THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 9

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9 (Trang 25)

2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sông đà 9

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Sông đà 9

* Giới thiệu chung

Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông đà 9

Địa chỉ: Tòa nhà Sông Đà 9, đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 84 - (4) 3768 3746 Fax: 84 - (4) 3768 2684 Email: songda9@fmail.vnn.vn

Website: www.songda9.com

Chủ tịch hội đồng quản trị: KS. Nguyễn Đăng Lanh Tổng giám đốc: KS. Dương Hữu Thắng

Trụ sở: Tòa nhà sông Đà – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

* Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Sông đà 9 có tiền thân là liên trạm cơ giới, được thành lập từ năm 1960 phục vụ thi công xây dựng công trình nhà máy thuỷ điện Thác Bà công trình thuỷ điện lớn đầu tiên của đất nước. Tiếp theo là xây dựng nhà máy giấy Bãi Bằng nhà máy dệt Minh Phương và từ năm 1976 đến năm 1993 tham gia xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. Khi nhà máy thủy điện Hoà Bình hoàn thành, công ty cũng như các đơn vị khác của Tổng công ty bước vào giai đoạn khó khăn về công ăn việc làm cho CNV – thời kỳ hậu Sông Đà. Từ trong công trường lớn tập trung, đơn vị phải phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ , tìm kiếm những việc làm phù hợp. Rồi khó khăn cũng qua đi khi một loạt công trình thuỷ điện lớn được mở ra, đơn vị tiếp tục tham gia thi công các công trình lớn trọng điểm của đất nước, như công trình thuỷ điện Vĩnh Sơn, thuỷ điện Yaly, thuỷ điện Hàm Thuận, thuỷ diện Cần đơn...

Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, phù hợp với cơ chế thị trường , đơn vị đã mở rộng thêm các ngành nghề mới là xây dựng dân dụng, xây dựng đường giao thông ... một số công trình giao thông mà đơn vị tham gia thi công là đường quốc lộ 1A đoạn Thường tín – Cầu giẽ, đoạn Hà Nội – Bắc Ninh, đường Hồ Chí Minh, các công trình dân dụng bao gồm các nhà trụ sở, nhà chung cư trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Công ty là một đơn vị chuyên ngành về thi công cơ giới, với lực lượng xe máy thiết bị nặng, tập trung thi công các công trình có khối lượng lớn như các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Ngoài công tác đào đắp bằng cơ giới đơn vị còn có thế mạnh trong công tác gia công cơ khí phi tiêu chuẩn, công tác lắp máy. Đơn vị còn có thêm các ngành nghề như nổ mìn, thi công bê tông, xây dựng dân dụng... với những ngành nghề hiện nay, đơn vị có thể đảm nhận thi công những công trình thuỷ điện vừa và nhỏ một cách độc lập.

Trong quá trình phát triển trưởng thành công ty đã mang nhiều tên gọi khác nhau:

1960: Liên trạm cơ giới 1982: Công ty thi công cơ giới

1994: Công ty xây lắp thi công cơ giới sông Đà 9 1997: Công ty sông Đà 9

2005: Công ty Cổ phần Sông đà 9

Ngày 18/11/2005 Công ty Cổ phần Sông đà 9 chuyển đổi thành Công ty Cổ pầhn theo quyết định số 2159/QĐ-BXD. Ngày 04/01/2006 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010465 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu, thay đổi lần thứ nhất ngày 22/11/2006, thay đổi lần hai ngày 22/08/2007 và thay đổi lần thứ ba ngày 23/11/2007 với số vốn điều lệ là 150 tỷ đồng.

cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% tương ứng với 10,5 tỷ đồng(5/2007); Phân phối cho các cổ đông hiện hữu tăng vốn điều lệ: 29.5 tỷ đồng(8/2007); Phát hành cổ phiếu ra công chúng tăng vốn điều lệ 40 tỷ đồng.

* Lĩnh vực kinh doanh

- San lấp, nạo vét bằng cơ giới, xây dựng công trình công nghiệp và công trình công cộng.

- Xây dựng đường dây và trạm biến thế, xây dựng công trình thuỷ lợI, giao thông. Sản xuất cấu kiện bê tông và cấu kiện bằng kim loạI phục vụ xây dựng. Khai thác cát, đá, sỏi.

- Lắp đặt cấu kiện xây dựng thiết bị cơ - điện - nước và thiết bị xây dựng. - Hoàn thiện xây dựng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.

- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, công nghệ xây dựng. - Kinh doanh vận tảI hang hoá.

- Sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm.

- Kinh doanh lắp đặt thang máy, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh

- Lắp ráp ôtô có trọng tảI đến 25 tấn, sửa chữa xe máy thiết bị thi công. - Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn.

- Quản ly vận hành khai thác nhà máy thuỷ điện. Quản lý vận hành hệ thống truyền tảI điện – bán điện.

- Đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê. - Nhận uỷ thác đầu tư từ các cá nhân và tổ chức

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Sông đà 9

Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Sông đà 9

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính – Công ty Cổ phần Sông đà 9

Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông tham dự, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bàng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng cổ phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận.Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và Định hướng phát triển của Công ty. Kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đông cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, giải pháp phát triển thị trường, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông;triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông; Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty trình Đại hội đồng cổ đông thông qua; Kiểm soát việc thực hiện các phương án đàu tư, việc thực hiện các chính sách thị trường, thực hiện hơp đồng kinh tế, việc thực hiện cơ cấu tổ chức, thực hiện cơ cấu quản lý nội bộ Công ty, việc mua bán cổ phần. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoậc hình thức khác. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.

-Ban kiểm soát: Do Đại hội cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính trung thực hợp lý,hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt đông kinh doanh, trong ghi chép lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty. Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của Công ty, tham khảo y kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và có kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

-Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty; thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

-Các Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, do Tổng giám đốc đề nghị và Hội đồng quản trị bổ nhiệm.

-Các phòng ban chức năng chức năng, các đơn vị sản xuất: Có nhiệm vụ thực hiện công việc do Tổng giám đốc giao theo đặc diểm, nhiệm vụ của từng phòng, từng đơn vị. Các trưởng phòng Công ty, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Công ty do Tổng giám đốc bổ nhiệm và miễn nhiệm theo ý kiến phê duyệt bằng văn bản của Hội đồng quản trị trừ Kế toán trưởng Công ty. Các phó phòng Công ty, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc, đội trưởng sản xuất do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Biên chế từng phòng Công ty do Tổng giám đốc quyết định theo phân cấp được Hội đồng quản trị phê duyệt.

2.1.3. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm của Công ty

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Cổ phần Sông đà 9 là xây lắp. Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp. Tuy nhiên, đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt. Sản phẩm xây lắp cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Thi công xây dựng công trình cũng có tính chất dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Sản xuất xây lắp có đặc điểm:

Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm xây lắp có những yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục.

Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình, ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được thi công ở những địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì chi phí sản xuất cũng khác nhau.

Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công tương đối dài. Các công trình thi công xây dựng thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm trời mới xong. Trong thời gian sản xuất thi công xây đựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công. Việc quản lý theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng thi công công trình.

Các công trình thi công xây dựng thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong thi công vừa gây ra lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổi theo địa bàn thi công. Khi chọn địa điểm xây dựng phải điều tra nghiên cứu khảo sát thật kỹ về điều kiện kinh tế, địa chất, thuỷ văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài. Sau khi đi vào sử dụng, công trình không thể di dời, cho nên nếu các công trình là nhà máy, xí nghiệp cần nghiên cứu các điều kiện về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nguồn lực lao động, nguồn tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm điều kiện thuận lợi khi công trình đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau này.

Quá trình thi công sản phẩm xây lắp thường diễn ra ở ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố về điều kiện tự nhiên có nhiều rủi ro, bất ngờ do các yếu tố về khí hậu, thời tiết, tình hình địa chất thuỷ văn, nên phát sinh nhiều chi phí bảo quản máy thi công, nguyên vật liệu đầu vào đặc biệt có thể gặp rủi ro phải phá đi làm lại một phần công trình do thời tiết làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mỹ thuật của công trình hoặc thiệt hại ngừng sản xuất. Những khoản thiệt hại này phải được tổ chức theo dõi chặt chẽ và phải có phương pháp hạch toán phù hợp với nguyên nhân gây ra.

Sản xuất xây lắp thiếu tính ổn định, luôn bị biến động do địa điểm xây dựng luôn thay đổi, điều kiện địa lý thay đổi, thiết kế thay đổi nên phương thức tổ chức thi công và biện pháp thi công cũng thay đổi cho phù hợp. Do sản phẩm xây lắp cố định nên trong quá trình thi công các đơn vị xây lắp phải thay đổi thường xuyên địa điểm nên phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chi phí điều động công nhân, điều động máy thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau khi thi công.

Tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không cao do giá bán của sản phẩm xây lắp đã được xác định từ khi ký hợp đồng là giá trúng thầu. Mặt khác, do nhiều biến động rủi ro vào mặt khách quan thiên tai, thời tiết, đơn vị thi công còn phải chịu rủi ro về thời gian thi công dài nên ảnh hưởng nhiều về giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình xây lắp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp xây lắp phải quản lý tốt các chi phí nhằm tiết kiệm, hạ giá thành mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng là nhiệm vụ chủ yếu cần thiết của việc hạch toán chi phí.

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Cổ phần Sông đà 9

a. Thuận lợi

Sau khi cổ phần hoá, những tồn tại cố hữu của doanh nghiệp nhà nước về tài sản, công nợ, con người được đánh giá sát thực và rõ ràng, tạo môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh được minh bạch hơn, đây là một lợi thế mà công ty muốn vận dụng triệt để. Người lao động xác lập sở hữu của mình vào trách nhiệm và kết quả công việc, tạo động lực mới để tồn tại và phát triển. Huy động được vốn và chất xám của các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Là một công ty có bề dày hoạt động lâu năm đã tạo dựng được tên tuổi uy tín trên thị trường và khách hàng.

- Công ty là một đơn vị xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức thi công các công trình.

- Qua quá trình hoạt động và phát triển, Công ty đã tạo được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng, tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty sau khi thực hiện chuyển đổi.

- Công ty đã hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, lực lượng công nhân lành nghề; đầu tư các máy móc thiết bị chuyên ngành đủ đáp ứng cho thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.

b. Khó khăn:

- Khó khăn trở ngại lớn nhất của Công ty là doanh nghiệp nhà nước thiên về sản xuất vận hành lâu năm trong cơ chế bao cấp nội bộ, hình thành và tích tụ nhiều tồn tại cố hữu và tư tưởng bảo thủ trì trệ, trông chờ ỉ lại, tư duy theo lối mòn thiếu năng động, chất lượng hoạt động và hiệu quả thấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông đà 9 (Trang 25)