1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH CÔNG TY dược vật tư y tế MIỀN TRUNG

81 2,8K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 915,57 KB

Nội dung

1.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếuLĩnh vực kinh doanh của Công ty là Dược phẩm, tạo dựng các sản phẩm tốt cho người Việt, kinh doanh các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế.. năng tham mưu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 2 tháng thực tập với sự cố gắng của mình cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô và mọi người xung quanh Cuối cùng em đã hoàn thành xong đề tài thực tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, các Thầy Cô khoa Kinh Tế, đặc biệt các Thầy các Cô trong Bộ môn khoa Quản Trị Kinh Doanh cùng các bạn sinh viên lớp 53KTKD1 đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành bài báo cáo thực tập này

Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các Anh, Chị trong Công ty cổ phần Dược Vật Tư Tế Miền Trung, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành tốt bài cáo thực tập của mình

Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của Thầy Cô, bạn bè và toàn thể các Anh, Chị Công ty nhưng do hạn chế về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế và tài liệu tham khảo nên nội dung đề tài còn nhiều vấn đề thiếu sót Rất mong sự góp ý kiến của các Thầy

Cô, Anh, Chị và bạn bè để nội dung bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe, thành công đến Qúy Thầy Cô trường Đại học Nha Trang và tập thể Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Miền Trung

Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, ngày 10, tháng 01, năm 2015

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Trang

MỤC LỤC Trang

LỜI CẢM ƠN……… i

MỤC LỤC……… ii

DANH MỤC BẢNG……….…… v

DANH MỤC SƠ ĐỒ……….… vi

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT……….… vii

Trang 3

DANH MỤC BẢNG Trang

Trang 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

WTO : (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới

ISO 9001 :2000: Hệ thống quản lý chất lượng

UNCTAD : (United Nations Conference on Trade and Development) Diễn đàn

Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

NLCT : Năng lực cạnh tranh

LNTT : Lợi nhuận trước thuế

LNST : Lợi nhuận sau thuế

GMP : (Good Manufacturing Pratice): Thực hành sản xuất tốt

GPP : (Good Pharmacy Practice): Thực hành tốt nhà thuốc

GDP : (Gross Domestic Product): Thực hành tốt phân phối thuốc

UBND : Uỷ ban nhân dân

VCSH :Vốn chủ sở hữu

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, không chỉ được sử dụng phục vụ cho người tiêu dùng mà còn là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn Việt Nam là nước có dân số khá đông gần 90 triệu người, khí hậu nóng ẩm dẫn đến nhiều dịch bệnh Một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành Dược nước ta vẫn chưa khai thác được Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, các Công ty Dược Việt Nam cần phải nâng cao cạnh tranh để có thể giành được thị phần và tồn tại được Trong đó Công ty Dược và vật tư y tế miền Trung cũng không nằm ngoài quy luật ấy

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong một thị trường càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên khốc liệt và phức tạp hơn Song cạnh tranh hiện đại không nhằm “tiêu diệt lẫn nhau”, “cá lớn nuốt

cá bé”, mà thực tế trong nền kinh tế thị trường hiện đại cho thấy, các doanh nghiệp với

đủ mọi loại hình, quy mô, từ lớn đến vừa và nhỏ vẫn cùng nhau tồn tại và phát triển Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã vươn lên thành doanh nghiệp lớn Song muốn tồn tại và phát triển như vậy chính bản thân doanh nghiệp đó phải khẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề được khá nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện Đồng thời hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực

Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung đã

và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực phân phối Dược phẩm, mục đích của Công ty là trở thành một nhà phân phối Dược phẩm chuyên nghiệp Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn thay đổi, các đối thủ cạnh tranh ngày một linh hoạt

và lớn mạnh hơn Do vậy, Công ty càng phải tích cực đưa ra những chiến lược mới của mình nhằm phát huy những thế mạnh vốn có, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

Qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung, trên

cở sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị trên ghế nhà trường, và căn cứ vào thực tế

Trang 7

của Công ty, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công

ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Miền Trung” làm đề tài báo cáo thực tập của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế nhằm góp phần phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung

3. Đối tượng nghiên cứu.

Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung

4. Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phân tích logic, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để phân tích và lý giải

5. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Dược

và vật tư y tế miền Trung Số liệu nghiên cứu được thu thập từ phòng kinh doanh, phòng tài chính – kế toán của Công ty

- Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu qua các năm 2011, 2012 và 2013 Đề tài

được thực hiện từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 01 năm 2015

Trang 8

PHẦN 1: BÁO CÁO TỔNG HỢP

Trang 9

1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung

Hình 1.1 Quang cảnh của công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty thành lập tại Việt Nam

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Dược Vật Tư Y Tế Miền Trung

- Địa chỉ: Lô 04-05, Đại Lộ Hùng Vương, Phường 9, Thành Phố Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.

- Email: www.duocmientrung.com

- Tổng số nhân viên năm 2011: 70 người, 2012:70 người, năm 2013:47 người

- Được thành lập vào năm 5/5/2011, đã có những bước phát triển và mở rộng nhanh chóng để trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam về các sản phẩm

Trang 10

thiết bị, dụng cụ y tế, thẩm mỹ và nhiều loại sản phẩm khác trong ngành y tế Chúng tôi là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị y tế Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hầu hết các bệnh viện lớn nhỏ tại Việt Nam và được các Y, Bác Sỹ và các nhà thuốc của một số hãng sản xuất uy tín của Ấn Độ, Đông Nam- Việt Nam, DaVi Pharm, Pháp, Hàn Quốc và là nhà cung cấp chính thức của nhiều hãng sản xuất uy tín trên thế giới tại thị trường Việt Nam Với kinh nghiệm, nguồn nhân lực và tài chính, cùng với các mối quan hệ quốc tế, chúng tôi đã và đang phát triển mạng lưới phân phối một số thiết bị y

tế của Ấn Độ và Hàn Quốc độc quyền trong cả nước với chất lượng quốc tế và giá cả cạnh tranh

- Vốn điều lệ Công ty là 3.000.000.000 đồng

Công ty cổ phần Dược và vật tư y tế miền Trung lôn quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, cung ứng thuốc kịp thời cho các cơ sở y tế

Ngoài ra Công ty cũng không ngừng mở rộng quy mô, tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, tạo điều kiện cho họ thích ứng với điều kiện lao động mới, Công ty thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng trình độ cho người lao động, cử đi học quản lý, đại học Dược

1.1.2 Chức năng , nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu

1.1.2.1 Chức năng

- Tạo dựng các sản phẩm chất lượng vì sức khỏe người Việt

- Luôn cổ vũ tinh thần yêu quý và sử dụng Dược phẩm Việt Nam

- Tạo điều kiện công ăn việc làm cho người lao động, trả thù lao xứng đáng với những đóng góp cho Công ty

- Thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước

- Cố gắng phấn đấu cũng như phân phối các sản phẩm thuốc, mở rộng hệ thống phân phối trên cả nước và cả nước ngoài

1.1.2.2 Nhiệm vụ

- Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường, tăng cường chất lượng phục vụ

- Tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu thành phẩm

- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn

- Không ngừng nâng cao lợi ích của các cổ đông và nâng cao đời sống của công nhân viên trong Công ty

Trang 11

1.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là Dược phẩm, tạo dựng các sản phẩm tốt cho

người Việt, kinh doanh các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế

1.1.3 Cơ cấu quản lý Công ty

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty

Nhận xét:

Bộ máy tổ chức của Công ty được thực hiện theo cơ cấu quản trị trực tuyến – chức năng, đảm bảo sự hoạt động thông suốt và tính thống nhất cho Công ty Đứng đầu là ban giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ các bộ phận, phòng ban, đảm bảo hoạt động của Công ty luôn được thông suốt, hiệu quả Bên cạnh đó, các bộ phận, phòng ban được phân chia trách nhiệm rõ ràng, chịu sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám đốc, vì vậy, công việc luôn được hoàn thành tốt Đây là cơ cấu quản trị phù hợp với Công ty, giúp Công ty thực hiên tốt khả năng điều hành công việc kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả cao

- Giám đốc: Ban Tổng quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công

ty theo những chiến lược Chịu trách nhiệm điều hành trực triếp và triển khai các chiến lược theo chức năng quản lý

- Phòng Kế Toán –Hành Cính Nhân sự: Có chức năng tham mưu cho Ban Tổng Giám

đốc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm; tổ chức bộ máy kế toán; thực hiện quản lý nguồn vốn và tài sản; thực hiện các nhiệm vụ về kế toán và thủ quỹ, thống kê, nghiệp

vụ Ngân hàng, lập các báo cáo quyết toán quý, năm và quyết toán đầu tư Có chức

GIÁM ĐỐC

lượng Phòng kinh doanh

Thủ khoa

Bộ phận giao hàng Bộ phận bán hàng

Trang 12

năng tham mưu cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh, và bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty, quản lý hồ sơ lí lịch của công nhân viên, quản lý lao động tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ, đồng thời thực hiện công tác hành chính như công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ cơ quan, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

- Phòng Kinh doanh: Có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây

dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc ký kết hợp đồng mua bán giữa các khách hàng và Công ty; kiểm soát và quản lý quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã được Ban Giám đốc phê duyệt; và xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa phù hợp với nhu cầu kinh doanh

- Trưởng phòng đảm bảo chất lượng:

+ Kiểm tra, đánh giá về việc tuân thủ các quy trình đã phê chuẩn được thực hiện trong toàn Công ty

+ Cập nhật thường xuyên những thay đổi để đề xuất cải tiến hệ thống chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường

+ Chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ

+ Quản lý và điều hành các hoạt động của phòng

+ Kiểm tra hồ sơ lô

+ Kiểm soát phiếu không phù hợp

+ Có quyền đề xuất, xây dựng và cải tiến, hệ thống tài liệu, hệ thống chất lượng

- Bộ phận giao hàng: Có nhiệm vụ giao hàng đến tận nơi cho khách hàng.

- Bộ phận bán hàng: Có nhiệm vụ nhập hàng, kiểm kê hàng hóa, tư vấn sản phẩm mới,

thống kê khách hàng Cập nhập các thông tin hàng hóa, doanh thu và tỷ lệ tăng giảm của các nhà cung cấp tại cửa hàng lân cận

- Thủ kho: Thực hiện thủ tục xuất nhập hàng.Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu Theo dõi

quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng: Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo

dõi nhập hàng Sắp xếp hàng hóa trong kho: trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong

kho, sắp xếp hàng hóa tránh bị ướt, đổ vỡ… lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi

có phát sinh hàng hóa, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho, sắp xếp hàng hóa trong

kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất …

1.1.4 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển trong thời gian tới

Sau gần 4 năm xây dựng và phát triển với nhiều thăng trầm, giờ đây Công ty đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường Dược Việt Nam Nhưng không bao giờ tự bằng lòng với chính mình, Công ty luôn vận động phát triển để theo kịp xu thế phát triển chung của nền kinh tế và để có thể thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng Công ty cũng nhận thức được rằng trong thời gian tới để tiếp

Trang 13

tục khẳng định vị trí của mình thì bên cạnh những thuận lợi đã có, Công ty sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.

- Về nguồn nhân lực: Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý nắm vững trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trẻ khỏe, năng động

- Về sản phẩm: Các sản phẩm truyền thống mà Công ty phân phối như kháng sinh thông thường, vitamin phong phú về chủng loại, chất lượng đảm bảo được người tiêu dùng tín nhiệm

- Về vốn: Là một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh ở quy mô vừa nên Công ty có đủ nguồn vốn kinh doanh, không có đi vay cũng như không huy động nhiều nguồn vốn khác Chính vì điều này tạo cho doanh nghiệp một tâm lý thoải mái

- Về cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường với thế quốc tế hóa, tự do hóa thương mại, cuộc cạnh tranh đang diễn ra hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài Rõ ràng đay là một cuộc đấu tranh không cân sức giữa các Công ty trong nước với nước ngoài Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Công ty Dược trong nước với nhau, cũng như cạnh tranh giữa Công ty trong nước với nước ngoài

+ Tình hình cạnh tranh trên thị trường cung ứng thuốc diễn ra chưa lành mạnh, nhất là cạnh tranh về giỏ thuốc

+ Tình trạng biến động giá cả nguyên vật liệu làm cho chi phí sản xuất của Công ty phân phối Dược phẩm tăng cao, làm ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh giá cả trong hoạt động bán hàng với đối thủ cạnh tranh

Trang 14

- Về phát triển hình ảnh thương hiệu: Trước đây, trong 4 kênh phân phối của mình, Công ty gần như chỉ tập trung phát triển và phát triển mạnh nhất 3 kênh đó là: Kênh phân phối Bệnh viện, chi nhánh khu vực và kênh bán buôn Đối tượng khách hàng trực tiếp của Công ty ở 3 kênh này là các bệnh viện và đại lý Dược cùng các chi nhánh phân phối Dược phẩm, do vậy, uy tín cũng như thương hiệu Công ty chỉ được các đối tượng khách hàng này biết đến Hiện nay, trong cuộc đua giành thị phần Công ty cần phải hoạt động tiêu thụ, PR cho sản phẩm để người tiêu dùng có thể biết nhiều hơn về sản phẩm.

1.1.4.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới

- Phương hướng phát triển sản phẩm: Để trở thành Công ty Dược phẩm danh tiếng,

có uy tín thì Công ty đã xác định phương hướng phát triển sản phẩm là phải lấy chất

lượng sản phẩm làm ưu tiên.

+ Đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp, cơ cấu chủng loại thuốc phù hợp với nhu cầu thị trường

+ Củng cố quan hệ tốt với nguồn cung ứng có uy tín và bạn hàng quan trọng

+ Đẩy mạnh hàng nhập khẩu trong nước

+ Chú trọng nhập khẩu các loại thuốc đặc trị, biệt Dược và chủ động phân phối

+ Làm tốt công tác thị trường đảm bảo hàng nhập đến đâu tiêu thụ đến đó, tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo, áp dụng cơ chế bán với giá linh hoạt, làm tốt công tác dự báo thị trường trên cơ ở đó lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn một cách khoa học

- Phương hướng về đầu tư:

+ Đầu tư cho marketing mở rộng hệ thống kênh phân phối

+ Phát triển bán hàng vào hệ thống điều trị

+ Tham gia quảng bá thương hiệu thông qua các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm

+ Xây dựng đội ngũ marketing chuyên nghiệp, có trình độ để mở rộng hệ thống kênh phân phối

+ Thực hiện chào hàng trên mạng, nâng cấp trang web, tham gia các kỳ hội chợ quốc tế

+ Đầu tư cho hệ thống quản trị

+ Nghiên cứu về luật pháp và thông lệ kinh doanh vốn có

Trang 15

- Phương hướng nguồn nhân lực:

+ Nâng cao năng lực quản lý, đặc biệt phát triển nguồn nhân lực cấp cao, đồng thời củng

cố nhân sự, huấn luyện nhân viên cấp cao, huấn luyện đào tạo nhân viên, tăng cường tuyển chọn và thu hút nguồn nhân lực bên ngoài

+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV Công ty

+ Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, phát triển các phong trào thi đua sáng tạo

+ Xây dựng chính sách khen thưởng nhằm khuyến khích tinh thần sáng tạo cho nhân viên

Tất cả đều hướng về một mục đích, xây dựng Công ty thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh Với tinh thần hợp tác, đôi bên cùng có lợi, điều đó cũng chính

là sự lớn mạnh, phồn thịnh cho Công ty Dược Vật Tư Y Tế Miền Trung Đồng thời chính sách của Công ty luôn coi con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển Mọi thành viên trong Công ty đều được tạo mọi điều kiện như nhau để phát huy năng lực, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm làm việc Công ty luôn khuyến khích, tạo điều kiện, tài trợ kinh phí cho nhân viên tự nâng cao trình độ hiểu biết chuyên môn, ngoại ngữ và công nghệ thông tin

1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1.1 Môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế

Hiện nay, khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng càng được quan tâm nhiều hơn Theo Cục quản lý Dược Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2008 là 16.5 USD tăng gấp 3 lần so với năm 1998 là 5.5 USD Do đó theo xu hướng chung của xã hội, sự gia tăng tiền thuốc bình quân đầu người tăng lên cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về Dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn hơn

Do Dược phẩm là một ngành đòi hỏi phải có trang thiết bị, máy móc kĩ thuật hiện đại nên nguồn vốn đầu tư là rất lớn mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng

có thể đáp ứng được Vì vậy, lãi suất cho vay của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời tình hình kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì các loại thuốc kháng sinh, bổ

…được tiêu thụ với số lượng lớn, thị trường ngày càng mở rộng giúp Công ty kinh

Trang 16

doanh có nhiều lợi nhuận hơn, góp phần đưa ngành Dược ngày càng phát triển cũng như thúc đẩy nền kinh tế nước ta đi lên.

- Các yếu tố chính trị pháp luật

Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng Do đó khi một loại sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường sẽ phải chịu vượt qua được rào cản kỹ thuật khắt khe trong nước cũng như thế giới đồng thời chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y tế (Cục quản lý Dược Việt Nam)

Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong các qui định về chi phí quảng cáo của Nhà nước đã khiến các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm thua ngay trên sân nhà Trong khi các loại thuốc ngoại nhập được chi phí quảng cáo đến 30% doanh thu, thì thuốc sản xuất trong nước chỉ được 10%, nếu vượt quá sẽ bị đánh thuế Để thành công sản phẩm rất cần được quảng bá, việc bị hạn chế quảng bá khiến người tiêu dùng không mặn mà với thuốc nội

Theo các cam kết cụ thể khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế áp dụng cho Dược phẩm sẽ chỉ còn 0%-5% so với 0%-10% như trước đây, mức thuế trung bình là 2.5% sau 5 năm kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO Mặc khác việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện của thương mại của các Công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn với thương hiệu nổi tiếng và thương quyền ngày càng được mở rộng, cùng vơi sự tháo dỡ các rào cản thương mại

sẽ là những thách thức rất lớn đối với ngành công nghiệp Dược nội địa trong đó có Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Miền Trung

Trước tình hình đó Chính phủ yêu cầu bộ Y tế xây dựng các chương trình ưu đãi tài chính cho các nhà sản xuất thuốc cũng như phân phối thuốc trong nhà nước

- Các yếu tố văn hóa – xã hội

Yếu tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Có thể xét trên hai khía cạnh sau: trình độ dân trí và tâm lý người tiêu dùng

Trình độ dân trí: do trình độ dân trí nhiều nơi còn thấp, lại ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa, lịch sử từ lâu đời, nhiều người Việt Nam đặc biệt là dân cư nông thôn và các nhóm người dân tộc thiểu số vẫn còn tâm lý ỷ lại vào ‘tự nhiên ’, vào ‘số phận ’ Do

đó khi gặp vấn đề về sức khỏe thì họ chỉ dùng thuốc khi bệnh đã nguy kịch Cùng với

sự phát triển của xã hội, trình độ dân tri được nâng cao, các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại đã giúp người dân hiểu biết nhiều hơn, gần gũi hơn với các thông tin về thuốc và sức khỏe

Trang 17

Trong cuộc họp Uỷ ban các vấn đề về xã hội của Quốc hội tại T.P HCM bà Phạm Khánh Phong Lan, phó giám đốc sở y tế TP.HCM đã nêu lên một vấn đề trong tâm lý người dân tạo nên nguy cơ cho ngành Dược Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ phần Dược Vật Tư Y Tế Miền Trung Đa phần người dân chưa tin dùng thuốc nội, họ luôn mang tâm lý cho rằng thuốc ngoại thuốc đắt là thuốc tốt, một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó là sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc rất hạn chế

Tâm lý người tiêu dùng: Hiện nay, người Việt Nam vẫn có tâm lý sính thuốc

ngoại Đây là một thách thức rất lớn đối với thuốc tân Dược nội địa Đa số người tiêu dùng chưa tin vào thuốc nội mặc dù giá rẻ hơn mà chất lượng nhiều loại không thua kém gì thuốc ngoại Điều này đặt ra cho Dược phẩm trong nước phải tìm cách lấy được lòng tin của người tiêu dùng, tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm

1.2.1.2 Các yếu tố thuộc nội bộ ngành

- Khách hàng

Với đặc điểm tự nhiên của nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và các bệnh nhiệt đới nên mô hình bệnh của nước ta chủ yếu là các bệnh cúm, các bệnh viêm cấp và mãn tính, nhiễm trùng…Đặc biệt Phú Yên là một tỉnh thuộc miền Trung, mưa gió thất thường Từ đó tạo nên cơ cấu

Sơ đồ: 1.2: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael E Porter

Trang 18

thuốc nội địa chủ yếu là kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau, thuốc bổ…Với gần 90 triệu dân Việt Nam được coi là một thị trường đầy tiềm năng Đặc biệt ở Phú yên thì các Công ty Dược rất ít, chỉ có 2 Công ty đó là Công ty Cổ phần PYMEPHARCO và Công

ty Cổ phần Dược và và vật tư y tế miền Trung, Vì thế đây là thị trường đầy tiềm năng

và một số lượng khách hàng lớn, Công ty nên biết nắm bắt cơ hội này để lôi kéo khách hàng về phía mình Những đối tượng khách hàng chính của Dược phẩm là: Nhà nước,

hệ thống bệnh viện, người tiêu dùng, các đại lý bán buôn

Nhìn chung mỗi đối tượng khách hàng đều có một mục đích sử dụng các loại Dược phẩm trong nước này khác nhau Chính vì vậy đối với từng đối tượng các doanh nghiệp cần có chính sách khách hàng là khác nhau Khi nắm bắt được nhu cầu cụ thể của khách hàng thì đây sẽ chính là cơ hội cho họ có thể tiến tới cạnh tranh với các

doanh nghiệp Dược phẩm nước ngoài.

- Nhà cung cấp

Trong bất kỳ một sản phẩm nào muốn kinh doanh được thì cũng cần có các yếu

tố đầu vào Mỗi Công ty cần tìm kiếm nhiều nhà cung cấp để tình hình kinh doanh không bị gián đoạn Đặc biệt Công ty Dược và vật tư y tế miền Trung là một côn gty chuyên phân phối sản phẩm nên vấn đề nhà cung cấp rất quan trọng và là nhiệm vụ phải đặt lên hàng đầu Hiện nay Công ty đã có rất nhiều nhà cung cấp không chỉ trong nước mà cả nước ngoài nữa Ví dụ như: các nhà cung cấp trong nước như là Công ty Dược Phương Đông, Đông Nam, NIC Pharma, Đạt Vi Phu, các Công ty nước ngoài như là Navana Pharma-Bangiadesh, Âns Độ, ANB- Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp Công

ty đã có một số lượng nhà cung cấp phong phú

- Sản phẩm cạnh tranh

Nhóm các nước có sản phẩm cạnh tranh về chất lượng: Các quốc gia thuộc nhóm này gồm Pháp, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Anh… chủ yếu là các loại thuốc từ các nước Châu Âu Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các Công ty Dược trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hóa, hạ nhiệt, giảm đau…Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất Dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, và đó là một thị trường mở cho các sản phẩm Dược nước ngoài

Trang 19

Nhóm các nước có sản phẩm cạnh tranh về giá: Các quốc gia này chủ yếu đến

từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…

Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này khá mạnh Hầu hết sản phẩm từ các quốc gia này đều là các dạng thuốc thông thường Các doanh nghiệp đến từ nhóm nước này gây ra một áp lực cạnh tranh tương đối lớn bởi chúng ta phải chia sẻ thị phần các loại thuốc thông thường vốn đã rất nhỏ Giá của các sản phẩm thuộc nhóm này thường tương đối thấp, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ lớn gây sức ép lên sản phẩm Dược nội địa Nói cách khác, khi vẫn còn hàng rào thuế quan chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ, do đó hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO thì thuốc tân Dược trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất Dược phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình

- Đối thủ tiềm ẩn

Dược phẩm là ngành có tỷ suất lợi nhuận cao nên sức hấp dẫn của ngành là khá lớn Nhưng do đặc thù của ngành là liên quan trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của con người nên rào cản gia nhập ngành là rất lớn Một doanh nghiệp muốn ra nhập trong lĩnh vực Dược phẩm thì ngoài việc phải có nguồn vốn lớn, khoa học kĩ thuật cao,

và đặc biệt là rào cản về pháp luật khi phải chịu ràng buộc về giấy phép hành nghề Dược, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng (GMP, GPP, GDP…) và chịu sự giám sát chặt chẽ của Bộ Y tê (mà cụ thể là Cục quản lý Dược Việt Nam)

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành Dược Việt Nam

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc sự đe dọa cho doanh nghiệp Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thường chịu sự tác động lớn của số doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực

Các doanh nghiệp Dược Việt Nam ngoài mối đe dọa từ bên ngoài thì còn phải đối mặt với các doanh nghiệp trong nước Để tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược riêng đối với từng sản phẩm cụ thể

Có thể thấy rằng hiện nay thị trường thuốc tân Dược Việt Nam là thị trường phân tán Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất có quy mô không quá lớn và hầu như không có doanh nghiệp nào thực sự có khả năng chi phối toàn ngành Do đó các doanh

Trang 20

nghiệp buộc phải cạnh tranh trực tiếp với nhau để giành được thị phần Sức ép từ phía

trong nội bộ ngành Dược Việt Nam là lớn mức độ cạnh tranh căng thẳng

Đồng thời, sau khi gia nhập tổ chức WTO, các doanh nghiệp Dược nước ngoài

với nguồn vốn lớn và nhiều chính sách ưu đãi nhằm lôi kéo nhân tài ngành Dược dẫn

đến việc “chảy máu chất xám” Đây là sự lãng phí to lớn mà ngành Dược nội địa cần

có biện pháp khắc phục

1.2.2 Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2.1 Vốn

Nguồn vốn là một yếu tố quan trọng không chỉ tác động đến việc sản xuất mà

còn tác động lớn đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ thuốc thông qua chiến lược phân

phối và quảng cáo Để mở rộng mạng lưới phân phối thuốc, các doanh nghiệp cần áp

dụng các chính sách tỷ lệ chiết khấu, cụ thể như khi khách hàng mua với số lượng lớn

và thanh toán bằng tiền mặt ngay sau khi mua thì sẽ được chiết khấu một tỷ lệ nhất

định Với các chính sách này các doanh nghiệp có thể lôi kéo các khách hàng lớn về

phía mình và có thể tiêu thụ một khối lượng hàng hóa tương đối lớn Hay, để sản phẩm

đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp phải tổ chức tiến

hành điều tra thị trường… Các hoạt động này đòi hỏi các khoản chi phí khá lớn Vì

vậy, một doanh nghiệp mạnh về tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp đó

3,968,073,049

1,050,068,326

794,805,496

-Vốn CSH

2,919,328,334

3,171,549.24

3 3,571,137,157 252,220,909 399,587,914

(Nguồn: Phòng kế toán)

Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển

của một doanh nghiệp Công ty đã sử dụng một tỷ trọng lớn nguồn vốn chủ sở hữu

trong tổng vốn kinh doanh Gần như là toàn bộ vốn kinh doanh Công ty sử dụng vốn

chủ sở hữu, không có đi vay Nguồn vốn này được sủ dụng ngày càng tăng và tăng liên

Trang 21

tục trong 3 năm Cụ thể năm 2012 tăng 252,220,909 đồng so với năm 2011 Năm 2013 tiếp tục tăng 399,587,914 đồng so với năm 2012 Việc sử dụng nguồn vốn này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của Công ty rất cao Trong giai đoạn có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì nguồn tài chính mạnh thể hiện nội lực của Công ty, giúp Công ty đứng vững trên thị trường mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài Nhưng với Với nguồn vốn kinh doanh giảm vào năm 2013 giảm như thế thì Công ty muốn thu hẹp hoạt động kinh doanh chỉ tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu, chứ không đầu tư dàn trải không hiệu quả như trước nữa, đầu tư vào các hoạt động như là bán hàng, marketing …

1.2.2.2 Lao động

- Tổng số nhân viên tính đến năm 2013 là 47 người

- Công ty luôn chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn cho các nhân viên, nâng cao trình độ quản lý, điều hành cho cán bộ lãnh đạo Đời sống của cán bộ nhân viên được quan tâm thiết thực Công ty có văn phòng làm việc thoải mái, đầy đủ tiện nghi Công ty có chế độ đãi ngộ xứng đáng với đóng góp của cá bộ nhân viên, có cơ hội thăng tiến trong công việc

Nhận xét: Cơ cấu lao động Công ty hiện tại hợp với đội ngũ nhân viên có trình độ, kỹ

năng công việc thành thạo Công ty có kế hoạch mở rộng thêm những cán bộ nhân viên, có trình độ cao để mở rộng hoạt động kinh doanh Công ty đang chú trọng tuyển dụng thêm nhân lực cho bộ phận Marketing và nhân lực có trình độ, kỹ năng cao

- 7h30-11h30, buổi chiều bắt đầu từ 1h-5h

- Các hình thức trả lương: Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương cho cán bộ nhân viên quản lý theo hình thức trả lương theo thời gian: Công ty dựa vào thời gian thực tế, trình độ kỹ năng chuyên môn cũng như tính chất của công việc để Công ty trả lương xứng đáng cho từng nhân viên

1.2.2.3 Trang thiết bị.

Nhìn chung, trang thiết bị của Công ty hiện nay là khá tạo điều kiệc cho CBNV làm việc Tuy nhiên, đây là một Công ty không có sản xuất mà chỉ phân phối sản phẩm nên trang thiết bị đơn giản, không có máy móc hay dây chuyền sản xuất cầu kỳ

Trang 22

việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp Ngoài ra nhà quản trị cũng phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu hướng phát triển chung trong nền kinh tế thị trường Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là nhứng người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp Họ là những người có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họ chính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp Vì vậy mà nhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp.

1.2.3 Tình hình thực hiện các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp

1.2.3.1 Các hoạt động đầu vào (mua sắm các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình kinh doanh)

- Hoạt động đầu vào của Công ty là các sản phẩm kinh doanh thương mại là:

+ Công ty nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm trong nước và nước ngoài về và phân phối

ra ngoài thị trường Với các sản phẩm này hàng tháng phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập bảng đề ghị nhập hàng trên cơ sở hàng tồn kho và phương án kinh doanh để phòng xuất nhập khẩu liên hệ các nhà cung cấp làm thủ tục nhập hàng

+ Các sản phẩm sau khi được Công ty nhập khẩu về sẽ dưa về kho của Công ty để phòng kinh doanh bán ra thị trường

1.2.3.2 Vận hành và đầu ra (sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động của các nhân viên để tạo ra giá trị cho khách hàng)

- Công ty có một đội ngũ nhân viên tuy ít nhưng có chất lượng, luôn tâm huyết với nghề, và hiểu được tâm lý khách hàng, và dày dặn kinh nghiệm Chính vì điều đó đã tạo cho Công ty một uy tín mà không phải một Công ty nào cũng có

- Công ty có một hệ thống phân phối rộng khắp, các sản phẩm cuả Công ty có mặt trên

Trang 23

đồng thời tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc Vì thế Công ty đã nghiên cứu thị trường dưới nhiều hình thức khác nhau: Tiến hành thu thập ý kiến người tiêu dùng trong quá trình bán hàng thông qua đội ngũ nhân viên tiếp thị của Công ty và nhà phân phối, vì thế Công ty Cổ phần Dược và vật tư y tế miền trung luôn nhận được những thông tin phản hồi để đáp ứng tốt nhất cho khách hàng.

- Chính sách sản phẩm và giá cả: Công ty áp dụng giá thuốc hợp lý, không có tự ý nâng giá cũng như bán phá giá

- Hoạt động quảng cáo và quan hệ cộng đồng: Hoạt động này Công ty chưa chú trọng đầu tư, và ít được Công ty quan tâm Công ty chỉ mới quảng bá hình ảnh trên các trang báo và internet, thông qua các đại lý….không có quảng cáo rộng rãi, đây là một điểm yếu mà Công ty cần khắc phục

1.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm

1.2.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2011-2013

Trang 24

Bảng 1.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013

(Đơn vị tính: đồng)

Chênh lệch (2012/2011)

Chênh lệch (2013/2012)

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 77,284,240 301,626,044 529,085,213 224,341,804 290.28 227,459,169 75.21

Thu nhập khác 7,000,000 4,312,727 919,536 -2,687,273 -38.39 -3,393,191 -78.68

Trang 26

Nhận xét:

- Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: Có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt vào năm 2012 và giảm nhẹ vào năm 2013, năm 2012/2011 chênh lệch là 11,418,017,259 đồng (tương ứng với 157.63%) Năm 2013/2012 chênh lệch là -33,800,006 (tương ứng với -0.2%) Ta thấy năm 2012 tốc độ tăng doanh thu của Công

ty tăng rất nhiều so với năm 2011 và giảm nhẹ năm 2013 Cho thấy tốc độ tăng doanh

thu luôn luôn biến động không ổn định, tăng gảm thất thường.

- Giá vốn hàng bán: Qua 3 năm đều tăng, điều này chứng tỏ giá vốn hàng bán tăng tương ứng với chi phí mua sản phẩm đầu vào của Công ty tăng lên, chi phí bán hàng tăng và sản lượng bán hàng của Công ty cũng tăng Năm 2011 chỉ có 4,979,168,023 đồng nhưng đến năm 2012 lại tăng rất nhanh lên tới 12,800,350,117 chênh lệch tới 7,821,182,094 đồng tương ứng với 157.63% Sang năm 2013 thì tăng nhưng tang rất ít chênh lệch so với năm 2012 là 139,352,012 đồng tương ứng với 1.1% Điều đó cũng

ảnh hưởng tới giá bán của Công ty.

- Lợi nhuận gộp: Đi đôi với doanh thu thuần lãi gộp cũng thế, tăng nhiều vào năm 2012

và giảm nhẹ vào năm 2013 Cụ thể là năm 2012 /2011 chênh lệch là 3,596,835,165 đồng (tương ứng với 159%) Nhưng đến năm 2013 lại giảm nhẹ từ 5,861,239,287 vào năm 2012 đến năm 2013 chỉ còn 5,633,629,268 đồng, chênh lệch năm 2013 /2012 là -227,610,019 đồng (tương ứng với -3.9%) Ta thấy tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty

tăng qua các năm chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả Nhưng không ổn định.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng đều qua 3 năm Cụ thể chênh lệch giữa 2012/2011 là 224,341,804 đồng (tương ứng với 290%), chênh lệch giữa năm 2013/2012 là 227,459,169 đồng (tương ứng 75.21%) Công ty kinh doanh có hiệu quả

- Tổng lợi nhuận trước thuế: tăng đều qua 3 năm Cụ thể năm 2011 tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty là 84,281,076 đồng, năm 2012 là 305,760,182 đồng tăng 221,479,106 đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng là 262.8% Năm 2013 chỉ tiêu này tăng 63,078,813 đồng tăng 20.63% Qua số liệu này cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Công ty sang năm 2013 có xu hướng tăng nhẹ do chi phí đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng mạnh vào năm 2013

Tóm lại: Tình hình kinh doanh của Công ty tương đối tốt vào năm 2012 lợi nhuận

tăng mạnh, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận Năm 2013, tình hình kinh doanh của Công ty ở mức khá ổn định, lợi nhuận vẫn tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí và chậm hơn so với năm 2012

Trang 27

1.2.4.2 Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2011-2013

Bảng 1.3: Bảng phân tích sự biến động tài sản của Công ty 2011-2013

(Đơn vị tính: đồng)

Chênh lệch (2012/2011) (2013/2012) Chênh lệch

TỎNG CỘNG TÀI SẢN 3,712,810,219 4,762,878,545 3,968,073,049 1,050,068,326 28.28 -794,805,496 -16.69

(Nguồn Phòng kế toán)

Trang 28

Nhận xét:

Tổng tài sản của Công ty luôn luôn biến động Cụ thể:

- Tài sản ngắn hạn: Tăng ở năm 2012 và giảm vào năm 2013 Cụ thể năm chênh lệch

giữa năm 2012/2011 là 1,050,068,326 đồng (tương ứng với mức tăng 28.3%) Đến

năm 2013 lại giảm từ 4,762,878,545 xuống còn 3,968,073,049 năm 2012 chênh lệch năm 2013/2012 là -794,085,496 đồng ( tương ứng với mức giảm -16.7%)

Tiền và các khoản tương đương tiền: Chênh lệch năm 2012/2011 là 1,371,319,895 đồng (tương ứng với mức tăng 409.78%) Năm 2009 chỉ tiêu này tăng

từ 1,705,968,734 đồng năm 2012 lên 2,217,895,794 đồng năm 2013, mức chênh lệch

là 511,927,020 đồng (tương ứng mức tăng là 30%) Điều này có nghĩa là trong năm

2012 và 2013 tiền tăng vì Công ty được người mua trả tiền trước tăng lên đột ngột

- Phải thu khách hàng: Chỉ tiêu này giảm qua 3 năm Cụ thể là năm 2011 là 2,679,478,609 đồng nhưng năm 2012 giảm còn 2,454,416,282 đồng, chênh lệch 2012/2011 là 225,062,327 đồng (tương ứng với mức giảm 8.4%) và chỉ tiêu này tiếp tục giảm mạnh xuống 1,342,081,062 đồng vào năm 2013 , mức chênh lệch này là 1,112,335,220 đồng (tương ứng mức giảm 35.3%) Điều này cho thấy năm 2013 Công

ty quản trị công nợ phải thu rất tốt và bị khách hàng, nhà phân phối chiếm dụng vốn Tuy nhiên công tác thu hồi nợ của Công ty qua 3 năm vẫn còn chậm

- Hàng tồn kho: Chỉ tiêu này giảm đều qua 3 năm Cụ thể chênh lệch năm 2012/2011 là -128,918,860 đồng (tương ứng với mức giảm là -18.45%) Năm 2013/2012 chênh lệch

là -161,667,678 đồng (tương ứng với mức giảm là -28.4%) Điều này là tốt, chứng tỏ Công ty không ứ đọng vốn trong khâu lưu thông Công ty biết giữ hàng tồn kho ở một mức độ hợp lý không bị ứ đọng vốn quá nhiều và đảm bảo hoạt động kinh doanh Dược diễn ra không bị gián đoạn

Tóm lại: Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng là do các khoản tiền và các khoản

tương đương tiền tăng cao, còn các khoản phải thu ngắn hạn cụ thể là phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm nhưng mức giảm nhẹ Điều đó chứng tỏ Công ty giảm được lượng vốn bị khách hàng và nhà cung cấp chiếm dụng, Công ty quản trị hàng tồn kho tốt

Nhận xét chung: Tổng tài sản của Công ty năm 2011 là 3,712,810,219 đồng năm 2012 là 4,763,878,55 đồng, tăng so với năm 2011 là 1,050,068,326 đồng (tương ứng với mức là 28.3%) Năm 2013 tổng tài sản là 3,968,073,049 đồng giảm so với năm 2012 là -794,805,496 đồng (tương ứng với mức giảm là 16.7%) Tổng tài sản của Công ty tăng mạnh vào năm 2012 và tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương

Trang 29

đương tiền tăng Và giảm vào năm 2013 Chứng tỏ Công ty không đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ nhiều bởi vì Công ty chỉ phân phối sản phẩm không có hoạt đông sản xuất nên tài sản dài hạn của Công ty không có.

Trang 30

Bảng 1.4: Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của Công ty

(Đơn vị tính: đồng)

Chênh lệch (2012/2011)

Chênh lệch (2013/2012)

4.Thuế và các khản phải nộp Nhà nước 54,018,655 91,840,617 5,636,527 252,220,897 70.01 -86,204,090 -93.86

5 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

B VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,919,328,334 3,171,549,231 3,571,137,156 252,220,897 8.64 399,587,925 12.59

I Vốn chủ sở hữu 2,919,328,334 3,171,549,231 3,571,137,156 252,220,897 8.64 399,587,925 12.59

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2,850,000,000 2,850,000,000 3,000,000,000 0 0 150,000,000 5.26

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 69,328,334 321,549,231 571,137,157 252,220,897 363.8 249,587,926 77.62

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3,712,810,219 4,762,878,545 3,968,073,049 1,050,068,326 28.28 -794,805,496 -176.69

(Nguồn Phòng kế toán)

Trang 32

Nhận xét: Tình hình nguồn vốn

- Nguồn vốn của Công ty năm 2011 là 3,712,810,219 đồng, năm 2012 là 4,762,878,545 đồng, tăng 1,050,068,326 đồng so với năm 2011 ( tương ứng với mức tăng là 28.3%) Năm 2013 chỉ tiêu này là 3,968,073,049 đồng giảm -794,805,496 đồng so với năm

2012 (tương ứng với mức giảm là -16.7%)

Nguyên nhân là do:

+ Nợ phải trả năm 2012 797,847,429 đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng là 100.5% Năm 2013 chỉ tiêu này là 396,935,892 đồng giảm -1,194,393,422 so với năm

2012 (tương ứng mức giảm là 75.05 %)

+ Vay và nợ ngắn hạn: Từ năm 2011-2013 Công ty không có vay và nợ ngắn hạn

+ Nợ dài hạn: Trong 3 năm từ năm 2011-2013 Công ty không có nợ dài hạn Điều đó cho thấy Công ty không có mở rộng hoạt động kinh doanh của mình

Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là do vốn đầu tư chủ sở hữu tăng, bên cạnh đó lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng lên một cách đáng kể từ năm 2011 là 69,328,334 đồng lên 321,549,231 đồng vào năm 2012 và 571,137,157 đồng năm2009 Lợi nhuận tăng mạnh như thế chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả rõ rệt

Tóm lại: Nguồn vốn của Công ty mạnh, nguồn vốn tăng chủ yếu do vốn đầu tư của

chủ sở hữu tăng Công ty cũng vay nợ ngắn hạn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trong tổng nguồn vốn của Công ty có nợ dài hạn nhưng không lớn Điều đó có nghĩa là các thành viên trong hội đồng quản trị cảm thấy huy động tiền từ các thành viên để đầu tư kinh doanh có hiệu quả hơn là vay nợ dài hạn

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Trang 33

Ý nghĩa: Cứ 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thu được bao nhiêu đồng

lợi nhuận sau thuế

+ Tỷ suất lợi nhận trên vố chủ sở hữu (ROE)

ROE =

Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vố chủ sở hữu đưa vào hoạt

động kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuếVCSH bình quân

Trang 34

Bảng 1.5: Phân tích khả năng sinh lời của Công ty

(Đơn vị tính: đồng)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012/2011 Số lượng % Chênh lệch 2013/2012 Số lượng % Danh thu

thuần 7,243,572,145 18,661,589,404 18,573,331,397 11,418,017,259 157.63 -88,258,007 -0.47Lợi nhuận sau

Tổng tài sản

bình quân 1,856,405,109 4,237,844,382 4,365,475,797 2,381,439,273 128.28 127,631,415 3.01Vốn chủ sở

Trang 35

Nhận xét:

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của Công ty tăng dần Năm 2011, ROS là 0.96, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 0.96 đồng lợi nhuận ròng Sang năm 2012, ROS tăng lên 1.35, và giảm nhẹ còn 1.34 vào năm 2013 Nguyên nhân ROS tăng nhẹ năm 2012 là do tốc độ tăng của LNST là 263.81% tăng mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần (chỉ tăng 157.63% nhưng các chi phí của Công ty cũng tăng rất mạnh so với năm 2011, như giá vốn hàng bán tăng đến 157.1%, chi phí bán hàng tăng 141.54%, chi phí quản lý tăng 356.9%

đã làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng tới 263.8%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng Năm 2013, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác giảm xuống lại, cao hơn mức tăng của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm so với năm 2012, đưa ROS giảm nhẹ xuống 1.34 Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chiphí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của Công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu : Qua 3 năm ROE của Công ty luôn luôn biến động Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của Công ty đạt mức 4.757, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 04.757 đồng lợi nhuận sau thuế Sang năm 2012, ROE tăng so với năm 2011, lên tới 8.28 Sang năm 2013, ROE lại giảm nhẹ xuống mức 7.4, do lợi nhuận trước thuế đã giảm nhẹ 1.04 và VCSH bình quân lại tăng 3.01 Đây là một dấu hiệu không mấy khả quan cho Công ty, cho thấy côn gty chưa sử dụng hiệu quả sử dụng VCSH để đầu tư

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản : Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng dần Năm 2011, ROA là 3.73, tức là 100 đồng tài sản tạo ra được 3.73 đồng lợi nhuận ròng Năm 2012, ROA tăng lên 5.95 và tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 5.71 vào năm 2013 Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân của Công ty trong năm

2012 tăng mạnh tới 128.28% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi tổng tài sản bình quân tới 263.81% khiến cho ROA tăng mạnh trang năm 2012

- Chỉ số khả năng thanh toán

+ Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành =

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnTài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạn

Trang 36

Bảng 1.6: Khả năng thanh toán của Công ty từ năm 2011- 2013

Vào năm 2011 hệ số thanh toán hiện hành là 4.68 Điều này có nghĩa là Công

ty có khả năng trả các khoản nợ vì tài sản của Công ty gấp 4.68 lần khoản nợ phải trả Đến năm 2012 hệ số này là 2.99 chứng tỏ khả năng thanh toán Công ty ở năm này giảm so với năm 2011, mức chênh lệch này là -1.69 nhưng vẫn có khả năng trả nợ và năm 2013 thì tăng lên 10 Có nghĩa là khả năng thanh toán hiện hành của Công ty là cao và như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty cao

Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh của Công ty là 3.79 năm 2012 là 2.68 giảm -1.64

so với năm 2011 và năm 2013 là 8.97 cao gắp 4 lần so với năm 2012 Đây là biểu hiện khả quan về tình hình thanh toán nhanh Công ty là tốt.Tỷ số này lớn hơn 1 là tốt nhưng năm 2013 tỷ số này cao quá là một biểu hiện không tốt

1.2.4.4 Các chỉ số hoạt động của Công ty

- Kỳ thu tiền bình quân (K BQ ):

KBQ =

Doanh thu thuầnTổng tài sản bình quânDoanh thu thuần

Các khoản phải thu

365VPT

Trang 37

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để thu được các khoản phải thu doanh nghiệp cần một khoảng thời gian là bao lâu Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu càng chậm và ngược lại Tuy nhiên kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp chưa kết luận chắc chắn được mà phải xem xét cùng với mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp.

- Vòng quay tồn kho (V TK )

VTK =

Ý nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, công tác tiêu thụ tốt, rút ngắn được chu kỳ luân chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng dự trữ của doanh nghiệp trở thành ứ đọng , giảm được vốn đầu tư dự trữ

- Tỷ suất tự tài trợ:

Tỷ suất tài trợ =

Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của doanh

nghiệp Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong trong nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng doanh nghiệp cũng như từng ngành.Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều

Gía vốn hàng bánHTK bình quân

Nguồn VCSHTổng tài sản

Trang 38

Bảng 1.7: Bảng các chỉ số về hoạt động Công ty từ năm 2011-2013

Trang 39

Nhận xét:

Vòng quay tổng tài sản: Qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 khá ổn định và đều tăng nhanh vào năm 2012 và giảm nhẹ 2011 Năm 2011, vòng quay tổng tài sản là 3.9 tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 3.9 đồng doanh thu Năm 2012, tỷ lệ này lên 4.40 và năm 2013 giảm nhẹ còn 4.25 tăng giảm -0.15 so với năm 2012 Vòng quay tổng tài sản qua 3 năm tăng là do doanh thu thuần tăng nhiều hơn so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản Công ty đang ở mức khá, Công ty làm ăn có hiệu quả, chứng

tỏ mức doanh thu thuần tạo ra từ các loại tài sản này cao Công ty nên tiếp tục phát huy

Vòng quay các khoản phải thu: Trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013, vòng quay các khoản phải thu của Công ty tăng rất nhanh, kỳ thu tiền bình quân liên tục giảm Năm 2011, vòng quay các khoản phải thu là 2.7 vòng, kỳ thu tiền bình quân là

135 ngày Sang năm 2012, số vòng quay là 7.5 vòng tăng 4.81 vòng so với năm 2011, tăng rất nhiều và Công ty chỉ mất 48.56 ngày để thu hồi các khoản nợ, giảm 86.43 ngày so với năm 2011 Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng nhanh trong khi đó các khoản phải thu bình quân của Công ty lại giảm (phải thu bình quân giảm 7.3%, doanh thu thuần tăng 158%) Với tỷ lệ này, việc thu hồi các khoản phải thu của Công ty là khá nhanh, không làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của Công ty, cũng như Công ty

ít bị chiếm dụng vốn Năm 2013, vòng quay phải thu bình quân tiếp tục tăng, lên tới 13.84 vòng tăng 6.33 vòng so với năm 2012, kỳ thu tiền giảm 22.21 ngày xuống còn 26.46 ngày Tỷ lệ tăng của các khoản phải thu bình quân tiếp tục giảm, làm cho vòng quay phải thu bình quân tiếp tục tăng Chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản phải thu của Công ty có hiệu quả, vì chỉ mất có 26.46 ngày để thu được các món nợ trong năm

2013, trong khi năm 2011 là 135 ngày

Qua 3 năm, vòng quay phải thu bình quân đang tăng nhanh, cho thấy Công ty ít bị chiếm dụng tiền bán hàng và ngày càng thu được vốn Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty phải tiếp tục duy trì điều này và tiếp tục phát triển, nâng cao hiêu quả hoạt động kinh doanh

Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho của Công ty từ năm 2011 đến

2013 đều tăng Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 14.25 vòng, sang năm 2012 là 20.18 vòng Vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng 5.93 vòng so với năm 2011 là do GVHB tăng quá nhanh tăng đến 157%,trongkhi HTK bình quân chỉ tăng 81.5% Sang

Trang 40

năm 2013, vòng quay hàng tồn kho đã tăng lên 26.47 vòng, cao hơn cả năm 2012 là 6.28 vòng, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho của Công ty ngày càng cao Nguyên nhân là do năm 2013, GVHB của Công ty tăng tới 96.1%, trong khi đó HTK bình quân lại giảm 22.9%, cho thấy Công ty đã có những giải pháp hi hữu để giảm sự tăng lên của hàng tồn kho Hàng tồn kho quay vòng nhanh hơn năm 2013 đã giúp Công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở HTK, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Ngày đăng: 24/03/2015, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w