Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên Công ty cổ phần cơ khí
Ngày nay, một trong những vấn đề mà doanh nghiệp phải đương đầu là chiến đấu để giữ nhân tài. Sự lôi kéo của các doanh nghiệp khác và bản thân doanh nghiệp không tạo được sự hài lòng của nhân viên, đã xảy ra hiện tượng “chảy máu nhân tài”. Tạo được sự hài lòng công việc cho nhân viên và nâng cao lòng trung thành trong họ là một tài sản vô hình rất lớn cho doanh nghiệp. Sự cạnh tranh thu hút lao động ngày càng cao giữa các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là lực lượng lao động có trình độ, có kinh nghiệm và nắm được thông tin từ doanh nghiệp, đã đặt ra cho các doanh nghiệp cần nghiên cứu nghiêm túc vấn đề hài lòng đối với công việc của nhân viên. Một khi người lao động được hài lòng trong công việc thì hiệu quả mang lại là rất lớn. Nâng cao mức độ hài lòng công việc cho nhân viên là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Hiểu và áp dụng tốt các biện pháp tăng động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên hiện có sẽ mang lại những hiệu quả lớn hơn và bền vững hơn việc đầu tư tiền bạc vào các nỗ lực cải thiện công nghệ hay cơ sở hạ tầng. Công ty cổ phần cơ khí - xây dựng công trình Thừa Thiên Huế trong những năm qua đã đạt được tốc độ phát triển rất cao, tuy nhiên tình trạng nghỉ việc của nhân viên lại rất cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản lý, và hoạt động sản xuất kinh doanh. Xem xét ở khía cạnh mức độ hài lòng của nhân viên tại công ty Cổ phần cơ khí – xây dựng công trình thừa Thiên Huế, lực lượng lao động luôn bi xáo trộn, các nhân viên được tuyển dụng vào làm việc sau một đến hai năm thường chuyển sang làm việc cho các đơn vị khác, điều này phản ánh lòng trung thành của nhân viên thấp hoặc doanh nghiệp không đáp ứng được các nhu cầu của người lao động đã làm cho doanh nghiệp thiếu hụt lao động kỹ thuật thường xuyên và đã gây trở ngại rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề này càng trở nên bức bách hơn trong nền kinh tế hiện đại, khi cạnh tranh toàn cầu khốc liệt và hội nhập kinh tế, công ty cần phải lựa chọn và áp dụng các thực tiễn quản trị nguồn nhân lực mới nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao, trung thành, sáng tạo, làm việc với năng suất, chất lượng cao để có thể duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Yếu tố nào có thể nâng cao mức độ hài lòng công việc của nhân viên? Yếu tố nào có thể kích thích nhân viên làm việc tốt hơn? Vấn đề này còn đang rất mơ hồ đối với ban giám đốc công ty. Xuất phát từ vấn đề bức thiết đó của doanh nghiệp và bản thân tôi cũng là một nhân viên của công ty, nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cải thiện kịp thời nhằm mang lại sự thoả mãn đối với công việc của nhân viên. Vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên Công ty cổ phần cơ khí - xây dựng công trình Thừa Thiên Huế” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực hiện đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên, ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, đặc điểm tổ chức đến mức độ thoả mãn của nhân viên trong Công ty cổ phần cơ khí – xây dựng công trình Thừa Thiên Huế nhằm nâng cao sự thoả mãn và mang lại kết quả làm việc tốt hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc: (bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương…). Giúp ban giám đốc công ty có những điều chỉnh kịp thời về các chính sách cũng như các quyết định phù hợp nhằm nâng cao mức độ thoả mãn của người lao động đối với tổ chức mình. - Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên tại Công ty cổ phần cơ khí - xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần cơ khí – xây dựng công trình Thừa Thiên Huế. - Phạm vi về thời gian: Sử dụng số liệu trong 3 năm 2005-2007 để phục vụ nghiên cứu. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Thu thập thông tin 4.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu đã được tính toán, công bố từ các cơ quan thống kê, kế hoạch của phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, của ngành xây dựng cơ bản. Ngoài ra số liệu thứ cấp còn được tập hợp từ các báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 2005 - 2007 dùng cho việc phân tích, đánh giá tình hình cơ bản của công ty. 4.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp Để có nhận định đúng đắn về những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của nhân viên, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp. Thông qua việc xử lý các số liệu sơ cấp khảo sát từ thực tế mới nắm được thực chất suy nghĩ, đánh giá của người lao động về mức độ hài lòng với các thành phần công việc, ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân, đặc điểm tổ chức đến sự thoả mãn và kết quả làm việc của nhân viên trong Công ty làm tiền đề cho việc định hình các giải pháp. Phương pháp điều tra, phỏng vấn được sử dụng để thăm dò ý kiến của cán bộ thuộc các cấp quản lý và nhân viên của công ty. 4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Trong quá trình thực hiện, đối với từng mục tiêu, sẽ được dùng hệ thống các phương pháp khác nhau để nghiên cứu: + Đối với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề có tính lý luận. Phương pháp tổng hợp, được sử dụng để lựa chọn lý thuyết thích hợp với vấn đề nghiên cứu. Các cơ sở lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí, báo chuyên ngành và các kết quả nghiên cứu của các đề tài cấp bộ, luận văn tiến sỹ, thạc sỹ liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực. Lý thuyết tổng hợp được rút ra là cơ sở cho việc phân tích những nhân tố tác động đến mức độ hài lòng và kết quả làm việc của nhân viên tại công ty. + Đối với mục tiêu phân tích, đánh giá mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên. Phương pháp phân tích, quan sát, phân tổ thống kê và phân tích tổng hợp, được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên. Trong đó: - Phương pháp quan sát được sử dụng để ghi nhận các hành vi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty, kết quả thu được, phối hợp với các kết quả thu được của các phương pháp khác (điều tra, phân tích số liệu thống kê ) làm cơ sở để đưa ra các nhận xét kết luận. 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về mức độ hài lòng công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của nhân viên. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao mức độ thoả mãn của nhân viên. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như vậy, ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về mức độ hài lòng công việc. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế Chương 4: Một số giải pháp nâng cao sự hài lòng công việc của nhân viên. . về mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên đối với tổ chức. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc: (bản chất công việc, cơ. của nhân viên. Vì thế tôi đã quyết định chọn đề tài: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của nhân viên Công ty cổ phần cơ khí