Khái niệm Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Trong mọi loại hình doanhnghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài c
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới nền kinh tế, thực hiện chủtrương của Nhà nước, Công ty Cổ phần Sông đà 9 – đơn vị thành viên củaTập đoàn Sông đà đã tiến hành cổ phần hoá thành công vào năm 2006 So vớitrước khi cổ phần hoá, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn, thunhập của người lao động được cải thiện, vốn kinh doanh của công ty đã tănglên nhiều lần Tuy nhiên, do chuyển đổi từ doanh nghiệp của nhà nước nêncòn một số bất cập trong quản lý nhất là vấn đề hiệu quả sử dụng vốn của
Công ty Do vậy đề tài tập trung giải quyết nội dung “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9 ”.
2 Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ về mặt lý luận về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung.Vận dụng lý luận nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn của Công ty Cổphần Sông đà 9
Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: quá trình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9.Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu tình hình sử dụng vốn tạiCông ty Cổ phần Sông đà 9 trong 2 năm 2009 - 2010
4 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủyếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp và dự báo
Trang 25 Những đóng góp của luận văn:
- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về sử dụng vốn của doanh nghiệp trongđiều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng sử dụng vốn tại Công ty Cổ phầnSông đà 9 trong giai đoạn 2009 - 2010
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạiCông ty Cổ phần Sông đà 9
6 Bố cục của luận văn:
- Tên luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
phần Sông đà 9
Kết luận
Trang 3CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về vốn của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
Vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu để một doanh nghiệp được thànhlập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Trong mọi loại hình doanhnghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Nhiều học giả đã nghiên cứu và đưa ra các khái niệm khác nhau về vốn củadoanh nghiệp, ở đây tác giả xin trình bày một số trong số đó
Theo Các Mác, dưới góc độ các yếu tố sản xuất, vốn được khái quát thànhphạm trù tư bản Các Mác cho rằng: Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầuvào của quá trình sản xuất Định nghĩa này có tầm khái quát lớn vì bao hàm đầy
đủ cả bản chất và vai trò của vốn Bản chất của vốn là giá trị cho dù nó đượcbiểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: tài sản cố định, nhà cửa, nguyênvật liệu, tiền công…Vốn là giá trị mang lại giá trị thặng dư vì nó tạo ra sự sinhsôi về giá trị thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo David Begg, tác giả cuốn “Kinh tế học”, cho rằng: vốn bao gồmvốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa, sản phẩm
đã sản xuất ra để sản xuất các hàng hóa khác Vốn tài chính là tiền và các giấy
tờ có giá của doanh nghiệp Theo định nghĩa trên, David Begg đã đồng nhấtvốn với tài sản doanh nghiệp Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiệnbằng tiền của tất cả các tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sản xuấtkinh doanh Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sảncủa doanh nghiệp
Theo quan điểm của Paul A.Samuelson và Wiliam D.Nordhalls thì vốn
là khái niệm thường dùng để chỉ các hàng hoá dùng làm vốn nói chung, một
Trang 4nhân tố sản xuất Vốn gồm 2 loại là vốn vật chất ( nhà máy, thiết bị, khotàng…) và vốn tài chính (tiền mặt, chứng khoán, các giấy tờ có giá, …) Quanđiểm này cho thấy nguồn vốn hình thành và các trạng thái biểu hiện của vốn,nhưng chưa cho thấy mục đích về sử dụng vốn.
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này đòi hỏi doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiệnkinh doanh
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyểnhóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở vềhình thái ban đầu là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh như vậy gọi là sựtuần hoàn của vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra liên tục, không ngừng Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinhdoanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chuchuyển của vốn kinh doanh
Từ đó có thể hiểu: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.2 Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Quá trình vận động của vốn trong doanh nghiệp có thể được xem là bảnchất, nội dung của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiệndưới hình thức giá trị Vai trò của vốn trong doanh nghiệp được thể hiện kháiquát như sau:
- Vốn là điều kiện ban đầu cần thiết để hình thành doanh nghiệp.Không một doanh nghiệp nào có thể xuất hiện và tồn tại mà không có vốn.Vốn phải được ứng trước để mua các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
- Vốn được đáp ứng đầy đủ kịp thời hay không luôn có ảnh hưởng
Trang 5mang tính quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp khi thực hiện chiếnlược kinh doanh: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? và sản xuất như thế nào?
- Muốn đầu tư mở rộng quy mô, đạt sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ
và trang thiết bị thì doanh nghiệp phải có vốn để đầu tư trong lĩnh vực nghiêncứu, chuyển giao công nghệ và hiện đại hoá doanh nghiệp Đó là cơ sở để nângcao năng lực sản xuất, năng suất lao động, sực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế
- Quy mô vốn có ảnh hưởng rất lớn đến phạm vi hoạt động và sự đadạng hóa ngành nghề kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải
có lượng vốn nhất định để có thể được tiến hành, doanh nghiệp nào có tiềmlực về vốn càng mạnh thì sự tự chủ về tài chính và sức cạnh tranh càng cao
Do vậy, việc tạo ra sự tăng trưởng và phát triển vốn luôn là một mục tiêu cơbản trong mỗi doanh nghiệp
1.1.3 Các đặc trưng của vốn
Vốn của doanh nghiệp có những đặc trưng xác định trong điều kiệnkinh tế thị trường, theo tác giả có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của vốnnhư sau:
Thứ nhất: Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, điều đó có nghĩa
vốn biểu hiện giá trị bằng tiền của tài sản hữu hình và vô hình như: nhàxưởng, đất đại, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, vị trí địa lý, thương hiệu,bản quyền, phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ, uy tín của doanhnghiệp… Ở đây cần phân biệt giữa vốn và tài sản, giữa sử dụng vốn và chitiêu Không phải tất cả tài sản đều là vốn mà chỉ có tài sản hoạt động mớiđược gọi là vốn, còn tài sản ở trạng thái tĩnh chỉ là vốn tiềm năng Chi tiêumất đi thì không gọi là vốn, còn chi phí kinh doanh được bù đắp lại thì đượcgọi là vốn Nhận thức được đặc trưng này giúp cho doanh nghiệp chủ độngtìm mọi biện pháp để huy động mọi tài sản vào kinh doanh, biến vốn tiềmnăng thành vốn hoạt động
Trang 6Thứ hai: Vốn phải vận động nhằm mục đích sinh lời Vốn được biểu
hiện bằng tiền, nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để tiền biến thànhvốn thì đồng tiền phải vận động sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn
có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng kết thúc vòng tuần hoàn, nó phải trở
về hình thái ban đầu là tiền với giá trị lớn hơn, đây cũng là nguyên tắc sửdụng và bảo vệ vốn Tiền bị ứ đọng, tài sản cố định không cần dùng, tàinguyên, sức lao động không được sử dụng, tiền, vàng cất trữ hoặc các khoản
nợ khê đọng khó đòi… chỉ là những đồng vốn “chết” Mặt khác, tiền vậnđộng nhưng lại bị thất lạc, không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thìvốn cũng không được bảo đảm, chu kỳ vận động tiếp theo bị ảnh hưởng.Nhận thức được đặc trưng này, doanh nghiệp cần tìm mọi cách để cho đồngvốn sinh lời, tránh tình trạng vốn ứ đọng
Thứ ba: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng đủ lớn mới có
thể đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đíchsinh lời Một lượng vốn chưa đủ lớn để trang trải những chi phí đầu tư cầnthiết tối thiểu thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được, do đó doanhnghiệp phải biết khai thác tối đa mọi nguồn vốn Đặc trưng này cho thấy doanhnghiệp phải xác định cho được nhu cầu vốn kinh doanh và có chiến lược tạo vốnphù hợp, bảo đảm đủ vốn cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh
Thứ tư: Vốn có giá trị theo thời gian, bởi sức mua của đồng tiền ở các
thời điểm là khác nhau do ảnh hưởng của giá cả, lạm phát, tiến bộ khoa học Nhận thức được đặc trưng này giúp cho doanh nghiệp tính đúng, tính đủ cácchi phí vốn kinh doanh, tránh tình trạng “lãi giả, lỗ thật”
Thứ năm: Vốn bao giờ cũng gắn liền với chủ sở hữu nhất định Người
sử dụng vốn có thể là chủ sở hữu, có thể không, nhưng đồng vốn luôn luôn cóchủ Người sử dụng vốn được đảm bảo các lợi ích kinh tế do đồng vốn manglại Người sử dụng vốn có trách nhiệm trả lại cho người sở hữu vốn mộtkhoản tiền nhất định trong thời gian xác định, khoản tiền này được hạch toán
Trang 7vào giá thành sản phẩm Điều này đặt ra yêu cầu đối với doanh nghiệp sửdụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Thứ sáu: Vốn là một hàng hóa đặc biệt trong nền kinh tế thị trường.
Thông qua thị trường tài chính, người cần vốn và người có vốn có thể trao đổivới nhau Tuy nhiên với hàng hóa đặc biệt này việc trao đổi không làm thayđổi quyền sở hữu mà chỉ là sự chuyển nhượng quyền sử dụng Để có quyền sửdụng vốn, người vay phải trả cho người cho vay một lãi xuất nhất định đượcxác định theo quan hệ cung - cầu trên thị trường vốn vay
Qua các đặc trưng của vốn trong nền kinh tế thị trường, có thể khẳng
định: Vốn là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ tài sản đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
1.1.4 Phân loại vốn
Vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới nhiều hình thái vật chất khác nhau
và có mặt ở tất cả các hoạt động, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Do vậy, việc phân loại vốn là cần thiết để tạo điều kiện choviệc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý quá trình sản xuất, đảm bảohuy động đầy đủ vốn, sử dụng vốn tiết kiệm và đạt được mục tiêu của mình
Tuỳ theo mục đích phân loại vốn, người ta có thể sử dụng các tiêu thứckhác nhau để phân loại vốn Một số cách phân loại phổ biến bao gồm:
Căn cứ vào hình thái biểu hiện, vốn được chia thành hai loại: vốn hữu
hình và vốn vô hình
Căn cứ vào thời hạn luân chuyển, vốn được chia làm hai loại là: ngắn
hạn và dài hạn
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn được chia thành hai nguồn cơ bản:
nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Căn cứ vào nội dung vật chất, vốn được chia làm hai loại: vốn thực
(vốn vật tư, hàng hoá) và vốn tài chính (vốn tiền tệ)
Trang 8Căn cứ vào phương thức luân chuyển, vốn được chia làm hai loại vốn
cố định và vốn lưu động
Về cơ bản trên giác độ lý thuyết cũng như trong thực tiễn, vốn đượcphân loại căn cứ vào hai tiêu thức chính là luân chuyển vốn và nguồn hìnhthành vốn
1.1.4.1 Xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn và luân chuyển vốn
Đây là tiêu thức phân loại chủ yếu, hiệu quả nhất trong việc quản lývốn Căn cứ vào tiêu thức này, vốn được phân thành hai loại: vốn cố định vàvốn lưu động
Vốn cố định: Trong nền kinh tế thị trường để có được các tài sản cố
định cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải đầu tưứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định Số vốn doanh nghiệp ứng ra đểhình thành nên tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thờigian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồngthời tất cả các tiêu chuẩn về tài sản cố định Tài sản cố định tham gia trực tiếphoặc gián tiếp vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Trong quá trình sửdụng, tài sản cố định không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hưhỏng hoàn toàn, giá trị của nó được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị củasản phẩm và được bù đắp lại bằng tiền khi sản phẩm được tiêu thụ
Tài sản cố định với đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinhdoanh và giá trị hao mòn dần, đã đưa đến đặc điểm chu chuyển vốn cố định làluân chuyển dần từng phần qua các chu kỳ sản xuất kinh doanh Tương ứngvới mức độ hao mòn tài sản cố định sẽ có một phần vốn cố định ra nhập chiphí sản xuất kinh doanh Phần còn lại của vốn cố định thể hiện trong giá trịcòn lại của tài sản cố định Cứ như vậy vốn cố định được luân chuyển dần quacác chu kỳ sản xuất kinh doanh tương ứng với giá trị hao mòn tài sản cố định.Khi tài sản cố định hết giá trị sử dụng thì vốn cố định cũng hoàn thành mộtvòng luân chuyển của nó
Trang 9Như vậy, Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứngtrước về tài sản cố định Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từngphần trong nhiều chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khitái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị.
Vốn lưu động: Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được
tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tàisản lưu động nhất định Do đó, để hình thành nên tài sản lưu động, doanhnghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Sốvốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động lưu thông Tài sản lưu động sản xuất gồm nguyênvật liệu, nhiên liệu…còn tài sản lưu động lưu thông là những tài sản lưu độngtrong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như thành phẩm trong kho chờtiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán… Trong quá trình sản xuất kinhdoanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thếchỗ cho nhau,vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuấtđược tiến hành liên tục thuận lợi
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóalần lượt qua nhiều hình thái khác nhau Lúc đầu là hình thái tiền tệ, sauchuyển qua hình thái vật tư, hàng hoá dự trữ,… cuối cùng chuyển về hình tháitiền tệ ban đầu Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liêntục, lắp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động
Như vậy, Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hìnhthành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục Vốn lưu động luânchuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thànhtrong một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh
Trang 10Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp khác nhau tuỳthuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp Vấn đề là ở chỗ xácđịnh sao cho phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó
có biện pháp huy động vốn kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Việc phân chia vốn thành vốn cố định và vốn lưu động có ý nghĩa hếtsức quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đối với mỗi loại Nếu như vốn
cố định phản ánh trình độ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thìvốn lưu động là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn
ra liên tục và ổn định Do đó doanh nghiệp cần phải xác định cơ cấu và quy
mô của mỗi loại một cách chính xác và khoa học dựa trên những định mứckinh tế kỹ thuật tiên tiến mới có thể chủ động bảo toàn và phát triển vốn trongquá trình sản xuất kinh doanh
1.1.4.2 Xuất phát từ nguồn hình thành
Vốn của doanh nghiệp có thể được hình thành từ các nguồn khác nhau.Xét trên phương diện nguồn hình thành, có thể chia thành vốn chủ sở hữu và
nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu: là vốn do doanh nghiệp sở hữu hoặc đại diện cho
chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhautùy theo từng loại hình doanh nghiệp
- Vốn do nhà nước cấp: Các doanh nghiệp nhà nước được ngân sáchcấp một phần hoặc toàn bộ vốn khi bắt đầu hoạt động, có trách nhiệm bảotoàn và phát triển vốn do nhà nước cấp Trong quá trình kinh doanh, doanhnghiệp có thể được ngân sách nhà nước cấp bổ sung hoặc được tài trợ vốnthông qua việc cấp tài sản, tín dụng ưu đãi hay giảm thuế, giảm phí…
- Vốn tự có: Là phần vốn do chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư bỏ ra để đầu
tư vào kinh doanh khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc đầu tư dự án
- Vốn cổ phần: Hình thành do phát hành cổ phiếu trên thị trường khisáng lập công ty Trong quá trình hoạt đông, doanh nghiệp có thể tăng vốn cổ
Trang 11phần bằng cách phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường Tuy nhiên, cần thậntrọng tính toán đến các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, môi trườngđầu tư để việc phát hành thêm cổ phiếu đạt hiệu quả cao.
- Vốn tự bổ sung: Sau mỗi kỳ kinh doanh, doanh nghiệp có thể tự bổsung vốn từ lợi nhuận hàng năm, hoặc từ chênh lệch giá được để lại, hay từviệc điều chỉnh lại cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp
Quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ là điều kiện để doanh nghiệp hoạtđộng một cách chủ động và độc lập, đồng thời là điều kiện để doanh nghiệptham gia các hoạt động đầu tư, tăng cường khả năng cạnh tranh và thu đượcnhiều nguồn lợi Chính vì vậy, một doanh nghiệp thành đạt luôn có phương án
bổ sung, tăng trưởng vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả: là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu doanh
nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay
Một doanh nghiệp trong những trường hợp cần thiết vẫn phải đi vayvốn dưới nhiều hình thức khác nhau Việc đi vay vốn một mặt giải quyết nhucầu về vốn đảm bảo cho sự ổn định và liên tục của qua trình sản xuất kinhdoanh, mặt khác cũng là phương pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực tàichính của nền kinh tế Việc vay vốn của ngân hàng và của lẫn nhau giữa cácdoanh nghiệp sẽ góp phần tăng cường các quan hệ hữu cơ trong toàn bộ nềnkinh tế và sự phát triển của thị trường trong nước Một phần vốn vay còn cóthể bao gồm cả vốn các doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng của lẫn nhau Việcchiếm dụng vốn của các doanh nghiệp là một tất yếu khác quan nhưng chỉđược chấp nhận trong một giới hạn nhất định, bởi vì nó gây ra những vấn đềthiếu lành mạnh trong quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp
- Vốn vay: Trong quá trình kinh doanh, tuỳ theo nhu cầu về vốn, doanhnghiệp có thể tiến hành vay từ nhiều nguồn khách nhau như từ ngân sách nhànước, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế - xã hội, từ dân
cư trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như tín dụng ngân hàng, tíndụng thương mại, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,…
Trang 12- Thuê tài chính: hay còn gọi là thuê vốn hoặc thuê mua thuần làphương thức tín dụng trung, dài hạn Theo phương thức này, người cho thuêcam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sởhữu đối với tài sản cho thuê Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toántiền thuê trong suốt thời hạn đã được thỏa thuận và không được hủy bỏ hợpđồng trước hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sởhữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuậntrong hợp đồng thuê.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là điều kiện cần cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưngchưa đủ để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh Điều đó đồng nghĩa vớiviệc doanh nghiệp phải khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực,trong đó sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là một vấn đề cực kỳ quan trọng, có ýnghĩa quyết định tới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Nói cách khác, việc
sử dụng vốn có hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều quan điểm khác nhau trong việcđánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Có quan điểm cho rằng sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều, doanhthu cao tức là doanh nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và sử dụng vốn có hiệuquả Xét trên một khía cạnh nào đó, sản lượng và doanh thu cũng phần nàophản ánh những kết quả và sự cố gắng nhất định của một doanh nghiệp Songsản lượng hay doanh thu vốn dĩ mới chỉ là các chỉ tiêu tổng hợp về quy mô
mà chưa phải là các chỉ tiêu chất lượng Sự gia tăng doanh thu có thể là dodoanh nghiệp mở rộng quy mô, sử dụng thêm vốn, lao động và các yếu tố đầuvào hoặc đơn giản chỉ là sự gia tăng của giá cả do các nguyên nhân khácnhau Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu đó mà kết luận đánh giá vềhiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Trang 13Hiệu quả sử dụng vốn có thể được đánh giá thông qua tốc độ quay vòngvốn Trên giác độ này, nếu vốn quay vòng càng nhanh thì doanh nghiệp có thểcoi như đạt hiệu quả sử dụng vốn cao Tuy vậy, tốc độ vòng quay của vốn cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: cơ cấu vốn hay cấu tạo hữu cơ củadoanh nghiệp; giá bán hàng liên quan đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, phươngthức bán hàng, phương thức thanh toán…, trong đó có các yếu tố phụ thuộcvào thể chế, hệ thống thanh toán là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soátcủa các doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn có thể được đánh giá thông qua lợi ích kinh tế.Hiệu quả sử dụng vốn được coi là cao khi doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợinhuận cao Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượngtổng hợp quan trọng số một đối với các doanh nghiệp Lợi nhuận là mục tiêucao nhất quyết định đến sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp Như vậy,quan điểm cho rằng một doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao có thểđược xem như có hiệu quả kinh tế và hiệu quả sử dụng vốn cao là hoàn toàn
có cơ sở Song trên thực tế, để có tỷ suất lợi nhuận cao doanh nghiệp phải đạtđược hiệu quả cao trong hàng loạt các hoạt động của quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm
Cũng có quan điểm cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn phải dựatrên cơ sở điểm hòa vốn xác định Tức là kết quả hữu ích thực sự được xácđịnh khi mà thu nhập bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra Phần vượt trên điểm hoàvốn mới là thu nhập làm cơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn
Tóm lại, tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau màchúng ta có quan niệm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn Mỗi quan niệmnói trên về hiệu quả sử dụng vốn đều có những cơ sở riêng, dựa trên nhữngcách tiếp cận khác nhau Theo tác giả thì: Hiệu quả sử dụng vốn phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp vào sản xuất kinhdoanh nhằm đạt kết quả cao nhất và với chi phí thấp nhất
Trang 141.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệpkinh doanh là thu được lợi nhuận cao Quá trình kinh doanh của doanh nghiệpcũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn kinh doanh Vì vậy, hiệu quả sửdụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ vàmức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợinhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình tổ chức đảm bảo vốn và sử dụngvốn cố định, vốn lưu động của doanh nghiệp
Để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và chính xác hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp chúng ta cần sử dụng hệ thống các chỉ tiêu dưới đây
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanhnghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sửdụng vốn lưu động của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau
a) Các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động
- Vòng quay dự trữ, tồn kho: Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển
hàng tồn kho trong một thời kỳ nhất định, qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trịtài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuấtkinh doanh
=
- Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thu
được các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng tàisản lưu động càng cao
Trang 15=
Các khoản phải thu bình quân = (Các khoản phải thu đầu kỳ + Các khoản phảithu cuối kỳ) : 2
- Vòng quay của vốn lưu động (Hiệu suất sử dụng vốn lưu động): Chỉ
tiêu này phản ánh số vòng luân chuyển của vốn lưu động trong thời kỳ nhấtđịnh (thường là 1 năm) Số vòng quay càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luânchuyển càng nhanh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Số ngày luân chuyển vốn lưu động): là
chỉ tiêu phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện mộtlần luân chuyển, hay độ dài thời gian một vòng quay của vốn lưu động ởtrong kỳ
=
- Mức đảm nhiệm vốn lưu động (Hàm lượng vốn lưu động): Chỉ tiêu
này cho biết để đạt được một đơn vị doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm,doanh nghiệp cần phải bỏ ra bao nhiêu đơn vị vốn lưu động Chỉ tiêu này càngnhỏ, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao
=
Kỳ thu tiền bình
quân
Tổng số ngày trong kỳVòng quay khoản phải thu trong kỳ
Kỳ luân chuyển VLĐ Số ngày trong kỳ
Vòng quay của vốn lưu động
=
Trang 16b) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh
lợi của vốn lưu động, nó cho thấy cứ mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ ra trong kỳ
sẽ thu lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
=
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là vốn ứng trước về tài sản cố định và sau một thời giandài mới thu hồi được toàn bộ Do vậy, việc sử dụng tốt số vốn cố định hiện có
là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng củadoanh nghiệp Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường sửdụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
a) Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn
cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị doanhthu Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
=
Trong đó:
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ = (VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ) : 2VCĐ đầu (hoặc cuối kỳ) = Nguyên giá TSCĐ đầu (hoặc cuối kỳ) -Khấu hao lũy kế đầu (hoặc cuối kỳ)
Khấu hao lũy kế đầu kỳ là khấu hao lũy kế ở cuối kỳ trước chuyểnsang
Khấu hao lũy kế cuối kỳ = Khấu hao đầu kỳ + Khấu hao tăng trong kỳ Khấu hao giảm trong kỳ
Trang 17- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị
TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu, chỉ tiêu này càng lớnchứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao
=
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ = (Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ +Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ) : 2
- Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị
doanh thu cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn cố định Chỉ tiêu này càng nhỏchứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao
=
b) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn
cố định được đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợinhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)
=
Lợi nhuận sau thuế tính ở đây là phần lợi nhuận được tạo ra từ việc trựctiếp sử dụng TSCĐ, không tính các khoản lãi do các hoạt động khác tạo ranhư: hoạt động tài chính, góp vốn liên doanh…
Trang 181.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp có ýnghĩa then chốt và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp phản ánhkết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn, tài sản các chỉ tiêu này phảnánh chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a) Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn
- Hiệu suất sử dụng vốn (Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh): là chỉ
tiêu phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng haymấy lần Chỉ tiêu này càng cao, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao
=
b) Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ
giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp Nó thểhiện, khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp có thể thuđược bao nhiêu lợi nhuận
=
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (Hệ số doanh lợi): là quan hệ
tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
Hiệu suất sử
dụng vốn (SOA)
Doanh thu thuần
Tổng số tài sản hay vốn kinh doanh bình
quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu
(ROS)
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Trang 19=
- Tỷ suất lợi nhuận của VCSH: Chỉ tiêu này cho biết, cứ 1 đơn vị vốn
của chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế thu nhậpdoanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực
=
Các nhà đầu tư thường coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ
sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ
ra để đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển.Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu một mặt phụ thuộc vào hiệu quả sử dụngvốn kinh doanh hay phụ thuộc vào trình độ sử dụng vốn Mặt khác, hiệu quả
sử dụng vốn còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp
Mô hình dupont phản ảnh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệuquả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất lợi
nhuận trên vốn
kinh doanh
(ROA)
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số tài sản hay vốn kinh doanh bình
quân sử dụng trong kỳ
Trang 20Mô hình 2:
ETrong đó:
ROAe (tỷ suất sinh lời của tài sản) = Tổng TSEBIT
Tóm lại, căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu cụ thể mà doanhnghiệp lựa chọn các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn củamình cho phù hợp, tránh tình trạng sử dụng quá nhiều chỉ tiêu gây tốn kém,
sự vụ cho doanh nghiệp Ngược lại sử dụng quá ít chỉ tiêu làm cho việc phảnánh không đầy đủ, không chính xác hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp,
từ đó dẫn đến các quyết định không hợp lý, hiệu quả kinh doanh không cao
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
Sử dụng vốn hiệu quả hay không hiệu quả có tác động trực tiếp đếntình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệuquả sử dụng vốn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng về cơ bản có cácnhân tố chủ yếu sau
1.2.3.1 Nhân tố khách quan
Trang 21Đây là các nhân tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp.
Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng, đã có những tác động
mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.Sau khi ra nhập tổ chức thương mại quốc tế, nước ta đã thể hiện được vị thế
và mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia trong khuvực và thế giới Các tổ chức kinh tế quốc tế đã đầu tư nhiều vào Việt Nam.Điều này đã góp phần tạo điều kiện cho thị trường vốn và thị trường sản phẩmphát triển Thông qua việc hợp tác kinh doanh với các quốc gia phát triển, cáctập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã giúp cho các doanh nghiệp trong nướcnâng cao được trình độ về tổ chức quản lý, chuyển giao khoa học và côngnghệ hiện đại, tăng năng suất lao động góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Hệ thống pháp luật quy định rõ doanh nghiệp được tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ nào, có các quyền và nghĩa vụ gì,những hoạt động nào được nhà nước bảo vệ, những hoạt động nào bị nhànước ngăn cấm … Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, nhất quán
và có hiệu lực cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạch định kếhoạch sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động đặc biệt quan trọng
Trang 22đến hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phátcao, thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp khó có thể cao được do sựmất giá của đồng tiền và Nhà nước có xu hướng thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tưcho sản xuất kinh doanh Chính sách lãi suất, tỷ giá của ngân hàng thì ảnhhưởng tới chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp Chính sách thuế của chínhphủ lại có tác động tới các quyết định đầu tư của doanh nghiệp…
Sự phát triển của khoa học và công nghệ là một trong những nhân tố
quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nóichung và từng doanh nghiệp nói riêng Việc ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghệ vào sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp tạo ra năng lực sản xuất cao hơn,đáp ứng tốt hơn yêu cầu kỹ thuật sản phẩm ngày càng cao từ khách hàng vàđặc biệt có điều kiện để giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chế tạo sảnphẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên bao gồm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu thời tiết, địa hình, địa chất … tác độngtới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nguồn tài nguyênthiên là một yếu tố làm giảm chi phí vật liệu, góp phần tăng lợi nhuận Cácđiều kiện khí hậu thời tiết, địa hình bất lợi sẽ làm tăng chi phí dẫn đến giảmlợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm
Các nhân tố văn hoá - xã hội, mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong
một môi trường văn hoá - xã hội nhất định Xã hội cung cấp nguồn lực màdoanh nghiệp cần và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra Các giátrị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống, tư tưởng tôn giáo củanhân dân đều có ảnh hưởng đến nhiều mặt của hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Nhận thức rõ và chủ động nghiên cứu về các nhân tố khách quan ảnhhưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (cả về tích cực và tiêu cực)giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu những
Trang 23ảnh hưởng tiêu cực, khai thác những cơ hội thuận lợi để không ngừng nâng caohiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo sự phát triển ổn định của doanh nghiệp.
1.2.3.2 Nhân tố chủ quan.
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực đây là nhân tố đầu tiên có ảnh hưởng quyết định đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, trong đó có hiệu quả sử dụng vốn.Nguồn nhân lực được đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng lao độngtrong doanh nghiệp, mà trước hết là giám đốc (chủ doanh nghiệp) Giám đốcdoanh nghiệp là người quyết định trong quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốncủa doanh nghiệp, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về quyết định của mình.Nếu quyết định sử dụng đồng vốn của giám đốc là đúng, phù hợp thì doanhnghiệp kinh doanh có lãi, đồng vốn được sử dụng tiết kiệm mang lại hiệu quảcao Ngược lại, nếu quyết định đó sai lầm, không phù hợp sẽ dẫn đến thua lỗtrong kinh doanh, vốn sử dụng không hiệu quả, thậm chí mất vốn, phá sản
Đội ngũ cán bộ quản lý làm tham mưu cho giám đốc ra quyết định kinhdoanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp Một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn vữngvàng, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, phản ánh trung thực, đầy đủ,chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng vốn trongdoanh nghiệp sẽ giúp giám đốc có những quyết định kịp thời, đúng đắn
Lực lượng lao động trực tiếp trong dây chuyền sản xuất (công nhân, thợnghề…) rất quan trọng bởi đây là nhân tố trực tiếp tạo ra năng suất, chấtlượng, sản phẩm, hạ chi phí sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp
Chiến lược phát triển và tình hình tài chính của doanh nghiệp là nhân
tố rất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược phát triển riêng, một chiến lược
Trang 24đúng đắn phải được xây dựng trên cơ sở các điều kiện hiện tại của của doanhnghiệp như: nguồn nhân lực, trình độ quản lý, khả năng về vốn…và dự đoánđược tương lai của doanh nghiệp, của ngành và của cả nền kinh tế.
Cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, khả năng thanh toán, khả năng đảm bảovốn, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ quyết định đến chi phí huy độngvốn, đến khả năng đảm bảo vốn để tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh một cách liên tục và bình thường Một chính sách huy động vốn hợp lý,đáp ứng được các nhu cầu về vốn, không để xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếuvốn thì sẽ đảm bảo ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí vốn, do đó sẽ nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Tổ chức quản trị doanh nghiệp bao gồm cơ cấu tổ chức quản lý và cơ
chế hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu chungcủa doanh nghiệp Tổ chức quản trị hợp lý là cơ sở để truyền đạt và thực hiệncác quyết định sản xuất kinh doanh, nó khắc phục được sự chồng chéo, tạo ra
sự phối hợp đồng bộ trong hoạt động của các bộ phận góp phần tăng năngsuất lao động, tiết kiệm nhân lực, rút ngắn thời gian sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, tăng vòng quay của vốn Từ đó giảm các chi phí bất hợp lý, hạ giáthành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp cũng là một nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn Doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu mạnhthì khả năng huy động vốn và khả năng tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, nên cóđiều kiện để đẩy nhanh vòng quay của vốn doanh nghiệp
Hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp được thực hiện nhằm
tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng thông qua việc cải tiến và ứng dụngnhững tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất Hoạt động nàygiúp cho doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật đáp ứng được sự phát triển của thịtrường, theo kịp sự phát triển về khoa học công nghệ của thế giới, nâng caosức cạnh tranh, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2
Trang 25THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9
2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sông đà 9
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Sông đà 9
* Giới thiệu chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông đà 9
Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà 9, đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện TừLiêm, Hà Nội
Điện thoại: 84 - (4) 3768 3746 Fax: 84 - (4) 3768 2684
Email: songda9@fmail.vnn.vn
Website: www.songda9.com
Chủ tịch hội đồng quản trị: KS Nguyễn Đăng Lanh
Tổng giám đốc: KS Dương Hữu Thắng
Trụ sở: Tòa nhà sông Đà – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
* Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Sông đà 9 có tiền thân là liên trạm cơ giới, được thành lập từnăm 1960 phục vụ thi công xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Thác Bàcông trình thuỷ điện lớn đầu tiên của đất nước Tiếp theo là xây dựng nhàmáy giấy Bãi Bằng nhà máy dệt Minh Phương và từ năm 1976 đến năm 1993tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà Khi nhà máythủy điện Hoà Bình hoàn thành, công ty cũng như các đơn vị khác của Tổngcông ty bước vào giai đoạn khó khăn về công ăn việc làm cho CNV – thời kỳhậu Sông Đà Từ trong công trường lớn tập trung, đơn vị phải phân tán thànhnhiều đơn vị nhỏ , tìm kiếm những việc làm phù hợp Rồi khó khăn cũng qua
đi khi một loạt công trình thuỷ điện lớn được mở ra, đơn vị tiếp tục tham giathi công các công trình lớn trọng điểm của đất nước, như công trình thuỷ điệnVĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Hàm Thuận, thuỷ diện Cần đơn
Trang 26Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, phù hợp với cơ chế thị trường ,đơn vị đã mở rộng thêm các ngành nghề mới là xây dựng dân dụng, xây dựngđường giao thông một số công trình giao thông mà đơn vị tham gia thi công
là đường quốc lộ 1A đoạn Thường tín – Cầu giẽ, đoạn Hà Nội – Bắc Ninh,đường Hồ Chí Minh, các công trình dân dụng bao gồm các nhà trụ sở, nhàchung cư trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận Công ty là một đơn vịchuyên ngành về thi công cơ giới, với lực lượng xe máy thiết bị nặng, tậptrung thi công các công trình có khối lượng lớn như các công trình thuỷ lợi,thuỷ điện Ngoài công tác đào đắp bằng cơ giới đơn vị còn có thế mạnh trongcông tác gia công cơ khí phi tiêu chuẩn, công tác lắp máy Đơn vị còn cóthêm các ngành nghề như nổ mìn, thi công bê tông, xây dựng dân dụng vớinhững ngành nghề hiện nay, đơn vị có thể đảm nhận thi công những côngtrình thuỷ điện vừa và nhỏ một cách độc lập
Trong quá trình phát triển trưởng thành công ty đã mang nhiều tên gọikhác nhau:
1960: Liên trạm cơ giới
1982: Công ty thi công cơ giới
1994: Công ty xây lắp thi công cơ giới sông Đà 9
1997: Công ty sông Đà 9
2005: Công ty Cổ phần Sông đà 9
Ngày 18/11/2005 Công ty Cổ phần Sông đà 9 chuyển đổi thành Công ty
Cổ pầhn theo quyết định số 2159/QĐ-BXD Ngày 04/01/2006 Công ty chínhthức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh số 0103010465 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấplần đầu, thay đổi lần thứ nhất ngày 22/11/2006, thay đổi lần hai ngày22/08/2007 và thay đổi lần thứ ba ngày 23/11/2007 với số vốn điều lệ là 150
tỷ đồng
Năm 2007: Công ty tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng: chia
Trang 27cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% tương ứng với10,5 tỷ đồng(5/2007); Phân phối cho các cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ:29.5 tỷ đồng(8/2007); Phát hành cổ phiếu ra công chúng tăng vốn điều lệ 40 tỷđồng.
- Lắp đặt cấu kiện xây dựng thiết bị cơ - điện - nước và thiết bị xây dựng
- Hoàn thiện xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị
và khu công nghiệp
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ xây dựng
- Kinh doanh vận tảI hang hoá
- Sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm
- Kinh doanh lắp đặt thang máy, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh
- Lắp ráp ôtô có trọng tảI đến 25 tấn, sửa chữa xe máy thiết bị thi công
- Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn
- Quản ly vận hành khai thác nhà máy thuỷ điện Quản lý vận hành hệthống truyền tảI điện – bán điện
- Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê
- Nhận uỷ thác đầu tư từ các cá nhân và tổ chức
Trang 282.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Sông đà 9
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông đà 9
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty Cổ phần Sông đà 9
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan
quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyếtđịnh thuộc thẩm quyền bàng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được cổđông đại diện ít nhất 65% tổng cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dựhọp chấp thuận.Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông quaĐiều lệ tổ chức hoạt động và Định hướng phát triển của Công ty Kiểm soáthoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát
Trang 29- Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có toàn quyền
nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyềnlợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổđông Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển củaCông ty, giải pháp phát triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đạihội đồng cổ đông;triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Xây dựng cơ cấu tổchức, quy chế quản lý nội bộ của công ty trình Đại hội đồng cổ đông thôngqua; Kiểm soát việc thực hiện các phương án đàu tư, việc thực hiện cácchính sách thị trường, thực hiện hơp đồng kinh tế, việc thực hiện cơ cấu tổchức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần Hộiđồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiếnbằng văn bản hoậc hình thức khác Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có mộtphiếu biểu quyết
-Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra tính trung thực hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt đôngkinh doanh, trong ghi chép lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tàichính của Công ty Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quảhoạt động của Công ty, tham khảo y kiến của Hội đồng quản trị trước khitrình báo cáo, kết luận và có kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông
-Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc có
nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, làngười đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện cácquyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuấtkinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; thường xuyên báo cáo hội đồngquản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
-Các Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do
Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm
Trang 30-Các phòng ban chức năng chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ
thực hiện công việc do Tổng giám đốc giao theo đặc diểm, nhiệm vụ của từngphòng, từng đơn vị Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trựcthuộc Công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phêduyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị trừ Kế toán trưởng Công ty Cácphó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất
do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm Biên chế từng phòng Công ty doTổng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt
2.1.3 Đặc điểm sản xuất và sản phẩm của Công ty
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ phần Sông đà 9 là xây lắp.Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp Tuy nhiên,
đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt Sản phẩm xây lắp cũng đượctiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đếnthiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành Thi công xây dựngcông trình cũng có tính chất dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sảnxuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất của các khâu khác Sản xuất xây lắp có đặc điểm: Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, không có sản phẩm nào giốngsản phẩm nào, mỗi sản phẩm xây lắp có những yêu cầu về mặt thiết kế mỹthuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sảnphẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức thi công và biện pháp thi công phùhợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thicông mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục
Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàngnên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các côngtrình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được thicông ở những địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chiphí sản xuất cũng khác nhau
Trang 31Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thicông tương đối dài Các công trình thi công xây dựng thường có thời gian thicông rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm trời mới xong.Trong thời gian sản xuất thi công xây đựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hộinhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội Do đó, khi lập kế hoạchxây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiềnvốn, nhân công Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặtchẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công công trình Các công trình thi công xây dựng thường có thời gian sử dụng dài nênmọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại.Sai lầm trong thi công vừa gây ra lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rấtnghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục Do đặc điểm này mà trong quá trìnhthi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổitheo địa bàn thi công Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứukhảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn, kết hợp với các yêucầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài Sau khi
đi vào sử dụng, công trình không thể di dời, cho nên nếu các công trình là nhàmáy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thuậnlợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này
Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường diễn ra ở ngoài trời, chịu tácđộng trực tiếp của các yếu tố về điều kiện tự nhiên có nhiều rủi ro, bất ngờ docác yếu tố về khí hậu, thời tiết, tình hình địa chất thuỷ văn, nên phát sinhnhiều chi phí bảo quản máy thi công, nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt có thểgặp rủi ro phải phá đi làm lại một phần công trình do thời tiết làm ảnh hưởngđến chất lượng công trình, mỹ thuật của công trình hoặc thiệt hại ngừng sảnxuất Những khoản thiệt hại này phải được tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải
có phương pháp hạch toán phù hợp với nguyên nhân gây ra
Trang 32Sản xuất xây lắp thiếu tính ổn định, luôn bị biến động do địa điểm xâydựng luôn thay đổi, điều kiện địa lý thay đổi, thiết kế thay đổi nên phươngthức tổ chức thi công và biện pháp thi công cũng thay đổi cho phù hợp Dosản phẩm xây lắp cố định nên trong quá trình thi công các đơn vị xây lắp phảithay đổi thường xuyên địa điểm nên phát sinh một số chi phí cần thiết kháchquan như chi phí điều động công nhân, điều động máy thi công, chi phí chuẩn
bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau khi thi công
Tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không cao do giá bán của sảnphẩm xây lắp đã được xác định từ khi ký hợp đồng là giá trúng thầu Mặtkhác, do nhiều biến động rủi ro vào mặt khách quan thiên tai, thời tiết, đơn vịthi công còn phải chịu rủi ro về thời gian thi công dài nên ảnh hưởng nhiều vềgiá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình xây lắp Điều này đòi hỏi doanhnghiệp xây lắp phải quản lý tốt các chi phí nhằm tiết kiệm, hạ giá thành manglại lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu cần thiết củaviệc hạch toán chi phí
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Sông đà 9
a Thuận lợi
Sau khi cổ phần hoá, những tồn tại cố hữu của doanh nghiệp nhà nước
về tài sản, công nợ, con người được đánh giá sát thực và rõ ràng, tạo môitrường hoạt động sản xuất kinh doanh được minh bạch hơn, đây là một lợi thế
mà công ty muốn vận dụng triệt để Người lao động xác lập sở hữu của mìnhvào trách nhiệm và kết quả công việc, tạo động lực mới để tồn tại và pháttriển Huy động được vốn và chất xám của các nhà đầu tư tham gia vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty Là một công ty có bề dày hoạt độnglâu năm đã tạo dựng được tên tuổi uy tín trên thị trường và khách hàng
- Công ty là một đơn vị xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thicông các công trình
Trang 33- Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã tạo được uy tín và
sự tin tưởng của khách hàng, tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau khi thực hiện chuyển đổi
- Công ty đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, lực lượng công nhân lành nghề; đầu tư các máy móc thiết bị chuyên ngành đủ đápứng cho thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao
b Khó khăn:
- Khó khăn trở ngại lớn nhất của Công ty là doanh nghiệp nhà nước thiên
về sản xuất vận hành lâu năm trong cơ chế bao cấp nội bộ, hình thành và tích
tụ nhiều tồn tại cố hữu và tư tưởng bảo thủ trì trệ, trông chờ ỉ lại, tư duy theolối mòn thiếu năng động, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp
- Do sự phát triển mạnh về hoạt động xây lắp trên thị trường nên có sựcạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị xây dựng trong đấu thầu công trình
- Đội ngũ kỹ sư xây dựng, thợ tay nghề cao thiếu và thường xuyên thayđổi, lực lượng lao động không ổn định gây khó khăn trở ngại trong quản lýđiều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
- Các loại vật tư, nguyên vật liệu chủ yếu như sắt thép, xi măng có sựbiến động lớn về giá cả
- Chi phí đầu tư về thiết bị thi công lớn nên cũng hạn chế đầu tư chiềusâu để đổi mới thay thế
- Một số công trình khó khăn về nguồn vốn, chủ đầu tư thanh toán chậm gây
Trang 342.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.1: Khái quát hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Sông đà 9
+/- doanh thu % so với +/- %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 321 0.05% 0 0.00% -321 -100.0%
3 Doanh thu thuần về bán hàng
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 43,054 7.21% 55,104 9.08% 12,050 27.99%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 23,519 3.94% 11,468 1.89% -12,051 -51.24%
17 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 187 0.03% 600 0.10% 413 220.56%
18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp(60=50-51-52) 111,908 18.73% 100,097 16.49% -11,811 -10.55%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông đà 9 2009,2010
Từ bảng 2.1, công ty rút ra kết luận như sau:
Trang 35Doanh thu của Công ty Cổ phần Sông đà 9 năm 2010 tăng so với năm
2009 Cụ thể, doanh thu năm 2010 tăng 1,62% so với năm 2009, từ 597.397triệu đồng năm 2009 lên 607.097 triệu đồng năm 2010 Tốc độ tăng củadoanh thu chỉ có sự biến động nhẹ so với tốc độ tăng của chi phí Chi phí năm
2010 giảm 15,89% so với năm 2009, trong khi đó, tốc độ tăng doanh thu củaCông ty năm 2010 là 1,62%, dẫn tới lợi nhuận gộp của công ty được cải thiệnđáng kể (chỉ tiêu này tăng hơn 80 tỷ đồng so với năm 2009, tương ứng vớimức tăng tương đối là 52,49%) Điều này thể hiện, Công ty quản lý tốt cáckhoản mục chi phí giá thành làm cho giá thành sản xuất giảm Tuy nhiên, Lợinhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm hơn so với năm 2009 là 17,98% từ134.177 triệu đồng năm 2009 xuống 110.054 triệu đồng năm 2010 Nguyênnhân của sự sụt giảm trong lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
có thể được giải thích thong qua sự sụt giảm về các kết quả từ hoạt động tàichính (doanh thu hoạt động tài chính giảm 51.994 triệu đồng), them vào đó là
sự gia tăng trong các khoản mục chi phí tài chính và chi phí quản lý doanhnghiệp chưa hiệu quả, các khoản mục chi phí này đều tăng khá mạnh trongnăm 2010 Đây chính là các lý do khiến cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty sụt giảm
Thu nhập từ hoạt động khác của công ty năm 2010 tăng 151,91% so vớinăm 2009, những hoạt động này chủ yếu là hoạt động thanh lý tài sản cố định.Mặt khác, chi phí hoạt động khác năm 2010 là 2.844 trđ Chi phí hoạt độngkhác năm 2010 nhỏ hơn thu nhập hoạt động khác dẫn đến lợi nhuận khác củaCông ty năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 673 trđ Tất cả các yếu tố trêndẫn đến lợi nhuận trước thuế của công ty giảm từ 135.614 triệu đồng trongnăm 2009 xuống 112.165 trđ năm 2010
2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9
Trang 362.2.1 Khái quát tình hình tài chính
2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản
Bảng 2-2: Bảng đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản Công ty Cổ
phần Sông đà 9
Đơn vị: trđ
Chỉ tiêu +/- 31/12/2009 % +/- 31/12/2010 % +/- 2010/2009 % Tổng tài sản
585,49
8 46.8% 800,912 45.6% 215,414 36.8%
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Sông đà 9
Từ bảng 2.2, công ty đưa ra những kết luận sau về tình hình tài chính:Quy mô hoạt động của công ty năm 2010 có tăng hơn so với năm 2009.Tổng tài sản tăng từ 1.252.147 triệu đồng năm 2009 lên 1.756.263 triệu đồngnăm 2010, mức tăng là 504.116trđồng tương ứng với mức tăng tương đối là40,26% Sự gia tăng này là kết quả của việc mở rộng quy mô của Công ty
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 47% năm 2009, 46% năm 2010 Nhìn tổngquan, với tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn (6% năm
2009 và 8% năm 2010) trong tổng tài sản, Công ty Cổ phần Sông đà 9 chorằng cấu trúc tài sản như vậy là tương đối hợp lý đối với doanh nghiệp hoạtđộng trong ngành xây dựng Để có thể đánh giá chính xác và chặt chẽ hơn,công ty đã xem xét tính phân bố của từng khoản mục tài sản, sự biến động củamỗi khoản mục đó và ảnh hưởng của nó đến tính hợp lý tổng thể của cấu trúctài sản
Qua bảng 2.3, công ty nhận thấy sự tăng lên của tài sản ngắn hạn từ585.497 triệu đồng cuối năm 2009 xuống 800.911 triệu đồng cuối năm 2010,tăng 36,7% Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn giảm từ 47,6% xuống 45,6% do kết
Trang 37quả của hoạt động đầu tư của công ty làm tài sản dài hạn tăng nhanh hơn Đi
sâu vào phân tích, công ty thấy tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu do sự tăng
lên của 3 khoản mục chính trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty là các
khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác Cụ thể:
Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu tài sản Công ty Cổ phần Sông đà 9
III Bất động sản đầu tư 15,396 1.23% 13,555 0.77% -1,840 -11.95%
IV Các khoản đầu tư tài
V Tài sản dài hạn khác 447 0.04% 587 0.03% 140 31.29%
VI Lợi thế thương mại 1,180 0.09% 1,012 0.06% -169 -14.29%
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,252,147 100.00% 1,756,263 100.00% 504,116 40.26%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông đà 9 năm 2009,2010
- Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty năm 2010 là 74.231
trđông, năm 2009 là 99.309 trđ Như vậy khoản mục tiền và các khoản tương
đương tiền năm 2010 giảm hơn so với năm 2009 là 25.077trđ tương ứng với
mức giảm là 25,25%
- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty tăng 8.930 triệu đồng
Trang 38hay 83,91% từ 10.000 triệu đồng cuối năm 2009 lên 18.390 triệu đồng cuốinăm 2010 Khi xem xét chi tiết báo cáo tài chính của Công ty tác giả nhậnthấy: Sự tăng lên trong khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty chủyếu là do sự tăng lên trong tiểu khoản đầu tư ngắn hạn khác mà chủ yếu làkhoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn Khoản mục đầu tư chứng khoán chứngkhoán ngắn hạn năm 2010 là 19.309 trđồng.
- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 là 243.268 triệu đồng tănghơn so với năm 2009 là 50.115 trđồng tương ứng với mức tăng tương đối là25,95% Tuy nhiên, tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn trong tổng tàisản giảm từ 15,43% năm 2009 xuống 13,85% năm 2010 Công ty nhận địnhrằng nhìn chung, tỷ lệ này là bình thường, xét trong đặc tính kinh doanh sảnphẩm của công ty là các sản phẩm xây dựng, thanh toán công trình theo tiến
độ, khối lượng thi công của Công ty Cổ phần Sông đà 9 khá lớn, do đó phátsinh các khoản phải thu, phả trả theo công trình lớn Trong cơ cấu các khoảnphải thu ngắn hạn thì khoản phải thu khách hàng năm 2010 tăng hơn so vớinăm 2009 là 37 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 23,75% Cáckhoản phải thu khác năm 2010 cũng tăng hơn năm 2009 là 11,255 trđồng Sựgia tăng của 2 khoản mục trên là nguyên nhân dẫn dến khoản phải thu ngắnhạn của Công ty năm 2010 tăng hơn 50 tỷ so với năm 2009
Khoản mục hàng tồn kho của Công ty năm 2010 tăng hơn so với năm
2009 Trị giá HTK năm 2010 là 415.420 trđồng tăng hơn so với năm 2009 là146.557 trđồng tương ứng với mức tăng tương đối là 54,51% Khoản mụchàng tồn kho tăng mạnh trong năm 2010 là do hàng tồn kho tồn tại dưới dạngchi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo các Công trình mà Công ty Cổ phầnSông đà 9 thi công năm 2010 Năm 2010, Công ty Cổ phần Sông đà 9 tiếnhành thực thi thi công một số công trình lớn như Công trình thuỷ điện NậmKhánh, Công trình thuỷ điện Huội Quảng, Công trình thuỷ điện Hủa Na,Thuỷ điện Sơn La, và một số côgn trình trọng điểm khác
Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn khác năm 2010 cũng có sự biếnđộng lớn hơn so với năm 2009 Khoản mục tài sản ngắn hạn khác tăng hơn so
Trang 39với năm 2009 là 35.428 triệu đồng, trong đó khoản mục thuế GTGT đượckhấu trừ năm 2010 tăng 18.102 so với năm 2009; khoản mục tài sản ngắn hạnkhá tăng 16.131 trđồng so với năm 2009.
Đối với khoản mục TSDH, TSDH của Công ty năm 2010 là 955.351trđ tăng hơn so với năm 2009 là 243.050 trđ tương ứng với mức tăng tươngđối là 42,87% Sự gia tăng trong tài sản dài hạn chủ yếu là sự gia tăng trongtài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn
- Khoản mục tài sản cố định của Công ty năm 2010 là 809.948 trđ tănghơn so với năm 2009 là 243.050 trđ tương ứng với mức tăng tương đối là42,87% Sự gia tăng trong TSCĐ chủ yếu là sự gia tăng trong tài sản cố địnhhữu hình và khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang Năm 2010, Côgn tytiến hành trang bị them tài sản cố định chủ yếu là máy móc thiết bị vàphương tiện vận tải phục vụ thi công, và hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của Công ty năm 2010 tăng hơn sovới năm 2009 là 109.070 trđồng, tương ứng với mức tăng tương đối là334,17% Điều này được giải thích là do, Công ty tiến hành xây dựng cơ bảnCông trình Thuỷ điện Nậm Khánh, một đơn vị thành viên thuộc Công ty Cổphần Sông đà 9 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang đối với Công tồng này tính tớithời điểm 31/12/2010 là 86 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2009 là 69 tỷ đông
- Khoản mục đầu tư tài chính dài hạn của Công ty năm 2010 là 130.248trđ tăng hơn so với năm 2009 là 47.520 trđ tương ứng với mức tương đối tăng57,44% Sự gia tăng trong khoản mục đầu tư tài chính dài hạn chủ yếu là donguyên nhân các đơn vị công ty con, công ty lien kết và các công ty mà Công
ty Cổ phần Sông đà 9 có cổ phần đầu tư tiến hành phát hành them cổ phiếucho sổ cổ đông hiện hữu, chia thưởng bằng cổ phiếu,…
Như vậy, từ sự phân tích trên, công ty rút ra nhận xét rằng quy mô hoạtđộng của công ty đang có xu hướng mở rộng Công ty đang đầu tư mở rộngquy mô tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắmtrang thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ cho việc mở rộng sản xuất kinhdoanh của Công ty
Trang 402.2.1.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn
Cấu trúc nguồn vốn của Công ty Cổ phần Sông đà 9 được thể hiện trongbảng phân tích sau:
Bảng 2.4: Phân tích khái quát cấu trúc nguồn vốn Công ty
Cổ phần Sông đà 9
Chỉ tiêu +/- 31/12/2009 % +/- 31/12/2010 % +/- 2010/2009 %
Tổng Nguồn vốn 1,252,147 100.0% 1,756,263 100.0% 504,116 40.3%Vốn chủ sở hữu 331,852 26.5% 500,523 28.5% 168,672 50.8%
Nợ phải trả 855,150 68.3% 1,091,034 62.1% 235,884 27.6%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông đà 9 2009,2010
Từ bảng 2.4, Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong
cơ cấu nguồn vốn của công ty Giống như hầu hết các doanh nghiệp cùngngành khác, Công ty Cổ phần Sông đà 9 hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xâydựng với đặc điểm của các công trình xây dựng là cần một lượng vốn đầu tưban đâu lớn, thời gian thực hiện thi công kéo dài dẫn đến tình trạng thu hôivốn đầu tư chậm hơn so với các ngành kinh donah thương mại Do đó, Công
ty Cổ phần Sông đà 9 hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay-nợ vì nguồnvốn chủ sở hữu hình thành từ vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu nhỏ, trongkhi nhu cầu vốn rất lớn phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Các khoản nợngắn hạn và dài hạn tăng, nợ phải trả năm 2010 là 1.091.034 trđ tăng hơn sovới năm 2009 là 235.884 trđồng Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm
2010 là 500.523 trđ tăng hơn so với năm 2009 là 168.671 trđ Sự gia tăngtrong vốn chủ sở hữu năm 2010 nhanh hơn sự gia tăng nợ phải trả, do đó, tỷsuất tự tài trợ tăng từ 27% năm 2009 lên 28% năm 2010 Tỷ suất tự tài trợ nhỏ
bé trong khi tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu cao là biểu hiện của tính tự chủ vềtài chính thấp Trong bối cảnh vốn tự có còn nhỏ bé so với nhu cầu hoạt độngsản xuất kinh doanh thì công ty sẽ còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay-