Theo đó, nghiên cứu xây dựng EAFTA; thúc đẩy hợp táctài chính với việc năm 2008, nhất trí thành lập một quỹ ngoại tệ trị giá ít nhất 80 tỷ USD để sử dụng trong trường hợp xảy ra cuộc khủ
Trang 1CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA
Mã sinh viên : CQ490343
Lớp : KINH TẾ QUỐC TẾ B Khoá : 49
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Thị TuyếtMai và cô giáo Nguyễn Bích Ngọc là những người đã trực tiếp hướng dẫn hếtsức nhiệt tình, góp phần to lớn cho sự thành công của chuyên đề thực tập này
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị cùng các
cô, các chú trong Viện Chiến lược phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi và tậntình giúp đỡ em trong thười gian thực tập tại Viện
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo cùngcác bạn - những người đã trang bị cho em kiến thức và đóng góp những ýkiến quý báu giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khoá này
Trang 3CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 14 tháng 05 năm 2011
BẢN CAM KẾT
Tên tôi là: Nguyễn Cao Cường
Sinh viên lớp: Kinh tế quốc tế 49B
Khoa: Thương Mại & Kinh Tế Quốc Tế
Trường: ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN
Tôi xin cam kết những điều sau đây:
1 Không sao chép tài liệu luận văn của các khóa trước Những luận vănnày chỉ mang tính tham khảo
2 Chấp hành nghiêm túc nghiêm chỉnh kế hoạch thực tập, kỷ luật lao động
3 Tiếp thu ý kiến giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và cán bộ cơ
sở thực tập
Nếu tôi vi phạm những điều kể trên thì sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm vàchịu sự kỷ luật của nhà trường
Người cam kết (ký)
Nguyễn Cao Cường
Trang 4MỤC LỤC
1
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ASEAN + 3 8
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ASEAN + 3 8
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của đề tài
ASEAN+3 là một cơ chế hợp tác giữa ASEAN và ba quốc giaĐông Bắc
Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, được ra đời từ tháng 12/1997,sau hội nghị cấp cao lần thứ nhất diễn ra ở Kuala Lumpur Sau đó, đến năm
2000, tại hội nghị cấp cao lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 chínhthức được thể chế hóa
Trong thời gian qua, hợp tác ASEAN + 3 ngày càng phát triển mạnh mẽ
và trở thành khuôn khổ hợp tác có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực Đông
Á Hợp tác ASEAN + 3 được triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chínhtrị và xã hội; là một khu vực hợp tác năng động trên cơ sở tôn trọng chủquyền và bản sắc dân tộc của các nước thành viên, hướng tới một Cộng đồngĐông Á đoàn kết, vững mạnh
Tham gia hợp tác ASEAN + 3 ngay từ đầu, Việt Nam đã có những đónggóp to lớn trong việc hưởng ứng, triển khai các chương trình hợp tác cũngnhư một số đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển hợp tác ASEAN + 3 Đồngthời chúng ta cũng thu được những lợi ích to lớn từ hợp tác ASEAN + 3, đặcbiệt là vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế được nânglên đáng kể, từ đó sẽ củng cố vững chắc hơn cho chúng ta về quân sự cũngnhư về kinh tế Song, thực tế cho thấy chúng ta cũng đang phải đối mặt vớinhững tác động tiêu cực từ hợp tác ASEAN + 3 mang lại, như sự thâm hụtthương mại ngày càng gia tăng, sự ảnh hưởng ngày càng nhiều từ các nướclớn như Trung Quốc hay Nhật Bản, sự phân bổ FDI không đồng đều …
Trong tương lai xu thế hợp tác ASEAN + 3 sẽ tiếp tục phát triển cả vềchất và lượng, do đó vấn đề rất được quan tâm hiện nay đó là sự tác động củahợp tác này đến phát triển kinh tế của Việt Nam như thế nào? Xuất phát từ
thực tiễn khách quan trên em chọn nghiên cứu đề tài “Hợp tác ASEAN + 3 và
tác động của nó đến sự phát triển thương mại của Việt Nam” cho chuyên đề
thực tập cuối khóa cho mình
Trang 72 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, triển vọng hợp tác củaASEAN + 3 và những tác động của nó đến lĩnh vực thương mại của nước ta.Thông qua đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tácthương mại của Việt Nam trong ASEAN + 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hợp tác ASEAN + 3
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tập trung đi sâu phântích sự hợp tác về lĩnh vực thương mại giữa Việt Nam với các nước thànhviên của ASEAN + 3 và tác động của nó đến sự phát triển thương mại củaViệt Nam
Thời gian nghiên cứu của đề tài: từ năm 2000 đến năm 2010 và đề xuấtgiải pháp cho đến năm 2015
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến như:phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp thống kê trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liệu, số liệu, chính thứclàm căn cứ để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu kham khảo đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Khái quát về hợp tác ASEAN + 3
Chương 2: Thực trạng hợp tác thương mại trong ASEAN + 3 và nhữngtác động của nó đến sự phát triển thương mại của Việt Nam
Chương 3: Triển vọng ASEAN + 3 và một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hợp tác thương mại của Việt Nam trong ASEAN + 3
Trang 8CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỢP TÁC ASEAN + 3
I.1 Quá trình hình thành Hợp tác ASEAN +3
Ý tưởng hình thành một thể chế hợp tác đa phương ở khu vực Đông Á đãxuất hiện từ rất sớm (năm 1965) tuy nhiên ý tưởng rõ ràng nhất được thủtướng Mahathia Mohamat của Malaysia đưa vào năm 1990 Ý tưởng này sau
đó đã được triển khai và được một số nước hưởng ứng, song đã không baogiờ được hiện thực hoá bởi lúc đó tại Đông Á đang tồn tại khái niệm chủnghĩa khu vực có tính chất cạnh tranh nhau
Tuy nhiên cho tới cuối năm 1997, vấn đề thể chế hóa Đông Á nổi lênmạnh mẽ trong bối cảnh khu vực phải đối mặt với khủng hoảng tài chính, do
đó đặt ra nhu cầu hợp tác khu vực lớn hơn và các nước thành viên APEC ởĐông Á cũng đang thất vọng về những tiến bộ chậm chạp của tiến trình liênkết kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo Vì vậy, Đông Áquyết tâm hơn trong việc thành lập một tổ chức hợp tác khu vực riêng chomình và vì mình Không chỉ ASEAN mà cả 3 nước lớn Đông Bắc Á bao gồmTrung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã không thể do dự hơn nữa trong việcthiết lập một cơ chế hợp tác khu vực ở Đông Á
Ngày 15/12/1997, tại Kuala Lumpar, các nhà lãnh đạo Đông Á đã gặpnhau tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức lần 2 Ngay sau đó, ngày16/12/1997, lãnh đạo các nước ASEAN đã họp riêng với từng nhà lãnh đạoTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Như vậy, với Hội nghị thượng đỉnh giữanguyên thủ các nước ASEAN và các nhà lãnh đạo cấp cao 3 quốc gia ĐôngBắc Á, tiến trình hợp tác ASEAN + 3 (ASEAN Plus Three Framework –APT) đã được thành lập
Đến nay, ASEAN + 3 đã trải qua hơn 10 năm hợp tác, phát triển với cácdấu mốc quan trọng sau:
I.1.1 Hợp tác ASEAN +3 từ năm 1997 đến năm 2002
Trong giai đoạn này, Hợp tác ASEAN + 3 đã được thông qua 6 hội nghị
Trang 9Thượng đỉnh Tại hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên vào tháng 12 năm 1997, cácnhà lãnh đạo chưa thể đưa ra định hướng phát triển chung cho tiến trìnhASEAN + 3 Điều này có thể hiểu được bởi sự chưa sẵn sàng hợp tác của cácđối tác, nhất là Nhật Bản vì sự lo ngại về phản ứng của Mỹ Tuy nhiên, chỉmột năm sau đó, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ hai họp tại HàNội, lãnh đạo các nước thành viên quyết định Hợp tác này phải được thườngniên hóa qua các hội nghị và nhất trí rằng ASEAN + 3 là một tiến trình phichính thức hóa nên được theo đuổi ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vàomục tiêu phát triển của mỗi quốc gia thành viên.
Năm 1999, tiến trình ASEAN+3 đã được thể chế hoá khi các nhà lãnhđạo đưa ra tuyên bố chung về Hợp tác Đông Á tại Hội nghị Thượng đỉnhASEAN + 3 lần thứ 3 tại Manila Các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã thể hiệnniềm tin và sự quyết tâm vào việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợptác Đông Á ở mọi cấp độ và mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, chính trị, xãhội và các lĩnh vực khác Trong hội nghị lần này, Nhóm tầm nhìn Đông Á(EAVG) được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu để xây dựngmột tầm nhìn chung về Hợp tác Đông Á Ngoài ra, một cơ chế hợp tác mớicũng đã được thành lập; đó là tiến trình thượng đỉnh Cộng 3 giữa NhậtBản, Trung Quốc và Hàn Quốc Sự ra đời của tiến trình này vừa là kết quảsớm của Hợp tác Asean + 3 vừa cung cấp thêm động lực cho sự phát triểncủa nó Như vậy, chỉ sau 2 năm hoạt động, Hợp tác Asean + 3 đã cơ bảnxây dựng xong khuôn khổ thể chế của nó Khuôn khổ đó bao gồm 3 cơ chế:Asean + 3, Asean + 1 và Cộng 3
Tiếp đó, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tổ chức tại Singaporengày 24 tháng 11 năm 2000, các nhà lãnh đạo quyết định thành lập nhómNghiên Cứu Đông Á (EASG) Nhiệm vụ của EASG được xác định là: đánhgiá những khuyến nghị của EAVG; đề xuất một số biện pháp cụ thể, có khả
Trang 10năng trở thành những ưu tiên và dễ thực hiện để triển khai Hợp tác Đông Á;khai thác các ý tưởng và ảnh hưởng của một Hội nghị cấp cao Đông Á.
Sau 2 năm hoạt động, EAVG đã trình báo nghiên cứu của họ cho Hộinghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ 5 tổ chức tại Bruney tháng 11 năm
2001 Trong báo cáo đó, EASG đã đề xuất 26 biện pháp cụ thể, bao gồm 17biện pháp ngắn hạn và 9 biện pháp trung và dài hạn nhằm thực hiện hóa mụctiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á Các đề xuất trên của EASG đã được Hộinghị Thượng đỉnh Phnôm Pênh năm 2002 thông qua và trở thành chươngtrình nghị sự của Hợp tác Đông Á từ năm 2002 đến nay
Như vậy, với 6 hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 hàng năm từ 1997 đến
2002, các nhà lãnh đạo ASEAN + 3 đã hoạch định được tầm nhìn của Hợp tácĐông Á và một số các biện pháp nhằm thực hiện hóa Tầm nhìn trên
I.1.2 Hợp tác ASEAN +3 từ năm 2003 – 2005
Nội dung hợp tác trong giai đoạn này được xác định là: “thực hiện 17biện pháp ngắn hạn do EASG đề xuất trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN +
3 lần thứ 5 ASEAN quyết tâm hoàn thành việc thực hiện những biện pháptrên vào năm 2006 Việc thực hiện thành công các biện pháp đó sẽ đưa tớithời kì thực hiện 9 biện pháp trung và dài hạn, thông qua đó sẽ giúp ASEAN+ 3 vận động sang giai đoạn tiếp theo của Hợp tác Đông Á”
Thực hiện nhiệm vụ trên, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ
7 tổ chức ở Bali ngày 7/10/2003, các nhà lãnh đạo đã tán thành việc thực hiệnChiến lược về các biện pháp ngắn hạn của Báo cáo hoàn thiện của EASG vàthăm dò một vài ý tưởng mới như nghiên cứu về tính khả thi của EAFTA.Hợp tác ASEAN + 3 đã có bước tiến đột phá tại Hội nghị Thượng đỉnhASEAN + 3 lần thứ 8 tổ chức tại Viêng – Chăn ngày 29/11/2004 Điều nàythể hiện ở mấy điểm sau:
- Các kết quả của Hội nghị đã được nêu ra trong một tuyên bố riêngđược gọi là Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 lần thứ
8 Điều này có nghĩa là Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 đã trở thành mội
Trang 11hội nghị riêng, độc lập chứ không phải là một cuôc họp chung giữa các nhàlãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo đến từ Đông Á như trước.
- Các nội dung được thảo luận trong hội nghị này có ý nghĩa rất quantrọng Ngoài việc thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế như các hội nghịtrước, hội nghị đã thảo luận việc triển khai xây dựng Khu vực mậu dịch tự doĐông Á (EAFTA) và triệu tạo Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, theo đề nghịcủa các nước ASEAN
1.1.3 Hợp tác ASEAN + 3 từ cuối năm 2005 đến nay
Ở giai đoạn này, vị thế của ASEAN + 3 trong Hợp tác Đông Á đã ítnhiều giảm xuống Hợp tác ASEAN + 3 chỉ còn là một trong các cơ chế củaHợp tác Đông Á, mặc dù nó thừa nhận là cơ chế chính Tại Hội nghị Thượngđỉnh ASEAN + 3 lần thứ 10 họp tại Xê- Bu ngày 14/12/2007, vị thế củaASEAN + 3 với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập cộngđồng Đông Á đã được khẳng định lại Ngoài ra, các nhà lãnh đạo còn thảoluận về những điểm chính trong bản Tuyên bố Hợp tác Đông Á lần thứ hai dựkiến công bố nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Hợp tác ASEAN + 3 vào cuốinăm 2007 và triển khai xây dựng EAFTA
Trong những kỳ họp cấp cao kể từ năm 2005 đến nay, ASEAN + 3 tiếptục đưa ra các sáng kiến mới mở rộng hợp tác và thúc đẩy tiến trình xây dựngCộng đồng Đông Á Theo đó, nghiên cứu xây dựng EAFTA; thúc đẩy hợp táctài chính (với việc năm 2008, nhất trí thành lập một quỹ ngoại tệ trị giá ít nhất
80 tỷ USD để sử dụng trong trường hợp xảy ra cuộc khủng hoảng tài chínhkhu vực); thúc đẩy và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thôngtin, giáo dục, đối phó các vấn đề, thách thức đặt ra trong khu vực…
1.1.4 Một số nhận xét về quá trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3
Nhìn lại quá trình phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 trong thời gian qua
có thể rút ra 1 số nhận xét sau:
Thứ nhất, tiến trình này đã phát triển từ một Hội nghị không chính thức
giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và 3 nhà lãnh đạo Đông Bắc Á trở thành
Trang 12khuôn khổ hợp tác giữa 13 nước Đông Á.
Thứ hai, phạm vi hợp tác trong ASEAN + 3 ngày càng được mở rộng:
nếu như trước “sự kiện 11 tháng 9”, ASEAN + 3 chỉ hợp tác về lĩnh vực tàichính – tiền tệ thì sau “sự kiện 11 tháng 9”, Hợp tác ASEAN + 3 đã được mởrộng sang lĩnh vực an ninh Hiện nay, các hợp tác trong ASEAN + 3 đã mởrộng tới hầu hết các lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, …
Thứ ba, cùng với quá trình phát triển, Hợp tác ASEAN + 3 cũng đã có
bản sắc riêng và ngày càng được củng cố Bản sắc này có nhiều điểm tương tựnhư bản sắc của ASEAN Tuy nhiên, Hợp tác ASEAN + 3 cũng có những nétriêng của nó Đó là, trong ASEAN + 3, ASEAN đóng vai trò cầm lái và hầuhết các hoạt động hợp tác của Hợp tác ASEAN + 3 được triển khai trong cơchế ASEAN + 1, còn cơ chế ASEAN + 3 chỉ đóng vai trò như một khuônkhổ hợp tác Từ thực tế này, một số nhà nghiên cứu cho rằng không nên gọi
cơ chế hợp tác hiện nay giữa ASEAN và 3 nước Trung – Nhật - Hàn làASEAN + 3 mà nên gọi là ASEAN + 1 +1 +1 Tuy nhiên chúng ta cần thấyrằng, dù đa số các biện pháp hợp tác đang được thực hiện trong khuôn khổASEAN + 1, nhưng những biện pháp quan trọng nhất (tổ chức EAS hay xâydựng mục tiêu, cơ chế và các biện pháp hợp tác của ASEAN + 3 nói chung,từng lĩnh vực hợp tác của tiến trình nói riêng) lại được thực hiện và chỉ có thểthực hiện thành công trong khuôn khổ ASEAN + 3 Công thức ASEAN + 3còn có hàm ý rằng, trong tiến trình này các nước ASEAN sẽ là một bên, còn
ba nước Đông Bắc Á sẽ tạo thành bên kia Từ đó, ASEAN có thể đạt đượcmục đích kiềm chế tham vọng của các nước lớn như Trung Quốc và Nhật Bảnđối với khu vực mình Mặt khác, thông qua tiến trình “cộng 3”, chính sáchcủa Nhật Bản và Trung Quốc đối với ASEAN cũng sẽ được điều chỉnh saocho phù hợp với lợi ích của Đông Bắc Á nói riêng và Hợp tác ASEAN + 3nói chung
1.2 Mục tiêu và vai trò của các bên trong ASEAN +3
Trang 131.2.1 Mục tiêu hợp tác và vai trò của ASEAN
1.2.1.1 Mục tiêu hợp tác của ASEAN
ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong việc khởi xướng và duy trìhợp tác ASEAN + 3 trong bối cảnh cơn bão khủng hoảng tài chính gây hậuquả nghiêm trọng trong khu vực vào những năm cuối thể kỷ XX Mục đíchchính của ASEAN khi thành lập tiến trình này không chỉ nhằm tìm kiếm
sự ủng hộ của các nước Đông Bắc Á để phục hội kinh tế, mà quan trọnghơn là thực hiện một chiến lược đối ngoại mà ASEAN theo đuổi ở thời kỳhậu chiến tranh lạnh
Để đảm bảo an ninh cũng như độc lập về phát triển kinh tế của ĐôngNam Á trong bối cảnh tồn tại khoảng trống quyền lực ở khu vực này, lãnh đạocác nước ASEAN nhận thấy cần thiết phải ngăn chặn khả năng Nhật Bản hayTrung Quốc nhảy vào thay vị trí trước đây của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á Mụctiêu này chỉ đạt được khi ASEAN tạo lập được một sự cân bằng về lợi ích vàảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực Sau khi xem xét lại quan hệ củamình với tất cả các nước lớn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhận thấy mốiquan hệ của Hiệp hội đang nghiêng về phía các nước phương Tây TrungQuốc gần sát với ASEAN về vị trí địa lý, một cường quốc đang phát triểnmạnh mẽ trong khu vực, lại chưa hề có quan hệ chính thức nào với ASEAN.Việc duy trì tình trạng thiếu vắng Trung Quốc trong mối quan hệ không chỉkhiến ASEAN không thể kiềm chế họ ở Đông Nam Á, mà còn bỏ lỡ các cơhội do sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc tạo ra Nhận thứcđược điều đó, ASEAN đã quyết định thiết lập quan hệ với Trung Quốc vàotháng 7/1991
Tuy nhiên sau khi đã thiết lập quan hệ với Trung Quốc, các nướcASEAN vẫn chưa thể yên tâm, bởi vì cho tới đầu những năm 90, thế kỷ 20,Trung Quốc chưa hề tham gia vào một tổ chức đa phương nào ở Châu Á –Thái Bình Dương, mà chủ yếu Trung Quốc chủ trương thúc đẩy hợp tác song
Trang 14phương Việc người khổng lồ này đứng ngoài các tổ chức hợp tác đa phương
sẽ tạo điều kiện cho họ được tự do hành động, trong khi đó nó sẽ gây bất lợicho an ninh của Đông Nam Á, nhất là khi ASEAN đã không thể trông cậynhiều vào cam kết an ninh của Mỹ đối với khu vực
Sau một quá trình cố gắng, khuôn khổ khu vực đầu tiên được ASEANxây dựng là diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập tại Bangkoktháng 7/1993 Như vậy, với việc thành lập AFR, ASEAN đã thiết lập đượcmột cơ chế đa phương để đưa Trung Quốc vào khuôn khổ khu vực Tuy nhiênAFR chỉ là một cơ chế hợp tác an ninh đa phương với cơ cấu tổ chức rất lỏnglẻo Do vậy, ASEAN hướng tới mục tiêu đó là xây dựng một cơ chế hợp tác
đa phương với cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn AFR để thu hút sự tham gia tíchcực hơn của Trung Quốc Vì thế, khi Nhật Bản đề nghị họp thượng đỉnh vớiASEAN, các nhà lãnh đạo đã nhận thấy đây là cơ hội rất tốt để thực hiện ýtưởng trên của Hiệp hội Việc họp thượng đỉnh cả với Nhật Bản, Trung Quốc,Hàn Quốc sẽ đưa lại cho ASEAN lợi ích rất quan trọng sau:
Một là, ASEAN sẽ có cơ hội để chứng tỏ với Trung Quốc rằng họ coi
trọng quan hệ với Trung Quốc như quan hệ đối với Hàn Quốc và Nhật Bản,mặc dù hai nước này là đối tác truyền thống của ASEAN
Hai là, khi thiết lập một cơ chế hợp tác đa phương với cả ba nước Đông
Bắc Á, ASEAN hy vọng khuôn khổ khu vực này sẽ giúp họ khai thác hơn nữatiềm năng kinh tế của ba nước trên để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh
tế của mình, trước hết là khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính tiền tệ
và sau đó đạt được định hướng phát triển đến năm 2020 mà Hiệp hội đã thôngqua tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN không chính thức lần hai, năm 1997
Ba là, một cơ chế hợp tác đa phương với sự tham gia của cả ba nước
Đông Bắc Á sẽ hoạt động như một khuôn khổ khu vực, kiềm chế không chỉ
Trang 15tham vọng của Trung Quốc mà cả của Nhật Bản với Đông Nam Á.
Bốn là, khuôn khổ hợp tác ASEAN +3 sẽ khuyến khích Hàn Quốc đẩy
mạnh quan hệ hợp tác với ASEAN và đóng góp nhiều hơn vào các vấn đề củakhu vực
Cuối cùng, với việc thành lập AFR vào năm 1993 và sau đó là tiến trìnhASEAN +3 và các tiến trình ASEAN + 1, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
sẽ tạo được một cấu trúc khu vực của riêng mình Cấu trúc này bao gồm nhiềulớp được thiết kế theo các vòng đồng tâm, trong đó ASEAN là hạt nhân.Trong cấu trúc này, các nước lớn chỉ là nhân tố vận động theo sự điều hànhcủa một trung tâm duy nhất là ASEAN Như vậy, khi tham gia vào tổ chứckhu vực của ASEAN, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU hay bất kỳnước lớn nào, không còn là người định luật chơi nữa, mà sẽ phải chấp nhậnluật chơi do ASEAN đề ra
Như vậy, bằng việc đề xuất họp thượng đỉnh với cả 3 nước Đông Bắc Á,ASEAN không chỉ nhằm mục đích để thu hút các nguồn lực từ Trung Quốc,Nhật Bản và Hàn Quốc để phát triển kinh tế mà quan trọng hơn là tạo lậpthêm những cấu thành mới cho cấu trúc khu vực mà Hiệp hội này đang theođuổi kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cho tới lúc đó Với cơ cấu khu vựcnày, vị thế của ASEAN ở Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương sẽ đượcnâng lên đáng kể
1.2.1.2 Vai trò của ASEAN
Ngay từ đầu ASEAN đã chứng tỏ được khả năng cầm lái của mình đốivới tiến trình Hợp tác ASEAN + 3 Trong vai trò này, ASEAN là người tổchức, lập chương trình nghị sự của các hội nghị ASEAN + 3 ở các mức độkhác nhau Hơn 10 năm qua, ASEAN đã thực hiện được 3 hoạt động quantrọng đóng góp vào sự phát triển của Hợp tác ASEAN + 3 đó là thể chế hóatiến trình này; tổ chức các Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và xây dựng Cộng
Trang 16đồng chung ASEAN Theo đó, ASEAN cũng đã thiết lập một văn phòngASEAN + 3 trong Ban thư ký ASEAN để quản lý, định hướng các hoạt độngcủa cơ chế hợp tác này.
Tháng 12/2005, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên do ASEAN tổchức tại Kuala lumpur đã thành lập ra tiến trình EAS Với sự ra đời của tiếntrình mới này, ASEAN đã tạo ra được một cấu thành mới cho cấu trúc khuvực mà các nước này đang nỗ lực xây dựng Thông qua cấu trúc khu vực này,ASEAN sẽ thu hút được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển về kinh tế,chính trị và xã hội Mặt khác, cấu trúc trên đã tăng cường thêm sự an toàn choASEAN trước các mối đe dọa từ bên ngoài Đây chính là mục tiêu màASEAN theo đuổi khi sáng lập cấu trúc khu vực riêng của Hiệp hội
Bên cạnh đó, Cộng đồng ASEAN được xây dựng cũng là một gợi ý về
mô hình liên kết khu vực ở Đông Á Với vai trò là lực lượng cầm lái của Hợptác ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 tổchức ở Bali đầu tháng 10 năm 2003, các nước ASEAN tuyên bố thành lậpCộng đồng ASEAN dựa trên 3 điểm chính: Cộng đồng kinh tế; Cộng đồngchính trị, an ninh; Cộng đồng văn hóa – xã hội Tại các hội nghị thượng đỉnhsau đó, đặc biệt là Hội nghị cấp cao ASEAN 17 tại Hà Nội tháng 10 năm
2010, các nước ASEAN đã thống nhất lộ trình và triển khai các chương trìnhhành động cụ thể để xây dựng cộng đồng chung vào năm 2015 Các cộngđồng nêu trên sẽ “hòa quyện vào nhau, tăng cường cho nhau vì mục đích đảmbảo hòa bình lâu dài, ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế trong khuvực” Việc xây dựng Cộng đồng ASEAN không chỉ nhằm mục đích đưa liênkết khu vực của ASEAN lên một tầm cao mới nhằm giúp Hiệp hội này duy trìđược vai trò chủ đạo của mình trong các tiến trình hợp tác khu vực do nó sánglập mà còn nhằm đưa ra mục tiêu thiết lập một mô hình về Cộng đồng Đông
Á tương lai
Trang 171.2.2 Mục tiêu hợp tác và vai trò của Trung Quốc
1.2.2.1 Mục tiêu hợp tác của Trung Quốc
Trung Quốc đã sớm nhận ra rằng, việc tăng cường hợp tác với các nướcĐông Á sẽ tạo được điều kiện thuận lợi phục vụ cho công cuộc cải cách mởcửa của mình, đồng thời việc tăng cường các mối quan hệ này không chỉ giúpduy trì hòa bình, an ninh Đông Á mà còn giúp Trung Quốc mở rộng thịtrường sang các nước láng giềng để góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tếtrong nước
Tham gia hợp tác ASEAN+3, Trung Quốc sẽ có điều kiện thuận lợi hơn
để tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, kiềm chế Nhật Bản, dần dần có thểthay thế vai trò của Mỹ ở khu vực này ASEAN có vai trò rất quan trọng xét
cả từ góc độ chiến lược lẫn kinh tế đối với Trung Quốc Khu vực này vừa làvành đai an ninh, vừa là hướng mở trong chiến lược vươn ra thế giới củaTrung Quốc, đồng thời cũng là thị trường rộng lớn với khoảng 600 triệu dân.Hợp tác ASEAN+3 cũng là một hợp tác quan trọng cả về chiến lược lẫnkinh tế mà Trung Quốc đang theo đuổi Về phương diện chiến lược, TrungQuốc có cơ hội tham gia trực tiếp và tích cực vào việc giải quyết các vấn đềcủa Đông Bắc Á, trước mắt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, ngoài
ra lợi ích mà Trung Quốc còn thu được đó là giảm bớt và tiến tới đẩy lùi ảnhhưởng của Mỹ ở Đông Bắc Á Về phương diện kinh tế, Hợp tác ASEAN+3 cóthể giúp Trung Quốc thu hút được nhiều nguồn lực hơn từ các nước Đông Á.Nếu ASEAN có thể đem tới cho kinh tế Trung Quốc nguồn nguyên liệu thô,các sản phẩm sơ chế, thị trường tiêu thụ hàng hóa, thì Nhật Bản và Hàn Quốclại có thể cung cấp cho Trung Quốc nguồn FDI dồi dào, công nghệ nguồn vàODA
1.2.2.2 Vai trò của Trung Quốc trong hợp tác ASEAN + 3
a Đề xuất các sáng kiến hợp tác
Mặc dù không phải là lực lượng cầm lái trong tiến trình hợp tácASEAN+3, nhưng Trung Quốc đã và đang đóng vai trò quan trọng trong quá
Trang 18trình hoạch định mục tiêu, phương hướng và các biện pháp triển khai Hợp tácASEAN+3 có hiệu quả Ngay từ đầu Trung Quốc đã tham gia tích cực vàoEAVG, Nhóm Kinh tế Đông Á (EASG) và trong quá trình tham gia vào hoạtđộng của nhóm, Trung Quốc đã đề xuất hàng loạt các sáng kiến quan trọngnhư đề nghị xúc tiến hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, thànhlập Quỹ tín dụng 15 tỉ USD và Quỹ Đầu tư ASEAN - Trung Quốc giúpASEAN phát triển xây dựng, củng cố thêm cơ sở hạ tầng còn yếu kém Tất
cả những sáng kiến trên đã được EAVG và EASG chấp nhận và trở thành các
biện pháp ngắn, trung và dài hạn để xây dựng EAC Tháng 11/2004 tại Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 8 tại Viêng Chăn - Lào, Thủ tướngTrung Quốc Ôn Gia Bảo đã đưa ra đề nghị 7 điểm, bao gồm triển khai đốithoại hợp tác an ninh, chính trị; nhất là những vấn đề an ninh phi truyềnthống, hợp tác an ninh trên biển; thúc đẩy xây dựng Khu mậu dịch tự do ĐôngÁ; thúc đẩy hợp tác văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật; hợp tác sâu hơn nữatrong lĩnh vực tiền tệ và đầu tư; ủng hộ tiểu ban 10 +3 trong ban thư kýASEAN thành lập năm 2003; quy hoạch khoa học tương lai Hợp tác Đông Á;phát huy hợp tác về tài nguyên trí lực cho cơ chế 10 + 3
Trong quan hệ với ASEAN, Trung Quốc cũng đề xuất nhiều sáng kiếnhợp tác có ý nghĩa quan trọng với cả 2 bên Tại hội nghị thượng đỉnh TrungQuốc - ASEAN lần thứ 12 diễn ra tại Hua Hin - Thái Lan, ngày 24/10/2009thủ tướng Trung Quốc - Ôn Gia Bảo tiếp tục đưa ra đề xuất 6 điểm nhằm thúcđẩy hợp tác ASEAN và Trung Quốc lên tầm cao mới, trong đó thủ tướng Ônnhấn mạnh 1 số khía cạnh chủ yếu như: đẩy mạnh việc hợp tác xây dựng, pháttriển cơ sở hạ tầng; tăng cường hợp tác nông nghiệp và nông thôn; thúc đẩyphát triển bền vững; đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khu vực ở các cấp; tăngcường trao đổi xã hội và văn hóa 2 bên; thúc đẩy hợp tác song phương trongkhuôn khổ Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) …
Trang 19b Thúc đẩy hợp tác ASEAN + 3
Cùng với việc đề xuất các sáng kiến và sẵn sàng đóng góp tài chính choviệc triển khai các sáng kiến đó, Bắc Kinh còn chủ động, tích cực tham giavào việc thực hiện các sáng kiến do EASG đề xuất thông qua tất cả các cơ chếtrong khuôn khổ APT
Trong cơ chế ASEAN + 3, vai trò của Trung Quốc được thể hiện rõnét nhất trong việc nước này đã tích cực góp phần thực hiện sáng kiếnChiềng – Mai Cho tới cuối năm 2009, Trung Quốc đã ký 8 hiệp định hoánđổi tiền tệ với các đối tác ASEAN + 3, tổng giá trị các hiệp định lên đếntrên 15,5 tỷ USD
Trong cơ chế ASEAN + 1, Trung Quốc đã đóng góp vai trò hết sức nổitrội Ở tiến trình này, ngoài những hoạt động nhằm tăng cường quan hệ haibên, Trung Quốc đã cùng với ASEAN triển khai 1 số biện pháp nhằm thựchiện 2 biện pháp trung và dài hạn do EASG đề ra Đó là xúc tiến xây dựngEAFTA và tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Nhằm hiện thực hóa ýtưởng EAFTA, Trung Quốc đã quyết định xây dựng Khu vực mậu dịch tự doTrung Quốc – ASEAN (ACFTA) trước Để ASEAN vốn không mặn mà vớiACFTA, chấp nhận ý tưởng của mình, Trung Quốc đã đề xuất một cơ chếgiảm thuế thông qua chương trình “thu hoạch sớm” dành một số ưu đãi vềthuế cho các nước ASEAN
Trong cơ chế cộng 3, vai trò của Trung Quốc cũng ngày càng đượckhẳng định Đáng chú ý là tại hội nghị Thượng đỉnh ASEAN + 3 họp tạiPhnôm-Pênh năm 2002, Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến thành lập Khu vựcmậu dịch tự do Đông Bắc Á, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
Để xây dựng FTA Đông Bắc Á trong bối cảnh các nước trong khu vực chưa
có thói quen hợp tác đa phương, Trung Quốc đã đề nghị thành lập Khu vựcmậu dịch tự do Nhật Bản - Trung Quốc trước tiên, trên cơ sở FTA song
Trang 20phương này thiết lập thành công sẽ mở rộng thêm sự tham gia của Hàn Quốc.Tuy nhiên Nhật Bản đã né tránh ý tưởng trên.
1.2.3 Mục tiêu hợp tác và vai trò của Nhật Bản
1.2.3.1 Mục tiêu hợp tác của Nhật Bản
Cho tới trước khi ASEAN + 3 ra đời, Nhật Bản luôn không ủng hộkhuôn khổ hợp tác này bởi người Nhật không muốn gợi nhắc với các nướcChâu Á về “khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” mà phát xít Nhật từng gâyra; điều này còn có lý do đó là chịu ảnh hưởng, chi phối của Hoa Kỳ đối vớichính sách đối ngoại của Nhật
Tuy nhiên vào năm 1997, khi ASEAN đưa ra ý tưởng gặp các nhà lãnhđạo Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh không chínhthức lần thứ hai của ASEAN, Nhật Bản đã đồng ý tham gia cuộc gặp này
Sở dĩ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998, Nhật Bản tham giahợp tác ASEAN + 3 là bởi họ nhận thấy rõ hơn vận mệnh chung của mình vớicác nước Đông Á – nơi rất gần về vị trí địa lý cũng như có nhiều điểm tươngđồng về văn hóa, xã hội Nhật nhận thấy sự cần thiết của việc thiết lập một thểchế riêng Đông Á để giải quyết các vấn đề chung trong khu vực Hơn nữa,thái độ của Hoa Kỳ với cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á đã cho thấy họkhông thật sự coi trọng Đông Nam Á như trong chính sách Châu Á – TháiBình Dương đã đưa ra Do đó, Nhật Bản xem đây chính là cơ hội để tăngcường ảnh hưởng của mình trong khu vực
Đông Á còn có vai trò kỳ quan trọng cả về an ninh, chính trị và kinh tếđối với Nhật Bản Về an ninh quốc gia, Nhật Bản phụ thuộc rất nhiều vào sự
an toàn trên các tuyến đường biển quốc tế chạy qua vùng biển Đông Nam Á.Cũng thông qua con đường này, Nhật Bản dễ dàng xuất khẩu hàng hóa ranước ngoài và nhập khẩu hàng hóa cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống Vềchính trị, Đông Nam Á là nơi thuận lợi nhất cho Nhật Bản thử nghiệm vai tròchính trị mà Tô- Ky – ô đang muốn thực hiện trong quá trình vươn lên thànhmột cường quốc chính trị - mục tiêu mà họ theo đuổi ngay từ cuối những năm
Trang 2180 của thế kỷ 20 Về kinh tế, Đông Nam Á là nơi Nhật Bản thu được rất nhiềulợi ích to lớn, khu vực này không chỉ là thị trường hàng hóa, thị trường đầu
tư, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, đặc biệt là dầu mỏ cho nền kinh tế NhậtBản, mà còn là nơi các doanh nghiệp trẻ Nhật Bản được tập dược trước khibước vào kinh doanh ở những thị trường lớn và khó tính hơn như Mỹ, EU… Ngoài ra, trong quá trình tham gia vào hợp tác ASEAN + 3, Nhật Bản đãnhanh chóng nhận ra rằng khuôn khổ này mang lại những cơ hội thuận lợi cho
họ để cải thiện quan hệ với Hàn Quốc, Trung Quốc và cùng với các nước nàygiải quyết một số vấn đề trong khu vực, trước hết là vấn đề hạt nhân trên bánđảo Triều Tiên hay căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc
Cuối cùng trong cơ chế “cộng 3”, Nhật Bản sẽ có cơ hội đề xuất các sángkiến hợp tác khu vực, qua đó nâng cao vị thế của Tô-ky-ô ở Đông Bắc Á cũngnhư trên trường quốc tế
Bởi những lợi ích mà Tô-ky-ô thu được từ Đông Á là không nhỏ nên họ
đã xem việc phát triển quan hệ với các nước này là ưu tiên số một trong chínhsách đối ngoại của mình
1.2.3.2 Vai trò hợp tác của Nhật Bản trong ASEAN + 3
Sự thay đổi lập trường của người Nhật đối với hợp tác Đông Á đã đónggóp vai trò quan trọng dẫn tới sự hình thành hợp tác ASEAN + 3 vào tháng12/1997 Tuy vậy, trong hai năm đầu tham gia vào tiến trình hợp tác này, vaitrò của Nhật Bản trong hợp tác ASEAN + 3 chưa thực sự nổi trội, bởi ưu tiênhợp tác của Nhật Bản là dành cho tiến trình ASEAN + 1 giữa họ và ASEAN.Điều này do Tô-ky-ô vẫn lo ngại phản ứng của Hoa Kỳ Từ sau 1999, khi Hoa
Kỳ không phản đối sự tham gia của Nhật Bản vào ASEAN + 3, họ đã trở nênnăng động hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn đối với sự phát triểnchung của hợp tác ASEAN + 3
Trong những năm đầu thế kỷ 21, Nhật Bản đã điều chỉnh chính sách củamình để tạo ra những thay đổi lớn góp phần tìm vị thế cao hơn về chính trịtrong khu vực và trên thế giới Mặt khác, khát khao lãnh đạo Đông Á của
Trang 22Trung Quốc ngày càng được biểu hiện rõ hơn, do đó Nhật Bản cần phải thayđổi chính sách của mình đối với Đông Á để cạnh tranh vai trò lãnh đạo vớiTrung Quốc Chính sách Đông Á mới của Nhật Bản đã được Thủ tướngKoizumi phản ảnh trong bài diễn văn có nhan đề “ Nhật Bản và ASEAN –một quan hệ đối tác chân thành và cởi mở” đọc tại Singapore ngày 14/2/2002,nhân kết thúc chuyến thăm các nước ASEAN Mục tiêu của những thay đổinày là xây dựng một “cộng đồng hành động cùng nhau và tiến lên cùngnhau”, mở cửa hợp tác chặt chẽ hơn với các nước ngoài khu vực Để đạt đượcmục tiêu đó, Tô-ky-ô cho rằng cần mở rộng hợp tác Đông Á dựa trên nền tảng
đó là phát triển quan hệ Nhật Bản – ASEAN” Theo đó, Nhật Bản đề xuấtthúc đẩy hợp tác với các giải pháp chủ yếu sau:
- Phát huy nguồn lực một cách tốt nhất trong khuôn khổ hợp tác ASEAN+ 3, làm sâu sắc hơn mối quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc và HànQuốc, xem đó là một lực lượng quan trọng để xây dựng cộng đồng Đông Ácùng phát triển
- Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế khu vực, ngoài ACFTA cần thúcđẩy FTA giữa ASEAN với Úc, Niu-di-lân
- Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương giữa các thành viênASEAN + 3
Bên cạnh việc tích cực tham gia vào việc hoạch định đường lối phát triểncủa hợp tác ASEAN + 3, Nhật Bản còn đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng và
có ý nghĩa quyết định trong việc thành lập quỹ tiền tệ Châu Á; sáng kiến
“ASEAN điện tử”; sáng kiến tổ chức “Hội thảo chung giữa các quan chứcchính phủ, các học giả xuất chúng và các lãnh đạo kinh doanh về hợp tác côngnghệ thông tin (IT) ở Đông Á” … Nhật Bản thực sự coi trọng cơ chế ASEAN+ 1, bởi với Nhật Bản, quan hệ Nhật Bản - ASEAN chính là quan hệ chínhyếu thúc đẩy hợp tác Đông Á Trong cơ chế này Nhật Bản đã cùng vớiASEAN triển khai nhiều biện pháp hợp tác do EASG đưa ra, đặc biệt là hai
Trang 23biện pháp xây dựng EAFTA và tổ chức EAS – 1.
1.2.4 Mục tiêu hợp tác và vai trò của Hàn Quốc
1.2.4.1 Mục tiêu hợp tác của Hàn Quốc
Cũng như Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc đã nhiệt tình ủng hộ sángkiến họp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 ở Malaixia tháng 12/1997 doASEAN đề xuất ý tưởng Trong bối cảnh an ninh chính trị ở khu vực có nhiềubiến động và các quan hệ thương mại, đầu tư nội khối đang diễn ra mạnh mẽ,Hàn Quốc tích cực tham gia hợp tác ASEAN + 3 trước hết là muốn điều chỉnhkịp thời chính sách đối ngoại của mình để phù hợp hơn với xu hướng đốingoại hòa bình, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển trong khu vực Đông Á.Ngoài thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, Hàn Quốc còn chủđộng thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á thôngqua các cơ chế khác nhau như ASEM, ARF … Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũngmong muốn hàn gắn được những mâu thuẫn giữa Nhật Bản với Trung Quốc
và giữa Nhật Bản với Hàn Quốc do lịch sử để lại
Tham gia hợp tác ASEAN + 3, Hàn Quốc còn vì mục tiêu kinh tế, bởiquá trình phát triển mạnh mẽ của các nước Đông Á từ những năm 90 đến nay
đã làm thay đổi căn bản bức tranh kinh tế của khu vực này Nhật Bản là đốitác thương mại lớn nhất và là nước đầu tư chủ yếu vào Hàn Quốc, do đó quan
hệ kinh tế Nhật – Hàn có ý nghĩa cũng như tầm quan trọng đặc biệt với HànQuốc Tuy nhiên Nhật Bản đã bước vào thời kì suy thoái Trong khi đó TrungQuốc với những phát triển vượt bậc đã vươn lên thành nước có nền kinh tếlớn thứ 2 thế giới và giá trị cán cân thương mại Trung - Hàn tăng nhanhchóng trong những năm qua Ngoài ra, quan hệ thương mại và đầu tư của HànQuốc với ASEAN cũng có những bước tiến đáng kể từ những năm 90 trở lạiđây, với tổng thương mại song phương vẫn tăng mạnh và đạt 90,2 tỷ USDtrong năm 2008, đã đưa Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 5 củaASEAN và ngược lại ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc
Trang 24trong năm 2009 Những biến đổi nhanh chóng của quan hệ thương mại và đầu
tư giữa các nước trong nội bộ khu vực Đông Bắc Á, giữa các nước Đông Bắc
Á và giữa các nước Đông Nam Á nêu trên chính là những yếu tố quan trọng
có ý nghĩa quyết định đến chiến lược của Hàn Quốc đối với hợp tác Đông Á.Chính bởi hợp tác kinh tế với các đối tác trong khu vực phát triển mạnh
mẽ và mang lại nhiều lợi ích như trên nên Hàn Quốc càng nỗ lực tham gia quátrình đối thoại, hợp tác và liên kết trong khu vực ASEAN + 3 để tạo ra môitrường hòa bình, thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế hơn nữa giữa các nướctrong khu vực Đông Á, biến Đông Á thành một khối kinh tế - mậu dịch lớnmạnh hơn nữa đủ sức cân bằng với EU của Châu Âu và NAFTA của Bắc Mỹ.Một điều quan trọng khác đó là Hàn Quốc hi vọng tiến trình liên kết khuvực sẽ tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình phát triển và mở cửa kinh
tế của Bắc Triều Tiên; thúc đẩy hợp tác liên Triều, tạo điều kiện cho quá trìnhthống nhất đất nước, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
1.2.4.2 Vai trò hợp tác của Hàn Quốc trong ASEAN + 3
Ngay từ đầu Hàn Quốc đã chứng tỏ được sự quan trọng của mình tronghợp tác ASEAN + 3, Hàn Quốc đã đề xuất nhiều sáng kiến quan trọng nhưsáng kiến thành lập nhóm nghiên cứu Đông Á, nhóm tầm nhìn Đông Á(EAVG), thành lập diễn đàn Đông Á, sáng kiến họp thượng đỉnh Đông Á và
đã có những đóng góp to lớn vào việc hiện thực hóa những sáng kiến này.Ủng hộ và thực hiện hiệu quả sáng kiến Chiềng – Mai, cho đến năm
2003 Hàn Quốc đã chủ động thỏa thuận và đi đến kí kết hoán đổi tiền tệ vớiThái Lan, Philipines, Indonexia và Malaixia, với tổng số tiền hơn 8 tỷ USD
Để góp phần xây dựng EAFTA, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập khumậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và đã được ký kết vào năm
2009 Trong thời gian gần đây, tại các kỳ họp thượng đỉnh ASEAN – HànQuốc, Sê-un còn đề xuất hàng loạt sáng kiến quan trọng, tiêu biểu như: Sángkiến tăng trưởng Xanh ít cacbon bằng việc xây dựng quan hệ đối tác khí hậu
Trang 25Đông Á nhằm hỗ trợ các nước thành viên ASEAN ứng phó với sự biến đổikhí hậu và duy trì sự phát triển bền vững; sáng kiến thành lập tổ chức Hợp tácrừng Châu Á (AfoCO), nhằm tăng cường hợp tác lâm nghiệp và nâng caonăng lực để ứng phó với biến đổi khí hậu trong khu vực; đề xuất thiết lập cơchế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc – Mê Kông với mục đích tăngcường hợp tác kinh tế và phát triển với các nhóm nước khu vực sông MêKông ….
Đối với các cơ chế “cộng 3” trong khuôn khổ APT, Hàn Quốc luôntham gia tích cực và đã có những đóng góp đáng ghi nhận Theo quan điểmcủa Hàn Quốc, hợp tác “cộng 3” này là nhân tố quan trọng có tính quyết địnhđối với phát triển kinh tế của nước này Do vậy, Hàn Quốc đã tham gia vàotiến trình “cộng 3” ngay từ đầu và đã cùng Trung Quốc, Nhật Bản tích cựctham gia vào việc soạn thảo để ký kết “Tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác
ba bên” vào tháng 10/2003 Bộ trưởng ngoại giao ba bên đã thường xuyên tổchức các cuộc họp bàn về các biện pháp thúc đẩy trong lĩnh vực hợp tácthương mại, đầu tư và bảo vệ môi trường Trong cơ chế “cộng 3”, đóng gópquan trọng nhất của Hàn Quốc là nỗ lực phối hợp với Nhật Bản, Trung Quốctrong các vòng đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên
Trong bối cảnh căng thẳng của quan hệ Nhật - Trung, các nhà lãnh đạoHàn Quốc cũng đã sớm nhận ra họ đang ở vị thế thuận lợi để phát huy vai tròcầu nối giữa hai cường quốc phát triển thứ 2, thứ 3 thế giới này Để hiện thựchóa ý tưởng trên, Hàn Quốc đã ủng hộ đề xuất của Nhật Bản và Trung Quốc
về thỏa thuận mậu dịch tự do giữa Nhật Bản – Hàn Quốc, Trung Quốc – HànQuốc Hiện nay Sê-un đang đàm phán với Tô-ky-ô và Bắc Kinh về các thỏathuận FTA như vậy
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỢP TÁC THƯƠNG MẠI TRONG ASEAN + 3 VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng hợp tác thương mại trong Asean +3 qua những năm gần đây
2.1.1 Quá trình phát triển quan hệ thương mại trong ASEAN + 3
Trong hơn 10 năm qua, hợp tác đa phương ASEAN + 3 đã hình thành vàphát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, chính trị và xã hội để từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy quá trìnhliên kết khu vực, hướng tới xây dựng Cộng đồng Đông Á Tuy nhiên, hợp tác
về kinh tế - thương mại luôn là lĩnh vực được quan tâm và đạt được nhiềuthành tựu nhất trong Hợp tác ASEAN + 3
Mặc dù xu hướng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa
ASEAN và 3 nước Đông Á đã manh nha từ rất lâu nhưng việc ra đờiASEAN + 3 thì hợp tác kinh tế đa phương khu vực mới chính thức được thểchế hóa Ngay từ năm 1999, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ của các nước thành viên tăng cường hợp tác, ASEAN + 3 đã lập website
có tên là ASEAN3 netwwork, cùng hàng loạt những cố gắng sau đó củaASEAN + 3 để góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN nói chung và vềlĩnh vực thương mại nói riêng, mà quan trọng nhất là các FTA được kí kếttrong thời gian qua Những cố gắng này của lãnh đạo các nước ASEAN + 3
đã góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương khu vực
Dưới tác động của những nhân tố mới và của sự hình thành khuôn khổhợp tác ASEAN + 3, quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực đã có sựphát triển đáng kể, nhất là về lĩnh vực thương mại (Bảng 2.1)
Trang 27Bảng 2.1: Tỷ trọng thương mại nội vùng trong xuất khẩu của 1 số
Nguồn: Nhật báo Nhân dân Trung Quốc
Qua bảng trên ta thấy, trong khoảng thời gian gần đây tỷ trọng thươngmại nội khối của khu vực ASEAN + 3 tương đối ổn định ở mức 37,5% –39,2% Tỷ trọng thương mại nội khối của khu vực Đông Á (gồm ASEAN + 3,Hong Kong và Đài Loan) đã đạt mức 51,9% - 55,9% Tỷ trọng thương mạinội khối của ASEAN + 3 tuy thấp hơn so với EU (khoảng 60,2% - 63,8%) vàNAFTA (43,1% - 48,8%) nhưng nếu tính cả khu vực Đông Á thì tỷ trọng nàycao hơn NAFTA rất nhiều Hơn nữa, trong thời gian năm 2005 trở lại đây, tỷtrọng thương mại nội khối của Đông Á có xu hướng tăng nhanh hơn, còn EU
và NAFTA lại dường như không thay đổi từ năm 2000 Những phân tích trêncho thấy quan hệ thương mại giữa các thành viên ASEAN + 3 chiếm vị tríquan trọng trong nền kinh tế quốc gia; nó cũng cho thấy sự phụ thuộc lẫnnhau tương đối chặt chẽ giữa các nước ASEAN + 3; đồng thời còn giúp cácnước thành viên ASEAN + 3, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN giảm bớt sựphụ thuộc vào thị trường bên ngoài, mà chủ yếu là Bắc Mỹ và Tây Âu Cũng
theo thống kê từ Nhật báo Nhân dân Trung Quốc, trung bình từ năm 2001 đến
năm 2010 các nước Đông Á đã chuyển 11% buôn bán với khu vực bên ngoài
Trang 28về buôn bán trong khu vực.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu năm 2008, các thịtrường xuất khẩu chủ yếu của các nước Đông Á gặp khó khăn Theo đó, tất cảcác nền kinh tế trong khu vực phải liên kết cùng nhau chống khủng hoảng, đadạng hóa thị trường Hợp tác thương mại, đầu tư giữa ASEAN và 3 nướcĐông Bắc Á càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong khuôn khổ ASEAN + 3nói chung và ASEAN + 1, các nước “cộng 3” nói riêng Trong năm 2009, kimngạch thương mại trong khuôn khổ ASEAN +3 vẫn đạt 496,87 tỷ USD và đầu
Trang 29Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng kim ngạch thương mại giữa ASEAN và các
nước "cộng 3" năm 2009
Đơn vị: %
Nguồn: Niên giám thống kê thương mại kinh tế ASEAN
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, Trung Quốc ngày càng có vị trí quan trọngtrong thương mại với ASEAN và đồng thời ASEAN cũng trở thành đối tácthương mại tiềm năng nhất của Trung Quốc Năm 2009, kim ngạch thươngmại song phương ASEAN - Trung Quốc là 213,02 tỷ USD đưa Trung Quốc
trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, chiếm 11,6% thương mạicủa ASEAN và ASEAN thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc,chiếm 9% tổng thương mại của Trung Quốc Đến năm 2010, kim ngạchthương mại hai bên vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 263 tỷ USD tăngkhoảng 17,37% so với năm 2009 và đưa giá trị song phương ASEAN – TrungQuốc chiếm 45% tổng giá trị giao dịch thương mại nội khối ASEAN + 3 Đốivới Nhật Bản, ASEAN luôn là thị trường tiềm năng nhất được nước này ưutiên đầu tư, và ngược lại Nhật Bản lại là đối tác quan trọng và uy tín nhất củacác nước ASEAN Năm 2010, quan hệ thương mại song phương vẫn duy trì ởmức cao, đạt khoảng 231 tỷ USD, chiếm 10,91% thương mại của ASEAN và
Trang 30là đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN Trong khi đó, hợp tác thươngmại và đầu tư giữa Hàn Quốc và ASEAN cũng tăng lên nhanh chóng Năm
2008, kim ngạch thương mại song phương ASEAN – Hàn Quốc đạt 90,2 tỷUSD Sang năm 2009, tổng giá trị thương mại 2 bên giảm xuống còn 74,9 tỷUSD bởi ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên,đến năm 2010, với nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại của các nhà lãnh đạo 2bên, kim ngạch thương mại song phương đã tăng trưởng trở lại, đạt 86 tỷUSD
Như vậy, tốc độ tăng trưởng cao và mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữacác nền kinh tế trong khối ASEAN +3 đã góp phần quyết định biến Đông Átrở thành một trong ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay
2.1.2 Thực trạng hợp tác ASEAN với các nước “cộng 3” trong lĩnh vực thương mại
2.1.2.1 Hợp tác ASEAN _ Trung Quốc
a Tổng quan về thương mại song phương
Trung Quốc và các nước ASEAN là láng giềng gần gũi có lịch sử giaolưu lâu đời Mối quan hệ này rõ ràng hơn khi ASEAN được thành lập vàotháng 8/1967 và đến năm 1991 Trung Quốc - ASEAN chính thức thiết lậpquan hệ Các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên không ngừng được mở rộng, nângcao cả về chất và lượng Về chất, mối quan hệ song phương này chuyển từhoài nghi, đối lập sang quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện Vềlượng, ASEAN – Trung Quốc đã tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực
về chính trị, đối ngoại, an ninh – quốc phòng và kinh tế Tuy nhiên hơn 10năm qua, hợp tác thương mại luôn là lĩnh vực được quan tâm và có nhiềuđóng góp nhất trong mối quan hệ này Lãnh đạo hai bên thường xuyên tổchức những hội nghị về thương mại và đã đi đến ký kết những hiệp định quantrọng như: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (11/2002); Hiệpđịnh thương mại tự do Trung Quốc- ASEAN; Hiệp định thương mại hàng hóa
Trang 31(11/2004) và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp (11/2004); Hiệp địnhthương mại dịch vụ (1/2007); Hiệp định hình thành khu vực mậu dịch tự doASEAN – Trung Quốc (ACFTA) năm 2010 Những hiệp định này đã gópphần thúc đẩy hợp tác thương mại phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng vàthu được nhiều thành quả thiết thực trong thời gian qua.
Bảng 2.2 : Thương mại 2 chiều ASEAN – Trung Quốc ( 1991 – 2010)
Nguồn: Niên giám thống kê thương mại kinh tế Trung Quốc năm 2010
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong thời gian qua kim ngạch thương mại 2chiều Trung Quốc - ASEAN đang trên đà tăng trưởng mạnh Kể từ khi cácquốc gia ASEAN và Trung Quốc nhất trí thiết lập khu vực thương mại tự doTrung Quốc – ASEAN vào năm 2001 Tổng giá trị thương mại song phương
đã tăng gấp hơn 5 lần từ 41,6 tỷ USD năm 2001 lên thành 213,02 tỷ USD năm
2009 Theo thống kê của Ban Thư ký ASEAN, thương mại giữa Trung Quốc
Trang 32và ASEAN đã duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình là 26% hàng năm kể từnăm 2003, giúp Trung Quốc vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3của ASEAN sau Liên minh EU và Nhật Bản.
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực
kể từ ngày 1/1/2010, điều này cũng lý giải tại sao kim ngạch thương mại songphương năm 2010 lại tăng trưởng mạnh mẽ như vậy Năm 2010 kim ngạchthương mại song phương là 263 tỷ USD tăng khoảng 50 tỷ USD tương đương23,5% so với năm 2009, trong đó Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN đạt 129
tỷ USD tăng 22,4 %; Trung Quốc nhập khẩu từ ASEAN đạt 134 tỷ USD tăng42,32 % so với năm 2009 Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như thế này,ASEAN đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 củaTrung Quốc, còn Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương
mại lớn thứ 2 của ASEAN (theo www.vietchinabusiness.vn)
Về cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa cả khối các nước ASEAN vàTrung Quốc về căn bản là tương đối giống nhau Tuy nhiên cơ cấu hàng hóaxuất khẩu giữa Trung Quốc với từng nhóm nước ASEAN - 6 và ASEAN - 4lại có sự khác nhau khá lớn Trung Quốc thường nhập những hàng hóa cóhàm lượng công nghệ cao và chất xám như các sản phẩm về hóa dầu, điện tử,công nghệ, …từ những nước ASEAN có thế mạnh về ngành này nhưSingapore, Malaixia, Thái Lan, Philipines, Indonexia Trong khi đó trong cơcấu xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Việt Nam, Lào, Campuchia,Myanma thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như đồ điện tử, ô tô,sản phẩm viễn thông, tin học… luôn chiếm tỷ lệ cao
b Một số vấn đề bất cập trong quan hệ thương mại ASEAN -Trung
Quốc
Bên cạnh những thành tựu đạt được ở trên, quan hệ hợp tác Thương mạiASEAN - Trung Quốc cũng đã và đang lộ diện những vấn đề lớn, đặc biệt là
Trang 33sau khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA) chínhthức có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.
Thứ nhất, kim ngạch thương mại song phương chủ yếu diễn ra giữa
Trung Quốc với Singapore và Malaixia Xuất nhập khẩu giữa ba nước nàychiếm một nửa kim ngạch mậu dịch giữa ASEAN và Trung Quốc Trong khi
đó, kim ngạch giữa Trung Quốc với các nước Lào, Campuchia, Myanma làkhông đáng kể
Thứ hai, Trung Quốc luôn duy trì xuất siêu lớn với các nước thành viên
mới trong ASEAN: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanma Riêng Việt Nam,nhập khẩu từ Trung Quốc trong giai đoạn năm 2000 - 2009 đã tăng 11 lầnnhưng xuất khẩu chỉ tăng 5 lần Trong khi đó, Trung Quốc lại nhập siêu với 6nước thành viên cũ của ASEAN gồm: Thái Lam, Singapore, Indonexia,Malaixia, Philipines, Brunay
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu là không đồng đều, hàng công
nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong xuất khẩu của Trung Quốc đối với hầuhết các nước ASEAN - 6 Nhưng Trung Quốc lại chủ yếu nhập khẩu hàngnông sản, nguyên liệu thô, khoáng sản … từ các nước ASEAN - 4 Nhưtrường hợp Việt Nam, trong hơn 10 năm qua nhóm hàng công nghiệp xuấtkhẩu sang Trung Quốc thường chiếm không quá 10% trong tổng kim ngạchxuất khẩu sang nước này
c CAFTA và quan hệ thương mại song phương
Nét nổi bật trong quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc là việc kýkết thành công hiệp định thương mại tự do song phương, thành lập khu vực tự
do thương mại ASEAN - Trung Quốc (CAFTA), và đã chính thức đi vào hoạtđộng từ ngày 1/1/2010 Việc thành lập CAFTA được lãnh đạo 10 nướcASEAN và Trung Quốc thỏa thuận lần lượt các bước qua các Hội nghị
Trang 34thượng đỉnh ở Bru-nay (năm 2001), Phnompenh (năm 2002), Ba–li (năm2003) và Viêng Chăn (năm 2004).
Nội dung chính của FTA giữa ASEAN - Trung Quốc là chương trình cắtgiảm thuế quan để mở rộng thương mại, trong đó các hàng hóa được chiathành 2 nhóm đó là nhóm hàng thông thường và nhóm hàng nhạy cảm Trongnhóm hàng thông thường, Trung Quốc và các nước thành viên cũ (ASEAN-6) bắt đầu cắt giảm thuế từ tháng 1/2005 và bãi bỏ hoàn toàn vào năm 2010.Lãnh đạo các nước thành viên đặt mục tiêu hoàn toàn bỏ thuế quan với cả 2nhóm hàng vào năm 2015 Với việc CAFTA chính thức bắt đầu có hiệu lực từ1/1/2010, mức thuế trung bình với hàng hóa từ ASEAN xuất khẩu sang thịtrường Trung Quốc được giảm từ 9,8% xuống còn 0,1 % Các nước: Brunay,Indonexia, Malaixia, Philipines, Singapore và Thái Lan giảm mức thuế trungbình đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc từ 12,8% xuống còn0,6% Chính sách phi thuế quan đối với 90% hàng hóa được trao đổi giữaTrung Quốc và 4 nước kém phát triển hơn của ASEAN là Việt Nam, Lào,Campuchia và Myanma dự kiến sẽ được áp dụng vào năm 2015
CAFTA kí kết thành công sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho
cả ASEAN và Trung Quốc, song cũng đặt ra không ít thách thức nhất là với 1
số nước ASEAN kém phát triển, trong đó có Việt Nam Những đánh giá sauđây về cơ hội phát triển cũng như những vấn đề đặt ra đối với ASEAN vàTrung Quốc, sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn “cái được, cái mất” khi CAFTAđược kí kết thành công
Những cơ hội phát triển cho ASEAN và Trung Quốc:
- Nâng cao vị thế trong quan hệ với các nước, các tổ chức kinh tế kháctrên thế giới: Trung Quốc và ASEAN hi vọng với việc thành lập FTA songphương sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng thương mại của Đông Á Hơn nữa tăngcường hợp tác trong khu vực sẽ giúp 2 bên giảm bớt sự phụ thuộc vào thịtrường bên ngoài
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thương mại toàn khu vực một cách
Trang 35mạnh mẽ, bởi đây là khu vực mậu dịch tự do lớn trên thế giới, CAFTA đã trởthành ngôi nhà chung cho 1,9 tỷ người tiêu dùng với tổng kim ngạch thươngmại đạt hơn 4500 tỷ USD, tổng GDP đạt hơn 6500 tỷ USD.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích đầu tưnội khối: CAFTA được hình thành dựa trên rất nhiều thuận lợi như quy môdân số đông, nguồn lao động đa dạng và khá rẻ, tổng thu nhập quốc dân cao,
do đó các công ty nước ngoài sẽ chú trọng đầu tư vào khối này Trung Quốcđược dự báo sẽ trở thành đối tác lớn nhất của khu vực trong thời gian đầu củaFTA bởi triển vọng thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc của ASEAN là rất lớn
Những vấn đề, thách thức đặt ra trong quan hệ thương mại ASEAN – Trung Quốc:
- Vấn đề hàng trốn lậu thuế của Trung Quốc sẽ diễn ra gay gắt hơn: Từ
nhiều năm nay, tình trạng hàng lậu của Trung Quốc xuất hiện tràn lan trên thịtrường đã ảnh hưởng tiêu cực đến các nền kinh tế ASEAN Theo thống kê của
vietnamchina.com, hiện nay 85% hàng hóa buôn lậu của Trung Quốc có đích
đến là ASEAN Nghiêm trọng hơn là khi CAFTA có hiệu lực, khái niệm hànglậu Trung Quốc sẽ không còn, thay vào đó là hàng hóa chính ngạch Nhiềunhà kinh tế lo ngại rằng , CAFTA sẽ hợp pháp hóa số hàng lậu này và điều đókhiến cho ngành công nghiệp của ASEAN gặp rất nhiều khó khăn
- Một số ngành sản xuất của ASEAN rất khó có thể cạnh tranh được với
Trung Quốc: các chuyên gia cho rằng, FTA giữa Trung Quốc và ASEAN sẽkhiến một số ngành công nghiệp của Đông Nam Á sẽ phải đối mặt với sựcạnh tranh lớn từ Trung Quốc, nhất là với các nước có trình độ phát triểnkém, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế Các nhà sản xuất lo ngại hàng hóagiá rẻ từ Trung Quốc có thể tràn ngập thị trường nước mình một khi thuếnhập khẩu được dỡ bỏ
- Cạnh tranh mạnh mẽ về đầu tư: với một thị trường rộng lớn lại có sự ổnđịnh chính - trị xã hội cao, có nền kinh tế tăng trưởng cao vào hàng bậc nhấttrên thế giới, chính vì thế khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN sẽ là
Trang 36điểm đến lý tưởng đối với các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Tuy nhiên,những vấn đề đặt ra ở đây đó là phần lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ chảyvào Trung Quốc.
từ quan hệ phụ thuộc một chiều sang quan hệ hợp tác cùng phát triển Song,cũng vì sự tăng trưởng mạnh của kinh tế theo mô hình hướng về xuất khẩu,các nước ASEAN đã thiếu các sản phẩm trung gian và các hàng hóa tư bảncần thiết cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo, dovậy kim ngạch thương mại song phương Nhật Bản – ASEAN ngày càng đạtnhững con số ấn tượng mới Trong những năm gần đây, các nước ASEANluôn là đối tác thương mại thứ ba của Nhật Bản sau Trung Quốc và Mỹ,thương mại song phương trung bình chiếm 13% trong tổng kim ngạch thươngmại Ngược lại, Nhật Bản là bạn hàng thương mại hàng đầu của ASEAN
Trang 37Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, kim ngạch thương mại song phương luôntăng cao và ổn định Nếu tính chung cho cả thời kì 1997 - 2010 thì kim ngạchbuôn bán giữa các nước ASEAN và Nhật Bản tăng trung bình 15%/năm.Theo số liệu năm 2000, kim ngạch thương mại song phương đạt 129 tỷ USD,năm 2003 đạt 126 tỉ USD và tăng lên 135,9 tỉ USD vào năm 2005, năm 2008tổng kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 223 tỷ USD Năm 2009
do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch buôn bángiữa 2 thực thể này giảm xuống còn 216 tỷ USD Cũng trong năm 2009,Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn nhất củaASEAN Tuy nhiên, với quan hệ giao lưu lâu dài trong lịch sử cùng nỗ lựchợp tác vượt qua khủng hoảng của lãnh đạo 2 bên, thương mại 2 chiều năm
2010 đã đạt mức 231 tỷ USD – mức kim ngạch cao nhất kể từ hình thành mốiquan hệ thương mại ASEAN – Nhật Bản
Về đối tác xuất khẩu thì Singapore, Indonexia, Malaixia và Thái Lan là
Trang 38những bạn hàng xuất khẩu lớn của Nhật Bản trong các nước ASEAN Nhữngsản phẩm xuất khẩu có tỉ lệ tăng trưởng mạnh nhất, khoảng 10%/năm, là máymóc, linh kiện điện tử bán tứ động, phụ tùng ô tô, sản phẩm công nghiệp, thiết
bị đo điện, … Về nhập khẩu, những bạn hàng có sự tăng trưởng mạnh nhấtcủa thị trường Nhật Bản trong ASEAN là Malaixia, InDonexia và Thái Lan.Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là dầu mỏ, nhiên liệu khoáng,máy móc văn phòng, hàng may mặc, khí ga thiên nhiên hóa lỏng … Theo số
liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, một số mặt hàng nhập khẩu của
nước này đang có xu hướng giảm đáng kể là cà phê, ca cao, chè, rau quả,hương liệu, dầu thực vật…
Vấn đề đáng quan tâm trong quan hệ thương mại ASEAN - Nhật Bản
là các nước ASEAN luôn trong tình trạng bất lợi do đặc điểm cơ cấu hànghóa xuất nhập khẩu của khu vực này thiếu tính cạnh tranh so với hàng hóaNhật Bản
Bảng 2.3: Xuất nhập khẩu của Nhật Bản từ ASEAN theo hàng hóa năm 2009
Đơn vị: triệu Yên Nhật
2 Nguyên liệu thô 118.474 1.029.874 1.148.348
3 Nhiên liệu khoáng 524.892 5.436.239 5.961.131
Nguồn:Thống kê thương mại Nhật Bản – Bộ Tài chính Nhật Bản
Nhìn vào bảng trên ta thấy, những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu củaASEAN sang Nhật Bản năm 2009 là: thực phẩm, nguyên liệu thô, nhiên liệukhoáng Đây là những mặt hàng có giá trị của nó không cao phụ thuộc nhiều
Trang 39vào các yếu tố thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên Trong khi đó, ASEAN lạinhập khẩu rất nhiều những sản phẩm có giá trị cao như các sản phẩm côngnghiệp, các máy móc thiết bị hay các hàng điện tử,… Chính vì thế, cán cânthương mại giữa ASEAN - Nhật Bản vẫn đang mất cân đối với mức nhập siêucủa ASEAN là 240.827 triệu Yên, trong đó tổng giá trị xuất khẩu củaASEAN sang Nhật Bản chỉ là 13,4 triệu Yên còn tổng giá trị nhập khẩu từNhật Bản là 13,7 triệu Yên.
Tuy nhiên gần đây, do ASEAN chú trọng hơn trong việc thu hút đầu tưtheo hướng sản xuất sản phẩm xuất khẩu và các nước ASEAN cũng đã tăngcường đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí xuất sang Nhật Bản, nên đã gópphần cải thiện tình trạng bất bình đẳng trong cơ cấu xuất nhập khẩu nêu trên,góp phần cải thiện cán cân ngoại thương của ASEAN với Nhật Bản Song,việc mở cửa hơn nữa thị trường Nhật Bản với hàng hóa của các nước ASEANvẫn là vấn đề lớn cần được xem xét trong quan hệ thương mại song phươngNhật Bản – ASEAN
2.1.2.3 Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc
Quan hệ Hàn Quốc – ASEAN được hình thành từ rất lâu trong lịch sử,tuy nhiên đến năm 1989 quan hệ này cũng chỉ dừng ở mức đối thoại Với nỗlực hợp tác của cả 2 bên hơn 20 năm qua, mối quan hệ ASEAN – Hàn Quốchiện nay được nâng cấp lên mức “quan hệ đối tác chiến lược” Trong khuônkhổ hợp tác ASEAN + 1, ASEAN + 3, các lĩnh vực hợp tác giữa hai bên đãkhông ngừng mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: an ninh, kinh tế, công nghệthông tin, chính trị, văn hóa … Tuy nhiên, hợp tác kinh tế - thương mại là lĩnhvực hợp tác thành công và đáng ghi nhận nhất
Từ khi Hàn Quốc và ASEAN thiết lập mối quan hệ kinh tế - thương mại,
2 bên đã có sự thống nhất chặt chẽ nhằm tăng cường khả năng giao dịchthương mại, hợp tác kinh tế giữa hai bên Hoạt động thương mại song phươngASEAN - Hàn Quốc được thực hiện khi Hàn Quốc xúc tiến thực hiện Hiệp