Vậy nên ngành quản lý đất đai buộc phải cónhững thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất một cách chính xác, đầy đủ cùng với sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học chặt chẽ thì mới
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Em xin cam đoan tất cả những gì viết trong chuyên đề thực tập sau đây làkết quả của quá trình nghiên cứu, tham khảo từ các nguồn tài liệu, sách báo mà
em đã thu thập được trong thời gian thực tập Em không sao chép từ bài làm củangười khác
Em xin cam đoan tất cả những điều nói trên là sự thật, nếu sai em xin hoàntoàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày… tháng 05 năm 2011.
Sinh viên thực hiện
Vương Văn Thành
Trang 2MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG DỤNG HỆ
THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý 1
1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý 1
1.1.2 Các thành phần của Hệ thống thông tin địa lý 3
1.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin địa lý 6
1.1.4 Chức năng của GIS 6
1.2 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai 7
1.2.1 Quản lý đất đai và các nội dung 7
1.2.1.1 Quản lý đất đai 7
1.2.1.2 Các nội dung của quản lý đất đai 7
1.2.2 Đặc trưng của quản lý đất đai 9
1.2.3 Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai 10
1.2.4 Các điều kiện cần thiết để ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý vào quản lý đất đai 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG 12
2.1 Tổng quan về Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội - Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội 12
2.1.1 Lịch sử phát triển 12
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng, trung tâm 12
2.2 Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Quận Hai Bà Trưng 18
2.2.1 Vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội 18
2.2.2 Tình hình sử dụng đất đai 22
Trang 32.2.3 Các ứng dụng của Hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đất đai tại
Quận Hai Bà Trưng 23
2.3 Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đất đai tại quận Hai Bà Trưng 31
2.4 Nguyên nhân 34
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG 36
3.1 Định hướng phát triển công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 36
3.1.1 Mục tiêu phát triển công nghệ thông tin Quốc gia 36
3.1.2 Định hướng phát triển công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên môi trường 36
3.1.3 Định hướng phát triển công nghệ thông tin trong quản lý đất đai 38
3.2 Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đất đai của quận Hai Bà Trưng 38
3.3 Các điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện ứng dụng hệ thống thông tin địa lý 41
3.4 Kiến nghị 41
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa Hệ thống thông tin địa lý trong hệ thông tin nói
chung 2
Sơ đồ 1.2 Các thành phần của Hệ thống thông tin địa lý 3
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm trong mối quan hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 14
BẢNG Bảng 2.1 : Số lượng lao động tại Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường giai đoạn 2008 – 2011 16
Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động của Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên, môi trường năm 2011 theo trình độ học vấn 17
Bảng 2.3 : Cơ cấu lao động của Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường theo giới tính năm 2011 17
Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2009 Quận Hai Bà Trưng 22
HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ địa giới hành chính Thành phố Hà Nội 18
Hình 2.2 Sơ đồ địa giới hành chính Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội 18
Hình 2.3 Bản đồ về không gian thửa đất phường Quỳnh Mai 24
Hình 2.4 Bản đồ về không gian thửa đất phường Vĩnh Tuy 24
Hình 2.5 Cơ sở dữ liệu không gian về giao thông phường Quỳnh Mai 25
Hình 2.6 Cơ sở dữ liệu không gian về giao thông phường Vĩnh Tuy 25
Hình 2.8 Tra cứu thông tin về thửa đất 27
Hình 2.9 Chỉnh lý biến động nhập thửa đất trên bản đồ 31
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốcgia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trêntrái đất Ngay phần mở đầu của Luật đất đai 1993 nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội,
an ninh và quốc phòng Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức,xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”
Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó chophép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội và đâycũng là yêu cầu tất yếu đặt ra Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên tiếnnày trong việc Quản lý đất đai thì yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải có sự đổi mớimạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin
Nước ta, hiện nay đang trong công cuộc đổi mới chúng ta tiến hành côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nướckéo theo nhu cầu đất đai của các ngành ngày càng tăng lên một cách nhanhchóng, bên cạnh đó tình hình sử dụng đất của các địa phương trong cả nướccũng ngày một đa dạng và phức tạp Vậy nên ngành quản lý đất đai buộc phải cónhững thông tin, dữ liệu về tài nguyên đất một cách chính xác, đầy đủ cùng với
sự tổ chức sắp xếp và quản lý một cách khoa học chặt chẽ thì mới có thể sửdụng chúng một cách hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau phục vụ việc khaithác, quản lý và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất một cách hiệu quả nhất.Thành phố Hà Nội cũng giống như các tỉnh khác nằm trong tình hình chungcủa cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản đồ, sổ sách… liênquan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ kồng kềnh, tra cứuthông tin khó khăn… làm cho công tác quản lý đất đai gặp nhiều vướng mắc và
có hiệu quả không cao Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất trên cơ sở cậpnhật và đồng bộ hoá các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các thôngtin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin về
mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng,thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin về chủ sử dụng và cácthông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất Từ đó cho thông
Trang 6tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền Trung ương, địa phương,của Ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầusinh hoạt của người dân Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay côngtác quản lý về đất đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành,các cấp và mọi người, tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác Lĩnhvực quản lý đất đai gắn liền với một trong những tài sản có giá trị nhất và dễ gâytranh chấp nhất của con người đòi hỏi nhà quản lý phải nắm chắc và có đầy đủthông tin về hiện trạng từng thửa đất về chủ sở hữu, diện tích đất… nhằm quản
lý một cách tốt nhất Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển một cách mạnh
mẽ và các ứng dụng của chúng có mặt trong hầu hết các lĩnh vực Trong lĩnhvực quản lý đất đai với các bản đồ số hóa cho phép nhà quản lý có thể tra cứumột cách dễ dàng và chính xác đã và đang dần thay thế các bản đồ giấy ngàyxưa bằng việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (GIS-Geographic InformationSystem) Chính vì lý do đó trong chuyên đề thực tập em rất quan tâm tới đề tài
về việc ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai.Nhưng do địa bàn thành phố rất rộng, để cho chuyên đề có chất lượng hơn em
xin chỉ quan tâm tới địa bàn Quận Hai Bà Trưng Với chuyên đề “ Ứng dụng
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội” để tìm hiểu về ứng dụng của Hệ thống thông tin
địa lý trong quản lý đất đai
Sau thời gian thực tập tại Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên, môitrường Hà Nội thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, được sự giúp đỡ tậntình của Giám đốc Trung tâm và các anh (chị) cán bộ trong Trung tâm và đặcbiệt là sự tận tình của cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Lệ Thúy để em có thểhoàn thành chuyên đề thực tập này Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn khótránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn
để đề tài này được hoàn thiện hơn Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài viếtgồm có ba chương:
Chương I: Hệ thống thông tin địa lý và ứng dụng hệ thống thông tin địa
lý trong lĩnh vực quản lý đất đai.
Chương II: Thực trạng ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Quận Hai Bà Trưng.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đất đai tại Quận Hai Bà Trưng.
Trang 7CHƯƠNG I
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG DỤNG
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1.1 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý
1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý.
Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể bắtgặp các Hệ thống thông tin và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau tuỳtheo từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân sự…)cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay đã đápứng và giải quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra Trong lĩnh vựchoạt động của xã hội, thông tin là mạch máu chính của các công cụ quản lý:Quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng công cụ nàothô sơ hay hiện đại đều là thu thập và xử lý thông tin Thông tin đất là tất cả cácthông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai thường được thể hiện bằng Hệthống thông tin Địa lý Hệ thống thông tin địa lý (Geographic InformationSystems - gọi tắt là GIS) là một nhánh của công nghệ thông tin được hình thànhvào những năm 1960 và phát triển mạnh trong 10 năm lại đây Đây là ngànhkhoa học tự nhiên có tính chất liên ngành, liên quan đến các chuyên ngành địa
lý, công nghệ thông tin, toán ứng dụng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, khoahọc đất, quản lý đất đai, lâm nghiệp… Tại Việt Nam từ những năm thập niên 90
đã bắt đầu quan tâm tới GIS và việc ứng dụng GIS được đưa rộng rãi vào hoạtđộng các lĩnh vực để nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, trong lĩnhvực quản lý đất đai GIS được quan tâm, đón nhận của rất nhiều địa phươngtrong cả nước
a Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý.
Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật quản lý các thông tin dựa vào máy
vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các
số liệu thuộc địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau (Võ Quang Minh, Bài giảng môn học hệ thống thông tin địa lý, Đại học Cần Thơ, năm 2005).
Trang 8b Mối quan hệ giữa Hệ thống thông tin địa lý và Hệ thống thông tin nói chung.
Hệ thống thông tin địa lý tiếng Anh là Geographical Information System
Nó được hình thành từ 3 khái niệm: địa lý (Geographical), thông tin(Information) và hệ thống (System) Dưới đây là sơ đồ thể hiện mối quan hệgiữa Hệ thống thông tin địa lý trong Hệ thống thông tin nói chung
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa Hệ thống thông tin địa lý trong hệ thông
tin nói chung
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems - gọi tắt là GIS)
là một nhánh của công nghệ thông tin được phát triển từ những năm 60 của thế
kỷ trước và trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệthông tin chúng được ứng dụng vào trong lĩnh vực quản lý đất đai, chúng cũngmang đầy đủ các đặc trưng của hệ thống thông tin như trang thiết bị, phần mềm,
cơ sở dữ liệu, con người…
HỆ THÔNG TIN
Hệ thông tin phi hình học (ngân hàng, kế toán )
Hệ thông tin không
gian
Hệ thống thông tin địa lý ( GIS)
Các hệ thông tin không gian khác (CAD/CAM)
Các hệ thống GIS khác (Kinh tế, xã hội, Dân số )
Hệ thông tin đất đai
(LIS)
Hệ thông tin địa chính
Hệ thống thông tin quản lý đất sử dụng (rừng, lúa )
Trang 91.1.2 Các thành phần của Hệ thống thông tin địa lý.
Công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản là:
Nhập và kiểm tra dữ liệu
Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu
Xuất dữ liệu
Biến đổi dữ liệu
Tương tác với người dùng
CHÍNH SÁCH
VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN VIÊN.
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ( GIS).
Trang 10- Nhập và kiểm tra dữ liệu: Bao gồm tất cả các khía cạnh về biến đổi dữliệu đã ở dạng bản đồ, trong lĩnh vực quan sát vào một dạng số tương thích Ðây
là giai đoạn rất quan trọng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý
- Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu: Lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu đề cậpđến phương pháp kết nối thông tin vị trí và thông tin thuộc tính của các đốitượng địa lý (điểm, đường đại diện cho các đối tượng trên bề mặt trái đất) Haithông tin này được tổ chức và liên hệ qua các thao tác trên máy tính và sao chochúng có thể hiểu được bởi người sử dụng hệ thống
- Xuất dữ liệu: Dữ liệu đưa ra là các báo cáo kết quả quá trình phân tích tớingười sử dụng, có thể bao gồm các dạng: bản đồ, bảng biểu, biểu đồ được thểhiện trên máy tính, máy in, máy vẽ
- Biến đổi dữ liệu: Biến đổi dữ liệu gồm hai lớp điều hành nhằm mục đíchkhắc phục lỗi từ dữ liệu và cập nhật chúng Biến đổi dữ liệu có thể được thựchiện trên dữ liệu không gian và thông tin thuộc tính một cách tách biệt hoặc tổnghợp cả hai
- Tương tác với người dùng: Giao tiếp với người dùng là yếu tố quan trọngnhất của bất kỳ hệ thống thông tin nào Các giao diện người dùng ở một hệthống tin được thiết kế phụ thuộc vào mục đích của ứng dụng đó
c Số liệu và dữ liệu địa lý
Số liệu được sử dụng trong GIS không chỉ là số liệu địa lý riêng lẻ mà cònphải được thiết kế trong một cơ sở dữ liệu Những thông tin địa lý có nghĩa là sẽbao gồm các dữ kiện về vị trí địa lý, thuộc tính của thông tin, mối liên hệ khônggian của các thông tin và thời gian Có 2 dạng số liệu được sử dụng trong kỹ thuậtGIS là cơ sở dữ liệu thông tin không gian và thông tin thuộc tính
- Cơ sở dữ liệu không gian: Là những mô tả hình ảnh bản đồ được số hoá
theo một khuôn dạng nhất định mà máy tính hiểu được Hệ thống thông tin địa
lý dùng cơ sở dữ liệu này để xuất ra các thiết bị ngoại vi khác như máy in, máy
vẽ Có 2 loại số liệu đó là số liệu Vector và số liệu Raster:
+ Số liệu Vector: Được trình bày dưới dạng điểm, đường và vùng được mã
hóa và lưu theo tọa độ x, y Một vị trí có đặc tính điểm, như hố khoan được miêu
tả bởi tọa độ x, y Các yếu tố có đặc tính đường, giống như các đường giaothông hoặc các sông được lưu bởi một tập hợp tọa độ các điểm Các yếu tố cóđặc tính vùng, như khu vực bán hàng và lưu vực sông, có thể được lưu bởi tọa
độ của một đường bao đóng kín Mô hình dữ liệu vector hình thành trên cơ sởcác vector với thành phần cơ bản là điểm Các đối tượng khác được tạo ra bằng
Trang 11cách nối các điểm bởi các đường thẳng hoặc các cung Vùng bao gồm một tậpcác đường thẳng Thuật ngữ đa giác đồng nghĩa với vùng trong cơ sở dữ liệuvector vì đa giác tạo bởi các đường thẳng nối với các điểm Như vậy, mô hình
dữ liệu vector sử dụng các đoạn thẳng hay điểm rời rạc để nhận biết các vị trícủa thế giới thực
+ Số liệu Raster: Mô hình dữ liệu Raster không gian được chia thành các ô
lưới đều, thường được gọi là các điểm ảnh (pixel) Mỗi ô gồm một giá trị đơn và
vị trí của nó Độ phân giải của raster phụ thuộc vào kích thước điểm ảnh của nó.Kích thước điểm ảnh càng nhỏ, độ phân giải càng cao
Thế giới thực có thể được biểu diễn ở cả hai dạng là vector và raster, sự lựachọn mô hình vector hay raster làm cơ sở tuỳ thuộc vào bản chất dữ liệu
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (dữ liệu phi không gian): Là những thông tin
về tính chất, đặc điểm và các yếu tố nhận biết của đối tượng địa lý, bao gồmcác biểu mẫu, các diễn giải về những đặc tính hay bản chất của các mối liênquan những thông tin bản đồ với vị trí đích thực của nó Các thông tin thuộctính được lưu trữ, quản lý và trình bày trong hệ thống thông tin địa lý dướidạng số, các ký tự, ký hiệu hay biểu thức logic để mô tả các thuộc tính thuộc
về các thông tin địa lý
Trang 12GIS cũng như các nguồn số liệu hiện có Yếu tố chính sách và quản lý sẽ có tácđộng đến toàn bộ các hợp phần nói trên, đồng thời quyết định đến sự thành côngcủa hoạt động GIS.
1.1.3 Vai trò của hệ thống thông tin địa lý.
a Đối với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai.
Góp phần giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai giảm được thờigian, công sức và quản lý một cách chính xác các thông tin về đất đai:
Với việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý giúp các nhà quản lý về đất đaigiảm được đáng kể thời gian cho việc tra cứu, tìm kiếm các thông tin về đất đai
và giúp có được thông tin một cách chính xác nhất, giúp quản lý các biến động
và cập nhật chúng một cách kịp thời nhanh chóng, làm cho các thông tin luônphản ánh một cách trung thực nhất về hiện trạng của từng thửa đất, giúp chocông tác quản lý tài chính về đất đai một cách dễ dàng và chính xác bằng việccập nhật thuế đất, giá đất từng năm vào hệ thống…
b Đối với người dân.
Giúp người dân giảm thời gian đi lại, chờ đợi trong việc xin cấp các loại giấy
tờ về đất đai, có được các thông tin về đất đai một cách nhanh chóng và dễ dàng.Trong một tương lai không xa, hệ thống thông tin địa lý có thể giúp ngườidân tra cứu các thông tin của từng thửa đất một cách nhanh chóng, tiện lợi thôngqua các trạm thông tin được lắp đặt sẵn của cơ quan quản lý đất đai, tại đây họ
có thể tìm thấy những thông tin cần thiết về đất đai thay vì phải hỏi trực tiếp cán
bộ làm công tác quản lý
c Đối với xã hội.
Góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển, việc ứng dụng hệ thốngthông tin địa lý trong quản lý đất đai làm cho công tác quản lý tài chính về đấtđai một cách dễ dàng, hiệu quả và chính xác góp phần tăng thu ngân sách củađịa phương bằng việc thu đúng, thu đủ các loại thuế về đất đai
1.1.4 Chức năng của GIS.
Một hệ GIS phải đảm bảo được 6 chức năng cơ bản sau:
a Thu thập dữ liệu:
Dữ liệu có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là bản đồ giấy, ảnh chụp, bản
đồ số…
b Lưu trữ:
Trang 13Dữ liệu có thể được lưu dưới dạng vector hay raster.
1.2.1.2 Các nội dung của quản lý đất đai.
Để xác định vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
từ Trung ương đến địa phương, tại điều 6 chương I Luật đất đai 2003 nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu nội dung quản lý nhà nước về đất đai:
a Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và
Trang 14đ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất;
e Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;
g Thống kê, kiểm kê đất đai;
h Quản lý tài chính về đất đai;
i Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản;
k Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai
và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
m Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các viphạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
n Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Các nội dung trên nhằm bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu nhà nước về đấtđai, được tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, nhà nước nắm chắc tình hình đất đai, các cơ quan quản lý nhà
nước về đất đai phải biết rõ các thông tin chính xác về số lượng đất đai, về tìnhhình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất
Thứ hai, nhà nước thực hiện việc phân phối và phân phối lại đất đai theo
qui hoạch chung thống nhất, nhà nước chiếm hữu toàn bộ đất đai nhưng khôngtrực tiếp sử dụng mà giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng Nhà nước với vaitrò chủ quản lý đất đai thực hiện phân phối đất đai cho các chủ sử dụng Theoquá trình phát triển của xã hội, nhà nước còn thực hiện phân phối lại quỹ đất đaicho phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhà nước đã thực hiện việcchuyển giao quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khác nhau, thực hiện việc điềuchỉnh giữa các loại đất, giữa các vùng kinh tế Hơn nữa, nhà nước thực hiện việcgiao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyểnquyền sử dụng đất và thu hồi đất Vì vậy nhà nước qui hoạch và kế hoạch hóaviệc sử dụng đất đai, đồng thời, nhà nước còn quản lý việc giao đất, cho thuêđất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, quản lý việc chuyểnquyền sử dụng đất, quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trang 15Thứ ba, các cơ quan quản lý thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản
lý và sử dụng đất đai Việc sử dụng đất do các tổ chức và cá nhân thực hiện Đểviệc phân phối và sử dụng được phù hợp với yêu cầu và lợi ích của nhà nước,nhà nước tiến hành kiểm tra giám sát quá trình phân phối và sử dụng đất, trongkhi kiểm tra giám sát phát hiện các vi phạm và bất cập trong phân phối và sửdụng, nhà nước sẽ xử lý và giải quyết các vi phạm và bất cập đó
Thứ tư, nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ đất đai Hoạt động này
được thực hiện thông qua các chính sách tài chính về đất đai như: thu tiền sửdụng đất, các loại thuế liên quan đến việc sử dụng và chuyển nhượng đất đai…
1.2.2 Đặc trưng của quản lý đất đai.
a Quản lý đất đai là quản lý giới vô sinh.
Theo định nghĩa quản lý
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường (Giáo trình Khoa học quản lý, Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2002).
Theo định nghĩa trên quản lý có phạm vi hoạt động vô cùng rộng lớn vàđược chia làm ba dạng chính:
- Quản lý giới vô sinh: nhà xưởng, ruộng đất, hầm mỏ, máy móc thiết bị,sản phẩm…
- Quản lý giới sinh vật: vật nuôi, cây trồng
- Quản lý xã hội loài người: Đảng, đoàn thể, Nhà nước, doanh nghiệp, giađình…
Theo đó quản lý đất đai là quản lý giới vô sinh, đất đai có nguồn gốc tựnhiên đất đai là tặng vật tự nhiên dành cho con người, con người có thể tạo ranhiều thứ, xây đường xá, cầu cống, nhà máy…nhưng không thể làm cho đất đaisản sinh, nảy nở ngoài diện tích tự nhiên vốn có của nó được, Do đó quyền sởhữu, định đoạt, sử dụng đất đai, cả phía Nhà nước và người dân cũng cần phảihiểu đặc điểm, đặc thù hết sức đặc biệt này
b Quản lý đất đai mang tính vĩ mô
Không giống những lĩnh vực quản lý khác, thông thường đối tượng quản lýthuộc về cá nhân, tổ chức nào đó quản lý và phạm vi quản lý mang tính vi môtrong phạm vi một công ty, tập đoàn, điểm khác biệt của quản lý đất đai đó là
Trang 16đất đai mang tính sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện sở hữu và nhà nướcthống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc
c Tính sở hữu.
Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước trực tiếp quản lý, nhànước đưa ra hệ thống pháp luật, các chính sách và thành lập các cơ quan bannghành, ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất để quản lý đất đai nhằm thựchiện quyền sở hữu của mình
1.2.3 Ứng dụng GIS trong quản lý đất đai.
Tăng khả năng lưu trữ và xử lý số liệu
Tra cứu thông tin nhanh, chính xác với độ tin cậy cao
Tạo ra sản phẩm phục vụ mục đích mới như bản đồ, số liệu phục vụ 24giờ trong ngày
b Nội dung ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai
Trong lĩnh vực quản lý đất đai GIS có khá nhiều các ứng dụng như:
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất…
Liên kết các dữ liệu không gian cũng như thuộc tính của từng thửa đấtvới nhau qua đó giúp có thể quản lý một cách dễ dàng, thuận tiện và chính xác
Ứng dụng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê
số Giấy chứng nhận được cấp, chưa được cấp
Có khả năng cung cấp các thông tin về đất đai như: tên chủ hộ, diện tích,
số thửa, mã thửa, số tờ bản đồ, vị trí đất, giá đất qui định…
Cung cấp thông tin về nghĩa vụ tài chính có liên quan đến thửa đất: Để
Trang 17phục vụ cho công tác quản lý tài chính về đất đai, căn cứ vào hệ thống giaothông, từ đó xác định vị trí thửa đất, đơn giá quy định của thửa đất làm cơ sởtính toán các loại nghĩa vụ tài chính trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai.
Giúp chỉnh lý các biến động về thửa đất một cách dễ dàng nhằm cậpnhật các biến động về đất đai một cách nhanh chóng
1.2.4 Các điều kiện cần thiết để ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý vào quản lý đất đai.
a Các điều kiện thuộc cơ sở.
Trước tiên, đó là tài chính dành cho việc đầu tư mua sắm các trang thiết bị
của hệ thống, các phần mềm của hệ thống, cho việc đào tạo cán bộ, chuyên viên
về các khả năng của hệ thống và cách sử dụng chúng…
Thứ hai, đó là con người, để ứng dụng được hệ thống thông tin địa lý trong
quản lý đất đai cần phải có những con người hiểu biết về chúng, có khả năng sửdụng chúng
Thứ ba, đó là công nghệ, trang thiết bị để có thể vận hành được hệ thống
như máy vi tính, máy quét ảnh, thiết bị lưu trữ và xử lý số liệu… Các phần mềmcủa hệ thống thông tin địa lý để nhập và kiểm tra dữ liệu, lưu trữ và quản lý cơ
sở dữ liệu, xuất dữ liệu, biến đổi dữ liệu và tương tác với người dùng
Thứ tư, đó là cơ sở dữ liệu đầu vào như các bản đồ, những thông tin về tính
chất, đặc điểm và các yếu tố nhận biết của đối tượng địa lý, bao gồm các biểumẫu, các diễn giải về những đặc tính hay bản chất của các mối liên quan nhữngthông tin bản đồ với vị trí đích thực của nó… Việc đầu tư cho cơ sở dữ liệu của
hệ thống thông tin địa lý thường chiếm khoảng 70% tiền đầu tư xây dựng một
hệ thống thông tin địa lý
b Các điều kiện về chính sách, môi trường pháp lý.
Các chính sách của nhà nước, của tỉnh cũng là một yếu tố quan trọng để cóthể ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong quản lý đất đai, phải có các chínhsách của nhà nước nhằm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản
lý đất đai, thì việc chúng mới có thể được ứng dụng một cách rộng rãi Và nhànước cũng cần ban hành một chuẩn công nghệ thống nhất nhằm thuận tiện choviệc ghép nối các ứng dụng hệ thống thông tin địa lý của các địa phương thành
hệ thống thông tin địa lý mang tính quốc gia
Trang 18CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TẠI QUẬN HAI BÀ TRƯNG
2.1 Tổng quan về Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội - Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội.
Trụ sở chính của Trung tâm đặt tại: số 18 phố Huỳnh Thúc Kháng, quậnĐống Đa, Hà Nội, cơ sở 2 đặt tại 20 phố Hoàng Diệu, quận Hà Đông, Hà Nội
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng, trung tâm.
a Vị trí và chức năng.
Vị trí:
Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội là đơn vị sựnghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động trực thuộc Sở Tài nguyên và Môitrường thành phố Hà Nội; có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng; được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo qui định hiện hành của phápluật
Chức năng:
Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội có chứcnăng thu thập, cung cấp thông tin về tài nguyên và môi trường phục vụ công tácquản lý và nhu cầu khai thác của các cá nhân và tổ chức theo đúng qui định hiệnhành của Nhà nước và Thành phố
b Nhiệm vụ và quyền hạn.
Tham mưu cho lãnh đạo Sở triển khai chiến lược ứng dụng và phát triển
Trang 19công nghệ thông tin nghành tài nguyên và môi trường trên địa bàn Thành phố
Hà Nội thực hiện theo quyết định số 179/2004/QĐ-TTG ngày 06/10/2004 củaThủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược ứng dụng và phát triển côngnghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm2020;
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án
về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường ở Thành phố Hà Nội;
Tổ chức thu thập, xây dựng, tích hợp, xử lý, quản lý, khai thác và dịch
vụ cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường theo qui định tại Điều 3 Nghị định số102/2008/NĐ-CP ban hành ngày 15/09/2008 của Chính phủ về việc thu thập,quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường
Quản lý, thu thập, biên tập, chỉnh lý, tu bổ, phục chế các loại hồ sơ, tàiliệu, liên quan đến hồ sơ lưu trữ bằng giấy của nghành Tài nguyên và Môitrường trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm: Các loại hồ sơ, tài liệu về quản lýđất đai, tài nguyên nước, địa chất khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn,
đo đạc và bản đồ; Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu lại, tố cáo về tài nguyên
và môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; Các tiêuchuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên và môi trường; Kết quả các dự
án, chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ về tài nguyên và môitrường;
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình cấp có thẩmquyền ban hành các qui định về quản lý và cung cấp thông tin tài nguyên môitrường thuộc thẩm quyền Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội; Quychế về quản lý, khai thác và bảo trì cơ sở dữ liệu nghành tài nguyên môi trường;Thực hiện các dịch vụ cung cấp thông tin tư liệu về tài nguyên môi trường, phốihợp với Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thực hiện dịch vụ sao trích lục bản
đồ, bản đồ nền, các loại bản đồ chuyên đề cho các đối tượng có nhu cầu;
Chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật thông tin lên Cổng Thông tin Điện tửcủa Sở Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng, quản lý khai thác dịch vụ thư việnđiện tử về thông tin tài nguyên môi trường; Thực hiện dịch vụ tư vấn, chuyểngiao liên quan đến công nghệ tin học, đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật trong lĩnh vựcthông tin tài nguyên và môi trường cho các đối tượng có yêu cầu;
Hướng dẫn trình tự, thủ tục xây dựng, quản lý và chủ trì nghiệm thu các
Trang 20dự án công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Sở; Tham gia thẩm định,kiểm tra, giám sát, các đề án, dự án đầu tư công nghệ thông tin liên quan đếnlĩnh vực Tài nguyên và Môi trường; Chủ trì thực hiện các Dự án Công nghệthông tin được giao; Tư vấn thiết kế, triển khai lắp đặt hệ thống trang thiết bịthuộc cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin;
Quản lý, bảo trì mạng thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố
Hà Nội; Chủ trì xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin tài nguyên và môitrường, thực hiện các đề án, dự án phục vụ công tác cải cách hành chính và cáchoạt động quản lý, điều hành của Sở, Chủ trì các chương trình đề tài nghiên cứuứng dụng công nghệ thông tin, các dự án hợp tác trong nước và quốc tế
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc Sở Tài nguyên
và Môi trường thành phố Hà Nội
c Tổ chức bộ máy của Trung tâm.
- Giám đốc Trung tâm
- Phó Giám đốc Trung tâm
- Phòng Hành chính – Tổng hợp
- Phòng Kỹ thuật – Công nghệ
- Phòng Thông tin – Lưu trữ
Sơ đồ 2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm trong mối quan hệ với Sở Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM.
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH
CHÍNH - TỔNG HỢP
PHÒNG KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ
PHÒNG THÔNG TIN – LƯU TRỮ.
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI.
Trang 21Lãnh đạo Trung tâm: Gồm Giám đốc và một Phó Giám đốc.
Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Trung tâmtrước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và trước phápluật
Phó Giám đốc Trung tâm giúp Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực côngviệc do Giám đốc giao và thay mặt Giám đốc giải quyết công việc trong phạm viđược giao khi Giám đốc đi vắng hoặc ủy quyền
Giám đốc Trung tâm do UBND thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giámđốc Sở Tài nguyên và Môi trường Các Phó Giám đốc Trung tâm do Giám đốc
Sở Tài nguyên và Môi trường bổ nhiệm
Bộ máy hoạt động của Trung tâm:
- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, giải quyết các chế
độ chính sách về lao động tiền lương theo qui định của Nhà nước, thực hiệncông tác tài chính kế toán, công tác hành chính quản trị
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Trung tâm, thực hiện công tác thi đuakhen thưởng
- Tổng hợp báo cáo tình hình các hoạt động của Trung tâm, thực hiệncông tác thi đua khen thưởng
- Tham gia các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu
Nhiệm vụ của phòng Kỹ thuật – Công nghệ.
- Quản trị mạng thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường, xây dựng, quản
lý các loại dữ liệu số về lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục
vụ cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường
- Tư vấn thiết kế, thẩm định, triển khai thực hiện lắp đặt trang thiết bị tinhọc, các phần mềm tin học
Nhiệm vụ của phòng Thông tin – Lưu trữ.
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về công tác quản lý lưu trữ hồ sơ tài
Trang 22nguyên và môi trường, tổ chức tiếp nhận tài liệu từ các đơn vị, quản lý kho lưutrữ và các tài liệu lưu trữ của Sở.
- Thu thập, quản lý, chỉnh lý, tu bổ, phục chế các loại tài liệu hồ sơ về lĩnhvực tài nguyên và môi trường
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ lưu trữ dạng số
Chế độ làm việc của Giám đốc Trung tâm.
Giám đốc trung tâm là thủ trưởng cơ quan, lãnh đạo và điều hành mọi hoạtđộng của Trung tâm theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm cánhân trước Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường về toàn bộ hoạt động côngtác của Trung tâm
Giám đốc Trung tâm có quyền hạn và trách nhiệm:
Điều hành phối hợp mọi hoạt động của Trung tâm với các phòng ban thuộc
Sở, giúp Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường thành phố Hà Nội thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý lưu trữ và ứng dụng công nghệthông tin của nghành và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụcủa Bộ Tài nguyên và Môi trường
Giám đốc Trung tâm được phép tổ chức triển khai tuyển dụng lao động,tiến hành bình bầu thi đua, khen thưởng, kỷ luật theo quyền hạn của mình và chỉđạo của Giám đốc Sở
Phó Giám đốc Trung tâm.
Phó Giám đốc Trung tâm được giám đốc Trung tâm giao phụ trách từng lĩnhvực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trườngthành phố Hà Nội và Giám đốc Trung tâm về lĩnh vực công tác được giao
Giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách các lĩnh vực công tác được giao, thaymặt Giám đốc Trung tâm giải quyết cụ thể công việc được phân công và chịutrách nhiệm về các quyết định của mình Những việc vượt quá quyền hạn phảibáo cáo Giám đốc
d Đặc điểm đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm.
Bảng 2.1. : Số lượng lao động tại Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường giai
đoạn 2008 – 2011.
Số người 23 25 28 28
Trang 23Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động của Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên,
môi trường năm 2011 theo trình độ học vấn
Bảng 2.3. : Cơ cấu lao động của Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên môi trường theo
Trang 242.2 Ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực quản lý đất đai tại Quận Hai Bà Trưng.
2.2.1 Vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội.
a Vị trí địa lý.
Hình 2.1 Sơ đồ địa giới hành chính Thành phố Hà Nội.
Hình 2.2 Sơ đồ địa giới hành chính Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội.
Trang 25Quận Hai Bà Trưng là một trong các quận nội thành của thủ đô Hà Nội.Quận nằm ở phía Đông Nam của thành phố, là đầu mối giao thông quan trọngtrên con đường huyết mạch nối Hà Nội với các tỉnh trong khu vực với nhiều trụcgiao thông chính như: đường vành đai 1, đường vành đai 2, các trục đườnghướng tâm: Giải Phóng - Lê Duẩn, Bà Triệu, Trương Định - Bạch Mai - PhốHuế… Đây là điều kiện thuận lợi cho quận để phát triển kinh tế, chính trị,thương mại, dịch vụ… Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam Hà Nội, đượcgiới hạn như sau:
- Phía Đông giáp Sông Hồng, qua bờ sông là quận Long Biên
- Phía Tây giáp quận Đống Đa, một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân
- Phía Nam giáp quận Hoàng Mai
- Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm
Đơn vị hành chính: Hiện tại quận Hai Bà Trưng có 20 Phường: Nguyễn Du,Bùi Thị Xuân, Ngô Thì Nhậm, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, Bách Khoa, QuỳnhLôi, Vĩnh Tuy, Trương Định, Lê Đại Hành, Đồng Nhân, Phố Huế, Phạm Đình
Hổ, Đông Mác, Cầu Dền, Bạch Mai, Quỳnh Mai, Minh Khai, Thanh Lương,Đồng Tâm
Quận Hai Bà Trưng là quận có địa bàn rộng gồm 102 đường phố, diện tíchcủa quận là 10,0889 km2, quận có số dân và mật độ dân cư đông Quận Hai BàTrưng có số dân khoảng 378.000 người, mật độ dân số là 37.466 người/ km2(năm 2009)
Trên địa bàn quận có nhiều trường đại học lớn: Bách Khoa, Xây Dựng,Kinh tế quốc dân… nhiều viện nghiên cứu khoa học và đơn vị kinh tế của Trungương và địa phương
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với nguồn đất đai dồi dào, khí hậu ôn hòa
đã đem lại tiềm năng phát triển kinh tế cho quận Hai Bà Trưng
b Điều kiện kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 1
Về kinh tế:
Trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trungương và Hà Nội như: Dệt Kim Đông Xuân, cảng Hà Nội, cụm công nghiệpMinh Khai – Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp, nhà máy chủ yếu thuộc cácngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm Kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn
1 Tham khảo Luận văn tốt nghiệp: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng