3.2.Một số tồn tạ

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 50)

- Mô hình tính điểm XHTD DN của TPB

3.2.Một số tồn tạ

3.2.1.Công tác huy động ngoại tệ còn nhiều hạn chế

Hình thức huy động ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu dừng lại ở các hình thức gửi có kỳ hạn, lãi suất bậc thang, thỉnh thoảng mới có chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ hoặc gửi trúng hưởng. Tuy nhiên, lãi suất huy động ngoại tệ của chi nhánh bị quy định bởi chính sách lãi suất của TPB nên lãi suất còn thiếu linh hoạt, giảm khả năng cạnh tranh so với các NHTMCP trên địa bàn. Do vậy, nguồn huy động ngoại tệ của chi nhánh còn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của TPB nên hoạt động cho vay ngoại tệ của chi nhánh kém linh hoạt và phụ thuộc vào nguồn cho vay của TPB đối với chi nhánh trong từng thời kỳ.

3.2.2.Các hình thức cho vaay còn đơn điệu

Hoạt động cho vay của TPB tập trung nhiều vào khối DN có vốn đầu tư nước ngoài mà chưa chú ý đến các DN vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực XNK.Trong thời gian qua, chi nhánh TPB đã bỏ qua một thị phần khá lớn, khá năng động mà các NHTMCP đang chiếm ưu thế.

Hoạt động cho vay chưa đa dạng về nghiệp vụ, chủ yếu cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, còn hạn chế cho vay vốn trung dài hạn đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đại bởi cho vay TDH rủi ro cao hơn.

Hình thức ưu đãi cho vay ngoại tệ thường vẫn là lãi suất, lãi suất cho vay ngoại tệ đối với DN có nguồn thu trả nợ bằng ngoại tệ thấp hơn so với trường hợp DN vay ngoại tệ trả nợ bằng VND. Tuy nhiên, các DN hiện nay, đặc biệt là DN có vốn đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ như nghiệp vụ thanh toán XNK phải đảm bảo thực hiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, thủ tục đơn giản và đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn khách hàng.

3.2.3.Quy trình cho vay còn một số vướng mắc

Quy trình tín dụng 90 tuy mới đi vào hoạt động gần hai năm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Do chính sách quản trị rủi ro chặt chẻ, P.QHKH đề xuất cấp tín dụng, P.QLRR thẩm định khoản vay dẫn đến thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng bị chậm lại so với trước khi áp dụng quy trình, thủ tục nhiều hơn, khách hàng phải cung cấp nhiều thông tin hơn. Đồng thời, trên thực tế P.QLRR vẫn tham gia tiếp xúc với khách hàng, khai thác thông tin từ khách hàng mà không thể khai thác thông tin độc lập từ những kênh thông tin khác nhƯ yêu cầu của quy trình. Điều này đã làm khách hàng hoan man, không biết cung cấp thông tin cho ai, cung cấp thông tin nhiều lần, gây mất thời gian cho khách hàng và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của cán bộ NH.

3.2.4.Công tác kiểm tra sử dung vốn vay và tài sản đảm bảo còn mang tính hình thức hình thức

Trong quá trình cho vay không thể thiếu khâu kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra sau khi khoản vay đã được giải ngân và kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo (nếu có). Tuy nhiên, công tác này của cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn mang tính hình thức, làm đối phó với các cuộc thanh tra, kiểm tra mà không phản ánh hết được tình hình sử dụng vốn vay của DN và không phát hiện kịp thời các dấu hiệu khó khăn để sớm báo cáo cho Ban Giám đốc. Do vậy, từ một công tác rất cần thiết trong hoạt động cho vay vô tình bị xem nhẹ.

Ngoài ra, đối với tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng cũng chỉ có thể theo dõi giá trị còn lại của tài sản dựa trên báo cáo theo sổ sách kế toán của DN, chứ chưa có cơ sở hay căn cứ nào đáng tin cậy để định giá độc lập. Đặc biệt đối với tài sản đảm bảo là hàng tồn kho, kho hàng, khoản phải thu, quyền đồi kho hiện vẫn chưa hoàn thiện quy trình từ khâu định giá đến việc theo dõi, quản lý đảm bảo khả năng thu hồi nợ an toàn cho NH.

3.2.5.Các công cu phòng chống rủi ro chưa triển khai tại chi nhánh

công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Vì vậy, trong thời gian biến động tỷ giá hối đoái vừa qua (6 tháng đầu năm 2008), nhiều DN vay ngoại tệ cũng như chi nhánh bị ảnh hưởng rất nhiều vì số tiền trả nợ cho NH từ tiền đồng VN phải lớn hơn tại thời điểm đi vay.

Lúc tỷ giá tăng, đồng VN mất giá thì DN XK không muốn bán, DN NK thì rất cần mua ngoại tệ dẫn đến NH cũng bị thiếu ngoại tệ để cho vay hay bán cho DN NK, thậm chí không cam kết mở L/C miễn ký quỹ cho DN mặc dù hạn mức vẫn còn đủ sử dụng. Ngược lại, lúc tỷ giá giảm, đồng VN lên giá thì DN XK bán gấp nguồn ngoại tệ thu về, còn nhà NK thì chần chừ chưa muốn mua, NHTM sợ lỗ không dám mua vào.

3.2.6.Thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng

Việc thu thập và xử lý thông tin của cán bộ tín dụng còn yếu, không thực sự nắm bắt chính xác về tình hình khách hàng và đặc biệt là tình hình thị trường, giá cả mặc hàng NK mà NH cho vay thu mua cũng nhƯ giá bán hàng của khách hàng. Đối với các NH nước ngoài, khi đánh giá, xác định khoản cấp tín dụng cho khách hàng họ thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kể cả nguồn do nước ngoài cung cấp hoặc thậm chí họ phải mua thông tin.Việc thẩm định cho vay của TPB còn dựa nhiều vào báo cáo tài chính, do vậy việc xác định nhu cầu vốn vay, thời gian cho vay thường không chính xác; tài sản thế thấp trở thành yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định cho vay. Trong khi đó, các NH nước ngoài thì xem tài sản thế chấp là thứ yếu trong việc ra quyết định tài trợ vì họ sử dụng hệ thống phân tích, đánh giá khách hàng tiến tiến, họ không chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính mà họ thường nhờ đến các cơ quan chuyên nghiệp như kiểm toán, định giá, … cùng tham gia thẩm định.

3.2.7.Trình độ một số nhân viên tín dung còn hạn chế về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật thức pháp luật

Hiện nay đội ngũ cán bộ trẻ tại TPB chiếm tỷ lệ cao mặc dù có trình độ chuyên môn (tốt nghiệp đại học trở lên) nhưng ít kinh nghiệm và thiếu sự gắng bó lâu dài.

Hiện tượng chảy máu chất xám từ các NHTM nhà nước qua các NHTMCP , NH nước ngoài đang trở thành vấn nạn đối với các NHTM nhà nước. Nhân viên thay đổi và thiếu kinh nghiệm ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm NH.

Đối tượng vay ngoại tệ tại TPB đa phần là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ của cán bộ quan hệ khách hàng còn quá nhiều hạn chế dẫn đến việc tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo cao cấp của DN có phần không thuận lợi, thông tin thiếu mạch lạc,…

Nhân viên còn thiếu kiến thức về pháp luật và sự hiểu biết các sản phẩm có liên quan như thanh toán quốc tế, kế toán,… Vì vậy, gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với khách hàng, chưa thật sự tư vấn đầy đủ cho khách hàng về các sản phẩm của NH.

3.2.8.Công tác tiếp thị chưa hiệu quả

Trong thời gian qua, ban lãnh đạo TPB tuy có quan tâm đến công tác marketing nhưng hoạt động marketing tại chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao. Nhân viên NH chưa chủ động tìm đến khách hàng, giới thiệu các dịch vụ NH.

Tại chi nhánh chưa có phòng marketing, chưa có đội ngũ chuyên làm công tác marketing, mà việc này vẫn do cán bộ P.QHKH đảm nhiệm. Trong khi đó, cán bộ QHKH chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, kỹ năng tiếp thị. Điều này gây khó khăn cho cán bộ QHKH, gây sao nhãn công tác tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động tiếp thị còn tản mạn, manh mún, thiếu chiến lược, kế hoạch thu hút, lôi kéo khách hàng cụ thể, rõ ràng trong chính sách chăm sóc khách hàng và ưu đãi khách hàng giao dịch với NH.

Ngoài ra, với quan điểm từ trước đến nay, hoạt động tín dụng luôn được xem trọng, mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NH mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro; vì vậy, cán bộ QHKH vẫn tập trung công tác tín dụng màư chưa chú trọng đến công tác marketing, công tác marketing chỉ thực hiện theo phong trào. Do vậy chưa đạt được kết quả cao.

4.Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Tiên Phong (Trang 50)