Thực trạng học các kiến thức về “Chất khí” và “Cơ sở của nhiệt

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”(vật lý 10 – cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh (Trang 46 - 48)

động lực học” của HS

1.4.2.1. Thái độ của HS

- Đa số HS cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này. - Một số HS xác định việc học bộ môn vật lý là bắt buộc.

- Đa số HS chỉ học vật lý theo thời khoá biểu.

- Ý kiến của HS về trách nhiệm của GV khi giảng dạy kiến thức về

“ chất khí” và “ cơ sở của nhiệt động lực học”: Có 36% số HS tham gia phỏng vấn cho rằng thày cô rất nhiệt tình tạo hứng thú môn học. 46% cho rằng các thày cô dạy như những phần kiến thức khác. 14 % cho rằng thày cô truyền đạt kiến thức phần này như ở SGK. 4 % cho rằng thày cô chỉ dạy qua loa cho hết chương trình. Bảng 1.1 : Hứng thú và mức độ tích cực của học sinh tổng số HS Hứng thú học tập Tích cực xây dựng bài Chăm chú nghe giảng trên lớp Thời gian tự học vật lý có không Bình thường Thường xuyên ko Đôi khi có ko Ko thuờng xuyên Thườn g xuyên theo TKB Khi có bài KT 255 78 91 86 93 72 90 137 37 81 63 171 21 % 30,6 35,7 33,7 36,5 28,2 35,3 53,7 14,5 31,8 24,7 67 8,2

1.4.2.2. Năng lực nhận thức, phương pháp học tập của HS

- HS cho rằng vật lý là bộ môn khó, trìu tượng : lý thuyết đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của các sự vật hiện tượng, không thể học thuộc lòng, bài tập vật lý yêu cầu phải phân tích, lập luận nhiều, biến đổi toán học phức tạp…

- Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong học tập phần này còn nhiều hạn chế.

- Khả năng tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức còn khó khăn.

- Đa phần HS còn học tập một cách thụ động : nghe, nhớ, tái hiện. ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức.

- Còn nặng về học thuộc lòng, chưa biết tìm dấu hiệu bản chất, xác định trọng tâm của vấn đề cần nghiên cứu.

- Khả năng tổ chức tự học kém, chưa biết cách tự nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu. Thời gian học tập chưa hợp lý còn nặng về đối phó.

Bảng 1.2 : Cách thức học tập, khả năng nhận thức của học sinh

Tổng số HS

Hiểu bài ngay trên lớp Hình thức học tập Năng lực vận dụng kiến thức ở mức độ

Thường

xuyên Không Ít khi Nhóm Tự học Nhóm + tự học Tốt Khá TB Yếu 255 73 87 95 46 153 56 23 39 162 31 % 28,6 34,1 37,3 18 69 22 9 15,3 63,5 12,2

1.4.2.3. Mức độ vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực

- Nhiều HS học thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống còn hạn chế.

- Vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống và kỹ thuật : Có 16 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên vận dụng; 24 % số HS đôi khi có vận dụng kiến thức vào đời sống, kỹ thụât; số còn lại không bao giờ vận dụng. - Liên hệ định hướng nghề nghiệp : có 8 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên liên hệ; 28 % số HS cho biết đôi khi có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.

- Liên hệ vật lý với các môn học khác : Có 32 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên liên hệ; 44 % số HS cho biết đôi khi có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.

- Trách nhiệm bảo vệ môi trường : Có 12 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên có trách nhiệm bảo vệ môi trường; 36 % số HS cho biết thỉnh thoảng có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học một số kiến thức về “chất khí” và “cơ sở của nhiệt động lực học”(vật lý 10 – cơ bản) nhằm phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của học sinh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)