7. Cấu trúc luận văn
2.1. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đức hạnh
Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ từ quan điểm giới thời trung đại chúng tôi nhận thấy, quan điểm về nữ giới của Nho gia đã chi phối sâu sắc cách kể, tả, đánh giá về người phụ nữ. Vì vậy, những người phụ nữ được coi là chính diện thường được kể, tả với đặc điểm là những người hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông, trở thành cái bóng của người đàn ông, hy sinh vì người đàn ông mà không nhận được sự hy sinh, đền đáp ngược lại. Người phụ nữ chính diện lý tưởng là những người sống theo bổn phận nghĩa vụ đạo đức, tuân theo khuôn phép Nho gia yêu cầu và được ngợi khen, được thần thánh hóa do đã hy sinh hết mình vì người
đàn ông và không có đời sống riêng tư cá thể. Nhà thơ Nguyễn Du cũng viết về người phụ nữ từ điểm nhìn của Nho giáo. Đó là sự nhìn nhận con người trong các mối quan hệ luân thường. Với Nho giáo, con người không phải là một cá nhân tồn tại độc lập mà chỉ tồn tại trong những quan hệ luân thường được xác định: vua – tôi, cha – con, anh – em, vợ - chồng… Chính những mối quan hệ này đã trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương. Và nhà thơ Nguyễn Du, một người sống trong thời đại của Nho giáo thống trị, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông.
Trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã dành khá nhiều thời gian để quan tâm đến những người phụ nữ, đặc biệt là hình tượng người phụ nữ đức hạnh, họ là những người mang tính cách trung trinh, tiết nghĩa mà ông ngưỡng mộ. Bằng con mắt của một nhà nho, ông đã lên tiếng ca ngợi đức hy sinh của họ, trân trọng những hành động “thuận” theo đạo đức Nho gia của họ. Và trong thơ, ta thấy Nguyễn Du viết về hình tượng người phụ nữ đức hạnh được viết nên bởi lời thơ giản dị, súc tích, gần gũi như chính cuộc đời của họ.
Trong bài Dao vọng Càn hải từ, Nguyễn Du đã làm thơ đề vịnh câu chuyện bà Dương Thái hậu, vợ vua Tống Độ Tông được thờ ở Càn Hải (đền Cờn, tỉnh Nghệ An). Khi nhà Tống mất nước, bà cùng hai người con gái đi thuyền ra biển lánh nạn. Theo truyền thuyết, thuyền đắm, xác giạt vào cửa Cờn, người địa phương nơi đây đã lập đền thờ. Ở đây, nhà thơ đã dùng cảnh để tả tình, dùng những hình ảnh thiên nhiên của buổi chiều tà cùng sự lẻ loi của sự vật để nói lên cảm xúc, tâm trạng của chính nhân vật trữ tình trong thơ:
Mang mang hải thủy tiếp thiên xu Ẩn ƣớc cô từ xuất tiểu chu (châu) Cổ mộ hàn liên phù chử mộ Tình yên thanh dẫn hải môn thu Hào thiên tƣớng tƣớng đan tâm tận Phủ địa Quỳnh Nhai khối nhục vô.
Thấp thoáng thấy ngôi đền đứng lẻ loi giữa bãi cát nhỏ
Buổi chiều chòm cây cổ thụ lạnh lẽo liền với bến chim phù đậu Mùa thu, làn khói lúc trời tạnh mát dịu bay ra cửa biển
Kêu trời, các bậc tướng văn tướng võ dốc hết cả lòng son Vỗ đất, ở Quỳnh Nhai không còn một ai là dòng giống nữa)
Giống như con mắt của các nhà nho khác, Nguyễn Du “nghiêng mình” trước phẩm chất đáng quý của Dương Thái hậu. Nhưng bài thơ không bình luận khô khan để rút ra bài học lịch sử hay đạo đức mà thiên về bộc lộ thái độ, cảm xúc. Nguyễn Du đã cảm thương cho số phận người bạc mệnh trước thời gian và không gian lẻ loi. Nhà thơ như nhập thân vào nhân vật để cảm nhận cả nỗi cô đơn, lạnh lẽo của con người giữa sông nước mênh mông, tĩnh mịch và hiu quạnh.
Trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du không ít lần cảm kích trước vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ. Họ đã tìm đến cái chết để giữ gìn tiết hạnh cũng như đạo đức, phẩm chất mà xã hội đã “mặc định” và chi phối đến số phận cuộc đời của họ. Bằng cách nhìn của một nhà nho nhưng lại cảm nhận bằng chính tâm hồn, tư tưởng nhân văn của mình, nhà thơ đã hết lòng ca ngợi những người phụ nữ có khí tiết như Dương Thái hậu:
Tiểu nhĩ Minh phi trƣờng xuất tái Tì bà bôi tửu khuyến Thiền Vu.
(Đáng cười thay nàng Minh phi ra ở ngoài cửa ải Gảy đàn tì và, rót rượu mời chúa Thiền Vu)
Người đàn bà đã đi vào lịch sử với hình tượng liệt nữ này đã được Nguyễn Du đặc biệt ngợi ca trong hình ảnh so sánh với Minh Phi (Vương Chiêu Quân), người chịu gảy đàn, rót rượu cho giặc, chứ không quyên sinh thủ tiết. Nguyễn Du thể hiện sự đồng tình sâu sắc với quan niệm khắt khe của Nho gia về trinh tiết, thể hiện cái nhìn “điển chế hóa” với người đàn bà quả phụ của các học giả Tống Nho. Nhà Tống mất, Dương thái hậu giữ nghĩa không chịu nhục, cùng hai người con gái cưỡi thuyền ra bể lánh nạn rồi bị đắm thuyền chết. Bà đã giữ toàn vẹn trinh tiết của người đàn bà, vì mục đích chứng minh lòng tiết liệt mà tự hi sinh mạng sống của
mình. Hành động của bà thể hiện tinh thần trọng danh dự hơn thân xác. Bằng cách nhìn của nhà nho đương thời, soi chiếu dưới góc độ Nho giáo về người phụ nữ, nhà thơ đã dành những tình cảm vô cùng đặc biệt, sự trân trọng và cảm phục trước hành động mang ý nghĩa cao cả của người phụ nữ xưa.
Trong Tam liệt miếu (Miếu 3 liệt nữ), Nguyễn Du đã khéo léo mượn hình ảnh hai người phụ nữ vốn không được lễ giáo phong kiến đánh giá là tấm gương tốt cho người phụ nữ là Thái Văn Cơ và Trác Văn Quân cùng với những kẻ khoác lác để tạo bước đệm làm nổi bật lên hình ảnh của 3 phụ nữ trung trinh tiết liệt: Trương Thị, Quách Thị và Lưu thị:
Ả Thái sinh con, Ả Trác theo ngƣời yêu Hoa rơi, bong rụng kể sao xiết
Bia đá nghìn thu biểu dƣơng 3 liệt nữ Cƣơng thƣờng vạn cổ thuộc về một nhà Dƣới đất nhìn nhau hẳn không hổ thẹn
Nơi nào bên sông để viếng những hồn trinh ấy
Liệt nữ là kiểu phụ nữ theo đúng chuẩn mực đạo đức mà Nho giáo áp đặt cho người phụ nữ. Nguyễn Du viết về hình tượng người phụ nữ này như chính người dân nghĩ về họ. Bên cạnh những vẻ đẹp tâm hồn được xây dựng từ hệ thống quy định của Nho giáo, những người phụ nữ đức hạnh còn đẹp trong mắt người đời bởi tấm lòng chung thủy với chồng con, một lòng trung thành với đất nước. Trong bài
Tam liệt miếu, Nguyễn Du đã viết về người vợ, người thiếp và con gái của Lưu Thời Cửu, ca tụng ba tấm gương nghìn đời còn sáng tỏ. Cũng từ một sự vật, sự việc bắt gặp trên đường, Nguyễn Du đã nảy sinh những tình cảm khâm phục trước tính cách anh hùng của ba người phụ nữ: Trương Thị, Quách thị, Lưu thị - không chịu nhục vào tay giặc cướp mà nhảy xuống sông chết. Ông trân trọng ba người phụ nữ trung trinh tiết liệt ấy và đã lấy gương ba cái chết của phụ nữ để khích lệ đạo đức trung nghĩa nơi đàn ông:
Thanh thời đa thiểu tu nhƣ kích Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn
(Thời bình bao nhiêu kẻ râu vểnh lên như mác Bàn chuyện hiếu trung, ai cũng tự cho mình là nhất)
(Tam liệt miế)
Cũng lấy cảm hứng từ những người phụ nữ Trung Hoa xưa, Nguyễn Du đã viết về họ bằng sự trân trọng:
Ngu đế nam tuần cánh bất hoàn, Nhị phi sái lệ trúc thành ban. Du du trần tích thiên niên thƣợng, Lịch lịch quần thƣ nhất vọng gian. Tân lạo sơ thiêm tam xích thuỷ, Phù vân bất biện Cửu Nghi san, Tầm thanh dao tạ tỳ bà ngữ. Thiên lý thanh sam bất nại hàn.
(Vua Ngu đi tuần phương Nam chẳng trở về.
Hai bà phi khóc, nước mắt vương vào cây trúc thành những vệt lốm đốm. Dấu cũ nghìn xưa ghi trong sử sách,
Nay nhìn thấy rõ trước mắt.
Nước lũ mới đổ về cao hơn ba thước.
Mây che khuất không nhìn rõ núi Cửu Nghi. Nghe vẳng tiếng tỳ bà nhưng phải từ tạ.
Kẻ mặc áo xanh này từ nghìn dậm đến, không chịu lạnh nổi)
(Thƣơng Ngô tức sự)
Mỗi bài thơ của Nguyễn Du viết về người phụ nữ như một câu chuyện đầy cảm động và bi thương. Trong hình ảnh người phụ nữ này, nhà thơ đề cập nhiều đến nhan sắc mà tập trung chủ yếu đến tiết hạnh của họ. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh 2 bà phi (Nga Hoàng và Nữ Anh) của vua Thuấn, đi tìm chồng ngồi khóc bên bờ sông Tương, vảy nước mắt vào những khóm trúc, gảy đàn tỳ bà… Đây được xem như một truyền thuyết đẹp về lòng chung thủy của người phụ nữ xưa. Nhìn chung các nhân vật phụ nữ này được Nguyễn Du nhìn nhận ở vẻ đẹp theo quan
niệm thông thường, ông vẫn nhìn họ theo quan niệm của một nhà nho nhưng không phải là quan niệm cực đoan của Tống Nho “tồn thiên lý diệt nhân dục”.
Mỗi một hình tượng người phụ nữ đức hạnh đều được Nguyễn Du nhìn từ góc độ đạo đức Nho giáo, nhưng điểm nhìn đó không còn sự cứng nhắc, sự khắc nghiệt, tính bảo thủ như trong Tống Nho, cũng không còn huyền bí như trong Hán Nho. Nguyễn Du nhìn họ bằng những gì tích cực nhất của quan điểm Nho gia kết hợp với sự chiêm nghiệm, từng trải của cuộc sống thực tại. Vì vậy, những nhân vật nữ hiện lên trong thơ của Tố Như đều “đẹp” dưới góc độ đạo đức Nho giáo. Nói cách khác, phẩm hạnh của người phụ nữ tiết liệt trong thơ Nguyễn Du được ông thổi một luồng sinh khí mới, mang cảm quan nhân văn, nhân đạo chủ nghĩa, mang đặc trưng riêng của tư duy Việt Nam dựa trên các chuẩn mực Nho giáo.
Hơn bất cứ tác giả nào trong văn học Việt Nam, trong toàn bộ di sản thơ mà Nguyễn Du để lại, hầu hết hình tượng người phụ nữ luôn chiếm vị trí hàng đầu và luôn đẹp. Họ không chỉ làm đẹp cho trang thơ Nguyễn Du, làm đẹp cho những nhân cách, những lý tưởng trong cuộc đời mà còn nâng tầm của họ trong con mắt người đời bởi những hành động gìn giữ đạo đức nữ giới theo quan điểm của Nho gia. Hình ảnh của họ tuy không xuất hiện với tần suất lớn trong thơ nhưng từ những chi tiết, hình ảnh đến cách kể chuyện của Nguyễn Du đã khiến người đọc không khỏi xúc động. Chính những cảm xúc chân thực nhất, đời thường nhất của nhà thơ đã chạm vào trái tim của người đọc.
Hình tượng đá vọng phu, hình ảnh minh chứng cho sự chung thủy, một lòng của người vợ đối với người chồng được xem là một biểu tượng đẹp, nổi bật của người phụ nữ xưa. Đây là hòn đá mang người đàn bà ôm con chờ chồng mòn mỏi. Truyện cổ kể rằng: có hai anh em nhà nọ li tán, thất lạc nhau từ khi còn nhỏ. Lớn lên không nhận ra nhau kết thành vợ chồng. Một lần nhờ vết sẹo trên đầu mà người chồng biết được đã lấy em làm vợ. Anh ta lẳng lặng bỏ đi không nói một lời. Người vợ - người em không biết lí do chồng bỏ đi nên ôm con lên núi chờ chồng. Ngóng chờ mỏi mòn, người vợ đã hóa thành đá. Ở Đồng Đăng, Lạng Sơn đá vọng phu còn có tên là hòn Tô Thị . Ca dao có câu:
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh"
Tuy nhiên những hòn đá mang hình người phụ nữ ôm con chờ chồng không chỉ có ở Đồng Đăng mà xuất hiện rải rác khắp chiều dài đất nước Việt Nam: trên đỉnh núi Bà, Bình Định; trên đỉnh núi M'drak, Đắc Lak; trên đỉnh núi Nhồi, Thanh Hóa; bên bờ khe Giai, bản Cơ Lêc, Nghệ An… Đây vốn là những hòn đá của tự nhiên mang hình dáng hao hao với người đàn bà bồng con, nhưng chính nhân dân, với quan điểm đề cao trinh tiết đã nhuốm màu văn hóa cho những hòn đá vô tri này. Viết về đá vọng phu, Nguyễn Du đã gợi nên câu chuyện bi thương, đẫm nước mắt bằng những chi tiết, những hình ảnh đặc tả:
Thạch da? Nhân da? Bỉ hà nhân? Độc lập sơn đầu thiên bách xuân Vạn kiếp diểu vô vân vũ mộng, Nhất trinh lƣu đắc cổ kim thân. Lệ ngân bất tuyệt tam thu vũ,
Đài triện trƣờng minh nhất đoạn văn
(Đá chăng? Người chăng? Là ai đó nhỉ?
Đứng một mình trên ngọn núi hàng trăm nghìn năm Muôn kiếp không bao giờ có giấc mộng mây mưa Tấm thân giữ trọn được tiết trinh mãi mãi
Mưa thu như dòng lệ chảy không ngớt Lớp rêu ghi mãi 1 đoạn văn)
(Vọng phu thạch)
Cảm hứng về thân phận người phụ nữ cô đơn cũng là cảm xúc đẹp, nhân đạo, gần với quan niệm nhân bản dân gian. Nguyễn Du viết về người đàn bà hóa đá, nghìn năm chờ chồng như những lời giãi bày, tâm sự của chính mình. Tuy viết để ca ngợi, để “nghiêng mình” trước sự thủy chung, son sắt, đến đá cũng mòn của người phụ nữ này nhưng nhà thơ như đang khóc cho chính thân phận của họ. Dù vạn kiếp,
dù thiên thu, dù rêu phủ nhưng tấm lòng bền bỉ, trung trinh của họ đã khiến Nguyễn Du cảm thấy xót thương.
Nhà thơ đã xúc động khi nhìn đá ngóng chồng, theo tích do hóa thân của người đàn bà ôm con chờ chồng trên đầu núi ngàn năm hóa thành đá. Cách miêu tả nhẹ nhàng, bày tỏ cảm xúc một cách đơn giản nhưng thấm thía đủ để lòng người thêm xúc động trước hình ảnh “đá vọng phu” này. Bài thơ như một nỗi buồn triền miên, dàn trải khắp không gian và thời gian. Đó là nỗi buồn, nỗi đau đớn của thi nhân khi tỏ lòng thương xót cho thân phận đau khổ của người thiếu phụ đã thành đá. Cái đau sâu xa của nàng muôn đời không biến đổi. Trông đợi muôn năm là thế, nhưng dù người đi có về hay không cũng đã quá muộn rồi. Niềm trân trọng của Nguyễn Du dành cho hòn vọng phu ở đây được bắt nguồn từ tấm gương đạo đức của hình tượng này:
Độc lập sơn đầu thiên bách xuân Nhất trinh lƣu đắc cổ kim thân
(Muôn kiếp không bao giờ có giấc mộng mây mưa Tấm thân giữ trọn được tiết trinh mãi mãi)
(Vọng phu thạch)
Hai câu thơ xoay quanh một vấn đề duy nhất đó là vấn đề trinh tiết của người vợ chung thủy, một lòng một dạ hướng về người chồng, bất kể là người chồng đối xử với mình như thế nào. Điển tích "giấc mộng mây mưa" chỉ việc trai gái chung chạ chăn gối, ấp yêu nhau. Người thiếu phụ hóa đá nghìn năm không thất tiết, tấm thân nàng mãi mãi trong sạch, tiết trinh. Xét cho cùng, ngôn ngữ và tư tưởng của Nguyễn Du trong hai câu thơ này vẫn có nguồn gốc từ tư tưởng của đạo đức Nho gia nam quyền. Đứng từ điểm nhìn của người ngoài cuộc, tác giả đã lý tưởng hóa phần lý trí của người góa phụ theo điểm nhìn của nhà nho mà có thể vô tình bỏ qua những tâm tư thầm kín của nàng.
Tuy nhiên, đại thi hào Nguyễn Du lại có được tấm lòng vĩ đại, bao dung, độ lượng của ông đối với người phụ nữ. Chính cái nhìn nhân đạo, cảm thông với nữ
quyền này đã góp phần giúp Nguyễn Du trở thành một nghệ sĩ vĩ đại, vượt rất xa so với các nhà nho cùng thời và khác thời.
Trong thế kỷ XVIII, sự vận động của xã hội đã đến chỗ nhà nho thức tỉnh, phần nào nhận ra tính chất không tưởng, ảo tưởng của những giá trị đạo đức Nho giáo mà trước đây họ vẫn vững tin là có thể cứu vãn xã hội. Từ quan điểm dân bản, các nhà nho trong đó có Nguyễn Du đã chuyển sang quan điểm nhân bản, quan điểm mang tính bản thể luận con người. Trong thơ chữ Hán, ông thể hiện “nỗi đau đớn” do sự từng trải, nghiệm sinh, qua đó thể hiện cái nhìn đầy nhân văn đối với từng số phận con người bi kịch trong cuộc đời, trong đó có những người phụ nữ đức