MỤC LỤC 1 Chuyên đề 1 3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013 3 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HIẾN PHÁP 3 II. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 7 III. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 20 IV. KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 29 V. CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 36 VI. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 38
Trang 1TÀI LIỆU THAM KHẢO MÔN HỌC PHÁP LUẬT DÙNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
Chuyên đề 1 3
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013 3
I VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HIẾN PHÁP 3
II CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ 7
III QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN 20
IV KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 29
V CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 36
VI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .38
VII HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO 78
Chuyên đề 2 82
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 82
A SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 82
I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRƯỚC NĂM 2011 82
II MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2012 85
B MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 92
I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VI PHẠM HÀNH CHÍNH 92
II XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH 95
III CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 139
IV QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 150
V HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO 155
Chuyên đề 3 170
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 170
Trang 3I MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG 171
II VIỆC LÀM VÀ TIỀN LƯƠNG 174
III HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 184
IV THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 193
V KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT 199
VI AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG 207
VII CÁC QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ, LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 213
VIII GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG 219
IX HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO 229
Chuyên đề 4 244
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ 244
I NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA LUẬT DÂN SỰ 244
II CÁ NHÂN 247
III TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU 263
IV GIAO DỊCH DÂN SỰ 277
V NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO NGHĨA VỤ DÂN SỰ 287
VI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG 302
VII HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO 314
Chuyên đề 5 319
MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÌNH SỰ 319
I QUY ĐỊNH VỀ TỘI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 319
II PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 327
III HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHUYÊN ĐỀ VÀ THÔNG TIN, TƯ LIỆU THAM KHẢO 354
Chuyên đề 1
Trang 4MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP 2013
Từ năm 1946 đến nay, nước ta đã có 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp năm
1946 là bản Hiến pháp đầu tiên, ra đời trong bối cảnh một nước Việt Nam vừagiành được độc lập Hiến pháp năm 1946 được xây dựng trên ba nguyên tắc cơbản: Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, trai, gái, giai cấp, tôn giáo;bảo đảm các quyền lợi dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốtcủa nhân dân Các Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 được sửa đổi, bổ sungtrên cơ sở những biến đổi về sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên mỗi bướcđường của các giai đoạn cách mạng, nhưng vẫn kế thừa những giá trị đã đượcthử thách theo thời gian, kết tinh bền vững
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sungnăm 2013 (sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013) được Quốc hội khóa XIII, kỳhọp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày08/12/2013 (theo Lệnh về việc công bố Hiến pháp số 18/2013/L-CTN) và cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 Hiến pháp năm 2013 được ban hành làmột sự kiện chính trị - pháp lý có tính lịch sử, mở ra một thời kỳ mới của côngcuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta Bản Hiến pháp sửa đổi lần này làkết quả của một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, khoa học vàthật sự dân chủ; phản ảnh được đầy đủ ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa sốnhân dân, ở đó, ý Đảng, lòng dân đã được thể hiện hòa quyện sâu sắc trong bảnHiến pháp Đó là đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân
ta và nhà nước ta vững bước tiến lên trước những thách thức mới của thời đại; lànhân tố để cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng đưa Hiến phápvào cuộc sống; là nhân tố để nước ta vững bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩymạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, đồng bộ cả về kinh tế và chính trị,xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển về mọi mặt và chủ động hội nhập quốc
tế
I VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HIẾN PHÁP
1 Vị trí của Hiến pháp
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
có hiệu lực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiếnpháp Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý (Điều 119)
Tính chất luật cơ bản của Hiến pháp thể hiện trên nhiều phương diện:
Trang 5Trước hết, Hiến pháp là một văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyềnlực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng củagiai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển,Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủtrương, chính sách của Đảng dưới hình thức những quy phạm pháp luật.
Xét về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, có tính chấtbao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơbản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi côngdân trong xã hội như chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa, giáo dục,khoa học và công nghệ, quyền con người, quyền công dân, tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước
Xét về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, biểu hiện cụthể như sau:
Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành tất cả
các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật
Hai là, tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác không được mâu thuẫn
mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được banhành trên cơ sở của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp Mọi văn bản được banhành không bảo đảm tính hợp hiến đều bị coi là trái pháp luật và phải bị xử lýtheo quy định
Ba là, các điều ước quốc tế mà nhà nước xã hội chủ nghĩa tham gia không
được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lậpvới Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết,không phê chuẩn hoặc bảo lưu đối với từng điều riêng biệt
Bốn là, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyềnhạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định
Năm là, về trách nhiệm bảo vệ, thi hành Hiến pháp: Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhândân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo
vệ Hiến pháp Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định (Điều 119 Hiến pháp năm2013) Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấphành các quy định của Hiến pháp
Trang 6Sáu là, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp
phải tuân theo một trình tự đặc biệt Chủ trương xây dựng Hiến pháp thườngđược biểu thị bằng một Nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất;việc xây dựng dự thảo Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan soạnthảo Hiến pháp do chính Quốc hội lập ra; việc lấy ý kiến nhân dân thường đượctiến hành rộng rãi; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một hoặcmột số kỳ họp đặc biệt của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; việc sửa đổiHiến pháp thường được thực hiện theo một trình tự đặc biệt được quy định tạiHiến pháp; cả quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được sự quan tâm và chỉđạo của Đảng cộng sản Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì:
- Về thẩm quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp: Chủ tịchnước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng sốđại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp Quốc hộiquyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần batổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Khoản 1, Điều 120)
- Về trình tự, thủ tục soạn thảo, thông qua Hiến pháp: Quốc hội thành lập
Ủy ban dự thảo Hiến pháp Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyềnhạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Uỷban thường vụ Quốc hội Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ýkiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp Hiến pháp được thông quakhi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Việctrưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định Thời hạn công bố, thờiđiểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định (Khoản 2, 3, 4 và 5Điều 120)
2 Vai trò và ý nghĩa của Hiến pháp
- Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định về những
vấn đề lớn, cơ bản, có tầm chiến lược lâu dài của đất nước; là sự phát triển lêntầm cao mới của lịch sử lập hiến Việt Nam; thể chế hóa Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện Đại hội Đảngtrên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và thực tiễn cách mạng nước ta
- Hiến pháp năm 2013 là cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển vềchất của lịch sử lập hiến Việt Nam Nếu Hiến pháp năm 1946 là hiến pháp đầu
Trang 7tiên của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân, của một xã hội tự do, dân chủ vàtiến bộ đầu tiên ở Đông Nam Á; Hiến pháp năm 1959 ghi nhận bước thứ hai củalịch sử lập hiến Việt Nam, là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở nước tatrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Hiến pháp năm 1980 là hiến pháp củathời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước; Hiến pháp năm 1992
là cột mốc thứ tư của lịch sử lập hiến Việt Nam - hiến pháp của công cuộc đổimới toàn diện và sâu sắc cả xã hội, bắt đầu từ đổi mới nền kinh tế và từng bướcđổi mới vững chắc về chính trị, thì Hiến pháp năm 2013 là bản Hiến pháp của thời
kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộcxây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới; là bước tiến vềquyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- Hiến pháp năm 2013 kế thừa những tinh hoa, giá trị bền vững của bốnbản Hiến pháp trước đó, đồng thời là bản Hiến pháp đầu tiên vận dụng đầy đủ,nhuần nhuyễn, sáng tạo nhất các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện, hoàncảnh cụ thể của nước ta được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Hiến phápnăm 2013 là mốc son của việc xây dựng và phát triển ngày càng vững chắc nềntảng kinh tế - xã hội của nước ta; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổimới; là tấm gương phản chiếu những đổi mới trong tư tưởng lập hiến và lậppháp của nhân dân Việt Nam Hiến pháp được kế thừa, phát triển các quy định củaHiến pháp năm 1992, hoàn thiện hơn về mọi phương diện để phúc đáp một cách toàndiện yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong giaiđoạn mới của cách mạng Việt Nam Đó là bản hiến pháp thể hiện tính độc lập, tựchủ trong tiến trình của nền triết học pháp quyền Việt Nam, một nền triết họcpháp quyền thể hiện sâu sắc bản sắc dân tộc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễntính quốc tế và tính thời đại trên cơ sở phát huy những tinh hoa trí tuệ của nềnvăn hóa pháp lý Việt Nam và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa pháp lý của nhân loại
- Hiến pháp năm 2013 đã đạt được các mục đích, yêu cầu đặt ra là thể chế hóanhững đường lối, chính sách lớn của Đảng; xứng tầm của một bản Hiến pháp mangtính ổn định, lâu dài Những sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp rất căn bản, sâu sắc,khẳng định con đường chúng ta đi theo là đúng, được nâng lên tầm cao hơn, tạo điềukiện cho bước phát triển mới của đất nước
II CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Trang 8Chế độ chính trị hay thể chế chính trị thể hiện hệ tư tưởng, phương thức tổchức quyền lực và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với xã hội ở mỗiquốc gia Nền tảng và khuôn khổ của thể chế chính trị là Hiến pháp Hiến phápnăm 2013 quy định chế độ chính trị tại Chương I gồm 13 Điều, bao gồm nguồngốc của quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia, chủ quyền nhân dân, tên nước
và hình thức chính thể, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các thành tố cấuthành hệ thống chính trị, nguyên tắc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Bốcục này kế thừa Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, chỉ đưa các nộidung về quốc ca, quốc kỳ, thủ đô từ chương cuối lên ghép với Chương I Vì đây
là Chương về chế độ chính trị nên các thành tố của hệ thống chính trị như Nhànước, Đảng, Mặt trận, các tổ chức thành viên của Mặt trận đều cần được đề cậptại Chương này Quy định về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng tại một điều trongChương này là phù hợp, bảo đảm cân đối với các nội dung khác của Hiến pháp
Về nội dung, trước hết, Hiến pháp thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơnquan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dânchủ Xã hội chủ nghĩa và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi, chỉ rõnguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực nhà nước ta là ở nhândân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
Hiến pháp khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.” Ngay từ lời nói đầu đã long trọng tuyên bố nhân dân Việt Nam là chủ thể “xây dựng, thi hành
và bảo vệ Hiến pháp này” đến bổ sung đầy đủ hình thức nhân dân sử dụng
quyền lực nhà nước, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội vàHội đồng nhân dân mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyềnbiểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân trong đó có trưng cầu ý dân vềHiến pháp
1 Về chủ quyền quốc gia
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời” (Điều 1)
Theo quy định trên đây, về tên nước Việt Nam được Hiến pháp xác định làCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – tên gọi thể hiện rõ hình thức chính thể
Trang 9của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ - tên gọinày ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dânchủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, khẳng định rõ con đường, mụctiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta Tên gọi này
đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhậntrong Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 Việc sử dụng tên gọi này làcần thiết để thể hiện nhất quán mục tiêu, con đường mà Đảng và nhân dân ta đãlựa chọn là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Hơn nữa, tên gọi này đã đượcQuốc hội lựa chọn ngay sau ngày nước nhà thống nhất, đã thân quen với nhândân ta, được bạn bè và các nước công nhận, trân trọng Hơn nữa, việc thay đổitên nước trong thời điểm hiện nay sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậmchí có thể bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường lên chủ nghĩa xãhội và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp
Hiến pháp không quy định chủ quyền về vùng lòng đất, tài nguyên trong
lòng đất, vùng biên giới, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng nội thủy, vùng
lãnh hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng không gian vũ trụ; bổ
sung quy định cụ thể ranh giới của nước Việt Nam là do Hoàng Sa, Trường Sa là
bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam Chủ quyền quốc gia của ViệtNam đối với các vùng lãnh thổ này đã được xác lập và khẳng định trên cácphương diện lịch sử và pháp lý Tên gọi của các quần đảo này cũng đã được ghinhận rõ trong Luật biên giới quốc gia, Luật biển Việt Nam và các văn bản khác.Bên cạnh quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, nước ta còn có rất nhiều đảo, quầnđảo khác nữa Do vậy, trong Hiến pháp chỉ nên quy định một cách khái quát
“hải đảo, vùng biển” là đủ Việc cụ thể hóa chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa cũng như các vùng lãnh thổ khác sẽ do các luật quy định
2 Về bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, đồng thời thể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước, khẳng định nền tảngvững chắc của chính quyền nhân dân, phù hợp với tính chất và nguyên tắc tổ
chức của Nhà nước, Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà
Trang 10nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”
Quy định trên một mặt khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyềnXHCN; mặt khác cũng khẳng định nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhànước là thuộc về nhân dân và thể hiện được đầy đủ bản chất giai cấp của Nhànước Quy định Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân vừa thể hiệnbản chất của Nhà nước ta vừa là tôn chỉ, mục tiêu phấn đấu của Nhà nước Quyđịnh đó là sự kế thừa, phát triển quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bảnHiến pháp trước đó, phù hợp với Cương lĩnh và các văn kiện chính trị khác củaĐảng khi xác định bản chất giai cấp của Nhà nước ta Nhà nước ta là Nhà nước
xã hội chủ nghĩa nên Hiến pháp cần thể hiện rõ bản chất giai cấp của Nhà nước
Về nguyên tắc tổ chức quyền lực Nhà nước, Hiến pháp năm 2013 tiếp tụckhẳng định nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân Theonguyên tắc này, nguồn gốc, bản chất và mục đích của quyền lực nhà nước làthống nhất thuộc về Nhân dân, từ Nhân dân mà ra, do Nhân dân lập nên và cũngchính Nhân dân là chủ thể của đất nước Nhân dân là chủ thể tối cao của quyềnlực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân Nhân dân là chủthể của quyền lập hiến, thông qua Hiến pháp, Nhân dân giao quyền, uỷ quyềnquyền lực nhà nước của mình cho Nhà nước Như vậy, Nhân dân là chủ thể phâncông quyền lực nhà nước; công cụ để nhân dân giao quyền, uỷ quyền, đó là thựchành quyền lập hiến Bằng việc thực thi quyền lập hiến, nhân dân uỷ thác quyềnlập pháp cho Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ và quyền tư pháp choToà án Khác với Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định rõ:
“Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ
đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6) Các hình thức thể hiện dân chủ trực tiếp là khá đa
dạng, thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau Một số hình thức dân chủ trực tiếpquan trọng nhất như bầu cử, trưng cầu ý dân đã được quy định ngay trong Hiếnpháp; ngoài ra còn những hình thức khác như tham gia ý kiến, thực hiện dân chủ
ở cơ sở đang được quy định trong các văn bản pháp luật khác Việc bầu cử đạibiểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắcphổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi khôngcòn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân (Điều 7) Các nguyên lý trên đây
Trang 11không chỉ được quy định trong Hiến pháp nước ta mà còn được thể hiện tronghầu hết các bản Hiến pháp các nước có chế độ chính trị dân chủ và pháp quyềntrên thế giới Quy định này vừa là cơ sở, vừa phải được thể hiện nhất quán vàxuyên suốt trong toàn bộ các điều khoản của Hiến pháp, thể hiện nhất quánnguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liênminh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
Trên nền tảng nguyên tắc đó, Hiến pháp quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (Khoản 3, Điều 2) Nguyên tắc này đã được xác định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của
Đảng và cũng là yêu cầu của nhân dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền Quyđịnh “kiểm soát quyền lực” là một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, là mộtvấn đề mới trong tổ chức quyền lực của Nhà nước ta Nguyên tắc này đã đượcthể hiện trong các Chương V, VI, VII, VIII và IX của Hiến pháp Đây là cơ sởhiến định để tiếp tục thể chế hóa trong các quy định của các luật có liên quan.Theo nguyên tắc này, quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, không thểphân chia, bởi vì chính sự tập trung mới tạo ra một Nhà nước mạnh và có thựcquyền và cũng chính sự tập trung này tạo nên sự thống nhất của quyền lực nhànước Nếu không tập trung, không thống nhất thì Nhà nước không thể tồn tại,hay ít nhất cũng là nguy cơ của sự phân rã, một dấu hiệu đầu tiên của sự tan rã,biến mất của Nhà nước Nhưng sự tập trung hay thống nhất này luôn luôn cóbiểu hiện - hay ít nhất là có nguy cơ - của sự độc tài, chuyên chế Cho nên, biệnpháp phòng ngừa sự tập trung chuyên chế, độc tài là quyền lực nhà nước luônluôn phải được phân ra, hay ít nhất là phải có xu hướng của sự phân ra, tức làphân quyền Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho Quốc hội, vì vậy,Quốc hội được coi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thay mặt cho nhândân cả nước quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Xuất phát từQuốc hội và Hội đồng nhân dân, hàng loạt các cơ quan khác của nhà nước đượcthành lập để cùng với Quốc hội, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền lực nhànước Để bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước, tất cả các cơ quankhác của nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng nhândân, phải báo cáo công tác với Quốc hội và Hội đồng nhân dân Bằng cách tổchức như thế, quyền lực nhà nước ở nước ta xét theo chiều ngang cũng như theochiều dọc, đều bảo đảm sự tập trung thống nhất vào Quốc hội và Hội đồng nhân
Trang 12dân, nhưng tập trung và thống nhất cao nhất là vào Quốc hội Sự tập trung này làcần thiết, nó bảo đảm cho sự thống nhất của cơ chế thực hiện quyền lực nhànước, tránh được hiện tượng mâu thuẫn, xung đột nhiều khi đối lập giữa các cơquan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
Hiến pháp bổ sung nguyên tắc mới về tổ chức quyền lực nhà nước ở nước
ta, đó là sự kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Đây là một nguyên tắc mới được bổ sung trong Cương lĩnh của Đảng ta vàHiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Nguyên tắc này là cơ sở Hiến định đểcác cơ quan nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp phát huy đầy đủ vaitrò, trách nhiệm và thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn được nhân dân giao cho mỗi quyền; hạn chế và ngăn ngừa tình trạng lạmdụng quyền lực nhà nước, phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí - Đâycòn là cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhànước nhằm phòng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, đảm bảo choquyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân Kiểm soát quyền lực nhà nướcđòi hỏi phải hình thành một cơ cấu bao gồm kiểm soát quyền lực nhà nước bêntrong bộ máy nhà nước giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và trongnội bộ mỗi quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài bao gồm kiểmsoát của nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng Nội hàm cụ thể của việc phân công, phối hợp
và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp sẽ được từng bước làm rõ trong quy định
về các thiết chế cụ thể của Hiến pháp cũng như các luật về tổ chức bộ máy nhànước sau này Như vậy, kiểm soát quyền lực nhà nước cần phải thể hiện xuyênsuốt trong tất cả các chương của Hiến pháp Ví dụ, các điều quy định về vị trí,vai trò và trách nhiệm của các thành tố cấu thành hệ thống chính trị ở nước taviết ở Chương I, như: Đảng lãnh đạo (Điều 4), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam(Điều 9), Công đoàn (Điều 10), công dân ở cơ sở (Điều 11) và đặc biệt là nhànước nói chung (Điều 12), các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước nóiriêng (Điều 8) và đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (Điều 7) cũngphải thể hiện xuyên suốt tư tưởng chủ quyền nhân dân trong việc sử dụng cácphương tiện kiểm soát quyền lực nhà nước
Để quy định cụ thể về trách nhiệm của Nhà nước đối với việc phát huyquyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thể hiện rõ mục tiêu xây dựng phấn đấu
Trang 13của Nhà nước là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát
triển toàn diện, Hiến pháp cũng quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3).
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa, phát triển và khẳng định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục
vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền” (Điều 8).
Nội dung của Điều này tập trung quy định về Nhà nước và các yếu tố cấuthành chủ yếu Bên cạnh cơ quan nhà nước thì cán bộ, công chức, viên chức, với
tư cách là các chủ thể quan trọng, đặc thù trong mối quan hệ giữa Nhà nước vớinhân dân, cần được đặc biệt nhấn mạnh Điều này còn tập trung quy định nhữngvấn đề mang tính nguyên tắc, thể hiện bản chất, trách nhiệm chính của đội ngũcán bộ, công chức, viên chức thay mặt Nhà nước phục vụ nhân dân, thực thinhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với nhân dân Do vậy, những quy định nàyphải vừa cô đọng, súc tích song vẫn bảo đảm đủ ý để làm toát lên bản chất cũngnhư yêu cầu đối với người cán bộ, công chức, viên chức, thực sự là “người côngbộc” của nhân dân như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn
Do đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bao gồm nhiều bộ phận khácnhau, cơ chế tuyển chọn đối với từng nhóm, từng bộ phận cũng có những điểmriêng biệt, nên các nguyên tắc tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức sẽ docác luật có liên quan điều chỉnh Ngoài ra, việc Hiến pháp tiếp tục ghi nhậnnguyên tắc “chịu sự giám sát của nhân dân” là nhằm thường xuyên nhắc nhở độingũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ không bao giờđược xa rời dân, tách mình khỏi nhân dân, đối lập với quyền lợi của người dân
3 Về vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị
Trang 14Để phù hợp với thể chế chính trị nước ta, kế thừa các bản Hiến pháp trướcđây và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, Hiến pháptiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chế độ
chính trị: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”(Khoản 1, Điều 4)
Quy định trên đây đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng Cộngsản Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh năm 1991 (bổ sung, phát triểnnăm 2011) Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; bản chất giai cấpcủa Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời là độitiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc; trách nhiệm của Đảng là phảigắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phục vụ nhân dân
và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Quy định như vậy là phù hợp vớithực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự tiếp tục kếthừa các bản Hiến pháp trước đây của nước ta (Hiến pháp 1980, Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi năm 2001)); phù hợp với truyền thống lịch sử của cách mạng ViệtNam, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước Vai trò đó mangtính tất yếu, khách quan, do lịch sử giao phó, được nhân dân thừa nhận và đượcHiến pháp xác nhận Quy định này còn khẳng định tính lịch sử, tính tất yếukhách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc của nước ta Hiến pháp đã bổ sung quy định về bản chất của Đảngtheo tinh thần mới của Cương lĩnh Chính do bản chất này nên nhân dân ta mớithừa nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiếnpháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước Trong điều kiện một đảng lãnh đạo ở ViệtNam thì quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã thể hiện đầy đủ nộidung và tinh thần Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền
Để làm rõ mối quan hệ và trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, trước dân
tộc, Hiến pháp quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”
Trang 15(Khoản 2, Điều 4) Theo quy định này, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượnglãnh đạo Nhà nước và xã hội thì Đảng phải chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo củamình Đảng không lãnh đạo chung chung, mà lãnh đạo thông qua các quyết định
về Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng và chính sách, chủ trương lớn, thôngqua công tác cán bộ của Đảng Do đó, chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của Đảngchính là Đảng phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; quy định nhưvậy thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của Đảng
Thực tiễn các bản Hiến pháp nước ta cũng cho thấy, mặc dù Hiến pháp cácnăm 1946 và 1959 tuy không có điều nào quy định Đảng là lực lượng lãnh đạoNhà nước và xã hội nhưng trên thực tế Đảng vẫn là lực lượng lãnh đạo cáchmạng nước ta Sở dĩ Hiến pháp năm 1946 không có quy định vai trò lãnh đạocủa Đảng, vì trước đó ngày 11/11/1945, do tình thế đặc biệt của cách mạng,Đảng ta đã ra tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút lui vào hoạt động bí mật,giữ vững vai trò lãnh đạo Trong thập niên 50 của thế kỷ XX, đế quốc Mỹ nhảyvào can thiệp miền Nam, đất nước ta bị chia cắt, Đảng bộ miền Nam cũng chưa
ra hoạt động công khai vì bộ luật 10-59 của ngụy quyền Sài Gòn nhằm “tiêu diệtcộng sản” cực kỳ hà khắc, man rợ Vì vậy, Hiến pháp năm 1959 cũng chưa đềcập đến vai trò lãnh đạo của Đảng Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam,thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, dân tộc ta có chung mộtbản Hiến pháp mới, trong đó khẳng định Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội Điều này là tất yếu, phù hợp với yêu cầu lịch sử, nhiệm vụ cách mạngmới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thực hiện đúng cơ chế vận hànhnguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” trong thời kỳ
quá độ đi lên CNXH ở nước ta Điều 4 Hiến pháp năm 1980 cũng ghi rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lê-nin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp” Kế thừa tinh thần đó, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
Trang 16trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” Quy định này đã hàm nghĩa Đảng ta
là đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội Quyđịnh như Hiến pháp năm 2013 là kế thừa quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm
1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đốivới quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta
Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không chỉ bằng cương lĩnh, chiến lược,các định hướng về chính sách và chủ trương; bằng công tác tuyên truyền, thuyếtphục, vận động, tổ chức và kiểm tra; mà phần cốt yếu là thông qua đội ngũ tiềnphong của mình là những cán bộ, đảng viên tiêu biểu về bản lĩnh, trí tuệ, phẩm
chất và năng lực Vì vậy, Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” Quy định này
nhằm bảo đảm cho Đảng giữ vững bản chất, mục tiêu, lý tưởng của mình; là giảipháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa,biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta.Mặt khác, việc xác định trách nhiệm của các đảng viên trong việc tự giác, gươngmẫu thực hiện, chấp hành Hiến pháp và pháp luật không ngoài mục đích làmcho “đội ngũ tiên phong của Đảng” phải thường xuyên nêu cao ý thức, thái độ,trách nhiệm cả về suy nghĩ và việc làm, tư tưởng và hành động trong việc sống,làm theo Hiến pháp và pháp luật, làm gương cho nhân dân noi theo
Có thể khẳng định, việc tiếp tục hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng là cầnthiết bởi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đấu tranh giành chínhquyền, xây dựng và phát triển của đất nước đã được khẳng định cả về mặt lýluận và thực tiễn Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội Đảng
do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập với hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành đã
có công lao cực kỳ to lớn trong việc lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc, đem lại hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất cho đất nước Việc nhândân ta tin tưởng vào Đảng Cộng sản, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng trongHiến pháp là một việc làm đúng đắn và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn cáchmạng Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Namyêu nước, yêu hòa bình Quy định về Đảng trong Hiến pháp nhằm khẳng định
Trang 17tính chính đáng của Đảng trong việc lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội, đồngthời cũng là cơ sở ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với Đảng Quy định nàycủa Hiến pháp không chỉ xác định vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn thể hiệntrách nhiệm của Đảng đối với đất nước, với nhân dân, nhắc nhở Đảng phải luôntrung thành với lợi ích của giai cấp, của dân tộc, phải gắn bó mật thiết với nhândân, phụng sự nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Lãnh đạo của Đảng làlãnh đạo về mặt chính trị, thông qua các chủ trương, đường lối đúng đắn và phùhợp thực tế cuộc sống, thông qua việc giới thiệu các đảng viên ưu tú tham giavào bộ máy nhà nước và bằng sự gương mẫu của chính các cán bộ, đảng viên,
sự trong sạch của các tổ chức Đảng Sự lãnh đạo không phải đứng trên pháp luật
mà Đảng phải chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình, các tổ chức đảng
và mọi đảng viên đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
4 Về chính sách dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam;vừa là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, vừa là mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ hàngđầu của cả dân tộc; một trong những bài học dẫn đến thắng lợi của cách mạngViệt Nam Đại đoàn kết dân tộc và chính sách dân tộc là đòi hỏi khách quan củabản thân quần chúng nhân dân và cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống trênlãnh thổ Việt Nam trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình, là sự nghiệp củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướngdẫn, biến những đòi hỏi khách quan, tự phát của nhân dân thành sức mạnh vôđịch trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Kế thừa các quy định của các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm
1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quyđịnh về chính sách dân tộc của Nhà nước và quyền của các dân tộc với tư cách
các tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện
để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước” (Điều 5).
Trang 18Quy định này nhấn mạnh chính sách của Nhà nước đối với các dân tộcthiểu số nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách về phát triển giữa các dân tộc,cùng đóng góp vào sự phát triển chung của quốc gia Chính sách phát triển toàndiện đã bao hàm nội dung nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân các dântộc thiểu số Việc dùng từ “kỳ thị” tại khoản 2 xác định rõ và cụ thể hơn hơn nộihàm nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử có tính chất miệt thị, coi thường, bấtbình đẳng và không tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.
5 Về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hệ thống chính trị
Từ lịch sử cách mạng Việt Nam và đặc thù của thể chế chính trị nước tacho thấy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân ViệtNam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận
là bộ phận của hệ thống chính trị ở nước ta, cùng hợp thành cơ sở chính trị củachính quyền nhân dân, đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầnglớp nhân dân Vì vậy, việc Hiến định vai trò, vị trí của các tổ chức này là cầnthiết, nhằm góp phần phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăngcường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện của Đảng ta, Hiến
pháp năm 2013 quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức
Trang 19mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động” (Điều 9).
Quy định trên đây đã thể hiện một cách khái quát nhất về vị trí, vai tròquan trọng và chức năng cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là sự kế thừacác quy định của Hiến pháp năm 1992 Việc Hiến pháp quy định trách nhiệmcủa Nhà nước trong việc tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động là phù hợpbởi vì tuy đều nằm trong hệ thống chính trị, hợp thành cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân song về nguyên tắc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức
xã hội, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận được thành lập một cách tựnguyện, giữ vai trò, vị trí riêng, có cách thức hoạt động riêng Nếu quy định Nhànước phải bảo đảm điều kiện hoạt động cho tất cả các tổ chức sẽ là không khảthi và không thực tế, bên cạnh đó lại làm giảm tính chủ động, tính độc lập củacác tổ chức trong quá trình tham gia giám sát, góp ý kiến, phản biện xã hội đốivới hoạt động của các cơ quan nhà nước Ngoài ra, việc Hiến pháp mở rộng quyđịnh tại khoản 3 để đề cập đến cả các tổ chức xã hội không phải là thành viêncủa Mặt trận Tổ quốc là một bước tiến quan trọng, thừa nhận vai trò của các tổchức này trong quá trình phát triển của đất nước nói chung, thể hiện sự tôn trọngquyền lập hội, tạo điều kiện mở rộng dân chủ trong xã hội
Để ghi nhận vị trí, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và tổchức công đoàn trong cách mạng Việt Nam, kế thừa, phát triển các quy định của
Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm
lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 10) Quy định này là sự kế
thừa, phát triển các quy định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992
Trang 20để khẳng định vị trí, vai trò to lớn, đề cao vai trò tiên phong của giai cấp côngnhân và vị trí, vai trò đặc biệt của tổ chức Công đoàn trong lịch sử cũng nhưtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việc Công đoàntham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,đơn vị, doanh nghiệp đã được xác định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật côngđoàn năm 2012 và đã có thực tiễn thực hiện nhiều năm qua Với tính chất của tổchức chính trị - xã hội đại diện cho giai cấp công nhân và người lao động, việctham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát của tổ chức Công đoàn tập trung thực hiệnđối với một số vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách, pháp luật về lao độnghoặc liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động
6 Về bảo vệ tổ quốc và chính sách đối ngoại của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kế thừa các quy định của Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” (Điều 11)
Để phù hợp với tính chất và tình hình quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiệnnay, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định nhất quán chính sách đối ngoại
của nước ta, theo đó: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” (Điều
12)
Quy định này của Hiến pháp là sự thể chế hóa quy định của Cương lĩnh vàđường lối đối ngoại của Đảng ta trong điều kiện mới, nhất là trong bối cảnh toàncầu hóa; phù hợp với xu hướng phát triển chung của cộng đồng quốc tế
7 Về biểu tượng quốc gia
Trang 21Để hiến định các biểu tượng mang tính đại diện quốc gia, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền
đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945 Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội” (Điều 13) Đây là các biểu trưng mang tính biểu tượng mang tính quốc gia,
có tính lịch sử, đã được quy định và sử dụng ổn định từ Hiến pháp năm 1946đến nay Quy định của Hiến pháp là sự tiếp tục kế thừa quy định trong các Hiếnpháp trước đó; để bảo đảm tính ổn định lâu dài, Hiến pháp chỉ quy định có tínhkhái quát và cơ bản, còn các chi tiết cụ thể về kích thước, vị trí của ngôi sao trênquốc kỳ sẽ được xem xét để mô tả và quy định trong các văn bản khác
III QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Để thể hiện rõ tầm quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền côngdân và quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc tôn trọng, bảođảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân, theo Hiến pháp ViệtNam năm 2013, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được
đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (chương II) Các nộidung của Chương II được sắp xếp như sau: các nguyên tắc chung, các quyền dân
sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, cuối cùng là quy định về nghĩa vụ Việcghi nhận các quyền con người trong Hiến pháp đã bao quát hầu hết các quyền cơbản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điềuước quốc tế mà nước ta là thành viên Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục khẳngđịnh và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến phápnăm 1992 Đồng thời, cũng đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần
30 năm đổi mới đất nước; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việcbảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân Nội dung các quyền đượcquy định có nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp với các Công ước quốc tế vềquyền con người mà Việt Nam là thành viên
Trang 22Quy định về quyền con người và quyền công dân tại Chương này là phùhợp với thực tiễn của Việt Nam và là kết quả, thành tựu của gần 30 năm đổi mớiđất nước và hội nhập quốc tế Quy định đó vừa là sự kế thừa Hiến pháp năm
1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trưởng ban soạn thảo; vừa thể hiện nhận thứcmới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và nhànước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủyếu và là mục tiêu của sự phát triển
1 Về mối quan hệ giữa quyền con người, quyền công dân
Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân, Hiến
pháp tiếp tục khẳng định nguyên tắc: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14) Quy định này là do quyền con người và quyền công dân là
hai khái niệm có nội hàm khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ mậtthiết với nhau không thể tách rời Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn cócủa con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân trước hết cũng là quyền conngười, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là vị thế pháp lý của côngdân trong quan hệ với Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm đối với công dân củanước mình Chỉ những người có quốc tịch mới được hưởng quyền công dân ởquốc gia đó, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhànước Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các Công ước quốc tế về quyềncon người và Hiến pháp các nước, Hiến pháp sử dụng từ “mọi người”, “khôngai” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyềncông dân Hơn nữa, Việt Nam đã gia nhập các công ước quốc tế về quyền conngười, nên cần phải bảo đảm quyền không chỉ cho công dân Việt Nam Đây làlần đầu tiên quyền con người được hiến định ở nước ta cho dù quyền con ngườivẫn được bảo vệ bằng các quy định khác của pháp luật
Về nguyên tắc, quyền con người, quyền cơ bản của công dân khi đã đượcquy định trong Hiến pháp thì phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành Tuynhiên, để thực hiện một số quyền có hiệu quả, thì pháp luật còn phải quy định vềtrình tự, thủ tục để ngăn ngừa sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước và tạothuận lợi cho công dân Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trịnăm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm
1966, có thể hạn chế một số quyền, nhưng cần thể hiện rõ việc hạn chế chỉ trong
Trang 23một số trường hợp vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe,đạo đức xã hội, tôn trọng quyền và tự do của người khác…Như vậy, tùy vàotừng quyền mà việc hạn chế quyền được phép hạn chế như thế nào cho phù hợp.
Vì thế, để tránh sự tùy tiện, lạm quyền xâm hại các quyền con người, quyềncông dân và phù hợp với thông lệ quốc tế, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Điều 14)
Quy định này là phù hợp vì quyền con người, quyền cơ bản của công dân
đã được Hiến pháp quy định; việc hạn chế các quyền này phải được quy địnhchặt chẽ trong luật để tránh nguy cơ tùy tiện, lạm dụng Các công ước quốc tế vềquyền con người mà Việt Nam là thành viên cũng yêu cầu quy định chặt chẽ vấn
đề này Đây là những nguyên tắc căn bản nhằm đề cao trách nhiệm của nhànước trong mối quan hệ với quyền con người, quyền công dân; phòng ngừa sựtùy tiện cắt xén, hạn chế, cho chỗ này, lấy lại ở chỗ khác từ phía các cơ quan nhànước, nhân viên nhà nước Đây cũng là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người vàcông dân bảo vệ và thực hiện quyền con người và quyền công dân của mình Trên cơ sở của các nguyên tắc căn bản này, Hiến pháp đã quy định cácquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong đó có bổ sung một số quyền mớimột cách chặt chẽ, chính xác, khả thi, phù hợp với các công ước quốc tế về nhân
quyền mà nhà nước ta là thành viên Hiến pháp cũng quy định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và
xã hội Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” (Điều 15).
Quy định về nghĩa vụ của công dân nêu trên thể hiện nguyên tắc áp dụng chungcho việc thực hiện quyền, đó là: đồng thời với việc hưởng thụ quyền, mỗi côngdân cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội Tuy nhiên, quyđịnh này không có nghĩa là mỗi quyền luôn kèm theo một nghĩa vụ
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng
định nguyên tắc: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Điều 16).
Trang 24Để bảo đảm quyền có quốc tịch của công dân Việt Nam, thiết lập mối quan
hệ chặt chẽ giữa công dân với Nhà nước, tăng cường chế độ bảo hộ công dân,
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ” (Điều 17).
Để khẳng định nhất quán chính sách đối với người Việt Nam định cư ởnước ngoài, kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước” (Điều 18).
2.2 Về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức
Trang 25khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm” (Điều 20).
2.3 Về quyền bảo đảm bí mật cá nhân
Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Thông tin
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm
an toàn Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” (Điều 21).
2.4 Về quyền đối với nơi ở
Để thể chế hóa Công ước quốc tế 1966, quy định về quyền bất khả xâmphạm về đời tư và điều riêng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; cho phù hợpvới sự phát triển của các hình thức lưu trữ, trao đổi thông tin, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý Việc khám xét chỗ ở do luật định” (Điều 22).
2.5 Về quyền tự do đi lại, cư trú
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú
ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 23).
2.6 Về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Xuất phát từ quan điểm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền conngười, kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo bình đẳng trước
Trang 26pháp luật Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật” (Điều 24).
2.7 Về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” (Điều 25)
Các quyền nói trên dù khác nhau, nhưng có mối quan hệ hữu cơ, gắn bóvới nhau, vì vậy được quy định tại cùng một Điều Về những nội dung cụ thểcủa từng quyền sẽ được nghiên cứu bổ sung và làm rõ trong quá trình xây dựng,ban hành các luật liên quan để thể chế hóa các quyền Hiến định của công dân,Hiến pháp chỉ khẳng định, ghi nhận khái quát về các quyền này Để bảo đảm
thực hiện quyền này, Hiến pháp cũng quy định: “Việc thực hiện các quyền này
do pháp luật quy định” Quy định này xuất phát từ thực tế, nhiều điều kiện, quy
trình, thủ tục bảo đảm thực hiện các quyền nói trên vẫn phải quy định bằng phápluật nói chung, luật cũng không thể quy định chi tiết hết
Riêng đối với quyền tiếp cận thông tin, trong các công ước quốc tế vềquyền con người (như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948,Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước củaLiên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003…) cũng như trong Hiến phápcủa một số nước trên thế giới đều ghi nhận quyền của người dân không chỉ trongviệc tiếp nhận thông tin (được thông tin) một cách bị động mà còn bao gồm cảquyền tìm kiếm thông tin theo quy định của pháp luật, vì vậy, cần thiết phải quyđịnh bổ sung quyền này trong Hiến pháp năm 2013
2.8 Về quyền bình đẳng giữa nam và nữ
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26)
Việc tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ là vấn đề quan trọng, có ý nghĩathực tiễn cao, liên quan tới mục tiêu, chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
và đã được quy định trong Luật bình đẳng giới và phù hợp với các công ước
Trang 27quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu hướng tiến
bộ của thế giới hiện nay
2.9 Về quyền bầu cử, ứng cử
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27)
Việc quy định độ tuổi ứng cử làm đại biểu của các cơ quan dân cử ở mỗiquốc gia căn cứ vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, truyền thống và điềukiện lịch sử của quốc gia đó Ở nước ta, theo pháp luật về bầu cử, ngoài điềukiện về độ tuổi, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dâncòn phải đáp ứng các điều kiện về phẩm chất đạo đức, uy tín, trình độ, năng lựcthực hiện nhiệm vụ đại biểu và do cử tri lựa chọn Vì vậy, kế thừa các bản Hiếnpháp trước đây của nước ta, Hiến pháp về cơ bản giữ quy định về độ tuổi ứng cửđại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là từ đủ 21 tuổi trở lên
Ngoài các quyền cơ bản trên đây, Hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận và
bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị khác, theo đó: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với
cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28);
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 29) Quy định công dân phải từ đủ mười tám tuổi trở lên
mới có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân vì tương tự nhưquyền bầu cử, công dân phải đến độ tuổi nhất định, có sự phát triển cả về thể lực
và trí lực thì mới đủ chín chắn, khách quan, khoa học trong việc thể hiện quan
điểm, chính kiến của mình
2.10 Về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy
định: "Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục
Trang 28hồi danh dự theo quy định của pháp luật Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác” (Điều 30).
2.11 Quyền suy đoán vô tội
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định:
"Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” (Điều 31)
Quy định này nội luật hóa các công ước quốc tế về nhân quyền trong việcbảo đảm quyền của người bị buộc tội, phù hợp với xu thế tiến bộ của nhân loại;việc khẳng định nguyên tắc “xét xử kịp thời” có ý nghĩa lý luận và thực tiễnquan trọng, là nguyên tắc hoạt động tố tụng của nước ta nhằm bảo đảm, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong thời hạn luật định Đây cũng
là một trong những yêu cầu quy định trong Công ước quốc tế về quyền conngười mà Việt Nam là thành viên Quy định “xét xử công khai, công bằng” đãbao hàm nội dung xét xử phải được tiến hành khách quan
3 Về quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
Kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo
hộ Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”
(Điều 32) Hiến pháp còn ghi nhận các quyền tự do kinh doanh, quyền được bảo
Trang 29đảm an sinh xã hội, quyền lựa chọn nghề nghiệp, việc làm, quyền kết hôn, lyhôn và một số quyền khác, cụ thể như sau:
- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà phápluật không cấm (Điều 33)
- Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34)
- Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làmviệc Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng,
an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi Nghiêm cấm phân biệt đối xử,cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (Điều35)
- Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện,
tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau Nhà nướcbảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều36)
- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngượcđãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạmquyền trẻ em
- Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, laođộng, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc,
ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc
- Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc vàphát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 37)
- Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong
việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòngbệnh, khám bệnh, chữa bệnh Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sứckhỏe của người khác và cộng đồng (Điều 38)
- Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập (Điều 39)
- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo vănhọc, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40)
Trang 30- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham giavào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41)
- Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựachọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42) Ở đây, Hiến pháp quy định “ngôn ngữ mẹ đẻ”hay “tiếng mẹ đẻ” có tính khái quát, được sử dụng với ý nghĩa là ngôn ngữ gốc
mà người đó được sinh ra và nuôi dưỡng Ngôn ngữ này có thể là ngôn ngữ củacha hoặc mẹ của người đó, cũng có thể là ngôn ngữ dân tộc của người đó vàđược gọi chung là “ngôn ngữ mẹ đẻ”
- Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa
vụ bảo vệ môi trường (Điều 43)
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc Phản bội Tổ quốc là tộinặng nhất (Điều 44)
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốcphòng toàn dân (Điều 45) Việc quy định về nghĩa vụ thay thế nghĩa vụ quân sự
là yêu cầu thực tiễn nhưng Hiến pháp chỉ quy định về nghĩa vụ quân sự là nghĩa
vụ cơ bản, thiêng liêng của mỗi công dân Việc thực hiện nghĩa vụ thay thế nghĩa
vụ quân sự là nội dung mới, sẽ được xem xét, nghiên cứu khi sửa đổi, bổ sung cácquy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự
- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạtcông cộng (Điều 46)
- Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47)
- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và phápluật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đángtheo pháp luật Việt Nam (Điều 48)
- Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xãhội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú (Điều 49)
IV KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Trang 31Nội dung này được Hiến pháp quy định cụ thể tại Chương III với 14 Điều(từ Điều 50 đến Điều 63); được xây dựng trên cơ sở lồng ghép Chương II “Chế
độ kinh tế” và Chương III “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” của Hiếnpháp năm 1992 thành Chương “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,công nghệ và môi trường” Quy định như vậy đã làm cho cấu trúc Hiến phápgọn hơn, cô đọng và súc tích hơn, thể hiện được mối quan hệ hữu cơ, gắn bógiữa các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ; gắnkết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng xã hội với pháttriển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; bảo đảm tínhcân đối với các chương khác của Hiến pháp, tránh quy định cắt khúc, dàn trảicác nội dung về kinh tế, xã hội, văn hóa ở các chương khác nhau Các quyđịnh trong chương này mang tính khái quát, ổn định về mục tiêu, định hướng vàcác chính sách cơ bản ở tầm Hiến pháp làm căn cứ pháp lý cao nhất cho sự pháttriển nhanh và bền vững của đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội,văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường
1 Về kinh tế
Để làm rõ mục tiêu, tính chất, động lực và nội hàm của nền kinh tế nước ta,
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Điều
50) Bởi lẽ, do tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tính quyếtđịnh đối với định hướng phát triển đất nước nên Hiến pháp dành một điều riêngquy định về tính chất, mục tiêu của nền kinh tế cùng với quy định về các thànhphần kinh tế Quy định như vậy vừa thể hiện được bản chất, vừa thể hiện đượcđộng lực và mục tiêu của phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đồng thời kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành
Trang 32kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa”
(Điều 51) Việc xác định tính chất nền kinh tế đóng vai trò quan trọng và có tínhquyết định đối với định hướng phát triển Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta.Tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế Việt Nam bảo đảm mọithành viên trong xã hội sẽ được hưởng thụ một cách công bằng hơn và tốt hơncác giá trị cũng như lợi ích của sự phát triển kinh tế Định hướng xã hội chủnghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếmkhuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trìnhxây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước ta Quyđịnh trên là sự kế thừa các quy định hiện hành trong Hiến pháp năm 1992, mộtmặt, vừa khẳng định được bản chất, vừa thể hiện được động lực và mục tiêuphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mặt khác, bảođảm sự hài hòa và cân bằng mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và giải quyết cácvấn đề xã hội, tức là thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
Nội hàm khái niệm “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
đã được khẳng định trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng và đã đượcthể hiện cụ thể trong các nội dung quy định của Hiến pháp Phạm trù “kinh tế nhànước” là phạm trù khái quát, bao gồm nhiều nguồn lực, nhiều nội dung, trong đó
có sở hữu toàn dân Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta thì vai trò định hướng,điều tiết nền kinh tế của Nhà nước và kinh tế nhà nước là rất quan trọng
Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta thì việcquy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai tròcủa Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quy định như vậykhông ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai tròcủa các thành phần kinh tế khác Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trùrộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ làmột trong nhiều yếu tố đó Quy định như vậy để thể hiện hạ tầng kinh tế của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định thànhphần kinh tế tập thể bởi lẽ, nếu quy định thành phần kinh tế này thì cần liệt kê cảcác thành phần kinh tế khác và phải xác định cụ thể vị trí, vai trò của từng thànhphần kinh tế như đã thể hiện trong Cương lĩnh Theo đó, kinh tế nhà nước là chủ
Trang 33đạo; kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế nhà nướccùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tếquốc dân; kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế; kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển Việc liệt kê như vậykhông bảo đảm yêu cầu về tính khái quát cao và tính ổn định của các quy địnhHiến pháp
Việc quy định “Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất,kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” tại khoản 3 Điều
51 nhằm hiến định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với tàisản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tạo cơ sở pháp
lý quan trọng để nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh, ổn định môi trườngđầu tư, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Đồng thời khẳng định
cụ thể hơn sự bảo đảm của Nhà nước đối với các tài sản hợp pháp của các tổchức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài(như Điều 25 của Hiến pháp năm 1992) thì quy định về bảo hộ tài sản ở Chương
về kinh tế là thực sự cần thiết
Để làm rõ vai trò điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế, Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân” (Điều 52).
Kế thừa và phát triển các quy định của các bản Hiến pháp trước đây, Hiến
pháp năm 2013 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53) Quy định nêu trên là sự
khẳng định nhất quán quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đã được xác định từ năm 1980 đến nay Vấn đề sở hữu về đất đai không chỉ làvấn đề kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội
Xuất phát từ vị trí, vai trò của đất đai, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất Người sử dụng đất được chuyển
Trang 34quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai” (Điều 54)
Quy định trên xuất phát từ bản chất của quyền sử dụng đất là quyền quantrọng của người dân nên Hiến pháp cần phải quy định chặt chẽ những trườnghợp thu hồi Đây sẽ là cơ sở quan trọng cho Luật đất đai quy định nhằm tránhviệc lạm dụng để thu hồi đất tràn lan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của người dân Trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cầnthiết phải thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng và để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội
Tuy nhiên, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xãhội gắn trực tiếp với lợi ích của người sử dụng đất và doanh nghiệp nên cần phảiquy định chặt chẽ, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch và có bồi thường.Quy định về trưng dụng đất là để thống nhất với quy định tại Điều 32 của Hiếnpháp, đồng thời làm cơ sở cho việc cụ thể hóa các quy định về trưng dụng đấttrong Luật đất đai và các luật có liên quan
Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn có các quy định sau đây:
- Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và cácnguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sửdụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật Ngân sách nhànước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sáchtrung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia Các khoảnthu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định Đơn vị tiền tệquốc gia là Đồng Việt Nam Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốcgia (Điều 55)
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng,chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (Điều56)
Trang 35- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làmcho người lao động Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người laođộng, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến
bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57)
2 Về văn hóa, xã hội
Để bảo đảm gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, thựchiện ngày càng tốt hơn chính sách an sinh xã hội, Hiến pháp năm 2013 quy định
về chính sách xã hội cụ thể như sau:
- Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏecủa Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sócsức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Nhà nước, xã hội và gia đình cótrách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạchhóa gia đình (Điều 58)
- Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đốivới người có công với nước Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụhưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúpngười cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khănkhác Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người cóchỗ ở (Điều 59)
- Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Nhà nước,
xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng vàlành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằmđáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no,tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàulòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân(Điều 60)
3 Về giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ
Thể chế hóa chính sách giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ được đểcập trong Cương lĩnh và các văn kiện Đảng đã được thực tiễn kiểm nghiệm tínhđúng đắn, đồng thời kế thừa, phát triển các quy định của Hiến pháp năm 1992,
Trang 36Hiến pháp năm 2013 quy định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý Nhà nước
ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề” (Điều 61)
Quy định trên đảm bảo sự rõ ràng, cụ thể hơn, khẳng định rõ trách nhiệmcủa Nhà nước trong phát triển giáo dục và đào tạo Việc quy định “bảo đảm giáo
dục tiểu học là bắt buộc, từng bước phổ cập giáo dục trung học” là phù hợp với
điều kiện phát triển của nước ta, tạo cơ sở hiến định cho việc phân luồng giữahọc trung học phổ thông và học nghề, đồng thời phù hợp với quy định trong cáccông ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Xuất phát từ vị trí, vai trò của khoa học và công nghệ trong nền kinh tế,đặc biệt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế tri thức, Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ” (Điều 62) Quy định này thể hiện một cách khái quát
nhất quan điểm, định hướng, chính sách đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ;ghi nhận các nội dung mang tầm tư tưởng của chính sách, bảo đảm quyền thamgia và hưởng thụ lợi ích của mọi người từ hoạt động khoa học, công nghệ
Để bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường là vấn đề đặc biệt quantrọng và cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và trái đất nóng lên hiện nay
Do đó, cần phải xử lý nghiêm mọi hành vi gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệttài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học, không phụ thuộc hành vi
đó được thực hiện là do cố ý hay vô ý; lỗi cố ý hay vô ý chỉ là căn cứ để xem xétmức độ nặng, nhẹ trong quá trình xử lý vi phạm Vì vậy, Hiến pháp năm 2013
Trang 37quy định: “Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại” (Điều 63)
V CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Chính sách quốc phòng và an ninh được thể hiện tại Chương IV của Hiếnpháp (Chương về Bảo vệ Tổ quốc) với 05 Điều (từ Điều 64 đến Điều 68) Việcgiữ tên Chương và kết cấu Chương nêu trên là kế thừa quy định của Hiến phápnăm 1992, đồng thời có sắp xếp lại nội dung các điều một cách khoa học, ngắngọn và đã bổ sung nội dung thực hiện nghĩa vụ quốc tế của lực lượng vũ trangnhân dân Nội dung Chương này của Hiến pháp được xây dựng phù hợp vớiCương lĩnh, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 12/7/2011 Hội nghị lần thứ hai Banchấp hành trung ương Đảng khóa XI Việc bỏ cụm từ “Việt Nam xã hội chủnghĩa” trong tên chương không làm thay đổi bản chất vì việc bảo vệ Tổ quốc nóichung cũng chính là bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì chủ nghĩa xã hội là conđường nhất quán mà Đảng, Nhà nước, dân tộc và nhân dân ta đã lựa chọn Đồngthời, các quy định cụ thể trong các điều khoản của Chương này đã thể hiện rõnội dung bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa từ trước đây cũng như trongtình hình quốc tế mới hiện nay là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng Hiến pháp đã
khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân; là nghĩa vụ thiêng liêng, là quyền cao quý của công dân Nhà nước củng
cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại
để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh để không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh” (Điều 64)
Trang 38Quy định trên đã bao quát tất cả các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốcnhư Đảng, Nhà nước, nhân dân và toàn hệ thống chính trị Quy định như vậycũng là sự kế thừa Hiến pháp năm 1980 và năm 1992
Lực lượng vũ trang của nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập vàrèn luyện Lịch sử cách mạng của dân tộc ta đã chứng minh bản chất cách mạng
và sự trung thành của lực lượng vũ trang đối với Tổ quốc, nhân dân, với Đảng
và Nhà nước ta Vì vậy, để khẳng định bản chất cách mạng của lực lượng vũ
trang, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia
và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”
(Điều 65) Trong đó, thuộc tính “cách mạng” là bản chất của lực lượng vũ trangnước ta do Đảng cộng sản Việt Nam thành lập và lãnh đạo Quy định này mộtmặt kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, mặt khác khẳng định rõ hơnmối quan hệ giữa lực lượng vũ trang với Đảng
Hiến pháp năm 2013 còn quy định chính sách của Nhà nước trong xây
dựng quân đội, theo đó: “Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng” (Điều 66) Việc xây
dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một quátrình, được thực hiện với những bước đi, lộ trình phù hợp với sự phát triển của đấtnước
Đối với công an nhân dân, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm” (Điều 67).
Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn quy định: “Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương
Trang 39quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc” (Điều 68).
VI BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1 Quốc hội
Quốc hội được quy định tại Chương V của Hiến pháp năm 2013, bao gồm
17 Điều (từ Điều 69 đến Điều 85) với nội dung quy định khá ngắn gọn, cô đọng,bảo đảm chính xác và tránh trùng lặp
Ở các nước việc lựa chọn mô hình nghị viện một viện hay hai viện phụthuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hình thức cấu trúc nhà nước, truyềnthống dân tộc và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước của mỗi quốc gia Ởnước ta, Quốc hội được tổ chức theo truyền thống Quốc hội một viện Lịch sửlập hiến Việt Nam cho thấy, vấn đề Quốc hội một viện hay hai viện đã được đặt
ra thảo luận trong quá trình xây dựng Hiến pháp năm 1946 Tuy nhiên, sau khithảo luận các phương án, các nhà lập hiến Việt Nam đã chọn mô hình Quốc hộimột viện Thực tiễn hoạt động của Quốc hội nước ta trong giai đoạn vừa qua đãchứng minh cho thấy tính đúng đắn của sự lựa chọn này Quốc hội đại diện cho
ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam Các đại biểu Quốc hội lànhững người đại diện cho các tầng lớp, giai cấp, cho các dân tộc, các địaphương Trong cơ cấu của Quốc hội các khóa, số lượng đại biểu Quốc hội đạidiện cho các dân tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ thích đáng; các tỉnh, thành phố đều
có một số lượng đại biểu nhất định Bên cạnh đó là đại diện của giai cấp côngnhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nghiệp và các thành phần xã hộikhác Với cơ cấu thành phần của Quốc hội, Quốc hội nước ta thực sự là cơ quanđại biểu cho ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam
1.1 Vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của Quốc hội
- Về vị trí của Quốc hội, kế thừa và phát triển các quy định của Hiến pháp
năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 69)
Trang 40Xuất phát từ vị trí của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân,
do Nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân và cử tri cả nước, vì vậy,Quốc hội được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Về chức năng, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước” (Điều 69) Việc quy định
Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp là nhằm thể chế hóa quan điểm
của Cương lĩnh về việc “phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” 1
So với quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy
định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp bởi lẽ, ở nước ta
Quốc hội là cơ quan duy nhất do cử tri cả nước bầu ra thay mặt nhân dân thựchiện quyền lực nhà nước, vì vậy, quy định Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,lập pháp là hợp lý Tuy nhiên, trong quy trình lập hiến, lập pháp có nhiều chủthể cùng tham gia, khi thực hiện các quyền này, Quốc hội cũng tổ chức việc lấy
ý kiến nhân dân hoặc trưng cầu ý dân, hơn nữa, vấn đề này cũng đã được quyđịnh trong Cương lĩnh và các văn kiện khác của Đảng
+ Về chức năng lập pháp: Đối với các đạo luật, kế thừa quy định của Hiếnpháp hiện hành và thông lệ làm luật của nhiều quốc gia trên thế giới, thẩm quyềnlập pháp là thuộc về Quốc hội Nhưng với bản chất Nhà nước ta là Nhà nước củadân, do dân, vì dân, pháp luật hiện hành cũng ghi nhận vai trò quan trọng củanhân dân trong quy trình lập pháp, thể hiện ở nhiều đạo luật có liên quan trựctiếp đến quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân
+ Về chức năng giám sát tối cao của Quốc hội, trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước, có nhiều cơ quan thực hiện quyền giám sát, nhưng chỉ cóQuốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất có quyền “giám sát tối cao” Quy định này phản ánh đặc
thù hoạt động giám sát của Quốc hội và phù hợp vị trí, vai trò của cơ quan nàytrong bộ máy nhà nước
1 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng
Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tr.85.