b. Phương pháp thực chất
2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết
giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài:
Như chương 1 tác giả đã phân tích ở trên, có hai cách xác định tòa án có thẩm quyền tài phán đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung cũng như vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng. Cách thứ nhất, trước tiên vì vấn đề thẩm quyền của tòa án liên quan đến quyền tự chủ quốc gia nên mỗi quốc gia tự tạo cho mình một hệ thống các tiêu chí, dấu hiệu để xác định những trường hợp nào cơ quan quyền lực của họ có thẩm quyền và trường hợp nào thì không. Cách thứ hai căn cứ vào các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương mà các quốc gia đã ký kết hay gia nhập để tuân theo các quy tắc đã thống nhất về thẩm quyền trong điều ước quốc tế đó.
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài là vấn đề thời sự luôn được các luật gia quan tâm. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay khi các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng mạnh về số lượng và xuất hiện ngày càng nhiều vụ án ly hôn phức tạp thì việc tìm hiểu, nghiên cứu các quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên cấp thiết. Quan hệ pháp lý về ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam lần đầu được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1986 có hiệu lực thi hành từ ngày 03/1/1987. Tuy nhiên, trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã không quy định như thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài và cũng không quy định tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo thủ tục sơ thẩm, trình tự giải quyết tại tòa án cấp sơ thẩm là như thế
Trong thông tư liên ngành số 06/TTLN ngày 30/12/1986 của Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ tư pháp đã hướng dẫn về thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm là Tòa án nhân dân cấp tỉnh và hướng dẫn về thủ tục trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó Tòa án nhân dân tối cao còn có nhiều văn bản hướng dẫn về thủ tục giải quyết.
Tại Luật hôn nhân và gia đình được Quốc hội thông qua ngày 09/6/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001 đã được sửa đổi, bổ sung 2010 đã có nhiều quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ra Nghị quyết hướng dẫn về ly hôn có yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15/6/2004 có hiệu lực từ ngày 01/5/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2011 đã có nhiều quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam.
Với khuôn khổ hạn hẹp của Luận văn, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành trong pháp luật Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay tham gia về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Có thể khẳng định đây là các văn bản hiện hành đã kế thừa có chọn lọc và khắc phục những hạn chế, tồn tại các quy định về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của các văn bản pháp luật trước.
Cụ thể, tác giả tập trung làm rõ thực trạng các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm hai vấn đề lớn đó là vấn đề thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt. Tiếp theo, tác giả luận văn tìm hiểu các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay gia nhập có quy định thống nhất về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề tạm gọi là quy tắc cần quán triệt khi xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án Việt Nam hay nói hẹp hơn khi xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam đó là: khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong đó có thống nhất về thẩm quyền giải quyết thì cần tuân theo các quy tắc
đã thống nhất trong điều ước quốc tế đó. Còn nếu trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam được xác định theo các quy định của pháp luật Việt Nam.