Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên ACB - Hưng Yên Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi Nhánh Hưng
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự kínhtrọng tới – Giảng Viên Khoa Ngân hàng – Tài chính - Đại học Kinh tếQuốc dân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trìnhthực hiện luận văn này
Đồng thời xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Hưng Yên (ACB - Hưng Yên) đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại chi nhánh
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển ngày càng lớn mạnh cả về nội dung và chất lượng của hệthống Ngân hàng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đã cótác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho quátrình mở cửa và hội nhập Nhờ vào hoạt động của hệ thống ngân hàng mànhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của các thànhphần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinhdoanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả Ngành ngân hàng xứngđáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho Nhà Nước trong việc kiềm chế, đẩy lùilạm phát, ổn định giá cả Bên cạnh những thành tựu rất đáng khích lệ củangành, thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc phục bằng nhữngbiện pháp cụ thể, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng để có thể ngày càngkhắng định hệ thống Ngân hàng là trung tâm tiền tệ tín dụng của ngànhkinh tế Với lý do trên, trong quá trình thực tập, khảo sát thực tế tại Ngânhàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Hưng Yên, nhận được sự giúp đỡ tậntình của các anh chị thuộc ACB - Hưng Yên và đặc biệt với sự hướng dẫncủa TS Cao Ý Nhi, em quyết định chọn đề tài: “NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHINHÁNH HƯNG YÊN” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luận của hiệu quả tín dụng
- Phân tích thực trạng hiệu quả chất lượng tín dụng củaNgân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên (ACB - HưngYên)
- Dựa vào những nội dung phân tích trên đưa ra một sốbiện pháp và kiến nghị để nâng chất lượng tín dụng tại Ngân hàngTMCP Á Châu – Chi Nhánh Hưng Yên (ACB - Hưng Yên)
Trang 33 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứunhững vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động tín dụng tại Ngânhàng TMCP Á Châu – Chi Nhánh Hưng Yên (ACB - Hưng Yên)
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu lý thuyếtnhằm nắm bắt được cơ sở của hoạt động tín dụng sau đó dựa trêncác số liệu từ năm 2006 đến tháng 6 năm 2009 để phân tích và đánhgiá thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB - Hưng Yên Từ nhữngnghiên cứu này đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chấtlượng tín dụng tại ACB - Hưng Yên
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu sau: tổng hợp phân tích sốliệu, thống kê và so sánh để làm rõ vấn đề đang cần nghiên cứu
5 Kết cấu đề tài:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đềgồm 3 chương:
Chương I: Lý thuyết chung về chất lượng tín dụng.
Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu – Chi
nhánh Hưng Yên (ACB - Hưng Yên)
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Á
Châu – Chi Nhánh Hưng Yên (ACB - Hưng Yên)
Mặc dù đã cố gắng học hỏi và nghiên cứu để hoàn thành đề tài trênnhưng do thời gian nghiên cứu ngắn, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tếtrong lĩnh vực ngân hàng,… nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót.Vậy em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để chuyên đềđược hoàn thiện hơn
Xin chân thành cám ơn!
Trang 4CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
1.1 Khái niệm hoạt động tín dụng.
1.1.1 Khái niệm và đặ điểm chung của họat động tín dụng.
Tín dụng là một mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cảvốn và lãi) sau một thời gian nhất định: T-T’ trong đó, T’= T+t (t – tiền lãi).Như vậy, tín dụng ra đời cùng với nền sản xuất hàng hoá, nó tồn tại songsong và phát triển cùng nền kinh tế hàng hoá Tín dụng phản ánh quan hệ vaymượn trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một bộ phận vốndưới hình thức hàng hoá hoặc vốn tiền tệ giữa người cho vay và người đi vaytrên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi trong thời hạn thoả thuận
Trong hoạt động của NHTM thì tín dụng giữ vai trò rất quan trọng CácNHTM nhận tiền gửi của các khách hàng với cam kết sẽ hoàn trả lại cả gốc
và lãi và sử dụng vốn đó cho vay Chúng ta đã biết, chức năng chính củaNHTM là huy động vốn và cho vay vốn, NHTM sẽ giữ chức năng là trunggian tài chính dẫn vốn từ nơi dư thừa đến nơi có nhu cầu sử dụng vốn và sẽđược hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.Như vậy, tín dụng là hoạt động tạo ra phần lớn thu nhập cho NHTM và nóđóng vai trò quyết định NHTM đó có tồn tại và phát triển được hay không.Trải qua quá trình phát triển gắn liền với hoạt động sản xuất, tín dụng
có các hình thức chủ yếu:
Thứ nhất: Tín dụng thương mại
Khái niệm: Đây là quan hệ tín dụng giữa các nhà SXKD được thực
hiện chủ yếu dưới hình thức phổ biến là mua bán chịu hàng hóa với nhau
Đặc điểm:
- Đối tượng tín dụng:Hàng hóa ở giai đọan cuối của chu kỳ sản xuất
Trang 5Khái niệm: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp,
các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế xã hội… Đặc điểm:
- Đối tượng tín dụng: vốn bằng tiền
- Chủ thể tham gia tín dụng ngân hàng một bên là ngân hàng thươngmại có quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng
- Sự vận động của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phù hợp vớiqui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
Công cụ lưu thông tín dụng: Kỳ phiếu ngân hàng (commercial bank )Tín dụng ngân hàng với ưu thế về mạng lưới, sự đa dạng về nghiệp vụ họatđộng đã trở thành hình thức tín dụng chủ đạo trong hệ thống tín dụng
Thứ ba: Tín dụng nhà nước
Khái niệm: Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các tổ chức, cá
nhân trên thị trường vốn
Hình thức huy động: thông qua phát hành các loại chứng từ có giá
hoặc qua ký kết những hiệp định vay nợ với chính phủ và các tổ chứcquốc tế
Trang 6Tín dụng nhà nước góp phần bù đắp thiếu hụt ngân sách đồng thờikiểm soát lạm phát
Tuy biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau, nhưng tín dụng vẫn cónhững đặc điểm chung:
- Người cho vay chuyển giao một lượng tìa sản do mình sử hữu chongười đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định
- Thời hạn tín dụng được xác định do thỏa thuận của người cho vay vàngười đi vay
- Người cho vay được nhận một phần thu nhập dưới hình thức tiền lãi
1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế.
- Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thườngxuyên, liên tục
+ Do tính đa dạng trong luân chuyển vốn của các doanh nghiệptrong nền kinh tế thị trường, tại một thời điểm nhất định trongnền kinh tế có một số doanh nghiệp “thừa vốn” tạm thời do bánhàng hoá có tiền nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay (như chưatrả lương cho công nhân viên ) đã làm nảy sinh nhu cầu cho vayvốn để trách tình trạng ứa đọng vốn và có thêm lợi nhuận
+ Trong khi đó có những doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời dohàng háo chưa bán được, nhưng lại có nhu cầu mua nguyên vậtliệu, thanh toán tiền lương làm nảy sinh nhu cầu đi vay để duytrì sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận
+ Tín dụng với việc cung cấp tín dụng cho vay kịp thời, đã tạokhả năng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh,cho phép các doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu về vốn luôn thayđổi và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân chuyển
Trang 7- Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh + Tập trung vốn phải dựa trên cơ sở tích luỹ Trong thực tế, cónhững lượng tích luỹ rất lớn được nắm giữ ở các chủ thể khácnhau trong nền kinh tế Nhưng rất nhiều người tích luỹ khôngmuốn cho vay trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các
dự án đầu tư vì ngoài lí do mất khả năng thanh khoản thì ngườitích luỹ còn bị hạn chế bởi khả năng, kiến thức về tài chính vàpháp lí để thực hiện trực tiếp đầu tư hoặc cho vay
+ Với hoạt động của hệ thống tín dụng có đủ độ tin cậy, do tínhchuyên môn hoá cao trong hoạt động tín dụng và đa dạng hoácác doanh mục đầu tư thông qua nhiều nhà đầu tư của nhiều dự
án khác nhau vay, từ đó làm giảm bớt rủi do cá nhân của nhữngngười tích luỹ, tạo nên quá trình tập trung vốn được thực hiệnnhanh chóng và có hiệu quả đã tạo khả năng cung ứng vốn chonền kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn các doanh nghiệp,các nhà đầu tư nhờ nguồn vốn tín dụng có thể nhanh chóng mởrộng sản xuất, thực hiện các dự án đầu tư tạo những bước nhảyvọt về năng lực sản xuất do tiếp cận được với phương tiện máymóc hiện đại, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển
+ Tín dụng góp phần điều chỉnh ổn định và tăng trưởng kinh tế + Trong nền kinh tế thị trường, các nhà đầu tư thường chỉ tập trungvốn đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao, trong khi đó, nềnkinh tế đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối, đồng bộ giữa cácngành và các vùng, yêu cầu phải có những ngành then chốt, mũinhọn để tạo đà cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng
+ Tín dụng thông qua cung cấp vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạnđầy đủ, kịp thời với lãi suất và điều kiện cho vay ưu đãi, có vai trò
Trang 8quan trọng trong việcgóp phần đảm bảo vốn đầu tư cho cơ sở hạtầng, hình thành các ngành then chốt, mũi nhọn và các vùng kinh tếtrọng điểm góp phần hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu
+ Chẳng hạn, với ưu đãi về vốn, lãi suất, thời hạn và điều kiệnvay vốn với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng cơ sở vậtchất, kết cấu hạ tầng, tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp
+ Tín dụng còn là phương tiện để nhà nước thực hiện chính sáchtiền tệ thích hợp để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấuhiệu bất ổn Chẳng hạn như khi nền kinh tế phát triển chậm, sảnxuất đình trệ, nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ “nới lỏng”,ngân hàng trung ương thực hiện mua các chứng khoán của cácngân hàng thương mại, tạo áp lực giảm lãi suất dẫn đến chi phívay vốn giảm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sảnxuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại Hơn nữa, với sựtham gia của tín dụng thông qua dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt đã giảm chi phí lưu thông và an toàn trong thanh toán
- Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện cácchính sách xã hội khác của nhà nước
+ Với các hình thức tín dụng, cơ chế và lãi suất thích hợp tíndụng đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân ngay cả khithu nhập còn hạn chế
+ Thông qua các ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn vayđối với người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đãđóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện các chính sách việclàm, dân số và các chương trình xoá đói giảm nghèo, đảm bảocông bằng xã hội
Trang 9- Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
+ Hoạt động tín dụng không chỉ bó hẹp trong nền kinh tế của mộtquốc gia, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế Trong điềukiện kinh tế mở, vay nợ nước ngoài ngày nay trở thành một nhucầu khách quan đối với tất cả các nước trên thế giới, nó lại càng
tỏ ra bức thiết hơn đối với các nước đang phát triển Việt Namcũng như nhiều nước đang phát triển khác, là nước nghèo, tíchluỹ trong nước còn hạn chế, trong khi cần lượng vốn rất lớn đểphát triển kinh tế
Nhờ có tín dụng, các nước có thể mua hàng hoá, nhập khẩu máy móc,thiết bị và tiếp cận với những thành tựu khoa học kĩ thuật mới cũng nhưtrình độ quản lý tiên tiến trên thế giới Việc cấp tín dụng của các nướckhông chỉ mở rộng và phát triển quan hệ ngoại thương, mà còn tạo điềukiện thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước nhập khẩu Tín dụng đã tạo môitrường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp – một hình thức hợp tác kinh
tế ở mức độ cao hơn
1.2 Phân loại các hoạt động tín dụng
Tín dụng là nghiệp cơ bản và truyền thống của NHTM, mang lại lợinhuận chính quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Tuynhiên tín dụng lại được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo yêu cầucủa khách hàng và mục tiêu quản lý của Ngân hàng Cụ thể, có 1 số cáchphân loại như sau:
1.2.1 Phân loại theo thời gian (thời hạn tín dụng).
Đây là hình thức phân loại có ý nghĩa rất quan trọng đối với NHTM vìthời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tính đến tính an toàn và sinhlời của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn của khách hàng Với cáchphân lại thế này, tín dụng được chia thành:
Trang 10- Tín dụng ngắn hạn: thời hạn từ 12 tháng trở xuống
- Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: Trên 5 năm
Tín dụng ngắn hạn được ngân hàng áp dụng khi cấp tín dụng cho cáckhoản vay tài sản lưu động Các tài sản cố định như: phương tiện vận tải,một số cây trồng vật nuôi, ngân hàng cấp tín dụng trung hạn Còn cáccông trình xây dựng như; nhà, sân bay, cầu đường, máy móc thiết bị có giátrị lớn thường có thời hạn sử dụng lâu, có yêu cầu tài trợ trên 5 năm thìngân hàng cấp tín dụng dài hạn
Như vậy, có thể nhận thấy rằng tín dụng ngắn hạn thường có giá trị thấphơn vòng quay vốn thấp hơn so với tín dụng trung và dài hạn
1.2.2 Phân loại theo hình thức
Với cách phân loại này, tín dụng được chia thành: chiết khấu, cho vay,bảo lãnh và cho thuê
- Chiết khấu thương phiếu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho
khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thunhập của ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn (hoặcmột giấy nợ) Nói cách khác chiết khấu thương phiếu được thựchiện bằng việc mua lại thương phiếu chưa đáo hạn của khách hàng.Đặc điểm của hoạt động tín dụng này là khoản lãi phải trả ngay khinhận vốn Do đó, khoản lợi tức này sẽ được khấu trừ ngay tại thờiđiểm chiết khấu
- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết
khách hàng phải trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian xác định.Hoạt động này làm phát sinh nợ, nên bên cho vay được gọi là chủ
nợ, còn bên đi vay được gọi là con nợ
Trang 11- Bảo lãnh ngân hàng chính là nghĩa vụ của ngân hàng sẽ thanh toán
cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của sốtiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiệnđược trách nhiệm của mình trong hợp đồng.Ngân hàng không bảolãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình chobên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm
vi số tiền trong giấy bảo lãnh Bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo chobên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõtrong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lí do nào thì bên thụhưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù Như vậy mặc dừ khôngphải xuất tiền ra nhưng ngân hàng đã cho khách hàng của mình dùng
uy tín của ngân hàng để tham gia vào hoạt động kinh doanh với mục
đích thu lợi Có 1 số hình thức bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh bảo hành, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh thanh toán, Bảo
lãnh nhận hàng
- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền ra mua tài sản để cho khách hàng
thuê theo những thỏa thuận nhất định Sau một khoảng thời gian thỏathuận đó khách hàng phải trả cae vốn và lãi cho ngân hàng
1.2.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo.
Tài sản đảm bảo là khảo đảm bảo cho ngân hàng có nguồn thu thứ haikhi nguồn thu thứ nhất (khoản cam kết trả của khách hàng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh) không có hoặc không đủ
Với hình thức phân loại này, thì tín dụng có thể được chia thành: tíndụng có đảm bảo bằng uy tín của chính khách hàng, có đảm bảo bằng thếchấp va cầm cố tài sản
- Tín dụng không cần tài sản đảm bảo có thể được cấp cho các khách
hàng có uy tín, thường là khách hàng thường xuyên có lãi, tình hình
Trang 12tài chính vững mạnh, ít xảy ra tình trạng nợ quá hạn, hoặc món vay cógiá trị rất nhỏ so với vốn của người đi vay Ngoài ra, các khoản vay cóthể được Chính Phủ chỉ định cho vay không cần tìa sản đảm bảo.
- Tín dụng dựa trên cam kết đảm bảo yêu cầu ngân hàng và kháchhàng của ngân hàng phải ký vào Hợp đồng đảm bảo.Ngân hàng phảitiên hành kiểm tra, đánh giá tình trạng của tài sản đảm bảo (quyền sởhữu, giá trị, khả năng bán,…)
1.2.4 Phân loại tín dụng theo rủi ro.
Với cách phân loại này, ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ và căn
cứ để phân loại rủi ro.Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyênđánh giá lại tính an toàn của các khoản vay tín dụng, trích lập dự phòngtổn thất kịp thời Theo cách phân loại này có các hình thức tín dụng như:tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợquá hạn khó đòi
- Tín dụng lành mạnh: các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao
- Tín dụng có vấn đề: các khoản tín dụng có dấu hiệu không lànhmạnh như khách hàng chậm tiêu thụ sản phẩm, khách hàng gặp cácđiều kiện khách quan không thuận lợi (hỏa hoạn, thiên tai, bão,…),khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thờihạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo
có giá trị lớn…
- Nợ quá hạn khó đòi: nợ quá hạn quá lâu, khả năng trả nợ rất kém, tài sảnthế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá , khách hàng không chịu thanh toán,…Ngoài bốn cách phân loại trên, còn có một số cách phân loại khác như:phân loại theo ngành, phân loại theo đối tượng tín dụng, theo mục đích
Trang 13Như vậy có thể nói rằng, tín dụng là hoạt động rất đa dạng, phong phú.Với mỗi cách phân loại sẽ cho ngân hàng phân tích rủi ro, khả năng sinhlời,… qua đó giúp ngân hàng đưa ra được những chính sách phù hợp về lãisuất, thời hạn, tài sản đảm bảo, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp.
1.3 Chất lượng tín dụng.
1.3.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong
bảng tổng hợp cho vay của một tổ chức tín dụng Để phản ánh về chấtlượng tín dụng, có rất nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thườngquan tâm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo.Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất lượng tín dụng, người ta còn quantâm đến: Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong tương quan cơcấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro caotại thời điểm đó: bất động sản, cổ phiếu
Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa chất lượng tín dụngvào làm một chỉ tiêu trong nhóm chỉ tiêu về chất lượng hoạt động khi xếphạng các tổ chức tín dụng năm 2006 Chất lượng tín dụng được Ngân hàngNhà nước Việt Nam căn cứ vào:
- Nợ xấu/Tổng dư nợ;
- Nợ khó đòi/Tổng dư nợ
- Nợ khó đòi ròng = (nợ khó đòi – dự phòng rủi ro chưa sử dụng) =< 0Như chúng ta đã biết, tín dụng là hoạt động cơ bản và truyền thống củaNHTM và cũng là hoạt động chủ yếu mang lại doanh thu cho NHTM,quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM Do đó, chất lượng tín dụngchính là yếu tố được NHTM quan tâm nhiều nhất Nhưng để có hiệu quả
Trang 14thực sự trong hoạt động của mình ngân hàng cũng cần phải quan tâm cácyếu tố khác nữa: khách hàng của ngân hàng và môi trường kinh tế.
Như vậy, để xem xét về chất lượng tín dụng, cần phải xem xét trênnhiều góc cạnh khác nhau: từ góc độ của ngân hàng, khách hàng và môitrường kinh tế
- Từ phía ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở việc ngân hàng
đưa ra được phạm vi , mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp vớitình hình tài chính của ngân hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh vàthời hạn hoàn trả vốn và lãi Chất lượng tín dụng thể hiện ở việcngân hàng duy trì và phát huy được lợi nhuận, phát triển dư nợ , tỷ lệ
nợ quá hạn và nợ xấu hợp lý và đúng quy định của NHNN
- Từ phía khách hàng của NHTM: chất lượng tín dụng thể hiện ở
việc cung cấp được cho khách hàng một sản phẩm tín dụng hợp lý vềquy mô vốn, thời hạn hợp lý, lãi suất thấp và thủ thục vay vốn đơngiản
- Từ phía môi trường kinh tế: Đối với nền kinh tế, tín dụng nhằm
mục đích tài trợ vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh pháttriển Do đó, chất lượng tín dụng thể hiện ở việc tận dụng tối đađược nguốn vốn nhàn rỗi trong dân cư, tranh thủ sự hỗ trợ tài trợ củamước ngoài để thúc đẩy kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao chấtlượng sống cho toàn thể nền kinh tế
Như vậy, việc quản lý chất lượng tín dụng đã, đang và cần nhận được
sự quan tâm nhiều hơn nữa của NHNN cũng như của bản thân NHTM.Chất lượng tín dụng liên quan đến rất nhiều yếu tố như việc thu hút đượckhách hàng, cung cấp các dịch vụ phù hợp để giữ chân khách hàng, ngoài
ra cũng phải góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Trang 15Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sửdụng nhằm đạt được chất lượng tốt.
Để có được chất lượng tín dụng tốt thì hoạt động tín dụng phải có hiệuquả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tíntrong hoạt động.Nói cách khác,chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả
và độ tin cậy trong hoạt động.Hiểu đúng bản chất về chất lượng tín dụng,phân tích đánh giấ đúng chất lượng tín dụng hiện tại cũng như xác địnhchính xác các nguyên nhân cuả những tồn tại về chất lượng,sẽ giúp ngânhàng tìm được biện pháp thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tếhoạt động sôi nổi và có sự cạnh tranh gay gắt
1.3.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng.
Để có thể quản lý và nâng cao chất lượng tín dụng, các nhà quản lý cầnphải phân tích các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng, từ đó mới có thểđưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng Để đánhgiá có rất nhiều chỉ tiêu, xong có thể dựa trên 1 số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu tổng dự nợ: Tổng dư nợ thể hiện kết quả của hoạt động tín
dụng ngắn hạn, truang và dài hạn, cho vay ủy thác của ngân hàng.Nói cách khác chỉ tiêu này đánh giá doanh số cho vay của ngân hàngtrong kỳ (thường là một năm) là bao nhiêu Tổng dư nợ phản ánhchất lượng tín dụng tăng hay giảm qua số thực tế, việc mở rộng hoạtđộng tín dụng của ngân hàng sẽ làm tổng dư nợ của ngân hàng tănglên Tuy nhiên không phải lúc nào tổng dự nợ cao cũng tốt, phảixem xét trong mối quan hệ tổng thể và cũng phải xem xét trong cảmột quá trình lâu dài chứ không thể xem xét trong thời điểm nhấtđịnh Hơn nữa, việc đánh giá tổng dư nợ cũng phải quân tâm đến kếhoạch của ngân hàng
tăng thu phí dịch vụ, phục vụ tốt mọi thành phần kinh tế
Trang 16- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Đây là một chỉ tiêu có thể nói là quan trong
nhất khi xem xét chất lượng tín dụng của NHTM Nợ quá hạn làkhoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuậnghi trên hợp đồng tín dụng Đến hạn trả nợ, khách hàng không trả nợđược thì toàn bộ nợ gốc và lãi sẽ được chuyển thành nợ quá hạn
Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn cao ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng
Tỷ nợ quá hạn cao làm cho rủi ro tín dụng caom có khả năng mất vốn
Để tính đến khả năng này có 1 chỉ tiêu nữa là: nợ khó đòi và tỷ lệ nợkhó đòi trên tổng dư nợ Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theomột số tiêu chí khác như nợ quá một kỳ gia hạn nợ, hoặc không có tàisản đảm bảo, hoặc không bán được tài sản đảm bảo, người vay phásản, Nợ quá hạn ảnh hưởng đến tính thanh khoản và khả năng hoàntrả vốn của ngân hàng với người gửi Nó sẽ làm cho ngân hàng mất chiphí khác để huy động vốn đảm bảo việc chi trả cho người gửi tiền
- Chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng : Bất
cứ doanh nghiệp thương mại nào cũng hoạt động vì mục tiêu lợinhuận.NHTM cũng không nằm ngoài quy luật này, và lợi nhuận cũng
là cái đích đáng quan tâm của ngân hàng thương mại Tỷ lệ lợi nhuậnthu được từ hoạt động tín dụng trên tổng lợi nhuận của ngân hàng sẽchỉ ra rằng lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm bao nhiêu
% trong tổng số lợi nhuận của ngân hàng Chỉ tiêu này cũng cho thấytầm quan trọng của hoạt động tín dụng, và cũng khẳng định chất lượngtín dụng Tuy nhiên việc xem xét chỉ tiêu này cũng phải được xem xéttrong dài hạn, nghiên cứu trong mối quan hệ tổng quan với các yếu tốkhác để có thể đánh giá một cách chính xác và đưa ra được những biệnpháp cụ thể để duy trì và nâng cao lợi nhuận
Trang 17Ngoài việc xem xét các yếu tố trên khi đánh giá chất lượng tín dụngchúng ta cũng cần xem xét một số yếu tố khác nữa như: những đóng gópcủa hoạt động tín dụng vào sự phát triển của kinh tế, các yếu tố liên quanđến vòng quay vốn, tỷ lệ sử dụng vốn, mới đánh giá hết được chất lượngtín dụng của ngân hàng thương mại.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
xã hội cần xem xét các yếu tố sau:
- Môi trường kinh tế : Việc hoạt động trong một môi trường kinh tế
lành mạnh, các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế đềuđang hoạt động tốt, lợi nhuận cao, nhu cầu sử dụng lớn sẽ góp phầntạo nên sự thành công chi ngân hàng Tuy nhiên, không thể tránhkhỏi những vấn đề dễ bị thay đổi trong môi trường kinh tế như: thayđổi về lãi suất, những biến động về tỷ giá, nhu cầu thị trường, chu kỳkinh tế Việc ngăn chặn những biến đổi này là không thể, tuynhiên ngân hàng có thể nghiên cứu, dự báo được những biến đổi này
và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo đảm chất lượng củahoạt động tín dụng
- Môi trường pháp lý : Là 1 chủ thể hoạt động trong nền kinh tế,
NHTM cũng phải tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật của NhàNước Môi trường pháp lý là hệ thống luật và các văn bản pháp luậtliên quan đến hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động tín
Trang 18dụng ngân hàng nói riêng Sự thay đổi của hệ thống pháp luật cuãnggây ảnh hưởng rất đến hoạt động của NHTM Khi chủ trương chínhsách thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của DN cũngnhư nhu cầu sử dụng vốn của DN Hoặc việc quản lý các DN còn sơ
hở thiếu xót, Nhà nước quản lý thiếu chặt chẽ làm cho nhiều DNđược sản xuất kinh doanh vượt quá trình độ năng lực của DN dẫnđến tình trạng thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng Nhưvậy, việc hoạt động trong môi trường pháp lý ổn định, đầy đủ vàđồng bộ sẽ giúp các ngân hàng thương mại dễ dàng hơn trong việcxây dựng các kế hoạch kinh doanh dài hạn, góp phần nâng cao chấtlượng tín dụng của các NHTM
- Môi trường Chính trị - Xã hội : Việc được tham gia hoạt động trong
môi trường chính trị-xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọngthúc đẩy hoạt động đầu tư và ngân hàng cũng có thể mạnh dạn mởrộng hoạt động tín dụng của mình.Điều này giúp cho ngân hàng cóthể thu được nhiều lợi nhuận hơn từ hoạt động tín dụng.Tác độngcủa môi trường chính trị-xã hội tới chất lượng hoạt động tín dụngkhông thường xuyên,nhưng khi có những biến động về chính trị thìtác động của nó tới các ngân hàng là vô cùng lớn Một sự thay đổi
hệ thống chính trị có thể làm cho các ngân hàng mất phần lớn hoặctoàn bộ các khoản tín dụng của mình,điều này sẽ đẩy các ngân hàngđến bờ vực của sự phá sản
1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về khách hàng.
Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngânhàng thương mại, một yếu tố rất quan trọng là việc nghiên cứu và phân tíchkhách hàng của ngân hàng Việc nghiên cứu kỹ vầ khách hàng sẽ giúpNHTM có những chính sách cũng như ưu đãi thích hợp để khuyến khích
Trang 19khách hàng sử dụng dịch vụ của NHTM, từ đó nâng cao chất lượng tíndụng Khi nghiên cứu khách hàng, cần lưu ý đến các yếu tố sau:
- Quy mô nhu cầu vốn của khách hàng Muốn nâng cao chất lượng
của hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có vốn đểthực hiện công việc này Và khi nhu cầu vay vốn của họ cao cũngchính là thời điểm tốt để ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng củamình Nhu cầu về quy mô vay vốn của DN càng cao thì khả năng mởrộng thị trường của ngân hàng càng lớn
- Khả năng đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng Để bảo đảm an toàn của mình nên khi cho vay, các ngân hàng
thường phải có một số điều kiện bắt buộc các DN phải tuân thủ đểtránh rủi ro không đáng có, và không phải bất cứ DN nào cũng đápứng được những điều kiện này Và như vậy, chỉ có những kháchhàng đáp ứng được các điều kiện này mới có điều kiện tiếp cận vớinguồn vốn của ngân hàng Những điều kiện tín dụng của các ngânhàng khác nhau có thể khác nhau nhưng thông thường các ngân hàng
sẽ quan tâm đến một số vấn đề như: năng lực tài chính, mục đích sửdụng vốn, khả năng hoàn vốn, Như vậy, với những điều kiện tíndụng được đưa ra, ngân hàng phần nào hạn chế được những rủi ro tíndụng và đồng thời với đó là ngày càng nâng cao chất lượng tín dụng
- Năng lực tài chính của khách hàng Năng lực tài chính của khách
hàng thể hiện ở tỷ trọng vốn tự có trên tống nguồn vốn mà DN đang
sử dụng Năng lực tài chính thể hiện khả năng hoàn lại số vốn vay từngân hàng của DN Năng lực tài chính của DN càng cao thì khả nănghoàn vốn là càng lớn Đối với Ngân hàng Thương mại thì việc chocác khách hàng có năng lực tài chính cao vay vốn sẽ góp phần hạnchế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng
Trang 20- Năng lực sản xuất của DN Tiêu chí này thể hiện ở chỗ DN vay vốn
khả năng sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêudùng, cách thức phân phối các sản phẩm và đặc biệt giá thành hợp
lý Một DN có khả năng sản xuất tốt xứng đáng là khách hàng củaNgân hàng vì họ khả năng hoàn trả vốn vay đúng hạn, sử dụng vốntốt, nâng cao chất lượng tín dụng và đồng thời tạo công ăn việc làmcho người lao động
- Năng lực quản lý của DN Một doanh nghiệp có vận hành tốt và thực
hiện được các mục tiêu do mình đặt ra hay không? Có khả năng vậnhành hoạt động kinh doanh để hoàn trả vốn vay ngân hàng haykhông? Phụ thuộc khá nhiều vào năng lực quản lý của cấp lãnh đạo
DN Bôm máy quản lý tốt đưa ra được những kế hoạch, định hướngkinh doanh phù hợp với thị trường sẽ ngày càng đưa DN tốt lên.Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo thời gian hoàn vốncho ngân hàng
- Tài sản đảm bảo : Việc có những tài sản đảm bảo phù hợp và có giá trị
đủ lớn của khách hàng sẽ giúp hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi kháchhàng không còn khả năng thanh toán khoản vay của ngân hàng
1.3.3.3 Các nhân tố thuộc Ngân hàng.
Khi nghiên cứu các yếu tố chủ quan của ngân hàng ảnh hưởng đến chấtlượng tín dụng thì cần lưu ý đến các vấn đề sau:
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng : Ngân hàng cũng như các chủ
thể khác của nền kinh tế, muốn tồn tại và ngày càng phát triển thìphải đặt được ra cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn.Chiến lược kinh doanh tốt sẽ giúp ngân hàng dễ dàng tiếp cận vớicác nguồn vốn nhàn rỗi và sử dụng chúng hiệu quả mang lại hiệu
Trang 21quả cao không những cho ngân hàng mà còn cho khách hàng củangân hàng cũng như mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.
- Năng lực trong công tác thẩm định
+ Bất cứ một ngân hàng nào trước khi quyết định cho kháchhàng vay vốn đều phải thực hiện công tác thẩm định
+ Thẩm định dự án: giúp ngân hàng xác định được tính khả thicủa dự án vay vốn, điều này tác động trực tiếp đến việc cá haykhông chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng
+ Thẩm định khách hàng: việc này cung cấp cho ngân hàng cácthông tin liên quan đến khách hàng như: năng lực tài chính, nănglực sản xuất, kinh doanh, năng lực quản lý và khả năng đáp ứngcác nhu cầu tín dụng của ngân hàng Việc thẩm định và cung cấpthông tin chính xác về khách hàng cho ngân hàng là công việckhông thể thiếu trước khi quyết định cấp tín dụng cho kháchhàng
+ Thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng: đảm bảo khả năngthu hồi vốn của ngân hàng bằng cách thanh lý các tài sản cầm cốcủa khách hàng khi họ không còn khả năng trả nợ đúng hạn.+ Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tínhtoán phức tạp.Do công việc này là cơ sở để quyết định có cấp tíndụng hay không nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởngrất lớn tới chất lượng hoạt động tín dụng Nếu chất lượng củacông tác thẩm định không cao,tức là nhân viên tín dụng khôngxác định được thực chất dự án có hiệu quả hay không thì nhữngkhoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp sẽ gặp những rắc rối trongviệc thu hồi các món nợ của mình Chính vì vậy,công tác thẩm
Trang 22định đòi hỏi những nhân viên thẩm định có trình độ cao và sự kếthợp một cách có hiệu quả giữa các phòng ban trong ngân hàng.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng : Ngân hàng muốn hoạt động của
mình thuận lợi và ngày càng phát triển thì phải đặt ra cho mình mộtchính sách tín dụng phù hợp Chính sách tín dụng là hệ thống cácbiện pháp liên quan đến việc hạn chế hay khuyến khích tín dụngnhằm thực hiện mục tiêu của NHTM trong từng thời kỳ Như vậy,chính sách tín dụng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô,tính chấtcủa các khoản tín dụng cũng như phương thức hoạt động tín dụngcủa ngân hàng Chính sách tín dụng không những phụ thuộc vàomục tiêu của bản thân ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tốkhác như chính sách của chính phủ và của các cơ quan quản lý Nhưvậy việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngânhàng hoạt động hiệu quả hơn,nó giúp nâng cao chất lượng hoạt độngtín dụng của ngân hàng
- Chất lượng đội ngũ nhân sự.
+ Thực tế đã chứng minh rằng, muốn thành công trong bất cứ lĩnhvực nào thì yếu tố con người là một trong những yếu tố mangtính chất quyết định Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngânhàng là hoạt động rất phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đềcủa đời sống xã hội thì vai trò của con người càng quan trọng.Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ khôngthể thay thế được sự “nhạy cảm” hay” kinh nghiệm” của độingũ cán bộ tín dụng Do vậy vấn đề nhân sự là một vấn đề cực
kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong dó nổi bật lên haivấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự Chất lượngnhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà
Trang 23còn cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động củangười cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng.Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạotrong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao củacán bộ, trong một chừng mực nhất định có thể giúp ngân hàng
bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó ngânhàng có thể tồn tại và phát triển cho dù phải cạnh tranh vớinhững đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kỹ thuậtmạnh hơn Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lýnhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộtín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao Mỗi cán bộ tín dụngđều có những điểm mạnh và yếu riêng, điều quan trọng là phảibiết bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thếmạnh và hạn chế những điểm yếu của từng người, đồng thời cóchế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo
sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trongmột guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung
là nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng
+ Bên cạnh những yếu tố được nêu và phân tích trên cũng cầnchú ý đến một số khía cạnh khác nữa khi xem xét đến chủ quanNgân hàng Đó là các yếu tố như: hệ thống thông tin của ngânhàng, trình độ áp dụng khoa học lỹ thuật trong hoạt động củangân hàng, uy tín của ngân hàng trên thị trường hoạt động.Tất
cả các yếu tố này đều cần được Ngân hàng quan tâm nghiêncứu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hoạtđộng của thị trường, có như thế Ngân hàng mới có thể pháttriển theo đúng định hướng đã đề ra
Trang 24CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU – CHI NHÁNH HƯNG YÊN (ACB – HƯNG YÊN) 2.1 Giới thiệu chung ACB – Hưng Yên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ACB – Hưng Yên
- Thông tin cơ bản về ngân hàng TMCP Á Châu – Hưng Yên (sau đâyviết là ACB – Hưng Yên):
- Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên
- Tên viết tắt: ACB – Hưng Yên
- Trụ sở chính: Thị trấn Bần – Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
- Điện thoại: 0321.3954589
- Fax: 0321.3942.588
Quá trình hình thành và phát triển: ACB – Hưng Yên được thành lậptheo quyết định số 902/QĐ.VP.02 ngày 26/11/2002 của Chủ tịch Hội ĐồngQuản trị Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Kể từ ngày chính thức có quyếtđịnh thành lập ngày 26/11/2002 cho đến nay ACB – Hưng Yên đã có 6năm chính thức đi vào hoạt động Từ một chi nhánh nhỏ, chưa có chỗ đứngtại địa bàn tỉnh Hưng Yên cho đến nay ACB – Hưng Yên đã có sự pháttriển vượt bậc trở thành một chi nhánh lớn trong khu vực và có vị trí kháquan trọng trong hệ thống các ngân hàng tại địa bàn tỉnh Hưng Yên
Theo quyết định này ACB – Hưng Yên hoạt động theo quy định vềchức năng, nhiệm vụ, và tổ chức của chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngânhàng Á Châu ban hành kể từ ngày 22/11/2002 cho đến nay ACB – HưngYên hoạt động trên các lĩnh vực:
- Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm dân cư,các tổ chức
Trang 25- Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; cho vay tiêu dùng,mua xây, sửa chữa nhà ở.
- Thực hiện các dịch vụ thẻ ngân hàng, thanh toán quốc tế, chuyểntiền, giao dịch ngoại tệ và các dịch vụ ngân hàng khác ACB - HưngYên được nối trực tuyến (online) với hội sở và tất cả các chi nhánhtrong hệ thống
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ACB – Hưng Yên.
Tại thời điểm thành lập tổng số nhân viên tại ACB – Hưng Yên có 10người Sau quá trình hoạt động và lớn mạnh về mọi mặt thì đội ngũ nhânviên cũng phát triển và tăng theo để hoàn thành được kế hoạch phát triển Cụthể tính đến 30/06/2009 ACB – Hưng Yên bao gồm 40 nhân sự trong đótrình độ đại học chiếm 31 người (chiếm 77.5 %) và Cao đẳng là 05 người(chiếm 12.5 %) còn lại là lao động phổ thông 4 người (chiếm 10%) Lựclược lao động phổ thông thuộc phòng bảo vệ Số cán bộ của phòng ban khácđều được tổ chức đào tạo nghiệp vụ để dáp ứng đủ yêu cầu công việc cũngnhư trình độ chuyên môn khi làm việc tại ACB – Hưng Yên Số cán bộ củaACB – Hưng Yên gồm các phòng ban và được bố trí cụ thể như sau:
Trang 26 Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm quản lý chung các hoạt
động, lập kế hoạch cho các năm tiếp theo của Chi nhánh và chịu tráchnhiệm báo cáo các hoạt động Kinh doanh Hội sở Chính của ACB
Phòng kinh doanh: bao gồm 3 ba bộ phận:
Bộ phận tín dụng cá nhân: Là bộ phận thực hiện nghiệp vụ trực tiếp
giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ vàngoại tệ Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý cácsản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành và hướng dẫn của
Giám đốc Chi nhánh
Phòng Bảo vệ
Phòng Hành chính, nhân sự
Phòng Giao dịch
Bộ phận tín dụng doanh nghiệp
Bộ phận
tín dụng cá
nhân
Bộ phận giao dịch
Phòng
Kinh doanh
Phòng Tài chính,
kế toán
Bộ phận ngân quỹ
Bộ phận dịch vụ khách hàng
Trang 27ACB Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụcủa Ngân hàng đến với khách hàng Những nhiệm vụ của bộ phận kháchhàng cá nhân:
- Tiếp thị, giới thiệu và mang các sản phẩm của Ngân hàng đến đượcvới khách hàng
- Tiếp túc tiếp xúc khách hàng cá nhân nhằm xác định cụ thể nhu cầucủa khách hàng (Khách hàng cần những gì từ phía Ngân hàng?),Ngân hàng có thể đáp ứng được những gì của nhu cầu trên như: Nhucầu vay vốn, chuyển tiền,…
- Từ việc xác định được như cầu chính xác của khách hàng nhân viêntín dụng thực hiện các công việc cụ thể như: Thẩm định khách hàngnhư: Xác định nhu cầu, tư cách, quy mô hoạt động của khách hàng,
… để từ đó xác định chính xác như cầu thực của khách hàng để lập
tờ trình trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt về như cầu của kháchhàng nhằm đáp ứng như cầu đó
- Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng đề tạo được mối quan hệ, theorõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng sau khi được cấp tín dụng
- Thực hiện quản lý đối với các khoản tín dụng đã được cấp, thườngxuyên cập nhận về tình hình hoạt động (sử dụng vốn), khả năng tàichính cúa khách hàng để quản lý và phát hiện yêu cầu phát sinhtrong trong quá trình sử dụng vốn của khách hàng Để từ đó cóhướng giải quyết kịp thời khi có các phát sinh mới như: Nhu cầu cấptăng của khách hàng, khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích,khách hàng có các biểu hiện không hợp tác với Ngân hàng, … để kịpthời có các biện pháp sử lý
- Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp với cấp trên
Trang 28- Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giaoồng thời không nhừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ.
Bộ phận khách hàng doanh nghiệp: Là bộ phận nghiệp vụ trực tiếp
giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp (gồm tất cả các doanhnghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam) Thực hiện cácnghiệp vụ có liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phùhợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của ACB Những nhiệm vụcủa bộ phận khách hàng doanh nghiệp:
- Tiếp xúc và giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng đối với khách hàng
- Sau khi tiếp xúc với khách hàng xác định được nhu cầu cụ thể củakhách hàng cần những sản phẩm gì? Cần như thế nào? Quy môcần? trên những như cầu phát sinh từ phía khách hàng trên cơ sởnhững sản phẩm mình có có thể đáp ứng được những sản phẩm nào
- Sau khi tiếp xúc, xác định được nhu cầu của khách hàng là gì Trên
cơ sở những nhu cầu đó nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hànghoàn thiện hồ sơ (gồm có hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo).Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ phía khách hàng cung cấp thìphân tích trên hồ sơ và tiến hành thẩm định thực tế (thẩm định tại cơ
sở sản xuất, kinh doanh, tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động củakhách hàng) Để từ đó có được các nhận định và đánh giá đúng vềngành, lĩnh vực hoạt động của khách hàng trên thị trường và xácđịnh được vị trí của khách hàng trên thị trường, quy mô, uy tín củakhách hàng,… để có những quyết định tiếp theo
- Sau khi phân tích chung nhận thấy phương án của khách hàng là khảthi tiếp tục có các phương án thực hiện nhằm đáp ứng được các nhucầu của khách hàng như (tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bánngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử)
Trang 29- Sau khi đáp ứng các nhu cầu của khách hàng nhân viên tín dụng phảithường xuyên qua lại, tiếp xúc với khách hàng để quản lý việc sửdụng các sản phẩm đã cung cấp, phát hiện các nhu cầu mới củakhách hàng và xác định hiệu quả mang lại cho khách hàng từ việc sửdụng các sản phẩm của khách hàng Ngoài ra việc tiếp xúc thườngxuyên với khách hàng cón có thể phát hiện được những bất thường
từ phía khách hàng như: hoạt động không hiệu quả, sử dụng vốn vaykhông đúng mục đích,… để có những biện pháp sử lý kịp thời
- Thực hiện quản lý đối với các khách hàng đã quan hệ với ngân hàng
Có định hướng phát triển các khách hàng mới
- Thực hiện công việc lưu trữ hồ sơ, số liệu và báo cáo trực tiếp vớicấp trên
- Ngoài ra còn thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giaođồng thời không nhừng hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ
Bộ phận dịch vụ khách hàng: Là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với
khách hàng, giải quyết những thắc mắc, vướng mắc mà khách hàng gặpphải khi giao dịch với Ngân hàng Ngoài ra còn cung cấp một số sản phẩm,tiện ích của Ngân hàng cho khách hàng và giúp nhân viên tín dụng quản lý
hồ sơ khách hàng, phân loại khách hàng
Bộ phận thanh toán quốc tế: Là bộ phần có chức năng thực hiện các
nghiệp vụ về thanh toán quốc tế: Mở L/C, phát hành thư bảo lãnh, thanhtoán T/T,…
Bộ phận quản lý, xử lý nợ: Là bộ chịu trách nhiệm quản lý và đề xuất
phương án xử lý đối với những khoản nợ xấu của đơn vị Ngoài ra, có chứcnăng quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của nhà nướcnhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay đối với các khoản nợ xấu
Trang 30 Phòng hành chính, nhân sự: Thực hiện những công việc cụ thể như
- Hỗ trợ giám đốc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, hoàn thiện và nângcao nghiệp vụ cho toàn bộ nhân sự của đơn vị trên tinh thần khôngngừng nâng cao chất lượng và năng lực cán bộ
- Thực hiện nhiệm vụ lưu trữ, giao nhận công văn đi, công văn đếncủa đơn vị một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và mua bán văn phòng phẩm của đơn vị
để phân phát cho các phòng, nhân viên một cách kịp thời để thựchiện nghiệp vụ một cách đầy đủ
- Ngoài ra còn làm nhiệm vụ trên còn nhiệm vụ quản lý tài sản, sửachữa, bảo dưỡng tài sản của ngân hàng, tạo môi trường kinh doanhthuận lợi cho ngân hàng
Phòng Bảo vệ: Phụ trách vấn đề an ninh cho Chi nhánh cũng như
khách hàng đến làm việc tại Chi nhánh
Phòng tài chính, kế toán: Gồm các chức năng và nhiệm vụ cụ thể
Trang 31- Ngoài ra còn thực hiện việc quản lý tài sản cơ quan: kiểm kê, thực hiệnviệc khấu hao tài sản hàng năm, đánh giá lại tài sản đã hết khấu hao.
Bộ phận giao dịch: Bộ phận giao dịch thực hiện bảo quản tiền mặt, các
tài sản khác của ngân hàng và khách hàng, thực hiện nhiệm vụ thu chi tiềnmặt, giấy tờ có giá và ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu củakhách hàng thanh toán qua ngân hàng Chấp hành chế độ về an toàn vàđịnh mức tồn quỹ theo quy định của toàn hệ thống ngân hàng TMCP ÁChâu và thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
2.1.3 Phạm vi quản lý của ACB – Hưng Yên.
ACB – Hưng Yên thực hiện quản lý theo địa bàn tỉnh Hưng Yên và cácvùng lân cận ACB – Hưng Yên quản lý cụ thể những mặt sau
- Quản lý về các hoạt động của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
và các vùng lân cận mà ACB – Hưng Yên có thể tiếp cận
- Quản lý về nhân sự
- Quản lý sự phát triển của chi nhánh
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – Hưng Yên trong những năm vừa qua
Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB - Hưng Yên các năm 2006,
2007 và 2008 được thể hiện cụ thể ở bảng dưới đây:
Trang 32Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh chung của ACB - Hưng Yên qua các năm 2006, 2007 và 2008
Đơn vị tính: đồng
Tổng thu nhập 7,287,102,760 19,238,878,921 59,184,431,496Tổng chi phí 6,813,022,584 17,193,619,496 51,044,056,936
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ACB - Hưng Yên
Biểu đồ 2.1: Biểu diễn kết quả hoạt động kinh doanh
0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000
2007 và 2008 ta nhận thấy tổng mức thu thập của ACB - Hưng Yên
có tốc độ tăng trưởng ở mức độ cao Để đạt được kết quả như trên đó
là sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhân viên
- Bên cạnh mức tăng tổng thu thập như trên thì tỷ lệ về tổng chi phícủa các năm cũng tăng ở con số tương đương cụ thể như sau: Năm
Trang 332006 tổng chi phí của ACB - Hưng Yên khoảng 6.813 triệu đồngsang năm 2007 tổng chi phí khoảng 17.193 triệu đổng với tỷ lệ tăngkhoảng 252% (so với tỷ lệ tăng của tổng thu nhập khoảng 264%) làkhá hợp lý Sang năm 2008 tổng chi phí của ACB - Hưng Yênkhoảng 51.044 triệu đồng, tỷ lệ tăng khoảng 297% so với năm 2007.Qua các năm qua ta nhận thấy tỷ lệ tăng (tổng thu thập và tổng chiphí của ACB - Hưng Yên) là khá hợp lý.
Lợi nhuận ròng ACB - Hưng Yên đạt được qua các năm 206, 2007 và
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ACB - Hưng Yên
Biểu đồ 2.2: Biểu diễn lợi nhuận của ACB - Hưng Yên.
0 3,000,000,000 6,000,000,000 9,000,000,000
Trang 34triệu đồng sang năm 2007 lợi nhuận dòng đạt khoảng 2.054 triệuđồng, tỷ lệ tăng trưởng khoảng 433% đây là tỷ lể tăng trưởng ở mức
độ cao nhưng chỉ về con số tương đối còn tỷ lệ tăng tuyệt đối thì vầncòn nhỏ Sang năm 2008 lợi nhuận dòng đạt khoảng 8.140 triệuđồng, tăng so với năm 2007 khoảng 396% Để đạt được kết quả nhưtrên do quy mô của đơn vị ngày càng phát triển và cùng với sự pháttriển chung của toàn hệ thống ACB Cụ thể khối lượng huy động,cho vay và các hoạt động khác của đơn vị đều có sự phát triển cả về
số lượng lẫn quy mô
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB – Hưng Yên
Hưng Yên.
Kể từ khi được thành lập hoạt động của ACB - Hưng Yên mỗi ngày mộttăng với tốc độ tăng vượt bậc trong đó có hoạt động tín dụng cũng tăngtrưởng không ngừng Cụ thể hoạt động tín chung tại ACB - Hưng Yên quacác năm 2006, 2007, 2008 và 06 tháng đầu năm 2009 cụ thể tại bảng dướiđây
Bảng 2.3: Tình hình cho vay tại ACB - Hưng Yên.
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí tổng hợp của ACB - Hưng Yên
Biểu đồ 2.3: Thể diễn tình hình cho vay tại ACB - Hưng Yên
Trang 350 100,000,000,000 200,000,000,000 300,000,000,000
Giá trị
2006 2007 2008 06/2009
Năm
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy:
- Năm 2007 ACB - Hưng Yên đã cho vay được 280.811 triệu đồngtăng 177.370 triệu đồng so với năm 2006 tương đương 271% Đểtăng được con số như trên là do sự nỗ lực của toàn bộ đội ngũ nhânviên của ACB - Hưng Yên bên cạnh
- Năm 2008 ACB - Hưng Yên cho vay đạt 188.075 triệu đồng giảm92.736 triệu đồng so với năm 2007 tương đương giảm 33% Trongnăm 2008 nhìn trung nền kinh tế thế giới và trong nước đều nằmtrong tình trạng khủng hoảng, suy thoái với mức độ và quy mô ngàycàng lan rộng và áp hưởng đến tất cả các nước, các khu vực và đếntoàn bộ nền kinh tế Do ngành Ngân hàng cũng là một trong nhữngthành phần quan trọng của nền kinh tế nên cũng bị ảnh hưởng lớnđến hoạt động Mặt khác khi nền kinh tế gặp khó khăn thì phần lớncác doanh nghiệp, tổ chức và các có nhân hoạt động trong nền kinh
tế đó đều bị tác động lớn (chủ yếu là các tác động sấu) nhưng ở cácmức độ khác nhau Chính vì vậy khi các thành phần kinh tế bị gặpkhó khăn và nằm trong tình trạng suy thoái, đi xuống nó cũng gâytác động xấu đến các tổ chức khác của nền kinh tế trong đó có ngànhtài chính – Ngân hàng và ACB (ACB - Hưng Yên) cũng không nằm
Trang 36ngoài quy luật đó Mặt khác với chính sách chung của Ngân hàngNhà nước và của riêng ACB nhằm giảm thiểu những rủi ro từ tìnhhình khó khăn của nền kinh tế tác động nên hoạt động của toàn hệthống ngân hàng nói chung và hoạt động của ACB nói riêng cụ thểnhư các quyết định: Hạn chế cho giải ngân những món mới, rà soátlại khách hàng,… Chính từ những tác động đó đã ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động tín dụng của ACB - Hưng Yên năm 2008 cụ thểnhư sau: quy mô tín dụng giảm thuần so với năm 2007 khoảng 33%.
- Sáu tháng đầu năm 2009: Do nền kinh tế đã từng bước phục hồi vàphát triển ổn định, mặt khách Ngân hàng Nhà nước và ACB đã cócác chính sách mở rộng, lới nỏng tín dụng để tạo điều kiện cho cácthành phần kinh tế tiếp xúc với nguồn vồn ngân hàng một cách rễràng hơn cụ thể như: Chương trình hỗ trợ lãi suất của Ngân hàng nhànước (hỗ trợ lãi suất đối với các khoảng vay ngắn hạn, trung dàihạn), tăng tỷ lệ vay trên tài sản đảm bảo của ACB,… Chính vìnhững yếu tổ khách quan như trên và yều tố chủ quan từ ACB -Hưng Yên nên quy mô phát triển tín dụng đã tường bước phát triểntrở lại cụ thể như sau: sáu tháng đầu năm 2009 tổng mức cho vaycủa ACB - Hưng Yên đạt được khoảng 247.000 triệu đổng tăng sovới năm 2008 khoảng 131%
Như đã phân tích ở trên, sau hơn 3 năm hoạt động, do đã nắm bắt đượcthị trường nên tổng dự nợ của ACB - Hưng Yên tăng rõ rệt, mức tăng đạt171% (năm 2007) đây là tỷ lệ tăng cao nhưng trên thực tế quy mô tăngtrưởng chưa sứng tầm, đây là mức tăng trưởng đáng khen ngợi Tuy nhiên,
do ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên đến năm 2008 tổng cho vay củaACB - Hưng Yên chỉ đạt 188,075,247,800 đồng giảm 33% so với năm
2007 Đây là tỷ lệ giảm khá cao, đã và đang trở thành vần đề được quan
Trang 37tâm giải quyết hàng đầu của Ban lãnh dạo ACB - Hưng Yên, vì thu nhập từhoạt động tín dụng luôn chiếm 1 tỷ lệ cao trong thu nhập của Ngân hàng
Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại ACB - Hưng Yên tôi nhận thấy hoạtđộng tín dụng tại ACB - Hưng Yên hoạt động chủ yếu ở các hình thức sau:
Tình hình cho vay ngắn hạn tại ACB - Hưng Yên trong những năm qua:
Qua quá trình hoạt động tín dụng tại ACB - Hưng Yên thì hoạt độngcho vay ngắn hạn cũng là một hoạt động khá sối động và đóng một vay tròkhá quan trọng Để tìm hiều rõ hơn về hoạt động cho vay ngắn hạn tạiACB - Hưng Yên cụ thể qua các năm 2006, 2007, 2008 và 06 tháng đầunăm 2009 được thể hiện tại bẳng dưới đây:
Bảng 2.4: Tình hình cho vay ngắn hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm
Nguồn: Báo cáo thu nhập chi phí tổng hợp của ACB - Hưng Yên
Biểu đồ 2.4: Tình hình cho vay ngẵn hạn tại ACB - Hưng Yên qua các năm.