Đối với doanh nghiệp thương mại thì hoạt động kinh doanh chính là hoạt động bán hàng. Lượng hàng hoá tiêu thụ là nhân tố trực tiếp làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp, nó thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, là cơ sở đánh giá trình độ quản lý, hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác nó không chỉ là cầu nối giữa các đơn vị, thành phần kinh tế trong nước lại với nhau thành một thể thống nhất mà còn có ý nghĩa rất quan trọng thắt chặt thêm mối quan hệ quốc tế nối thị trường trong nước và thị trường quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, doanh nghiệp phải tổ chức tốt nghiệp vụ bán hàng, bán hàng là khâu quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có bán được hàng doanh nghiệp mới đảm bảo thu hồi vốn bù đắp các chi phí đã bỏ ra và xác định đúng đắn kết qủa bán hàng sẽ là điều kiện tồn tại, phát triển để doanh nghiệp tự khẳng định được vị trí của mình trên thương trường.Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN luôn diễn ra trong mối quan hệ phổ biến với các DN khác với các tổ chức, các cá nhân và cơ quan quản lý của Nhà nước. Mối quan hệ này tồn tại một cách khách quan trong tất cả các hoạt động kinh tế tài chính của DN. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, các khoản nợ của các cá nhân, các tổ chức bên trong và bên ngoài DN về số tiền mua sản phẩm, hàng hóa, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho DN.