Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tại ngân hàng đó

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 49 - 52)

I. Những kiến nghị đối với Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm

1. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ tại ngân hàng đó

chính là mấu chốt nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ hệ thống.

Con người là trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động thẩm định luôn gắn liền với sự có mặt của yếu tố con người, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Do đó, để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cần phải hoàn thịên hơn nữa yếu tố con người. Gắn với con người luôncó hai khía cạnh, đó là trình độ nghiệp vụ và

đạo đức nghề nghiệp, đó là hai khía cạnh quan trọng đánh giá sự hoàn thiện của con người, để hoàn thiện yếu tố con người cần phải hướng tới hoàn thiện những khía cạnh trên. Chính vì vậy, một trong những vấn đề người viết xin khuyến nghị là công tác cán bộ, đặc biệt là đối với cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định:

Một là, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định

- Cán bộ thẩm định cần phải có tinh thần luôn luôn cập nhật thông tin về quy định của nhà nước về các lĩnh vực đầu tư, thông tin của Bộ Tài Chính, của Ngân hàng Nhà Nước ... về các quy định trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư.

- Chi nhánh cần hoàn thiện hơn nữa đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đây là lực lượng nòng cốt trong công tác thẩm định và là nền tảng vững chắc đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định. Đồng thời đây cũng là đội ngũ chịu trách nhiệm kèm cặp và hỗ trợ cho cán bộ trẻ trong công tác chuyên môn.

- Cần thường xuyên cho cán bộ thẩm định tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thẩm định, các buổi tọa đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định...

- Chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo và đào tọa lại cán bộ thẩm định trong từng lĩnh vực, vì hầu hết cán bộ thẩm định của phòng thẩm định đều tốt nghiệp các khối trường ngành kinh tế mà chưa có cán bộ nào tốt nghiệp các khối trường ngành kỹ thuật, điều này hạn chế chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.

Hai là, cần phải có một chế độ tuyển dụng cán bộ thẩm định cho ngân

hàng.

Trong tuyển chọn, bố trí cán bộ làm tín dụng cần kết hợp hài hoà giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức; cán bộ làm tín dụng phải có tiêu chuẩn rõ ràng, đủ năng lực làm việc. Đối với nhân viên mới được tuyển chọn cần phải được đào tạo chuyên sâu thêm về công việc sẽ giao. Ngoài ra, cần phải hướng dẫn cho nhân viên mới nắm rõ mục tiêu, những quy định của ngân hàng

và của pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng như Bộ Luật dân sự, Luật hình sự, các Luật doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp ...

Ba là, phân công giao việc cụ thể, khoa học:

Việc giao công việc cụ thể, trong đó phân định trách nhiệm, quyền hạn cho từng công việc, từng người. Các nhiệm vụ chức năng cần có sự độc lập tương đối ví dụ như trong hoạt động tín dụng, các nhân viên chuẩn bị hồ sơ tín dụng phải độc lập với nhân viên thẩm định từ đó, các ý kiến sẽ khách quan hơn và trong một chừng mực nào đó, quy định rõ được trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động tín dụng. Các chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng cũng cần được quy định một cách rõ ràng bởi thực chất trong hoạt động kinh doanh của NHTM, công tác tín dụng là công tác tiềm ẩn nhiều rủi ro nghề nghiệp nhất. Chính vì vậy, việc tạo ra cơ chế lợi ích thoả đáng sẽ giúp cán bộ tín dụng yên tâm hơn trong công tác của mình, tạo điều kiện cho họ hết lòng vì công việc chung.

Bốn là, cần phải trau dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thẩm định.

Cán bộ thẩm định tuy đã được trang bị đầy đủ kến thức chuyên môn, có kinh nghiệm nhất định trong công tác thẩm định nhưng nếu không có đạo đức nghề nghiệp thì khó có thể đảm bảo được chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.Sở dĩ như vậy vì cán bộ thẩm định phải làm việc trong môi trường có nhiều áp lực nên họ phải là những người có tư cách đạo đức tốt, có lập trường vững vàng , dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm. Bên cạnh những điều này ngân hàng cũng cần có cơ chế thỏa đáng nhằm đảm bảo chất lượng công tác thẩm định.Cụ thể:

- Ngân hàng cần phải tạo cơ chế gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định với công việc thẩm định được giao, ví dụ như mỗi cán bộ thẩm định phải có trách nhiệm về thời gian thẩm định cũng như chất lượng thẩm định của dự án được giao...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NH Công Thương Hoàn Kiếm (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w