1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi nhánh Hà Nội

47 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 608,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng 1.1.1 Khái niệm: - Ngân hàng thương mại là tổ chứ

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Mặc dù bản thân em đã có nhiều cố gắng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứunhưng do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức lý luận cũng như hoạt động thực tiễn nênbáo cáo thực tập không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được

sự chỉ bảo cũng như ý kiến từ phía thầy cô giáo, cán bộ nhân viên của ngân hàng Ngânhàng thương mại cổ phần Đại Dương để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cám ơn đến toàn thể các thầy giáo cô giáo trường Cao ĐẳngCông Nghệ Bắc Hà đã tận tình dạy dỗ em trong suốt 4 năm học tập tại trường

Em xin chân thành cám ơn các anh chị trong phòng giao dịch Ngân hàng thươngmại cổ phần Đại Dương chi nhánh Cầu Giấy đã chỉ bảo tận tính, giúp đỡ em trongquá trình thực tập

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Đặng Đình Huấn người

đã tận tình hướng dẫn em trong quá suốt trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề

Em xin chân thành cám ơn

Sinh viên

Trần Hồng Trang

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng 3

1.1.1 Khái niệm: 3

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng: 4

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng: 6

1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 8

1.2.2.Các các tiêu thức để đo lường và đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại: 8

1.2.2.a.Các chỉ tiêu định tính: 8

1.2.2.b.Các nhân tố từ phía khách hàng: 9

1.2.2.c.Các nhân tố về môi trường kinh doanh: 10

1.2.3 Mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng và mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại: 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 13

2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 13

2.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của ngân hàng: 13

2.1.2 Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 17

2.1.2.a.Công tác huy động vốn: 17

2.1.2.b.Sử dụng vốn: 19

2.1.2.c.Hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế: 23

2.1.2.d Kết quả hoạt động kinh doanh: 24

2.2 Thực trang chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 24

2.2.1 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro 24

2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu: 25

2.2.3 Vòng quay vốn tín dụng: 27

2.3 Đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi

Trang 3

2.3.1 Những kết quả đạt được: 28

2.3.2 Những tồn tại: 29

2.3.3 Nguyên nhân: 30

2.3.3.a.Nguyên nhân chủ quan: 30

2.3.3.b.Nguyên nhân khách quan: 30

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 32

3.1 Định hướng kinh doanh năm 2013 của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương: 32

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương: 33

3.2.1 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng: 33

3.2.2 Thực hiện tốt chính sách khách hàng, tích cực tìm kiếm khách hàng: 35

3.2.3 Phân loại khách hàng: 36

3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng Ngân hàng: 38

3.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác: 39

3.3 Kiến nghị: 39

3.3.1 Đối với nhà nước và cấp chính quyền: 39

3.3.2 Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 41

3.3.3 Đối với Ngân hàng Thương mại và cổ phần Đại Dương 41

KẾT LUẬN 43

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NHTM Ngân Hàng Thương Mại

HĐTD Hợp đồng tín dụng

TDNH Tín dụng ngân hàng

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DPRR Dự phòng rủi ro

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU

1 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương 16

2 Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại

3 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

4 Bảng 2.3: Bảng dư nợ theo thời gian tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

5 Bảng 2.4: Bảng dư nợ theo loại tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

6 Bảng 2.5: Bảng dư nợ theo thành phần kinh tế tại ngân hàng thương mại cổ

7 Bảng 2.6: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc

tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương giai đoạn 2010 - 2012 23

8 Bảng 2.7: Bảng tổng kết thu chi tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

9 Bảng 2.8: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tại ngân hàng TMCP Đại

10 Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

11 Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

12 Bảng 2.11: Vòng quay vốn tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, lại bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảngtài chính tiền tệ toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng ViệtNam nói riêng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức Để tồn tại vàphát triển đòi hỏi ngành Ngân hàng phải tự nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sảnphẩm dịch vụ

Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, hoạt động tín dụng là hoạt độngđem lại phần lớn doanh thu, lợi nhuận, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngânhàng Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan và chủ quan, hoạt động tín dụng tại cácNgân hàng thương mại ở nước ta hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro Đặc biệt là, rủi ro

đó tín dụng, bởi lẽ tín dụng không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của ngân hàng

mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định và phát triển của cả nền kinh tế Chính vì vậy, nângcao chất lượng tín dụng luôn là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và quản lý Ngânhàng cả ở tầm vi mô và vĩ mô

Nhận thức được tầm quan trọng của nâng cao chất lượng tín dụng, Ban lãnh đạoNgân Hàng TMCP Đại Dương trong những năm qua đã có nhiều biện pháp nâng caochất lượng tín dụng Do vậy chất lượng tín dụng của ngân hàng đã được nâng lên và đãđưa lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ Tuy nhiên, chất lượng tín dụng củangân hàng còn bộc lộ một số hạn chế

Từ thực tiễn trên, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Đại Dương, em

đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương chi nhánh số 1 Trung Hòa- Hà Nội” làm

chuyên đề tốt nghiệp

1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Chuyên đề nhằm đạt được những mục đích sau:

- Hệ thống phân tích luận giải để làm rõ hơn một số vấn đề cơ bản về chất lượng

tín dụng của ngân hàng thương mại

- Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Trang 7

Chất lượng tín dụng là một vấn đề rất rộng chuyên đề báo cáo thực tập chỉ tậptrung nghiên cứu, khảo sát, phân tích về chất lượng tín dụng của ngân hàng thươngmại Lấy thực tiễn của Ngân hàng TMCP Đại Dương trong thời gian từ năm 2010đếm 2012 để làm cơ sở minh chứng.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: Duy vật biện chứng,duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh và phân tích

Trang 8

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và tín dụng Ngân hàng

1.1.1 Khái niệm:

- Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng sốtiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán

Từ những nhận định trên có thể thấy ngân hàng thương mại là một trong nhữngđịnh chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp

vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, ngânhàng thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu vềsản phẩm dịch vụ của xã hội

- Trong quan hệ tín dụng, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặchàng hóa cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định Khi đến hạn trả nợ,người vay có nghĩa vụ hoàn trả giá trị tiền tệ hay lượng hàng hóa đã vay kèm theokhoản lãi mà hai bên đã thỏa thuận

Nhưng thường có sự không khớp nhau về thời gian nhàn rỗi vốn giữa người cầnvốn và người dư thừa vốn Vì vậy, ngân hàng xuất hiện, giữ vai trò trung gian tàichính, cung cấp sản phẩm tín dụng ngân hàng cho các chủ thế trong nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền) giữa bên cho vay (ngânhàng) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế khác ), trong đó bên chovay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng một thời gian nhất định theo thỏathuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vaykhi đến hạn thanh toán

Tóm lại, Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền) giữa bên cho vay (ngân hàng

và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thờihạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Trang 9

1.1.2 Phân loại tín dụng ngân hàng:

Căn cứ vào các chỉ tiêu khác nhau, tín dụng ngân hàng được phân loại như sau:

Theo thời hạn tín dụng ngân hàng được phân thành :

Cho vay ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường có mục

đích tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu độngcủa doanh nghiệp và các nhu cầu chitiêu của cá nhân trong ngắn hạn

Cho vay trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Mục đích

của tín dụng trung hạn thường để tài trợ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cảitiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự

án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh

Cho vay dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Ngân hàng thường

cấp tín dụng dài hạn để tài trợ cho việc đầu tư vào các dự án dài hạn như xây dựng cơbản, mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, có thời gian khấu hao dài

Theo mục đích vay

Cho vay cá nhân: là khoản cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm…

Cho vay công thương: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho

các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Cho vay nông nghiệp: là loại hình cho vay để trang trải các chi phí sản xuất

trong nông nghiệp như giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc trừsâu, nhiên liệu…

Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng mua tài sản và cho khách hàng thuê với

thời hạn sao cho ngân hàng phải thu đủ hoặc thu gần đủ giá trị của tài sản, hết hạn thuêkhách hàng có thể mua lại tài sản đó

Theo phương pháp hoàn trả

Cho vay trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi

định kỳ Loại tín dụng này áp dụng cho các khoản vay lớn và có thời hạn dài

Cho vay hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ hoàn trả vốn

gốc và lãi một lần đến hạn Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ và cóthời hạn ngắn

Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả

nợ bất cứ lúc nào Loại tín dụng này thương áp dụng cho những khoản vay thấu chi,thẻ tín dụng

Trang 10

Theo mức độ tín nhiệm khách hàng

Cho vay không đảm bảo: là loại hình cho vay không có tài sản thế chấp, cầm

cố hoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba Việc cho vay dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng vay vốn mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung

Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được cung ứng cho khách hàng kèm theo

điều kiện đảm bảo tiền vay như : tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh củabên thứ ba

Theo phương thức cho vay

Cho vay từng lần: thường áp dụng cho khách hàng không có nhu cầu vay

thường xuyên Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải lập hồ sơ vay vốn theoquy định của ngân hàng Sau khi ngân hàng thẩm định, nếu chấp thuận cho vay thìngân hàng cùng khách hàng tiến đến ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện giải ngân.Việc thẩm định cho vay, quản lý giám sát tình hình sử dụng vốn vay và thu hồi nợđược thực hiện theo từng hợp đồng tín dụng

Cho vay theo hạn mức tín dụng: là nghiệp vụ cho vay trong đó ngân hàng thỏa

thuận cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng được duy trì trong một khoản thờigian nhất định Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầuvay vốn thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và có tín nhiệm với ngân hàng

Cho vay theo dự án đầu tư: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện

các dự án đầu tư phát triến sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụđời sống

Cho vay trả góp: Khi cho vay, ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳhạn trong thời hạn cho vay

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng

chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong pham vi hạn mức tín dụng

để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặcđiểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn

sang cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho

dự án

Cho vay hợp vốn: một số ngân hàng cùng thực hiện cho vay đối với một dự án

Trang 11

vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một ngân hàng làm đầumối dàn xếp, thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của ngân hàng nhà nước.

Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng theo thỏa

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanhtoán của khách hàng, phù hợp với các quy định của Chính Phủ và Ngân Hàng NhàNước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Theo xuất xứ tín dụng

Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người

có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng

Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc ngân hàng

ngân hàng mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạnthanh toán

1.1.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng:

Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong cơ chế thị trườnghiện nay Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Một là, tín dụng Ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa

vốn và người thiếu vốn Nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn góp phần thúc đẩy nềnkinh tế phát triển Trong quá trình hoạt động đó, ngân hàng thu được lợi tức cho vay

để duy trì và phát triển hoạt động của chính ngân hàng

Tuy vậy, trong cơ chế thị trường hiện nay, huy động và cho vay bao nhiêu, cóđáp ứng được hay không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế, thu hồi vốn có đúnghạn không là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong hoạt động tín dụng ngân hàng Bởi vìnếu đầu tư tín dụng không hiệu quả, không thu hồi được nợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ và

có thể đi đến phá sản Do vậy, mỗi ngân hàng trong môi trường cạnh tranh phải cónghệ thuật trong kinh doanh, phải tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhằm thu hút tối đanguồn vốn tiềm tàng với chi phí rẻ trong nền kinh tế Có thể nói, trong nền kinh tế thịtrường, Tín dụng ngân hàng góp phần vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn,làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ trong xã hội và góp phần thúc đẩy quá trình tăngtrưởng của nền kinh tế

Hai là, Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ và

giao lưu kinh tế quốc tế Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nướcluôn phải gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới Sự hợp tác hóa bình đẳng cùng

Trang 12

có lợi giữa các nước trên thế giới và trong khu vực đang được phát triển mạnh mẽ.Trong đó, đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa là hai lĩnhvực hợp tác quốc tế thông dụng và phổ biến nhất giữa các nước Vốn là nhân tố quyếtđịnh đầu tiên cho việc thực hiện quá trình này Nhưng trên thực tế không phải một tổchức kinh tế nào, một nhà kinh doanh nào cũng có đủ vốn để hoạt động Ngân hàng với

tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ đắclực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa

Ba là, Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng Tín dụng

ngân hàng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Nôngnghiệp – Dịch vụ Trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ tái mở rộng hoạtđộng, mọi chu kỳ đều phải bắt đầu từ tiền và kết thúc bằng tiền Để tăng nhanh vòngquay vốn, mỗi chủ thể kinh doanh phải tìm kiếm và thực hiện nhiều biện pháp như cảitiến kỹ thuật, tìm kiếm thị trường mới Tất cả những công việc đó đòi hỏi phải cónhiều vốn và phải kịp thời Tín dụng Ngân hàng là nguồn cung ứng vốn cho các nhucầu đó Mặt khác, vốn ngân hàng cung ứng cho các tổ chức kinh doanh bằng việc chovay với điều kiện phải hoàn trả cả gốc và lãi theo thời hạn quy định Do đó, các doanhnghiệp phải tìm nhiều biện pháp để sử dụng vốn hiệu quả, tăng nhanh vòng quay củavốn, trả nợ vay theo đúng hạn cả gốc và lãi Thực hiện được việc này trong nền kinh tếthị trường là cuộc vật lộn, cạnh tranh gay gắt và quyết liệt, vì thế tín dụng góp phầnlàm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày một cao

Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của thị trường vốn, thị trường tiền tệ

là các mặt hoạt động liên quan đến quan hệ tín dụng Ngân hàng và nhờ cóhoạt độngnày mà việc phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng và mua bán cổ phiếu mới có môitrường hoạt động

Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối vớingân hàng mà còn với xã hội Tuy nhiên để tín dụng ngân hàng phát huy được hết vaitrò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ramột hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều thuận lợi cho việcnâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống Ngân hàng

1.2 Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng( người gửi tiền và

Trang 13

người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triểncủa ngân hàng Chất lượng tín dụng được hình thành và đảm bảo từ hai phía là Ngânhàng và khách hàng Bởi vậy, chất lượng tín dụng Ngân hàng không những phụ thuộcvào chất lượng hoạt động của bản thân của Ngân hàng mà còn phụ thuộc rất nhiềuvào chất lượng hoạt động của khách hàng.

Từ quan niệm trên, có thể thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng được đánh

giá trên 3 góc độ sau:

Thứ nhất, đối với khách hàng: Chất lượng Tín dụng phải đáp ứng được nhu cầu

và phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất kỳ hạn nợ hợp lý, thủtục đơn giản, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng

Thứ hai, đối với sự phát triển kinh tế xã hội: Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu

thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trongnền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt các quan

hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế

Thứ ba, đối với Ngân hàng thương mại: Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng

phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranhtrên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi

1.2.2.Các các tiêu thức để đo lường và đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại:

1.2.2.a Các chỉ tiêu định tính:

Là nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng nhưng không thể lượng hóa đượcbằng những con số cụ thể và được phản ánh qua:

Sự tuân thủ quy định của pháp luật:

Là việc chấp hành các quy định của Nhà nước và của hệ thống ngân hàng đảmbảo an toàn hoạt động tín dụng ngân hàng thông qua các hệ số an toàn vốn tối thiểu,giới hạn cho vay đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, quy định việc chovay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo đối với nhưng đối tượng cho vaykhác nhau, nợ quá hạn, nợ xấu Đặc biệt là việc tuân thủ đúng theo các quy định trongQuyết định 493

Mức độ thỏa mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng:

Là sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cungcấp về quy mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ, quan hệ giao tiếp được khách hàng

Trang 14

đánh giá vốn tín dụng mà họ sử dụng mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanhViệc đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng các giao dịch vớikhách hàng được nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, chính xác, cán bộ ngânhàng có trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ sẽ ngày càng thỏa mãn hơn những nhu cầu củakhách hàng.

Là thị phần của Ngân hàng trên địa bàn, uy tín, tầm ảnh hưởng của ngân hàng vớicác ngân hàng khác hay với khách hàng, đối tác

1.2.2.b Các nhân tố từ phía khách hàng:

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàngchấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh Vì vậy,khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngânhàng.Nếu các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không cung cấp các số liệu trungthực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn chongân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lývốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn.Nếukhách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, khôngđúng với phương án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quanhay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán củadoanh nghiệp

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: dothiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thayđổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp…

Trang 15

Tài sản đảm bảo

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng(có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp) Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản củacác pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu Tài sản cố định phầnlớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp Trong khi

đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn

Sự không theo kịp với quá trình đổi mới

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vào nhànước Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thịtrường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua

lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây Điều này ảnh hưởng đếnchất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng tín dụng trung dài hạn

1.2.2.c Các nhân tố về môi trường kinh doanh:

Môi trường kinh tế

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biệnchứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh

tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực cònlại Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa cáclĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh

tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tíndụng

Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tớichất lượng tín dụng Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiệncho các khoản tín dụng có chất lượng cao Khi nền kinh tế biến động thì các doanhnghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanhnghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng

Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trong thời kỳhưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sảnxuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũngtăng Tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá quy mô sản xuấtcũng như khả năng quản lý của khách hàng nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro

Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Trang 16

Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chấtlượng tín dụng

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế Nếu hệthống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặpkhó khăn

Môi trường xã hội

Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin Nó là cầu nối giữa ngânhàng và khách hàng Đạo đức xã hội ảnh hưởng tói chất lượng tín dụng Trong trườnghợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tíndụng Hơn nữa trình độ dân trí chưa cao, kém hiểu biết về hoạt động ngân hàng cũng

sẽ làm giảm chất lượng tín dụng

Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai(hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp,thuỷ sản, hải sản

1.2.3.Mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng và mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại:

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ nội dung chương 1 đã tập trung phân tích, luận giải được những vấn đề

Trang 17

cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Đặc biệt đã chỉ rõ hệ thốngcác tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Đây thực chất làcăn cứ khoa học để đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phầnĐại Dương

Trang 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG

2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

2.1.1 Lược sử hình thành và phát triển của ngân hàng:

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương

Tên giao dịch quốc tế: Ocean Commercial Joint - Stock Bank

Tên gọi tắt: OceanBank

Phó Tổng Giám Đốc: Nguyễn Văn Hoàn

Địa chỉ: Số 1 Trung Hòa, Khu đô thị Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 04.37678136

- Được thành lập ngày 09/01/2007

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Ngân hàng: là một ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sảnphảm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích

- Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ được thiết kế phù hợptrong tổng thể các sản phẩm trọn gói của Ocean Bank tới khách hàng

- Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tưcùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc

- Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đónổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổphần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tưsân bay Quốc tế Long Thành…

Nhân lực

- Hơn 16.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạobài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ OceanBank luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy

Trang 19

- Mạng lưới ngân hàng: Ocean Bank có 118 chi nhánh và trên 500 điểm mạnglưới, hàng nghìn ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc

- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công

ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cảnước…

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc

- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tácMalaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanhViệt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tácSingapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010

Cam kết

- Với khách hàng: Ocean Bank cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chấtlượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

- Với các đối tác chiến lược: Sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”

- Với Cán bộ Công nhân viên:Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọithành công theo phương châm “mỗi cán bộ Ocean Bank là một lợi thế trong cạnhtranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức

Khách hàng

- Doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổchức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệpvừa và nhỏ

Trang 20

World Bank, ADB, JBIC, NIB…

- Cá nhân: Hàng triệu lượt khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ củaOcean Bank

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhântrong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trongnhững thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam

- Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong

55 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Trang 21

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Đặc thù của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương:

Là một của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

trên địa bàn Hà Nội nên Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

- vừa có trách nhiệm quản lý, điều hành các phòng giao dịch trên địa bàn thành

phố Hà Nội vừa tham gia hoạt động kinh doanh ngân hàng để thu lãi như các chinhánh ngân hàng khác

- Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương có đầy đủ phòng ban để vừa tham

Trang 22

giao dịch khác trên địa bàn.

2.1.2.Khái quát kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trên lĩnh vựckinh doanh tiền tệ Trong các hoạt động thì hoạt động tín dụng là một mảng chủ yếucủa Ngân hàng, thực tế thu nhập của Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn là từ tín dụng

Với mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng thương mại cổ phần ĐạiDương đã nỗ lực phấn đấu không ngừng, chấp hành nghiêm chỉnh các cơ chế tín dụnghiện hành trong đó coi trọng chất lượng tín dụng lên hàng đầu Kết quả kinh doanh chủyếu qua 3 năm 2009, 2010, 2011 được thể hiện qua các mặt sau:

2.1.2.a Công tác huy động vốn:

Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theocủa quá trình kinh doanh Ngân hàng Trong 3 năm gần đây đặc biệt là 2010 và2011,2012 thị trường tài chính trong nước rất sôi động Trên địa bàn Hà Nội, các Ngânhàng thương mại cạnh tranh gay gắt bằng việc đưa các mức lãi suất và hình thức huyđộng hấp dẫn

Với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, Ngân hàng thương mại cổ phầnĐại Dương đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đónggóp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổphần Đại Dương Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của Ngân hàngthương mại cổ phần Đại Dương được thể hiện qua bảng sau:

Trang 23

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Số tiền Tỷ

trọng(%)

Sốtuyệtđối+/-

Tỷtrọng(%)

Sốtuyệtđối+/-

Tỷtrọng(%)

(Nguồn : báo cáo tình hình hoạt động huy động vốn phòng giao dịch

khách hàng của ngân hàng TMCP Đại Dương)

Theo bảng số liệu ta thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnhtranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp

Ngày đăng: 25/03/2015, 23:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w