1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

72 185 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Tháng 4/2011, đại hội cổ đônglần thứ ba của Tiên Phong Bank được tổ chức.TiênPhongBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công n

Trang 1

Chuyên đề thực tập:Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

Trang 2

Lời mở đầu

Trong 15 năm qua, nền kinh tế tài chính Việt Nam đã có những biến đổi to lớn Sựu kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại Thế giới- WTO vào thánh 11/2006 vừa là thời cơ nhưng đồng thời cũng là thách thức to lớn với mọi lĩnh vực trong nền kinh tế Lĩnh vực thương mại- du lịch- dịch vụ phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường.Thương mại được mở rộng và nâng cao chất lượng theo hướng văn minh, hiện đại, đặc biệt các hoạt động dịch vụ Tài chính- ngân hàng tưng bước được mở rộng, dần đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống

Nền kinh tế Việt Nam có những thời kỳ tang trưởng mạnh mẽ, đồng thời cũng có những giai đoạn khó khan do ảnh hưởng từ nền kinh tế tài chính quốc tế, mà đặc biệt phải kể đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Dự báo trong năm 2009 sẽ còn rất nhiều biến động xấutrên thị trường tài chính toàn cầu Vì vậy các Ngân hàng Thương mại Nhà nước và các ngân hàng Thương mại cổ phần cùng nhau vượt qua những khó khăn thử thách trong thời gian tới

Trong số các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay thì Ngân hàng Thương mại

cổ phần Tiên Phong đã có những đóng góp đáng kể vào hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam Được thành lập vào năm 2008, đến nay Ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầcu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanhcho các doanh nghiệp Trong xu thế toàn cấu hóa nhu cầu về tín dụng đối với các thành phần kinh tế càng trở nên cấp thiết hơn Bên cạnh đó, TCTD (hay cụ thể là Ngân hàng) cũng cạnh tranh gay gắt hơn do có nhiều hệ thống Ngân hàng mới du nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời do việc mở rộng quy mô và mạng lưới của các hệ thống Ngân hàng hiện hữu nên vấn đề cấp phát tín dụng ngày càng có nhiều rủi ro và ngày càng được cải thiện về chất lượng lẫn số lượng cho vay, trong đó đặc biệt là cho vay

Trang 3

ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang là một vấn đề lớn cần nghiên cứu vàđưa ra giải pháp khắc phục rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Vậy các Ngân hàng- đặc biệt là NHTMCP làm thế nào để có thể giải quyết hiệu quả vấn đề cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam? Đây thực sự là một vấn đề khá khó khăn cho tất cả các Ngân hàng Trong thời gian vừa qua, em đã được thực tập tại Phòng Sản phẩm và chính sách khách hàng cá nhân trong chi nhánh Hoàn Kiếm của ngân hàng Tiên Phong Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu,với sự giúp đỡ, chỉ bảo trực tiếp của các cô chú, anh chị trong phòng cùng các phòng ban khác trong quá trình thực tập, kết hợp với những kiến thức đã được trạng bị trong trường và ngoài xã hội, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập với những nội dung sau:

Phần I:Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

Phần II: Thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hang TMCP Tiên Phong

Phần III: Giải pháp đề xuất cho hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Do thời gian thực tập và quá trình thu thập dữ liệu còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như hình thức trình bày Em kinh mong nhận được sự nhận xét và đóng góp của thầy để chuyên đề thực tập của em được hoàn chỉnh

Em xin chân thành cảm ơn thầy!

Trang 4

Phần I.Tổng quan về ngân hàng TMCP Tiên Phong

1.Quá trình hình thành và phát triển

1.1.Giới thiệu chung

Năm 2008 đã đánh dấu những mốc son quan trọng trong quá trình phát triển củaTienPhongBank khi TienPhongBank cấp phép chính thức mở cửa hoạt động vào ngày6.6.2008; và khai trương chi nhánh Hà nội vào ngày Đại phát 8.8.2008

Kể từ khi ra đời, TienPhongBank luôn tự hào là “con” của các tập đoàn hàng đầuViệt nam: Công ty Cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS, và Tổng công ty cổphần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam Vinare Với bề dầy kinh nghiệm, với uy tín và

vị thế trên thị trường của các cổ đông lớn này, TienPhongBank có một nền tảng vữngchắc để khẳng định mình trên con đường đã lựa chọn

TienPhongBank đang thực hiện hoài bão xây dựng một Ngân hàng tiên phongcho người Việt, ngân hàng mong muốn kết hợp sự thân thiện vốn có của người ViệtNam (Friendly), tính chuyên nghiệp mang tầm quốc tế (Professional) và Công nghệ cao(Technology-Advanced) để tạo nên một ngân hàng hàng đầu

Ước vọng đó, hoài bão đó đã lan toả và cuốn hút được nhiều trái tim nhiệt huyết,những chuyên gia hàng đầu về ngân hàng từ các ngân hàng danh tiếng trong và ngoàinước hội tụ về đây TPB tự hào về đội ngũ lãnh đạo của mình, về các hiền tài đến từkhắp mọi nơi, họ là những đồng nghiệp năng động, cởi mở, tự tin với kinh nghiệm tíchluỹ qua từng thời kỳ sẽ làm nên sức mạnh tập thể vững chắc

Môi trường văn hoá cũng rất quan trọng với TPB Ngay từ khi còn là một dự ánvới rất ít thành viên, các thành viên đã chú trọng đến việc tạo dựng một môi trường làmviệc có thể giúp các TienPhongBankers có cơ hội phát triển bản thân, thể hiện mình vàthăng tiến trong sự nghiệp Với những người đã có kinh nghiệm làm việc ở nơi khác,nơi đây sẽ là nơi bạn được thể hiện và phát hiện ra những khả năng còn tiểm ẩn Vớinhững sinh viên mới ra trường, đây sẽ là mảnh đất tốt với những điều kiện phù hợp đểcác bạn phát triển và trưởng thành

Trang 5

Tương lai vững chắc của TienPhongBank, các lãnh đạo nhiệt huyết và giầu kinhnghiệm, những đồng nghiệp chia sẻ và cởi mở, một môi trường làm việc hiện đại,chuyên nghiệp để mỗi người có thể khẳng định được mình … là những điều đảm bảo vàlàm nên tương lai của các TienPhongBanker TPB luôn tự hào và tin tưởngTienPhongBank sẽ là nơi đặt những viên gạch vững chắc và là quyết định sang suốt cho

sự nghiệp và cuộc sống của Bạn và Gia đình mình

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

TiênPhongBank mong muốn trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam,có nền tảng hoạt động bền vững, luôn tạo ra cơ hội và điều kiện tốt nhất để khách hàng,

cổ đông và cán bộ nhân viên đạt được ước mơ về một cuộc sống tài chính hiệu quả vàgiản đơn

Được thành lập bởi Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS(MobiFone) và Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare),TiênPhongBank được kế thừa các thế mạnh về công nghệ thông tin, công nghệ viễnthông di động, tiềm lực tài chính và vị thế của các cổ đông lớn này mang lại.TiênPhongBank xác định phát huy các ưu thế này để xây dựng cho mình một nền tảngbền vững và mang đến cho khách hàng cuộc sống tài chính đơn giản và hiệu quả hơn.FPT là cổ đông lớn nhất với 16.90% cổ phần, đóng vai trò quan trong việc hỗ trợcông nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ thông tin trong hoạt độngcủa Ngân hàng Các khách hàng của TiênPhongBank cũng được hưởng lợi khi sử dụngcác sản phẩm, dịch vụ khác của FPT như viễn thông, máy tính, điện thoại di động,chứng khoán, đầu tư…nhờ các gói dịch vụ trọn gói của TiênPhongBank phối hợp vớiFPT

Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) là cổ đông lớn của

TiênPhongBank với số vốn góp 10% Vinare góp phần quant rọng cho TiênPhongBank

về tiềm lực tài chính, hệ thống đối tác rộng khắp và kinh nghiệm, chuyên môn sâu tronglĩnh vực quản trị tài chính

Công ty Thông tin di động VMS (MobiFone) cũng là cổ đông lớn củaTiênPhongBank với số vốn góp 4.76% VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trongviệc hỗ trợ các giải pháp về việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện

Trang 6

thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao Mobile Banking là một yếu

tố không thể thiếu của một ngân hàng hiện đại nhằm phục vụ các khách hàng một cáchnhanh chóng và thuận tiện Các khách hàng của MobiFone cũng sẽ được hưởng lợi khicó thêm sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ ngân hàng thông qua mạng di động chấtlượng cao mà họ gắn bó

SBI Ven Holding Pte Ltd Singapore là cổ đông nước ngoài sở hữu 4,9% vốn điều

lệ của TiênPhongBank SBI Ven Holding Pte Ltd có trụ sở chính ở Singapore, hoạtđộng trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, bất động sản.Mới thành lập được 4 năm nhưng ngân hàng Tiên Phong đã nhanh chóng có đượcnhững bước chuyển mình đáng kể Năm 2008 là năm Tiên Phong Bank ra đời kèm theođó là hàng loạt những bước đi đầu tiên trong lịch sử phát triển của mình Tháng 5/2008,Tiên Phong Bank nhận giấy phép thành lập và cũng trong tháng đó, hoàn tất việc triểnkhai hệ thống ngân hàng lõi Flex- cube Tháng 6/2008, Tiên Phong Bank chính thứckhai trương và ngay lập tức, ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung hợp tác chung với Ngân hàng Citi Tháng8/2008, Tiên Phong Bank chi nhánh Hà Nội khai trương đồng thời Tiên Phong Bankcũng chính thức tham gia mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam- SmartLink Cũng trongtháng này, ngân hàng Tiên Phong cho ra mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank24/7 Từ tháng 9/2008 đến tháng 12/2008 lần lượt là nhũng cột mốc đáng nhớ của TiênPhong Bank, từ việc chính thức trở thành công ty đại chúng tới khai trương Tiên PhongBank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, ra mắt dịch vụ Internet Banking dành chokhách hàng cá nhân và doanh nghiệp Cuối năm 2008, ngân hàng Tiên Phong đã đượcnhận chứng chỉ ISO 9001:2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của mình.Tháng 3/2009, đại hội cổ đông lần thứ nhất của Tiên Phong Bank được tổ chức Tháng6/2009, 8/2009, 9/2009, các chi nhánh Tiên Phong Bank Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵnglần lượt được khai trương./Thánh 6/2009 cũng chính là tháng kỷ niệm 1 năm thành lậpcủa ngân hàng Tiên Phong.Tháng 3/2010, đại hội cổ đông lần thứ hai của Tiên PhongBank được tổ chức Tháng 5/2010, Tiên Phong Bank khai trương Sở giao dịch tại HàNội Đến tháng 8/2010, vốn điều lệ đã tăng lên 2.000 tỷ đồng và ngay sau đó là khaitrương chi nhánh Sài Gòn vào tháng 9/2010 Tiếp bước theo đó là chi nhánh ThăngLong được khai trương vào tháng 10/2010 Đến cuối năm 2010, vốn điều lệ của Tiên

Trang 7

Phong Bank đã tăng lên 3.000 tỷ đồng, đây là một con số khẳng định sự tiến bộ vữngchắc của Tiên Phong Bank, tạo cơ sở cho những bước tiến sắp tới Tháng 1/2011, đồngthời khai trương hai chi nhánh Đồng Nai và An Giang Tháng 4/2011, đại hội cổ đônglần thứ ba của Tiên Phong Bank được tổ chức.

TiênPhongBank xác định sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông và các giải pháp công nghệ trong hoạt động ngân hàng nhằm mang tới giải

pháp tài chính mới, phong cách và chất lượng dịch vụ mới, mô hình hoạt động và quảntrị tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng trong nước Với số lượngngười sử dụng máy tính và điện thoại di động ngày càng tăng, sự bùng nổ về việc ứngdụng CNTT trong đời sống mọi mặt của người Việt Nam, chiến lược củaTiênPhongBank là khai thác các ứng dụng công nghệ để tạo ra một hệ thống tích hợpnhằm mang tới những sản phẩm dịch vụ đa dạng phong phú và tiện lợi tới đông đảongười dân Việt Nam

Chỉ với một chiếc điện thoại di động hay một máy tính nối mạng, bạn đã có thể sửdụng các dịch vụ của TiênPhongBank mà không nhất thiết phải tới các điểm giao dịchcủa ngân hàng Với những khách hàng ưa thích cách giao dịch truyền thống,TiênPhongBank cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới phòng giao dịch (PGD) và chinhánh hoặc phục vụ tận nhà hay cơ quan Trong năm 2008, TiênPhongBank đã có mặttại 2 thành phố lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Trong năm 2009,TiênPhongBank đã mở rộng sự hiện diện của mình tại Hải Phòng, Cần Thơ và Đà Nẵng

Và đầu năm 2011, TiênPhongBank đã tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình tại ĐồngNai, An Giang để có thể phục vụ các khách hàng của TiênPhongBank một cách tốt nhất.TiênPhongBank cam kết mang lại một cuộc sống tài chính hiệu quả và giản đơncho các thành viên liên quan:

Với khách hàng: cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng giúpkhách hàng tối ưu hóa hiệu quả tài chính cùng với sự thuận tiện và giản đơn khi tiếp cận

Trang 8

Với cộng đồng và xã hội: là tổ chức có trách nhiệm xã hội, tích cực, chủ độngtham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội, góp phần làm hưng thịnh quốc gia.

2.Tổ chức bộ máy và ngành nghề kinh doanh

2.1.Tổ chức bộ máy

2.1.1.Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Tiên Phong cơ bản gồm có 16 phòng ban chia thành 4 khối bao gồm: các khối kinh doanh, các khối dịch vụ nghiệp vụ, khối hỗ trợ, khối giám sát Điều hành hoạt động của toàn ngân hàng là ban điều hành với sự hỗ trợ từ 4 hội đồng đó là: Hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng sản phẩm chính sách, hội đồng tín dụng, hội đồng đầu tư

2.1.2.Chức năng nhiệm vu

Khối Ngân hàng Bán lẻ có chức năng đáp ứng tất cả các nhu cầu về dịch vụ tài chính của khách hàng cá nhân như: mở tài khoản giao dịch; gửi tiền tiết kiệm; làm thẻ

Trang 9

tín dụng; thanh toán điện tử; nhận kiều hối; vay kinh doanh chứng khoán; vay mua nhà/mua ô tô; hỗ trợ tài chính du học… Với ưu thế vượt trội về công nghệ hiện đại của ngân hàng Tiên Phong, sự chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên trong khối, Tiên Phong Bank cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm tiện lợi với nhiều tính năng ưu việt, sự hài lòng và thỏa mãn khi giao dịch tại Ngân hàng Với nhu cầu của thị trường, dự kiến đây sẽ là Khối kinh doanh phát triển nhanh nhất Đây la khu vực phát triển sôi động nhất ngân hàng và là nơi thu hút đông đảo các bạn trẻ những người

ưa thích sự năng động và sáng tạo

Khối Ngân hàng Doanh nghiệp và Định chế là khối phục vụ và đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tốt nhất cho tất cả các nhu cầu của doanh nghiệp Đây sẽ là một trong những khối mang lại doanh thu lớn nhất cho ngân hàng với môi trường làm việc hết sức cạnh tranh và có nhiều cơ hội tốt để học hỏi và phát triển nhanh Trong khối chia ra thành cácphòng ban chức năng khác nhau: Ban khách hàng doanh nghiệp; Ban định chế tài chính;Ban quản lý tín dụng và Phòng nghiên cứu phát triển Khối tài chính doanh nghiệp đangcó mục tiêu xây dựng và phát triển Khối ngân hàng doanh nghiệp thành một khối vững mạnh

Hoạt động với cách tiếp cận của ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp, Khối thị trường vốn có chức năng kinh doanh trên các thị trường ngoại hối, tiền tệ, chứng khoán trong nước và quốc tế thông qua các hoạt động tư doanh; tư vấn và giúp các khách hàng tiếp cận các nguồn vốn ngoài kênh ngân hàng doanh nghiệp (như trái phiếu, cổ phiếu, tín dụng cơ cấu vv) Ngoài ra khối thị trường vốn cũng là khối chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản của toàn ngân hàng thông qua hoạt động của mình trên thị trường tiên tê

̣.Các phòng trong khối gồm có: phòng nguồn vốn và tự doanh (Sales & Trading

Department), phòng Ngân hàng đầu tư (Investment Bank Department), phòng Phân tích thị trường và Doanh nghiệp (Economic Research & Analyst Department) Nhân viên của khối thị trường vốn cần có kiến thức kinh tế vĩ mô vững chắc, đầu óc phân tích nhanh nhạy, khả năng tổng hợp cao cộng với tâm lý vững mới có thể tìm được các cơ hội kinh doanh trong mọi thời điểm của thị trường Thị trường tài chính biến động theo từng giây, từng phút làm cho guồng quay công việc trở nên áp lực nặng nề nhưng cũng nhiều thử thách và cơ hội

Trang 10

Trung tâm dịch vụ khách hàng là một bộ phận lớn, được đầu tư mạnh mẽ của ngân hàng Tiên Phong, thực hiện hai nhiệm vụ chính là: cung cấp Dịch vụ khách hàng tại quầy và Dịch vụ đường dây điện thoại nóng (hotline) Với thế mạnh từ công nghệ, các dịch vụ khách hàng tại đây luôn đảm bảo thực hiện một giao dịch với chất lượng cao

và thời gian nhanh chóng Nơi đây phù hợp cho các bạn trẻ muốn học hỏi nhanh chóng nhiều kỹ năng đa dạng như giao tiếp, thuyết pụhc, tổ chức, bán hàng và xử lý vấn đề Ngoài ra, những bạn trẻ ưu thích thử thách cũng có nhiều cơ hội thăng tiến như trở thành kiểm soát viên, trưởng nhóm, phụ trách phòng giao dịch, hay kinh doanh dịch vụ tài chính cá nhân Có thể nói, Trung tâm dịch vụ khách hàng là môi trường lý tưởng để trưởng thành nhanh chóng và có những bước phát triển trong sự nghiệp, như cơ hội để trở thành Kiểm soát viên, Trưởng nhóm, Phụ trách phòng giao dịch hay chuyển sang bộ phận Kinh doanh Dịch vụ Tài chính cá nhân

Đảm nhận vai trò là trung gian tài chính, Trung tâm Thanh toán Tập trung là trái tim của Ngân hàng, với nhiệm vụ lưu thông, luân chuyển luồng tiền của Ngân hàng cũng như của khách hàng thông qua các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tê

́.Phương châm của trung tâm là : “Nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả và mức độ hài lòng cao nhất của khách hàng” Trung tâm thanh toán tập trung là nơi làm việc có môi trường chuyên nghiệp, nghiêm túc, đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong quản lý Nhân viên cần có kinh nghiệm về các nghiệp vụ thanh toán với các tiêu chuẩn trong nước và các chuẩn mực quốc tế Tại Trung tâm Thanh toán Tập tủng, nhân viên phải tiếp cận các nghiệp vụ đa dạng khác của ngân hàng

Ban điều hành ngân hàng Tiên Phong nhận thức sâu sắc “Chính sự thành công của mỗi cá nhân Tiên Phong Banker sẽ tạo nên sự thành công chung của Tiên Phong Bank, sự trưởng thành và phát triển khiến Tiên Phong Bank phát triển và lớn mạnh Tài sản lớn nhất của Tiên Phong Bank là con người” Nhiệm vụ của khối này là thu hút được hiền, tài về với Tiên Phong Bank, tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp nhưng than thiện và cởi mở để mỗi Tiên Phong Banker đều có cơ hội tỏa sáng Khối quản trị nguồn lực hỗ trợ cho toàn thể nhân viên công ty tất cả các vấn đề liên quan đến con người, đồng thời là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên Những công việc mà một người làm công tác quản trị nguồn lực phải đảm nhiệm có thể kể đến như: tuyển dụng, đào tạo, chế độ lương thưởng, đánh giá tạo động lực cho nhân viên,… hay cá

Trang 11

công việc mang tính chất vĩ mô hơn như lập các kế hoạch mang tính chiến lược cho sự phát triển của công ty.

Nhiệm vụ của Khối phát triển mạng lưới là vươn rộng và xa để gần với khách hàng của Ngân hàng nhất Ngoài hệ thống các Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Kiốt, điểm giao dịch nơi các nhân viên của Ngân hàng có thể trực tiếp phục vụ khách hàng, với mục tiêu tạo sự tiện lợi, gần gũi và than thiết với khách hàng thông qua mạng lưới các đối tác của mình và các kênh điện tử, di động Khối Phát triển mạng lưới gồm 2 phòng:

- Phòng Thiết kế và xây dựng cơ bản có chức năng mở rộng sự hiện diện của ngân hàng FPT thông qua các chi nhánh, kiốt và các điểm giao dịch

- Phòng phát triển mạng lưới và đối tác chịu trách nhiệm đẩy mạnh sự hợp tác, liên minhgiữa ngân hàng FPT và các đối tác chiến lược khác như: các tổ chức thẻ quốc tế, các công ty kiều hối, mạng lưới Liên danh thẻ… Nơi đây tập trung những nhân viên trẻ tuổi,nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc, có khả năng làm việc độc lập thì đây chính là nơi phù hợp Công việc tại đây cho nhân viên cơ hội giao tiếp và gặp gỡ nhiều, có cơ hộinâng cao kỹ năng lên kế hoạch, đàm phán thuyết phục đối tác

Phòng PR/Marketing là nơi quy tụ của những ý tưởng sáng tạo Nhân viên trong phòng luôn nhiệt tình trong công việc và sôi nổi tại tất cả các hoạt động của ngân hàng Phòng PR/Marketing phụ trách công việc Marketinh và truyền thông

Nhằm đảm bảo minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng và chính xác việc thẩm định tài sản bảo đảm phục vụ cho các khoản cho vay, bảo lãnh và đầu tư của Ngân hàng, phòng Thẩm định tài sản độc lập cam kết thực hiện tốt các công việc chính sau:

- Xây dựng, triển khai quy trình, và các hướng dẫn liên quan đến công tác thẩm định tài sản trong toàn hệ thống FPT Bank

- Giảm sát tốt việc tuân thủ quy trình, tuân thủ các quy tắc đạo đức chuyên môn, tuân thủ việc đáp ứng trình độ chuyên môn thẩm định giá khi thẩm định tài sản

Phòng hành chính tổng hợp là phòng có chức năng thực hiện các nhiệm vụ quản trị hành chính như: Quản lý văn thư, lễ tân, mua sắm và quản lý tài sản, đảm bảo an ninh, môi trường công sở… Phòng Hành chính tổng hợp luôn hết lòng tạo dựng một

Trang 12

phong cách Hành chính chuyên nghiệp, chu đáo và tận tâm Nhân viên phòng Hành chính tổng hợp học tập và trưởng thành qua những công việc đa dạng, rèn luyện mình với những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống như: kỹ năng ứng xử, giao tiếp, kỹ năng sắp xếp và bố trí công việc.

Trung tâm thẻ và ngân hàng điện tử tự hào là nơi phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như các sản phẩm về thanh toán, dịch vụ ngân hàng thông qua mạng Internet, điện thoại di động… Đây là một môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và có cơ hội được đào tạo bởi những chuyên gia tài chính ngân hàng hàng đầu trong nước cũng như của các tổ chức thẻ quốc tế Với khẩu hiệu: “All at your finger”, hãy cùng hòa mình và phát triển cùng công nghệ mới, sản phẩm mới với Trung tâm thẻ và ngân hàng điện tử

Đây là một trung tâm đặc biệt xuất hiện trong hệ thống Tiên Phong Bank, tạo nên

sự khác biết giữa một ngân hàng trực thuộc FPT với các ngân hàng thương mạikhác.Trung tâm IT là một phần quan trọng, không thể thiếu của ngân hàng Tiên Phong.Với nhiệm vụ duy trì hệ thống chạy ổn định an toàn và hiệu quả, phát triển nhanh cácsản phẩm mang tính công nghệ cao để đem đến cho khách hàng những sản phẩm tiệních; tư vấn cho ban điều hành những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin,… trungtâm IT của ngân hàng Tiên Phong tuyên dụng nhứng nhân tài trong lĩnh vực IT và cómong muốn làm việc trong môi trường tài chính ngân hàng sôi động

Những công việc thường xuyên của phòng kế toán tổng hợp như kế toán thanhtoán nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán thuế…Điều đặc biệt tại ban kế toán và tài chínhTiên Phong Bank là môi trường làm việc thân thiện, cởi mởi, cùng những con ngườithân thiện đã làm nên bản sắc của ngân hàng

Để hoạt động của ngân hàng luôn phát triển và an toàn thì một hệ thống kiểm trakiểm soát nội bộ và hệ thống quản trị hoạt đông hiệu quả là một yếu tố quan trọng.Nhiệm vụ chính của ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ và Quản lý chất lượng tại ngân hàngTiên Phong là xây dựng các chính sách, chế độ, đảm bảo toàn bộ hoạt động của ngânhàng Tiên Phong đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và kiểm tra, giám sát các hoạt độngnội bộ để sự vận hành của ngân hàng Tiên Phong luôn trơn tru, đạt hiệu quả và an toàn.Để đảm bảo cho tất cả các hoạt động của một ngân hàng được diễn ra, vai trò của

Trang 13

ban pháp chế là rất quan trọng Những nhiệm vụ chính của ban pháp chế là: chịu tráchnhiệm tư vấn về mặt pháp lý cho toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng FPT nhằm đảmbảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao và đúng pháp luật;

dự đoán dự báo những thay đổi trong môi trường vĩ mô, pháp lý để giảm thiểu những rủi

ro cho ngân hàng Nhân viên cần nắm bắt các hoạt động ngân hàng dưới góc độ pháp lý,trang bị một tư duy làm luật khoa học, trang bị thêm nhiều kỹ năng khác bên cạnh hiểubiết và trình độ pháp lý bao quát vĩ mô

2.2 Ngành nghề kinh doanh

Ngân hàng Tiên Phong kinh doanh trong ngành tài chính với các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư tài chính, thanh toán và kinh doanh ngoại hối, cụ thể như sau:

Tiên Phong Bank huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác; cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam; hùn vốn, lien doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành; kinh doanh ngoại hối; dịch vụ Thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế; cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế dưới nhiều hình thức; huy động vốn từ nước ngoài

3.Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

3.1.Sản phẩm và thị trường

Sản phẩm của Tiên Phong Bank cung cấp mang đặc thù của một ngân hàng thươngmại đó chính là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Các sản phẩm dịch vụ chính của Tiên Phong Bank gồm có:

Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân: Tiên Phong bank cung cấp cácdịch vụ cho khách hàng cá nhân một cách toàn diện, bao gồm dịch vụ tài khoản, tiết

Trang 14

kiệm, cho vay, kiều hối … với khả năng sử dụng linh hoạt, thích hợp với các nhu cầu vềđiều kiện khác nhau của từng khách hàng.

Sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp: Các khách hàng doanhnghiệp lớn, vừa và nhỏ, kinh doanh cá thể được cung cấp những dịch vụ dành riêng chonhu cầu đặc thù của từng loại hình, với những gói dịch vụ nâng cao hiệu quả kinh doanhcho doanh nghiệp như thu/ chi tiền hộ, thực hiện giao dịch tại văn phòng khách hàng,giao dịch qua internet vào bất kỳ thời gian nào

Thị trường vốn: Nhắm tới sự phát triển vững chắc cho Ngân hàng thông qua việcđầu tư vào giao dịch ngoại hối, tiền tệ, chứng khoán và các sản phẩm phát sinh

Đặc biệt Tiên Phong Bank đi đầu trong việc phát triển dịch vụ với các hệ thốngtiên tiến trên thế giới

Internet Banking: Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng, khách hàng có thể sửdụng dịch vụ ngân hàng 24/7, chuyển tiền đến tất cả các ngân hàng trên toàn quốc (1750chi nhánh), truy vấn thông tin tài khoản, thanh toán hóa đơn ADSL của FPT Telecom.Giao dịch an toàn với cơ chế bảo mật cao và chi phí thấp

Mobile Banking: Với chiếc điện thoại di động trên tay, khách hàng có thể truy vấnthông tin tài khoản, chuyển khoản trong cùng hệ thống Tiên Phong Bank Khách hàngcòn nhận được thông báo SMS miễn phí ngay khi có phát sinh giao dịch

Thẻ: Với thẻ thanh toán nội địa của Tiên Phong Bank, khách hàng có thể chuyểnkhoản trong hệ thống Tiên Phong Bank, truy vấn thông tin tài khoản, rút tiền miễn phítại hơn 3500 cây ATM của mạng Smartlink trên toàn quốc

Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung - cầu về vốn và được phân thành

2 loại: thị trường vốn ngắn hạn (thị trường tiền tệ) và thị trường vốn dài hạn

Thị trường vốn ngắn hạn, hay còn gọi là thị trường tiền tệ, là các hoạt động vềcung- cầu vốn ngắn hạn (dưới một năm) diễn ra chủ yếu thông qua các hoạt động của

hệ thống ngân hàng các cấp

Thị trường vốn dài hạn là nơi diễn ra các hoạt động về cung - cầu vốn dài hạn choChính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình Thị trường vốn dài hạn bao gồm thị trường vaynợ dài hạn và thị trường chứng khoán

Nhìn chung, thị trường tài chính dù ngắn hạn hay dài hạn, đều ngày càng mang

Trang 15

tính mở và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại cả ở cấp quốcgia, cũng như quốc tế Chúng tạo ra các kênh và công cụ huy động vốn cho đầu tư pháttriển từ các nguồn trong và ngoài nước, từ doanh nghiệp và trong dân; cung cấp cho cácnhà đầu tư những cơ hội và hình thức đầu tư đa dạng, phù hợp; làm tăng khả năng thanhkhoản của các công cụ tài chính và giúp đánh giá xác thực hơn giá trị của doanh nghiệp

và nền kinh tế; đồng thời giúp thực hiện hiệu quả hơn các chính sách kinh tế vĩ mô theohướng thị trường mở

Thị trường tài chính Việt Nam được hình thành trong thời kỳ đổi mới, ngày cànggia tăng về quy mô; đồng bộ về cơ cấu, hiện đại hơn về công nghệ, nghiệp vụ và cũngngày càng khẳng định đậm nét hơn vị thế không thể thiếu được trong tổng thể nền kinh

tế thị trường, đặc biệt trong tạo động lực định hướng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cả hiện tại lẫn tương lai Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan

-và chủ quan, xét về tổng thể, thị trường tài chính Việt Nam hiện nay nổi lên một số đặcđiểm sau:

Thứ nhất, thị trường tài chính chưa phát triển đồng bộ về cơ cấu, chưa đồng đều

về trình độ giữa các bộ phận hợp thành

Có thể nói, ở nước ta cho đến nay, dường như còn chưa có thị trường tài chínhthực sự với đầy đủ hình hài, bộ phận cần có như thị trường tài chính ở các nước khu vựccó nền kinh tế thị trường phát triển Các hoạt động trên thị trường tài chính ở nước tamới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn, chưa nhiều các hoạt động trên thị trườngvốn dài hạn Hơn nữa, trong thị trường vốn ngắn hạn cũng chủ yếu mới tập trung ở một

số hoạt động huy động và cho vay tín dụng thông thường của các ngân hàng thươngmại nhà nước, còn ở thị trường vốn dài hạn mới tập trung ở các hoạt động vay nợ dàihạn của Chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước Thị trường chứng khoán - một địnhchế tài chính tiên tiến, thước đo trình độ phát triển thị trường của một quốc gia, một hìnhthức tổ chức trực tiếp giữa người có cung - cầu vốn, không có trung gian tài chính, mộtthị trường liên tục, gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo - thì hầu như chưa hình thànhvới tư cách một thị trường, cũng như chưa được mở rộng trên cả nước Cho đến nay,mới chỉ có 1 trung tâm giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh, với 21 công

ty niêm yết với tổng giá trị cổ phiếu tương đương 130 triệu USD, tức chưa đến 2% GDP

cả nước năm 2002 Tổng cộng mới có 11 công ty chứng khoán, 6 công ty kiểm toán, 3

Trang 16

ngân hàng lưu ký nước ngoài được thừa nhận về tư cách pháp lý phục vụ cho 21 công tyniêm yết nói trên và 13000 tài khoản đầu tư thống kê được tại các công ty chứng khoán

và chỉ khoảng 1/4 số tài khoản này là hoạt động thực sự (trong đó tài khoản của các nhàđầu tư nước ngoài và nhà đầu tư có tổ chức rất ít) Đó là chưa kể chỉ số chứng khoánViệt Nam (VN Index) hiện đã giảm còn chừng 1/3 so với đỉnh điểm (khoảng 150 điểmvào giữa tháng 7/2003 so với 571 điểm ngay 25/6/2001)

Thứ hai, quy mô thị trường còn nhỏ, các hàng hóa và dịch vụ tài chính còn nghèonàn, đơn giản và tính chuyên nghiệp chưa cao

Mặc dầu còn thiếu số liệu đầy đủ để đánh giá tổng quát quy mô thị trường tài chínhcủa nước ta cả về tổng thể, cũng như từng bộ phận, song có thể cảm nhận thấy sự khiêmtốn của chúng qua số lượng và quy mô vốn điều lệ, cũng như khả năng thanh toán củacác ngân hàng, công ty tài chính và các cơ sở kinh doanh khác đang hoạt động trong lĩnhvực tài chính Hiện tại, trên địa bàn thủ đô Hà Nội - trung tâm tài chính hàng đầu của cảnước - có 113 các tổ chức tài chính, tín dụng hoạt động, bao gồm 67 ngân hàng và chinhánh ngân hàng, 2 công ty tài chính, 6 công ty cho thuê tài chính, 9 công ty chứngkhoán, 9 quỹ tín dụng nhân dân và 5 quỹ tài chính Nhà nước Các ngân hàng và công tybảo hiểm quốc doanh lớn nhất nước ta cũng mới chỉ cung cấp chừng 60 sản phẩm dịch

vụ cho các khách hàng so với từ 200 - 600 sản phẩm dịch vụ hết sức đa dạng và linhhoạt của các ngân hàng và công ty bảo hiểm trung bình ở các nước phát triển trên thếgiới Đa số dân cư và phần lớn các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước còn nằmngoài "vùng phủ sóng" của các dịch vụ thị trường tài chính; nhiều doanh nghiệp đangkhát vốn kinh doanh, trong khi thiếu cơ chế và công cụ hiệu quả khai thông nguồn vốn

"chết" trong dân, trong các ngân hàng Tính chuyên nghiệp và năng động của cácnhân viên và cơ sở kinh doanh tín dụng "đen" hoặc tư nhân ở góc độ nào đó đang tỏ rahiệu quả hơn so với các cơ sở tín dụng quốc doanh

Thứ ba, thị trường tài chính còn tập trung vào "sân chơi" và đối tác thuộc khu vựckinh tế nhà nước, chưa có sư liên thông và mở rộng trong cả nước cũng như với nướcngoài

Có thể nhận thấy trong bức tranh chung hoạt động của thị trường tài chính ở nước

ta, các điểm sáng và đầu mối cung - cầu lớn nhất, các công cụ tài chính quan trọng nhất,dường như đều tập trung trong sân chơi giữa các đối tác thuộc khu vực kinh tế nhà nước

Trang 17

với nhau hoặc huy động vốn từ xã hội, nhưng lại đầu tư cho khu vực kinh tế này, và ướctính có lẽ chiếm không dưới 80% tổng giá trị các giao dịch hiện hành trên thị trường tàichính nước ta.

Các ngân hàng, cơ sở kinh doanh tài chính tư nhân và các đối tượng vay vốn tưnhân còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân ở nước ta đang gặpkhó khăn trong tiếp cận các dịch vụ tài chính - ngân hàng do thiếu tài sản thế chấp, thiếu

dự án kinh doanh "khả thi", thiếu thông tin cần thiết, thiếu sự thấu hiểu và tận tụy củangân hàng hoặc đơn giản chỉ là do chưa quen vì chưa từng được hưởng các dịch vụ tàichính này

Thứ tư, thị trường tài chính hoạt động chưa mang tính thị trường cao và chưa gắnđồng bộ với các thị trường khác trong nền kinh tế

Rất nhiều ngân hàng, công ty tài chính vẫn còn mang dáng dấp và phong cách kinhdoanh của thời bao cấp Hơn nữa, do còn một số bất cập trong khung pháp lý về hoạtđộng, do tập trung vào các đối tác thuộc khu vực kinh tế nhà nước, nên các nguyên tắckinh doanh thị trường nhiều khi được thực hiện một cách ước lệ, hình thức Dòng vốnxã hội, thông qua thị trường, vẫn chưa được thực sự chảy đến những nơi cần đến và tuântheo tín hiệu, nguyên tắc thị trường Tính cạnh tranh thị trường giữa các ngân hàng mớiđựoc khởi động gần đây, từ khi Ngân hàng nhà nước áp dụng chế độ lãi suất cơ bản vàbãi bỏ kiểm soát lãi suất Nợ quá hạn, khó đòi của nhiều ngân hàng còn cao do ngânhàng chịu sức ép "cho vay chính sách", còn các đối tác được vay thì sẵn tâm lý xin hỗtrợ chính sách càng nhiều càng tốt

Hơn nữa, thị trường tài chính dường như còn hoạt động một cách đơn độc, thiếugắn kết đồng bộ với nhiều thị trường và các hoạt động kinh tế - xã hội lớn khác Chẳnghạn, thị trường chứng khoán còn thờ ơ với quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước; hoặc thị trường tiền tệ trong nước còn khá "lãnh đạm" với thị trường tài chínhquốc tế Những rủi ro phi thị trường còn lớn đối với các hoạt động kinh doanh trên thịtrường tài chính, nhất là thị trường chứng khoán (do thông tin cổ phiếu thiếu về sốlượng, không đảm bảo về chất lượng hoặc không kịp thời )

Thứ năm, thị trường tài chính đang từng bước được xây dựng, củng cố và pháttriển phù hợp quá trình chuyển đổi cơ chế và đáp ứng các cam kết hội nhập và thông lệquốc tế

Trang 18

Đây đã, đang và sẽ còn là đặc điểm lớn nhất bao trùm, xuyên suốt, chi phối và địnhhướng toàn bộ qua trình vận động của thị trường tài chính Việt Nam Cùng với sựchuyển biến về nhận thức và sự hoàn thiện cơ chế thị trường mở nói chung, hệ thốngpháp lý kinh tế nói riêng, thị trường tài chính Việt Nam sẽ ngày càng được củng cố vàphát triển vững chắc, an toàn và hiệu quả hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu Các bộ phận thịtrường trong hệ thống thị trường tài chính sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô, tăng thêm cáccông cụ, dịch vụ chuyên nghiệp, phân nhánh chi tiết và rõ nét hơn các bộ phận thịtrường chuyên biệt (ví dụ, thị trường cổ phiếu doanh nghiệp sẽ phân thành thị trường cổphiếu của nhóm doanh nghiệp cơ khí, nhóm doanh nghiệp may mặc, nhóm doanhnghiệp giầy, ) Kiến thức, tâm lý và thông tin về thị trường tài chính sẽ được củng cố,cải thiện cả về phía bên cung lẫn bên cầu, cũng như bên trung gian và toàn xã hội, tạothuận lợi cho hoạt động của thị trường tài chính Đặc biệt, thị trường tài chính Việt Namsẽ ngày càng được kết nối đồng bộ với các thị trường khác trong nền kinh tế, được liênthông với thị trường tài chính quốc tế và thu hút ngày càng rộng rãi hơn và phục vụngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn mọi thành viên, đối tác và các hoạt động kinh tế -xã hội đất nước.

3.2.Công nghệ

Tiên Phong Bank ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất và phù hợp với xu thếhiện nay trong nước và thế giới Đó là những dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với nhucầu của nền kinh tế trong điều kiện bùng nỗ thông tin như các dịch vụ: Phonebankinggiao dịch ngân hàng qua điện thoại với tiện ích để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, hỏithông tin về lãi suất và tỷ giá hối đoái Internetbanking giao dịch ngân hàng trên Internet

là một cách thức tiện lợi và an toàn, đi kèm với việc sử dụng Internet ngày càng gia tăngthì càng có nhiều ngân hàng sử dụng các trang Web để cung cấp sản phẩm và dịch vụcủa mình hoặc tăng cường giao tiếp với khách hàng Mobibanking giao dịch ngân hàng

di động Ngày nay, ở hầu hết các các nước thị trường đang phát triển nhanh, người ta sẽsử dụng điện thoại di động nhiều hơn điện thoại cố định Tất nhiên để các dịch vụ nàyphát triển thì phải trên nển tảng công nghệ tiên tiến

Ngoài ra còn có dịch vụ “ngân hàng trực tuyến” với những tiện ích vượt trội,khách hàng có thể mở tài khoản ở một nơi nhưng thực hiện giao dịch ở bất kỳ chi nhánh

Trang 19

nào thuộc hệ thống ngân hàng Tiên Phong Bank trên toàn quốc Với những tiện ích đóđược khai thác áp dụng cho toàn bộ các sản phẩm chuyển tiền, tiền gửi, tiền vay, đầu tưdài hạn vào giấy tờ có giá Đây là những dịch vụ tiên tiến đã được được đánh giá là hệthống an toàn về chất lượng cung ứng dịch vụ, tiện lợi trong giao dịch, hiệu quả trongkinh doanh, kinh tế trong đầu tư trong lĩnh vực công nghệ Dịch vụ “ngân hàng trựctuyến” là tiền đề cho sự phát triển của các dịch vụ thẻ hiện đang được phát triển ở thịtrường Việt Nam Ngân hàng Tiên Phong cung cấp và hỗ trợ khách hàng sử dụng cácphương tiện thanh toán điện tử như thẻ thông minh (Smart card), máy ATM, máy POSv.v

Sắp tới đây, sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là hạng mục mới mà ngân hàngTiên Phong đưa vào ứng dụng.Là mốc đầu tiên đánh dấu sự phát triển về công nghệ với

hệ thống thông tin tích hợp và tập trung, đã chính thức được đưa vào sử dụng ở một sốngân hàng thương mại, đóng một vai trò quan trọng cho phép ngân hàng thương mạiứng dụng và triển khai các sản phẩm bán lẻ trên nền tảng công nghệ hiện đại Hàng loạttiện ích đã được đưa vào sử dụng như chuyển tiền tự động có chu kỳ linh hoạt hơn vớinhiều tính năng bổ trợ; chức năng đầu tư tự động cho phép khách hàng thanh toán lãi,gốc tiền vay toàn phần và từng phần; chức năng khoanh giữ tài khoản cho nhiều mụcđích khác nhau, khách hàng không phải mở tài khoản ký quỹ; quản lý hạn mức tiền vayvới tiện ích tạo hạn mức tiền vay cho không chỉ hệ thống ngân hàng bán lẻ mà còn chotất cả các sản phẩm khác có sử dụng hạn mức như tài trợ thương mại, kinh doanh vốn

3.3.Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực ngành ngân hàng nói riêng và ngân hàng Tiên Phong nói chungđang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng Có thể chỉ ra một số những hạn chế vàthiếu sót lớn của các nhân viên chuyên ngành tài chính ngân hàng:

Khả năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết; kỹ năng làm việc theonhóm; kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ứng xử…: Đây là các kỹ năng quan trọng trong quátrình làm việc ở nhiều vị trí trong ngân hàng Đa số các tân cử nhân vào làm việc trongngân hàng được bố trí là cán bộ quan hệ khách hàng, các giao dịch viên, những cán bộnày thực hiện nhiệm vụ bán các sản phẩm/ dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Nhưng

Trang 20

bán cho ai? Bán như thế nào? Làm thế nào để khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụcủa ngân hàng mình mà không chạy đến ngân hàng khác…đều là những vấn đề rất bỡngỡ với tân cử nhân.

Do không được tiếp cận với thực tế, không ít tân cử nhân vào vị trí công việckhông biết bắt đầu từ đâu, các thao tác rất lúng túng, hiệu năng công việc không cao, ởmột chừng mục nhất định đã hạn chế tính năng động sáng tạo trong công việc đượcđược giao

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu nắm bắt thông tin và xử lý thông tinngày càng bức thiết Một trong những kênh cung cấp thông tin nhanh và đa dạng chính

là Internet Muốn “lướt” tin trên các trang tin nhanh chóng thì đòi hỏi tiếng anh khôngchỉ dừng lại ở mức cơ bản, tiếng anh giao tiếp, mà phải có được “vốn” tiếng anh để giúpđọc hiểu tin tức và thu thập thông tin thị trường Nhưng trên thực tế, không nhiều tân cửnhân đáp ứng được yêu cầu này khi tuyển dụng

Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính – ngân hàng, trong đó có

24 trường đại học với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm khoảng 11.000, và khoảng7.000 sinh viên ra trường mỗi năm của 16 trường cao đẳng Trong số này, rất ít sinhviên được các ngân hàng tuyển dụng Một điều tra mới đây của tổ chức chuyên nghiệpcho thấy cứ 25 đến 30 tân cử nhân xin việc, thì có 1 người nhận được việc làm Ngay cảvới tỷ lệ chọn lọc như vậy, nhưng các tân cử nhân này cũng rất ít thích nghi được ngay(nếu có thì mức độ rủi ro rất tác nghiệp cao) Vì thế, các tân cử nhân này ẫn cần ít nhấttừ 5 đến 8 tuần đào tạo cho từng vị trí mới có thể bắt tay vào công việc ở một số côngđoạn nhất định Như vậy, chất lượng đào tạo tân cử nhân của các Đại học/ Học viện còncó khoảng cách xa so với yêu cầu thực tế Kết quả khảo sát của Trung tâm đào tạo và tưvấn ngân hàng năm 2009 về trình độ và năng lực của tân cử nhân tài chính - ngân hàngViệt Nam cho thấy rõ vấn đề này:

Thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng như một ngành kinh doanh

Không ít tân cử nhân không rõ tầm quan trọng của khách hàng, không hiểu rõ rủi

ro luôn đi kèm với lợi nhuận

Thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyếtphục

Thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với

Trang 21

khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích.

Thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần

Phần II.Thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh

nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

1.Kết quả hoạt động kinh doanh

1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của chi nhánh ngày càng khởi sắc Lợi nhuận tăng dần từ năm 2008-2010 và giảm nhẹ trong năm 2011 Lợi nhuận năm 2009, 2010 lần lượt tăng gấp 5 lần, gấp 3,7 lần so với năm 2008 Doanh thu năm 2010 tăng hơn 20% so với năm

2008 và tăng gần 4% so với năm 2009 Từ đó có thể thấy được tình hình kinh doanh củachi nhánh đang tăng trưởng theo chiều hướng tốt

Trang 22

Nguồn:Tiên Phong Bank

1.2.Công tác huy động vốn

Để thực hiện nhiệm vụ cho vay, TPB luôn tìm phương hướng thích hợp cho côngtác huy động của mình nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế đểcó thể sử dụng nguồn vốn huy động này có hiệu quả nhất Với những nỗ lực đó, kết quả huy động vốn luôn tăng qua các năm

Tổng vốn huy động trong giai đoạn 2008-2011 luôn có sự tăng trưởng, đặc biệt có sự vượt trội trong năm 2009 tăng 150% so với năm 2008 và trong năm 2011 tăng 143% so với năm 2010 Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về huy động vốn bị chững lại trong năm 2009-2010, chỉ tăng 108% so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ vốn huy động tại địa phương/tổng vốn huy động trong gia đoạn 2008-2011 giao động từ 42% trong năm 2008 đến 63% trong năm 2010 Điều này cho thấy công táchuy động tại chỗ ngày càng khó khăn do sự góp mặt của nhiều NHTMCP Các

NHTMCP thường có ưu thế trong các cuộc chạy đua lãi suất; trong khi đó, chính sách lãi suất của chi nhánh đều do TPB quy định mức lãi suất huy động trần trong từng thời kỳ Tuy vậy, với sự phát triển và mở rộng các khu vực chi nhánh, thương hiệu TPB đã được khẳng định và có uy tín trên thế giới, nên lượng tiền vãng lai của các DN tăng lên đáng kể, góp phần trong việc phát triển nguồn vốn huy động các chi nhánh

Trang 23

Nguồn:Tiên Phong Bank

1.3.Công tác tín dung

Giai đoạn 2008- 2011 là giai đoạn hoạt động của TPB đã có những bước phát triển mang tính đột phá, đặc biệt là trong công tác tín dụng, biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

Dư nợ tín dụng tăng trưởng vao và ổn định, an toàn tín dụng được đảm bảo Doanh số cho vay năm 2009 tăng gần gấp 4 lần so với nưam 2008, dư nợ tín dụng tăng gần gấp 4 lần so với năm 2008

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm 2010 so với năm 2009 thấp Dư nợ đến 31/12/2010 đạt 4.413 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2009, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 3.321 tỷ đồng giảm nhẹ so với năm 2009 (giảm 6%); dư nợ trung dài hạn đạt 1.046

tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2009

Cơ cấu tín dụng đã thay đổi căn bản và tích cực trên nhiều phương diện Đầu tư tín dụng từ chỗ tập trung bổ sung vốn lưu động thiếu cho các DN đã chuyển mạng sang đầu tư trung và dài hạn hỗ trợ các DN đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ tăng khả năng cạnh tranh

Trang 24

Nguồn: Tiên Phong Bank

1.4.Hoạt động dịch vu

*Về thanh toán quốc tê

Thanh toán XNK và kinh doanh ngoại tệ năm 2008-2009 là những năm hoạt động kinh doanh XNK gặp nhiều khó khăn do việc XK các mặt hàng nông sản chủ lực gặp khó khăn, song công tác thanh toán quốc tế của TPB vẫn tăng Chi nhánh luôn giữ vững vị thế hàng đầu trong dịch vụ thanh toán quốc tế, chiếm trên 60% của các NHTM trên địa bàn tỉnh

Từ năm 2008-2011, doanh số NK thường cao nhỉnh hơn doanh số thanh toán XK.Doanh số thanh toán XNK không có sự chênh lệch lớn Nhìn chung TPB đã đảm bảo được nhu cầu ngoại tệ cần thiết cho nhu cầu XNK trên khu vực

Trang 25

Nguồn:Tiên Phong Bank

*Về kinh doanh ngoại tệ:

Hoạt động mua bán ngoại tệ tại chi nhánh ngày càng sôi động hơn Mới năm

2008, doanh số mua- bán chỉ có 128.729- 128.730 (nghìn USD) mà doanh số mua- bán trong hai năm 2009-2010 có sự gia tăng đáng kể (tăng gấp 3 lần) Tuy nhiên, một điều có thể nhìn thấy rõ ràng về hoạt động mua-bán ngoại tệ tại chi nhánh đảm bảo được tínhcân đối giữa mua và bán (doanh số mua-bán xấp xỉ nhau)

Hoạt động mua-bán ngoại tệ của chi nhánh chủ yếu thực hiện thông qua nghiệp

vụ Các nghiệp vụ khác trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa được phổ biến tại chi nhánh

Trang 26

Nguồn: Tiên Phong Bank

2.Thực trạng hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.1.Tình hình cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

*Cho vay theo ngành:

Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng dư nợ của TPB là 4.413 tỷ VNĐ, trong đó

dư nợ bằng ngoại tệ mà chủ yếu là USD là 2.199 tỷ quy ra VNĐ

Qua phản ánh số liệu phân tích, ngành thép là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ bằng USD lớn nhất tại chi nhánh khoảng 30% trên tổng dư nợ tính theo đồng USD, tiếp theo

là ngành cơ khí công nghiệp nặng và ngành dệt may- giầy dép

Trang 27

Nguồn: Tiên Phong Bank

Qua biểu đồ trên, đối tượng cho vay bằng đồng ngoại tệ tại TPB tương đối đa dạng ngành nghề, không có sự tập trung vốn quá mức vào bất kỳ một ngành nghề nào Điều này thể hiện một phần nào đó nhận định của TPB về chính sách cho vay đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng

*Cho vay theo thành phần kinh tê

Để thực hiện một cách triệt để hoạt động cho vay và tận dụng tối đa về nguồn thu, TPB áp dụng biểu lãi suất cho vay linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay cụ thể Trong đó, áp dụng lãi suất để khuyến khích các DN sản xuất hàng XK hơn là các DN sản xuất hàng tiêu thụ trong nước (chênh lệch lãi suất giữa hai đối tượng này là

0,2%/tháng đối với lãi suất cho vay VNĐ); cũng như thực hiện các chính sách tiền tệ của Nhà nước Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực TPB định hướng lại chính sách tín dụng theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, các DN vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các DNNN Đến thời điểm 31/12/2010, cơ cấu tín dụng đã thay đổi, các công ty có vốn đầu tư nước ngoàichiếm gần 60,1% tổng dư nợ, các DNNN đã giảm còn 12,7%, trong đó ở khu vực đầu tưnước ngoài, dư nợ cho vay bằng USD là 1.759 tỷ quy VNĐ chiếm 80% tổng dư nợ của khu vực; dư nợ cho vay bằng USD cao đứng thứ hai là ở khu vực Công ty cổ phần,

Trang 28

Công ty trách nhiệm hữu hạn tương đương 88 tỷ đồng chiếm 4% và còn tại khu vực còn lại có dư nợ cho vay ngoại tệ đạt 242 tỷ chiếm khoảng 11% so với tổng dư nợ vay ngoại

tệ của khu vực

*Nợ quá hạn

Nợ quá hạn ngắn hạn từ năm 2008-2009 đều giảm về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối Trong khi đó nợ quá hạn trung dài hạn lại tăng, do tăng nợ quá hạn có thời hạn 1 năm Nợ quá hạn trong giai đoạn này tập trung ở các DNNN và tư nhân các thể Nhìn tổng thể dư nợ quá hạn thì trong giai đoạn này đều giảm, cụ thể năm 2009 nợ quá hạn giảm 505 triệu đồng (giảm 52%) Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của TPB không lớn, nợ quá hạn chủ yếu là do năm trước để lại

Giai đoạn từ năm 2010-2011 nợ quá hạncó chiều hướng tăng lên, đồng thời cơ cấu nợ quá hạn chủ yếu đã chuyến sang khối các công ty TNHH, công ty cổ phần và tư nhân cá thể Cũng trong giai đoạn này, nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có tỷ

lệ cao hơn so với nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn

Riêng về khoản nợ khoanh trong giai đoạn 2008-2009 là khá cao (năm 2009 là 57

tỷ đồng) chủ yếu tập trung vào các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê, việc cho vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ thu mua tạm trữ cà phê vào niên vụ năm 2008 Nhưng dotình hình cà phê thế giới biến động bất lợi, nên được khoanh trong vòng 2 năm từ nguồn

Trang 29

vốn của Chính phủ Năm 2010, TPB đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý số nợ khoanh này Cho đến nay, TPB đã thu hồi được khoản nợ khoanh từ khách hàng.

Nợ quá hạn trong năm 2011 đã giảm xuống 3 lần so với năm 2010 Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ 2011 là 0,19%

Tóm lại: Như vậy giai đoạn 2008-2011 chất lượng tín dugnj của TPB nhìn chung

là lành mạnh và ổn định thể hiện qua:

- Nợ xấu giảm cả về tương đối lẫn tuyệt đối

- Những khoản nợ khoanh, nợ tồn đọng chủ yếu là dư nợ vay bằng đồng nội tệ

và đã được xử lý thu hồi với tỷ lệ cao

- Chất lượng tín dụng được đánh giá cao trong hệ thống TPB cũng như trên địa bàn

2.2.Các hình thức cho vay ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

2.2.1.Căn cứ vào thời gian cho vay

*Cho vay ngắn hạn:thời gian cho vay tối đa 12 tháng Mục đích cho vay là đáp ứng nhu cầu vốn luân chuyển thông qua hai phương thức cho vay như sau:

- Cho vay hạn mức: Phương thức này áp dụng đối với DN hoạt động có tính

chất thường xuyên lien tục, có nhu cầu NK nguyên liệu sản xuất hoặc có nguồn doanh thu bằng ngoại tệ Đối với khách hàng có quan hệ vay theo hạn mức tại TPB thì nguyên tắc, hàng năm khoản vay theo hạn mức này sẽ được đánh giá lại dựa trên tình hình thực

tế cùng lúc với việc xác định lại GHTD Hạn mức cho vay được xác định trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và được tuần hoàn vốn trong vòng 12 tháng; thời gian cho vay được xác định dựa vào vòng quay vốn lưu động bình quân Đối với khách hàng mới có đặt vấn đề vay vốn thì đôi khi NH cho vay từng lần trước để có thời gian đánh giá uy tín của khách hàng trong quá trình giao dịch tại NH

Trang 30

-Cho vay từng lần: Phương thức này được áp dụng đối với khách hàng có hoạt

động sản xuất kinh doanh mang tính thương vụ hoặc khi khách hàng có nhu cầu vay đột xuất, nằm ngoài hạn mức cho vay nhưng vẫn còn nằm trong GHTD đã được xét duyệt trong năm Căn cứ vào tính hiệu quả của từng phương án, vào mức độ tín nhiệm của khách hàng mà TPB chấp nhận cấp tín dụng cho vay từng lần

Nguồn: Tiên Phong Bank

Phân tích biểu đồ cho thấy dư nợ cho vay ngoại tệ USD tại TPB trong năm 2008 chưa phát sinh nhưng lớn dần qua các năm tiếp theo Dư nợ cho vay trong giai đoạn 2009-2011 lớn hơn dư nợ cho vay VNĐ Tuy nhiên đến hết quý II/2011, dư nợ cho vay VNĐ lại lớn hơn dư nợ cho vay USD do sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố như biến động của tỷ giá VNĐ/USD gây ra bởi chính sách điều hành TGHĐ của NHNN, nền kinh tế

Mỹ suy thoái,… và sự đi trước đón đầu thực hiện quyết định 09 của NHNN về quy định đối tượng được phép cho vay ngoại tệ đã bị hạn chế so với trước đây

Cho vay theo hạn mức và từng lần là hai hình thức cho vay phổ biến tại TPB, trong đó chủ yếu vấn là cho vay theo hạn mức Chỉ có một số DN hoạt động trong lĩnh

Trang 31

vực theo mùa vụ như chế biến nông sản XK, sản xuất bánh kẹo, nước giải khát thì mới phát sinh nhu cầu vay đột xuất (vay từng lần) nằm ngoài hạn mức Nhưng phần lớn các

DN này đều đã được NH cấp hạn mức cho vay đáp ứng nhu cầu vốn thường xuyên

*Cho vay vốn trung dài hạn: Thời gian cho vay trên 12 tháng Mục đích cho vay là đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư tài sản cố định mở rộng hoặc đầu tư dự án.

Nguồn: Tiên Phong Bank

Đối với lĩnh vực đầu tư vốn trung dài hạn của TPB trong thời gian qua chủ yếu là

dự án xây dựng như xây dựng nhà xưởng, kho bãi, dự án xây nhà, cơ sở hạ tầng KCN của các DN trong nước nên nhu cầu vay ngoại tệ không lơn, chỉ có một số ít DN mua sắm máy móc thiết bị nên phát sinh vay vốn ngoại tệ

Nói chung, TPB không đặt mục tiêu phát triển cho vay vốn trung dài hạn mà chủ yếu là cho vay lưu động vì khả năng thu hồi vốn nhanh và kiểm soát rủi ro tốt hơn

Trang 32

Nguồn:Tiên Phong Bank

2.2.2.Căn cứ vào đối tượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thực chất khi cho vay đói với DN XNK, NH đã đánh giá tổng thể tư cách pháp nhân của DN, tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ, đánh giá năng lực tài chính, phương án kinh doing,… Nếu thấy DN đáp ứng đầy đủ các điều kiện do NH đưa

ra, NH cấp cho DN một hạn mức cho vay hay hạn mức tài trợ thương mại Trên cơ sở hạn mức đã cấp,tùy từng nhu cầu sử dụng của DN mà NH chỉ cho phép DN sử dụng trong chừng mực hạn mức đó

- Cho vay đối với nhà XK: là khoản văn cung cấp trực tiếp cho nhà XK để chi trả

cho các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, thu mua, NK nguyên liệu và XK hàng hóa Thời hạn, lãi suất và điều kiện cho vay tùy thuộc vào nhu cầu thực tế là vốn lưu động hay vốn cố định, khả năng tài chính của nhà XK và hình thức thanh toán của hợp đồng XNK Khoản cho vay dành cho nhà XK được cung cấp dưới 2 hình thức trướckhi giao hàng và sau khi giao hàng

Cho vay trước khi giao hàng:Để có vốn cho sản xuất nhà XK cần được cung cấp

khoản vay trước khi giao hàng Thực chất đây là khoản vay bổ sung vốn lưu động để mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào và các chi phí khác để có thể sản xuất và thu mua dù hàng theo đơn đặt hàng Tại TPB, phổ biến là cho vay được đảm bảo dưới dạng

Trang 33

nhà XK chuyển nhượng quyền sở hưu đối với L/C và các chứng từ hàng hóa có giá trị thanh toán cho NH Thực tế hình thức cho vay này đối với DN tại TPB là không phổ biến.

Cho vay sau khi giao hàng:Là khoản tín dụng cấp cho nhà XK trong khoảng

thời gian kể từ sau khi giao hàng đến khi nhận được tiền thanh toán Tùy thuộc vào tính chất của bộ chứng từ, độ tín nhiệm của nhà XK, nhà XK cũng như điều khoản thanh toán, NH sẽ quyết định tài trợ hay không tài trợ Tại TPB, hình thức tài trợ phổ biến và chủ yếu là chiết khấu L/C có truy đòi: dư nợ chiết khấu L/C chiếm khoảng 1-2% so với tổng dư nợ ngắn hạn Tuy mức dư nợ này chiếm trọng thấp trong tổng dư nợ vay ngắn hạn nhưng chi nhánh rất quan tâm và khueyén khích DN sử dụng Vì thực tế đây là hình thức cho vay ứng trước bộ chứng từ được đẩm bảo nguồn thanh toán trong tương lai nênrủi ro thấp hơn so với hình thức cho vay đối với DN NK Đồng thời, thu hút DN thực hiện thanh toán XK qua NH nhằm đảm bảo nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ đối với DN NK

- Cho vay đối với nhà NK:là khoản vay dành cho các nhà NK mua nguyên liệu

từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước hoặc XK, hoặc đáp ứng nhu cầuvay ngoại tệ NK máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và sản phẩm Tại TPB hình thức cho vay ngoại tệ đối với nhà NK phổ biến là mở L/C miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một phần, chấp nhận hối phiếu, cho vay thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp của khách hàng

Hơn 90% dư nợ vay trung hạn bằng USD tại chi nhánh là cho vay nhập khẩu máymóc thiết bị Tuy nhiên, trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tại chi nhánh khó phân loại

cụ thể bao nhiêu là vay ngoại tệ thanh toán hàng NK và bao nhiêu là vay ngoại tệ bán lấy VNĐ thực hiện thanh toán trong nước Điều này là do chính sách mở rộng đối tượngcho vay ngoại tệ của NHNN từ trước năm 2007

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến cho vay ngoại tệ tại ngân hàng

TMCP Tiên Phong

2.3.1.Chính sách điều hành nền kinh tế của Nhà nước

Trang 34

Cho vay nói chung và cho vay ngoại tệ nói riêng là một hoạt động chịu nhiềuchi phối của các chính sách điều hành của nhà nƯớc, có thể kể đến một số chínhsách cụ thể như sau:

* Chính sách TGHĐ của NHNN:

Trong các năm từ 2001-2007, chính sách quản lý ngoại hối của NHNN ngày càng

cụ thể hơn Các văn bản pháp lý ra đời đáp ứng phần nào đòi hỏi của hoạt độngcho vay ngoại tệ tại các NHTM VN như pháp lệnh ngoại hối 2005, nghị định hướngdẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối 2005 của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày28/12/2006, thông tư hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD

số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008, …

Chính sách TGHĐ của VN trong thời gian trước năm 2005-2007 không có nhiềubiến đổi, tỷ giá VND/USD thường khá ổn định, biến động thấp Nếu so tháng 12 nămnay với tháng 12 năm trước thì năm 2004 tăng 0,4% so với năm 2003, năm 2005 tăng0,9% so với năm 2004, năm 2006 tăng 1% so với năm 2005, năm 2007 giảm 0,03%

so với năm 2006 - bình quân thời kỳ 2004 - 2007 tăng 0,57% NHNN thực hiện chínhsách TGHĐ linh hoạt có sự kiểm soát của nhà nước Đồng ngoại tệ sử dụng cho vaychủ yếu tại VCB ĐN là Đola Mỹ, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định nên DN đi vayvốn bằng tiền USD không phải lo nghĩ đến những biến động bất lợi của tỷ giá tại thờiđiểm trả nợ vay NH cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc lời/lỗ liên quan đến tỷgiá

Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tỷ giá VND/USD có sự biến động khác với cácnăm trước Tỷ giá biến động nhiều hơn so với các năm trước: TGHĐ giảm liên tụctrong 4 tháng đầu, tăng liên tục trong 2 tháng sau trong tháng 5, tháng 6 tăng đặcbiệt tháng 6 tăng cao Nếu trong 4 tháng đầu, người có USD muốn bán cũng rất khóbán, thì trong 2 tháng sau, đặc biệt là tháng 6, người muốn mua USD cũng rất khómua vì giá cao Vì vậy, trước những biến động mất giá của đồng USD so với VND,ảnh hưởng tiêu cực đến XK, NHNN vẫn tiếp tục hướng đến việc điều hành tỷ giá giữađồng VN với USD nói riêng và các ngoại tệ khác nói chúng căn cứ vào cung cầu thịtrường, với biên độ giao động +/-2% tăng so với biên độ tại thời điểm trước đó là +/-0,75%

Trang 35

Vì vậy, với chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, trong giai đoạn 2001- 2007, giá cả của đồng USD tương đối ổn định có tác động tích cực đến hoạt động cho vay USD tại VCB ĐN, thể hiện thông qua dư nợ cho vay ngoại tệ của VCB ĐN tăng trưởng

ổn định, năm sau tăng hơn năm trước Tốc độ tăng dư nợ USD bình quân trong giai đoạn 2001-2007 là 109% Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm 31/12/2007 có sự sút giảm so với 2006 chủ yếu là do sự tách chi nhánh trong nội bộ của VCB ĐN Tuy vậy, sự suy giảm dư nợ USD tại thời điểm 30/6/2008 so với thời điểm 31/12/2007 còn sự góp phần của nhiều yếu tố khác sẽ được trình bày tiếp theo dưới đây

* Chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ của nhà nước

Lạm phát của VN đột ngột tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 do dòng vốn nươc ngoài chảy vào tăng đột biến, từ đó buộc Ngân hàng Nhà nước phải đóng vai trò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông Nhưng lạm phát bùng lên trong năm nay có thể còn bắt nguồn từ mức chênh lêch giữa tăng trưởng GDP

và tăng cung tiền của Việt Nam đã ngày một dãn rộng trong vòng 3 năm qua Theo sốliệu thống kê tài chính quốc tế của Tổ chức tiền tệ quốc tế, trong khoảng thời gian 2năm rưỡi, tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%, còn mức cung tiền mặt cho lưu thông và tiền gửi ngân hàng đã tăng lên đến 110%

Trước những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô do tác động không nhỏ của tỷ lệ lạmphát cao vào cuối năm 2007, kéo dài qua các tháng đầu 2008 và càng bộc lộ nhữngnhược điểm về tính thanh khoản của các NHTM VN rõ hơn khi NHNN buộc các NHcó số dư vốn huy động tính đến ngày 31-1-2008 bằng VND từ 1.000 tỷ đồng trở lênsẽ phải chia nhau mua 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước VàTPB cũng nằm trong danh sách các NH phải mua tín phiếu bắt buộc của Nhà nước

Và với sự chỉ đạo trực tiếp của TPB, toàn bộ hệ thống TPB đều thực hiện nhiềubiện pháp hạn chế cho vay Mặc dù, ảnh hưởng trực tiếp đến cho vay đồng nội tệ làchủ yếu nhưng do đồng nội tệ bị mất giá làm cho người gửi tiền không muốn duy trìgửi kỳ hạn tại NH mà một số đã chuyển sang mua các tài sản khác như USD, vàng đểchờ cơ hội kiếm lời Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của TPB cả đồng

Trang 36

nội tệ lẫn đồng Dola Mỹ Vì vậy, bên cạnh hạn chế cho vay VND, TPB ĐN trong 6tháng đầu năm cũng thực hiện chỉ đạo hạn chế tăng dư nợ đối với USD Dư nợ cho vayngoại tệ đã giảm 15% so với thời điểm cuối năm 2010.

Hơn nữa, nền kinh tế đang trong giai đoạn bị lạm phát cao, DN cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn do hầu hết giá cả đầu vào đều tăng trong khi sức mua lại giảm và còn nhiều ảnh hưởng khác nữa Cho nên NH cho vay trong giai đoạn này cũng gặp nhiều rủi ro không thu hồi nợ

*Các quy định của NHNN về đối tượng cho vay ngoại tệ

- Trước khi có quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 (quyết định

09) quy định về đối tượng được phép vay ngoại tệ thì hoạt động cho vay ngoại tệ tại

các NHTM VN thực hiện theo quyết định số 966/2003/QĐ-NHNN ngày 22/8/2003

(quyết định 966)

Quyết định 09 (hiệu lực

Ngày đăng: 26/03/2015, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w