Nguyễn Du với tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 31 - 38)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Nguyễn Du với tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh ra tại phường Bích Câu thuộc kinh thành Thăng Long. Từ nhỏ, ông đã được tiếp thu sâu sắc cội nguồn văn hóa Thăng Long, đây là kinh đô nên không chỉ có những người ở đây, mà nhân tài tứ xứ, đặc biệt là văn sĩ Bắc Hà sinh sống và làm việc ở đó. Xuất thân từ một gia đình khoa bảng, có truyền thống thi ca lại được giao du, tiếp xúc với những người tài sống ở Thăng Long, tài thơ

bẩm sinh của Nguyễn Du như hạt giống tốt gặp đất tốt, mưa thuận, gió hoà. Nhà thơ lớn của một dân tộc phải là người hiểu được văn hoá của cả dân tộc mình chứ không phải chỉ của một vùng đất, một nhóm người. Nguyễn Du không chỉ đem lại cho văn học Thăng Long những kiệt tác như Bài ca ngƣời gảy đàn ở Long thành (Long thành cầm giả ca), Thăng Long, Ngộ gia đệ cựu ca cơ... Môi trường sinh hoạt ấy tổng hòa cả ngôn ngữ tình tứ, trau chuốt của các làn điệu quan họ quê mẹ, sự chuẩn xác, thuần cổ của vùng Nghệ Tĩnh quê cha và nét hào hoa, thanh lịch của kinh kì Thăng Long là nền tảng vững chắc ảnh hưởng rất nhiều đến kho tàng ngôn ngữ của thi hào khi dùng để sáng tác nên những tác phẩm bất hủ.

Trong Tuyển tập Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã viết khá rõ về “gia cảnh” của ông: Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần, là vợ trắc thất hàng thứ 3, và là con gái một ngƣời thuộc hạ làm chức Câu kế (kế toán). Mẹ Nguyễn Du mất khi ông mới 13 tuổi, bố mất khi ông 10 tuổi. Vì vậy ông phải sống cùng ngƣời anh khác mẹ là Nguyễn Khản, hơn ông 31 tuổi. Đời sống hƣởng lạc của ông anh này có ảnh hƣởng rất lớn đến nhà thơ. Cũng chính vì vậy phần nào độc giả giải thích đƣợc phần nào lòng trắc ẩn của nhà thơ đối với phụ nữ nói chung và đối với ca kĩ nói riêng. Cái cảnh những ngƣời đàn bà sống trong xã hội cũ, vì có chút nhan sắc hay giọng háy hay rồi phải đem nhan sắc tài hoa làm trò chơi cho thiên hạ, mà sau này ra đời nhà thơ còn có nhiều dịp chứng kiến nữa, thì từ những ngày thơ ấu, ông đã chứng kiến trong gia đình mình, hơn nữa, chính những ngƣời thân của ông là nạn nhân. Cho nên, ta không lấy làm lạ khi trong tác phẩm của Nguyễn Du khi nói về họ, ông lại có một thái độ trìu mến, xót thƣơng. [57, tr. 19]. Nhờ có mối đồng tình xót thương đó, mặc dù chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến, Nguyễn Du không có con mắt nhìn nghiêm khắc của nhà nho phong kiến, trọng nam khinh nữ. Đối với phụ nữ, ông không hề có một lời nào khinh bạc mà còn cảm thông, ngợi ca, trân trọng... Nếu không phải xuất phát tự sự đồng cảm sâu sắc thì không thể nào có một cách nhìn toàn diện, tiến bộ như vậy.

Là tác giả tiêu biểu cho giai đoạn thứ hai của văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Du có những đóng góp quan trọng trong tiến trình văn học dân tộc trong cả

mảng sáng tác chữ Hán và chữ Nôm. Đặc biệt với Truyện Kiều, tầm vóc tư tưởng và tài năng nghệ thuật của tác giả đã, đang và sẽ lay động tâm can của nhiều thế hệ người Việt. Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du còn để lại cho hậu thế kho tàng thơ chữ Hán đồ sộ. Việc nghiên cứu toàn bộ thơ chữ Hán của Nguyễn Du chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả bởi một phần do việc khảo sát, sưu tầm chưa được hệ thống hóa. Sự tập hợp những bài thơ chữa Hán là quá trình làm việc không mệt mỏi của các nhà nghiên cứu, sưu tầm để có hậu thế có cái nhìn tổng quan, nhiều chiều, toàn diện hơn về con người và tư tưởng Nguyễn Du. Nguyễn Du có để lại 3 tập thơ chữ Hán gồm Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. Từ 3 tập thơ này, các nhà nghiên cứu đã sưu tập và giới thiệu, dịch thuật, chú giải được tất cả 249 bài thơ chữ Hán của ông. Đến năm 1996, Mai Quốc Liên phát hiện và công bố thêm một bài nữa, bài Lỗi Dƣơng Đỗ Thiếu Lăng mộ II trong Bắc hành tạp lục thành 250 bài chẵn.

Tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du được chia làm 3 phần: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục. 250 bài thơ lần lượt được phân chia trong 3 phần của tập thơ phần nào nói lên hành trình cuộc đời của tác giả, về những sự việc, những câu chuyện, những suy nghĩ, những trải nghiệm… trong cuộc đời mà Nguyễn Du muốn gửi gắm đến độc giả.

Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài thơ, là tập thơ chữ Hán đầu tiên của Nguyễn

Du. Tập thơ này Nguyễn Du làm trong thời kỳ còn hàn vi và có thể phân chia ra làm ba giai đoạn: 1. Mười năm gió bụi (1786-1795) là thời gian ông lẩn trốn ở Quỳnh Côi; 2. Dưới chân núi Hồng (1796-1802), về ẩn ở quê nhà; 3. Làm quan ở Bắc Hà (1802-1804). Phần Thanh Hiên nói về cá nhân Nguyễn Du và những tình cảm của ông trong hoàn cảnh đương thời.

Thanh Hiên thi tập chính là tâm tình của Nguyễn Du trong những năm tháng sống long đong vất vả ở Thái Bình (quê vợ), cũng như ở Tiên Điền (quê nhà). Những bài thơ làm ở Thái Bình hay than thở về cuộc sống, nay đây mai đó, hết ở nhờ nhà người này lại ở nhờ nhà người khác, “thân thế trăm năm phó mặc cho gió bụi” (Mạn hứng), “mới rét mà đã thấy khổ vì thiếu áo” (Thu Dạ) và lúc nào cũng “ở

đất khách, giả vụn để phòng thói tục, gặp thời loạn vì muốn giữ toàn mạng nên luôn sợ người ta” (U cư)... Trong những bài làm trong thời gian về Tiên Điền (Hà Tĩnh), nhà thơ cũng có một tâm lý chán chường như thế. Có lúc, Nguyễn Du muốn ở ẩn, muốn trốn vào tôn giáo, rồi có lúc ông lại muốn hành lạc (Hành lạc từ). Nói vậy, nhưng không thể làm vậy, cho nên ông lại tiếp tục với nỗi buồn của mình và than thở cho cuộc đời nghèo túng. Những bài thơ Nguyễn Du viết khi ra làm quan cũng chẳng vui gì hơn. Mới ra làm, ông đã than thở mình “sinh ra vốn không mang sẵn tướng công hầu, chưa chết thì có ngày sẽ làm bạn với hươu nai” (Ký hữu)... Tất cả những điều ông viết dường như chỉ là một lớp váng nổi trên bề mặt, còn thực chất tâm sự của nhà thơ là gì, ông không nói ra cụ thể và hình như ông cũng chưa nhận thức cụ thể.

Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) là tập thơ chữ Hán

thứ hai (sau Thanh Hiên thi tập) của Nguyễn Du. Nam trung tạp ngâm, gồm những bài thơ làm từ năm 1805 đến cuối năm 1812, tức là từ khi được thăng hàm Đông các điện học sĩ ở Huế cho đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Tập thơ hiện có 40 bài, mở đầu tập là bài Phượng hoàng lộ thượng tảo hành (Trên đường Phượng Hoàng) và cuối tập là bài Đại tác cửu tư quy (Làm thay người đi thú lâu năm mong về). GS. Nguyễn Lộc viết: Nam trung tạp ngâm có tính chất nhật ký, bút ký của tác giả trong những năm tháng làm quan ấy. Về đề tài, chƣa có gì mới so với tập thơ đầu. Những bài thơ trong tập thơ này vẫn là những tiếng thở dài của nhà thơ trƣớc một thực trạng mà ông không thấy có gì gắn bó. Cũng giống nhƣ Thanh Hiên thi tập, trong Nam Trung tạp ngâm, chƣa bao giờ Nguyễn Du nói rõ cái tâm sự thật của mình; rải rác đây đó, trong thơ chỉ thấy ông than thở cuộc đời là đáng buồn, đáng chán, là vô nghĩa, là bãi bể nƣơng dâu... [44, tr364]

Bắc hành tạp lục (Ghi chép tản mạn trên đường đi sứ phương Bắc) là tập thơ

cuối trong Thơ chữ Hán Nguyễn Du, bao gồm 131 bài do Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian ông dẫn đầu đoàn sứ bộ nhà Nguyễn sang Trung Quốc từ đầu năm Quý Dậu 1813 đến đầu năm Giáp Tuất 1814. Đây là một tập thơ nói lên lòng thương cảm sâu xa những người trung nghĩa bị hãm hại, những người tài hoa bị vùi

dập, những người lao động cùng khổ bị đói rét cùng nỗi khinh ghét giới thống trị kiêu căng, tàn bạo, được Nguyễn Du nói lên bằng những vần thơ hết sức sâu sắc.

Nhìn chung, Thơ chữ Hán của Nguyễn Du thể hiện tư tưởng, nhân cách của ông. Các bài thơ trong Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về xã hội của tác giả. Trong Bắc hành tạp lục, những điểm đặc sắc tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng hơn. Có ba nhóm đáng chú ý: Một là ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện. Hai là phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. Ba là cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị đọa đày hắt hủi. Thơ chữ Hán Nguyễn Du chứa đựng những tâm tư tình cảm của một người có chí cao mộng lớn nhưng thời vận lỡ làng, phản ánh nhân tình thê thái trong con mắt của một người làm quan nhưng không được hanh thông hoạn lộ, đồng thời cũng ghi nhận được một cách sắc nét những cảnh trạng bất công, bất nhẫn trong xã hội phong kiến đương thời mà những người nghèo khổ, yếu đuối phải chịu hầu hết thiệt thòi.

Cũng trong tập thơ này, chúng tôi thấy một nét mới căn bản là nhận thức toàn diện của Nguyễn Du về con người. Con người không chỉ là thần dân trong con mắt của vua quan, được triều đình chăm lo mà đồng thời phải phục tùng trật tự đạo đức nghiệt ngã, phải triệt tiêu cá nhân. Con người còn là một thực thể tồn tại độc lập, cần được quan tâm không chỉ về phương diện vật chất, chuyện ăn mặc ở... Con người có thân xác, do đó có quyền sống về mặt thân xác, có trái tim, do đó có quyền được mong muốn, ước ao, được buồn vui, hy vọng hay đau khổ, có trí tuệ do đó có quyền có tư tưởng riêng. Ngợi ca con người theo lập trường nhân bản chân chính không thể không ngợi ca vẻ đẹp của chân dung và hình thể con người.

Từ “những điều trông thấy” trong suốt hành trình cuộc đời của Nguyễn Du được ghi lại một cách sinh động, chân thực trong tập thơ chữ Hán, Nguyễn Du đã thể hiện thành công những diễn biến nội tâm, những quan điểm tư tưởng của cá nhân trước thực trạng xã hội phong kiến Việt Nam. Hơn ai hết, nhà thơ tiêu biểu cho giai đoạn văn học trung đại đã bộc lộ khả năng tái hiện hiện thực. Ông không để

ngòi bút rơi vào một chủ nghĩa khách quan tàn nhẫn mà luôn nhập thân vào những cảnh ngộ ấy, gắn bó ngay với nhân vật của ông. Đó là một tình cảm đã đi vào ý thức, vượt lên trên những thương vay tự phát, thường tình. Gắn bó với con người, với cuộc sống, và nhìn sâu vào lịch sử, Nguyễn Du còn đặc biệt thương xót cho một loại người có tài và có tình. Ấy là những nhà văn nhà thơ nổi tiếng trác tuyệt mà cuộc đời trải muôn vàn bất hạnh, là những bậc anh hùng hào kiệt thất thế, là những người phụ nữ có sắc đẹp nghiêng thành phải chịu một số phận buồn thảm. Những con người ấy, dù thân phận của họ là danh nhân, là đào hát, là tướng giặc, là gì đi nữa, nhưng đã sống khác với mọi người và chết trong bần cùng hoặc bất đắc kỳ tử, thì đều là đối tượng của tấm lòng ưu ái của Nguyễn Du.

Từ thơ chữ Hán đến Truyện Kiều, Nguyễn Du với tư cách một nghệ sĩ đã khiến cho hàng triệu trái tim rung cảm vì những hình tượng khơi gợi sự trải nghiệm cuộc sống. Từ góc nhìn về giới, từ tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tư tưởng tiến bộ của mình đến độc giả hậu thế. Những nét tư tưởng mới được thể hiện rõ rệt trong hình tượng nhân vật, trong những bài thơ miêu tả thiên nhiên, đất nước, miêu tả đời sống thế sự… Cũng chính Nguyễn Du đã tạo nên điều khác biệt, nâng tầm vóc của đại thi hào so với những nhà văn, nhà thơ trước và cùng thời với ông.

Tiểu kết: Ở chương 1, luận văn tìm hiểu những khái niệm cơ bản, phổ biến nhất về giới, giới tính, nam tính và nữ tính..., trên cơ sở đó để nhìn nhận, phân tích và khái quát một số quan niệm về nữ giới trong xã hội phương Đông thời trung đại. Qua đó, luận văn muốn phác thảo sơ bộ về bức tranh xã hội Việt Nam thời trung đại, từ thực tế cuộc sống đến thơ văn, từ thơ văn đến quan điểm, tư tưởng của tác giả văn học, đặc biệt là những tác giả tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ và tiến bộ về giới nói chung và người phụ nữ nói riêng. Những vấn đề lý luận và thực tiễn này chính là cơ sở giúp luận văn phân loại các kiểu hình tượng nhân vật người phụ nữ trong kho tàng thơ chữ Hán đồ sộ của Nguyễn Du. Từ đó luận văn đánh giá quan điểm tư tưởng của nhà thơ qua góc nhìn giới.

CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NHÂN VẬT NGƢỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

Khảo sát phần lớn thơ văn trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, chúng ta dễ nhận thấy tiếng nói át trội trên thi đàn là tiếng nói tỏ chí, tỏ lòng của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu, các bậc quân tử. Đặc biệt là khi Nho giáo giành được địa vị độc tôn, trở thành ý thức hệ chính thống của dân tộc từ thời Lê Thánh Tông. Học thuyết Nho giáo, với sự phân chia trật tự xã hội theo triết lý âm – dương, những lý tưởng tam cƣơng, ngũ thƣờng áp đặt đối với nam giới và đạo tam tòng, tứ đức

ràng buộc người phụ nữ… khiến sự phân biệt giữa nam và nữ càng trở nên triệt để.

Nam tôn nữ ty, nam cao nữ thấp, nam ngoại nữ nội… là những quy tắc mặc nhiên được thừa nhận và tuân thủ. Đàn ông nói chung và giới trí thức chủ yếu là bộ phận Nhà nho nói riêng là giới nắm đặc quyền về mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Chỉ có đàn ông mới được đi học và tham gia vào những kì thi chọn người ra làm quan. Vì thế, lực lượng sáng tác tuyệt đại đa số vẫn là các nhà nho nam giới và mẫu hình con người lý tưởng trong văn học thời kỳ này là bậc thánh nhân, người quân tử.

Ở giai đoạn này, người phụ nữ vẫn còn xuất hiện mờ nhạt trong văn học Việt Nam. Sự xuất hiện của họ thường gắn với chức năng giáo huấn đạo đức. Những vẻ đẹp hấp dẫn về phương diện giới, những khát vọng, quyền lợi riêng tư của họ cũng chưa được các tác giả thời kỳ này trân trọng và chú ý miêu tả. Mặc dù người phụ nữ đã dần xuất hiện nhiều hơn trong văn học giai đoạn thế kỷ XVI, song toàn bộ phẩm chất, giá trị cũng như đời sống tâm hồn và thân thể của họ luôn được nhìn bằng đôi mắt của nam giới. Miêu tả người phụ nữ, các nhà văn thiên về tô đậm đức hạnh siêu phàm, chí khí hơn người của người phụ nữ mà hầu như không chú ý đến yếu tố nữ tính, yếu tố giới của họ. Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XVII - XVIII, khi trật tự xã hội bắt đầu có những thay đổi nhất định, trong văn học trung đại cũng có những bước chuyển biến rõ rệt. PGS.TS Trần Nho Thìn nhận định: "Các nhà văn nhà thơ vỡ mộng, thất vọng về vai trò mà họ hằng tin tƣởng của đạo thánh hiền đối với sự

nghiệp xây dựng quốc gia, xã hội, xây dựng nhân cách. Những biến chuyển tƣ tƣởng ấy đã làm thay đổi quan niệm về bản chất, nhân vật, thể loại, ngôn ngữ… Một thời kì văn học mới ra đời… nhìn từ góc độ phát triển thì chính đây lại là thời kì hóa giải những chi phối của tƣ tƣởng đạo đức chính trị để văn học trở về với

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong thơ chữ Hán Nguyễn Du đọc theo lý luận về giới (Trang 31 - 38)