Thẩm quyền riêng biệt

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

b. Phương pháp thực chất

2.1.2 Thẩm quyền riêng biệt

Với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng cũng như các lợi ích cần thiết khác của quốc gia mình, mỗi quốc gia đã quy định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước mình trong một số trường hợp cụ thể. Việc quy định này cũng rất cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vụ việc cụ thể đạt hiệu quả cao nhất. Như phân tích ở trên, thẩm quyền chung không có tính chất bắt buộc

nguyên đơn phải khởi kiện tới Tòa án quốc gia mà có thể chọn Tòa án quốc gia khác nhưng đối với thẩm quyền riêng biệt luôn mang tính chất bắt buộc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc loại trừ thẩm quyền Tòa án nước ngoài trừ trường hợp có các quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia. Mặt khác quy định này cản trở việc công nhận hiệu lực của bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài.

Điểm c khoản 1 điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam: “c, Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam”.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 356 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam: “3. Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Viêt Nam”. Theo đó, vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam thì bắt buộc nguyên đơn khi khởi kiện phải khởi kiện tại Tòa án Việt Nam có thẩm quyền. Đây là thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Nếu Tòa án nước ngoài thụ lý vụ án trên thì cũng đồng nghĩa bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Về thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như vụ, việc khác được quy định tại Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam, chúng ta cần lưu ý về thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài của đương sự sẽ không được đặt ra vì đối với vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì thỏa thuận chọn Tòa án nước ngoài là vô nghĩa, không có giá trị pháp lý.

Như vậy, qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền chung cũng như thẩm quyền riêng biệt, tác giả luận văn tiếp tục cụ thể hóa những

ngoài thuộc thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam như sau: Ly hôn có một ngƣời là công dân Việt Nam; Ly hôn có hai ngƣời không phải là công dân Việt Nam và Ly hôn có hai ngƣời là công dân Việt Nam.

Trong từng trường hợp tác giả luận văn lại xem xét cụ thể hơn như đối với ly

hôn có một ngƣời là công dân Việt Nam được chia thành từng trường hợp gồm hai bên sống ở Việt Nam; một bên sống ở Việt Nam hay cả hai sống ở nước ngoài. Tương tự như vậy đối với trường hợp ly hôn có hai ngƣời không phải là công dân

Việt Nam được cụ thể khi cả hai sống ở Việt Nam hay một người sống ở Việt Nam

hay cả hai không còn sống ở Việt Nam. Cuối cùng là trường hợp ly hôn có hai ngƣời là công dân Việt Nam được cụ thể khi một bên sống ở nước ngoài hay hai

bên sống ở nước ngoài. Sau đây, tác giả luận văn tập trung làm rõ quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài đối với từng trường hợp cụ thể.

Một là ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài khi có một ngƣời là công dân Việt Nam. Ở trường hợp này dự liệu sẽ xảy ra một trong ba trường hợp như phân tích ở

trên: cả hai bên đều sống ở Việt Nam; một bên sống ở Việt Nam, một bên sống ở nước ngoài; cả hai bên sống ở nước ngoài:

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một người là công dân Việt Nam mà cả hai bên đều sống ở Việt Nam: Vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam và người

nước ngoài cư trú ở Việt Nam thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam căn cứ theo điểm c, khoản 1 Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011. Như vậy, với vụ việc này, nếu Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết thì phán quyết (bản án, quyết định) của Tòa án nước ngoài sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một người là công dân Việt Nam mà một bên sống ở Việt Nam, một bên sống ở nước ngoài: Về vấn đề này trước tiên

cần xem xét quy định tại Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, theo điểm a, phần 2.3, Mục II Nghị quyết này: “Đối với trường hợp người Việt Nam ở nước

ngoài kết hôn với người nước ngoài mà việc kết hôn đó được công nhận tại Việt Nam, nay người Việt Nam về nước và người nước ngoài xin ly hôn: a, Trong trường hợp người nước ngoài đang ở nước ngoài xin ly hôn với người Việt Nam mà người Việt Nam còn quốc tịch Việt Nam và đang cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án thụ lý giải quyết”...

Tiếp theo tại phần 2.4 của Nghị quyết trên: “Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài: công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài nhưng người nước ngoài đã về nước mà không còn liên hệ với công dân Việt Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn, thì tòa án thụ lý giải quyết”. Theo đó, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn khi công dân Việt Nam cư trú ở Việt Nam và lúc này người nước ngoài có thể là nguyên đơn hay bị đơn.

Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực từ ngày 01/5/2005 quy định Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi một bên là công dân Việt Nam và không cần phải xem xét là vợ hay chồng có nơi cư trú ở Việt Nam hay không. Điểm g, khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự quy định Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”. Theo đó, chỉ cần một bên là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn nên ly hôn có một bên là công dân Việt Nam, một bên là công dân nước ngoài, người không quốc tịch mà một bên sống ở Việt Nam, một bên sống ở nước ngoài thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Một điểm cần chú ý đó là cũng là trường hợp có một bên là công dân Việt Nam với tình huống một bên sống ở Việt Nam còn một bên sống ở nước ngoài nhưng lại khác với tình huống hai bên cùng sống ở Việt Nam vì khi hai bên cùng sống ở Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Còn trường hợp mà tác giả luận văn đang xem xét ở trên, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền riêng biệt.

Trên thực tế, việc Tòa án Việt Nam được yêu cầu giải quyết vụ việc ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam với một bên là người nước ngoài trong trường hợp một bên cư trú ở Việt Nam còn một bên cư trú ở nước ngoài miễn là có một bên của vụ kiện là công dân Việt Nam thực tế xảy ra rất nhiều.

Ví dụ 1: Ngày 25/01/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Q.B đã giải quyết vụ án ly

hôn giữa bà Võ Thị Th cư trú thôn Nam Phong, phường Phú Hải, thành phố Đ.H, tỉnh Q.B và ông Heinz Jurgenzimmer cư trú 12627 Berlin Marzanm Hellersd – Zerbste - str 060 Cộng hòa liên bang Đức. Theo bản án số 07/2011/HNGĐ - ST Tòa án nhân dân tỉnh Q.B căn cứ Điều 89, 91 khoản 3 Điều 102, Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình xử về quan hệ hôn nhân xử cho bà Võ Thị Th và ông Heinz Jurgenzimmer được ly hôn.

Ví dụ 2: Ngày 02/3/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Q. B đã giải quyết vụ án ly

hôn giữa bà Nguyễn Thị Tuyết M cư trú tại Tiểu khu 4, phường Nam Lý, thành phố Đ.H, tỉnh Q.B và ông Mixdorf Heiko cư trú tại 12687 Berlin Marzahn Hellersd Sitzendorfer str 001 Cộng hòa liên bang Đức. Theo bản án số 08/ 2011/ HNGĐ -ST Tòa án nhân dân tỉnh Q.B căn cứ khoản 1, 2 Điều 182 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 89, 91 và khoản 1, 2 Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình 2000 xử về quan hệ hôn nhân xử cho bà Nguyễn Thị Tuyết M và ông Mixdorf Heiko được ly hôn.

Qua hai ví dụ trên cho chúng ta thấy về việc Tòa án Việt Nam được yêu cầu giải quyết ly hôn giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài trong đó có một bên cư trú ở Việt Nam, một bên cư trú ở nước ngoài là rất phổ biến. Tuy nhiên, qua hai bản án này thì còn rất nhiều vấn đề cần xem xét xoay quanh căn cứ pháp luật mà bản án đã áp dụng để ra quyết định. Về vấn đề này tác giả tiếp tục làm rõ thực trạng giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam tại chương 3 của luận văn.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có một người là công dân Việt Nam mà cả hai sống ở nước ngoài:

Theo điểm g, khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài khi: “Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn

là công dân Việt Nam”. Điều này có nghĩa Bộ luật tố tụng dân sự quy định chỉ cần tiêu chí một bên là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết ly hôn mà không bắt buộc nơi cư trú của họ là ở đâu. Trong trường hợp nếu cả hai sống ở nước ngoài thì căn cứ điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung để giải quyết vụ việc. Nhưng nếu cả hai bên đương sự làm ăn, sinh sống, cư trú ở Việt Nam thì lúc này Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự quy định là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi nguyên đơn hay bị đơn là “công dân Việt Nam”. “Mặc dù Bộ luật tố tụng dân sự không nêu rõ, thiết nghĩ tư cách “công dân Việt Nam” cần phải xác định tại thời điểm thụ lý giải quyết. Nếu trước đây họ không là công dân Việt Nam nhưng tại thời điểm thụ lý giải quyết họ là công dân Việt Nam thì điều kiện này được thỏa mãn. Ngược lại, nếu trước đây họ là người Việt Nam nhưng tại thời điểm thụ lý giải quyết họ không còn tư cách công dân Việt Nam nữa nên chúng ta không thể căn cứ vào quy định đó để xác định thẩm quyền” [41, trg 365].

Ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài khi có hai ngƣời không phải là công dân Việt Nam có thể ở một trong ba trƣờng hợp sau đây: cả hai sống ở Việt Nam hoặc một ngƣời sống ở Việt Nam; cả hai không còn sống ở Việt Nam mà chuyển sang sinh sống ở nƣớc ngoài.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có hai người không phải là công dân Việt Nam mà cả hai đang sinh sống ở Việt Nam:

Cùng về vấn đề này khi hai đương sự là người nước ngoài trong một thời gian dài, Tòa án Pháp đã từ chối quyền tài phán của quốc gia mình đối với tranh chấp mà không có ít nhất một bên là người Pháp tham gia có nghĩa là nếu trong vụ việc các đương sự đều là người nước ngoài thì Tòa án Pháp từ chối thẩm quyền tài phán. Căn cứ Điều 14 và Điều 15 Bộ luật dân sự Pháp chỉ quy định thẩm quyền tài phán của Tòa án Pháp khi có ít nhất một bên là người Pháp. “Tình trạng này chỉ chấm dứt từ năm 1948 khi Tòa án của Pháp đã tuyên bố trong một án lệ: việc các

Tòa án Pháp không có thẩm quyền xét xử. Từ sau án lệ này, Tòa án của Pháp cũng có thẩm quyền đối với những vụ việc mà đương sự đều là người nước ngoài nhưng có những mối liên hệ nhất định với lãnh thổ của Pháp (nơi cư trú, nơi thực hiện hành vi, nơi có tài sản tranh chấp)...” [39, trg 343].

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi: “Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”. Bộ luật cũng không quy định bắt buộc đối tượng của vụ việc cần giải quyết là gì mà chỉ quy định chung các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nên vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng thuộc sự điều chỉnh của điều luật này.

Như vậy, trường hợp ly hôn có hai người không phải là công dân Việt Nam nhưng cả hai đang sống ở Việt Nam khi một bên nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án Việt Nam thì bên còn lại là bị đơn đã thỏa mãn tiêu chí quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự nên Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng đối với trường hợp ly hôn có một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài cùng thường trú ở Việt Nam thì đây là trường hợp thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam còn trường hợp chúng ta đang xem xét khi có hai người không phải là công dân Việt Nam, cùng cư trú tại Việt Nam, đây thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc ly hôn giữa các chủ thể này có thể được giải quyết bởi Tòa án Việt Nam hoặc phán quyết của Tòa án nước ngoài được công nhận, thi hành tại Việt Nam.

Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi có hai người không phải là công dân Việt Nam mà một người sống ở Việt Nam:

Trong trường hợp này chúng ta xem xét xuất phát từ khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định tại khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:

b, Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;

c, Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)