Từ đó hiểu được tư tưởng quan điểm của nhà văn, nhà thơ đối với các số phận tính cách cá nhân mà quan niệm về con người cá nhân được mở ra, mỗi tác giả, mỗi thời đại đều có thêm những đư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với niềm kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến qúy thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Trần Nho Thìn - người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cám ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài
Nguyễn Thị Phƣợng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
4 Mục đích nghiên cứu: 11
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Phương pháp nghiên cứu 12
7 Cấu trúc luận văn 13
NỘI DUNG 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI14 1.1 Quan điểm giới (gender) 14
1.2 Quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại 18
1.2.1 Quan điểm “tam tòng tứ đức” 18
1.2.2 Quan điểm đề cao trinh tiết 24
1.2.3 Quan điểm kỳ thị nữ sắc: 28
1.3 Nguyễn Du với tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du 31
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU 37
2.1 Hình tượng người phụ nữ đức hạnh 38
2.2 Hình tượng người phụ nữ phản diện 48
2.3 Hình tượng người phụ nữ tài sắc, tài tình 53
2.4 So sánh người phụ nữ trong Thơ chữ Hán với người phụ nữ trong Truyện Kiều……… 72
2.4.1 Sự khác biệt giữa người phụ nữ trong Thơ chữ Hán và Truyện Kiều 72 2.4.2 Sự tương đồng giữa người phụ nữ trong Thơ chữ Hán và Truyện Kiều 89
Trang 5CHƯƠNG 3: CÁI MỚI CỦA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU TRONG TRÀO LƯU VĂN HỌC MANG TÍNH NỮ QUYỀN THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX 95 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn học là nhân học Nghiên cứu văn học là môn khoa học về con người thì cần chú ý đến con người với các nhân tố cấu thành khác nhau, trong đó có nhân tố giới (gender) Giới là vấn đề văn hóa xã hội Sự hình thành những chuẩn mực lý tưởng về người nam/ người nữ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố văn hóa xã hội, như kinh tế, đạo đức, tập tục… Lẽ tất yếu, ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi dân tộc lại có quan niệm giới khác nhau
Cách ứng xử, hành động, vị trí và số phận của người phụ nữ trong một thời kỳ, giai đoạn lịch sử đều bị chi phối bởi quan điểm về giới Bên cạnh đó, văn học là nhân học, văn học là tấm gương phản chiếu sống động nhất về đời sống, văn hóa thực tại Vì vậy, các nhân vật nữ trong một thời đại văn học là sản phẩm tất yếu của cách nhìn về giới trong giai đoạn này Nghiên cứu nhân vật nữ trong một loạt tác phẩm của một tác giả trong giai đoạn văn học cụ thể chính là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Nhiệm vụ của người nghiên cứu là vạch ra quan niệm ấy như là cái lý bên trong của hình tượng Từ đó hiểu được tư tưởng quan điểm của nhà văn, nhà thơ đối với các số phận tính cách cá nhân mà quan niệm về con người cá nhân được mở ra, mỗi tác giả, mỗi thời đại đều có thêm những đường nét mới
Trong xã hội phương Đông nói chung và xã hội Việt Nam nói riêng, đã có một thời kỳ dài giữa người đàn ông và người phụ nữ không có sự công bằng từ địa vị, quyền lợi Nói cách khác, đó là một xã hội nam quyền, người đàn ông có vai trò chủ chốt, là "lực lượng" nắm quyền và "điều khiển" xã hội Họ có quyền áp đặt chuẩn mực về cái đẹp, về hành vi, về đạo đức cho người phụ nữ Từ thời kỳ văn học viết, kiểu nhân vật trữ tình cũng như tác giả chủ yếu là những người đàn ông, có đôi ba trường hợp xuất hiện nhân vật phụ nữ, nhưng những nhân vật này lại được nhìn qua lăng kính tư tưởng nam quyền Từ sau thế kỉ XVIII hình tượng người phụ nữ được xuất hiện với tần suất nhiều hơn và tạo được dấu ấn về sự thay đổi tư tưởng, cách nhìn nhận của nam giới từ thời trung đại
Trang 7Nguyễn Du (1765 - 1820) là một trong những tác giả viết nhiều, thể hiện nhiều những quan điểm về phụ nữ, về giới so với những tác giả thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX Đại thi hào cũng có những đóng góp lớn về thể loại, và đạt được thành tựu cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm Trong văn học trung đại, nội dung được trình bày chịu sự quy định của hình thức ngôn ngữ và thể loại Văn học Nôm thường không chính thống nên tác giả trung đại dễ dùng các thể văn Nôm để biểu đạt tư tưởng nhân đạo phi Nho giáo Còn văn học chữ Hán thường có tính chính thống cao hơn văn học Nôm Vì vậy nghiên cứu sáng tác của một tác giả phải chú ý đến cả hai hình thức ngôn ngữ văn tự Hán-Nôm Giới nghiên cứu đã bàn nhiều về cái mới, về
tư tưởng nữ quyền của Nguyễn Du trong truyện thơ Nôm Truyện Kiều Nhưng vấn
đề phụ nữ trong thơ chữ Hán của ông có những đặc trưng gì, có điểm gì khác biệt, tương đồng so với truyện thơ Nôm? Đây hiện vẫn đang là vấn đề cần được nghiên cứu hệ thống Đó là lý do vì sao phải nghiên cứu người phụ nữ trong thơ chữ hán Nguyễn Du
Chọn đề tài Nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về
giới là chọn một cách tiếp cận mới để luận giải thái độ hay cách nhìn phụ nữ của
Nguyễn Du trong bối cảnh văn hóa nam quyền thời trung đại Luận văn chú ý đến quan điểm của Nguyễn Du, một tác giả nam giới đối với người phụ nữ, tìm hiểu tác giả quan tâm đến phương diện nào ở người phụ nữ, những phương diện đó có gì mới, có gì tương đồng, riêng biệt so với các tác giả khác Qua đó để hiểu thêm về bối cảnh lịch sử văn hóa xã hội, về quan điểm tư tưởng, cách nhìn nhận của ông đối với xã hội, với giới nói chung và với người phụ nữ nói riêng
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Về vấn đề Nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về
giới, luận văn tìm hiểu về những nghiên cứu, những thành tựu đã có khi các nhà
nghiên cứu, phê bình tiếp cận với mảng thơ chữ Hán của Nguyễn Du Nếu tác phẩm
Truyện Kiều, Văn chiêu hồn đã có bề dày nghiên cứu với hàng trăm vấn đề được
khai thác để thấy được tinh hoa văn hóa cũng như thành công trong tư tưởng, nghệ thuật của Nguyễn Du thì thơ chữ Hán của ông lại chưa nhận được sự quan tâm đúng
Trang 8mức của các nhà nghiên cứu Hầu hết các nhà nghiên cứu mới chỉ tập trung sưu tầm, giới thiệu, in lại, dịch mới… thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Người có công mở đường cho việc nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du là
Đào Duy Anh Trong bài viết Thi tập của Nguyễn Du trong công trình Khảo luận về
Kim Vân Kiều, lần đầu tiên vị trí của thơ chữ Hán Nguyễn Du được khẳng định “về hình thức cũng như về nội dung, thơ chữ Hán Nguyễn Du có thể đề vào hàng với thơ Cao Bá Quát và có thể đem so sánh với thơ Đường" (Sđd tr.207)
Đặc biệt Đào Duy Anh là người đầu tiên khẳng định rằng những sáng tác chữ
Hán này "là nguồn tư liệu quí giá đế tìm hiểu cái phẩm cách phức tạp và bi đát" của
Nguyễn Du Có thể nói đây là những ý kiến có giá trị gợi mở cho nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình ở các giai đoạn sau
Trước hết, phải kể đến các bộ lịch sử văn học mới được biên soạn mà ở đó,
thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có được một vị trí xứng đáng Trong cuốn Lược thao
lịch sử văn học Việt Nam (nhóm Lê Quý Đôn, Nxb Xây đựng, H 1957), Trương
Chinh khẳng định thơ chữ Hán chẳng những "là nguồn tư liệu rất quý để tìm hiểu
tác giả Truyện Kiều", mà còn “phải được kể là những tác phẩm bậc nhất trong văn thơ chữ Hán của cha ông ta ngày trước” Theo ông, những sáng tác đó không phải
làm để tiêu khiển thù ứng "mà là thứ thơ chân thành, xuất phát tự tâm can" Ông còn nhấn mạnh rằng giá trị độc đáo nhất trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là “đã có
một ngòi bút hiện thực, điều hiếm gặp trong các thi tập thời xưa"
Xuân Diệu khi viết Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Tạp chí Văn
nghệ số 58, tháng 3 năm 1962) đã nghiêng hẳn về cái nhìn buồn thương, day dứt của Nguyễn Du trước cuộc đời Tác giả cho rằng, giống như Khuất Nguyên xưa,
Nguyễn Du “mang những vấn đề của ngàn năm, của triệu người, nên cái đau khổ
của ông là một đau khổ lớn có tính chất đại diện cho nhân loại” Xuân Diệu cũng
đi sâu vào một số bài thơ tiêu biểu như Sở kiến hành; Thái bình mại ca giả, Phản chiêu hổn để thấy nỗi uất hận, căm phẫn cùa Nguyễn Du với xã hội phong kiến
Tất cả đều chửng tỏ một tấm lòng “yêu thương con người đến cháy ruột cháy gan”
Trang 9Năm 1965 trong Lời giới thiệu công trình Thơ chữ Hán Nguyễn Du (bản in lại
năm 2012), Trương Chính phân tích một cách cụ thể và sâu sắc nhiều vấn đề Khi bàn về thái độ của Nguyễn Du với các triều đại, Trương Chính đã có nhiều kiến giải riêng Ông không tán thành quan điểm của Đào Duy Anh về vấn đề này và cho rằng tâm trạng u uất của Nguyễn Du không bắt nguồn từ tâm sự người bề tôi phải thờ hai vua Trái lại nó bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực của nhà thơ với thời đại mình; từ sự thất vọng với cái xã hội phong kiến thối nát đương thời Cũng chính nỗi đau đớn thất vọng này đã khiến Nguyễn Du tìm đến những triết lí bi quan, tiêu cực Đây là những ý kiên rất xác đáng, có giá trị gợi mở cao
Cũng vào tháng 11 năm 1965, Tạp chí Văn học đăng bài viết Tìm hiểu thơ chữ
Hán Nguyễn Du của Nguyễn Huệ Chi Có thể nói ông là người đầu tiên trực tiếp đặt
ra vấn đề nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du để thấy hình ảnh của chính tác giả
"một hình ảnh rất động trước mọi biến cố của cuộc đời" Từ đó ông phác họa chân dung của một con người "mất phương hướng" giữa cuộc đời dâu bể; hoàn toàn bế tắc trong một giai đoạn '"cực kì thối nát tan rữa” của chế độ phong kiến Trong con người ấy đã luôn xảy ra xung đột giữa "một bên là tư tưởng chính thống một bên
là hiện thực chói chang, sừng sững" Đặc biệt, ông khẳng định Nguyễn Du "là con người tư tưởng" với bao mâu thuẫn, giằng xé dồn nén trong tâm can Nhưng vượt
lên khối mâu thuẫn phức tạp ấy - là nguồn cảm hứng nhân đạo lớn lao sâu sắc Nó bao trùm thế giới nhân vật mà ông tạo dựng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du không dừng lại ở sự thương khóc họ - mà còn khái quát được bản chất của một xã hội: chà đạp lên mọi nhân phẩm tha hóa mọi tính cách làm tan vỡ mọi giá trị cao đẹp nhất Bài viết của Nguyễn Huệ Chi đã mơ ra một hướng đi trên hành trình nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du: kiếm tìm chân dung của chính tác giả - như một hình tượng được biếu hiện trực tiếp qua những bài thơ viết về mình và biểu hiện gián tiếp qua các đôi tượng trữ tình
Nguyễn Thị Nương, giảng viên khoa Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội đã
có chuyên luận Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (NXB Đại học Sư Phạm, H
2010) Ở chuyên luận này, tác giả đã bao quát được khá toàn diện chân dung con
Trang 10người Nguyễn Du qua chính cách nhìn của ông ở cả hai phương diện: hướng nội (thơ tự họa) và hướng ngoại (hệ thống nhân vật) Tác giả đã sử dụng tư liệu chính
đó là văn bản thơ chữ Hán làm cơ sở, tiền đề hiểu thêm về chính phong cách thơ cũng như con người Nguyễn Du đặt trong bối cảnh của thời đại
Có thể nói, ở giai đoạn đầu một số tác giả còn khuôn hẹp giá trị của bộ phận sáng tác này vào việc thể hiện tâm sự của Nguyễn Du đối với triều đại phong kiến đương thời Sau đó các nghiên cứu mới tiếp tục khai thác những nội dung cảm xúc sâu xa hơn như niềm trăn trở của nhà thơ trước thân phận con người và cuộc đời Mỗi nhà nghiên cứu, bằng vốn sống, vốn văn hóa của mình đã làm sống dậy những tình cảm, tư tưởng mà Nguyễn Du ký thác trong thơ Lê Thước, Đào Duy Anh
khẳng định giá trị của thơ chữ Hán trong việc phản chiếu cuộc đời và tâm sự
Nguyễn Du; Nguyễn Huệ Chi phát hiện con người tư tưởng và hình tượng tự họa
đặc sắc…; Nguyễn Lộc khẳng định vấn đề trung tâm trong sáng tác chữ Hán của
Nguyễn Du là nỗi đau đời… Nhìn chung, khi nghiên cứu tập thơ chữ Hán của
Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều chú trọng nghiên cứu con người nhà thơ thể hiện trong các tác phẩm mà hầu như chưa có sự quan tâm thỏa đáng tới các hình tượng nhân vật nữ trong tập thơ này
Góc nhìn nhân vật nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du được đề cập trong
các công trình nghiên cứu như: Tìm hiểu về nhân vật lịch sử trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du của Đào Phương Anh, khoa Văn học, hệ tại chức K19, 2005 và So sánh
đề tài thơ chữ Hán của Nguyễn Du và Nguyễn Khuyến của Nguyễn Thị Hiền, khoa
Văn học, hệ chính quy K51, năm 2010 Tuy nhiên trong hai luận văn này, sự tìm hiểu nhân vật nữ còn khá sơ lược, chưa mang tính chuyên khảo và chưa vận dụng lý luận với giới để tìm và hiểu về các nhân vật phụ nữ trong tập thơ
Thơ chữ Hán là tập thơ được khá nhiều các nhà nghiên cứu tập trung khai thác nhưng hầu hết chưa đặt vấn đề nghiên cứu một cách có chiều sâu, mang tính hệ
thống về Nhân vật nữ nhìn từ góc độ Giới Điều này khiến việc nhìn nhận về giới
trong thơ Nguyễn Du nói chung và trong thời đại Nguyễn Du sống chưa được đánh giá và khai thác đúng mức Chính vì thế, luận văn hy vọng góp một phần nhỏ theo
Trang 11hướng nghiên cứu giới của nhân vật nữ để nhìn quan điểm tư tưởng tác giả, thời đại cũng như quan điểm chung của thời đại về giới một cách toàn diện hơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính trong luận văn của chúng tôi chính là các kiểu nhân vật người
phụ nữ trở thành hình tượng nhân vật chính trong tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du
(Theo Lê Thước - Trương Chính (2012), in lại theo bản 1965, NXB Văn học, H)
Chúng tôi hy vọng rằng, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các thế
hệ đi trước và vận dụng phương pháp, cơ sở lý luận hiện đại, luận văn sẽ góp phần tìm thêm những nét mới trong hình tượng nhân vật người phụ nữ cũng như quan điểm về giới, thái độ quan điểm về thời đại của ông Các nhân vật là phụ nữ nhưng không phải hình tượng nhân vật như người mẹ, người vợ, người con gái hái sen… không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận văn
Để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn, chúng tôi chọn nghiên cứu thêm hình tượng phụ nữ trong một vài tác phẩm văn học Việt Nam trung đại và tư liệu lịch sử,
tư liệu văn hoá để so sánh khi cần thiết Một số tư liệu tiêu biểu là: Truyện Kiều - Nguyễn Du, Gia huấn ca, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,
Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ…
4 Mục đích nghiên cứu:
Từ việc xác định đối tượng nghiên cứu chính là hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhìn từ góc nhìn lý luận giới, luận văn làm nổi bật điểm tương đồng cũng như góc nhìn mới của Nguyễn Du so với cái nhìn nam quyền truyền thống mang tinh thần Nho giáo, qua đó mà xác định bản chất chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du
Trên cơ sở đó luận văn chỉ ra những biểu hiện của tư tưởng nữ quyền, biểu hiện rõ rệt của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du, điểm khác biệt và nhất
quán trong hành trình sáng tác của Nguyễn Du, từ thơ chữ Hán đến thơ Nôm
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 12Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm giới; khái niệm giới tính, quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại; nữ giới trong văn học viết Việt Nam thời kì trung đại; tư tưởng nhân đạo cũng như đặc điểm văn hóa, xã hội thời kỳ trung đại qua sáng tác của Nguyễn Du
Phân loại, phân tích, cắt nghĩa các hình tượng phụ nữ trong Thơ chữ Hán
Nguyễn Du từ góc nhìn giới gồm người phụ nữ chính diện lý tưởng và người phụ nữ
phản diện theo quan điểm Nho giáo, cái mới, phi Nho giáo của Nguyễn Du khi nhìn các nhân vật này Theo quan niệm Nho gia, cái đẹp gắn liền với phạm trù đạo đức, gắn liền với những chuẩn mực mà chính nam giới quy định Nhân vật chính diện từ
đó được xem như những người phụ nữ tiết hạnh, trinh liệt, có thể lấy cái chết để minh chứng hay bảo vệ cho quan niệm này Ngược lại, những yếu tố thiên về đời sống bản năng tự nhiên, không phù hợp chuẩn mực được đặt ra sẽ bị coi là xấu, tầm thường Đó là những người phụ nữ có lối sống tự do, nhất là tự do yêu đương, tình yêu mang đậm nét yếu tố thân xác Qua hình tượng người phụ nữ nhìn từ góc độ Giới, bằng tinh thần nhân đạo của mình, Nguyễn Du vẫn cố gắng chỉ ra bi kịch và
sự bất công của xã hội nam quyền đã gây nên những số phận đầy xót xa và bi kịch
cho người phụ nữ
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận văn hóa học:
Để nhìn nhận bất kỳ vấn đề, khía cạnh nào trong một tác phẩm văn học một cách toàn diện thì việc cần thiết là đặt tác phẩm trong bối cảnh văn hóa, xã hội của tác phẩm đó khi ra đời Bởi điều hiển nhiên, một tác phẩm văn học sinh ra trong một thời kỳ nhất định ít nhiều bị chi phối bởi hệ tư tưởng, quan điểm của chính thời đại đó
Văn học trung đại Việt Nam là “cuốn từ điển” phản ánh sâu sắc đời sống văn hóa, xã hội cũng như cách nhìn nhận của con người trong thời kỳ này Giai đoạn từ đầu thế kỷ XVII cuối thế kỷ XVIII, xã hội Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, hệ tư tưởng vững chắc của xã hội Trung Hoa Không thể phủ nhận, Nho giáo đã tạo nên hệ thống xã hội có tôn ti, trật tự, hệ thống xã hội được sắp xếp
Trang 13theo những quan điểm, chuẩn mực nhất định Cũng chính vì hệ tư tưởng Nho giáo
có ảnh hưởng lớn từ đời sống đến văn học, đã khiến cho thân phận người phụ nữ từ thực tế đến trong văn học có số phận khá “thiệt thòi” và xuất hiện nhiều bi kịch Quan điểm văn hóa này cũng sẽ giúp chúng tôi hiểu đúng đắn về cách xây dựng
nhiều hình tượng nhân vật trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
Phương pháp hệ thống, tổng hợp:
Tập thơ chữ Hán Nguyễn Du đã được tổng hợp khá đầy đủ, gồm 250 bài thơ
với nhiều chủ đề khác nhau Mỗi phần trong tập thơ đều được tác giả thể hiện vấn
đề thực tại cuộc sống đến những tâm sự về thời thế qua nhiều chủ đề như thiên nhiên, đất nước, qua những câu chuyện về người anh hùng, người kĩ nữ… Chính vì vậy, để có cách nhìn vấn đề người phụ nữ ở góc độ giới một cách toàn diện và sâu sắc, chúng tôi đã sử dụng phương pháp hệ thống, tổng hợp để xử lý thông tin một
cách đầy đủ và nhiều chiều
Phương pháp so sánh:
Để thấy được các mối liên hệ đa dạng, đa chiều cũng như nét chung, nét riêng
độc đáo của nhân vật nữ trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, luận văn sử dụng phương pháp so sánh Chúng tôi dự kiến sẽ so sánh người phu nữ trong Thơ chữ Hán
Nguyễn Du với nhân vật nữ trong Truyện Kiều Bên cạnh đó, chúng tôi còn so sánh
với cách nhìn nhận vị trí, số phận của các hệ thống nhân vật nữ trong các tác phẩm của các tác giả trước và sau Nguyễn Du cả chữ Hán và chữ Nôm Điều đó giúp luận văn đưa ra những quan điểm khách quan, toàn diện về tư tưởng tiến bộ của đại thi
hào Nguyễn Du
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
Trang 14Chương 3: Cái mới của hình tượng người phụ nữ trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du trong trào lưu văn học mang tính nữ quyền thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC TÌM HIỂU NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN
DU TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
1.1 Quan điểm giới (gender)
Khái niệm thuật ngữ Giới cùng những công trình nghiên cứu dựa trên lý
thuyết về giới đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây Không chỉ trong thực
tế xã hội mà trong văn học, các nhà nghiên cứu đều vận dụng những quan điểm về
giới làm tiền đề cho những công trình của mình Trong luận văn Nhân vật nữ trong
thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới, chúng tôi muốn tìm và hiểu rõ
khái niệm giới, bởi đó là cơ sở để khai thác tác phẩm, chuỗi tác phẩm, tìm ra những thành công và hạn chế của tác giả trong một giai đoạn văn học nhất định
Theo David Glover và Cora Kapla, thuật ngữ Gender xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1963 trong Sex in Society (Sex trong xã hội) của Alex Comfort – một
nghiên cứu thuộc về tình dục học (sexology), nhưng thuật ngữ này chỉ thật sự nhận
được sự quan tâm đặc biệt với công trình Sex and Gender: On the Development of
Masculinity and Femininity (1968) (Giới và giới tính: về sự phát triển của nam tính
và nữ tính) của Robert J Stoller Như được nhận thấy ngay từ nhan đề của cuốn
sách, Gender bắt đầu được nhìn nhận trong sự khu biệt với sex Với Stoller, sex
thuộc về sinh vật học còn gender thuộc phạm vi của tâm lí học Hai năm sau, Kate
Millett viết lại luận điểm của Stoller Sex thuộc về sinh vật học, gender thuộc về tâm
lí học, và vì thế thuộc về văn hóa Chính nét nghĩa cuối cùng đã tạo ra sự đối lập
Trang 15giữa sex và gender như là sự đối lập giữa tự nhiên và văn hóa Bắt đầu từ đây, những nghiên cứu về gender có được sự quan tâm đặc biệt bởi lẽ nó là một đầu mối quan trọng để kiến tạo nên phạm trù chủ thể (subject) – một phạm trù luôn ám ảnh trong những suy tư triết học về con người
Theo quan điểm của Hoàng Bá Thịnh trong bài Tiểu luận xã hội học về giới thì
Giới được hiểu như sau: Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo Nó luôn biến đổi theo thời gian và có
sự khác biệt theo không gian; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và
có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội” [78, tr.54]
Theo tài liệu Một số thuật ngữ về giới và bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, giới được khái quát như sau: Giới (Gender) tức là nói đến đặc
điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội Khác với giới tính là các đặc điểm sinh ra đã có, các đặc điểm giới của nam và nữ được hình thành và phát trỉnh trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân do sự tương tác của các nhân với mội trường xã hội (gia đình, nhà trường, thông tin đại chúng ) Các đặc điểm này được xây dựng do sự phối hợp giữa yếu tốc khách quan là sự mong đợi của xã hội đối với người nữ hay nam và yếu tố chủ quan là cách mà người nữ hay nam đó muốn xã hội nhìn nhận họ Chính vì thế, trong khi các đặc điểm giới tính rất ít thay đổi thì các đặc điểm về giới lại rất đa dạng tùy thuộc vào điều kiện địa lý, thể chế, xã hội, lịch sử
Qua việc liệt kê một số quan điểm về giới, chúng ta có thể hiểu Giới là một
thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và những đòi hỏi, yêu cầu đối
với nam và nữ Nó là sản phẩm của xã hội, văn hóa Giới là những đặc điểm mà xã
hội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã hội về người nam và
người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và nữ Giới thường bao gồm nhiều vấn
đề như: vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong xã
Trang 16hội… Những vấn đề này thường do xã hội quy định và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống, phong tục tập quán của mỗi dân tộc… Tuy nhiên, một thực tế còn tồn tại trong cách hiểu của các công trình nghiên
cứu, Giới (Gender) lại thường bị dùng lẫn lộn với Giới tính (sex) Giới tính chỉ nhấn mạnh đến tính (nam/ nữ) thì Giới nhấn mạnh sự phân biệt nam, nữ trên phương diện
xã hội Tức là quan điểm giới mà chúng tôi sử dụng không những bao gồm Giới
tính mà còn bao gồm cả phương diện văn hóa - xã hội của họ như trong mối quan
hệ gia đình, quan hệ nam nữ Văn hóa là đa dạng trong không gian và biến đổi
không ngừng trong thời gian nên một khi thừa nhận gender là một kiến tạo văn hóa
thì chúng ta tất yếu phải chấp nhận một thực tế: không có một quan niệm duy nhất, phổ quát cho cái gọi là nam tính (masculinity) hay nữ tính (femininity) Nam tính hay nữ tính biến đổi một cách đa dạng từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác;
và ngay trong một nền văn hóa thì nam tính và nữ tính cũng luôn biến đổi từ thời kì này sang thời kì khác
Nữ tính chủ yếu tồn tại trong không gian của gia đình, nam tính chủ yếu được hình thành trong không gian xã hội, cộng đồng Sự lưỡng phân này mặc nhiên thừa nhận vai trò vượt trội và thống trị của nam giới với nữ giới Những quy phạm về nữ tính và nam tính, vì thế, không phải là một tồn tại có tính chất tự nhiên mà là sản phẩm được kiến tạo từ tương quan quyền lực nói trên Nữ tính là những đặc trưng cho giới tính nữ trong một nền văn hóa của một giai đoạn lịch sử nào đó Theo quan điểm về giới trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, nữ tính thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự sống và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng Quan hệ giữa nam tính và nữ tính là một quan hệ quyền lực (bao hàm sự phân biệt tôn ti) nên nó có thể được sử dụng để nhận thức về những quan hệ quyền lực khác, đặc biệt là quan hệ chủng tộc trong thời kì bành trướng của phương Tây trên phạm vi toàn thế giới Những nghiên cứu của E Said trong Đông phương học (Orientalism) cho thấy phương Đông dưới con mắt phương Tây đã bị nữ tính hóa tối đa (thụ động, bị thuần phục) để tô đậm một phương Tây với quyền năng của
Trang 17nam tính (phiêu lưu, chinh phục và chủ động) Ở cấp độ này, quan hệ về giới tính đã trở thành một công cụ văn hóa để biểu đạt những tương quan quyền lực
Trước đây, nhân vật nam, nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp:
áp bức hay bị áp bức; theo quan điểm đạo đức: đáng khen hay đáng chê thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân vật Bởi từ góc độ giới, chúng ta nhìn nhận rõ hơn bản chất của một thời kỳ xã hội phương Đông nam quyền, những tiêu chuẩn để xã hội đánh giá nữ giới bị quy chiếu từ điểm nhìn của người đàn ông Đó là những tiêu chuẩn kép có lợi cho đàn ông nhưng bất công, bất lợi cho phụ nữ, khắt khe nghiêm ngặt với phụ nữ nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới Vì thế, chỉ những người phụ nữ đáp ứng các chuẩn mực Nho gia yêu cầu thì được đánh giá là chính diện lý tưởng còn người phụ nữ vượt ra ngoài khuôn phép sẽ bị coi là phản diện
Trong triết học Trung Hoa, nữ tính là âm trong cặp âm, dương Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ban đầu âm và dương có nghĩa là bóng tối và ánh sáng, nhưng về sau chúng không có hàm nghĩa cố định nữa Chúng được xem là cách để miêu tả các mối quan hệ giữa vạn vật Trong vũ trụ luận của Lão-Trang, âm được đồng nhất với tự nhiên và đàn bà – các nguyên lý được đánh giá cao hơn là dương, văn hóa và nam tính Trái lại, trong Nho giáo chính thống, âm và dương lại liên quan tới các mối quan hệ mang tính tôn ti của con người và quan hệ quyền lực giữa những gì mang tính âm và tính dương lại bị đảo ngược Người vợ bị coi là thấp kém hơn người chồng, như là âm so với dương Ngay cả một bề tôi hoặc một ông quan nhà nho cũng được xem là âm trong mối tương quan với tính dương của vua chúa,
và điều đó vẫn đúng ngay cả khi cả hai người trong mối quan hệ cặp đôi này đều là đàn ông Âm và dương thể hiện những mối quan hệ có tính tôn ty, phụ thuộc lẫn nhau không nhất thiết là giữa đàn ông và đàn bà, mặc dù những gì thuộc dương thường có đặc trưng là thường gắn với những nguyên lý của đàn ông và âm thì gắn với những nguyên lý của phụ nữ Vì thế, nam tính và nữ tính không phải là những giá trị “nhất thành bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực Chúng vừa là những
Trang 18qui ước xã hội về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức và cách ứng xử theo giới của chính họ
Trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu giới để tìm hiểu các kiểu hình tượng nam, nữ Nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều được nghiên cứu từ quan điểm giới để thấy được quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của Nho giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình không còn trong trắng Từ đó chi phối đến hành động, nàng từ chối tình vợ chồng với Kim Trọng Qua đó ta có thể hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bất hạnh của Kiều, từ
nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm giới
Từ những khái niệm tổng quát nhất, cơ bản nhất về Giới và Giới tính (gồm nam tính và nữ tính) sẽ phần nào giúp luận văn tìm hiểu, khai thác triệt để cách nhìn nhận theo quan điểm về Giới một cách toàn diện và khách quan nhất về các hình
tượng nhân vật nữ trong Tập thơ chữ Hán Nguyễn Du Từ quan điểm về Giới, luận
văn sẽ có thêm cơ sở phân tích, khái quát được những đặc trưng về người nữ, cách nhìn nhận của người nam đối với người nữ trong một bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội thời trung đại Từ đó nhìn nhận rõ hơn về sự tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Du, với tư cách là một người nam, có cách nhìn mới mẻ và nhân văn đối với cách hành
xử, số phận, cuộc đời của người nữ trong xã hội Đó cũng chính là cách để đánh giá cũng như hiểu hơn về tư tưởng, quan điểm nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và
tiến bộ của đại thi hào Nguyễn Du
1.2 Quan điểm văn hóa về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại
1.2.1 Quan điểm “tam tòng tứ đức”
Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã nhận định: Chúng ta vẫn nói văn học là
nhân học Nói văn hóa học thực ra là phải nói đến con người Bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng thể hiện con người và hoạt động của nó trong không gian và thời gian xác định Con người trong văn học mỗi thời kỳ lịch sử lại có một diện mạo riêng chịu sự quy định của quan niệm về con người lý tưởng trong thời đại ấy" [73,
tr.17] Tác phẩm văn học không chỉ phản ánh tư tưởng, quan điểm của tác giả trong
Trang 19thời đại của mình mà còn thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, những quy định, quy tắc, luật lệ giữa con người với nhau trong xã hội ấy
Nghiên cứu về lịch sử vấn đề phụ nữ ở Trung Quốc, Tani Barlow nhận thấy, trong xã hội Trung Quốc truyền thống không có một từ chỉ khái niệm phụ nữ (woman) nói chung mà chỉ có các từ biểu thị những vai giới tính của một người phụ
nữ ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ: là con gái khi ở gia đình – là
vợ khi đi lấy chồng – là mẹ khi có con Không mấy khó khăn để tìm thấy ở đây những ảnh hưởng sâu đậm từ Nho giáo Những vai giới tính của người phụ nữ nói trên là hoàn toàn tương ứng với nguyên lí tam cương (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) Tình hình cũng tương tự như thế ở Việt Nam, ít nhất từ thế kỉ thứ X và ngày càng trở nên đậm nét dưới ảnh hưởng kéo dài của Nho giáo trong lịch sử Lẽ đương nhiên là có những khác biệt do môi trường văn hóa tạo ra
Trong xã hội phương Đông thời trung đại, một điều được mặc nhiên thừa nhận
và liên tục củng cố cả bằng luật pháp lẫn phong tục, văn hoá và văn chương là địa vị đứng trên của người đàn ông so với người phụ nữ Đối với chồng, họ phải tôn thờ như ông trời của mình Nghĩa vụ của họ là phải sinh được con trai nối dõi và “nâng khăn, sửa túi” cho chồng
Trong văn hoá người Việt, giới có tác động không nhỏ đến sự phân công lao động giữa người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình Người đàn ông luôn là người giữ vai trò trụ cột trong gia đình Mọi lĩnh vực có liên quan đến đời sống gia đình như: làm nhà, dạm vợ, gả chồng cho con cái, chăn nuôi, trồng trọt… nhất nhất đều do người đàn ông chủ gia đình quyết định Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo góp phần làm cho chế độ phụ hệ gia trưởng trong người Việt thêm củng
cố Phản ánh lại xã hội Việt Nam thời phong kiến, văn học trung đại Việt Nam trong cái nhìn lịch sử, nhất là từ khi hệ thống văn tự được xác lập, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối Họ áp đặt các chuẩn mực về cái đẹp, về hành vi, về đức hạnh cho người phụ nữ, bất công bất lợi cho người phụ nữ và có lợi cho nam giới Văn học trung đại nói chung là nền văn học của nam giới, tác giả của những thành tựu văn học cũng như hạn chế đều chủ yếu là nam giới Và những tác phẩm của họ
Trang 20viết ra đều phản ánh quan điểm tư tưởng, cách nhìn nhận vấn đề của chính nam giới hay phản ánh hình tượng của họ Thời kỳ đầu của văn học viết, lực lượng chủ yếu là
tăng lữ, quý tộc và nhà nho (Khương Công Phụ với bài phú hiện còn Bạch Vân
chiếu xuân hải, nhà sư Đỗ Pháp Thuận với Quốc tộ) cho tới Trần Tế Xương và Tản
Đà hầu hết đều là những thành viên của “giới tính thứ nhất” Do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội chi phối Do những quy ước và quan niệm bất bình đẳng về giới tồn tại hơn 8 thế kỷ đã khắc sâu vào đời sống văn hóa tinh thần cũng như trong văn học, khiến người phụ nữ "mặc nhiên" phải phụ thuộc vào đàn ông Họ luôn bị ràng buộc bởi trách nhiệm trong gia đình và là bộ phận luôn chịu sự thiệt thòi khi so sánh với nam giới về quyền lợi, địa vị xã hội Trong một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ, Lê Thánh Tông đã xuất hiện hình tượng người phụ nữ, nhưng họ đều được tạo nên bởi lăng kính thiên kiến của các nhà nho chính thống, đó là những người nam giới, là nhà nho và họ là lực lượng chính chịu sự chi phối của các quy tắc, quan niệm xã hội
Tư tưởng Tam tòng tứ đức là một trong những tư tưởng nổi bật nhất được du
nhập từ Trung Hoa sang Việt Nam, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều đau khổ, bất hạnh cho người phụ nữ khi sống trong xã hội bị áp đặt bởi tư
tưởng này Có thể nói, Tam tòng tứ đức trở thành một luật lệ bó buộc cách suy nghĩ,
hành động đến số phận của người phụ nữ, đòi hỏi sự phục tùng của họ đối với đàn ông suốt cuộc đời Đó là tư tưởng thể hiện đậm đặc địa vị thấp hèn, thụ động của
người phụ nữ trong xã hội nam quyền Dường như tư tưởng "tam tòng" đã ăn sâu
vào tiềm thức của toàn xã hội Là quy chuẩn để đánh giá hành xử, đạo đức của người phụ nữ, và cũng là nguyên nhân của những số phận, cuộc đời bi kịch của họ trong xã hội
Khái niệm Tam tòng về cơ bản được hiểu như sau: Tại gia tòng phụ (在家從父): người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha; Xuất giá tòng phu (出嫁從夫): lúc lấy chồng phải nghe theo chồng; Phu tử tòng tử (夫死從子): nếu
chồng qua đời phải theo con trai Câu “Tam tòng” từ sách Lễ Ký, thiên Tang Phục,
Tử hạ truyện, nguyên văn: vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử, chủ
Trang 21trương nam tôn nữ ti (trọng nam khinh nữ) Tam tòng là cái cùm để cùm chân nữ
giới không cho ra ngoài xã hội, chỉ ở trong nhà để phục vụ cha, chồng rồi con, người phụ nữ không có quyền hạn gì trong gia đình Nói về quy định này, Phan Kế
Bính đã đưa ra nhận xét: Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy
chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai nữa [7, tr 78] Những gì Phan Kế Bính phát biểu dường
như được xem là điều hiển nhiên tồn tại lâu dài và sâu sắc trong đời sống xã hội và văn chương của nước ta Người phụ nữ không được coi trọng, họ không hề có quyền lợi đối với bản thân cũng như xã hội bởi xã hội phong kiến được “mặc nhiên” trở thành xã hội nam quyền, xã hội do đàn ông thống trị, áp đặt nhiều chuẩn mực khắt khe, bất công
Phan Khôi trong bài nghiên cứu “Chữ trinh – Cái tiết với cái nết” trên báo Phụ
nữ Tân Văn số 21 cũng đã phát biểu về nguyên tắc Tam tòng tứ đức: Nhưng chuộng
về tiết thì chết chồng mà lấy chồng khác là thất tiết Cái luật nghiêm khắc ấy do lòng tham lam và thói ích kỷ của bọn đàn ông bày ra, rất là không công bình Trải xem sử sách, thấy người đời xưa chỉ chuộng cái nết trinh mà không ép người đàn bà phải giữ cái tiết trinh Bên Tàu, từ trước cho đến cuối thế kỷ X, đối với việc đàn bà cải giá, xã hội coi là thường, không hề phi nghị Những sự cấm chế vô lý là từ các ông Tống Nho về sau Theo Phan Khôi, quan niệm “tam tòng” có thể được xem là
một trong những nguồn gốc sâu xa gây nên bất bình đằng giới trong xã hội, cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động lệch lạc của cả một xã hội, mà cụ thể là người nam đối với người nữ Cũng theo nhà nghiên cứu này, cái luật nghiêm khắc về tam tòng tồn tại lâu đời là một “thể chế” vô lý cần được bỏ qua khi nhìn nhận về người phụ nữ
Nếu như Tam tòng chỉ mối quan hệ giữa người phụ nữ và nam giới trong gia
đình và ngoài xã hội, đó là cha, chồng, con trai, đề cao sự phục tùng một chiều, sự
chung thủy của họ đối với người đàn ông, thì Tứ đức lại chú trọng vào sự tu dưỡng của chính bản thân người phụ nữ Tu dưỡng tứ đức để đạt được tam tòng Tứ đức như là điều kiện để thực hiện tốt đạo tòng phụ, tòng phu, tòng tử Ngược lại, tam
tòng chứng minh cho tứ đức, cho phẩm hạnh người phụ nữ Bản thân phạm trù Tứ
Trang 22đức cũng có mối quan hệ với nhau, đó là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức,
hạnh là nội dung, công dung ngôn là hình thức Như vậy, Nho giáo đòi hỏi ở người phụ nữ vẻ đẹp toàn diện theo một khuôn mẫu nhất định Sâu xa hơn là đòi hỏi sự toàn tâm, toàn ý, sự hi sinh hết mình đối với nam giới
Với người phụ nữ, tứ đức gồm phụ công (婦功), phụ dung (婦容), phụ ngôn (婦言) và phụ hạnh (婦行): Công: nữ công, gia chánh phải khéo léo Tuy nhiên các
nghề với phụ nữ ngày xưa chủ yếu chỉ là may, vá, thêu, dệt, bếp núc, buôn bán, với người phụ nữ giỏi thì có thêm cầm kỳ thi họa; Dung: dáng người đàn bà phải hòa nhã, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân; Ngôn: lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng; Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng Ra ngoài thì nhu mì chín chắn, không hợm hĩnh, cay nghiệt [7, tr 77] Bên cạnh những mặt
tích cực, tạo nên vẻ đẹp toàn diện cho người phụ nữ từ tính cách, tâm hồn thì xét
cho cùng vẫn mang tính chất "thiên vị" nam giới bởi tứ đức không mang lại quyền
lợi mà chỉ thêm những nghĩa vụ nặng nề áp đặt phụ nữ phải tuân theo, như trong
Gia huấn ca:
Phận làm gái này lời giáo huấn, Lắng tai nghe cổ truyện mới nên, Hãy xem xưa những bậc dâu hiền, Kiêm tứ đức: dung, công, ngôn, hạnh
Công là đủ mùi xôi, thức bánh, Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim
Dung là mặt ngọc trang nghiêm, Không tha thiết, không chiều lả tả
Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ, Hạnh là đường ngay thảo kính tin
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền, Dung, công, ngôn, hạnh là tiên phàm trần
Trang 23Đời Hán ở Trung Hoa có Ban Chiêu đã dành tâm huyết cho việc hệ thống hóa lại các chuẩn mực đối với người phụ nữ, “tứ đức” trong cuốn “cẩm nang” dành để dạy dỗ con gái trong họ Ban: Nữ giới (Răn bảo các cô con gái) Về cơ bản Ban Chiêu vận dụng và hệ thống lại các quy phạm đạo đức của Nho giáo đối với phụ nữ (vâng lời; phục tùng cha, chồng và gia đình chồng; thành thạo nữ công phụ xảo, ăn nói lễ độ cung kính, giữ gìn trinh tiết, sự đúng mực, đoan trang; “dung” thì không cần phải đẹp) Tuy nhiên, bà còn đề cập đến cả vấn đề giáo dục phụ nữ Bà biện luận rằng đàn ông học hành để có thể hiểu những cơ sở của uy quyền của họ và vận dụng nó hiệu quả; còn phụ nữ cũng cần được học hành để làm đúng những phận sự
trong địa hạt gia đình Cuốn Nữ giới của Ban Chiêu có ảnh hưởng rất lớn đối với
quan niệm về nữ tính trong thực tế cũng như văn chương Trung Quốc suốt thời trung đại Trong tứ đức không có khái niệm về sắc đẹp, đối với nhà nho, sắc đẹp phụ nữ là sự cám dỗ nguy hiểm, có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sự nghiệp chính trị, con đường công danh của họ Sắc đẹp, điều mà người phụ nữ ngày
nay đáng tự hào thì đối với Nho gia, là “giặc”, cần tránh xa: Sắc là giặc đam làm
chi (Nguyễn Trãi)
Tứ đức là một trong những quy định kìm hãm phụ nữ trong không gian gia
đình, chuyên tâm cho gia đình, không có điều kiện cũng như thời gian để hoạt động
xã hội Từ ngưỡng cửa trở vào là phạm vi hoạt động của người đàn bà, còn từ ngưỡng cửa trở ra là lãnh địa của người đàn ông Nó cũng góp phần hình thành nên quan niệm về nữ tính của Nho giáo Quan niệm đó được áp đặt vào thực tế khiến cho không gian hoạt động của người phụ nữ và đàn ông bị phân chia rõ rệt Đọc văn, thơ Trung Quốc hay Việt Nam thời trung đại chúng ta dễ thấy một điều là người đàn ông thường hay xuất hiện trong những không gian như nơi triều chính, trên đường, đất khách, ngao du sơn thủy, chiến trường… còn phụ nữ thì chủ yếu chỉ xuất hiện ở chốn buồng khuê, sau ngưỡng cửa Đây là những không gian qui ước gắn liền với những hoạt động được ước định cho từng giới Điều đó thể hiện không phải người
phụ nữ không có khả năng đóng góp cho xã hội mà không có cơ hội, nói cách khác tứ
đức chính là rào cản vững chắc để kìm tỏa họ Chứng minh cho điều này, trong sử
liệu của Việt Nam hầu như không để lại tên tuổi người phụ nữ nào Trong chính trị,
Trang 24chỉ duy nhất Chiêu Thánh công chúa (Lý Chiêu Hoàng) là phụ nữ được phép tham gia vào công việc nhiếp chính Tuy nhiên, Chiêu Hoàng lên ngôi vua cũng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ do vua bệnh nặng mà không có con trai nối dõi
Có thể nói, Tam tòng, tứ đức là hai phạm trù cơ bản, là chuẩn mực đạo đức để
xây dựng mẫu người phụ nữ phong kiến của Nho giáo, giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời Điểm chung giữa hai phạm trù này đều là những quy tắc, lễ nghĩa, chuẩn mực bắt buộc đối với người phụ nữ Cả hai đều được giai cấp thống trị phong kiến sử dụng như một công cụ đắc lực để giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và của người đàn ông
Như vậy, theo tiêu chí của nhà nho cũng như quan niệm về tam tòng, tứ đức,
phụ nữ bị coi như công cụ phục vụ nhu cầu tính dục của đàn ông nhưng ngược lại lại không bao giờ được quyền đòi hỏi cho mình Nhu cầu tính dục ở người đàn ông được xem là một nhu cầu bình thường thì với người phụ nữ sẽ là tiêu chí đánh giá đức hạnh, phẩm chất Trong quan niệm của những người có tư tưởng nam quyền, nam giới có thể có từ một đến rất nhiều phụ nữ Ngược lại, người phụ nữ nghĩ đến
đời sống bản năng, hành động theo bản năng lại bị xem thường, khinh bỉ
1.2.2 Quan điểm đề cao trinh tiết
Văn hoá giới là hệ thống những quan niệm giá trị hình thành từ thực tiễn quan
hệ giữa người nam với người nữ về mặt giới tính Xã hội Việt Nam thời trung đại có nhiều yếu tố của xã hội nam quyền, trong đó, các chuẩn mực, quy tắc đạo đức, hành
vi áp dụng cho phụ nữ chính là do những người đàn ông quy định Vì thế đã xuất hiện những bất công lớn giữa quyền của nam và nữ Nếu chúng ta nhìn con người trong xã hội phong kiến từ quan điểm giai cấp thì có tất cả mọi người dân đều bị thể chế phong kiến chà đạp Tuy nhiên, nếu nhìn từ quan điểm giới, dễ thấy, so với nam giới, phụ nữ là những người phải chịu nhiều bất công, đau khổ Người phụ nữ, về
quyền sống dục tính thân thể, bị gông cùm rất bất công bởi phạm trù trinh tiết
Trinh tiết được coi là biểu hiện của đạo đức chỉ áp dụng cho người phụ nữ;
còn người đàn ông đối với người phụ nữ được tự do, không bị ràng buộc bởi phạm
Trang 25trù này Không ai khen hay chê người đàn ông vì giữ hay không giữ trinh tiết với
vợ, song trinh tiết là một trong những chuẩn mực để khen chê đức hạnh người phụ
nữ Một nhà nho có thể có hàng chục vợ hay một ông vua có hàng trăm, hàng cung
nữ, nhưng vẫn “vô tư” bàn về trinh tiết phụ nữ, vẫn sẵn sàng làm thơ, viết văn ngợi
ca những người phụ nữ tiết hạnh khả phong Thực tế bất bình đẳng này luôn là phổ
biến trong văn học trung đại Xã hội phương Đông nam quyền đã đề ra chuẩn mực kép về trinh tiết, đòi hỏi khắt khe người phụ nữ phải giữ gìn “cái tiết” nhưng không yêu cầu ngược lại ở đàn ông Trai năm thê bảy thiếp gái chính chuyên một chồng
Xã hội Nho giáo đề cao người liệt nữ, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh cuộc sống, hy sinh thân thể để bảo vệ trinh tiết, chung thủy ngay cả đối với những ông chồng đa thê Quan niệm bất công này đã cướp đi của người phụ nữ những quyền lợi thuộc về nhân quyền, khiến họ phải chịu nhiều oan khổ, bất hạnh
Bàn về chữ trinh tiết, cả Phan Khôi ở Việt Nam và Lâm Ngữ Đường ở Trung Quốc đều dẫn câu nói nổi tiếng của một nhân vật Tống Nho là Trình Di: Chết đói là
chuyện rất nhỏ, thất tiết là chuyện rất lớn (饿死事极 小,失节事极大) như là bằng
chứng điển hình nhất về sự đàn áp của Nho giáo đối với phụ nữ Theo học giả Phan
Khôi: Trinh không phải là cái nết thuộc về khách quan, mà là cái nết thuộc về chủ
quan Mình vì cái ý chí, cái phẩm giá của mình mà giữ trinh… Như vậy, trinh là một cái nết còn Tiết khác với nết Tiết là một cái dấu tỏ ra mình đã làm hết bổn phận của mình đối với người mà mình thuộc về Một người đàn bà chết chồng, không lấy chồng khác, mà gọi là tiết phụ, cũng chẳng khác nào một bề tôi chết vì vua mà gọi
là tử tiết hay là tận thần tiết [37] Vậy trinh tiết là chuẩn mực đạo đức một chiều áp
đặt cho người phụ nữ Nhà nho không tiếc công tuyên truyền cho trinh tiết ở phụ nữ
và kết quả đáng buồn là hầu hết người phụ nữ đã tiếp nhận quan niệm trinh tiết nghiệt ngã này
Trong xã hội nam quyền thời trung đại này, quan niệm về trinh tiết đã gây ra
nhiều sức ép cho người phụ nữ, tước đi của họ những quyền sống chân chính Dưới sức ép của quan điểm văn hóa này, người phụ nữ góa bụa đi lấy chồng khác sẽ bị đánh giá về mặt đạo đức, bị xã hội, đặc biệt là nhà nho xem thường Ngược lại,
Trang 26những người phụ nữ cố gắng tuẫn tiết, thủ tiết sẽ được ngợi ca, nêu gương Có thể thấy, việc coi trọng trinh tiết người phụ nữ không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà thực chất có nguồn gốc từ trung Hoa, mở rộng ra tất cả các quốc gia thuộc vùng văn hóa phương Đông và âm ỉ tồn tại trong trường kỳ lịch sử ở vùng văn hóa này
Một vấn đề vào loại hóc búa nhất đối với những người muốn bảo vệ giá trị Nho giáo là thái độ nghiệt ngã của nó đối với sự sống của người phụ nữ Tinh thần thủ tiết, tuẫn tiết đã chi phối đến cách bình luận Thúy Kiều của các nhà nho thế kỷ XIX Thúy Kiều sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, bị đưa đến lầu xanh Tại đây, nàng đã rút dao tự sát để bảo vệ phẩm giá của người phụ nữ Hoặc đến cuối câu chuyện về cuộc đời Kiều, khi Thuý Kiều từ chối cuộc sống vợ chồng với Kim Trọng là mang một mặc cảm tự ti của người phụ nữ bị áp lực của chuẩn mực đạo đức do nam giới quy định, tự cho rằng mình không xứng với Kim Trọng nữa sau bấy nhiêu năm lưu lạc giang hồ Mặc cho Kim Trọng hết sức cảm thông, chiêu tuyết cho nàng, Thuý Kiều vẫn một mực từ chối Tấn bi kịch của ngày tái ngộ chính là tấn
bi kịch do mặc cảm về trinh tiết của chính người phụ nữ đem lại cho chính mình Hiển nhiên việc Kiều rơi vào cảnh “ong qua bướm lại” là do chính bọn đàn ông gây
ra, chính họ đã biến Kiều thành một cánh hoa tàn, song Kiều không bao giờ truy nguyên nhân từ họ
Sự áp đặt về trinh tiết đối với người phụ nữ trở nên phiến diện và gây áp lực rất lớn đối với việc tìm đến hạnh phúc riêng của họ Sự áp đặt này lẽ dĩ nhiên không
có thiết chế hữu hiệu đảm bảo cho thân phận của những người "hồng nhan", khiến cho những người hồng nhan trở thành nạn nhân của những kẻ có quyền, có tiền Không những bản thân họ là nạn nhân, họ còn có thể, một cách gián tiếp, là nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh cho gia đình, cho người thân (ví dụ, để chiếm đoạt người
vợ đẹp của anh nông dân thấp cổ bé họng, kẻ có thế lực có thể giết chết người chồng) Nói một cách khách quan, nỗi đau, nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc sống thời bấy giờ đều bị chi phối bởi quan niệm “trinh tiết” Chính họ còn bị lên án, phê phán bởi chính tầng lớp đã tạo ra luật lệ, quy định áp đặt những bất hạnh, đau khổ trong cuộc sống của họ
Trang 27Trong lịch sử bình luận Truyện Kiều, tất cả các nhà nho như Nguyễn Công
Trứ, Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng,… vốn lớn tiếng phê phán Kiều là dâm, là đĩ nhưng không ai trong số các nhà nho ấy lên án người đàn ông đã tạo nên những áp lực vô cùng lớn, như một nếp nghĩ, một thói quen là hướng đến quy trách nhiệm cho Kiều Và tất nhiên, họ sẽ viết bài phê bình, làm thơ ca ngợi Kiều nếu như nàng chọn cái chết để bảo toàn trinh tiết như bao liệt nữ khác Người con gái, người phụ
nữ phải một mình gánh chịu những hậu quả đạo đức nghiêm trọng cho dù thủ phạm gây ra lại là đàn ông Nếu nhìn từ góc độ xã hội học thì hầu hết các nhà nghiên cứu Truyện Kiều mới nhìn nhận, nguyên nhân gây nên đau khổ cho Thuý Kiều từ bản chất xã hội phong kiến chung chung Nhưng nếu nhìn từ góc độ về giới, sẽ dễ dàng nhận thấy sự đau khổ, mặc cảm "thất tiết", không giữ trọn chữ "trinh" chính là do xã hội nam quyền, do chính những người đàn ông tạo nên và áp đặt lên vai người phụ
nữ thời bấy giờ
Tuy nhiên, sự áp đặt một cách khuôn mẫu và “đậm đặc” nhất trong quan niệm
và thái độ của người đàn ông với người phụ nữ chỉ tồn tại ở giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII Đến Nguyễn Du, người đọc đã cảm nhận được sự đồng cảm, sẻ chia cùng tấm lòng nhân đạo của ông đối với số phận của người phụ nữ, đối với một kiếp
người Chính vì vậy, trong đoạn kết đoàn viên của Truyện Kiều, tuy quan niệm trinh
tiết Nho giáo đã ăn sâu vào cả cách nghĩ khiến Thuý Kiều tự nguyện gánh chịu tất
cả khổ nạn với một niềm xác tín là người đàn ông như Kim Trọng không thể sống với một người phụ nữ thất tiết nhưng mỗi lời thơ đều thể hiện nỗi chua xót cùng cực Có thể nói những lời xót xa của nàng Kiều đòi hỏi một sự suy nghĩ nghiêm túc
về trách nhiệm của những người đàn ông đối với vấn đề trinh tiết của phụ nữ thay vì bình thản chứng kiến người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả đến mức phải hy sinh cả hạnh phúc của họ Vấn đề là tại sao chỉ có người phụ nữ phải tuân thủ tiết hạnh? Và, tại sao người phụ nữ lại chỉ có giá trị với điều kiện bắt buộc là phải có tiết hạnh? Dường như nhà thơ vĩ đại muốn đặt những câu hỏi khá bức bối này của tư tưởng nữ quyền trong phần đại đoàn viên của Truyện Kiều Đó cũng là một phương diện giá
trị của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du
Trang 281.2.3 Quan điểm kỳ thị nữ sắc:
Nếu như trong các tác phẩm văn học hiện đại, vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ được đề cao và trân trọng như cội nguồn tạo nên sự hấp dẫn của nữ tính thì vẻ đẹp
ấy trong hầu hết các tác phẩm văn học trung đại đã bị lấn át bởi những tiêu chuẩn về
vẻ đẹp đạo đức Thái độ kỳ thị nữ sắc của Nho gia đã dẫn đến nguyên tắc miêu tả ít quan tâm vẻ đẹp ngoại hình người phụ nữ lý tưởng, đặc biệt né tránh cái đẹp thân xác của họ trong khi đức hạnh lại được khắc sâu với thái độ ngưỡng mộ, thậm chí
tôn thờ như một giá trị Kỳ thị nữ sắc là quan niệm coi thường và nghiêm khắc với
nữ sắc của Nho gia Sắc đẹp người phụ nữ, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ, hấp dẫn về phương diện giới không biểu trưng cho cái tốt mà thường gắn với sự đen tối, sự cám
dỗ nhục dục, với cái xấu xa, độc ác, gắn với người phụ nữ phản diện còn giá trị của người phụ nữ lý tưởng không phải ở thân thể mà là đức hạnh
Quan niệm kỳ thị nữ sắc bắt nguồn từ những quan điểm tư tưởng của bậc thầy
về Nho giáo, Khổng Tử Có thể nói, người sáng lập nên đạo Nho này đã tạo nên
“khuôn khổ” về cách đối nhân, xử thế cho con người từ ngàn xưa Và nền tảng đạo
lý luân thường mà Khổng Tử có chỉ dạy cho hậu thế đều phân biệt rõ ràng nhiệm
vụ, vai trò của nam giới và nữ giới trong xã hội Đạo làm trai phải biết Tam cương,
ngũ thường Đức tính, phẩm hạnh của người con gái là tam tòng, tứ đức Cả nam
nhi và nữ nhi phải hiểu được đạo lý: Trai trung nghĩa không theo hai Chúa, Gái tiết
liệt không thờ hai Chồng Không chỉ Nho giáo mà Phật giáo cũng chủ trương “tiết
dục”, “diệt dục”, coi sắc là cái cần kiêng kỵ nên nhan sắc phụ nữ bị xem thường trong mắt các tín đồ đạo Phật Tam tổ thực lục có kể lại câu chuyện ca ngợi thiền sư Huyền Quang vượt qua sắc dục, giữ lòng chay bạch với thái độ e sợ, cảnh giác với người phụ nữ nhan sắc
Trong văn hóa làng xã của Việt Nam thời trung đại, chỉ có đàn ông mới được lên đình làng bàn việc trọng đại có ý nghĩa quyết định đến cuộc sống văn hóa, xã hội của làng Phụ nữ chỉ ở nhà, việc tổ chức các lễ nghi tôn giáo cũng do người đàn ông thực hiện Cái nhìn của nam giới về phụ nữ cũng có phần khinh miệt Nam giới
ca ngợi mẫu hình nam nhi, quân tử, anh hùng, trượng phu, con người trên phương
Trang 29diện xã hội mà tỏ ra khinh miệt những kẻ mê đắm nữ sắc, coi như những nhân vật phản diện Lẽ dĩ nhiên, người đàn ông muốn lập công danh sự nghiệp, có chí khí nam nhi, chí khí anh hùng cần phải gạt bỏ tình cảm nhi nữ, không đam mê sắc đẹp Nhìn nhận số lượng tác phẩm sáng tác trong thời kỳ văn học trung đại, có rất ít tác giả viết về người phụ nữ và nếu có thì dung lượng thường rất ít ỏi, hầu như không miêu tả mà chỉ thiên về đánh giá, bình phẩm dưới cái nhìn đạo đức khắt khe của Nho giáo Các nhà nho xưa thường coi phụ nữ là lực cản trên con đường tu dưỡng đạo đức nên phải xa lánh nữ sắc, coi nữ sắc nguy hiểm như ma quái, quỉ, hồ
ly tinh, rắn báo oán… Thiền sư (nam nhân) hy sinh đời sống tình dục để tu luyện những phép thuật những khả năng phi thường Đó là lý do sâu xa của việc họ coi thường sắc đẹp
Kỳ thị nữ sắc cũng là một trong những quan niệm "cổ hủ, lạc hậu", "quy chụp"
cho người phụ nữ khi đã dùng sắc đẹp của mình làm sụp đổ bao triều đại lừng danh
trong lịch sử Bàn về vấn đề này, Tuân Tử viết: Ham sắc đẹp của người con gái là
chuốc lấy cái ác nghiệt vậy Vương Sung thời Hán tẩy chay sắc đẹp kịch liệt: yêu khí sinh ra sự xinh đẹp, nên những người xinh đẹp phần lớn tà ác… Người có sắc đẹp có mang châm độc Những phát ngôn này đều xuất phát từ điểm nhìn nam giới,
đều thể hiện cái nhìn nghiêm khắc với người con gái đẹp của Nho gia
Trong xã hội Trung Hoa thời trung đại, theo kinh nghiệm của ba vương triều
Hạ, Thương, Chu, người ta đã kết luận: mĩ nữ họa thủy luận, những người phụ nữ
đẹp bao giờ cũng là đầu mối của sự đe dọa mất nước Nàng Hỷ Muội là mỹ nữ bị vua Kiệt nhà Hạ cướp được trong chiến tranh và vô cùng sủng ái Khi nhà Thương diệt nhà Hạ đã cho Kiệt và Hỷ Muội lên thuyền thả trôi ra biển Vì vậy, Hỷ Muội bị các sử gia Nho giáo kết tội làm mất nhà Hạ Người đẹp Đát Kỷ bị Hữu Tô dâng cho vua Trụ và cũng bị kết tội làm mất nhà Thương Cũng như vậy, Dương Quý Phi (tức Dương Ngọc Hoàn) là vợ của Thọ Vương Mạo, con thứ 18 của Đường Huyền Tông Tuy nhiên, nàng lại được Huyền Tông yêu và tuyển vào trong cung làm quý phi Vẻ đẹp của Dương Quý Phi lập tức áp đảo hết ba ngàn người đẹp trong hậu cung, khiến Huyền Tông “không ra triều sớm” An Lộc Sơn nổi loạn, Huyền Tông chạy vào đất
Trang 30Thục, đến Mã Ngôi, quân lính không chịu đi, đòi trừng phạt Dương Quốc Trung (anh họ Dương Quý Phi) và nàng Dương Quý Phi bị thắt cổ chết ở Mã Ngôi Xét từ góc độ phụ nữ, Dương Quý Phi là vật hy sinh của chế độ hậu cung tàn ác, còn về góc độ giai cấp thì là sự xa xỉ cùng cực, nguyên nhân chính dẫn tới sự bại vong trong các triều đại Những người phụ nữ như Hỷ Muội, Đát Kỷ, Dương Quý Phi đều bị xem như những con hồ ly, con cáo Đó cũng là cách buộc tội dễ dàng nhất cho những người phụ nữ bị coi là đẹp "nghiêng thành"
Trong lịch sử Việt Nam, cũng có những trường hợp tương tự như trong lịch sử Trung Quốc Thảm án Lệ Chi Viên là minh chứng cho cách che đậy lịch sử có dụng
ý Các nhà sử học trước và sau năm 1945 cũng chưa dám nghĩ đến những vấn đề trái với quốc sử Họ không dám tin tất cả thảm án này là một vụ đảo chính đẫm máu kéo dài trên hai mươi năm do chính Thần phi Nguyễn Thị Anh chủ trương cùng với
sự đồng lõa của bọn hoạn quan Chính vì điều này mà người ta vẫn tin vào truyền thuyết rắn báo oán
Câu chuyện Rắn báo oán huyền thoại hóa cuộc đời Nguyễn Thị Lộ được ghi
lại trong Tang thương ngẫu lục với cốt truyện như sau: Tục truyền rằng, thời
Nguyễn Trãi còn dạy học ở làng Nhị Khê, khi dọn gò ngoài đồng làm chỗ dạy học, học trò của ông đã đánh một con rắn trắng cụt đuôi Đêm ấy, ông đọc sách dưới đèn, con rắn trắng leo lên xà nhà nhỏ một giọt máu xuống giữa cuốn sách, thấm ướt chữ đại đến ba trang giấy (ý sẽ báo oán đến ba đời dòng họ Nguyễn Trãi) Khi hiển đạt, một hôm đi chầu về, lúc qua phố Hàng Chiếu, Nguyễn Trãi gặp một cô gái xinh đẹp, dùng thơ từ để xướng họa với ông Rồi ông yêu mến cưới về làm thiếp Khoảng năm Thiệu Bình, cô gái ấy thường đi lại vào trong cấm, vua Thái Tông yêu cho làm chức Nữ học sĩ Khi vua băng hà, triều đình đem nàng ra tra hỏi, nàng khai là do Nguyễn Trãi xui nên ông mới phải tội Khi lâm hình, người con gái ấy hóa thành rắn, bơi xuống nước đi mất [58, tr 102 – 103] Việc liên hệ Thị Lộ xinh đẹp tài hoa
với rắn báo oán không phải là ngẫu nhiên Trong tâm thức của người Việt, rắn không bao giờ là con vật biểu trưng cho sự tốt đẹp, an toàn mà thường ám chỉ sự nguy hiểm, đen tối Câu chuyện trên đây tuy phi lý nhưng ít nhất ở một thời nó đã
Trang 31được cộng đồng trung đại chấp nhận, thể hiện quan niệm của một bộ phận cộng đồng đó về sự nguy hiểm của nữ sắc
Quan điểm kỳ thị nữ sắc của các học giả Nho gia thời trung đại không chỉ thể hiện qua những giai thoại, liệt truyện mà còn được chính thức hóa bằng nhiều phát
ngôn Sử gia Ngô Sĩ Liên khi ghi chép chuyện Nguyễn Thị Lộ đã bình luận: Nữ sắc
làm hại người ta quá lắm Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó
mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư? Tác giả Khóa hư lục viết Giới sắc văn với những lời lẽ đầy nghiêm khắc khi
đánh giá về những yếu tố ngoại hình hấp dẫn của người phụ nữ: Tóc mượt lưng ong
dễ khiến mịt mờ tâm tính; mặt hoa da phấn dễ xui rời rã tinh thần Mắt đưa lấp lánh như dao, ai không đứt ruột; lưỡi uốn ngọt ngào tựa sáo, hết thảy nghiêng tai Người đắm đuối, nghĩa tình xa bỏ; kẻ đam mê, đạo đức tiêu tan Trên thì phong giáo đắm chìm; dưới thì cửa nhà táng loạn Không kể kẻ phàm người học; đều say
áo pháp điểm trang Cương kỷ quốc gia đổ vỡ chốn Tô đài… Độc giác gần nữ am
mà trở về cõi tục; Chân Quân xa thán phụ mà được lên thiên đàng Kẻ lánh sắc được ngũ thần thông; kẻ phạm sắc mất toàn giới hạnh [88, tr 98] Những phát ngôn
này đều xuất phát từ điểm nhìn nam giới, đều thể hiện cái nhìn nghiêm khắc với người con gái đẹp của Nho gia
Tóm lại, kỳ thị nữ sắc cũng là một quan niệm phổ biến trong hệ thống những
quan niệm về nữ giới ở Việt Nam thời trung đại Quan niệm này có sức chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng, quan điểm đến cách hành xử của người đàn ông đối với người phụ nữ trong xã hội Cũng chính quan niệm này là nguyên nhân gây ra nhiều bất công, đau khổ, bất hạnh mà người phụ nữ trong thời kỳ trung đại phải gánh chịu
1.3 Nguyễn Du với tập Thơ chữ Hán
Nguyễn Du sinh ra tại phường Bích Câu thuộc kinh thành Thăng Long Từ nhỏ, ông đã được tiếp thu sâu sắc cội nguồn văn hóa Thăng Long, đây là kinh đô nên không chỉ có những người ở đây, mà nhân tài tứ xứ, đặc biệt là văn sĩ Bắc Hà sinh sống và làm việc ở đó Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, có truyền thống thi ca lại được giao du, tiếp xúc với những người tài sống ở Thăng Long, tài thơ
Trang 32bẩm sinh của Nguyễn Du như hạt giống tốt gặp đất tốt, mưa thuận, gió hoà Nhà thơ lớn của một dân tộc phải là người hiểu được văn hoá của cả dân tộc mình chứ không phải chỉ của một vùng đất, một nhóm người Nguyễn Du không chỉ đem lại
cho văn học Thăng Long những kiệt tác như Bài ca người gảy đàn ở Long thành
(Long thành cầm giả ca), Thăng Long, Ngộ gia đệ cựu ca cơ Môi trường sinh hoạt
ấy tổng hòa cả ngôn ngữ tình tứ, trau chuốt của các làn điệu quan họ quê mẹ, sự chuẩn xác, thuần cổ của vùng Nghệ Tĩnh quê cha và nét hào hoa, thanh lịch của kinh kì Thăng Long là nền tảng vững chắc ảnh hưởng rất nhiều đến kho tàng ngôn ngữ của thi hào khi dùng để sáng tác nên những tác phẩm bất hủ
Trong Tuyển tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã viết khá rõ về “gia cảnh” của ông: Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, là vợ trắc thất hàng thứ 3, và là con gái
một người thuộc hạ làm chức Câu kế (kế toán) Mẹ Nguyễn Du mất khi ông mới 13 tuổi, bố mất khi ông 10 tuổi Vì vậy ông phải sống cùng người anh khác mẹ là Nguyễn Khản, hơn ông 31 tuổi Đời sống hưởng lạc của ông anh này có ảnh hưởng rất lớn đến nhà thơ Cũng chính vì vậy phần nào độc giả giải thích được phần nào lòng trắc ẩn của nhà thơ đối với phụ nữ nói chung và đối với ca kĩ nói riêng Cái cảnh những người đàn bà sống trong xã hội cũ, vì có chút nhan sắc hay giọng háy hay rồi phải đem nhan sắc tài hoa làm trò chơi cho thiên hạ, mà sau này ra đời nhà thơ còn có nhiều dịp chứng kiến nữa, thì từ những ngày thơ ấu, ông đã chứng kiến trong gia đình mình, hơn nữa, chính những người thân của ông là nạn nhân Cho nên, ta không lấy làm lạ khi trong tác phẩm của Nguyễn Du khi nói về họ, ông lại
có một thái độ trìu mến, xót thương [57, tr 19] Nhờ có mối đồng tình xót thương
đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, Nguyễn Du không có con mắt nhìn nghiêm khắc của nhà nho phong kiến, trọng nam khinh nữ Đối với phụ nữ, ông không hề có một lời nào khinh bạc mà còn cảm thông, ngợi ca, trân trọng Nếu không phải xuất phát tự sự đồng cảm sâu sắc thì không thể nào có một cách nhìn toàn diện, tiến bộ như vậy
Là tác giả tiêu biểu cho giai đoạn thứ hai của văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du có những đóng góp quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc trong cả
Trang 33mảng sáng tác chữ Hán và chữ Nôm Đặc biệt với Truyện Kiều, tầm vóc tư tưởng và
tài năng nghệ thuật của tác giả đã, đang và sẽ lay động tâm can của nhiều thế hệ
người Việt Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn để
lại cho hậu thế kho tàng thơ chữ Hán đồ sộ Việc nghiên cứu toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả bởi một phần do việc khảo sát, sưu tầm chưa được hệ thống hóa Sự tập hợp những bài thơ chữa Hán là quá trình làm việc không mệt mỏi của các nhà nghiên cứu, sưu tầm để có hậu thế có cái nhìn tổng quan, nhiều chiều, toàn diện hơn về con người và tư tưởng Nguyễn
Du Nguyễn Du có để lại 3 tập thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp
ngâm và Bắc hành tạp lục Từ 3 tập thơ này, các nhà nghiên cứu đã sưu tập và giới
thiệu, dịch thuật, chú giải được tất cả 249 bài thơ chữ Hán của ông Đến năm 1996,
Mai Quốc Liên phát hiện và công bố thêm một bài nữa, bài Lỗi Dương Đỗ Thiếu
Lăng mộ II trong Bắc hành tạp lục thành 250 bài chẵn
Tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chia làm 3 phần: Thanh Hiên thi tập,
Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục 250 bài thơ lần lượt được phân chia trong
3 phần của tập thơ phần nào nói lên hành trình cuộc đời của tác giả, về những sự việc, những câu chuyện, những suy nghĩ, những trải nghiệm… trong cuộc đời mà
Nguyễn Du muốn gửi gắm đến độc giả
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài thơ, là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn
Du Tập thơ này Nguyễn Du làm trong thời kỳ còn hàn vi và có thể phân chia ra làm
ba giai đoạn: 1 Mười năm gió bụi (1786-1795) là thời gian ông lẩn trốn ở Quỳnh Côi; 2 Dưới chân núi Hồng (1796-1802), về ẩn ở quê nhà; 3 Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804) Phần Thanh Hiên nói về cá nhân Nguyễn Du và những tình cảm của
ông trong hoàn cảnh đương thời
Thanh Hiên thi tập chính là tâm tình của Nguyễn Du trong những năm tháng
sống long đong vất vả ở Thái Bình (quê vợ), cũng như ở Tiên Điền (quê nhà) Những bài thơ làm ở Thái Bình hay than thở về cuộc sống, nay đây mai đó, hết ở nhờ nhà người này lại ở nhờ nhà người khác, “thân thế trăm năm phó mặc cho gió bụi” (Mạn hứng), “mới rét mà đã thấy khổ vì thiếu áo” (Thu Dạ) và lúc nào cũng “ở
Trang 34đất khách, giả vụn để phòng thói tục, gặp thời loạn vì muốn giữ toàn mạng nên luôn
sợ người ta” (U cư) Trong những bài làm trong thời gian về Tiên Điền (Hà Tĩnh), nhà thơ cũng có một tâm lý chán chường như thế Có lúc, Nguyễn Du muốn ở ẩn, muốn trốn vào tôn giáo, rồi có lúc ông lại muốn hành lạc (Hành lạc từ) Nói vậy, nhưng không thể làm vậy, cho nên ông lại tiếp tục với nỗi buồn của mình và than thở cho cuộc đời nghèo túng Những bài thơ Nguyễn Du viết khi ra làm quan cũng chẳng vui gì hơn Mới ra làm, ông đã than thở mình “sinh ra vốn không mang sẵn tướng công hầu, chưa chết thì có ngày sẽ làm bạn với hươu nai” (Ký hữu) Tất cả những điều ông viết dường như chỉ là một lớp váng nổi trên bề mặt, còn thực chất tâm sự của nhà thơ là gì, ông không nói ra cụ thể và hình như ông cũng chưa nhận
thức cụ thể
Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) là tập thơ chữ Hán
thứ hai (sau Thanh Hiên thi tập) của Nguyễn Du Nam trung tạp ngâm, gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình Tập thơ hiện có 40 bài, mở đầu tập là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú lâu
năm mong về) GS Nguyễn Lộc viết: Nam trung tạp ngâm có tính chất nhật ký, bút
ký của tác giả trong những năm tháng làm quan ấy Về đề tài, chưa có gì mới so với tập thơ đầu Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những tiếng thở dài của nhà thơ trước một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó Cũng giống như Thanh Hiên thi tập, trong Nam Trung tạp ngâm, chưa bao giờ Nguyễn Du nói rõ cái tâm
sự thật của mình; rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông than thở cuộc đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nương dâu [44, tr364]
Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc) là tập thơ
cuối trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, bao gồm 131 bài do Nguyễn Du sáng tác trong
khoảng thời gian ông dẫn đầu đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Trung Quốc từ đầu năm Quý Dậu 1813 đến đầu năm Giáp Tuất 1814 Đây là một tập thơ nói lên lòng thương cảm sâu xa những người trung nghĩa bị hãm hại, những người tài hoa bị vùi
Trang 35dập, những người lao động cùng khổ bị đói rét cùng nỗi khinh ghét giới thống trị kiêu căng, tàn bạo, được Nguyễn Du nói lên bằng những vần thơ hết sức sâu sắc
Nhìn chung, Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện
một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy
ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc
sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt
hủi Thơ chữ Hán Nguyễn Du chứa đựng những tâm tư tình cảm của một người có
chí cao mộng lớn nhưng thời vận lỡ làng, phản ánh nhân tình thê thái trong con mắt của một người làm quan nhưng không được hanh thông hoạn lộ, đồng thời cũng ghi nhận được một cách sắc nét những cảnh trạng bất công, bất nhẫn trong xã hội phong kiến đương thời mà những người nghèo khổ, yếu đuối phải chịu hầu hết thiệt thòi Cũng trong tập thơ này, chúng tôi thấy một nét mới căn bản là nhận thức toàn diện của Nguyễn Du về con người Con người không chỉ là thần dân trong con mắt của vua quan, được triều đình chăm lo mà đồng thời phải phục tùng trật tự đạo đức nghiệt ngã, phải triệt tiêu cá nhân Con người còn là một thực thể tồn tại độc lập, cần được quan tâm không chỉ về phương diện vật chất, chuyện ăn mặc ở Con người có thân xác, do đó có quyền sống về mặt thân xác, có trái tim, do đó có quyền được mong muốn, ước ao, được buồn vui, hy vọng hay đau khổ, có trí tuệ do đó có quyền có tư tưởng riêng Ngợi ca con người theo lập trường nhân bản chân chính không thể không ngợi ca vẻ đẹp của chân dung và hình thể con người
Từ “những điều trông thấy” trong suốt hành trình cuộc đời của Nguyễn Du
được ghi lại một cách sinh động, chân thực trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã thể hiện thành công những diễn biến nội tâm, những quan điểm tư tưởng của cá nhân trước thực trạng xã hội phong kiến Việt Nam Hơn ai hết, nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn văn học trung đại đã bộc lộ khả năng tái hiện hiện thực Ông không để
Trang 36ngòi bút rơi vào một chủ nghĩa khách quan tàn nhẫn mà luôn nhập thân vào những cảnh ngộ ấy, gắn bó ngay với nhân vật của ông Đó là một tình cảm đã đi vào ý thức, vượt lên trên những thương vay tự phát, thường tình Gắn bó với con người, với cuộc sống, và nhìn sâu vào lịch sử, Nguyễn Du còn đặc biệt thương xót cho một loại người có tài và có tình Ấy là những nhà văn nhà thơ nổi tiếng trác tuyệt mà cuộc đời trải muôn vàn bất hạnh, là những bậc anh hùng hào kiệt thất thế, là những người phụ nữ có sắc đẹp nghiêng thành phải chịu một số phận buồn thảm Những con người ấy, dù thân phận của họ là danh nhân, là đào hát, là tướng giặc, là gì đi nữa, nhưng đã sống khác với mọi người và chết trong bần cùng hoặc bất đắc kỳ tử, thì đều là đối tượng của tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du
Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Nguyễn Du với tư cách một nghệ sĩ đã
khiến cho hàng triệu trái tim rung cảm vì những hình tượng khơi gợi sự trải nghiệm cuộc sống Từ góc nhìn về giới, từ tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tư tưởng tiến bộ của mình đến độc giả hậu thế Những nét tư tưởng mới được thể hiện rõ rệt trong hình tượng nhân vật, trong những bài thơ miêu tả thiên nhiên, đất nước, miêu tả đời sống thế sự… Cũng chính Nguyễn Du đã tạo nên điều khác biệt, nâng tầm vóc của đại thi hào so với những nhà văn, nhà thơ trước và cùng thời với ông
Tiểu kết: Ở chương 1, luận văn tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phổ biến
nhất về giới, giới tính, nam tính và nữ tính , trên cơ sở đó để nhìn nhận, phân tích
và khái quát một số quan niệm về nữ giới trong xã hội phương Đông thời trung đại Qua đó, luận văn muốn phác thảo sơ bộ về bức tranh xã hội Việt Nam thời trung đại, từ thực tế cuộc sống đến thơ văn, từ thơ văn đến quan điểm, tư tưởng của tác giả văn học, đặc biệt là những tác giả tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ và tiến bộ về giới nói chung và người phụ nữ nói riêng Những vấn đề lý luận và thực tiễn này chính là cơ sở giúp luận văn phân loại các kiểu hình tượng nhân vật người phụ nữ trong kho tàng thơ chữ Hán đồ sộ của Nguyễn Du Từ đó luận văn đánh giá quan điểm tư tưởng của nhà thơ qua góc nhìn giới
Trang 37CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU
Khảo sát phần lớn thơ văn trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, chúng ta dễ nhận thấy tiếng nói át trội trên thi đàn là tiếng nói tỏ chí, tỏ lòng của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu, các bậc quân tử Đặc biệt là khi Nho giáo giành được địa vị độc tôn, trở thành ý thức hệ chính thống của dân tộc từ thời Lê Thánh Tông Học thuyết Nho giáo, với sự phân chia trật tự xã hội theo triết lý âm – dương, những
lý tưởng tam cương, ngũ thường áp đặt đối với nam giới và đạo tam tòng, tứ đức
ràng buộc người phụ nữ… khiến sự phân biệt giữa nam và nữ càng trở nên triệt để
Nam tôn nữ ty, nam cao nữ thấp, nam ngoại nữ nội… là những quy tắc mặc nhiên
được thừa nhận và tuân thủ Đàn ông nói chung và giới trí thức chủ yếu là bộ phận Nhà nho nói riêng là giới nắm đặc quyền về mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa Chỉ có đàn ông mới được đi học và tham gia vào những kì thi chọn người ra làm quan Vì thế, lực lượng sáng tác tuyệt đại đa số vẫn là các nhà nho nam giới và mẫu hình con người lý tưởng trong văn học thời kỳ này là bậc thánh nhân, người quân tử
Ở giai đoạn này, người phụ nữ vẫn còn xuất hiện mờ nhạt trong văn học Việt Nam Sự xuất hiện của họ thường gắn với chức năng giáo huấn đạo đức Những vẻ đẹp hấp dẫn về phương diện giới, những khát vọng, quyền lợi riêng tư của họ cũng chưa được các tác giả thời kỳ này trân trọng và chú ý miêu tả Mặc dù người phụ nữ
đã dần xuất hiện nhiều hơn trong văn học giai đoạn thế kỷ XVI, song toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời sống tâm hồn và thân thể của họ luôn được nhìn bằng đôi mắt của nam giới Miêu tả người phụ nữ, các nhà văn thiên về tô đậm đức hạnh siêu phàm, chí khí hơn người của người phụ nữ mà hầu như không chú ý đến yếu tố nữ tính, yếu tố giới của họ Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XVII - XVIII, khi trật tự xã hội bắt đầu có những thay đổi nhất định, trong văn học trung đại cũng có những
bước chuyển biến rõ rệt PGS.TS Trần Nho Thìn nhận định: "Các nhà văn nhà thơ
vỡ mộng, thất vọng về vai trò mà họ hằng tin tưởng của đạo thánh hiền đối với sự
Trang 38nghiệp xây dựng quốc gia, xã hội, xây dựng nhân cách Những biến chuyển tư tưởng ấy đã làm thay đổi quan niệm về bản chất, nhân vật, thể loại, ngôn ngữ… Một thời kì văn học mới ra đời… nhìn từ góc độ phát triển thì chính đây lại là thời
kì hóa giải những chi phối của tư tưởng đạo đức chính trị để văn học trở về với những vấn đề thân thiết của cuộc sống và con người" [73, tr 75]
Chính sự chuyển biến này dẫn đến một bộ phận lớn các tác giả văn học chuyển hướng đề tài sáng tác của mình Từ việc tỏ chí, tỏ lòng trong thi ca đến việc bày tỏ những cảm xúc trước thực tại cuộc sống, trước cuộc đời, trước những số phận mà họ đã được gặp, được nghe kể lại… Tất cả những gì bình dị nhất, giản dị
và chân thực nhất đã trở thành hình tượng, thành đề tài, cảm hứng trong thơ ca của các nhà nho thời bấy giờ Tiêu biểu cho xu hướng “thi duyên tình” này là các tác giả như Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du… Đặc biệt, trong Tập thơ chữ Hán của đại thi hào, ngoài những bài thơ thể hiện cảm xúc bất chợt, những quan điểm trước cuộc sống, trước những điều trông thấy… thì Nguyễn Du đã dành khá nhiều tâm huyết và tài năng của mình để viết về những người phụ nữ Có thể họ là những người bình thường mà ông bắt gặp, có thể là hình ảnh bất khuất, có thể là những nhan sắc tài hoa… Tất cả đều trở thành những hình tượng nhân vật sống động, ấn tượng trong thơ Chính họ đã một phần giúp chúng ta hiểu hơn về bản sắc tâm hồn cũng như về cách nhìn số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời của Nguyễn Du
2.1 Hình tượng người phụ nữ đức hạnh
Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ từ quan điểm giới thời trung đại chúng tôi nhận thấy, quan điểm về nữ giới của Nho gia đã chi phối sâu sắc cách kể, tả, đánh giá về người phụ nữ Vì vậy, những người phụ nữ được coi là chính diện thường được kể, tả với đặc điểm là những người hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông, trở thành cái bóng của người đàn ông, hy sinh vì người đàn ông mà không nhận được sự hy sinh, đền đáp ngược lại Người phụ nữ chính diện lý tưởng là những người sống theo bổn phận nghĩa vụ đạo đức, tuân theo khuôn phép Nho gia yêu cầu và được ngợi khen, được thần thánh hóa do đã hy sinh hết mình vì người
Trang 39đàn ông và không có đời sống riêng tư cá thể Nhà thơ Nguyễn Du cũng viết về người phụ nữ từ điểm nhìn của Nho giáo Đó là sự nhìn nhận con người trong các mối quan hệ luân thường Với Nho giáo, con người không phải là một cá nhân tồn tại độc lập mà chỉ tồn tại trong những quan hệ luân thường được xác định: vua – tôi, cha – con, anh – em, vợ - chồng… Chính những mối quan hệ này đã trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương Và nhà thơ Nguyễn
Du, một người sống trong thời đại của Nho giáo thống trị, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông
Trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã dành khá nhiều thời gian để quan tâm đến những người phụ nữ, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ đức hạnh, họ là những người mang tính cách trung trinh, tiết nghĩa mà ông ngưỡng mộ Bằng con mắt của một nhà nho, ông đã lên tiếng ca ngợi đức hy sinh của họ, trân trọng những hành động “thuận” theo đạo đức Nho gia của họ Và trong thơ, ta thấy Nguyễn Du viết về hình tượng người phụ nữ đức hạnh được viết nên bởi lời thơ giản dị, súc tích, gần gũi như chính cuộc đời của họ
Trong bài Dao vọng Càn hải từ, Nguyễn Du đã làm thơ đề vịnh câu chuyện bà
Dương Thái hậu, vợ vua Tống Độ Tông được thờ ở Càn Hải (đền Cờn, tỉnh Nghệ An) Khi nhà Tống mất nước, bà cùng hai người con gái đi thuyền ra biển lánh nạn Theo truyền thuyết, thuyền đắm, xác giạt vào cửa Cờn, người địa phương nơi đây
đã lập đền thờ Ở đây, nhà thơ đã dùng cảnh để tả tình, dùng những hình ảnh thiên nhiên của buổi chiều tà cùng sự lẻ loi của sự vật để nói lên cảm xúc, tâm trạng của chính nhân vật trữ tình trong thơ:
Mang mang hải thủy tiếp thiên xu
Ẩn ước cô từ xuất tiểu chu (châu)
Cổ mộ hàn liên phù chử mộ Tình yên thanh dẫn hải môn thu Hào thiên tướng tướng đan tâm tận Phủ địa Quỳnh Nhai khối nhục vô
(Nước biển mênh mông tiếp Bắc cực
Trang 40Thấp thoáng thấy ngôi đền đứng lẻ loi giữa bãi cát nhỏ Buổi chiều chòm cây cổ thụ lạnh lẽo liền với bến chim phù đậu Mùa thu, làn khói lúc trời tạnh mát dịu bay ra cửa biển
Kêu trời, các bậc tướng văn tướng võ dốc hết cả lòng son
Vỗ đất, ở Quỳnh Nhai không còn một ai là dòng giống nữa) Giống như con mắt của các nhà nho khác, Nguyễn Du “nghiêng mình” trước phẩm chất đáng quý của Dương Thái hậu Nhưng bài thơ không bình luận khô khan
để rút ra bài học lịch sử hay đạo đức mà thiên về bộc lộ thái độ, cảm xúc Nguyễn
Du đã cảm thương cho số phận người bạc mệnh trước thời gian và không gian lẻ loi Nhà thơ như nhập thân vào nhân vật để cảm nhận cả nỗi cô đơn, lạnh lẽo của con người giữa sông nước mênh mông, tĩnh mịch và hiu quạnh
Trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du không ít lần cảm kích trước vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Họ đã tìm đến cái chết để giữ gìn tiết hạnh cũng như đạo đức, phẩm chất mà xã hội đã “mặc định” và chi phối đến số phận cuộc đời của họ Bằng cách nhìn của một nhà nho nhưng lại cảm nhận bằng chính tâm hồn, tư tưởng nhân văn của mình, nhà thơ đã hết lòng ca ngợi những người phụ nữ có khí tiết như Dương Thái hậu:
Tiểu nhĩ Minh phi trường xuất tái
Tì bà bôi tửu khuyến Thiền Vu
(Đáng cười thay nàng Minh phi ra ở ngoài cửa ải Gảy đàn tì và, rót rượu mời chúa Thiền Vu) Người đàn bà đã đi vào lịch sử với hình tượng liệt nữ này đã được Nguyễn
Du đặc biệt ngợi ca trong hình ảnh so sánh với Minh Phi (Vương Chiêu Quân), người chịu gảy đàn, rót rượu cho giặc, chứ không quyên sinh thủ tiết Nguyễn Du thể hiện sự đồng tình sâu sắc với quan niệm khắt khe của Nho gia về trinh tiết, thể hiện cái nhìn “điển chế hóa” với người đàn bà quả phụ của các học giả Tống Nho Nhà Tống mất, Dương thái hậu giữ nghĩa không chịu nhục, cùng hai người con gái cưỡi thuyền ra bể lánh nạn rồi bị đắm thuyền chết Bà đã giữ toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà, vì mục đích chứng minh lòng tiết liệt mà tự hi sinh mạng sống của