáo viên thường quan niệm kiến thức là mục đích của quá trình dạy học nên chỉ quan tâm đến phương pháp truyền thụ kiến thức của bài đúng như nội dung của phân phối chương trình Một số giáo viên chưa có kỹ năng soạn bài theo phương pháp mới mà vẫn áp dụng một cách dập khuôn, máy móc lối dạy "truyền thống" coi nhẹ thao tác tư duy, năng lực thực hành, ít sử dụng các phương tiện dạy

Trang 5

học trực quan để dạy học và tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm

Để có được một tiết dạy tốt giáo viên phải chuẩn bị bài giảng tốt, phải dự kiến được các tình huống, cách sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý giúp học sinh quan sát, nắm bắt kỹ thuật động tác một cách đơn giản nhưng chính xác nhất

b Tình hình học tập của học sinh:

Hiện nay việc học tập môn thể dục nói chung chưa được HS và phụ huynh HS quan tâm, chú ý, HS không hứng thú với môn học, chỉ coi đó là nhiệm vụ, trong giờ học có hiện tượng nói chuyện, học các môn khác hoặc ở tình trạng thụ động, máy móc, ít vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau do đó hiệu quả lĩnh hội còn thấp, làm giảm hiệu quả giờ học

Qua trao đổi và trò chuyện với GV và HS thấy: sử dụng phương pháp phát huy năng lực tự học và tính tích cực hoá cho học sinh để HS tự tập luyện, nhận xét thì

HS hứng thú tập luyện, giờ học đạt chất lượng hơn, HS hoạt động nhiều hơn

3 Các giải pháp:

Để nâng cao hiệu quả giờ học thể dục, mỗi giáo viên phải tự trang bị cho mình những phương pháp thích hợp với đặc trưng bộ môn và quan trọng hơn là phải thích hợp với nội dung của giờ học để từ đó đưa ra phương pháp dạy học phù hợp theo hướng thúc đẩy và rèn luyện năng lực tự học cho HS Sau đây tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy học phát huy năng lực tự học và tính tích cựu hoá cho HS:

A Tập đồng loạt với lần lượt, với phân nhóm không hoặc có quay vòng, có điều kiện có thể áp dụng phương pháp tập luyện vòng tròn.

- Phương pháp đồng loạt: Do động tác tương đối đơn giản và điều kiện, dụng cụ

sân bãi khó khăn nên phương pháp này được sử dụng một cách phổ biến Phương pháp đồng loạt là phương pháp tập luyện toàn lớp trong đó HS toàn lớp cùng một lúc thực hiện bài tập Phương pháp này có nét nổi bật là quản lý được giờ học có mật độ lớn và lượng vận động lớn Phương pháp này thường sử dụng trong khi tiến hành các bài tập như: Đội hình đội ngũ; các bài tập thể dục cơ bản; các bài tập thể dục phát triển chung, một số bài tập bổ trợ cho chạy, nhảy, ném bóng, nhảy dây

Trang 6

Trong phương pháp này để thúc đẩy HS tự rèn luyện năng lực tự học GV chỉ là người tổ chức, hướng dẫn và thị phạm 1-2 lần, sau đó cả lớp cùng tập luyện dưới sự chỉ huy của lớp trưởng GV đi lại quan sát đồng thời sửa sai tư thế động tác nếu có

- Phương pháp phân nhóm: Đây là phương pháp mà hiện nay GV thường sử dụng

và đạt dược hiệu quả cao, nhưng đa số GV vẫn phải giảng giải và nói nhiều dẫn đến lượng vận động của HS còn ít Theo tôi: Đây là phương pháp mà toàn lớp chia làm một số nhóm(hoặc tổ) để thực hiện động tác Nhiệm vụ của GV là sử dụng phương pháp đồng loạt, nghĩa là giới thiệu động tác mới cho cả lớp sau đó mới phân nhóm,

để HS sau khi ghi nhớ động tác và bắt đầu tập luyện theo nhóm hoặc theo tổ, trong mỗi nhóm(tổ) các tổ trưởng làm nhiệm vụ chỉ huy tổ của mình, có thể tập đồng loạt

cả tổ sau đó yêu cầu từng thành viên của tổ lên tập Tổ theo dõi và nhận xét GV làm nhiệm vụ đi lại giữa các tổ, quan sát, sửa sai và nhận xét các tổ tập luyện Sau một thời gian GV tập hợp lớp và cho các tổ thi đua với nhau đồng thời cũng là củng cố cho phần vừa học Làm như vậy HS cảm thấy hứng thú và hào hứng khi học môn thể dục, đồng thời thúc đẩy, rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, tự mình tập luyện cùng với nhóm, với tổ để đạt được thành tích cao.Phương pháp này thường được sử dụng trong các môn như:nhảy cao, bật nhảy, nhảy xa, ném bóng

- Phương pháp "dòng chảy": Đây là phương pháp mà trong đó HS hết người này

đến nguời khác thực hiện động tác một cách liên tục Ưu thế của phương pháp này là giúp GV quan sát được từng HS thực hiện động tác Đây là phương pháp thể hiện rõ được năng lực tự học, tự rèn luyện của HS cũng như phát hiện được những HS có tố chất thực sự Phương pháp này chủ yếu được sử dụng khi giảng dạy các bài tập nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, bóng đá Sử dụng phương pháp này thường nhằm mục đích hoàn thiện kỹ xảo, kỹ năng và nâng cao lượng vận động trong giờ học

- Phương pháp tập luyện quay vòng: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ mỗi nhóm

thực hiện theo nhiệm vụ của GV giao cho để tiến hành tự tập luyện theo tổ hoặc nhóm, sau đó luân phiên thực hiện nhiệm vụ của bài học Phương pháp này thường dùng trong khi dạy một bài có nhiều nội dung đan xen nhau Đây cũng là phương pháp góp phần tăng lượng vận động đáng kể nhất là trong điều kiện dụng cụ, sân bãi còn hạn chế

Trang 7

B Tập theo phương pháp trò chơi và thi đấu, tạo tình huống cho HS tự quản, tự đánh giá và tham gia đánh giá để nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

HS

Ví dụ: Trong kỹ thuật đá cầu, ở nội dung tâng cầu phối hợp có thể cho HS tâng cầu theo phương pháp trò chơi như:

+ Tập theo nhóm 2 người, một người tâng cầu, người kia đếm số câòu tâng được, sau đó đổi cho nhau, có số cầu tâng được nhiều hơn người đó dành phần thắng

+ Tập các động tác bổ trợ cho ném bóng(phát huy sức mạnh của tay, ngực):Cho HS xếp thành 4 hang(2 hàng nam và 2 hàng nữ), hai hàng nam quay mặt vào nhau, hai hàng nữ quay mặt vào nhau, sau đó cho HS đứng tại chỗ và đẩy người đối phương, nếu đối phương bị lùi lại hoặc xê dịch chân là người đó thua cuộc

C Sử dụng đồ dùng trực quan trong rèn luyện năng lực tự học của HS qua dạy học thể dục ở trường THCS.

Theo tôi việc giảng dạy môn thể dục không thể thiếu đồ dùng trực quan bởi thể dục là một môn học có tính thực tiễn cao, gắn liền với nó còn có tính nghệ thuật Vì vậy việc nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản của kỹ thuật động tác cũng như các điều luật cơ bản trong thi đấu thì việc sử dụng trực quan là công cụ hữu hiệu nhất để cho giờ học đó trở nên phong phú và hấp dẫn Đồng thời GV có thể yêu cầu

HS tự quan sát tranh vẽ và tự tập luyện GV chỉ sửa sai.Đồ dùng trực quan ở đây có

thể là tranh, ảnh, đoạn băng kỹ thuật, trận thi đấu

* Thực nghiệm sư phạm:

Sau đây là thể nghiệm một tiết dạy theo phương pháp dạy học" Phát huy năng lực

tự học và tính tích cực hoá cho HS":

THỂ DỤC KHỐI 6 Tiết 32:

BÓNG CHUYỀN - CHẠY BỀN Nội dung

Bóng chuyền: + Ôn tư thế chuẩn bị và các cách di chuyển

+ Ôn: động tác bổ trợ chuyền và bắt bóng bằng hai tay trên cao Một người, hai người và kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay + Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức

Trang 8

Chạy bền : Luyện tập chạy bền (chạy quanh sân tập)

I- MỤC TIÊU

- Nhằm trang bị cho Học sinh một số hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật để rèn

luyện sức mạnh của đôi tay,sự khéo léo đồng thời phát triển sức bền của cơ thể

- Yêu cầu HS biết và thực hiện các động tác bổ trợ, các kỹ thuật động tác một

cách tương đối chính xác

- Học sinh chạy bền hết đoạn đường quy định Nhằm phát huy sự kiên trì bền bỉ

của cơ thể và vận dụng trong thực tiễn

II- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN

- Sân tập thoáng, hợp vệ sinh - 100% học sinh có giầy tập Mỗi học sinh 1 giầy tập

- GV chuẩn bị 10-15 quả bóng chuyền, kẻ sân chơi trò chơi

III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

NỘI DUNG LƯỢNG ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC

1 Nhận lớp

- ổn định tổ chức lớp

- Phổ biến mục tiêu giờ học

Cán sự tập trung báo cáo sĩ số Nghe GV phổ biến mục tiêu giờ học -> giãn hàng khởi động

2 Khởi động

- Chạy nhẹ nhàng quanh sân

- Xoay các khớp: Khớp cổ, khớp

bả vai, khớp cánh tay, khớp hông,

khớp đầu gối, khớp cổ tay- cổ chân

- Tai chỗ chạy bước nhỏ

- Tại chỗ chạy nâng cao đùi

- Tại chỗ chạy gót chạm mông

- Kiểm tra bài cũ: GV 2 HS lên

thực hiện kỹ thuật: chuyền bóng

cao tay bằng hai tay

1 vòng

4 x8

- GV hô to hoặc thổi còi, vỗ tay để HS tập luyện

x x x x x

x x x x x

x x x x x

x x x x x

 GV

- Lớp quan sát, nhận xét

- GV nhận xét và cho điểm

II PHẦN CƠ BẢN 30

-32'

1 Bãng chuyÒn

*Trò chơi:

"Chuyền và bắt bóng tiếp sức"

GV phổ biến cách chơi và luật chơi

3-5' - HS nghe giáo viên phổ biến cách

chơi và luật chơi

Trang 9

- Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 hàng

có số người, số nam nữ bằng nhau

Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 2-3m

Mỗi hàng chia thành 2 nhóm đứng

đối diện nhau ở hai bên vạch giới

hạn, một trong hai em đứng trên

cùng của mỗi hàng cầm 1 quả bóng

- Cách chơi: Khi có lệnh em cầm

bóng nhanh chóng chuyền bóng

bằng hai tay trên cao cho bạn của

mình ở bên kia, sau đó chạy vòng

về cuối hàng.Em đối diện bắt bóng

bằng hai sau đó chuyền bóng bằng

hai tay trên cao cho bạn đối diện

rồi về tập hợp ở cuối hàng Trò

chơi cứ tiếp tục như vậy, hàng nào

xong trước hành đó thắng cuộc

*Ôn: Tư thế chuẩn bị, các cách di

chuyển:

+Tư thế chuẩn bị

+ Di chuyển sang ngang(sang phải,

sang trái)

+ Đứng tại chỗ bật nhảy lên cao

* Ôn động tác bổ trợ:

Tung và bắt bóng bằng hai tay trên

cao hai người

5-7'

10 L

10 L

10 L

13-14'

Sau đó tham gia chơi một cách chủ động, tích cực theo sự điều khiển của GV

- Đội hình chơi trò chơi

x x x x x x x x x x

x x x x x x x x x x

 GV

GV cho HS chơi trong 3 lần, đội nào thắng 2 là đội đó thắng cuộc

- Đội hình tập luyện 4 hàng ngang so le

-GV quan sát đồng thời sưa sai tư thế,

kỹ thuật

x x x x x

x x x x x

x x x x x

x x x x x

 GV

- GV cho HS cả lớp tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay ( không với bóng) sau đó:

- GV chia lớp thành 2 nhóm: (Nhóm nam xếp thành 2 hàng đứng đối diện nhau, nhóm nữ xếp thành 2 hàng đứng đối diện nhau)

- GV cho cả hai nhóm tập luyện động tác bổ trợ: Tung và bắt bóng bằng 2 tay trên cao cá nhân và 2 người

Trang 10

*- Ôn: kỹ thuật: Chuyền bóng cao

tay bằng hai tay

* Củng cố:

GV gọi 2 HS lên thực hiện kỹ thuật

Chuyền bóng cao tay bằng hai tay

2 Chạy bền:

Luyện tập chạy bền: Chạy quanh

-Sau một thời gian GV yêu cầu 2 nhóm tập luyện:

+Nhóm nam: Ôn kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng 2 tay

+Nhóm nữ: Tiếp tục ôn động tác bổ trợ: Tung và bắt bóng bằng 2 tay trên cao 2 người

- Đội hình tập luyện:

Nhóm nam Nhóm nữ

x x x x

x x x x

x x GV x x

x x x x

x x x x

- GV quan sát HS 2 nhóm tập luyện, đồng thời phát hiện và sửa sai cho HS chưa thực hiện được - Sau 1 thời gian GV cho 2 nhóm đổi nội dung tập luỵên cho nhau - GV tiếp tục quan sát và sửa sai

- 2 HS lên thực hiện, lớp quan sát nhận xét -GV có thể cho điểm nếu HS thực hiẹn tốt  x x

x x

x X x

x x

x x

x x

Ngày đăng: 28/03/2015, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w