1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS _TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP QLGDTHCS

39 2,8K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 566,5 KB

Nội dung

Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý của trường THCS tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS ABC- Xxx – TP H

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………

- -Họ và tên người viết

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓAKHÓA HỌC BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Địa phương, tháng 3 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC (Bạn có thể thay đổi - thêm bớt nên số trang thay đổi) PHẦN I MỞ ĐẦU Trang 3

1 Lý do chọn đề tài 4

2

3

4

5

PHẦN II NỘI DUNG

1

2

3

4

PHẦN III KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1 KẾT LUẬN

2 KIẾN NGHỊ

PHỤ LỤC

Trang 3

từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng vàNhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sáchhàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nhữngthành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong 10 năm đổimới (1986 – 1996) đã tạo tiền đề để nước ta phấn dấu và vạch ra mục tiêu cụ thể “

Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp

hành TW Đảng khoá VIII (Tháng 2 /1996) đã định hướng chiến lược phát triểngiáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Nghị quyết

đã đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó:

“Đổi mới công tác quản lý giáo dục” là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất

lượng giáo dục đào tạo Muốn nâng cao chất lượng GD-ĐT thì việc nâng cao chấtlượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một biện pháp cơ bản nhất Bởi chúng

ta đều nhận thức được rằng lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục góp phầnquyết định nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo đó chính là đội ngũ

Trang 4

giáo viên trong nhà trường Từ xưa, ông cha ta đã nhận định rằng “ Không thầy đố

mày làm nên”.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc Trung học cơ sở là cầu nối giữa Tiểuhọc với Trung học phổ thông, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dụctheo định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng Bậc giáo dục THCS cómột vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ công nghiệphoá - hiện đại hoá đất nước Không còn con đường nào khác cần phải tiếp tục cảitiến đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV nói chung, đội ngũ CBGV trườngTHCS nói riêng về tất cả các mặt phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn lý luận,nghiệp vụ quản lý và hiểu biết về văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểngiáo dục trong giai đoạn hiện nay

Trong nhà trường THCS sự phát triển nhân cách của học sinh không phụthuộc và một giáo viên nào mà phụ thuộc vào cả tập thể sư phạm nhà trường đặcbiệt là đội ngũ giáo viên những người trực tiếp giảng dạy Vì vậy muốn nhà trườngphát triển đi lên không ngừng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề cầnthiết và cấp bách Bất kỳ trường tiên tiến nào cũng phải có một tập thể giáo viênvững mạnh Trong tất cả các điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về mộtđội ngũ cán bộ giáo viên là yêu cầu quan trọng không thể thiếu được Bởi một nhàtrường có một cơ sở vật chất kháng trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, khôngphát huy được vai trò trách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên

vô nghĩa, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không thể nâng cao được.Chính vì vậy tập thể giáo viên có vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụchính trị của mỗi nhà trường, khẳng định uy tín của nhà trường nên việc nâng caochất lượng đội ngũ giáo viên có vị trí đặc biệt quan trọng

2 Cơ sở thực tiễn:

Giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc học THCS nói riêng ở huyệnabc trong những năm gần đây có nhiều bước tiến bộ rõ rệt trên tất cả các mặt.Tuy nhiên đội ngũ CBGV THCS ở Xxx vẫn còn nhiều hạn chế nhất định

Trang 5

Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, về trình độ lý luận: Trước nămhọc 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, vừa yếu vừa không đồng bộ

cả về số lượng và chất lượng Một số giáo viên còn chưa đạt tiêu chuẩn về chuyênmôn nghiệp vụ Số giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn ít được cập nhật

về lý luận, nghiệp vụ chuyên môn và thực tiễn giáo dục hiện đại, giáo viên đã thiếulại phân bố không đồng đều số giáo viên dạy khá, giỏi thường tập trung ở cáctrường trung tâm như Thị trấn, Abc def, số giáo viên yếu thường tập trung ởcác trường vùng trung du, vùng miền núi và vùng sâu vùng xa của huyện, số giáoviên này dược đào tạo từ nhiều hệ 7+3, 10 +3 hàm thụ cao đẳng, đại học sư phạmtại chức, liên thông Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện củahuyện nói chung

Đối với trường THCS ABC năm học 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên của nhàtrường tuy đã tương đối đủ về số lượng và đáp ứng được yêu cầu thực hiện chươngtrình của Bộ GD&ĐT quy định Tuy vậy, chất lượng của một số bộ phận giáo viêncòn hạn chế, một số giáo viên cao tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạynhưng đi theo lối mòn của phương pháp cũ (do lịch sử để lại) và một số giáo viênmới ra trường chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và cuộc sống, phương pháp sưphạm còn non nớt, ít chịu học hỏi Điều đó đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáodục của nhà trường Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên (nhất là chất lượngchuyên môn) để đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục trong tình hìnhmới trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với trường THCS nói chung và trườngTHCS ABC nói riêng Từ những lý do trên là một cán bộ quản lý của trường THCS

tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ

giáo viên của hiệu trưởng trường THCS ABC- Xxx – TP Hà Nội ” để nghiên cứu

với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển giáo dụccủa địa phương

II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.

Đề tài nêu ra và giải quyết những vấn đề sau:

Trang 6

1- Một số cơ sở lý luận liên quan đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượngđội ngũ giáo viên.

2- Cơ sở thực tiễn về công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên mônđội ngũ hiện nay

3- Thực trạng vấn đề bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáoviên trường THCS ABC- Xxx nói riêng

4- Nguyên nhân của thực trạng trên

5- Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường THCSABC trong giai đoạn hiện nay

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp để nâng cao trình độ chuyên môn độingũ giáo viên trường THCS ABC- Xxx và một số trường THCS trên địa bàn huyện

và trong tỉnh TP Hà Nội năm học : 2008- 2009

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp xử lý số liệu thống kê

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

V KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

- Lựa chọn và xác lập đề cương, kế hoạch từ ngày: 15/ 10 đến 01/ 11/ 2009

- Tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, số liệu : 02/ 11 đến 10/ 11/ 2009

- Xử lý thông tin, viết và duyệt bản thảo : 11/ 11 đến 23/ 11/ 2009

- Bổ sung và hoàn thành đề tài : 05/ 12 đến 15/ 12/ 2009

Trang 7

B PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG

LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ CBGV TRƯỜNG THCS

I MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 Đội ngũ:

Theo từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì đội ngũ được hiểu

đó là “tập hợp một số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp thành một lực

lượng”.

- Đội ngũ trong trường THCS gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, đội ngũ giáoviên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mụctiêu mà kế hoạch đào tạo, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thấtbại của nhà trường Vì vậy việc chăm lo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lànhiệm vụ trọng tâm được ưu tiên hàng đầu trong công tác quản lý nhà trường Chính

vì thế người cán bộ quản lí trường học nhận thức đựơc vị trí công tác này, đầu tưcông sức và trí tuệ cho công tác này sẽ thu được những thành công trong công tácquản lý nhà trường Quản lý trường học chủ yếu là tác động đến tập thể giáo viên vàphối hợp hoạt động của họ trong quá trình thực hiện mục tiêu

2.2 Chuyên môn chỉ làm hoặc hầu như chỉ làm một việc gì Ví dụ: cửa hàng chuyên

bán đồ gỗ, nhà máy chuyên sản xuất bánh kẹo …

3 Bồi dưỡng:

3.1 Bồi dưỡng là làm gì cho tăng thêm sức của cơ thể bằng chất bổ Bồi dưỡng sức

khoẻ, tiền bồi dưỡng

3.2 Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Trang 8

Như vậy bồi dưỡng đội ngũ là làm cho năng lực và phẩm chất đội ngũ ngàymột tăng thêm hoặc phát triển.

4 Chất lượng: Là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật một

sự việc Ví dụ đánh giá chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng giảng dạy …

II CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1 Cơ sở lý luận;

Bác Hồ kính yêu đã gửi gắm lòng mong muốn vào thế hệ trẻ “ Non sông Việt

Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Lời căn dặn đó cũng có nghĩa là những mầm non tương

lai của đất nước phải phấn đấu trở thành “ Những con người và thế hệ thiết tha gắn

bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý tríkiên cường, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đấtnước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu vănhoá tinh hoa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ýthức cộng đồng và phát huy tích cực của cá nhân, làm chủ trí thức khoa học và côngnghệ hiện đại, có tính tổ chức kỷ luật cao, có sức khoẻ là những người kế thừa sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”

Lực lượng duy nhất giúp thế hệ trẻ thắp sáng ngọn lửa tri thức, thực hhiện lờidạy của Bác Hồ chính là những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là đội ngũnhững thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy

Chúng ta biết rằng trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũgiáo viên là hết sức quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,

giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng giáo dục cao, tạo sự chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và

Trang 9

phương pháp giáo dục Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà chúng ta phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được”.

Như vậy đội ngũ cán bộ giáo viên, lực lượng quyết định sự nghiệp giáo dụcđào tạo của đất nước Chất lượng giáo dục của nhà trường cao hay thấp phụ thuộc rấtlớn vào tay nghề của giáo viên Nói đến chất lượng trước mắt, chất lượng sau này,chất lượng giáo dục, chất lượng đào toàn diện phổ thông Chúng ta chủ yếu dựa vàođội ngũ giáo viên, thầy giáo, cô giáo và nhà trường là nơi tiếp nối duy trì bản sắc vănhóa dân tộc và tiếp thu tinh hoá văn hoá nhân loại

Chính các thầy cô giáo trong nhà trường sáng tạo ra giá trị cao quý nhất Đó

là những con người có đủ phẩm chất và năng lực để tạo ra mọi giá trị khác cho cuộcsống của bản thân, cho gia đình, cộng đồng và cho đất nước

Bất kỳ một nhà trường nào muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đềuphải chú ý đên việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáoviên Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: “ Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyếtđịnh giáo dục”

Thực tế trong những năm gần đây nhu cầu giáo dục ở nhà trường đã trở nênrất đa dạng và biến đổi do những tác động về sự biến đôir toàn cầu về kinh tế vănhoá xã hội Sự phát triển về dân số và sự thay đổi về cơ cấu lao động xã hội vấn đềbồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên đã được xác định là một trong sáu chương trìnhmục tiêu của ngành giáo dục đó là: “ Từ Bộ đến Sở giáo dục đào tạo phải xây dựngđược kế hoạch tổng thể về đào tạo bồi dưỡng cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáodục trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống mạng lưới các trường sư phạm ở địa phương, kếthợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giáo viên vừa để phục vụ chonhững năm trước mắt vừa đón đầu nhu cầu những năm 2000 cả về số lượng và chấtlượng Nâng tỉ lệ hàng năm số giáo viên THCS được đào tạo các hệ cao đẳng, đạihọc có đủ phẩm chất và năng lực nhằm bổ sung đội ngũ có trình độ nghiệp vụ cao vàcấp quản lý giáo dục THCS từ hiệu trưởng đến cấp Phòng, Sở Cũng như cần tăngcường cho các trường trọng điểm những giáo viên giỏi đã qua quá trình đào tạo

Trang 10

chuẩn, 100% giáo viên dạy các chương trình chỉnh lý thay sách đổi mới phải qua đàotạo hoặc huấn luyện ngắn để nẵm vững và có khả năng dạy chương trình đó”.

Như vậy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ cán bộgiáo viên trở thành nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của giáo dục Trung học nói chung

và của người cán bộ quản lý trường THCS nói riêng

Đẩy mạnh chất lượng đội ngũ giáo viên là đẩy mạnh tiến trình đào tạo nhữngcon người toàn diện, những con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đưa nước tatrở thành một nước công nghiệp phát triển Chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ quản

lý phải có biện pháp toàn diện, những phẩm chất và năng lực tốt, tìm ra những biệnpháp tối ưu phù hợp để khai thác những yếu tố có lợi, những hạt nhân trong đội ngũcũng như hạn chế những bất lợi yếu kém Có như vậy mới góp phần vào việc nângcao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm đáp ứng được những yêu cầu chung của đấtnước trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay

2 Vai trò của đội ngũ CBGV ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

Hiện nay trong bối cảnh đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng công cuộc đổi mớicủa đất nước, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm thực hiện mục tiêu dângiàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh Vai trò và chức năng của ngườigiáo viên càng nặng nề Trước hết chức năng truyền đạt thông tin của người giáoviên thay đổi: Vừa mang tính định hướng, vừa mang tính hướng dẫn học sinh lựachọn và xử lý thông tin cần thiết, Hơn nữa như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, banchấp hành TW Đảng khoá VII đã coi học sinh là nhân vật trung tâm trong nhàtrường, điều đó có nghĩa là người giáo viên trở thành người tổ chức, hướng dẫn quátrình nhận thực của học sinh, quá trình hình thành phẩm chất năng lực cần thiết cholao động và sinh hoạt trong một xã hội không ngừng biến đổi Dạy học không chỉ làdạy chữ mà còn là dạy người Vì thế vai trò của đội ngũ giáo viên càng trở nên quantrọng trong giai đoạn hiện nay

3 Cơ sở thực tiễn về công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ hiện nay

Trang 11

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới của đấtnước vai trò và chức năng của giáo viên ngày càng nặng nề hơn Trước hết là chứcnăng truyền đạt thông tin của người giáo viên thay đổi: Vừa mang tính định hướng,vừa mang tính hướng dẫn học sinh lựa chọn và xử lý thông tin cần thiết Hội nghị lần

thứ 4 ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã xác định “học sinh là nhân vật trung tâm

trong nhà trường” Điều đó có ý nghĩa là người giáo viên trở thành người tổ chức,

hướng dẫn quá trình nhận thức của học sinh, quá trình hình thành những phẩm chấtnăng lực cần thiết cho lao động và sinh hoạt trong xã hội không ngừng biến đổi Dạyhọc không chỉ dạy chữ mà còn là dạy người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “

Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người giáo viên là chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân lao động thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”.

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang diễn ra như vũ bão đã vàđang tạo nên những biến đổi to lớn và sâu sắc trong mọi lĩnh vực hoạt động của xãhội loài người Trí thức tăng nhanh “ có ngành chỉ sau 5 năm lượng tri thức đã tănglên gấp 2 lần” trước tình hình đó người giáo viên hơn bao giờ hết cần cập nhật kiếnthức của mình để đủ năng lực dạy học Thế hệ trẻ ngày nay đã và đang phát triển vớitốc độ nhanh cả về năng lực và trình độ vì họ được tiếp xúc ngàu càng nhiều với cácphương tiện thông tin đại chúng hiện đại Vì vậy người giáo viên không ngừng nângcao trình độ của mình Tự học, tự rèn là con đường quan trọng nhất, tham gia cáchình thức chuyên đề có liên quan đến môn học, về khoa học giáo dục và tham gia hộithảo khoa học chuyên môn, tăng cường dự giờ thăm lớp … để đáp ứng nhu cầu giáodục hiện nay Vì vậy bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ giáo viên

là yêu cầu cấp bách đối với các nhà trường THCS hiện nay

Trang 12

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG THCS ABC- XYZ NĂM HỌC:

Về kinh tế xã hội: Xxx được phân bố theo 2 vùng rõ rệt: Vùng đồng bằng vàvùng đồi núi ở phía Tây, cơ cấu kinh tế từng bước được định hướng theo các ngànhnghề: Nông – Lâm nghiệp – Dịch vụ không đồng đều giữa các vùng trong huyện,trong đó đặc biệt khó khăn là vùng đồi núi Những điều kiện kinh tế xã hội đã ảnhhưởng sâu sắc đến sự phát triển giáo dục và đào tạo Sự phát triển kinh tế xã hộikhông đều dẫn đến sự phát triển không đều về giáo dục và đào tạo

Về số lượng giáo viên THCS còn thiếu nhiều nhất là giáo viên các môn đặcthù như: nhạc, hoạ, TD Trong tổng số giáo viên THCS thì số lượng giáo viên huyệnngoài chiếm một phần không nhỏ như Thành phố TP Hà Nội, Đông Sơn, Thọ Xuân,Bỉm Sơn, Nông Cống Sự phân bố giáo viên không đồng đều, chẳng hạn các xãvùng đồi núi tập trung nhiều giáo viên xã hội, giáo viên tự nhiên thường tập trung ởvùng trung tâm, đồng bằng Sự phân bố không đồng đều dẫn đến tình trạng vừa thừalại vừa thiếu giáo viên, không đồng bộ

Về chất lượng chuyên môn: Tỷ lệ Giáo viên khá giỏi về chuyên môn cũngnhư về nghiệp vụ giảng dạy còn ít, tỷ lệ giáo viên trung bình và yếu còn nhiều ( gần10%) Đặc biệt số giáo viên thực hiện chương trình SGK từ khối 6 – Khối 9 chưa đápứng về yêu cầu về đổi mới nội dung phương pháp chất lượng đội ngũ giáo viên phân

bố không đều theo các độ tuổi, đội ngũ giáo viên khá, giỏi phần lớn tập trung ở độ

Trang 13

tuổi 27 – 45, số giáo viên TB, yếu tập trung trên độ tuổi trên 45 mà nhiều nhất ở độtuổi 46 trở lên chất lượng đội ngũ tập trung không đều ở các nhà trường đội ngũ giáoviên khá giỏi phần lớn tập trung ở các trường tiên tiến cấp tỉnh và cấp huyện Ngượclại một số giáo viên Trung bình, yếu tập trung nhiều ở các trường yếu kém củahuyện.

vị khá trong huyện Chính vì vậy đã tạo điều kiện cho dạy và học của các nhà trườngtrong xã, từng bước ổn định và không ngừng phát triển

* Về thuận lợi:

ABC là một xã có truyền thống hiếu học từ xưa tới nay, được các cấp lãnhđạo địa phương và nhân dân quan tâm, tạo điều kiện cho các nhà trường nâng caochất lượng giáo dục

Năm 2000 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáodục tiểu học

Năm 2007 trường THCS được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập THCS

* Về khó khăn:

Là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế củađịa phương còn gặp nhiều hạn chế, phụ huynh HS nghèo nên sự quan tâm còn ít,chưa thực sự quan tâm đến con em mình và sự nghiệp giáo dục …

II Tình hình nhà trường :

1-Tình hình chung:

Trang 14

Trường THCS ABC năm học 2008 – 2009 có:

* Về đội ngũ Giáo viên: Tổng số 35 CBGV, NV (Trường hợp đồng 3 GV)

Trình độ đào tạo: Chuẩn = 45% Trên chuẩn = 52% Chưa chuẩn = 3% (Hiện đang thiếu GV Thể dục, Nhạc, Tin, Thư viện –TB ; dư GV Văn, T.Anh )

Về cơ sở vật chất: Năm học 2008 – 2009, trường có 7 phòng học cao tầng, 4phòng học cấp 4, có đủ bàn ghế cho HS và CBGV, 1 kho đồ dùng DH, 3 phòng củaBGH, 1 phòng Hội đồng, 2 nhà để xe cho HS và GV, có nhà vệ sinh cho HS và GV,

có sân tập thể dục riêng (Chưa đạt chuẩn quốc gia về CSVC).

* Thực trạng về chất lượng đội ngũ:

Đội ngũ giáo viên trong trường cơ bản đủ về số lượng và cơ cấu các bộ môn,hầu hết các đồng chí giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lựcchuyên môn tương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạtđộng khác của nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực,chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hầu hếtcác đồng chí giáo viên đều nắm rõ mục tiêu của GD-ĐT THCS, gương mẫu, nhiệttình trong các hoạt động giảng dạy Nhiều đồng chí giáo viên giỏi cấp trường, cấphuyện Bên cạnh đó còn một bộ phận giáo viên mới ra trường tuổi nghề còn ít, tuổiđời còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác và một bộ phận giáoviên có tuổi đời cao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tácnhưng chậm trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa đáp ứng được nhu cầu

Về đạo đức và lòng yêu nghề tinh thần trách nhiệm của đội ngũ: Nghề dạyhọc là nghề có tính đặc thù riêng, đối tượng của dạy học và giáo dục là con người,

Trang 15

phát triển và hoàn thành nhân cách cho học sinh vì vậy nhân cách, các phẩm chất đạođức của người thầy, tác động trực tiếp đến quá trình hình thành phát triển nhân cáchcủa học sinh, nhiều công trình nghiên cứu cho rằng phẩm chất nhân cách của ngườithầy giáo là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo, đặc biệt ởlứa tuổi thiến niên thì điều đó càng có ý nghĩa quan trọng Với tinh thần đó tôi chorằng việc xác định thực trạng đạo đức nhân cách của người giáo viên nhằm tìm ragiải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên là cần thiết Thực

tế về phẩm chất đạo đức của giáo viên nhà trường hiện nay đều là những người

thầy-cô giáo có đạo đức tốt, tác phong sư phạm mẫu mực có lối sống trong sáng giản dịđược học sinh, cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo kính trọng

Về chuyên môn, nghiệp vụ: Đa số các CB giáo viên trong trường có trình độchuyên môn đạt yêu cầu trở lên (trong đó có 80% số giáo viên được xếp loại khá,tốt) Tuy vậy vẫn còn một số đồng chí có năng lực chuyên môn chưa đạt yêu cầu,chưa say mê, nhiệt tình trong giảng dạy, phương pháp sư phạm còn non yếu, khôngchịu khó tự học nâng cao trình độ chuyên môn cho nên ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng nhà trường

* Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.

Trước năm học 2008 – 2009 đội ngũ giáo viên của nhà trường thiếu nhiều về

số lượng, bất cập về cơ cấu bộ môn cho nên giáo viên phải dạy nhiều giờ, và dạychéo ban vì thế giáo viên không thời gian đầu tư vào chuyên môn, nghiên cứu tàiliệu, trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu dự giờ trên lớp đây chính là nguyên nhân cơbản dẫn đến tình trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường chưa đáp ứng đượcyêu cầu

Trình độ đào tạo ban đầu của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, từ 7+3,10+3 hàm thụ cao đẳng (Hiện tại còn 1 GV Hoá-Sinh chưa chuẩn)

Hoạt động chỉ đạo thanh - kiểm tra của Phòng giáo dục đối với mỗi trườngchưa thường xuyên luyên tục (2- 3 năm Phòng giáo dục mới thanh- kiểm tra 1 lần)đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên nhiều khi chưa thực hiện

Trang 16

hết chức năng của mình, lơ là trong thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn và đãđược ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện.

Tình hình kinh tế chính sách cán bộ cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chấtlượng đội ngũ

Về kinh tế: Nhiều giáo viên trong trường kinh tế còn khó khăn, chồng làmnông nghiệp, nghề tự do lại phải nuôi các con ăn học…

Về chính sách: Lâu nay ở huyện Xxx đều thực hiện theo kiểu “cao bằng”,giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh quyền lợi kinh tế rất ít ỏi không hơn gì giáo viên trungbình Nếu đạt giáo viên giỏi cấp huyện chỉ được thưởng 100.000đ đến 20 nghìn,chính sách ưu đãi đối với giáo viên chưa đầy đủ, việc trả thừa giờ, tăng giờ chưa đảmbảo đúng quy định của nhà nước (có trường trả 4.120đ/ tiết, có trường 10.000đ/ tiết,trả hợp đồng cho GV khác 540.000đ/ tháng)

Việc nâng cao ý thức học tự bồi dưỡng của mỗi cán bộ giáo viên còn hạn chếđây là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn trong nhàtrường

Tóm lại: Chất lượng chuyên môn đội ngũ ở trường THCS ABC đã đáp ứng

được yêu cầu nâng cao dân trí nhưng bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, thời kỳ đổi mới toàn diện đồng bộ của ngành giáo dục thì đội ngũ cán bộquản lý phải tìm ra những biện pháp thích hợp để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đápứng được yêu cầu đạt ra hiện nay

2 Thực trạng về công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ

CB giáo viên ở trường THCS ABC:

a Về nhận thức:

Để khắc phục tình trạng trên, những năm gần day Ban Giám hiệu nhà trường

đã thống nhất một số chủ trương là: Vấn đề số lượng giáo viên đủ so với yêu cầu làvấn đề lâu dài, vấn đề trước mắt là tăng cường bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáoviên về mọi mặt đủ sức đảm đường với nhiệm vụ nặng nề hiện tại mà Đảng, Nhànước và nhân dân địa phương giao cho

Trang 17

Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề bồi dưỡng độingũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đếnviệc giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên thôngqua các đợt học tập chính trị Nghị quyết, nhà trường đã bồi dưỡng cho giáo viênnhận thức được vai trò trách nhiệm của người giáo viên trong giai đoạn mới Cụ thể

đã tổ chức cho cán bộ giáo viên học tập quán triệt sâu sắc tơ tưởng chỉ đạo, chủtrương đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo, Nghị quyết TW 2 khoáVIII của Đảng, đã triển khai và thi hành nghiêm túc các quy định của luật giáo dụctrong nhà trường, quán triệt chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về công tác tơ tưởngchính trị trường học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên tham gia học tập các chỉthị, Nghị quyết của Đảng, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Kết hợp với côngđoàn động viên cán bộ giáo viên thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị đạo đứclối sống, giúp giáo viên tin tưởng vào sự nghiệp đổi mởi của Đảng về công tác giáodục, yên tâm gắn bó với nghề, bám trường, bám lớp, yêu nghề, mến trẻ, tích cựctham gia cuộc vận động “ Dân chủ- kỹ cương- tinh thương - trách nhiệm”

b Tập trung chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Do xác định được đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượnggiáo dục nhà trường, có thầy giỏi mới có trò giỏi vì vậy để chất lượng giáo dục toàndiện của học sinh từng bước nâng lên thì đòi hỏi chất lượng giáo viên phải được nânglên toàn diện Nhận thức rõ vai trò của giáo viên trong nhà trường cho nên khi chỉđạo công tác này chúng tôi đã lên kế hoạch cụ thể về chỉ đạo chuyên môn hàng năm,hàng tháng, hàng tuần Yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch chuyên mônnghiệp vụ của cá nhân một cách cụ thể, các tổ, các nhóm chuyên môn đều phải có kếhoạch hoạt động chi tiết, động viên giáo viên được đào tạo hai môn tự bồi dưỡngthường xuyên để đủ sức dạy cả hai môn Nhà trường bố trí phân công hợp lý các giáoviên đi dự lớp chuyên đề thay sách do Sở và Phòng giáo dục tổ chức Thường xuyên

tổ chức hội thảo, thao giảng để trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và lựa chọn phươngpháp bộ môn Nhà trường đã phân công giáo viên cốt cán các bộ môn để kèm cặp

Trang 18

các giáo viên khác cùng tổ, nhóm để dạy đảm bảo các môn học và đảm bảo tính kếthừa liên tục Hơn nữa giáo viên phải tìm hiểu nghiên cứu dự giờ có thể dạy các khốilớp kế cận khi cần thiết phải điều động.

Chúng tôi thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của giáo viênthông qua thời khoá biểu, kế hoạch giảng dạy hàng tuần, đối chiếu với phân phốichương trình do Bộ quy định, với sổ đầu bài, bài soạn, kế hoạch bộ môn để đánh giáviệc thực hiện chuyên môn của giáo viên, kịp thời nhắc nhở, sửa chữa bổ sung nhữngthiếu sót của giáo viên khi thực hiện quy chế chuyên môn hàng tuần, hàng tháng.Ban giám hiệu kiểm tra kế hoạch hoạt động của từng khối chuyên môn, biên bản sinhhoạt tổ nhóm chuyên môn để có kế hoạch chỉ đạo phù hợp và nâng cao sinh hoạt tổnhóm Việc chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên được tiến hànhtheo kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học có phân cấp quản lý chặt chẽ, phân côngnhiệm vụ rõ ràng (đề cao vai trò của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn), thiếtlập một cơ cấu quản lý đồng bộ thống nhất để phát huy ưu điểm , khắc phục nhượcđiểm nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chất lượng đội ngũgiáo viên

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tự học, tự bồi dưỡng của CBGV Nhận thứcđược công tác tự học tự bồi dưỡng là công việc thường xuyên liên tục của mỗi cán

bộ giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các phẩm chấtcấn thiết khác, nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ giáo viên có cơ hội

đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Chúng tôi rất coi trọng công tác tự học, tự rèn Từ đó lấy sinh hoạt tổ nhómlàm trung tâm, đưa mọi hoạt động tổ nhóm chuyên môn vào nề nếp, có đánh giá xếploại hàng tháng và bình xét thi đua để thúc đẩy sự tiến bộ của từng giáo viên, từng tổchức trong từng thời kỳ, có sự kèm cặp theo dõi bồi dưỡng cả về chuyên môn vàcông tác cán bộ tạo ra sự hoạt động đồng đều trong cả năm học Không để có sự hụthẫng về nhân sự khi có biến đổi xảy ra Ngoài ra nhà trường còn định ra các tiêu chí

cụ thể để đánh giá thi đua phân loại cán bộ giáo viên từng tháng, từng kỳ

Trang 19

Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học đúc rút kinh nghiệm của giáo viên.Ngay từ đầu năm Ban giám hiệu chỉ đạo cho giáo viên đăng ký tên đề bài, tên sángkiến kinh nghiệm để giáo viên có kế hoạch tự nghiên cứu đến hết học kỳ I, kiểm traviệc lập đề cương của giáo viên và cuối tháng 2 đầu tháng 3 hàng năm giáo viênhoàn thành sáng kiến kinh nghiệm Nhà trường thành lập Hội đồng khoa học đểgiáo viên báo cáo sáng kiến kinh nghiệm của mình và tiến hành đánh giá phân loạisáng kiến kinh nghiệm Chú trọng các sáng kiến kinh nghiệm hay đem vận dụng,nhân rộng cho giáo viên học tập và có phần thưởng xứng đáng cho sáng kiến kinhnghiệm có giá trị.

Bên cạnh các việc làm trên nhà trường còn có kế hoạch giao cho các giáoviên có năng lực chuyên môn vững vàng soạn giáo án mẫu, tổ chức thao giảng đểgiáo viên trong tổ nhóm học tập kinh nghịêm , tự đối chiếu với bản thân, rút ra nhữngđiểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục Ban giám hiệu tạo mọiđiều kiện để giáo viên tương trợ kèm cặp lẫn nhau về chuyên môn để cùng nhau tiến

bộ tạo chất lượng đồng đều trong đội ngũ Nhà trường đặt ra yêu cầu cao đối với giáoviên về tác phong làm việc, nghiên cứu khi học, tâm huyết với nghề, chủ độngnghiên cứu nắm vững chương trình nội dung sách giáo khoa toàn cấp học, môn họcmạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học

Từ những việc làm trên đã giúp giáo viên ý thức được: Muốn tự khẳng địnhmình có uy tín thực của nhà giáo thì khồn có con đường nào khác là phải cố gắng tựhọc, tự bồi dưỡng của bản thân để nâng cao kiến thức, tay nghề

Tóm lại: Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Nhất là chất lượng

chuyên môn đạt kết quả tốt, Ban giám hiệu nhà trường cần tìm ra biện pháp toàn diệntổng hợp, vừa cụ thể vừa thiết thực phù hợp với thực trạng dội ngũ nhà trường Đây

là một việc làm khó, đòi hỏi người lãnh đạo phải có đủ phẩm chất, năng lực và tâmhuyết với nghề Nếu không xây dựng, bồi dưỡng được đội ngũ sư phạm thành mộttập thể sư phạm mạnh đủ về số lượng mạnh về chuyên môn, đồng đều về cơ cấu thìkhông thể xây dựng nhà trường thành một trường tiên tiến

Ngày đăng: 23/03/2015, 18:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết TW Đảng khóa VII, VIII, IX, X Khác
2. Giáo trình bồi dưỡng Hiệu trưởng trường THCS Khác
3. Luật giáo dục, Luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em 4. Điều lệ trường THCS Khác
5. Các văn bản chỉ đạo của Sở GD - ĐT Thanh Hóa, của phòng GD - ĐT Xxx về công tác phát triển giáo dục đào tạo từ năm 2000 – 2010 Khác
6. Các báo cáo về nhiệm vụ năm học và tổng kết năm học của trường THCS Xxx từ năm học 2005 – 2009 Khác
7. Từ điển Tiếng Việt xuất bản năm 1992 của tác giả Hoàng Phê Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w