Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam” giúp chúng ta có thể: - Hệ thố
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ THỊ ÚT QUYÊN
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và
kinh nghiệm đối với Việt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ THỊ ÚT QUYÊN
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và
kinh nghiệm đối với Việt Nam
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS GVC NGUYỄN LAN NGUYÊN
Hà Nội – 2012
Trang 3Chương I: CƠ SỞ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ
1.1 Các quy định của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng 10
Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA TRÊN THẾ GIỚI
24
Trang 42.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ 25 2.2 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Công đồng Châu Âu 45 2.3 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước Châu Á 60 2.3.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Nhật Bản 60 2.3.2 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia 63 2.3.3 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Trung Quốc 68 2.3.4 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Philippin 70 2.3.5 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan 76 2.4 Một số kinh nghiệm rút ra từ việc nghiện cứu pháp luật của một số
quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 81
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
CỦA VIỆT NAM
84
3.1 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt
3.1.1 Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam
trước khi ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 85 3.1.1.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người
3.1.1.2 Tình hình thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền
3.1.2 Thực trạng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam sau khi
ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 99 3.1.2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi
3.1.2.1.1 Những điểm mới của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu 99
Trang 5dùng của Việt Nam
3.1.2.1.2 Những hạn chế của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
3.1.2.2 Tình hình thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi
3.2 Giải pháp hoàn thiện và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi
3.2.2 Kiến nghị nhằm thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
Trang 6MỞ ĐẦU
Quan hệ kinh tế chủ yếu trong xã hội, bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau, là quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, là lực lượng hết sức đông đảo Nhưng vì chưa nhận thức đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mình, không có đầy đủ kiến thức về mọi mặt và thường hành động riêng
lẻ nên trong mối quan hệ giữa họ và nhà sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có nguy cơ sử dụng hàng hoá, dịch vụ thiếu độ an toàn đặc biệt là đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu và hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người Điều này thực sự đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Chính vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã thấy sự cần thiết của việc bảo vệ người tiêu dùng, có chính sách tôn trọng các quyền của người tiêu dùng và các biện pháp chống lại sự lạm dụng của những nhà sản xuất, kinh doanh
Ở Việt Nam, chính sách bảo vệ người tiêu dùng cũng đã được quan tâm, đặc biệt là sau khi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999
ra đời Với quy định pháp luật đó bước đầu đã tạo được hành lang pháp lý cho việc bảo vệ người tiêu dùng, các quyền của người tiêu dùng được ghi nhận, các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng được thành lập Nhưng do nhiều nguyên nhân mà các quy định trên đã ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế như: quy định còn chung chung, chưa thực sự đảm bảo cơ chế cho việc thực thi các quyền của người tiêu dùng… Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tuy nhiên, do xu hướng chung của thế giới là toàn cầu hoá, hội nhập kinh
tế quốc tế trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội nên không nằm ngoài
xu thế đó, việc ban hành các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam cũng như vấn đề thực thi các quy định pháp luật đó phải có sự
Trang 7phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và cần học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài
Vì vậy, với yêu cầu trên tác giả đã chọn đề tài cho luận văn là: “Pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam”
1 Tính cấp thiết và điểm mới của đề tài
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc nghiên cứu pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cần
thiết bởi:
- Các quy định trước đây của Việt Nam về vấn đề này đã trở lên lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn
- Hiện nay, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề cấp bách không
chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới
- Thực trạng ngày càng tăng các hàng hoá, dịch vụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng
- Việc thực thi các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn chỉ nằm trên giấy tờ, chưa thực sự triển khai có hiệu quả trên thực tế
- Yêu cầu các quy định của pháp luật quốc gia phải phù hợp với quy
định của pháp luật quốc tế
Chính vì những nguyên nhân trên mà việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là một vấn đề cấp thiết
1.2 Điểm mới của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực thi có hiệu quả các quy định đó Do đó, luận văn có những đóng góp khoa học mới sau:
- Tổng hợp những nội dung về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
Trang 8Liên hợp quốc và các quốc gia trên toàn thế giới
- Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các quy định của các nước trên thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này
- Chỉ ra được những hạn chế của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trên cơ sở nghiên cứu một số vụ việc điểm hình gây ra nhiều bức xúc trong thời gian qua
- Đề xuất hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ chế thực thi có hiệu quả
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiêm cứu trên thế giới
Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng hay trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp luôn được coi là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới Hầu như năm nào, các bài nghiên cứu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp cũng được đăng tải Trong số đó, nhiều bài nghiên cứu đề cập tới chế độ trách nhiệm sản phẩm ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản Sau đây là một số bài viết, công trình nghiên cứu về vấn đề này:
- Bài viết “The Japanese Products Liability Law (Pháp luật trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản)” của Jason F.Cohen (nghiên cứu sinh Đại học Fordham – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “Fordham International Law Journal, November 1997” đã làm rõ cơ sở chính sách và những đặc điểm cơ bản của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Nhật Bản
- Bài viết “The future of products liability in America (Tương lai của pháp luật trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ)” của ba luật sư của Hoa Kỳ là Gary Wilson, Vincent Moccio và Daniel O.Fallon đăng trên tạp chí William
Trang 9Mitchell Law Review (năm 2000) đã bàn về chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ hiện tại, những tồn tại, bất cập và đề xuất một số hướng cải cách đổi mới
- “Products Liability – Why the EU does not need the restatement (third) (Chế định trách nhiệm sản phẩm – Vì sao Cộng đồng Châu Âu không cần theo mô hình của Hoa Kỳ)” của Giáo sư Rebekah Rollo (Đại học Maryland - Đức) trong bài viết đăng trên tạp chí “Brooklyn Law Review, Spring, 2004” đã nghiên cứu chế độ trách nhiệm sản phẩm theo quy định của Cộng đồng Châu Âu (EU) và tác động của những thay đổi trong chính sách trách nhiệm sản phẩm của Hoa Kỳ tới chính sách tương tự của Cộng đồng Châu Âu
- Công trình “The Evolution of Products Liability Law (Quá trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm)” của Giáo sư Luật David G.Owen (Đại học South Carolina – Hoa Kỳ) đăng trên tạp chí “The Review
of Litigation (Symposium 2007)” đã nghiên cứu khá tỉ mỉ quá trình phát sinh, phát triển của chế độ trách nhiệm sản phẩm ở Hoa Kỳ, nguồn gốc, những ý tưởng cơ bản của chế độ trách nhiệm ấy
- “Products Liability in the United Kingdom (Chế định trách nhiệm sản phẩm ở Vương quốc Anh)” Giáo sư Jane Stapteton (Đại học quốc gia Australia), đăng trên tạp chí “Texax International Law Journal, Winter 1999”
đã đề cập khá chi tiết về nguồn gốc, chức năng và các đặc điểm cơ bản trong chế định trách nhiệm sản phẩm ở Anh quốc Trong năm 2000, cũng chính giáo sư Jane Stapleton đã đăng bài viết “Products Liability, an Anglo – Australia Perspective (Chế định trách nhiệm sản phẩm - từ cách nhìn của châu Úc)” trên tạp chí “Washburn Law Joural, Spring, 2000” trong đó ông làm rõ quan niện của Úc về chế độ trách nhiệm sản phẩm
- Chuyên khảo “Products liability” của giáo sư D.Cray, trường đại ọc
Trang 10Carleton, Otawa, Canada, đã xem xét vấn đề trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của các quốc gia dưới cách nhìn luật học so sánh
Như vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, trách nhiệm sản phẩm là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường Nhưng do điều kiện của mỗi quốc gia mà việc áp dụng chế định này còn khác nhau, nhất là về phạm vi của chế định và
cơ chế đảm bảo thực thi chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đã được đề cập đến từ rất lâu và
đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới Tại Việt Nam nó cũng đã được ghi nhận trong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng năm 1999, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 thay thế Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 và nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật dân sự 2005, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá 1999 (được thay thế bàng Luật chất lượng sảm phẩm hàng hoá 2007), Luật cạnh tranh
2004, Luật thương mại 2005, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 và các Nghị định hướng dẫn thi hành… Bên cạnh đó, phải kể tới là các bài viết trên nhiều tạp chí chuyên nghành luật như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Luật học, tuy nhiên số lượng vẫn còn chưa nhiều
Không những thế, liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ cải cách pháp luật của Canada tại Việt Nam (dự án Lerap) tổ chức Hội thảo “Cơ chế pháp lý bảo vệ người tiêu dùng: thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế” (tổ chức tại Khách sạn Melia trong 03 ngày từ ngày 14/8/2007 đến ngày 16/8/2007) với sự tham gia của gần 70 đại biểu là đại diện các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại, Cục quản lý thị trường – Bộ
Trang 11Thương mại, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế…), đại diện Bộ Tư pháp, Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa Dân sự - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, đại diện Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng một số tỉnh, thành phố, các chuyên gia pháp lý, đại diện phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, đại diện một số hiệp hội doanh nghiệp, đại diện của một số doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, báo chí, một số chuyên gia của Canada Với hơn 10 bài tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu rõ những khoảng trống pháp lý trong công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, trong đó có khoảng trống về chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp Nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã đề xuất việc hoàn thiện chế định trách nhiệm sản phẩm ở Việt Nam Trên cơ sở đó, năm 2010, Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp đã xây dựng Đề tài nghiên cứu “Trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp – công cụ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng” Có thể nói đây là một Đề tài nghiên cứu tiếp cận rất sâu về bản chất, đặc điểm của chế định trách nhiệm sản phẩm Đề tài đã luận giải mô hình chế định trách nhiệm sản phẩm của doanh nghiệp và từ đó có các đề xuất hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tuy nhiên, kể từ khi Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2011) ra đời, mặc dù đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn so với trước đây, nhưng tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, khó khăn trong việc
áp dụng luật vẫn là vấn đề rất phức tạp Bên cạnh đó, các quy định vẫn còn chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội và còn chưa phù hợp với xu hướng chung của thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quy định về trách nhiệm sản phẩm của các nước trên
Trang 12thế giới, các kinh nghiệm xây dựng Luật bảo vệ người tiêu dùng để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cũng như phương thức thực thi pháp luật
là vấn đề cần thiết
3 Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các vấn đề lý luận về chế định trách nhiệm sản phẩm của một số nước trên thế giới để bảo vệ người tiêu dùng Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, kịp thời xử
lý những nhà sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ kém chất lượng, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng
- Rút ra kinh nghiệm và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này
- Đề xuất cơ chế thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.3 Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống các quy định pháp lý của quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng
- Các quy đinh của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng
- Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng, những hạn chế còn tồn tại, phương hướng hoàn thiện và cơ chế để thực thi có hiệu
Trang 13quả những quy đinh đó
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam” giúp chúng ta có thể:
- Hệ thống hóa các điều ước quốc tế của Liên hợp quốc, các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng;
- Có được một số thông tin tổng quan về kết quả nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng;
- Hiểu rõ hơn các nguyên lý, quan điểm của một số học giả trên thế giới
về bảo vệ người tiêu dùng;
- Đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng, hoàn thiện cũng như việc
thực thi các quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: trong luận văn này tác giả tìm hiểu nghiên cứu các quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ người tiêu dùng Từ đó có sự so sánh, đối chiếu với nhau để tìm ra các quy định mới và phát triển
- Phương pháp phân tích các quy phạm của pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia khác về bảo vệ người tiêu dùng
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo Luận văn được triển khai theo 3 chương:
Chương 1 Cơ sở pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu
Trang 14dùng
Chương 2 Các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của một số quốc gia trên thế giới
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam
Trang 15Vì vậy, để quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ, nước ta đã ban hành các quy định pháp luật về vấn đề này Mặc dù vậy, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, để các quy định của pháp luật Việt Nam được áp dụng một cách thuận lợi và nghiêm chỉnh cũng như hạn chế hành vi vi phạm của các chủ thể tham gia thì các quy định này cần phải phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng
1.1 Các quy định của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng
Liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, năm 1985, Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua Đây là một tài liệu cơ bản và toàn diện về bảo vệ người tiêu dùng Bản hướng dẫn này giúp ích cho các chính phủ, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong việc hoạch định các chính sách và luật pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Bản hướng dẫn đã được gửi cho các chính phủ thành viên Liên hợp quốc, trong đó có chính phủ Việt Nam Sau 10 năm ban hành, năm
1996, Liên hợp quốc đã gửi văn bản chính thức cho các chính phủ thành viên
đề nghị kiểm điểm lại việc thi hành Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêu
Trang 16dùng Sau năm 1999, Liên hợp quốc đã bổ sung thêm phần về bảo vệ môi trường vào Bản hướng dẫn [4] Theo đó, nội dung cơ bản của hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gồm:
Bản hướng dẫn cũng ghi nhận rằng người tiêu dùng thường phải chịu
sự bất cân xứng về mặt kinh tế, các cấp độ giáo dục và khả năng thương lượng trong mua bán; và ý thức được rằng người tiêu dùng có quyền được sử dụng các sản phẩm an toàn, cũng như cần phải khuyến khích sự phát triển kinh tế, xã hội một cách đúng đắn, công bằng và hợp lý Chính vì vậy, mục tiêu của hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng bao gồm:
- Giúp các nước thực hiện và duy trì đầy đủ việc bảo vệ người dân của mình với tư cách là người tiêu dùng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức sản xuất và phân phối đáp ứng được những nhu cầu và nguyện vọng của người tiêu dùng;
- Khuyến khích việc nâng cao phẩm chất đạo đức cho những người sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng;
- Giúp các nước hạn chế những thủ đoạn lạm dụng của các doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia và quốc tế gây thiệt hại cho người tiêu dùng;
- Tạo thuận lợi cho sự phát triển các hội người tiêu dùng độc lập;
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng;
- Khuyến khích sự phát triển của cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho
Trang 17người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn với giá cả thấp hơn;
- Khuyến khích tiêu dùng bền vững
1.1.2 Các nguyên tắc chung
Nguyên tắc là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chất chỉ đạo, bao trùm có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể là thành viên của Liên hợp quốc Theo đó, trong việc quy định về bảo vệ người tiêu dùng các nhu cầu pháp lý mà Bản hướng dẫn nhằm hướng tới bao gồm:
Một là, bảo vệ người tiêu dùng tránh những mối nguy hại về sức khỏe
và an toàn;
Hai là, ủng hộ và bảo vệ các quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng;
Ba là, thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng để họ có thể lựa chọn sáng
suốt theo nguyện vọng và nhu cầu cá nhân;
Bốn là, giáo dục người tiêu dùng, bao gồm giáo dục về các tác động về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường đối với sự lựa chọn của người tiêu dùng;
Năm là, thực hiện việc đền bù một cách hữu hiệu cho người tiêu dùng; Sáu là, cho phép tự do thành lập các nhóm hay các tổ chức người tiêu
dùng thích hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đó trình bày quan điểm của mình trong các quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến họ
Bảy là, thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Bản hướng dẫn nêu cụ thể việc sản xuất và tiêu dùng không bền vững, đặc biệt là ở các nước công nghiệp, là nguyên nhân chính của sự xuống cấp của môi trường toàn cầu Tất cả các nước cần thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước phát triển cần đi đầu trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững; các nước đang phát triển cần tìm mọi cách để đẩy mạnh tiêu dùng bền vững trong quá trình phát triển của mình, cần quan tâm thích đáng tới nguyên tắc chung
và các trách nhiệm cụ thể Tình hình cụ thể và nhu cầu của các nước đang phát triển cần phải được ghi nhận đầy đủ Chính sách khuyến khích tiêu dùng
Trang 18hợp lý cần phải lưu ý mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người, giảm thiểu sự bất bình đẳng trong xã hội và giữa các nước Bản hướng dẫn yêu cầu Chính phủ các nước cần phát triển, củng cố và duy trì
đủ cơ sở hạ tầng để phát triển, thực hiện và điều hành các chính sách bảo vệ người tiêu dùng Bên cạnh đó, các nước cần quan tâm đặc biệt để bảo đảm các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng được thực hiện vì quyền lợi của toàn dân, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn và người nghèo Tất cả các tổ chức kinh doanh phải tuân theo pháp luật và những quy định của nhà nước, đồng thời phải phù hợp với những quy định của tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ người tiêu dùng mà cơ quan chức năng của nước đó đã thỏa thuận Vai trò tích cực của việc nghiên cứu trong các trường đại học và các doanh nghiệp kinh doanh tư nhân hay nhà nước cần được xem xét khi hoạch định các chính sách bảo vệ người tiêu dùng
1.1.3.1 An toàn sản phẩm
Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu liên quan trực tiếp và phổ biến nhất đến người tiêu dùng Do đó, Bản hướng dẫn yêu cầu các nước cần phê chuẩn hoặc khuyến khích việc phê chuẩn các biện pháp thích hợp bao gồm những hệ thống pháp lý, những quy định về an toàn, các tiêu
Trang 19chuẩn quốc gia hoặc quốc tế, các tiêu chuẩn tự nguyện và lưu trữ hồ sơ an toàn để đảm bảo rằng các sản phẩm phải an toàn cho sử dụng theo mục đích, hoặc bình thường có thể dự đoán trước được
Những chính sách thích hợp đó cần đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra phải an toàn cho việc sử dụng có mục đích hoặc bình thường có thể dự đoán được Những người có trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường đặc biệt
là những người cung cấp, xuất nhập khẩu, những người buôn bán lẻ và tương
tự (sau đây gọi là những nhà phân phối) cần phải đảm bảo rằng trong quá trình lưu thông, những hàng hóa này không trở thành độc hại do lưu kho hoặc quản lý không tốt Người tiêu dùng cần được hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng hàng hóa và phải được thông báo về sự cố có thể xảy ra khi sử dụng theo mục đích, hoặc trong khi sử dụng bình thường có thể thấy trước được Thông tin quan trọng về an toàn phải được truyền đạt tới người tiêu dùng bằng những ký hiệu quốc tế dễ hiểu nếu có
Không những thế, cần có chính sách thích hợp để đảm bảo rằng nếu nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thấy được tác hại sau khi hàng hóa đã được đưa ra thị trường, thì họ phải khai báo ngay với những người có trách nhiệm,
và tốt hơn là với toàn thể công chúng Bản hướng dẫn cũng yêu cầu các nước cũng cần quan tâm đến các phương thức để bảo đảm rằng người tiêu dùng được thông tin chính xác về những tác hại ấy
Để ràng buộc trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng, Bản hướng dẫn ghi nhận khả năng linh hoạt cho các quốc gia Theo đó, các quốc gia cần ban hành các chính sách để nếu một sản phẩm được phát hiện là kém chất lượng một cách nghiêm trọng hoặc gây ra những tác hại thực sự nghiêm trọng ngay cả khi được sử dụng đúng, thì nhà sản xuất hoặc nhà phân phối phải thu hồi và thay thế, hoặc sửa chữa, hoặc đổi sản phẩm khác Nếu không thể thực hiện được việc này trong
Trang 20một thời gian hợp lý, thì người tiêu dùng phải được bồi hoàn thỏa đáng Với quy định này, người tiêu dùng được bảo vệ quyền lợi trong nghĩa vụ bảo hành sản phẩm của nhà sản xuất với những cam kết cụ thể về chất lượng hàng hóa
1.1.3.2 Thúc đẩy và bảo vệ những quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng
Bản hướng dẫn đã nêu rõ việc yêu cầu các quốc gia khi hoạch định các chính sách phải đảm bảo cho người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất từ các nguồn lực kinh tế của họ Những chính sách này phải cố gắng để hoàn thiện phương thức phân phối, thực hiện buôn bán ngay thẳng, tiếp thị có đầy
đủ thông tin, bảo vệ có hiệu quả chống lại những thủ đoạn có thể phương hại đến quyền lợi kinh tế và sự lựa chọn của người tiêu dùng trên thị trường
Thêm vào đó, các nước cần cố gắng ngăn chặn những thủ đoạn gây tổn hại đến quyền lợi kinh tế của người tiêu dùng, bằng cách bảo đảm các nhà sản xuất, nhà phân phối và những người có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa
và dịch vụ phải tuân theo những luật pháp đã định và các tiêu chuẩn bắt buộc Các tổ chức của người tiêu dùng cần được khuyến khích để giám sát những việc làm có hại như pha chất độn trong thực phẩm, quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc gian dối trên thị trường và các gian lận trong cung cấp dịch vụ
Trong trường hợp có thể, các nước cũng nên phát triển, củng cố và duy trì những biện pháp liên quan đến việc kiểm soát các thủ đoạn hạn chế hay lạm dụng trong buôn bán có thể có hại đến người tiêu dùng, bao gồm những biện pháp cưỡng chế đối với những thủ đoạn đó Theo đó, các nước phải làm theo sự cam kết của mình đối với “Các nguyên tắc và quy tắc công bằng, nhất trí của nhiều bên và các điều lệ về kiểm soát các thủ đoạn hạn chế buôn bán”
do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong Nghị quyết 35/63 ngày 5 tháng 12 năm 1980
Bản hướng dẫn cũng yêu cầu các nước cần phê chuẩn hoặc duy trì các chính sách làm rõ trách nhiệm của nhà sản xuất phải đảm bảo hàng hóa đáp
Trang 21ứng được nhu cầu hợp lý về độ bền, công dụng và độ tin cậy, phù hợp với mục đích sử dụng, và người bán phải biết được những yêu cầu này đã được đáp ứng hay chưa Những chính sách tương tự cũng phải được áp dụng trong các khâu cung ứng dịch vụ Bên cạnh đó, để tạo cho người tiêu dùng được lựa chọn trong phạm vi rộng các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất thì các nước cần khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả Tùy vào điều kiện
ở mỗi nước mà có sự quan tâm để nhà sản xuất hoặc những nhà bán lẻ phải đảm bảo cung cấp các phụ tùng và dịch vụ sau bán hàng đủ tin cậy
Về vấn đề hợp đồng giao kết giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, Bản hướng dẫn cũng yêu cầu có các quy định để bảo vệ người tiêu dùng tránh những gian lận trong hợp đồng, như hợp đồng do một bên quy định tiêu chuẩn, hợp đồng bỏ ra ngoài những quyền cơ bản và những điều kiện giao nhận không sòng phẳng của người bán
Việc xúc tiến thương mại và việc thực hiện buôn bán phải tuân theo các nguyên tắc đối xử công bằng với người tiêu dùng và hợp pháp Nguyên tắc này quy định việc cung cấp thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể độc lập quyết định, cũng như những biện pháp để bảo đảm rằng thông tin cung cấp là chính xác Vì vậy, cần khuyến khích mọi nguồn tin tự do đưa những thông tin chính xác về mọi mặt của sản phẩm cho người tiêu dùng Để người tiêu dùng có thể tiếp cận thông tin chính xác về tác động môi trường của các sản phẩm và dịch vụ thì cần phải thông qua các phương tiện như các thông tin
về sản phẩm, các báo cáo về môi trường của ngành, của các trung tâm thông tin người tiêu dùng, các chương trình dán nhãn chứng nhận về môi trường và các đường dây nóng thông tin về sản phẩm Hơn thế nữa, cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có sự hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất, các nhà phân phối và các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cần có các biện pháp đối với các thông tin gây nhầm lẫn về môi trường
Trang 22trong các quảng cáo và các hoạt động tiếp thị khác
Tùy từng điều kiện của mỗi nước, các nước cần khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các điều luật về tiếp thị và hành vi thương mại, thông qua sự hợp tác với các tổ chức người tiêu dùng, nhằm bảo
vệ người tiêu dùng một cách thỏa đáng Những thỏa thuận tự nguyện cũng có thể được các tổ chức kinh doanh và các bên quan tâm khác cùng nhau xây dựng Những điều luật này phải được công bố rộng rãi và cần được thường xuyên xem xét các văn bản pháp lý liên quan đến việc tính toán và đánh giá xem bộ máy thi hành có đủ năng lực không
1.1.3.3 Các tiêu chuẩn về an toàn và chất lƣợng của sản phẩm và dịch vụ
Để đảm bảo cho sản phẩm và dịch vụ được lưu thông trên thị trường cũng như xuất khẩu vào các nước được thuận lợi thì tùy từng vào điều kiện của mỗi nước cần xây dựng hoặc xúc tiến việc soạn thảo và thực hiện các tiêu chuẩn theo hình thức tự nguyện hoặc các hình thức khác, ở cấp độ quốc gia và quốc tế về an toàn và chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, và phải công bố công khai những tiêu chuẩn đó Những quy định và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn và chất lượng sản phẩm này cần phải được thường xuyên xem xét để khi
có điều kiện, đảm bảo cho những quy định và tiêu chuẩn đó phù hợp với những tiêu chuẩn chung đã được quốc tế công nhận
Đối với những nước do điều kiện kinh tế mà phải áp dụng những tiêu chuẩn thấp hơn những tiêu chuẩn phổ biến được quốc tế công nhận, thì phải
cố gắng nâng cao những tiêu chuẩn đó càng sớm càng tốt
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm và dịch
vụ các nước cần khuyến khích và đảm bảo các phương tiện để kiểm nghiệm
và xác nhận độ an toàn, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của người tiêu dùng
Trang 231.1.3.4 Các phương tiện phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu
Để hàng tiêu dùng thiết yếu đến tay người tiêu dùng được thuận lợi, hiệu quả thì cần có phương tiện phân phối Tuy nhiên, do địa hình, vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của từng quốc gia khác nhau mà việc sử dụng phương tiện phân phối hàng hóa đặc trưng cho mỗi loại địa hình, vùng miền cũng khác nhau Chính vì vậy, khi tiến hành phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu, các nước cũng chú ý xem xét hai vấn đề sau:
Thứ nhất, phê chuẩn hoặc duy trì các chính sách để đảm bảo sự phân
phối hiệu quả hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng; ở nơi thích hợp, cần xem xét các chính sách đặc biệt để đảm bảo việc phân phối những hàng hóa
và dịch vụ thiết yếu ở những nơi việc phân phối gặp khó khăn, đặc biệt đối với các khu vực nông thôn Những chính sách ấy có thể bao gồm việc trợ giúp
để tạo ra các kho chứa và các phương tiện bán lẻ thích hợp ở các trung tâm mua bán nông thôn, khuyến khích người tiêu dùng tự giải quyết và kiểm tra tốt hơn các điều kiện cung ứng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu ở nông thôn;
Thứ hai, khuyến khích việc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ và các
hoạt động thương mại có liên quan, cũng như thông tin về các hoạt động đó, đặc biệt ở các vùng nông thôn
1.1.3.5 Các biện pháp giúp người tiêu dùng được bồi thường
Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Do đó, Bản hướng dẫn yêu cầu các nước cần thiết lập hoặc duy trì những biện pháp hành chính và/hoặc pháp chế để giúp người tiêu dùng hoặc, nếu phù hợp, các tổ chức liên quan có thể nhận bồi thường thông qua các thủ tục chính thức hoặc không chính thức một cách nhanh chóng, công bằng, không tốn kém, thuận tiện và đặc biệt chú
ý tới nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp
Về phía các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết
Trang 24thắc mắc của người tiêu dùng một cách sòng phẳng, nhanh chóng và bình thường; nên thiết lập các cơ chế tự nguyện, bao gồm những dịch vụ tư vấn và các phương thức khiếu nại không chính thức để giúp đỡ người tiêu dùng
Về phía người tiêu dùng, các nước cần phổ biến tới người tiêu dùng các thông tin về việc bồi thường và các hình thức giải quyết tranh chấp
1.1.3.6 Các chương trình giáo dục và thông tin
Một trong những biện pháp để người tiêu dùng tự bảo vệ mình có hiệu quả là phổ biến giáo dục pháp luật về quyền lợi của người tiêu dùng cũng như cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ để người tiêu dùng lựa chọn Do đó, các nước cần phát triển hoặc khuyến khích các chương trình thông tin và giáo dục cho người tiêu dùng, bao gồm thông tin về tác động đối với môi trường của sự lựa chọn của người tiêu dùng và hành vi và các tác dụng có thể có, bao gồm các lợi ích và chi phí, của những thay đổi trong tiêu dùng, có lưu ý đến truyền thống văn hóa của những đối tượng được giáo dục Mục đích của các chương trình này cần tạo cho mọi người khả năng hành động độc lập, có khả năng lựa chọn một cách có căn cứ các hàng hóa, dịch vụ và ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của họ Khi thực hiện các chương trình đó, cần chú ý đặc biệt đến nhu cầu của những người tiêu dùng bị thiệt thòi ở cả hai khu vực nông thôn và thành thị, kể cả những người tiêu dùng có thu nhập thấp và những người có trình độ văn hóa thấp hoặc mù chữ Các tổ chức người tiêu dùng, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan khác cần phải cùng tham gia vào những nỗ lực giáo dục này
Tùy từng vào chính sách của mỗi quốc gia, việc giáo dục người tiêu dùng phải trở thành một bộ phận cấu thành của chương trình cơ bản của hệ thống giáo dục, tốt nhất là lồng ghép vào các môn học hiện hành
Các chương trình thông tin và giáo dục người tiêu dùng phải bao quát các khía cạnh quan trọng về bảo vệ người tiêu dùng như:
Trang 25- Sức khỏe, dinh dưỡng, ngăn cản bệnh loãng xương, thực phẩm bị pha trộn;
- Tác hại của sản phẩm;
- Ghi nhãn sản phẩm;
- Pháp luật có liên quan; làm thế nào để được bồi thường, các cơ quan
và tổ chức bảo vệ người tiêu dùng;
- Thông tin về cân đo, giá cả, chất lượng, điều kiện mua bán và việc cung ứng các nhu cầu cơ bản;
- Bảo vệ môi trường;
- Sử dụng hợp lý vật liệu, năng lượng, nguồn nước
Để tiến hành các chương trình giáo dục và thông tin, các nước cần khuyến khích các tổ chức người tiêu dùng và các nhóm liên quan khác, bao gồm báo chí tiến hành các chương trình giáo dục và thông tin, bao gồm các tác động về môi trường của việc mua sắm, bao gồm các lợi ích và chi phí của những thay đổi trong tiêu dùng, đặc biệt là lợi ích của các nhóm người tiêu dùng thu nhập thấp ở cả khu vực thành thị và nông thôn Tùy từng vào các nước, các doanh nghiệp ở nước đó còn phải đảm trách hoặc tham gia một cách thực tiễn và thích hợp vào các chương trình thông tin giáo dục người tiêu dùng
Thể hiện sự quan tâm đến sự cần thiết phải đưa chương trình thông tin
và giáo dục người tiêu dùng đến những người tiêu dùng ở nông thôn và những người tiêu dùng không biết chữ, yêu cầu các nước cần phát triển hoặc khuyến khích phát triển các chương trình thông tin người tiêu dùng trên phương tiện thông tin đại chúng
Không những thế, để hoạt động giáo dục và thông tin tới người tiêu dùng đạt hiệu quả cần tổ chức hoặc khuyến khích các chương trình tập huấn cho những người làm công tác giáo dục, những người công tác ở các phương tiện thông tin đại chúng và những người làm tư vấn về tiêu dùng, để giúp họ
có thể tham gia vào việc triển khai các chương trình giáo dục và thông tin cho
Trang 26người tiêu dùng
1.1.3.7 Thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng bền vững là việc thỏa mãn được nhu cầu của các thế hệ hiện tại và tương lai đối với hàng hóa và dịch vụ một cách bền vững về mặt kinh
tế, xã hội và môi trường
Tiêu dùng bền vững là trách nhiệm chung của tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội, người tiêu dùng, doanh nghiệp, các tổ chức lao động Các tổ chức môi trường và các tổ chức người tiêu dùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững về mặt môi trường, kinh tế, xã hội, bao gồm thông qua tác động của sự lựa chọn các nhà sản xuất Vì vậy, các nước cần thúc đẩy sự phát triển và thực hiện các chính sách tiêu dùng bền vững và phải thống nhất chính sách này với các chính sách công khác Việc hoạch định chính sách của chính phủ nên được tiến hành với sự tham vấn của doanh nghiệp, người tiêu dùng, các tổ chức môi trường và các tổ chức có liên quan khác Doanh nghiệp có trách nhiệm thúc đẩy tiêu dùng bền vững thông qua việc thiết kể, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ Người tiêu dùng và các tổ chức môi trường có trách nhiệm thúc đẩy sự tham gia tranh luận về của công chúng đối với vấn đề tiêu dùng bền vững và hợp tác với chính phủ và doanh nghiệp về vấn đề tiêu dùng bền vững
Để xây dựng và thực hiện các chiến lược thúc đẩy tiêu dùng bền vững, các nước cần hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức dân sự liên quan để thông qua việc phối hợp thực hiện nhiều chính sách trong đó có thể bao gồm các quy định pháp luật; các công cụ kinh tế xã hội; các chính sách trong các lĩnh vực như sử dụng đất, giao thông, năng lượng và nhà ở; các chương trình thông tin nhằm tăng cường nhận thức về tác động của tiêu dùng; loại bỏ những trợ cấp là nguyên nhân gây ra sản xuất và tiêu dùng bất hợp lý và thúc
Trang 27đẩy các hoạt động quản lý môi trường đối với từng ngành cụ thể
Để việc sử dụng hàng hóa có hiệu quả, các nước cần khuyến khích việc thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ an toàn và tiết kiệm năng lượng, có cân nhắc tới các tác động vòng đời Nhằm khuyến khích người tiêu dùng tái chế rác thải và mua bán các sản phẩm tái chế, các nước cần khuyến khích xây dựng và thực hiện các chương trình tái chế
Không những thế, các nước cần thúc đẩy sự phát triển và việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về an toàn môi trường đối với sản phẩm và dịch vụ; những tiêu chuẩn đó không được tạo ra các rào cản thương mại; khuyến khích kiểm nghiệm tác động môi trường của sản phẩm
Việc quản lý cẩn thận việc sử dụng những vật liệu gây nguy hại đến môi trường và khuyến khích sự ra đời của những vật liệu thay thế là cần thiết đối với mỗi quốc gia Những vật liệu mới tiềm tàng chứa đựng nguy cơ gây hại tới môi trường cần phải được đánh giá trên cơ sở khoa học về tác động lâu dài đối với môi trường trước khi những vật liệu đó được đem đi phân phối
Tăng cường nhận thức các lợi ích liên quan tới sức khỏe của việc tiêu dùng và sản xuất bền vững, lưu ý cả các tác động đối với sức khỏe cá nhân và đối với tập thể thông qua bảo vệ môi trường là một vấn đề mà các nước cũng cần thực hiện
Thêm vào đó, để khuyến khích thay đổi việc tiêu dùng không bền vững thông qua phát triển và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường và cho ra đời các công nghệ mới, bao gồm công nghệ thông tin về công nghệ truyền thông, mà có thể vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng vừa giảm thiểu ô nhiễm và sự mất cân đối các nguồn lực tự nhiên, các nước cần phối hợp với doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức liên quan khác
Các khía cạnh của tiêu dùng bền vững cũng cần được xây dựng hoặc phát triển các cơ chế quản lý hiệu quả để bảo vệ người tiêu dùng
Trang 28Việc xem xét một loạt các công cụ kinh tế là cần thiết, ví dụ như các công cụ tài khóa về chi phí môi trường, để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, cần lưu ý các nhu cầu xã hội, nhu cầu và động lực gây ra hành vi bền vững, trong khi tránh những tác động tiêu cực tiềm tàng khi tiếp cận thị trường
Để xây dựng những hướng dẫn, phương pháp luận và cơ sở dữ liệu đối với những tiến bộ theo hướng tiêu dùng hợp lý ở mọi cấp độ, các nước cần hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức liên quan khác Những thông tin này cần được công bố công khai
Vấn đề mua sắm chính phủ cần được các nước và các tổ chức quốc tế đi đầu trong việc thực hiện các hoạt động bền vững trong hoạt động của mình Tùy từng vào mỗi quốc gia, việc mua sắm của chính phủ cần khuyến khích đến
sự phát triển và sử dụng những sản phẩm và dịch vụ có lợi cho môi trường
Việc nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng mà có liên quan tới thiệt hại đối với môi trường ở các nước cũng là một biện pháp giúp tiêu dùng ngày càng bền vững
1.1.3.8 Các biện pháp liên quan tới các lĩnh vực cụ thể
Trong việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước đang phát triển cần có biện pháp ưu tiên cho các lĩnh vực được quan tâm đặc biệt
về sức khỏe của người tiêu dùng như thức ăn, nước và thuốc chữa bệnh Phê duyệt hoặc duy trì các chính sách về kiểm tra chất lượng sản phẩm, về các phương tiện phân phối an toàn và thích hợp, tiêu chuẩn hóa việc ghi nhãn quốc tế và thông tin, cũng như các chương trình giáo dục nghiên cứu ở các nước này Đối với các lĩnh vực cụ thể, Bản hướng dẫn cũng yêu cầu các nước cần quy định theo khuôn khổ chung trên một số phương diện cụ thể như:
Về thực phẩm
Khi xây dựng các chính sách và kế hoạch nhà nước về thực phẩm, các nước cần xem xét nhu cầu của tất cả những người tiêu dùng đối với sự an toàn
Trang 29thực phẩm, cần ủng hộ và nếu có thể, chấp nhận các tiêu chuẩn của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức y tế thế giới của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Codex Limentarius của WHO hoặc khi không có những tiêu chuẩn này thì công nhận các tiêu chuẩn về thực phẩm quốc tế đã được công nhận rộng rãi khác và cần đẩy mạnh các chính sách và hoạt động nông nghiệp bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ đất và nước, ghi nhận kiến thức truyền thống
Về nước
Trong khuôn khổ đề ra cho chương trình cấp nước quốc tế và Thập kỷ
vệ sinh, các nước cần xây dựng, duy trì và củng cố các chính sách nhà nước
để cải tiến việc cung cấp, phân phối, và chất lượng nước uống; quan tâm thích đáng đến việc lựa chọn những mức độ chất lượng và công nghệ phù hợp, đến nhu cầu cho các chương trình giáo dục và tầm quan trọng của việc tham gia của cộng đồng và đặt ưu tiên cao cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình liên quan tới việc sử dụng nước, ghi nhận tầm quan trọng của sự phát triển bền vững của nước nói chung và thực tế hạn chế nguồn nước nói riêng
Về dược phẩm
Việc phát triển hoặc duy trì các tiêu chuẩn hợp lý, những quy định và các hệ thống điều hành phù hợp để đảm bảo chất lượng và việc sử dụng dược phẩm một cách hợp lý thông qua các chính sách thống nhất của nhà nước về dược phẩm cũng là cần thiết đối với các nước Những tiêu chuẩn và quy định
đó cần đề cập đến việc cung ứng phân phối, sản xuất cấp chứng nhận các hệ thống đăng ký, và việc cung cấp những thông tin tin cậy về dược phẩm Trong khi thực hiện, các nước cần chú ý đặc biệt đến công việc và những kiến nghị của Tổ chức y tế thế giới về dược phẩm Đối với những sản phẩm phù hợp, nên khuyến khích việc sử dụng bản kế hoạch cấp chứng chỉ về chất lượng của
Trang 30các loại dược phẩm đang lưu hành trên thương trường quốc tế và các hệ thống thông tin quốc tế khác của Tổ chức y tế thế giới về dược phẩm Nếu được, cũng cần phải thực hiện những biện pháp đẩy mạnh việc sử dụng những tên gọi quốc tế không độc quyền cho các loại dược phẩm (INNs) do Tổ chức y tế thế giới vạch ra
Ngoài những lĩnh vực ưu tiên nói ở trên, các nước cũng cần phê chuẩn những biện pháp phù hợp đối với lĩnh vực khác, như thuốc trừ sâu và hóa chất, và nếu được, quy định cả việc sử dụng, sản xuất, và lưu kho của các loại thuốc trên Để thể hiện sự quan tâm thích đáng đến các thông tin về sức khỏe
và môi trường, các chính phủ có thể yêu cầu người sản xuất phải cung cấp thông tin, kể cả việc ghi lại thông tin đó trên nhãn sản phẩm
1.1.4 Hợp tác quốc tế
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước, đặc biệt trong bối cảnh khu vực hoặc tiểu khu vực, Bản hướng dẫn yêu cầu các nước cần thực hiện các biện pháp nhằm hợp tác trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong đó có thể kể đến các định hướng như:
- Phát triển, rà soát, duy trì hoặc củng cố các cơ chế trao đổi thông tin
về những chính sách và biện pháp của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng
- Hợp tác và khuyến khích sự hợp tác trong việc áp dụng các chính sách bảo vệ người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả lớn hơn trong phạm vi những nguồn lực hiện có Ví dụ như sự hợp tác trong việc lập ra hay phối hợp
sử dụng những trang thiết bị thí nghiệm, những quy trình thử nghiệm chung, thay đổi những chương trình về thông tin và giáo dục người tiêu dùng, những chương trình tập huấn và phối hợp biên soạn các quy định
- Hợp tác trong việc cải thiện những điều kiện để cung ứng những sản
Trang 31phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng, chú ý cả hai mặt giá cả và chất lượng Sự hợp tác như vậy cần bao gồm việc phối hợp cung ứng những hàng hóa thiết yếu, trao đổi thông tin về khả năng cung ứng và những thỏa thuận về việc xác định đặc tính của sản phẩm trong địa phương
Thêm vào đó, nhằm tạo điều kiện cho các nước nhập khẩu khác tự bảo
vệ có hiệu quả tránh những hậu quả tai hại của các sản phẩm, các nước cần phát triển hoặc củng cố các mạng lưới thông tin có liên quan tới các sản phẩm
đã và đang bị cấm, thu hồi hoặc thu hẹp phạm vi lưu hành
Bên cạnh đó, các nước cần có những hành động để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm và những thông tin liên quan tới các sản phẩm đó không thay đổi trong các nước trên thế giới để có thể gây tác hại cho người tiêu dùng
Để thúc đẩy tiêu dùng bền vững, các nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp cần hợp tác với nhau để phát triển, chuyển giao và tuyên truyền
về các công nghệ có lợi cho môi trường, bao gồm thông qua các hỗ trợ tài chính từ các nước phát triển, và để tạo ra các cơ chế mới hỗ trợ việc trao đổi giữa tất cả các nước, đặc biệt là đối với và giữa các nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyển đổi
Việc thúc đẩy và tạo điều kiện xây dựng năng lực trong lĩnh vực tiêu dùng bền vững, đặc biệt là ở những nước đang phát triển và những nước có nền kinh tế chuyển đổi đặt ra đối với các nước và các tổ chức quốc tế Đặc biệt, các nước cũng cần tạo điều kiện hợp tác giữa các nhóm người tiêu dùng
và các tổ chức quần chúng liên quan nhằm mục đích xây và củng cố năng lực trong lĩnh vực này
Tùy từng nơi, các nước và các cơ quan quốc tế cần thúc đẩy các chương trình liên quan đến giáo dục và thông tin người tiêu dùng
Liên quan đến các chế định của thương mại quốc tế, các nước cần hành động để đảm bảo rằng các chính sách và biện pháp bảo vệ người tiêu dùng
Trang 32được thực hiện với sự quan tâm đúng mức để chúng phù hợp và không gây trở ngại
1.2 Tổ chức quốc tế người tiêu dùng (Consumers International – CI) 1.2.1 Lịch sử hình thành
Tuy vấn đề bảo vệ người tiêu dùng đã được đặt ra từ lâu nhưng phong trào người tiêu dùng thế giới chỉ thực sự bắt đầu từ những năm 1950 khi một
số nước phát triển thành lập các hội người tiêu dùng và đặc biệt là từ năm
1960, khi một tổ chức người tiêu dùng có tầm hoạt động quốc tế được thành lập
Tổ chức Quốc tế người tiêu dùng được thành lập năm 1960 bởi một số
tổ chức người tiêu dùng quốc gia với nhận thức rằng phong trào người tiêu dùng từng nước có thể mạnh lên nhờ hoạt động mang tình quốc tế Tên gọi ban đầu là Liên hiệp các tổ chức người tiêu dùng quốc tế (International Organisation of Consumer Unions – gọi tắt là IOCU) Tổ chức đã phát triển nhanh chóng và được công nhận là tiếng nói của phong trào người tiêu dùng quốc tế, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng như tiêu chuẩn hóa sản phẩm và thực phẩm, y tế và quyền của người bệnh, môi trưởng và vấn đề tiêu dùng bền vững, những quy định về buôn bán quốc tế và về các dịch vụ công cộng…
Năm 1994, Đại hội thể giới Quốc tế người tiêu dùng họp ở Montpellier (Pháp) quyết định đổi tên tổ chức thành Quốc tế người tiêu dùng (Consumers International, gọi tắt là CI) Quốc tế người tiêu dùng hỗ trợ, tập hợp và đại diện cho các tổ chức người tiêu dùng trên thế giới Quốc tế người tiêu dùng tình đến năm 2003 có trên 250 tổ chức thành viên ở 119 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Quốc tế người tiêu dùng nỗ lực cổ vũ cho một xã hội công bằng, truing thực thông qua việc bảo vệ quyền của mọi người tiêu dùng, những người tiêu dùng nghèo, ngưởi bị gạt ra ngoài lề xã hội và những người bị thiệt thòi, bằng
Trang 33các hoạt động chính: (1) Hỗ trợ và tăng cường nâng lực cho các tổ chức thành viên và phong trào người tiêu dùng nói chung; (2) Đấu tranh ở phạm vi quốc
tế cho những chính sách có liên quan đến người tiêu dùng
Quốc tế người tiêu dùng là một tổ chức độc lập, không vì lợi nhuận, kinh phí hoạt động dựa vào sự đóng góp của các tổ chức thành viên, sự ủng
hộ của các tổ chức, các chính phủ và các tổ chức đa phương Trụ sở chính của Quốc tế người tiêu dùng đặt ở Luân đôn (Anh) Các văn phòng khu vực được đặt tại CualaLampo, Malaixia (văn phòng CI khu vực Châu Á – Thái Bình Dương – CI-ROAP), ỏ Santiago, Chile (văn phong CI khu vực Latinh – CI-ROLAC) và ở Harare (văn phòng CI khu vực Châu Phi – CI-ROAF) [4]
1.2.2 Những lĩnh vực hoạt động chủ yểu của Tổ chức quốc tế người tiêu dùng
Trong việc bảo vệ ngưởi tiêu dùng, ngoài việc đưa vấn đề người tiêu dùng thành một hoạt động có tầm cỡ quốc tế, tổ chức còn đặc biệt quan tâm đến các lĩnh vực đó là:
Công tác tiêu chuẩn hóa
Quốc tế người tiêu dùng rất quan tâm đến công tác tiêu chuẩn hóa, coi đây là một biện pháp tích cực để bảo vệ người tiêu dùng Ủy ban tư vấn về chính sách đối với người tiêu dùng bên cạnh Tổ chức Tiêu chuấn hóa quốc tế (ISO) COPOLCO đã hoạt động trong nhiếu năm, góp phần đưa lợi ích người tiều dùng vào các chính sách tiêu chuẩn hóa của ISO, tham gia các cuộc họp
về tiêu chuẩn Trong 20 năm, CI đã có ảnh hưởng chủ yếu trong các tiêu chuẩn về an toàn cho xe ô tô cho thấy các nhà chế tạo ô tô đã có nhiều cải tiến làm cho ô tô được an toàn hơn Quốc tế người tiêu dùng đại diện cho người tiêu dùng trong nhiều ủy ban tiêu chuẩn hóa quốc tế như Tổ chức Tiêu chuấn hóa quốc tế ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC), Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm (CODEX)…
Trang 34Chính sách về lương thực, thực phẩm
CI đã hoạt động tích cực cho việc dán nhãn sản phẩm lương thực, thực phẩm nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ và trung thực cho người tiêu dùng Nhiều nhà sản xuất đã phải ghi nhãn cho các sản phẩm chuyển gien để người tiêu dùng có thông tin trong việc lựa chọn Đây là kết quả đấu tranh của
CI và các tổ chức người tiêu dùng quốc gia nhằm thúc đẩy các chính phủ quy định chặt chẽ hơn việc ghi nhãn để thông tin cho người tiêu dùng
CI cũng thành công trong việc không cho phép quy định mức độ dư lượng tối đa của một số chất độc, gây ô nhiễm thực phẩm như dư lượng thuốc trừ dịch hại, thuốc thú y được phép có trong thực phẩm vì điều này sẽ gây nên những tác hại lớn cho sức khỏe người tiêu dùng CI đã cố gắng đề nghị các
Ủy ban Codex quốc gia phải có đại diện của người tiêu dùng Đại diện của người tiêu dùng ngày nay được coi như một khâu thiết yêu không thể thiếu trong việc soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn về thực phẩm
Đề nghị Liên hợp quốc ban hành một danh mục các sản phẩm bị cấm
Từ đầu những năm 1980, Quốc tế người tiêu dùng đã thành công trong việc thuyết phục Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập một danh mục các sản phẩm bị cấm, các sản phẩm bị hạn chế nghiêm ngặt hoặc thu hồi khỏi thị trường Thời kỳ này, việc tìm ra những sản phẩm như thuốc trừ dịch hại, thuốc chữa bệnh và các sản phẩm tiêu dùng nào là có hại và phải loại ra khỏi thị trưởng ở các nước phát triển là một việc hết sức khó khăn Những tập đoàn xuyên quốc gia đấy thế lực thực tế đã đưa hàng hóa độc hại, thừa ế vào thị trưởng các nước đang phát triển Các tổ chức người tiêu dùng ở các nước Hàn Quốc, Eecuado, Braxin, Meehico… đã dùng bản danh mục sản phẩm bị cấm của Liên hợp quốc để loại bảo các sản phẩm độc hại khỏi thị trường nước họ Nhiều nước đã dùng bản danh mục này để tạo ra một hệ thống khống chế và kiểm soát các sản phẩm độc hại ở nước mình Đây là kết quả tích cực trong
Trang 35nhiều năm đấu tranh của Quốc tế người tiêu dùng
Xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu
Dùng Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên hợp quốc làm điểm xuất phát, Quốc tế người tiêu dùng đã phát triển một bản luật bảo vệ người tiêu dùng mẫu cho khu vực Mỹ Latinh, Nam Thái Bình Dương và Châu Phi Bản luật mẫu này đã được dùng làm cơ sở cho những luật bảo vệ người tiêu dùng ở nhiếu nước, do các hội bảo vệ người tiêu dùng các nước và các Văn phòng khu vực của Quốc tế người tiêu dùng để xướng và cổ vũ Gần đây, nhiều nước ở Châu Phi và Mỹ Latinh đã đưa luật mẫu về bảo vệ người tiêu dùng ra thảo luận
Thông tin và giáo dục người tiêu dùng
CI đã rất thành công trong việc thuyết phục các chính phủ đưa chương trình giáo dục người tiêu dùng vào các trường học Nhiều giáo viên trên toàn thế giới đã được tập huấn về giáo dục ngời tiêu dùng qua các chương trình của CI Trong những năm 1990, những chương trình giáo dục người tiêu dùng đầy đủ đã được triển khai ở khu vực Mỹ Latinh và Nam Thái Bình Dương
Một trong những cố gắng có ý nghĩa của CI trong năm 2001 là đã đưa được chương trình tư vấn và thông tin lên mạng Internet Hầu như tất cả các
tổ chức thành viên đã tiếp cận Internet, một phần do sự giúp đỡ tài chính và huấn luyện của các chương trình của CI, cho phép CI thiết lập được mạng lưới và xuất bản điện tử Tất cả các bản tin của các văn phòng khu vực hiện nay đều được đưa lên mạng, bao gồm các bản tin điện tử, thảo luận bằng thư điện tử và một vài trang web Tất cả các khu vực đều có mạng lưới về thực phẩm và thương mại Ngoài ra, các chủ đề khác như dịch vụ công , giáo dục người tiêu dùng, luật bảo vệ người tiêu dùng, trách nhiệm xã hội của các công
ty tiêu dùng bền vững, thương mại điện tử và kỹ thuật chuyển gien… cũng được một số văn phòng khu vực đưa lên mạng
Trang 36Tháng 11 năm 2001, tạp chí Người tiêu dùng Thế giới (World Consumer) đã được xuất bản Nhiều thông tin và hoạt động của CI có thể tìm thấy trên trang Web của CI, có địa chỉ www.consumeromternational.org
Thương mại
Từ năm 1997 đến 2000, CI đã thành công trong việc đưa một chương trình về chính sách đối với người tiêu dùng và Hiệp định thương mại giữa Liên minh Châu Âu và 71 nước ở Châu Phi, vùng Caribee và Thái Bình Dương (EU/ACP) Đây là lần đầu tiên, chính sách đối với người tiêu dùng được đưa vào một hiệp định thương mại, bao gồm việc cam kết hỗ trợ cho phát triển của các tổ chức người tiêu dùng và về những sản phẩm của EU đã
bị cấm không được xuất khẩu vào các nước này
CI đi đầu trong các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng trong thời đại thương mại điện tử, tích cực đóng góp vào Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử của các nước phát triển OECD
Sức khỏe và thuốc chữa bệnh
Quốc tế người tiêu dùng là một trong những tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc thiết lập Mạng lưới quốc tế về hành động vì sức khỏe, đấu tranh cho an toàn, điều kiện tiếp cận và giá cả của thuốc chữa bệnh CI cũng
là một thành viên thiết lập IBFAN, một mạng lưới đấu tranh chống việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ Kết quả công việc của CI/IBFAN là năm 1981, Liên hợp quốc đã phê chuẩn Quy tắc quốc tế về tiếp thị các sản phẩm thay thế sữa mẹ
Bảo vệ môi trường
CI là một thành viên thiết lập và điều phối mạng lưới hành động vê thuốc trừ dịch bệnh, có ảnh hưởng đến việc Liên hợp quốc phê chuẩn quy tắc
về tiếp thị thuốc trừ dịch hại năm 1995 CI cũng là đại diện tích cực của người tiêu dùng trong chương trình môi trường (UNEP) trong việc ban hành nhiều
Trang 37quy tắc và công ước về bảo vệ môi trường, như Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô zôn, công ước khung của Liên hợp quốc về thay đổi khí hậu và công ước của Liên hợp quốc về đa dạng sinh học
Năm 1999, Bản hướng dẫn của Liên hợp quốc về Bảo vệ người tiêu dùng được bổ sung thêm nội dung bảo vệ môi trường, một phần là do những
nỗ lực của CI Quốc tế người tiêu dùng cho rằng tiêu dùng bền vững hôm nay
sẽ tạo điều kiện để có thể thỏa mãn nhu cầu của mọi người tiêu dùng mai sau
Dịch vụ công cộng
Việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như điện, nước, viễn thông… là vấn
đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Quốc tế người tiêu dùng đã tiến hành nhiều nghiên cứu đề xuất chính sách, tập huấn để người tiêu dùng có thể tham gia vào việc hoạch định chính sách và giám sát việc điều hành các dịch
vụ cơ bản, nhờ đó mà nâng cao được chất lượng, hạ giá cung ứng dịch vụ công cộng, làm cho việc cung ứng được minh bạch và trung thực hơn
Trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất, kinh doanh
Đạo đức trong ứng xử của các công ty xuyên quốc gia là một vấn đề mà Quốc tế người tiêu dùng đã tập trung sự chú ý trong nhiều năm Điều lệ của Quốc tế người tiêu dùng trong mục nói về Thương mại toàn cầu đã nêu lên những vấn đề đối với nhà kinh doanh như đạo đức trong cư xử, cạnh tranh, tiêu chuẩn sản phẩm, tiếp thị, ghi nhãn và cung cấp thông tin, bồi thường cho người tiêu dùng… Những khuyến nghị về đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng được nêu lên một cách chi tiết trong bản báo cáo thường niên năm 1997
có tiêu đề: “Người tiêu dùng mong muốn gì ở các quy định quốc tế về đầu tư trực tiếp”
Bên cạnh đó, do các thành viên của Quốc tế người tiêu dùng phần lớn
là ở các nước đang phát triển, trong đó việc tổ chức và động viên các nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ người tiêu dùng là rất khó khăn Vì vậy,
Trang 38Quốc tế người tiêu dùng đã chú trọng trong việc giúp đỡ các nước này thành lập các tổ chức người tiêu dùng, xây dựng thành những tổ chức lớn mạnh để
có thể có tiếng nói mạnh mẽ trong việc hoạch định các chính sách, vì lợi ích của người tiêu dùng cả ở phạm vi quốc gia và quốc tế Quốc tế người tiêu dùng đã phát triển nhiều chương trình huấn luyện, giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật, thông tin, trao đổi các chương trình và liên kết hành động, nhằm nâng cao hiểu biết và kỹ năng hoạt động của các nước thành viên
Cùng với việc phát triển về kinh tế, vấn đề người tiêu dùng hiện nay không còn chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thế giới Ở nhiều nước, có những nhóm người tiêu dùng hoạt động theo từng lĩnh vực Quốc tế người tiêu dùng hiện nay là một tổ chức của người tiêu dùng lớn nhất thế giới, hoạt động toàn diện, vì lợi ích của người tiêu dùng Quốc tế người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến người tiêu dùng nghèo, người tiêu dùng còn chịu thiệt thòi và người tiêu dùng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [4]
Trang 39CHƯƠNG 2 CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các quốc gia trên thế giới chủ yếu được quy định trong chế định về trách nhiệm sản phẩm Trách nhiệm sản phẩm (product liability) được giải thích là trách nhiệm của người sản xuất hoặc người bán hàng trong việc bồi thường cho các thiệt hại gây ra bởi khuyết tật của hàng hóa mà họ đã cung cấp cho người tiêu dùng trong quá trình kinh doanh
Chế định trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm (Products Liability) là một định chế pháp luật quan trọng ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển Quá trình phát triển quy định pháp luật này gắn liền với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, sản phẩm Cội nguồn của vấn đề là ở sự xung đột lợi ích giữa việc chạy đua lợi nhuận với sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tiêu dùng Các doanh nghiệp, do chạy theo lợi nhuận, do để cạnh tranh,
có xu hướng bỏ qua những yêu cầu về an toàn nhằm tránh chi phí sản xuất hoặc những cảnh báo về sự nguy hại tiềm tàng của việc sử dụng sản phẩm nhằm tránh việc giảm mức tiêu thụ chúng Sự phát triển của chế định này là một bước tiến của pháp luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì lợi ích của công đồng Bản chất của chế định này
là các nhà sản xuất và những tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như sản phẩm có khiếm khuyết hay việc sử dụng chúng tiềm ẩn những nguy hại nhưng không được cảnh báo trước
Để hiểu rõ về chế định trách nhiệm sản phẩm này một cách cụ thể hơn,
Trang 40chúng ta cùng tìm hiểu những quy định của vấn đề này tại một số nước trên thế giới
2.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, năm 1965, Viện Luật Mỹ đã ban hành Bộ pháp điển phiên bản 2 Đáng chú ý trong Bộ pháp điển này liên quan đến trách nhiệm sản phẩm là mục 402A với định nghĩa và những quy định về trách nhiện đối với những sản phẩm có khuyết tật Cụ thể như sau:
“1.1 Một người bán bất kỳ một sản phẩm nào trong tình trạng có khiếm khuyết có tình nguy hiểm cao cho người sử dụng, hoặc cho khách hàng, hoặc cho tài sản của họ, sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những thệt hại vật chất xảy ra đối với người sử dụng hoặc khách hàng hay tài sản của họ nếu:
i) Người bán tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm đó, và
ii) Sản phẩm đó đã có thể, hoặc đã tới được những người sử dụng, hoặc khách hàng mà không có sự thay đổi đáng kể nào về điều kiện hay tình trạng của sản phẩm như lúc bán
1.2 Khoản 1.1 nêu trên cũng được áp dụng trong các trường hợp: i) Người bán đã thực hiện tất cả những sự thận trọng có thể trong việc chuẩn bị và bán sản phẩm, và
ii) Người sử dụng hoặc khách hàng đã không mua sản phẩm từ hoặc giao kết bất kỳ một thỏa thuận hợp đồng nào với người bán
iii) Theo quy định của mục 402A này thì người bán bao gồm: người bán lẻ, người bán buôn, nhà sản xuất Thiệt hại bao gồm thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về kinh tế tài chính”
Tại thời điểm đó, hầu hết các bang của Mỹ đều viện dẫn áp dụng mục 402A của đạo luật này cùng với pháp luật của bang để bảo vệ người tiêu dùng Trong rất nhiều năm, pháp luật về trách nhiệm sản phẩm cùng với điều 402A này đã được phát triển qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi Tuy nhiên, cùng