Nấm độckẻ giết người của rừng xanh ,Các loài nấm cực độc ở Việt Nam. Ở Việt Nam có khoảng 50100 loài nấm độc khác nhau. So với các loại ngô độc khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về ca nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Trong đó có 4 loại nấm cực độc: +Nấm độc tán trắng (Amanita verna) Nấm độc tán trắng (Amanita verna): thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác. Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ nhẵn bóng. Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 510 cm. Khi, già mép mũ có thể cụp xuống. Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.....
Trang 1NẤM ĐỘC-KẺ GIẾT
NGƯỜI CỦA RỪNG XANH
I, Lí do chọn đề tài:
Nấm là một trong những đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, dặc biệt là
nấm mốc, nấm linh chi, … những loài có vai trò quan trọng trong đời sống con
người,mang lại hiệu quả kinh tế cao cho con người tuy nhiên trong thực tế không
phải nấm nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi song song với sự tồn tại của
những nấm tốt đó thì nó lại có những nấm quả thể có kích thước khá lớn đang ảnh
hưởng đến cuộc sống của những người dân ở vùng núi.thú thất, đối với nấm này tôi
đã có một niềm đam mê không hề nhỏ, tôi tiếp xúc với khái niệm nấm độc này là
từ khi mình còn học tiểu học, và nó làm tôi thích thú, tò mò từ lúc đó đến bây giờ
bởi vẻ ngoài bóng loáng, sặc sỡ của chúng và cả cái bao cuốn đáng ghét của nó
nữa Tuy nhiên nó chỉ mới là một phần lí do của bài tiểu luận này bởi theo tôi được
biết thì hiện nay nấm độc đang là một mối đe dọa lớn đến cho tính mạng của nhiều
người dân vùng núi, vùng sâu vùng xa và cả vùng đồng bằng bởi sự thiếu hiểu biết
của mọi người thậm chí là những người làm cán bộ thực hiện công tác tuyên
truyền.Và vấn đề này lại chưa được nhiều người trong xã hội quang tâm.tôi hy
vọng bài tiểu luận này sẽ giúp mọi người có kiến thức hơn về loài nấm độc nay, có
cách nhìn nhận sự nguy hiểm của nó cẩn thận hơn và quan trọng hơn cả là giảm tỷ
lệ tử vong cùa con người
Trang 2II Nội Dung.
1 giới thiệu chung về giới nấm.
1.1 Vị trí của nấm trong sinh giới.
Như chúng ta đã biết,sinh giới của chúng ta được chia làm ba giới và ở đó Nấm- là một giới sinh vật đặc biệt có quan hệ gần với động vật hơn thực vật cho
dù thế thì môn học về nấm hay nấm học lại đều được xếp thành một ngành của thực vật cho đến khi người ta có đủ cơ sở để chứng minh nó là một giới riêng biệt
và hiện nay nó là loài lí tưởng được nhiều nhà khoa học chọn làm đối tượng nghiên cứu, họ tìm hiểu từ cấu tạo bên trong ra bên ngoài, từ chu trình sống đến sự phân bố, từ loài nấm có kích thước vi mô đến kích thước vĩ mô
-Những đại biểu tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm nen và nấm lớn hay còn gọi
là nấm quả thể.Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng
Trang 3sinh hoặc kí sinh trên cơ thể động, thực vật và nấm khác( đó là phần nấm mốc và
nấm nen)
1.2, phân bố của nấm trong tự nhiên.
-Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số loài thực vật ở trong cùng một
môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5 triệu loài[7] Khoảng
100.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả Nấm phân
bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể
cả sa mạc, nơi tập trung nồng độ muối cao hay có phóng xạ ion hóa,[4] cũng như
trầm tích biển sâu.[5] Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài sống ở môi
trường nước (như Batrachochytrium dendrobatidis - ký sinh và làm suy giảm số
lượng động vật lưỡng cư toàn cầu) Nấm thủy sinh còn sống ở vùng nhiệt dịch đại
dương.[6] Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng
đối với các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới
1.3, Vai trò của nấm đối với đời sống con người.
-trong nhiều lĩnh vực khác nhau nấm được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu
quả cao:
+trong chế biến thực phẩm nấm được con người sử dụng để chế biến bảo quản làm
thức ăn một cách rộng rãi và lâu dài bằng cách sử dụng nấm nen để lên men thực
phẩm.ngoài ra nấm còn được sử dụng để thay thế đạm động vật cho những người
ăn chay, ăn kiêng, giữ gìn sức khỏe
+trong dược liệu và chiết xuất nhiều loài nấm được sử dụng làm dược liệu chống
ung thư, chống virut, và tang cường hệ miễn dịch.Đặc biệt nó có thể sản xuất
kháng sinh hay nuôi cấy, tái tổ hợp AND
+Trong sinh thái nấm có chức năng phục hồi sinh học bằng nhiều hình thức khác
nhau nó giúp môi trường bớt ô nhiễm và là một chế phẩm sinh học đặc biệt hiệu
quả thân thiện với môi trường.Và còn có nhiều vai trò quan trọng khác nữa mà giới
thực vật và động vật không thể thay thế được
Tuy nhiên, không phải nấm nào cũng ăn được, cũng tốt.Những loài nấm quả thể
được biết đến với hai dạng là nấm ăn được và nấm độc.Và chính những nấm độc
lớn đó là thủ phạm gây tử vong cho nhiều người vô tình sử dụng nó Vì vậy bài
tiểu luận dưới đây ta sẽ cùng tìm hiểu về nó
Trang 42, Nấm Độc.
2.1, Các vụ ngộ độc do nấm.
-Theo thống kê của bộ y tế thì ở nước ta từ đầu năm 2015 đến nay đã tiếp nhận được 12 vụ ngộ độc nấm với 56 người mắc, 52 người đi viện, 4 người tử vong trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi nơi có thói quen hái nấm trong rừng
về ăn.Điều đáng quan tâm là những người trúng độc thường là các hành viên trong cùng một gia đình hoặc bà con họ hang vì vậy những cái chết thương tâm thừơng
ra đi nhiều người trong một gia đình để lại niềm đau khôn xiết cho người ở lại cụ thể gần đây nhất là anh em nhà ông Vừ Bá Kỉ sống ở bản huồng giảng 3- Tây
Sơn-Kì Sơn- Nghệ An.do không cảnh giác hái nấm từ rừng về ăn bởi nhầm tưởng loài nấm độc tán trắng( amanita verna) một loại nấm được mệnh danh là nàng tiên giết người là loài nấm trắng ăn được như hình dưới đây:
(Phía bên tay trái là loài nấm độc tán trắng không ăn được và bên tay phải là loài
nấm trắng ăn được.)
Và chính một phút không cảnh giác đó đã làm cho 3 trong số 4 người anh em của anh đã vĩnh viễn ra đi và để lại cho anh nỗi ân hận suốt đời
Đây cũng chính là hồi chuông cảnh tĩnh cho tất cả mọi người khi hái và sử dụng nấm, cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tăng cường tuyên truyền, giáo
Trang 5dục cho bà con nhân dân đặt biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi hiểu và
biết cách cảnh giác.Hạn chế tối đa số người chết và nhập viện do nấm độc
2.2,Các loài nấm cực độc ở Việt Nam.
Ở Việt Nam có khoảng 50-100 loài nấm độc khác nhau So với các loại ngô độc
khác thì ngộ độc nấm xảy ra ít hơn về ca nhưng tỷ lệ tử vong rất cao
Trong đó có 4 loại nấm cực độc:
+Nấm độc tán trắng (Amanita verna)
Nấm độc tán trắng
-Nấm độc tán trắng (Amanita verna): thường mọc thành từng từng cụm hoặc đơn
chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác Mũ nấm màu trắng và bề mặt mũ
nhẵn bóng Lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống Khi trưởng
thành, mũ nấm phẳng và có đường kính khoảng 5-10 cm Khi, già mép mũ có thể
cụp xuống Phiến nấm và cuống nấm có màu trắng, phần cuống có dạng màng ở
Trang 6trên gần sát với mũ, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa Thịt nấm mềm, màu trắng và mùi thơm dịu Loại nấm này chứa amanitin (amatoxin) có độc tính cao
+ Nấm độc trắng hình nón (Amanita virosa)
Nấm độc trắng hình nón
-Cây nấm có hình dạng gần giống nấm độc tán trắng, mang đặc điểm phân bố và độc tố tương tự Mũ nấm trắng, bề mặt nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mép khum đính chặt vào cuống Khi trưởng thành, mũ nấm thường khum hình nón với đường kính khoảng 4-10 cm Thịt nấm mềm, màu trắng và có mùi khó chịu
Trang 7-Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)
Nấm mũ khía nâu xám
nâu, tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành
các tia riêng rẽm, đường kính mũ nấm khoảng 2-8cm Phiến nấm lúc non mau hơi
trắng, gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi
cuống nấm Cuống nấm có màu từ hơi trắng đến vàng nâu, dài 3-9cm, không có
vòng cuống Thịt nấm màu trắng và chứa độc tố muscarin
-Nấm ô tán trắng phiến xanh (Chlorophyllum molybdites)
Trang 8Nấm ô tán trắng phiến xanh.
-Loài nấm này mọc thành cụm hoặc đơn chiếc ở ven chuồng trâu bò, trên bãi cỏ, ruộng ngô và một số nơi khác Lúc còn non, mũ nấm hình bán cầu dài, màu vàng nhạt, có các vảy nhỏ màu nâu nhạt hoặc xám nhạt Khi trưởng thành, mũ nấm hình
ô hoặc trải phẳng, màu trắng, đường kính 5-15 cm Trên bề mặt mũ nấm có các vảy mỏng màu nâu bẩn, vảy dày dần về đỉnh mũ Phiến nấm (mặt dưới mũ nấm) lúc non có màu trắng, lúc già có ánh màu xanh nhạt hoặc xanh xám, nấm càng già màu xanh càng rõ Cuống nấm màu từ trắng đến nâu hoặc xám, có vòng ở đoạn trên gần sát với mũ Chân cuống không phình dạng củ và không có bao gốc Thịt nấm trắng,
có độc tính thấp và chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa
2.3,Các kiểu gây độc tố ở nấm.
-gồm 5 loại:
+Độc tố nguyên sinh chất tế bào: loại độc tố này phá hủy các tế bào, từ đó nó là hư hại một số cơ quan, tổ chức trong cơ thể.(dễ gây nguy hiểm đến tính mạng)
+Độc tố thần kinh: nhóm gây chất độc này gây ra một số triệu chứng thần kinh như sự ra mồ hôi quá độ, hôn mê, co giật, chứng kích động, suy nhược, liệt cơ kết tràng,…
Trang 9+Độc tố kích ứng dường tiêu hóa dạ dày-ruột: nhóm chat độc này tác động nhanh
chóng gây buồn nôn,ói mửa, đau bụng, chuột rút, và kích ứng gây tiêu chảy
+Độc tố vô hiệu hóa cầu disulfuare: Do có cấu trúc gần giống với cầu dissulfuare
nên nó ức chế các hoạt chất sinh học có cấu trúc cầu sulfure gây rối loạn trao đổi
chất
+Độc tố hỗn hợp bao gồm các độc tố trên
2.4, Một số triệu chứng khi ăn phải nấm độc:
Biểu hiện lâm sàn thì ngô độc nấm được chia làm 2 nhóm là nhóm gây ngộ độc
sớm và nhóm gây ngộ độc muộn
+Nhóm gây ngộ độc sớm: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sau khi ăn nấm rất sớm
trước 6h.Loại này gồm các nấm coprinus, clitocybe, boletus, inocybe, psilocybin
và psilicin.Loại ngộ độc này thường lành tính Tùy thược vào loại nấm có thể gây
-Hội chứng cholinecgic( nấm Amanita muscaria)
Giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước dải, chảy nước mắt, tiêu chảy
Nhịp tim chậm, động tử co, hạ huyết áp
- hội chứng atropine( nấm amatinapanthera)
Giãy dụa,co giật, mê sản
Niêm mạc miệng và mặt khô
Mạch đập nhanh, động tử giãn, da đỏ
-Hội chứng tiêu hóa:
Tiêu chảy, nôn mữa
-Ảo giác đơn giản:
Nhìn thấy các chấm sáng và chấm màu hoặc các vách nối nhau chạy
trước mắt
+Nhóm gây độc chậm: các triệu chứng xuất hiện sau ăn nấm 6h Đây là nhóm rất
nguy hiểm, gồm các loại nấm thuộc nhóm amanita phalloid có chứa 6 độc tố
phallin( gây tan máu) phalloidin, phallin, amanitin anpha,beeta, gamma: tập trung
ở gan và gây viên gan nhiễm độc
Nấm gyromitrin, orellanine cũng rất độc, bệnh nhân ăn nấm này sau 6-12h hoặc
thậm chí sau 40 giờ mới bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, đái nước tiểu
Trang 10vàng, da vàng dần, chảy máu chân rang, máu cam, nôn và đi ngoài ra máu, đái máu, đái ít dần, và cuối cùng không có nước tiểu Bệnh nhân thường tử vong nhanh chóng trong vài ngày do suy gan nặng( hoại tử tế bào gan), chảy máu nhiều nơi( do giảm yếu tố đông máu )và co giật
Một số hình ảnh mang tính minh họa khi bị ngộ độc nấm
Trang 11Nhiều bệnh nhân diễn biến 2 pha Pha 1 là các rối loạn tiêu hóa làm cho bệnh
nhân phải đi cấp cứu, các triệu chứng hồi phục và được cho ra viện.Pha 2 là một
vài ngày sau bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, ăn kém, vàng da
-Các loại độc tố có chứa trong nấm:: Amanitin, Gyromitrin,Orellanine, Muscarine,
Ibotenic Acid, Muscimol, Psilocybin, Coprine
2.5, Cách xử lí khi bị ngộ độc nấm:
Trang 12- Gây nôn: Lấy ngón tay sạch hoặc lông gà rửa sạch để ngoáy họng cho buồn nôn, nôn cho đến khi ra nước trong mới thôi Nếu không nôn được thì phải rửa dạ dày Uống than hoạt tính: Uống 20 g than hoạt tính (trộn với ít đường trắng cho dễ uống), sau đó chiêu một chén nước sôi để nguội Than hoạt sẽ hấp phụ chất độc, chuyển vào phân để tống ra ngoài Nếu không có than hoạt thì mua viên Carbogast hoặc Carbophos 400 mg/viên để uống Nếu nạn nhân mê man bất tỉnh, cần đưa đi cấp cứu ngay
-.Cho uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol
- Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất
- Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải cho nằm nghiêng
- Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu tại chỗ
- Không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết
- Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên)
2.6 Cách Giải độc
Khi bị ngộ độc nấm, người bệnh thường nôn nhiều và nôn liên tục Chính vì thế không cần gây nôn, tuy nhiên nếu bệnh nhân chưa nôn thì cần tìm cách gây nôn (ngoáy họng bằng tay hoặc bằng lông gà rửa sạch, bằng que bông sạch), kịp thời rửa dạ dày, thụt áo phân và chườm nóng bụng
Giải độc bằng cách uống bột than gỗ (than hoạt tính 20-30g), đưa đến cơ sở y tế để tiêm thuốc trợ tim mạch, bù nước (tiêm truyền dịch, uống nước pha mật ong, nước đường, nước oresol…) hoặc đưa đi cấp cứu ngay
- Cần lưu ý, khi bị ngộ độc nấm, tuyệt đối không cho bận nhân uống các loại thuốc
có rượu vì rượu sẽ làm chất độc của nấm ngấm rất nhanh vào máu, làm tăng hiệu lực của độc tố trong cơ thể
Dược liệu có thể dùng trong trường hợp bị ngộ độc nấm:
Trang 13- Cam thảo (bắc) để sống 20g, đậu xanh (cả vỏ) 50g Nấu với ½ lít nước, sôi
khoảng 20-30 phút, gạn lấy nước cho uống Sau đó tiếp tục cho nước vào nấu tiếp
lần 2, 3 để uống trong ngày
- Có thể thêm bán hạ (tẩm gừng sao) 10g, trúc nhự (cật tre cao bỏ vỏ xanh) bào
mỏng, tẩm gừng sao 12g, trần bì(vỏ quýt) 6g, hoắc hương 6g Sắc uống như trên
- Không có cam thảo (bắc) có thể dùng đậu xanh 60g, rau má 60g, hai thứ rửa
sạch, giã nhỏ, sắc lấy nước cho uống
2.7, Một số sai lầm nhiều người gặp phải khi phân biệt nấm độc:
+Chỉ có những nấm có màu sặc sỡ,hình thù kì lạ mới độc tuy nhiên vẫn có rất
nhiều loài nấm độc rất giống nấm thường vì vậy dẫn đến ngộ độc
+Dùng kim hoặc muỗng kim loại để thử nếu chuyển màu thì là nấm độc tuy nhiên
có nhiều chất độc trong nấm không làm cho vật kim loai đổi màu
+Cho động vật như chó, gà,… ăn nếu không chết thì người ăn tuy nhiên có rất
nhiều trường hợp nấm có độc tác động chậm thấy động vật ăn không chết nên
người ăn nhưng khi mang người đi cấp cứu thì lúc đó con vật ở nhà mới chết
+Nấm không mộc ở dưới gốc thông: Nhiều người lầm tưởng những loại nấm mọc
ở dưới gốc thông không độc hại, có thể sử dụng được Tuy nhiên đây chính là một
sự tin tưởng mù quáng Một số loài nấm mọc trên cây thông như loại nấm đỏ
Amanita lại cực kì độc hại PGS.TS Ngô Anh, nguyên giảng viên khoa sinh học
Trường đại học Khoa học Huế, một chuyên gia về nấm nổi tiếng ở Huế cho biết
loài nấm thông có thể ăn được gọi là nấm mỡ Bà Tư, phát triển cộng sinh với rễ
thông, chỉ loài nấm đấy mới ăn được Thi thoảng sẽ có nấm độc mọc trên thân hoặc
gốc thông lẫn với loại nấm này, mọi người nên lưu ý
+Nấm độc thường đổi màu dịch tiết: Trong quá trình hái nấm, nhiều người cho
rằng dịch tiết ra từ nấm đổi màu là nấm độc nhưng thật ra có một số nấm ăn được
vẫn có thể biến đổi màu sắc dịch tiết ví dụ như nấm sữa
+ Nấm độc là nấm không có sâu bọ: Kinh nghiệm dân gian truyền lại những loài
sâu bọ sẽ không sống gần các cây nấm độc vì vậy nếu nấm mà có sâu bọ được
đánh giá là an toàn Thực ra điều này không đúng, bởi sâu bọ có đặc tính khác với
người, có thể nấm không độc với sâu nhưng lại độc với người nhiều loài nấm độc
vẫn sẽ có sâu bọ sống cùng Vì vậy quan điểm này là không đúng
Trang 142.8, Cách phân biệt nấm độc:
+ Nhìn bằng mắt Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân,có bao gốc… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra
+Ngửi bằng mũi Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi
+ Thử nghiệm biến màu Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn
+ Thử nghiệm bằng sữa bò Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc
+Và tốt nhất không nên ăn những nấm lạ không có nguồn gốc, quan sát kĩ những nấm mình biết là ăn được
2.9, Các biện pháp phòng tránh ngộ độc nấm:
+ Không hái thứ nấm mình khôngbiết chắc Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loạiduy nhất Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc + Khi chế biến nấm dại, cũnggiống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất
là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính
+ Khi mua nấm ở chợ, tốt nhấtnên mua loại đã từng ăn, dầu vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn
+ Khi ăn nấm không nên uốngrượu Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây raphản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc
+ Sau khi ăn nấm nếu thấy khóchịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tứcđến bệnh viện Nếu không kịp, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn,hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hạitrong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc Sau khi sơcứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu