Ký kết hoặc tham gia và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các điều ước quốc

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 137)

b. Phương pháp thực chất

3.2.3 Ký kết hoặc tham gia và đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các điều ước quốc

ƣớc quốc tế về tƣơng trợ tƣ pháp trong việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài.

Như xem xét ở các nội dung trước, vấn đề thẩm quyền của Tòa án liên quan đến quyền tự chủ quốc gia nên mỗi quốc gia tự tạo ra cho mình một hệ thống các tiêu chí, hệ thống các dấu hiệu để xác định những trường hợp nào Tòa án của quốc gia sẽ can thiệp và những trường hợp nào Tòa án này không can thiệp. Chính vì vậy, một nguyên tắc tối thượng đó là không một quốc gia nào lại tự cho mình có tư cách xem xét, xác định thẩm quyền của Tòa án nước ngoài trừ khi vấn đề thẩm quyền của tòa án được quy định trong điều ước quốc tế mà nước đó là thành viên. Và thực tế nếu một quốc gia nào đó có xác định thẩm quyền của tòa án nước ngoài thì việc xác định này cũng không có giá trị.

Trở lại với ví dụ 13 mà tác giả luận văn đang nghiên cứu thì hiện tượng “đa

phán quyết” sẽ bị chấm dứt khi nào? Theo tác giả Nguyễn Bá Bình gồm hai giải pháp đó là giải pháp một tiến hành việc công nhận và thi hành phán quyết của Tòa án nước này tại nước khác. Giải pháp thứ hai đó là ký kết, tham gia các điều ước quốc tế song phương, đa phương về vấn đề thống nhất thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước. “Về mặt lý thuyết, để chấm dứt tình trạng “đa phán quyết”, cách tốt nhất chính là việc các nước cùng nhau cam kết về việc Tòa án nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết một vụ việc có yếu tố nước ngoài. Theo đó sẽ chỉ có một nước có thẩm quyền giải quyết với vụ việc xảy ra dù nó có liên quan tới nhiều nước còn lại. Trên thực tế, cũng đã tồn tại những điều ước quốc tế về vấn đề này, chẳng hạn như

nhận các phán quyết về dân sự và thương mại. Nhờ vào Công ước này mà ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu người ta đã loại trừ được hoàn toàn vấn đề “đa phán quyết”.Tuy nhiên, xét ở bình diện toàn cầu, vẫn chưa xuất hiện một điều ước chung thống nhất vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước” [2, trg 47]. Như đã xem xét ở chương 2 của luận văn thì không phải tất cả các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết hay gia nhập đều có đề cập tới vấn đề thống nhất quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án các nước ký kết.

Bài học thực tế rút ra cho Việt Nam đó là khi chúng ta xây dựng ngày càng nhiều quy phạm thực chất thống nhất thì một vấn đề trọng tâm cần quán triệt đó là xác định thẩm quyền của Tòa án thụ lý trước đối với một vụ việc ly hôn và cùng người khởi kiện, yêu cầu theo nguyên tắc cơ bản là Tòa án của nước nào thụ lý trước thì Tòa án của nước đó có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án của nước còn lại tạm dừng việc giải quyết và chờ quyết định của Tòa án có thẩm quyền kia. Trong trường hợp tòa án thứ nhất xác định thuộc thẩm quyền thì tòa án thứ hai phải đình chỉ vụ kiện, còn nếu trường hợp tòa án thứ nhất không có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án thứ hai. Tòa án thứ hai tiếp tục giải quyết. Như vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế là mang tính tuyệt đối, giải quyết được triệt để xung đột thẩm quyền giải quyết.

Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp. Xuất phát từ thực tế này, Việt Nam cần xúc tiến việc tham gia Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho Việt Nam hưởng các hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu gia nhập các Công ước Lahay về tương trợ tư pháp cũng như nghiên cứu tìm hiểu pháp luật các nước về tương trợ tư pháp.

Một trong những biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp và trong đó có việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài đó là: cần mở các lớp tập huấn và bồi dưỡng

nghiệp vụ về tương trợ tư pháp một cách thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng thực hiện ủy thác tư pháp của cán bộ Tòa án địa phương. Công tác tuyên truyền, tập huấn về các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, về pháp luật tương trợ tư pháp của các nước đối tác hầu như chưa được triển khai mặc dù thực tế công tác ủy thác tư pháp liên quan trực tiếp đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia trong lĩnh vực này và chịu sự điều chỉnh của pháp luật các nước nhận yêu cầu ủy thác từ Việt Nam.

3.2.4 Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Tòa án và Bộ Tƣ pháp, các cơ quan đại diện ngoại giao của nƣớc ta ở nƣớc ngoài trong việc ủy thác tƣ pháp.

Bên cạnh những thuận lợi về khung pháp lý đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tương trợ tư pháp và các hiệp định về tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các nước, hoạt động tương trợ tư pháp trong thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn như: số quốc gia, vùng lãnh thổ có ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam còn ít nên việc thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam phần lớn vẫn dựa vào nguyên tắc có đi có lại. Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, pháp luật của nước ngoài về ủy thác tư pháp không được cập nhật, phổ biến kịp thời, thường xuyên cho Tòa án địa phương nên việc nghiên cứu và áp dụng đúng các điều ước quốc tế cũng như pháp luật nước được ủy thác hết sức khó khăn.

Phải khẳng định rằng, cơ chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân tối cao với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện các yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài và gửi các yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án Việt Nam ra nước ngoài chưa đồng bộ. Chưa có cơ chế, biện pháp để thường xuyên rà soát và đề nghị phía nước ngoài thực hiện hoặc trả lời kết quả ủy thác tư pháp. Bên cạnh đó, việc thiếu các quy định hướng dẫn về kinh phí và chi phí trong tương trợ tư pháp khiến hoạt động ủy thác tư pháp gặp nhiều khó khăn vì không có mục kinh phí cho công tác này, nhất là khi việc lập và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp đi nước ngoài cũng không ít tốn kém. Các cơ quan hiện cũng đang lúng túng trong việc thu và sử dụng các

Qua tổng kết tình hình thực hiện ủy thác tư pháp trong thời gian qua, có thể thấy hiệu quả công tác ủy thác tư pháp còn hạn chế do những bất cập trong quá trình thực hiện công tác ủy thác tư pháp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tương trợ tư pháp thấp, trong đó nguyên nhân quan trọng đó là chưa có văn bản hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp, đặc biệt là các quy định hướng dẫn về việc lập hồ sơ ủy thác tư pháp, trình tự, thủ tục ủy thác tư pháp tại Tòa án... Để khắc phục tình trạng này, ngày 15/9/2011 Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao đã ký ban hành Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp. Theo các quy định của Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG- TANDTC ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao thì về cơ bản nhiều vấn đề vướng mắc trong thực tiễn tương trợ tư pháp trong thời gian qua đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, bên cạnh việc ban hành văn bản hướng dẫn thì cơ chế phối hợp giữa Tòa án và Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao luôn được đặt ra. Hàng năm, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cập nhật danh mục các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực giữa Việt Nam và nước ngoài và gửi cho Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cập nhật tên các quốc gia, vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận hoặc có tiền lệ áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và gửi cho Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao.

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và thông báo kết quả việc thực hiện yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự, thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước

ngoài và thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao tổ chức họp định kỳ hàng năm để đánh giá tình hình thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thông tin về các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam, thỏa thuận áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước và pháp luật nước ngoài về lĩnh vực này, tình hình thực hiện của nước ngoài và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đối với ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam.

3.2.5. Phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài:

Xuất phát từ tính chất phức tạp trong yếu tố nước ngoài của các vụ việc ly hôn đòi hỏi Tòa án phải có sự phân công những Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc này. Có thể nói, nội dung cơ bản của Tư pháp quốc tế hay cụ thể hơn là nội dung cơ bản của vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài đều đặt ra hai vấn đề cần xem xét đó là xác định thẩm quyền giải quyết và xác định pháp luật áp dụng. Điều này đòi hỏi mỗi Thẩm phán phụ trách giải quyết phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về Tư pháp quốc tế cũng như phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để hiểu được pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế.

Một ví dụ điển hình về việc Thẩm phán có thẩm quyền cần thiết phải áp dụng pháp luật nước ngoài là trường hợp giải quyết vụ ly hôn của một cặp vợ chồng là người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ nước mình. Giả thiết trong vụ kiện ly hôn này, nguyên đơn yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu với lý do có vi phạm về hình thức kết hôn. Việc kết hôn này được đăng ký ở nước ngoài và như vậy vào thời điểm kết hôn, hôn nhân không có quan hệ với nước có Tòa án thụ lý hồ sơ. Trong trường hợp này, Tòa án thụ lý hồ sơ không thể từ chối xem xét hiệu lực của hôn nhân chỉ với lý do vấn đề này thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, bởi vì trên thực tế, việc áp dụng pháp luật nước ngoài rất cần thiết cho việc giải quyết vụ ly hôn đó. Trong vụ việc hôn nhân vô hiệu này, việc áp dụng pháp luật

và pháp luật nhân thân của hai vợ chồng (pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch) đều là pháp luật nước ngoài (áp dụng pháp luật nơi kết hôn nếu hôn nhân vô hiệu do vi phạm điều kiện về mặt hình thức; áp dụng pháp luật nhân thân trong trường hợp vô hiệu do vi phạm điều kiện về mặt nội dung). Thẩm phán không được phép tùy tiện áp dụng pháp luật nước mình đối với các vụ kiện có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Ngược lại, phải thừa nhận rằng trong một số trường hợp, áp dụng pháp luật nước ngoài thậm chí còn phù hợp hơn áp dụng pháp luật nước mình. Như vậy, việc một vụ kiện có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án một nước không đương nhiên dẫn đến việc áp dụng pháp luật của nước đó để giải quyết vụ kiện đó. Nói cách khác, vấn đề xác định luật áp dụng cần phải được tách biệt khỏi vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra trường hợp Thẩm phán thụ lý vụ việc phải tạm hoãn xét xử cho đến khi nước gốc có quyết định về việc pháp luật của nước đó có thẩm quyền áp dụng hay không. Điều này sẽ làm kéo dài thời gian giải quyết vụ việc. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên, có lẽ nên để một Thẩm phán phụ trách xét xử đồng thời cả hai vấn đề (giải quyết nội dung vụ việc và xác định luật áp dụng). Nhưng kể cả trong trường hợp này, vấn đề thẩm quyền xét xử của Tòa án và vấn đề xác định luật áp dụng vẫn là những vấn đề tách biệt nhau. Trong trường hợp cần xác định thẩm quyền của Tòa án ví dụ Tòa án Việt Nam, đối với một vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì cần xác định xem vụ việc đó có quan hệ gắn bó gì với Việt Nam hay không? Nếu vụ việc đó có quan hệ gắn bó với Việt Nam thì Tòa án Việt Nam phải thụ lý giải quyết, nếu không, các bên sẽ không biết đưa vụ việc ra Tòa án của nước nào khác để giải quyết và như vậy sẽ dẫn đến tình trạng các bên tự giải quyết với nhau. Như vậy, trong trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài liên quan chặt chẽ với một quốc gia thì Tòa án của quốc gia đó phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết để tránh trường hợp đương sự phải đi kiện tại Tòa án của một nước khác không có liên hệ với vụ kiện. Điều này không có nghĩa là Thẩm phán thụ lý vụ việc đương nhiên áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết vụ việc mà rất có thể là pháp luật của một nước khác áp dụng sẽ phù hợp hơn.

Như vậy, qua tính chất phức tạp của “yếu tố nước ngoài” trong vụ việc ly hôn thì một vấn đề cần thiết mà các Tòa án phải chú ý đó là cần phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thẩm phán phụ trách giải quyết phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về Tư pháp quốc tế cũng như phải có trình độ ngoại ngữ nhất định để hiểu được pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế. Có như vậy, Tòa án mới ra được các quyết định, bản án có căn cứ rõ ràng và thuyết phục.

3.2.6. Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ Tòa án am hiểu về Tƣ pháp quốc tế, chuyên sâu về giải quyết ly hôn có yếu tố nƣớc ngoài.

Có thể nói, trình độ Thẩm phán tuy đã được nâng cao song cũng chưa thực sự

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)