Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 98)

b. Phương pháp thực chất

2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua xem xét nội dung Tư pháp quốc tế của các nước và nội dung các điều ước quốc tế có thể thấy mô hình chung của Tư pháp quốc tế đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Trong nửa cuối thế kỷ 20, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng các đạo luật về Tư pháp quốc tế rất hiện đại. Quá trình này được bắt đầu từ Đông Âu nhằm sửa đổi pháp luật sao cho phù hợp với thể chế chính trị mới. Thực tế thì Tư pháp quốc tế của các quốc gia này nhìn chung rất ít khác biệt so với Tư pháp quốc tế của các nước phương Tây. Điều này cho thấy tính chất toàn cầu của Tư pháp quốc tế, thể hiện ở phương thức tiếp cận. Ở Tây Âu công cuộc hiện đại hóa pháp luật dân sự đã dẫn đến sự ra đời của những quy định mới về Tư pháp quốc tế. Trước kia thì các quy định mới chỉ liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình nhưng giờ đây các quy

định mới về Tư pháp quốc tế đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực. Chúng ta có thể kể đến Luật Tư pháp quốc tế của Thụy Sỹ năm 1987, Luật Tư pháp quốc tế của Đức năm 1986 và 1999, Luật Tư pháp quốc tế của Ý năm 1995 và Luật Tư pháp quốc tế của Bỉ năm 2004.

Công cuộc xây dựng các đạo luật về Tư pháp quốc tế đã phát triển rộng khắp trên quy mô thế giới. Ở châu Á, chúng ta có thể kể đến trường hợp của Nhật Bản từ năm 1898 (Luật Horei, được sửa đổi, bổ sung 1990), Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Điều này cho phép khẳng định sự phát triển của mô hình chung của Tư pháp quốc tế. Xuất phát từ thực tế trên, chúng ta cần có một tầm nhìn tổng thể bởi vì ngày nay có rất nhiều mô hình nước ngoài để tham khảo. Vấn đề ở chỗ là không phải sao chép lại một cách máy móc mô hình của nước khác như các văn bản pháp luật của Liên Minh Châu Âu, đặc biệt là các văn bản mới ban hành, hoàn toàn mang tính chất đặc thù mà là nhìn nhận tổng thể về chính sách lập pháp của quốc gia trước khi xây dựng quy phạm giải quyết xung đột trong từng lĩnh vực cụ thể. Đối với thực tiễn Việt Nam, có lẽ trước mắt cần hoàn thiện các quy phạm xung đột trong các đạo luật chuyên ngành và tiếp đến pháp điển hóa thành một đạo luật chuyên biệt về quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đạo luật chuyên biệt đó sẽ không chỉ chứa đựng các quy phạm xung đột mà còn chứa đựng các quy phạm thực chất của Tư pháp quốc tế Việt Nam. Trong số các mô hình tham khảo “quốc tế” cần đặc biệt lưu ý đến các điều ước đa phương, đặc biệt là các Công ước của Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế. Đây là một kho báu tri thức và kinh nghiệm mà nếu chúng ta không biết khai thác để phục vụ công tác xây dựng Tư pháp quốc tế thì thực sự rất đáng tiếc.

Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp nhằm góp phần triển khai thực hiện hai Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ngoài việc phải hoàn thiện về thể chế pháp luật trong nước trong lĩnh vực

hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự đã ký kết, đẩy mạnh đàm phán ký kết các hiệp định song phương với một số nước cụ thể thì việc tăng cường nghiên cứu, tham gia các thiết chế đa phương về tương trợ tư pháp là một ưu tiên hàng đầu hiện nay của Việt Nam.

Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp. Xuất phát từ thực tế này, Việt Nam cần xúc tiến việc tham gia Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho Việt Nam hưởng các hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu gia nhập các Công ước Lahay về tương trợ tư pháp cũng như nghiên cứu tìm hiểu pháp luật các nước về tương trợ tư pháp.

Việt Nam cần đẩy mạnh việc nghiên cứu để đề xuất ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự và thương mại... Chủ động huy động và tận dụng thêm nguồn hỗ trợ quốc tế để tổ chức tại Việt Nam các hội nghị, hội thảo quốc tế về Tư pháp quốc tế để tìm hiểu thêm về cơ chế tương trợ tư pháp đa phương trong khuôn khổ Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế. Cần nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc gia nhập Hội nghị Lahay về Tư pháp quốc tế và một số Công ước của tổ chức này.

Như vậy, qua việc nghiên cứu khái niệm và cách xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của một số nước trên thế giới cũng như theo các điều ước quốc tế đa phương hoặc song phương thì tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn thường rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào pháp luật của từng nước quy định về vấn đề thẩm quyền giải quyết ly hôn mà thậm chí là khi chúng ta căn cứ vào điều ước quốc tế nhưng việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn chỉ mang tính tương đối, chưa giải quyết triệt để được xung đột thẩm quyền giải quyết. Bài học thực tế rút ra cho Việt Nam đó là khi chúng ta xây dựng ngày càng nhiều quy phạm thực chất thống nhất thì một vấn đề trọng tâm cần quán triệt đó là xác định thẩm quyền của tòa án

thụ lý trước đối với một vụ việc ly hôn và cùng người khởi kiện, yêu cầu theo nguyên tắc cơ bản là tòa án của nước nào thụ lý trước thì tòa án của nước đó có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án của nước còn lại tạm dừng việc giải quyết và chờ quyết định của tòa án có thẩm quyền kia. Trong trường hợp tòa án thứ nhất xác định thuộc thẩm quyền thì tòa án thứ hai phải đình chỉ vụ kiện, còn nếu trường hợp tòa án thứ nhất không có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án thứ hai. Tòa án thứ hai tiếp tục giải quyết. Như vậy, việc xác định thẩm quyền của tòa án trong Tư pháp quốc tế là mang tính tuyệt đối, giải quyết được triệt để xung đột thẩm quyền giải quyết.

Kết luận chƣơng 2:

Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tác giả đi đến khái quát gồm hai vấn đề lớn đó là vấn đề thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam. Thẩm quyền chung kéo theo hệ quả là không có tính chất bắt buộc. Do vậy, các bên liên quan có thể tránh áp dụng quy định này bằng cách đưa vụ việc ly hôn ra Tòa án nước ngoài. Về vấn đề tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về điều chỉnh thỏa thuận chọn Tòa án liên quan giải quyết vụ việc ly hôn trong những vụ việc thông thường thuộc thẩm quyền chung cũng nên đặt ra để phù hợp thực tiễn giao lưu quốc tế.

Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài luôn mang tính chất bắt buộc. Điều này đã loại trừ thẩm quyền Tòa án nước ngoài trừ trường hợp có các quy định khác trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Mặt khác, quy định này cản trở việc công nhận hiệu lực của bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài.

Từ những quy định chung về thẩm quyền chung, thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, tác giả cụ thể hóa thành các trường hợp như quan hệ ly hôn có một người là công dân Việt Nam; quan

hệ ly hôn có hai người không phải là công dân Việt Nam và quan hệ ly hôn có hai người là công dân Việt Nam.

“Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền là một vấn đề thuộc pháp luật điều chỉnh tố tụng của Tòa án. Đối với một vụ việc có yếu tố nước ngoài, sau khi biết được Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tài phán, việc xác định Tòa án cụ thể nào có thẩm quyền được tiến hành bình thường như đối với một quan hệ quốc nội” [41, trg 691]. Như phân tích ở trên, đã có mâu thuẫn giữa Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hôn nhân và gia đình về cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết cần có văn bản hướng dẫn.

Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài do các quốc gia tự quy định cụ thể trong văn bản pháp luật của nước mình. Bên cạnh đó “các quốc gia còn ký kết với nhau các điều ước quốc tế để điều chỉnh các vấn đề về độc quyền xét xử, xét xử theo lựa chọn, mở rộng thẩm quyền xét xử, khước từ quyền xét xử dân sự quốc tế ..vv..Để xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của mình, tòa án tư pháp phải căn cứ vào các quy tắc, dấu hiệu được pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế liên quan quy định” [37, trg 328].

Tuy nhiên, một vấn đề tạm gọi là quy tắc cần quán triệt khi xác định thẩm quyền xét xử quốc tế của Tòa án Việt Nam hay nói hẹp hơn khi xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam đó là: khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài trong đó có thống nhất về thẩm quyền giải quyết thì cần tuân theo các quy tắc đã thống nhất trong điều ước quốc tế đó. Còn nếu trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam được xác định theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tại các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước thì quy tắc quốc tịch của đương sự được kết hợp với quy tắc nơi thường trú (hay thường trú chung cuối cùng) của họ để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định lãnh sự với các nước và ngoài ra Việt Nam và một số nước áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam. Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước Việt Nam chỉ chấp nhận xem xét các giấy tờ, tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Trong các hiệp định này vấn đề liên quan tới việc giải quyết quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được ghi nhận. Có thể nói, nội dung của các văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế trên đây đã đóng góp một phần rất quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế của đời sống quốc tế, pháp luật của Việt Nam về vấn đề này vẫn cần được nghiên cứu để áp dụng có hiệu quả và bổ sung hoàn thiện.

Bài học thực tế rút ra cho Việt Nam đó là khi chúng ta xây dựng ngày càng nhiều quy phạm thực chất thống nhất thì một vấn đề trọng tâm cần quán triệt đó là xác định thẩm quyền của tòa án thụ lý trước đối với một vụ việc ly hôn và cùng người khởi kiện, yêu cầu theo nguyên tắc cơ bản là tòa án của nước nào thụ lý trước thì tòa án của nước đó có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án của nước còn lại tạm dừng việc giải quyết và chờ quyết định của tòa án có thẩm quyền kia. Trong trường hợp tòa án thứ nhất xác định thuộc thẩm quyền thì tòa án thứ hai phải đình chỉ vụ kiện, còn nếu trường hợp tòa án thứ nhất không có thẩm quyền giải quyết thì thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án thứ hai. Tòa án thứ hai tiếp tục giải quyết. Như vậy, việc xác định thẩm quyền của tòa án trong Tư pháp quốc tế là mang tính tuyệt đối, giải quyết được triệt để xung đột thẩm quyền giải quyết.

Trong xu thế hiện nay, cơ chế hợp tác đa phương đang là sự lựa chọn ưu tiên của các quốc gia phát triển trên thế giới. Các điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực tương trợ tư pháp sẽ tạo ra một cơ chế thực thi chung, có hiệu quả cho các quốc gia thành viên trong việc hợp tác, hỗ trợ nhau khi giải quyết các yêu cầu tương trợ

Lahay về Tư pháp quốc tế nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cho Việt Nam hưởng các hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu gia nhập các Công ước Lahay về tương trợ tư pháp cũng như nghiên cứu tìm hiểu pháp luật các nước về tương trợ tư pháp.

Chƣơng 3

THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)