chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài:
Qua việc phân tích nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở trên, chúng ta có thể khẳng định có nhiều loại nguồn khác nhau từ nguồn pháp luật trong nước, nguồn điều ước quốc tế và nguồn tập quán quốc tế cùng tham gia điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Các nguồn pháp luật này có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, ở khía cạnh giá trị pháp lý thì mỗi loại nguồn có một vị trí, vai trò, giá trị pháp lý riêng được thể hiện như sau:
Nguồn pháp luật quốc gia (pháp luật trong nước): đây được xem là một loại
nguồn cơ bản, phổ biến để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Sở dĩ chúng ta có thể khẳng định nguồn pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản, phổ biến là do đại bộ phận quy phạm của Tư pháp quốc tế (và quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng không là ngoại lệ) là các quy phạm xung đột, trong đó các quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế chủ yếu do từng quốc gia tự xây dựng, tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia.
Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm luôn song hành cùng tồn tại, là những hiện tượng xã hội đặc biệt quan trọng luôn có mối quan hệ biện chứng trong quá trình quản lý xã hội. Chúng có sự tác động qua lại, vừa phụ thuộc nhau lại vừa có tính độc lập tương đối. Nhà nước không thể quản lý xã hội nếu thiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật phải được nhà nước đảm bảo thực hiện. Nhà nước ban hành
pháp luật nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong nhà nước đó và bao hàm cả quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài cũng như quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, trở lại vấn đề chúng ta khẳng định ở trên rằng nguồn pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản, phổ biến là do đại bộ phận quy phạm của quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài là các quy phạm xung đột và chủ yếu do từng quốc gia xây dựng, tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia thì các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài của nước này cũng có thể được áp dụng ở nước khác. Ví dụ khoản 3 Điều 104 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 quy định: “Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản”. Có nghĩa, để giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng pháp luật của nước ngoài hữu quan. Đồng thời, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định việc giải quyết tài sản là bất động sản ở Việt Nam khi ly hôn phải tuân theo pháp luật Việt Nam nhưng với quy định tại khoản 3 Điều 104 trên thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc này đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, do tính đặc thù của yếu tố nước ngoài trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay cụ thể là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài nên quy phạm pháp luật trong nước cũng có thể được áp dụng ở nước khác hay pháp luật nước mình cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể theo một điều kiện, thể thức, trình tự nhất định.
“Chủ thể trong quan hệ hôn nhân và gia đình là con người cụ thể, do đó pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của một người trong đó có quyền và nghĩa vụ về hôn nhân gia đình của họ được dựa trên dấu hiệu quốc tịch (đối với người có quốc tịch) hoặc dấu hiệu nơi cư trú (đối với người không có quốc tịch) của người đó. Do đó, trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nói riêng, một người không thể không bị sự điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ bởi một hệ thống pháp luật nhất định. Hệ thống pháp luật đó có thể là hệ thống pháp
người đó cư trú. Dù chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào thì hệ thống pháp luật ấy vẫn được coi là hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định” [3, trg 129,130]. Theo đó, chủ thể trong quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài là con người cụ thể và cá nhân đó phải chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định. Như vậy, qua sự phân tích lý luận và thực tiễn trên thì chúng ta có thể khẳng định nguồn pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản, phổ biến điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Nguồn điều ƣớc quốc tế:
“Trong thực tiễn, điều ước quốc tế là nguồn cơ bản của công pháp quốc tế, bởi đây là thỏa thuận giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến khái niệm cũng như trình tự ký kết, hiệu lực của điều ước quốc tế thuộc phạm vi điều chỉnh của công pháp quốc tế. Tuy nhiên, các điều ước cũng là nguồn của Tư pháp quốc tế khi có nội dung liên quan đến các cá nhân và pháp nhân trong các lĩnh vực luật tư” [78, trg 41].
Thực tế hiện nay, điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hay cụ thể là quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được coi là nguồn pháp luật đóng vai trò quan trọng bên cạnh nguồn pháp luật quốc gia để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài chứa đựng thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết và thể hiện dưới dạng các quy phạm luật quốc tế. Các điều ước quốc tế này có nội dung chủ yếu giải quyết vấn đề xung đột thẩm quyền tài phán; vấn đề xung đột pháp luật áp dụng; vấn đề công nhận và thi hành bản án, phán quyết của Tòa án nước ngoài, vấn đề tương trợ tư pháp về lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia nói chung và quan hệ cụ thể giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh lĩnh vực ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng hiện vẫn là vấn đề rất phức tạp về mặt lý luận và có nhiều quan điểm chưa thống nhất như vấn đề xác định vị trí của điều ước quốc tế trong quan hệ với các văn bản pháp luật quốc gia. Nhìn từ góc độ thực tiễn, chúng
ta thấy rằng điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Pháp luật quốc gia có ảnh hưởng mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển của điều ước quốc tế, luật quốc tế và đến lượt mình luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia.
Một nguyên tắc được thừa nhận chung trên thế giới và được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế cũng như văn bản pháp luật của từng quốc gia và trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ đó là nguyên tắc nếu về một vấn đề cụ thể mà điều ước quốc tế đã được quốc gia ký kết hoặc tham gia có quy định khác với pháp luật quốc gia thì phải ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế.
Ví dụ Điều 2 Sắc luật về tư pháp quốc tế của Hunggari năm 1979 quy định: “Sắc luật này không áp dụng đối với vấn đề đã được điều chỉnh bởi một hiệp ước quốc tế”. Điều 1 Luật Tư pháp Quốc tế Ba Lan ngày 11/12/1965 quy định: “Các quy định của đạo luật này sẽ không được áp dụng khi đã có một quy phạm khác trong hiệp ước quốc tế trong đó nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan là một bên tham gia”.
Khoản 1, 2 Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 của Việt Nam quy định:
“1. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
2. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về cùng một vấn đề”.
Tại khoản 2 Điều 759 Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2005 cũng quy định tương tự: “2. Trong trường hợp điều ước quôc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Khoản 2 Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình Việt
chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Việc thừa nhận giá trị ưu tiên của các quy phạm điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia so với các quy định của pháp luật trong nước là hoàn toàn phù hợp với Điều 26 và 27 của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 9/11/2001. Đó chính là nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện điều ước quốc tế (nguyên tắc Pacta Sunt Servanda).
Trong lĩnh vực điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam, khi nhà nước ta đã ký kết, tham gia các điều ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực này thì trước tiên nếu có các quy phạm thực chất thống nhất thì phải được ưu tiên áp dụng trước; hoặc nếu không có quy phạm thực chất thống nhất thì ta áp dụng quy phạm xung đột thống nhất trước; cuối cùng nếu xem xét thấy không có cả quy phạm xung đột thống nhất thì mới áp dụng quy phạm xung đột của quốc gia mình.
“Việc khẳng định quan điểm này không làm suy giảm vai trò của pháp luật quốc gia trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cũng không có nghĩa là coi điều ước quốc tế đứng trên pháp luật quốc gia. Việc áp dụng điều ước quốc tế ở đây được thực hiện theo chỉ dẫn của chính quốc gia đã ký kết hoặc tham gia điều ước” [55, trg 24,25].
Nguồn tập quán quốc tế:
Để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, nguồn pháp luật quốc gia được áp dụng một cách cơ bản và phổ biến; điều ước quốc tế cũng không kém phần quan trọng bên cạnh nguồn pháp luật quốc gia và luôn được ưu tiên áp dụng hơn, so với pháp luật trong nước thì tập quán quốc tế lại là nguồn bổ trợ trong việc điều chỉnh quan hệ này. Sở dĩ cho rằng tập quán quốc tế với tư cách là nguồn pháp luật bổ trợ trong việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài là căn cứ vào điều kiện áp dụng loại nguồn trên.
Đó là căn cứ vào khoản 4 Điều 759 Bộ luật dân sự 2005, trong trường hợp các văn bản pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên không điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài thì lúc này tập quán quốc tế sẽ được
áp dụng để điều chỉnh quan hệ này nhưng với điều kiện việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Theo đó, khi đáp ứng đủ các điều kiện áp dụng thì tập quán quốc tế cũng có giá trị pháp lý bắt buộc tương tự như nguồn pháp luật quốc gia cũng như nguồn pháp luật điều ước quốc tế trong việc điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cần được xem xét trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Vì trong nhiều trường hợp về cùng một vấn đề cụ thể đều có cả điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cùng điều chỉnh thì việc tồn tại của điều ước quốc tế đó không có nghĩa bác bỏ giá trị áp dụng của tập quán quốc tế đó. Tập quán quốc tế trong nhiều trường hợp còn có ý nghĩa là cơ sở hình thành điều ước quốc tế và ngược lại.
Như vậy, qua việc phân tích ở trên, mỗi loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam có giá trị pháp lý riêng và chúng luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài.
1.1.2.2 Phƣơng pháp điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài:
Cũng giống như quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong Tư pháp quốc tế, quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài khi phát sinh các vụ việc đều đặt ra hai vấn đề pháp lý cần giải quyết đó là vấn đề xung đột về thẩm quyền giải quyết và xung đột pháp luật áp dụng. Sở dĩ có sự xung đột trên là xuất phát từ yếu tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn nghĩa là khi quan hệ ly hôn phát sinh thì có hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể áp dụng điều chỉnh quan hệ này. Trong trường hợp không có các quy phạm thực chất thống nhất để áp dụng và lại có sự khác nhau về nội dung cụ thể giữa pháp luật của các nước thì sẽ phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Ví dụ công dân Việt Nam và công dân Mỹ kết hôn tại Mỹ sau một thời gian chung sống đã phát sinh mâu thuẫn và công dân Việt Nam gửi đơn có yêu cầu giải quyết ly hôn tại Tòa án Việt Nam. Bản án có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó công dân Mỹ lại có đơn kiện lên Tòa án Mỹ. Hai phán quyết của hai bản án hoàn toàn khác nhau.
Việt Nam hay Mỹ sẽ có thẩm quyền giải quyết vụ việc? Căn cứ pháp luật để xác định thẩm quyền của Tòa án hai nước? Đó chính là vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử.
Vấn đề thứ hai đó là nếu trường hợp cả hai nước Việt Nam và Mỹ đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thì khi giải quyết vụ việc hệ thống pháp luật về nội dung của nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết? Vấn đề này trả lời cho câu hỏi về xung đột pháp luật áp dụng.
Giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc xác định một Tòa án của một quốc gia cụ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài trong số hai hay nhiều Tòa án của nhiều quốc gia khác có liên quan.
Giải quyết xung đột pháp luật trong vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc xác định hệ thống pháp luật về nội dung để giải quyết các tranh chấp, yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài.“Việc xác định pháp luật áp dụng sẽ phụ thuộc vào Tòa án thụ lý đơn kiện và có thẩm quyền. Tòa án sẽ là cơ quan chọn luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Pháp luật áp dụng được lựa chọn thông thường phải là hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với quan hệ pháp lý” [78, trg 99].
Như phân tích ở trên, xung đột pháp luật về ly hôn là hiện tượng đặc thù