ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY MÊ MASK THANH QUẢN TRONG PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG CN Trần Thị Thủy – Khoa Gây mê Hồi sức I.. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong gây mê phẫu thuật, việc đảm bảo thông khí tốt là vấn đề
Trang 1ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GÂY MÊ MASK THANH QUẢN
TRONG PHẪU THUẬT VÙNG BỤNG
CN Trần Thị Thủy – Khoa Gây mê Hồi sức
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong gây mê phẫu thuật, việc đảm bảo thông khí tốt là vấn đề quan trọng Gây
mê NKQ là phương pháp kiểm soát hô hấp hữu hiệu và chắc chắn Tuy nhiên việc đặt NKQ cũng làm cho mạch nhanh, huyết áp tăng, đau họng, nuốt đau, khàn tiếng Năm 1981, BS Gây mê Archie Brain người Anh đã phát minh ra Mask thanh quản (MTQ) và đưa vào sử dụng năm 1983 Từ đó đến nay MTQ đã được cải tiến nhiều lần và có nhiều loại MTQ đã chính thức đưa vào phát đồ kiểm soát đường thở khó, đặc biệt trong tình huống: “không đặt NKQ được, không thông khí được”, cho nên chúng tôi áp dụng gây mê MTQ trong phẫu thuật vùng bụng, bởi nó đem lại tính an toàn về hô hấp - tuần hoàn cho người bệnh
Đề tài được thực hiện với mục tiêu sau :
- Đánh giá hiệu quả và độ an toàn trong gây mê phẫu thuật vùng bụng bằng Mask thanh quản
Trang 2II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Đối tượng nghiên cứu:
Các bệnh phẫu thuật ở tuổi : 20 đến 80, được gây mê phẫu thuật theo kế hoạch tại BVĐK Quảng Nam Thời gian từ tháng 02/2013 đến 10/2013
2- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng
a- Tiêu chuẩn chọn bệnh : Gồm loại bệnh
- Sỏi túi mật
- Sỏi OMC
- Thoát vị bẹn
- Sỏi niệu quản
- U xơ tử cung
- U nang buồng trứng
* Đánh giá bệnh trước khi gây mê theo tiêu chuẩn phân loại ASA: I-II của Hiệp Hội Gây mê Hoa Kỳ ( American Society of Anesthesiologists)
+ Loại I : Không có rối loạn cơ quan, rối loạn sinh lý, sinh hóa hoặc tâm thần,
bệnh phẫu thuật chỉ khu trú không gây rối loạn toàn thân
+ Loại II : Rối loạn toàn thân nhẹ đến trung bình, gây ra do chính bệnh cần
phẫu thuật hoặc một bệnh khác
+ Loại III : Những bệnh có rối loạn toàn thân nặng.
+ Loại IV : Bệnh nặng, đe dọa sinh mạng người bệnh với những rối loạn toàn
thân nặng
+ Loại V: Bệnh đang hấp hối , ít có hy vọng cứu sống mặc dù phải phẫu thuật b- Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh có khối u vùng hầu họng
- Bệnh chấn thương vùng hàm mặt độ mở miệng < 2 cm
- Bệnh nhân có thai
- Tiền sử trào ngược dạ dày thực quản - Dạ dày đầy
- Béo phì
c- Cách tiến hành nghiên cứu:
+ Chuẩn bị người bệnh:
- Thăm khám trước mổ, xét nghiệm thường quy
- Chuẩn bị dụng cụ, máy móc:
* Mask thanh quản các cỡ
* Monitoring đa hệ ( ECG, M, HA, SpO2, PETCO2 )
Trang 3* Thuốc mê, thuốc giãn cơ, thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền, dịch keo và máu
+ Tiền mê : - Seduxen + Atropin
- Dimedrol + Atropin
+ Tiến hành gây mê: Cho bệnh nhân thở Oxy 3 đến 5 phút trước khi khởi mê
- Khởi mê : * Diprivan 1% : 1 - 2mg/kg
* Rocuronium : 0,5 - 0,8 mg/kg
* Fentanyl : 2 – 3 µcg/kg
- Khi bệnh nhân ngủ sâu tiến hành đặt MTQ (có thể dùng giãn cơ hoặc không dùng giãn cơ)
- Đây là kỹ thuật không cần đèn soi thanh quản
- Đặt MTQ đòi hỏi độ mê sâu hơn đặt Canuyn guedel nhưng thấp hơn đặt NKQ vì những cử động trong khi đặt sẽ làm khó khăn thao tác đặt, gây ra chấn thương vùng hầu họng, sai lệch vị trí ống
- Diprivan là thuốc được ưa chuộng nhất cho việc đặt Mask thanh quản vì nó ức chế phản xạ vùng hầu họng
* Tư thế bệnh nhân:
- Nằm ngửa như tư thế đặt đèn soi thanh quản, có thể dễ dàng hơn nếu người trợ giúp kéo hàm dưới xuống Một tay người đặt cố định đầu và cổ, tay kia cầm Mask thanh quản ở vị trí nối giữa cuff và ống MTQ, luồn MTQ theo chiều cong giải phẫu của vòm họng cho đến khi thấy sức cản tức là đầu của phần cuff đã nằm đúng vị trí
hạ họng dưới sụn nhẫn ngay đầu trên của thực quản
- Kỹ thuật khác: bơm cuff nhẹ, kỹ thuật xoay ống ( giống như đặt Canuyn Guedel )
- Sau khi đặt bơm cuff và cố định ống ( kiểm tra lại thông khí )
- Lượng khí bơm cuff thường được ghi trên MTQ tùy từng loại cỡ
* Những Test để kiểm tra đúng vị trí MTQ:
+ Cảm nhận sức cản khi đặt + MTQ trồi nhẹ khi bơm cuff + Không nhìn thấy cuff trong khoang miệng
* Duy trì mê: - Sevorane hoặc Forane
- Thêm Fentanyl và Rocuronium (nếu cần)
* Rút MTQ khi bệnh nhân tỉnh hẳn, hết tác dụng của thuốc giãn cơ, thở sâu và đều, tần số > 12 lần/phút, SpO2 > 96%
d- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Chọn bệnh thuộc đối tượng nghiên cứu gồm 30 ca.
e- Phương pháp Xử lý số liệu : Theo phương pháp toán thống kê
Trang 4III- KẾT QUẢ :
BẢNG 1: Đối tượng nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi.
+ Nhận xét: Nhóm tuổi 41- 60 chiếm tỷ lệ cao, 17 ca đạt 56.6 %
BẢNG 2: Phân loại theo giới tính.
Nhận xét: Số lượng bệnh nhân nữ nhiều hơn nam, nữ 25 ca chiếm tỷ lệ 83.4%
BẢNG 3: Phân loại bệnh.
Nhận xét: Bệnh U nang buồng trứng nhiều hơn, 10 ca chiếm tỷ lệ 33.3%
BẢNG 4: Đánh giá M, HA, SPO2 của bệnh nhân trước khi khởi mê.
Mạch ( lần/phút) Huyết áp (mmHg) SPO2(%)
60 ± 12 75 ± 12 90 ± 12 100 ± 10 120 ±
10
140 ± 10 95-97 98-100
10 33 16 53.3 04 13.3 04 13.3 18 60 08 26.7 25 83 05 16.6
Trang 53 3
Nhận xét:
- Mạch : 75 ± 12 chiếm tỷ cao, 16 ca đạt 53.3%
- Huyết áp : 120 ± 10 chiếm tỷ lệ cao 18 ca đạt 60%
- SPO2 : 95- 97% chiếm tỷ lệ cao , 25 ca, đạt 83.3%
BẢNG 5: Đánh giá M, HA, SPO2 của bệnh nhân sau khi khởi mê.
Nhận xét:
- Mạch : 75 ± 12 chiếm tỷ cao, 15 ca đạt 50%
- Huyết áp : 120 ± 10 chiếm tỷ lệ cao 19 ca đạt 63.3%
- SPO2 : 98-100% chiếm tỷ lệ cao , 30 ca, đạt 100%
BẢNG 6: Đánh giá M, HA, SPO2 của bệnh nhân sau khi tỉnh mê.
Mạch ( lần/phút) Huyết áp (mmHg) SPO2(%)
60 ± 12 75 ± 12 90 ± 12 100 ± 10 120 ± 10 140 ± 10 95-97 98-100
04 13.3 18 60 08 26.7 05 16.6 16 53.3 09 30 05 16
6
25 83.4
Nhận xét:
- Mạch : 75 ± 12 chiếm tỷ cao, 18 ca đạt 60%
- Huyết áp : 120 ± 10 chiếm tỷ lệ cao 16 ca đạt 53.3%
- SPO2 : 98-100% chiếm tỷ lệ cao , 25 ca, đạt 83.4%
BẢNG 7 : Thời gian phẫu thuật.
Trang 62g ± 15 phút 0 0
Nhận xét: Thời gian phẫu thuật 1g ± 15 phút chiếm đa số, 24 ca đạt 80%
Trang 7BẢNG 8 : Thời gian hồi tỉnh
Nhận xét: Thời gian hồi tỉnh <15' chiếm tỷ lệ cao 28 ca đạt 93.3%.
BẢNG 9 : Đánh giá trong quá trình gây mê phẫu thuật :
Nhận xét: Có 02 ca mạch nhanh do bệnh nhân đau vết mổ dùng thêm thuốc
giảm đau
Trang 8IV BÀN LUẬN:
Ngày nay việc sử dụng mask thanh quản trở nên rộng rãi hơn so với mục tiêu ban đầu của người sáng chế ra nó Mask thanh quản ưu điểm hơn so với NKQ:
- Khi đặt không cần đèn soi thanh quản
- Hạn chế biến đổi hô hấp tuần hoàn khi đặt và rút
- Nhu cầu thuốc mê giảm
- Ít biến cố đau họng, khàn tiếng ,
- Giảm chấn thương đường hô hấp dưới thanh môn
Tuy nhiên khả năng bảo vệ đường thở thấp khi trào ngược xảy ra Nên cần thận trọng ở những bệnh nhân có nguy cơ như: béo phì, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân không nhịn ăn hoặc không xác định chắc chắn
Mask thanh quản chỉ đảm bảo một áp lực kín thấp (Airway Sealed Pressure) xung quanh thanh quản Nếu áp lực đường thở lơn hơn áp lực kín này sẽ gây ra hiện tượng thoát khí ra ngoài ( Air Leaking ) Một số test để đánh giá khả năng thông khí của mask thanh quản là:
- Thông khí bằng bóp bóng nhẹ qua mask thanh quản thấy ngực lên tốt không tiếng rít hay xì Khi thở ra thì nhanh chóng làm đầy bóng khí dự trữ
- Đường biểu diễn ETCO2 có hình vuông, ETCO2 có hình dốc gợi ý đến hiện tượng tắt nghẽn đường thở
- Nếu bóng dự trữ không trở về đầy thì có thể có hiện tượng hở hoặc tắt nghẽn một phần đường thở nên kiểm tra và rút mask đặt lại
- Khi sử dụng kiểu thở điều khiển (Controlled Ventilation) nên tránh áp lực đường thở >20cmH2O vì áp lực này không những gây thoát khí ra ngoài mà còn
đi vào cả thực quản dạ dày gây nguy cơ hít sặc Mask thanh quản thường đảm bảo đường thở và hiếm khi phải điều chỉnh Tuy nhiên cũng có thể dịch chuyển ống đặc biệt khi bệnh nhân tỉnh hay thay đổi tư thế Nên chuyển về kiểu thở tự nhiên càng sớm càng tốt nếu không cần thở điều khiển
Trang 9V KẾT LUẬN:
Qua nghiên cứu 30 ca gây mê MASK TQ trong phẫu thuật vùng bụng, ta nhận thấy:
- Mask thanh quản là kỹ thuật đặt không cần đèn soi thanh quản hiệu quả thông khí cao, ít gây biến đổi mạch, huyết áp, cuộc mổ vẫn thuận lợi, giảm được liều thuốc
mê , thuốc giãn cơ, giảm đau họng và khàn tiếng, giảm phiền nạn sau mổ
- Mask thanh quản là một cuộc cách mạng trong việc kiểm soát đường thở trong gây mê Mask thanh quản cũng là phương tiện hữu hiệu trong các tình huống đặt NKQ khó hoặc thất bại trong việc kiểm soát đường thở Ở một số nước phát triển MTQ đã trở thành phương tiện kiểm soát “chuẩn” thay thế ống NKQ truyền thống Mỗi loại MTQ có ưu và nhược điểm riêng Việc sử dụng thành công MTQ phụ thuộc vào việc lựa chọn bệnh nhân và tình huống lâm sàng Việc nâng cao kỹ thuật sử dụng cũng là một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo an toàn và phát huy được những lợi ích của MTQ