+ Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm.. + Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm.+ Tác
Trang 1Bài tiểu luận về các cây thuốc chữa bệnh.
A.Nhóm thuốc flavonoid.
1 Cây hoa hòe.
- Tên khác: Hòe hoa, cây hòe, hòe
- Tên khoa học: Styphnolobium japonicum, họ đậu
- Mô tả:
+) Cây: Cây gỗ to, cao có thể đến 15m, thân thẳng có chỏm lá tròn Cànhcong queo Lá kép lông chim lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đỉnh nhọn, nguyên dài 1,5-2,5 cm Cụm hoa hình chùy ở đầu cành Tràng hoa hình bướm màu trắng ngà Quả loại đậu không mở, dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt
+) Dược liệu: nụ hoa hình trứng, có cuống nhỏ, ngắn, một đầu hơi
nhọn,dài 3-6mm, rộng 1-2mm, màu váng xám Đài hoa hình chuông, màu vàng xám, dài bắng ½ đến 2/3 chiều dài của nụ hoa, phía trên xẻ thành 5 răng nông Hoa chưa nở dài 4-10mm, đường kính 2-4mm Cánh hoa chưa nở màu vàng, mùi thơm, vị hơi đắng
-Phân bố: Hòe được phát triển trồng nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam
Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An và gần đây ở các tỉnh miền trung vàTây nguyên
-Thu hái: thu hoạch từ tháng 7-9 dương lịch Hái hoa vào buổi sáng khi trời khô ráo Ngắt các chùm hoa đã bắt đầu có hoa mới nở, tuốt lấy hoa rồi phơi nắng hoặc sấy ngay Dược liệu là hoa chưa nở được gọi là “hòe mễ” Dược điển Việt Nam quy định hoa nở lẫn vào không được quá 10%
Trang 2- Tác dụng chữa bệnh(công dụng):
+) Nụ hoa hòe sao đen: Các chứng chay máu, chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.+) Nụ hoa sống chữa cao huyết áp, đau mắt Ngày dùng 8-16g dạng thuốc hãm hoặc sắc
+) Chiết suất rutin, bào chế theo y học hiện đại
+) Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai
+) Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm
Cholesterol trong máu của gan và ở cửa động mạch Đối với xơ vữa động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng trị
+) Tác dụng chống viêm: đối với viêm khớp thực nghiệm của chuột lớn
và chuột nhắt, thuốc có tác dụng kháng viêm
+) Tác dụng chống co thắt và chống loét: hòe bì tố có tác dụng giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phế quản Tác dụng chống co thắt của hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin Rutin có tác dụng làm giảm vận động
Trang 3bao tử của chuột lớn, làm giảm bớt rõ rệt số ổ loét của bao tử do thắt môn vị của chuột.
+) Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuộtnhắt do chất phóng xạ với liều chí tử
+) Rutin có tác dụng phòng ngừa tổn thương do đông lạnh thực nghiệm.+) Tác dụng chống tiêu chảy: nước hoa hòe bơm vào ruột của thỏ kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy.-Thành phần hóa học: Flavonoid, nụ hoa hòe chứa rutin, có thể đạt tới 34% Còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin
C Vỏ quả chứa 10,5% flavonoid toàn phần và một số dẫn xuất như genistein, sophoricosid, sophorabiosid, kaempferol, glucosid C, rutin 4,3% Hạt hòe chứa 1,75% flavonoid trong đó có rutin 0,5%, một số alkaloid, cytisin, N-metyl cytisin, sophocamin, matrin Ngoài ra còn có 8-24% chất béo và galactomanan
2 Cây hoa sen.
-Tên khác: Liên, Ngậu(Tày)
-Tên khoa học: Nelumbo nucifera Gaertn.
-Mô tả: Sen là loài thực vật thủy sinh, rể, thân, cuốn lá đều nằm dưới mặt nước, chỉ có phiến lá nằm ngay mặt nước và cuốn hoa vươn khỏi mặt nước
+ Thân: Thân sen là thân ngầm dạng củ mọc trong bùn, còn được gọi là
củ sen Củ có hình thuôn dài, thịt củ màu trắng, ăn được, có nhiều ngăntrống xếp theo vòng đồng tâm với trục củ
+ Rễ: Rễ mọc từ củ sen hoặc từ đốt rể, có nhiều nhánh mọc lan tỏa trongbùn
Trang 4+ Lá: Gồm có cuốn lá hình trụ mọc từ thân ngầm, có nhiều gai, nằmtrong nước Phiến lá to hình tròn đường kính 30-60 cm, góc lõm, mọcvươn khỏi mặt nước.
+ Hoa: Hoa thường mọc trên các thân to và nhô cao vài mươi cm phíatrên mặt nước Có nhiều giống sen được trồng, với màu hoa dao động từmàu trắng như tuyết tới màu vàng hay hồng nhạt
+ Quả: Là gương sen xốp, có 10-20 hạt đính trong thịt quả, quả nhô khỏimặt nước
-Thu hái, chế biến:
Bông sen còn đẫm sương được thu hái từ lúc sáng sớm tinh mơ, chưa cóánh mặt trời Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phía bên trongcác cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụyhoa, gạo sen và gương sen Gạo sen chính là những nhụy trắng non trongđài sen, phải gảy thật khéo, thật khẽ để gạo sen không nát không bẹp.Đem thứ gạo quý ấy về, rải từng lớp nhẹ lên từng lớp trà mỏng, ủ kĩ rồiđem sấy khô Cứ ướp đi ướp lại tới khoảng bảy lần được thứ trà senngát hương như ý Khi cánh trà tơi xốp, đủ để thấm hết hương sen, nướctrà xanh, vi trà không còn đậm chat
-Tác dụng dược lí:
Hạt sen: có hàm lượng tinh bột và đường rất cao, các chất béo, đạm,canxi, phốt pho, sắt Theo Đông y, hạt sen có tác dụng bổ tâm, an thần,trị bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, tỳ vị hư hàn, kiết lỵ lâu ngày
Trang 5Tâm sen (phôi của hạt): vị đắng, tính hàn, không độc Tác dụng: an thầnchữa mất ngủ, khát nước sau khi đẻ do hư nhiệt Hàng ngày dùng 6 -12g.Tâm sen rang vàng sắc với 2 bát nước còn 1 bát, uống thay nước chè,dùng trong mùa hè để giải nhiệt trừ cảm nắng.
Gương sen (quả sen): vị đắng, chát, mùi thơm, tính ấm Gương sen xénhỏ, sấy giòn, tán bột ăn có tác dụng tiêu ứ, tiêu khát, cầm máu, trị bănghuyết, đái ra máu, chữa bệnh đái đường rất công hiệu Gương sen đểcàng lâu càng có tác dụng chữa bệnh tốt
Ngó sen (chồi non của lá, hoa): trong ngó sen có tinh bột, đườngglucoza, vitamin C Dùng tươi hoặc thái mỏng phơi khô để dùng dần
Lá sen: có chất ancaloid làm dịu đau, an thần, chống co giật, giải nhiệt,trừ cảm nắng, làm thuốc cầm máu, chữa thổ huyết, băng huyết, mất ngủ.Cuống sen: Mang lá phát triển, không ăn được nhưng có tác dụng làmthuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
Củ sen (thân ngầm): Vừ là thực phẩm bổ dưỡng, vừa là vị thuốc quý.-Tác dụng chữa bệnh (công dụng):
+)Hạt sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, cốtinh, ích thận, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, kiết lỵ, di mộngtinh, khí hư, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng
Hạt sen cũng là một loại thực phẩm quý, thường dùng nấu chè, làm mứt,chế biến thành nhiều món ăn ngon Hạt sen và gạo nếp nấu thành cháo
ăn, trị quen đẻ rơi, phụ nữ có thai đau lưng hông Hạt sen (bỏ tim) 60gam, cam thảo 10 gam, cùng chưng nóng bỏ đường cát vào vừa lượng
mà ăn, trị nhiễm trùng hệ tiết niệu, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, hư nhượckhô nóng
+)Tâm sen (Liên tâm): Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm khínhiệt hạ áp Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh,huyết áp cao Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như cúchoa, hoa hòe, hạt muồng pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp
+)Tua sen (Liên tu): Lá nhị của hoa sen, thu hoạch khi hoa đã nở, bỏ hạtgạo ở đầu rồi phơi hoặc sấy khô Tua sen có tên thuốc là liên tu, có vịchát, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ích thận, cố tinh, thanh tâm, chỉhuyết, chữa di mộng tinh, băng huyết, thổ huyết, mất ngủ, đái són, bạchđới dụng thanh tâm cố thận, sáp tinh chỉ huyết Dùng riêng hoặc phốihợp với hạt sen
Trang 6+)Gương sen (Liên phòng): Vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉhuyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu Thường dùng
để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốckhác
+)Lá sen (Liên diệp, Ngẫu diệp): Vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanhnhiệt, lợi thấp, phát thanh dương cố tinh dừng huyết Dùng trị cảmnắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao Chữa các chứng cảm sốt mùa hèrất tốt Ðã ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ Lá sen còndùng để hạ cholesterol và chữa bệnh mập phì
+)Ngó sen (Ngẫu tiết): có tác dụng thanh nhiệt, tỉnh rượu, dừng huyết
Là một món ăn ngon, ngó sen còn dùng trị các chứng đại tiện ra máu, tửcung xuất huyết kéo dài, khí hư bạch đới, tiêu chảy kéo dài Ngó sentươi giã lấy nước, trị trúng nắng, đau bụng, mũi ra máu, sản hậu xuấthuyết, viêm ruột cấp tính, phổi kết hạch
+)Cuống sen: Là ngó sen đã già, mang lá phát triển, không ăn đượcnhưng có tác dụng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ
+)Củ sen: Vừa có giá trị thực phẩm bổ dưỡng vừa là dược liệu trị bệnhbiếng ăn, mất ngủ, suy dinh dưỡng
-Thành phần hóa học:
Hạt sen chứa tinh bột, protein, acid amin, dầu béo, một số steroid.Tâm sen chứa alkaloid 0,85-0,96% gồm methylcorypalin, armepavin,lotusin…
Gương sen chứa 4 loại alkaloid là nuciferin, N-nornuciferin, liriodenin,N-norarmepavin, và các flavonoid quercetin và isoquercitrin.Nhị sen có các thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó có các hydrocarbonmạch thẳng, 1,4-dimethoxybenzen, limonen, linalol, terpinen-4-ol
Lá sen chứa alkaloid 0,77-0,84%, gồm nuciferin, nornuciferin, roemerin,liriodenin,… quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin,leucodelphinidin,nelumbosid
3 Cây Hoàng cầm.
Trang 7-Tên khoa học: Dược liệu là rễ khô của cây Hoàng cầm( Scutellariabaicalensis Georg), họ bạc hà.
-Tên khác: Hủ trường, túc cầm, Hoàng văn, kinh cầm, Đỗ phụ, nội hư,
Ấn dầu lục, Khổ đốc bưu, Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm, Điều Cầm, Khôcầm, Bắc cầm, Phiến cầm, khô trường, Lý hủ thảo, Giang cốc thụ, Lý hủcân thảo, Điều cầm, Tử cầm, Đạm tử cầm, Đạm hoàng cầm, Tửu cầm,Đông cầm, Hoàng kim trà, Lạn tân hoàng
-Mô tả:
+) Cây: Cây thảo sống lâu năm, mọc đứng, cao 30-50cm, thân vuông,phân nhánh nhiều Rễ phình to thành hình chùy, mặt ngoài màu vàngsẫm, phần chất gỗ nham nhở, màu vàng nhạt, lõi ruột màu nâu vàng Lámọc đối, hình mác hẹp, đầu nhọn, mép nguyên, hầu như không cuống,mặt trên màu xanh thẫm, mạt dưới xanh nhạt, cả hai mặt đều có điểmtuyến đen Hoa mọc sít nhau thành chùm dày ở đầu cành, màu lam tím,tràng hình ống dài chia hai môi, 4 nhị( 2 dài, 2 ngắn), bầu có 4 ngăn.Quả màu nâu sẫm, trong có hạt tròn màu đen Hoa tháng 7,8, quả tháng8,9
+) Dược liệu: rễ hình chùy, vặn xoắn, dài 8-25cm, đường kính 1-3cm.Mặt ngoài nâu vàng hay vàng thẫm, rải rác có các vết của rễ con hơi lồi,phần trên hơi ráp, có các vết khía dọc vặn vẹo hoặc vân dạng mạng,phần dưới có các vết khía dọc và các vết nhăn nhỏ Rễ già gọi là khôcầm, mặt ngoài vàng, trong rỗng hoặc chứa các vụn mục màu nâu đenhoặc nâu tối Rễ con gọi là điều cầm, chất cứng chắc, mịn, ngoài vàng,trong màu xanh vàng, giòn, dễ bẻ Hoàng cầm không mùi, vị hơi đắng
Rễ to, dài, rắn chắc màu vàng đã nạo sạch vỏ là tốt Rễ ngắn, chất xốpmàu thẫm, thô, nhỏ là loại xấu
-Phân bố: Nước ta có trồng cây này, dược liệu phải nhập từ Trung Quốc
Trang 8-Thu hái: Thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, đem về cắt bỏ rễ con,rửa sạch đất cát, phơi đến khô thì cho vào giỏ tre xóc cho rụng vỏ giàbên ngoài, hoặc cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy tiếp đến khô Khi dùngtẩm rược hai lần, sao qua.
-Tác dụng chữa bệnh: Phế nhiệt ho đờm đặc, đau sưng họng, nôn ramáu, máu cam, viêm gan mật, kiết lị, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, độngthai chảy máu
-Tác dụng dược lí:
+)Tác dụng miễn dịch: Tác dụng chống dị ứng của Baicalein lien hệ đến
sự ức chế khả năng giải phóng enzyme ra khỏi tế bào, có lẽ do thủ thể ứcchế Tác dụng ngăn ngừa dị ứng này làm cho cơ giãn ra thuốc có tácdụng đối với da của heo được gây dị ững với chất histamin ChấtBaicalein và Baicalin có tác dụng giãn phế quản đối với tiểu phế quảncủa heo bị gây dị ứng suyễn Cả hai chất này có tác dụng ức chế phù cơthắt và giảm tính thẩm thấu mao mạch ở chuột Chất Baicalin cũng ngănngừa phổi xuất huyết ở chuột xuống mức thấp nhất
+)Tác dụng kháng khuẩn: Hoàng cầm có kháng phổ rộng Trong thínghiệm, có có tác dụng ức chế đối với nhiều khuẩn bệnh gồm Tụ cầuvàng, phế cầu khuẩn, não mô viêm Neisseria
+) Tác dụng điều hòa nhiệt độ: Từ năm 1935, có báo cáo cho biết rễhoàng cầm có tác dụng hạ nhiệt
+) Tác dụng đối với huyết áp: nước sắc, cồn chiết, dịch truyền, kể cảnước và cồn trích hoàng cầm đều có tác dụng hạ huyêt áp đối với chó,thỏ và mèo được gây mê Cho uống hoặc chích đều làm hạ huyết áp vớichó có huyết áp bình thường hoặc huyết áp cao do thận
+) Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc Hoàng cầm có tác dụng lợi tiểu đối vớichó và người bình thường
Trang 9+) Tác dụng chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng câm, Hoàngliên, và Đại hoàng không gây ảnh hưởng đối vớiCholesterol/Phospholipid ở thỏ bình thường nhưng làm hạ lipid nơingười thực hiện chế độ ăn kiêng Cholesterol trong 7 tuần hoặc người đãđược điều trị bằng Thyroid.
+) Tác dụng đối với mật: nước sắc hoặc cồn chiết suất Hoàng cầm làmtăng lượng mật ở chó và thỏ Ảnh hưởng này do Baicalein mạnh hơn làBaicalin
+) Tác dụng đối với vết vị trường: Nước sắc và cồn chiết xuất Hoàngcầm có tác dụng ức chế nhu động ruột Cồn chiết suất ức chế tác dụngcủa chất pilocapin, tác dụng này không ảnh hưởng bởi thần kinh phế vị.+) Tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương: chất baicalin làm giảm sự
di chuyển và phản xạ của chuột
-Thành phần hóa học:
Trong rễ Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon:baicalin, bacalein,wogonoside, wogonin, skullcapflavone, oroxylin A, còn có tannin vàchất nhựa
4 Cây bồ kết.
-Tên khoa học: Fructus Gleditschiae
-Tên thường gọi: Còn gọi là bồ kếp, chùm kết, tạo giác, tạo giáp, trư nhatạo giác, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae)
-Mô tả:
Cây thân mộc hoặc tiểu mộc, khoảng 30m chiều cao Nhánh màu xámđến nâu sẫm
Trang 10Thân cây trung bình, thường có gai to cứng phân nhánh, hình trụ hayhình nón, bao quanh thân dài khoảng 15cm.
Lá kép, 2 lần, 3 đến 4 cặp thứ diệp, tam diệp 6 đến 8 cặp, cuống lá thanhmãnh 1-2(ít khi 5)mm, có lông xếp lại, hnhf bầu dục mũi mác, thuôn dài,kích thước từ 2 đến 8.5cm, giống như tờ giấy, mặt dưới có lông mịn trênđường gân chính và cuống lá phụ, những gân phụ rõ rang nối thành hìnhmạng lưới thành những gân lá nổi lên cả hai mặt đáy., đáy lá tròn hay lá
mở rộng từ đáy đến đỉnh, đôi khi hơi bầu dục, có răng cưa ở bìa lá, đỉnhnhọn
Hoa, phát hoa chùm, cuống lá nhỏ, đa phái, có cả hoa đực, hoa cái vàlưỡng phái, màu trắng vàng, mọc ở nách lá hay ở cuối nhánh, bao hoa cólông thưa 5-14cm
-Phân bố: Bồ kết mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta
-Thu hái:Mùa hoa: tháng 5 – 7, mùa quả: tháng 8-10
-Chế biến:
Quả chín (tạo giác) thu hoạch vào tháng 10 - 11, loại bỏ tạp chất, rửasạch, phơi khô, khi dùng giã nát Quả dài, hơi dẹt và cong, dài 5 - 11cm,rộng 0,7 - 1,5cm, mặt ngoài màu nâu đen Chất cứng, giòn, dễ bẻ gãy,mặt bẻ màu vàng
Gai (tạo giác thích) ở thân và cành, đã phơi hay sấy khô Gai nguyên vẹnthường phân nhánh, chừng 2 - 7 cái, sắp xếp thành hình xoắn ốc Các gaitrên thường nhỏ, dài 1 - 2cm, các gai dưới to dần, có thể dài 10 - 15cm.Mặt ngoài nhẵn, nâu sẫm hay nâu xám, chất cứng rắn, khó bẻ
Hạt bồ kết (tạo giác tử) lấy từ quả bồ kết chín đã phơi hay sấy khô
Trang 11Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết để chữa bí đại,trung tiện sau khi mổ, tắc ruột, dùng cho cả trẻ em và người lớn Cáchdùng: lấy 1/4 quả nướng thật vàng, bỏ hạt, tán thành bột mịn Chấm bột
đó vào đầu canule đưa sâu vào hậu môn 3 - 4cm, làm như vậy 3 - 4 lần,Sau 3 - 5 phút, bệnh nhân đánh trung tiện và thông dại tiện
Quả bồ kết còn dược dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mêbất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viên tuyến vú, đau nhức răng.Hạt bồ kết chữa đại tiện táo kết, lỵ mạn tính, ỉa mót rặn, lao hạch, ungđộc Liều dùng: 4,5 - 9g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng dạng hoàn tán.Gai bồ kết chữa mụn nhọt, tuyến vú sưng đau Kiêng kỵ: phụ nữ có thaikhông được dùng bồ kết
-Tác dụng dược lí:
+) Quả bồ kết:
Tác dụng kháng khuẩn: trên ống nghiệm đã chứng minh quả bồ kết cótác dụng ức chế các chủng vi khuẩn như tràng cầu khuẩn, trực khuẩn lyshigella; trực khuẩn thương hàn, phổ thương hàn; trực khuẩn mủ xanh vàphẩy khuẩn tả Dịch chiết bằng dầu hỏa - ether với phương phápkhuyếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy, ở nồng độ 0,343g/ml cótác dụng ức chế tụ cầu khuẩn B, dịch chiết bằng chloroform với nồng độ0,55g/ml ức chế liên cầu khuẩn Hỗn hợp flavonoid và chất saponaretinchiết từ quả có tác dụng kháng virus, hổn hợp saponin có tác dụng chốngtrùng roi âm dạo Dịch chiết nước từ quả bồ kết trên ống nghiệm có tácdụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, nước sắc quả bồ kết trên mèo thí nghiệmvới liều 1 g/kg cho thẳng vào dạ dày có tác dụng tăng cường sự phân tiếtcủa niêm mạc đường hô hấp và có tác dụng long đờm Nước sắc 0,25%
có tác dụng kích thích co bóp của tử cung cô lập chuột cống trắng
Độc tính: saponin triterpen từ quả bồ kết thường khó hấp thu ở ruột và
dạ dày nhưng có tác dụng kích thích cục bộ niêm mạc dạ dày, gây chảynước miếng, nước mũi, nôn mửa đi ngoài, dùng với liều lớn làm tổn hạiniêm mạc đường tiêu hóa và lúc đó sẽ bị hấp thu qua đường ruột gây ngộđộc toàn thân với triệu chứng đau đầu, chóng mặt, rét run, nghiêm trọng
có thể gây hôn mê, co giật, hô hấp khó khăn, cuối cùng gây tử vong do