Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về
Trang 1KHOA KINH TẾ -
ĐẶNG PHƯƠNG DUNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Tràng An 2.
Trang 2KHOA KINH TẾ -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TAI:
KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO TRÀNG AN 2
Ngành : Kế Toán
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thị Thúy Hằng
Họ và tên sinh viên : Đặng Phương Dung Lớp quản lý : 51B11
Ngành : Kế Toán
Mã số sinh viên : 1054018209
Cửa Lò, tháng 4 năm 2014
Trang 32.1.1Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
phụ lục
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải biết tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn,tổ chức sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm, phải biết tận dụng năng lực,
cơ hội để lựa chọn cho mình một hướng đi đúng đắn Để có được điều đó, một trong những biện pháp là mỗi doanh nghiệp đều không ngừng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong thời gian, tính đúng, đủ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra được các phương án thích hợp giữa sản xuất kinh doanh xác định giá bán sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiểu quả Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất Việc hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như đã nói trên và dựa trên cơ sở lý thuyết đã được học tại trường và thời gian đã được thực tập tại công ty Cổ phần Bánh Kẹo Tràng An 2
Được sự hường dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Phạm Thị Thúy Hằng và các chị
trong phòng kế toán của công ty em đã chọn đề tài : Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Tràng An 2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 2 Phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan công tác kế toán tại Công ty cổ phần Bánh Kẹo Tràng An 2
Phần thứ hai: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Tràng An 2
Trong quá trình thực tập, cũng như quá trình làm bài báo cáo do trình độ hiểu biết còn hạn chế và thời gian tìm hiểu nghiên cứu thực tế chưa nhiều nên bài báo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Cô giáo để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt bài báo cáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7PHẦN THỨ NHẤT:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH
KẸO TRÀNG AN 2.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên : Công Ty CP Bánh kẹo Tràng An 2
Địa chỉ : số 233 - đường Sào Nam - Phường Nghi Thu - Thị Xã Cửa Lò - Nghệ An
Mã số thuế : 2901142331
1.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Tràng An tiền thân là xí nghiệp công ty hợp danh bánh kẹo Hà Nội được thành lập sau ngày giải phóng Thủ Đô với các tên gọi như sau :
- 18/04/1975 : xí nghiệp kẹo Hà Nội , thuộc sở công nghiệp Hà Nộị , đóng tại
204 Đội Cấn - Quận Ba Đình - Hà Nội
- 01/08/1989 : Nhà máy kẹo Hà Nội gồm 2 cơ sở đóng tại phường Quan Hoa và Phường Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nộị
- 08/12/1992 : Công Ty Bánh Kẹo Tràng An đóng tại Phùng Chí Kiên - Nghĩa
Đô - Cầu Giấy - Hà Nội
01/10/2004: Chính thức cổ phần hóa theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội thành công ty cổ phần Tràng An Trụ sở chính : Phố Phùng Chí Kiên - Phường Nghĩa Đô - Cầu Giấy - Hà Nội Trải qua gần 40 năm, công ty cổ phần Tràng An đã không ngừng phát triển và trở thành một GROUP 4 công ty gồm :
- Công ty cổ phần Tràng An : Công Ty mẹ
- Công Ty CP bánh kẹo Tràng An 2 : công ty con
- Công ty cổ phần bánh kẹo Tràng An 3 – Việt Nam
- Công ty cổ phần Đầu Tư và Thương Mại Tràng An
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh
Trang 81.2.1.1 Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
- Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông
- Tăng tích lũy phát triển sản xuất kinh doanh
- Làm tròn nghĩa vụ với nhà nước
- Nâng cao thu nhập người lao động trong công ty
1.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất bánh kẹo, bia, nước khoáng, đồ uống không cồn, thực phẩm khác
- Lắp đặt máy móc thiết bị công nghiệp
- Lắp đặt hệ thống điện và cấp thoát nước
- Mua bán máy móc thiết bị và phụ tùng
- Vận tải hàng hóa kinh doanh kho bãi
- Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ lưu trú ngắn ngày
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ bánh gạo của Công ty:
+ Nguyên liệu
- Thành phần nguyên liệu chính để sản xuất bánh gạo: Gạo dẻo cao cấp, tinh bột khoai tây, bột bắp, bột sắn, đường tinh luyện…
- Nguyên liệu được sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận đạt tiêu chuẩn
an toàn vệ sinh thực phẩm Trước khi đưa vào sản xuất, nguyên liệu được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, chỉ những nguyên liệu đạt tiêu chuẩn mới sử dụng
Trang 9Sơ đồ 1.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ bánh gạo của Công ty
Ủ phôi
Sấy lần 1 Hấp
Trang 101.2.3 Đặc điểm tổ chức Bộ máy quản lý
1.2.3.1 Sơ đồ Bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2.2 Bộ máy hoạt động của công ty
(Nguồn: Phòng Hành Chính) Ghi chú:
Quan hệ điều hành
Quan hệ phối hợp
1.2.3.2 Nhiệm vụ chức năng từng bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông
Theo luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể công ty, quyết định hướng phát triển của công ty, bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng kiểm tra chất lượng
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Trang 11Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty ít nhất phải có 3 thành viên,
có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của hội đồng cổ đông
- Ban kiểm soát
Do đại hội đồng cổ đông bầu ra là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị điều hành của công ty, có trách nhiệm về mọi việc của công ty trước Đại hội đồng cổ đông
Các phòng ban bao gồm 8 phòng
- Phòng hành chính
Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về công tác tổ chức quản lý, lao động, tiền lương và công tác hành chính Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quản trị nhân sự và hành chính trong công ty
- Phòng kế hoạch
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc cho giám đốc và phó giám đốc công
ty trong lĩnh vưc như lập kế hoạch, điều độ sản xuất Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng, quý, năm của công ty, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch của các bộ phận sản xuất, lập dự án theo khối lượng
và hồ sơ thanh quyết toán khối lượng công trình, tham gia đấu thầu, nhận thầu của các công trình xây dựng
- Phòng kế toán
Tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc
về công tác tài chính, kế toán Nhiệm vụ cụ thể lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung dài hạn tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy định của nhà nước Thực hiện quản lý tài chính của công ty như quản lý các khoản công nợ, chi phí sản xuất kinh doanh, phân phối lợi nhuận, lập kế hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sự dụng các quỹ của đơn vị
- Phòng kỹ thuật
Trang 12Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của công ty hướng dẫn giám sát kỹ thuật vận hành chạy máy cho các phân xưởng và phân tích các thông số
kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm tham gia kiểm tra nguyên nhân và sữa chữa các sự cố hư họng của máy móc thiết bị, lập kế hoạch mua, bão dưỡng thiết bị phụ tùng kịp thời phục vụ đảm bảo cho sản xuất
- Kiểm tra chất lượng
Xây dựng thẩm định và cải tiến tiêu chuẩn quy trình cho kiểm tra chất lượng sản phẩm, lấy mẫu phân tích mẫu để đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra đạt đúng tiêu chuẩn Kiểm tra các vấn đề vệ sinh môi trường đảm bảo
an toàn thực phẩm
- Phân xưởng:
Gồm 3 phân xưởng :
Px1: phân xưởng sản xuất bánh snack
Px2: phân xưởng sản xuất bánh gạo
Px3: phân xưởng sản xuất bánh trứng sữa
Đứng đầu các phân xưởng là quản đốc, giúp việc là các thống kê Phân xưởng
có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm theo khối lượng kế hoạch đề ra Hàng tháng cung cấp thông tin số liệu thành phẩm, nguyên liệu, lương công nhân trực tiếp sản xuất cho phòng kế toán làm cơ sở hoạch toán
1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính
1.3.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Trang 13Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Ngắn hạn
12 646 406 295 26,12 25 224 563 743 12,50 (16 687 678 964) (52,02)
2.Nợ DH 11 154 550 000 9,08 59 323 554 730 48,17 48 169 004 730 431,83Vay&Nợ
Dài hạn
-PTNCC 32 076 645 656 10,30 15 388 966 692 20,48 (12 578 157 458 ) (99,46)II.VCSH 11 028 490 294 8,98 15 901 704 057 12,91 4 873 213 763 44,19
(Nguồn: Phòng Kế Toán) Nhận xét
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
Tổng Tài sản ( Tổng Nguồn vốn ) năm 2013 tăng so với năm 2012 là
353.955.344 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 0,29%.
* Về Tổng Tài sản:
Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn so với Tổng tài sản năm 2012 tương ứng là 35,94% và 64,06%, năm 2013 tương ứng là 38,10% và 61,90% Như vậy, trong năm 2013 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn so với Tổng tài sản đã có sự biến đổi so với năm 2012 Cụ thể: Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn tăng 2,16%, tỷ trọng Tài sản dài hạn giảm 2,16%
Trang 14Tiền biến động nhẹ, năm 2013 tăng 156.766.629 đồng so với năm 2012 Tương ứng với tốc độ tăng 1,42% Điều này cho thấy doanh nghiệp làm chủ được lượng tiền lưu thông trong quá trình sản xuất kinh doanh
Các khoản phải thu tăng lên do khoản trả trước cho người bán tăng lên gần 4,5
tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 151,21% cho thấy doanh nghiệp có khả năng trang trải về nguyên vật liệu luôn đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời cho việc sản xuất Khoản phải thu khách hàng tăng 991.706.465 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 21,25% Doanh nghiệp cần xem xét chính sáh tăng doanh thu và chính sách bán chịu của mình sao cho hài hòa Không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều, đồng thời có biện pháp để kích thích bán hàng, tăng doanh thu
Hàng tồn kho năm 2013 so với năm 2012 là 19.380.026.110 đã giảm 5.831.461.052 tương ứng với tốc độ giảm 23,13% Đây là kết quả tốt nhờ việc thực hiện chỉ tiêu tối thiểu sản phẩm tồn kho doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa
* Về Tổng nguồn vốn:
Tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng Nguồn vốn và Tỷ trọng Vốn Chủ sở hữu/Tổng Nguồn vốn năm 2012 lần lượt là 91,02% và 8,98%; của năm 2013 lần lượt là 87,09% và 12,91% Như vậy năm 2013 so với năm 2012 thì tỷ trọng của NPT và VCSH trên Tổng nguồn vốn có sự biến đổi Cụ thể: Tỷ trọng NPT/Tổng NV giảm 3,93% Tỷ trọng VCSH/Tổng NV tăng 3,93% Cơ cấu nguồn vốn cho thấy tình hình tài chính của công ty có dấu hiệu tốt Có được kết quả này là nhờ công ty đã kinh doanh có lãi, bổ sung một phần lợi nhuận vào vốn CSH làm cho nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng lên so với năm 2012 là 4.873.312.763 tương ứng với tốc độ tăng 44,19%
do được bổ sung từ lợi nhuận năm trước
Nợ ngắn hạn có biến động lớn từ năm 2012 là 100.607.186.512 đồng mà đến năm 2013 giảm xuống 52.688.363.149 đồng còn lại 47.918.923.363 đồng tương ứng với tốc độ giảm52,37% Mặt khác nợ dài hạn lại tăng lên 2013 so với 2012 là 48.169.004.730 đồng Sở dĩ có sự biến động lớn như thế này là do doanh nghiệp đã tăng nợ dài hạn lên 36.169.004.730 đồng bằng cách chuyển nợ dự án ở ngắn hạn sang nợ dài hạn đúng với bản chất của khoản nợ, đồng thời việc này giúp công ty giảm áp lực thanh toán
=> Nhìn chung cơ cấu vốn của công ty đang không đáp ứng với quy mô doanh thu và sản lượng Tỷ lệ vốn CSH quá ít, nhưng chính vì thế cũng cho thấy mối quan
hệ tốt của công ty với nhà cung cấp và ngân hàng Song công ty cần có những giải
Trang 15pháp thiết thực phù hợp với thực trạng của công ty giải quyết nhanh những thiếu sót
để trong tương lai mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn
1.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính
294 490 028
150 182 144 123
057 704 901
284 381 655
150 144182
123
585 494 222
806 226 790
093 478 242 107
150 182
144
010 234 039
363 923 918 47
639 000 196
562 845 134
363 923 918 47
565 687 921
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên ta thấy:
+ Tỷ suất tài trợ năm 2013 tăng so với năm 2012 là 0,04 lần, tương ứng với tốc
độ tăng 44,44% Điều này cho thấy công ty luôn cố gắng trong khả năng tự chủ về tài chính của mình nhưng mặt khác chủ nợ thường không thích tỷ suất này thấp vì
họ sợ các khoản nợ vay không hoàn trả đúng hạn Nhưng hệ số nợ cao thì doanh
Trang 16nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng lớn tài sản mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ và các nhà tài chính sử dụng nó như một chính sách tài chính để tăng lợi nhuận
+ Tỷ suất đầu tư năm 2013 giảm 0,03 lần tương ứng với tốc độ giảm 4,69%
so với năm 2012 Tỷ suất này tăng là do việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp năm
2013 giảm
+ Khả năng thanh toán hiện hành năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,05 lần
tương ứng với tốc độ tăng 4,55%.Cả 2 năm chỉ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản nợ của công ty luôn có tài sản đảm bảo và hệ số này của doanh nghiệp là tương đối tốt Sự tăng lên của hệ số này là do tổng tài sản và tổng nợ phải trả của doanh nghiệp đều tăng cao song tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả
+ Khả năng thanh toán nhanh năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,12 lần
tương ứng với tốc độ tăng 109,09% chứng tỏ doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ Việc khả năng thanh toán nhanh là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng trong khi nợ ngắn hạn giảm
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 so với năm 2012 tăng 0,54 lần
tương ứng với tốc độ tăng 123,73% chứng tỏ mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đã được nâng cao hơn và cả tài sản ngắn hạn tăng, nợ ngắn hạn giảm xuống Tuy nhiên chỉ số này cả 2 năm đều bé hơn 1, Công
ty cần tìm biện pháp nâng cao khả năng thanh toán ngắn hạn của mình
Như vậy nhìn chung tình hình hoạt động của Công ty khá tốt, khả năng tự tài trợ nguồn tài chính năm 2013 của công ty đã được nâng cao hơn Công ty cần tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao khả năng tự chủ của mình
1.4 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Tràng An 2
Trang 17+ Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền.
1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán
1.4.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Phòng kế toán hành chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho giám đốc và thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy
kế toán, ghi chép số liệu thu thập xử lý, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho bộ máy quản lý Đảm bảo hoạt động của công ty đáp ứng yêu cầu mục tiêu và nhiệm vụ đề ra Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước Phòng kế toán bao gồm :
+ Kế toán trưởng
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, công việc của kế toán viên
- Lập và phân tích báo cáo tài chính và báo cáo giá thành
- Tham mưu kịp thời chính xác cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty
- Báo cáo thuế
+ Kế toán thanh toán tiền lương
- Tổ chức thực hiện các quy định đúng về chứng từ, thủ tục vốn bằng tiền
- Phối hợp với các bộ phận có liên quan kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ thanh toán
- Thực hiện đối chiếu số liệu thường xuyên để đảm bảo số dư
- Nhập số liệu vào phần mềm, khóa sổ và lập các báo cáo liên quan
- Theo dõi công nợ phải trả và tạm ứng
- Theo dõi các hợp đồng tín dụng báo cáo thường xuyên với kế toán trưởng
- Lập báo cáo dự kiến thu chi hàng tuần, hàng tháng, hàng năm
- Tổng hợp các bảng thanh toán lương bảo hiểm
- Lưu trữ các chứng từ liên quan theo quy dinh
Trang 18+ Kế toán vật tư
- Kiểm tra phiếu nhập xuất kho
- Hạch toán vào phần mềm
- Kiểm tra theo dõi nhập xuất tồn kho vật tư
- Định kỳ đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế tại kho và số liệu sổ sách theo dõi
+ Kế toán thành phẩm và doanh thu
- Hạch toán và theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm
- Định kì đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế tại kho và số liệu sổ sách theo dõi
- Theo dõi doanh thu và công nợ phải thu khách hàng
Sơ đồ 1.4 tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tiền lương
Kế toán vật tư
Kế toán thành phẩm
và doanh thu
Trang 191.4.3 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán
Hệ thống những chứng từ sổ sách
Bảng 1.4.1 Hệ thống chứng từ sổ sách
Phiếu thu- phiếu chi Sổ tổng hợp doanh thu Bảng cân đối kế toánPhiếu nhập kho – xuất kho Sổ chi tiết mua hàng Bảng kết quả hoạt động
sạn xuất kinh doanhHóa đơn VAT, bán hàng Sổ chi tiết bán hàng Bảng lưu chuyển tiền tệBảng kê nhập-xuất -tồn nguyên
vật liệu
Nhật ký chung Bảng thuyến minh báo
cáo tài chínhBảng tính và phân bổ tiền lương Sổ cái Bảng khấu hao TSCĐ
Hệ thống tài khoản thường xuyên sử dụng.
Công ty cổ phần Tràng An 2 là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã vận dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo QĐ Số 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính với một số tài khoản như sau:
Bảng 1.4.2 Tài khoản thường xuyên dùng cho phần hành Kế toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm
154 Chi phí SXKD dở dang 622 Chi phí nhân công trực tiếp
621 Chi phí nguyên vật liệu
Trình tự ghi sổ
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung, đồng thời ghi vào sổ chi tiết có liên quan Sau đó dựa trên số liệu đã ghi vào nhật kí chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp
- Cuối tháng chốt số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết ) được dùng để lập báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán
Bảng cân đối
số phát sinhBáo cáo tài chínhChứng từ kế toán
Trang 20Ghi chú:
Sổ: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
Sơ đồ 1.4.4: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Sổ: Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu kiểm tra:
1.4.4 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt
Bảng Tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất
Trang 21- Kiểm tra của Cơ quan quản lý và hữu quan: Theo định kỳ hàng năm được
các tổ chức kiểm toán đến kiểm tra: Thanh tra Thuế (kiểm tra về nghĩa vụ nộp ngân sách và chứng từ thuế)
Ngoài ra còn có các tổ chức kiểm tra kiểm soát khác đột xuất về kiểm tra như Thanh tra Nhà nước (của Tỉnh)
- Cơ sở kiểm tra: là các quy chế tài chính, các quy định của Nhà nước về tài
tổ chức được công tác kế toán quản trị
về việc phân tích tình hình chi phí giá thành, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty để góp phần hoàn thiện trong công việc kế toán
* Về tổ chức công tác kế toán:
+ Về hình thức kế toán: Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán
máy vì thế kế toán của Công ty không phải ghi chép sổ sách thủ công và mẫu sổ được thu gọn lại so với quy định của BTC cho phù hợp và dễ ghi
+ Về hình thức ghi sổ: Hiện nay Công ty áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký
chung” đây là hình thức phù hợp với khối lượng công tác kế toán, vừa phù hợp với trình độ từng nhân viên kế toán Cùng sự kết hợp với phần mềm kế toán đã giúp các
kế toán viên giảm nhẹ công việc đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán viên làm việc đúng với tiến trình đã đặt ra Đặc biệt với hình thức ghi sổ này cộng thêm phần mềm kế toán Công ty đã giảm được
số lượng nhân viên kế toán để xây dựng một mô hình kế toán gọn nhẹ, phù hợp với Công ty
+ Hệ thống Chứng từ sổ sách sử dụng: Chứng từ kế toán sử dụng trong Công
ty là những chứng từ hợp lệ đúng với mẫu quy định của BTC Về việc luân chuyển chứng từ Công ty đã áp dụng được hình thức đơn giản nhất và phù hợp với đặc
Trang 22điểm của Công ty để tránh tình trạng chứng từ qua nhiều khâu sẽ kéo dài thời gian ghi sổ.
Do việc áp dụng phần mềm kế toán nên hầu như kế toán viên của Công ty không phải ghi sổ nhiều Mà chủ yếu là nhập các chứng từ vào máy từ đó vận dụng các thao tác trên máy để hoàn thành các loại sổ quan trọng
1.5.2 Khó khăn:
Do Công ty có nhiều bộ phận nên khi triển khai thực hiện một phải qua nhiều khâu của từng bộ phận đảm nhiệm nên kế toán nên việc luân chuyển chứng từ còn chậm trễ, gây cản trở công tác hạch toán và mỗi nhân viên có sự kiêm nhiệm trong công việc Do đó chất lượng hiệu quả công tác kế toán nói chung bị ảnh hưởng Sự kiêm nhiệm đó còn có thể dẫn tới sai sót, nhầm lẫn, thiếu sự quy trách nhiệm trong công việc
1.5.3 Phương hướng hoàn thiện cho công tác kế toán tại Công ty:
+ Kế toán trưởng và ban lãnh đạo Công ty luôn theo dõi, nắm bắt kịp thời các chế độ, quy định của Bộ tài chính để tổ chức và thực hiện công tác kế toán tuân thủ theo pháp luật
Trang 23PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ GÍA THÀNH TẠI
2.1.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức
kế toán chi phí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chi phí( sản phẩm, đơn đặt hàng…)
Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ
sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hoạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…
- Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều điểm khác nhau liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết được các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào …đó chính là đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại doanh nghiệp là các đơn đặt hàng Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong tháng được tập hợp toàn bộ theo từng khoản mục chi phí (nguyên, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, CP sản xuất chung)
2.1.1.2 Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công vụ, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị
Trang 24Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng cần phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, khả năng, yêu cầu quản lý cũng như tính chất của từng loại sản phẩm cụ thể.
Do doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt và theo quy trình công nghệ giản đơn thì khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng là đối tượng tính giá thành
Kế toán tiến hành tổng hợp và tính giá thành theo từng tháng
Trong bài báo cáo này chỉ trình bày cách tính giá thành của sản phẩm bánh gaọ cuccu ngọt 135
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp
2.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Qúa trình hoạt động của doanh nghiệp thực chất là sự vận động, kết hợp, tiêu dùng, chuyển đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh đã bỏ ra để tạo thành các sản phẩm công việc lao, vụ nhất định
Trên phương diện này, chi phí của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định Như vây, bản chất của chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp luôn xác định là những phí tổn ( hao phí ) về tài nguyên, vật chất,
về lao động và gắn liền với mục đích kinh doanh Mặt khác, khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần phải xác định rõ:
- Chi phí của doanh nghiệp phải được đo lường và tính toán bằng tiền trong một khoảng thời gian xác định
- Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào 2 nhân tố chủ yếu: khối lượng các yếu tố sản xuất đã tiêu hao trong kỳ và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất đã hao phí Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau
Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để đạt được 1 sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ nhất định Chi phí được xác định bằng tiền của những hao phí về lao
Trang 25động sống cần thiết và lao động vật hóa… trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chắc chắn.
Trên góc độ kế toán quản trị, chi phí cón được nhận thức theo phương thức nhận diện thông tin ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định Chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, phí tổn mất đi khi lựa chọn phương án, bỏ qua cơ hội kinh doanh
2.1.2.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau Để thuậ tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra cổ phần cũng như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp
a Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo hoạt động và công dụng kinh
tế
- Chi phí hoạt động chính và phụ: bao gồm chi phí tạo ra doanh thu bán hàng của hoạt động sản xuất kinh doanh Các khoản chi phí này được chia thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
+ Chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến chế tạo sản phẩm, lao
vụ, dịch vụ trong một kỳ, biểu hiện bằng tiền
Chi phí sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí ngoài sản xuất: gồm chi phí bán hàng và chi phí quàn lý doanh nghiệp
- Chi phí khác: là các khoàn chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp
Chi phí khác bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác
Phân loại theo cách này, giúp cho doanh nghiệp thấy được công dụng của từng loại chi phí, từ đó có định hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng của từng loại nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức Ngoài ra kết quả thu được còn
Trang 26giúp cho việc phân tích tình hình hoàn thiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo cho công tác lập định mức chi phí và lập kế hoach giá thành cho kỳ sau.
b Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khái niệm quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí ( theo phương pháp quy nạp)
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đếntừng đối tường kế toán tập hợp chi phí
- Chi phí gián tiếp: là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp được mà phải tập hợp , quy nạp cho từng doanh thu theo phương pháp phân bổ gián tiếp
c Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh.
Theo tiêu thức này chi phí bao gồm:
- Chi phí cơ bản: là chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
- Chi phí chung: là chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất thích hợp Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phương pháp trực tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt Do đó có thể căn cứ vào chứng từ ban đầu để hoạch toán trực tiếp cho từng đối tượng riêng biệt
- Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không
tổ chức ghi chép riêng cho từng đối tượng được Như vậy, phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí
Trang 27Mức phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = T i * H ( i = 1,n )
Trong đó:
H là hệ số phân bổ
Ci là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i
Ti là tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng i
Tổng chi phí cần phân bổ
H =
Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
2.1.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dử dụng để sản xuất sản phẩm phần lớn là chi phí trực tiếp nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng liên quan, căn cứ vào chứng từ xuất kho vật liệu và báo cáo sử dụng vật liệu ở nơi sản xuất
Trường hợp cần phân bổ thì phân bổ theo phương pháp gián tiếp
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kết cấu cơ bản tài khoản 621:
Bên Nợ: Trị giá nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất
Bên Có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm Hằng ngày phân xưởng xuất NVL chính, NVL phụ vào sản xuất Số liệu được thống
kê theo dõi trong sổ nhật kí của từng phân xưởng, đích danh cho từng sản phẩm cuối tháng tập hợp thành phiếu xuất kho vật tư .
Ta có định mức nguyên vật liệu cho sản xuất 1000kg bánh gạo cuccu ngọt 135 như sau:
Trang 30Dựa vào bảng định mức trên ta có phiếu xuất kho.
Đơn vị:Công ty cp bánh kẹo Tràng An2
Sào Nam- Nghi Thu- TX Cửa Lò-NA
Mẫu số 02 – VTBan hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTCNgày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 10 năm 2013
Họ và tên người nhận: Số : PXPX2.31
Sản xuất sản phẩm : Bánh gạo cuccu ngọt 135g (114 903,9 kg)
STT Tên nhãn hiệu quy
Đơn Vị
Số Lượng
Đơn Gíá
Thành Tiền Theo
Ví dụ đường rs
Trang 31+ số lượng tồn đầu kỳ là 22 529,603kg đơn giá là 14 999 đồng thành tiền tồn đầu kỳ là 337 929 718.
+ Số lượng nhập trong kỳ là 46 000 kg đơn giá nhập là 14 333 thành tiền nhập trong kỳ 659 331 800
Theo công thức trên ta tính được đơn giá xuất NVL đường rs