Giải mã các biểu tượng trong ca dao - dân ca của người Thái không những nhận thức được các giá trị văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, cũng như bức tranh kinh tế xã hội củ
Trang 1CẦM BÁ PHƯỢNG
GIẢI MÃ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Mai Thị Hồng Hải
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài: 4
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong ca dao - dân ca ở Việt Nam 5
2.2 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng 7
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1 Mục đích nghiên cứu 8
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu 9
4.1 Phạm vi tư liệu nghiên cứu 9
4.2 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Những đóng góp của luận văn 12
6 Giới thuyết một số vấn đề biểu tượng 12
7 Cấu trúc luận văn 16
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC CỦA BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI 1.1 Những biểu tượng xuất phát từ tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục, tập quán của dân tộc Thái 17
1.1.1 Biểu tượng rồng 18
1.1.2 Biểu tượng trầu cau 21
1.1.3 Hệ thống biểu tượng trong lễ tục “Kín chiêng boóc mạy” 23
1.2 Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên và đời sống hàng ngày của nhân dân 25
1.2.1 Biểu tượng sông 25
Trang 31.2.2 Biểu tượng chiếc thuyền 27
1.2.3 Biểu tượng cá 28
1.2.4 Biểu tượng cây, hoa, trái 30
*Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 KHẢO SÁT CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI 2.1 Một số vấn đề về tiêu chí phân loại và phương thức miêu tả biểu tượng trong ca dao - dân ca người Thái 33
2.2 Phân loại và miêu tả biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái 36
2.2.1 Hệ thống 1: Biểu tượng là con người 36
2.2.2 Hệ thống 2: Biểu tượng là các vật thể nhân tạo 38
2.2.3 Hệ thống 3: Biểu tượng là các hiện tượng tự nhiên và môi trường tự nhiên 40
2.3 Một số nhận xét về đặc trưng của hệ thống biểu tượng trong ca dao - dân ca người Thái 43
*Tiểu kết chương 2 45
Chương 3 GIẢI MÃ Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG TIÊU BIỂU TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI 3.1 Biểu tượng Hạn khuống 46
3.1.1 Hạn khuống - Biểu tượng của tín ngưỡng phồn thực 46
3.1.2 Hạn khuống - Không gian diễn xướng giao duyên 48
3.2 Biểu tượng sợi chỉ 50
3.2.1 Sợi chỉ - Biểu tượng cho sức mạnh thần kỳ có thể chế ngự được thế lực ma quỷ, tín hiệu cầu sức khỏe, cầu duyên, cầu phúc của dân tộc Thái 50
3.2.2 Sợi chỉ - Biểu tượng của người phụ nữ dân tộc Thái 55
3.2.3 Sợi chỉ - Biểu tượng của tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình 58
3.2.4 Sợi chỉ - Biểu trưng của lòng hiếu khách, đoàn kết cộng đồng 62
Trang 43.3.1 Chim cu gáy - Biểu tượng của sự chung thủy 63
3.3.2 Chim cu gáy - Biểu tượng của tình yêu nam nữ 64
3.4 Giải mã một số biểu tượng khác 65
3.4.1 Còn - Biểu tượng phồn thực và không gian giao duyên 65
3.4.2 Khun Lú, Nàng Ủa - Biểu tượng của tình yêu đôi lứa và sự chia ly, xa cách 67
3.4.3 Rượu cần - Biểu tượng của đoàn kết cộng đồng 70
3.4.4 Khăn Piêu – Biểu tượng của tín ngưỡng tâm linh và vật tín trong tình yêu 73
* Tiểu kết chương 3 75
KẾT LUẬN 77
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 87
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân gian dân tộc Thái nói riêng, ca dao - dân ca là những sáng tác phổ biến rộng rãi và có sức sống lâu bền nhất Trải qua hàng trăm năm các nhà nghiên cứu
đã đến với ca dao - dân ca, phát hiện những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn bản sắc dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích, nhiều người đã nhận thấy các biểu tượng có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ thể loại này
1.2 Ca dao - dân ca dân tộc Thái có rất nhiều biểu tượng đặc sắc, ẩn chứa nhiều nét văn hóa cần giải mã Do đó, có thâm nhập vào thế giới biểu tượng ca dao, chúng ta mới hiểu được thấu đáo những nét đặc thù trong nếp cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của người Thái, những nét đặc trưng của văn hóa dân gian Thái Tìm hiểu văn hóa, văn học dân gian Thái thông qua việc giải
mã các biểu tượng là một hướng đi mới nhưng đã có hiệu quả, rất phù hợp với đặc trưng của thể loại này Hướng nghiên cứu này thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới
1.3 Giải mã các biểu tượng trong ca dao - dân ca của người Thái không những nhận thức được các giá trị văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử, cũng như bức tranh kinh tế xã hội của dân tộc Thái, mà còn góp phần vào việc thực hiện chủ trương coi trọng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc mà nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khóa III đã đề ra
1.4 Bản thân người viết đề tài là một người con của dân tộc Thái, hiện đang công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, phóng viên phụ trách vấn đề dân tộc và miền núi Vì vậy, người viết có những thuận lợi nhất
Trang 6thể là giải mã các biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái Đây cũng là dịp để người viết được bổ sung những tri thức về biểu tượng trong ca dao - dân ca của dân tộc mình Bổ trợ kiến thức rất quan trọng trong quá trình người viết hoàn thiện bản thân khi thực hiện công việc tại cơ quan báo chí của Đảng
và Nhà nước, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến đồng bào dân tộc thiểu số
Từ những lí do trên, người viết lựa chọn đề tài “Giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái” để nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong ca dao - dân ca ở Việt Nam
Một trong những người đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tượng
trong ca dao ở Việt Nam là Vũ Ngọc Phan, soạn giả của bộ sách Tục ngữ, ca dao - dân ca Việt Nam Trong đoạn viết về “Một đặc điểm tư duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cuộc đời: đời người với đời con cò và con bống”,
tác giả cho rằng, trong ca dao, người lao động Việt Nam đã mượn con cò, con
bống để biểu hiện đời sống của mình Ông Viết: “Người lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao là đưa một nhận thức đặc biệt
về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên đây để tượng trưng vài nét đời sống của mình, đồng thời cũng dùng những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ [69, tr 79]
Có nhận định chung rằng: Các nhà nghiên cứu khi khảo sát biểu tượng thường xem chúng như là những yếu tố truyền thống trong ca dao - dân ca
Xem xét ở khía cạnh này, Đặng Văn Lung có bài viết Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, đăng trên tạp chí Văn học năm 1968 Theo tác giả, thuật ngữ “trùng lặp” ở đây được dùng để chỉ những nét đã định hình, đã thành
truyền thống của ca dao Trong ca dao có nhiều yếu tố trùng lặp như hình ảnh,
Trang 7chủ đề, đề tài, kết cấu, ngôn ngữ và biểu tượng Tác giả nêu vấn đề: “Khi nghiên cứu thần thoại, anh hùng ca và truyện cổ tích, nhiều tác giả đã lập được những hệ thống mô-tip trùng lặp và nhờ đó mà giải quyết được nhiều vấn đề lý thú Riêng trong lĩnh vực thơ ca dân gian thì còn ít người bàn tới vấn đề này Phải chăng ta có thể bắt đầu từ những yếu tố trùng lặp trong ca dao mà tìm hiểu được phần nào cái mà chúng ta gọi là“chất ca dao”[49, tr
306] Xu hướng khảo sát biểu tượng trong mối liên hệ với đặc trưng thể loại
ca dao đã được đặt ra từ bài viết này
Năm 1988, tác giả Bùi Công Hùng với bài Biểu tượng thơ ca [37] và tác giả Hà Công Tài với Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian [83] đã trình
bày những vấn đề khái niệm biểu tượng nghệ thuật một cách chi tiết hơn, kết hợp với việc phân tích một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao
Những công trình nghiên cứu tiếp theo của tác giả Trương Thị Nhàn
như: (1991) Giá trị biểu trưng nghệ thuật của một số vật thể nhân tạo trong
ca dao, [55]; (1992) Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một số tín hiệu thẩm mĩ, [56]; (1995) Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao, [57] đã có những đóng góp tiêu biểu trong việc thống kê
và tìm hiểu giá trị biểu trưng, vai trò của hệ thống tín hiệu thẩm mĩ vật thể nhân tạo, hệ thống tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao
Trong cuốn Thi pháp học (1992), GS TS Nguyễn Xuân Kính đã đề
cập đến một số biểu tượng như trúc, mai, hoa nhài, con cò, con bống Tác giả
đã nghiên cứu các biểu tượng về nhiều mặt, đề xuất một số cách hiểu riêng về
ý nghĩa của biểu tượng [45]
Tiếp theo đó, nhiều bài viết, chuyên luận của các tác giả Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến, Nguyễn Phương Châm tiếp tục khẳng định nền móng vững chãi cho việc nghiên cứu biểu tượng ca dao
Trang 8Năm 2001 đến 2005, trong các bài báo, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa đã nghiên cứu một số biểu tượng ca dao trong tính chỉnh thể, chú ý đến những biến thể, những hình thái cũng như ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là mối quan hệ giữa các biểu tượng hàm ẩn nội bật chiều sâu của đặc trưng văn hóa và cảm xúc thẩm mỹ của biểu tượng [29], [30], [31] [32]
Luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2002) đã khảo sát, thống kê khá hoàn
chỉnh về chi tiết các hệ thống biểu tượng trong ca dao người Việt Bao gồm ba
hệ thống lớn, trong đó có nhiều tiểu hệ thống dựa trên tiêu chí đối tượng Tác giả cũng đã thành công khi đưa ra khái niệm biểu tượng nghệ thuật trong ca dao, tìm hiểu nguồn gốc, phân loại, miêu tả, cấu tạo và chức năng của biểu tượng nghệ thuật trong ca dao [22]
2.2 Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng
Đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng trong ca dao người Việt, trong khi các công trình tìm hiểu về biểu tượng trong ca dao - dân
ca truyền thống của các dân tộc thiểu số thì còn khiêm tốn Đã có một số bài
viết đề cập đến vài biểu tượng quen thuộc như biểu tượng cây si trong dân ca
dân tộc Mường, biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông
PGS TS Vũ Anh Tuấn, trong bài viết: Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi, năm 1984, đã nghiên cứu về một số biểu tượng trong văn
học dân gian của các dân tộc ở miền núi Tác giả đã có những tín hiệu giải mã bước đầu về một số biểu tượng của một số dân tộc tiêu biểu Tuy nhiên, vì đây là một hướng đi mới, tại thời điểm đó tác giả tạm thời chỉ dừng lại ở chặng đường gợi mở để thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu [96]
Trang 9Năm 2000, trong luận văn thạc sĩ văn học dân gian Thế giới biểu tượng thần thoại trong mo Mường [90] tác giả Bùi Văn Thành đã phân biệt biểu
tượng với hình tượng và đi vào giải mã một số biểu tượng thần thoại trong mo của dân tộc Mường
Năm 2007, tác giả Đặng Thị Oanh trong luận văn thạc sĩ Giải mã biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông [46] đã tiến hành khảo sát và thống kê
sự xuất hiện của biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông Đồng thời, tác giả đã có những sự giải mã thú vị về biểu tượng lanh trong dân ca dân tộc Mông Qua đó, tác giả đưa ra những lý giải về biểu tượng lanh như: biểu trưng nguồn gốc, dấu hiệu tộc người Mông; biểu trưng cho những sức mạnh thần kỳ, là vật giao tiếp trong thế giới siêu nhiên; biểu tượng của người phụ
nữ Mông; biểu trưng cho tình yêu Sự thành công của công trình nghiên cứu
là đã vận dụng thành công hướng đi mới trong nghiên cứu văn học dân gian
từ mã văn hóa
Về biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái đã có nhiều nhà nghiên cứu
đề cập rải rác trong các công trình của các tác giả Vũ Ngọc Khánh [43], Hoàng Lương [50], Võ Quang Nhơn [62], Mạc Phi [73], Vũ Anh Tuấn [96] Tuy nhiên, đến vấn đề biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái vẫn là mảnh đất mầu mỡ cho các nhà nghiên cứu khai phá
Từ lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái để nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái phong phú và độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái nhằm hướng tới các mục đích sau đây:
Trang 10Thứ nhất, giải mã các biểu tượng trong kho tàng ca dao - dân ca để chỉ
ra các giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc Thái xưa kia tiềm ẩn trong các biểu tượng
Thứ hai, giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái để góp
phần vào việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị của các biểu tượng trong nghệ thuật cũng như đời sống của dân tộc Thái
Thứ ba, giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái còn nhằm
góp thêm tiếng nói khẳng định hướng tiếp cận, nghiên cứu kho tàng văn học, văn hóa dân gian Thái bằng việc giải mã các biểu tượng dưới ánh sáng của mã văn hóa là một hướng đi đúng, hiệu quả
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thống kê, phân loại và miêu tả các biểu tượng xuất hiện trong ca dao - dân ca Thái; Đánh giá tần số xuất hiện và các hướng ngữ nghĩa của một số biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái; Qua đó, có những nhận định khái quát
về tầng sâu văn hóa ẩn chứa trong các biểu tượng của ca dao - dân ca dân tộc Thái
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để giải mã một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao - dân ca Thái Đồng thời, chỉ ra nguồn gốc và ý nghĩa biểu trưng của một số biểu tượng đã được lựa chọn để phân tích
4 Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
4.1 Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Do đặc thù của văn học dân gian có tính dị bản, mặt khác, hiện nay đang còn khá nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu ở các vùng địa lý khác nhau nhưng chưa công bố Do vậy, chúng tôi chủ yếu khảo sát các biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái cổ truyền (trước 1945) và đã được công bố, in ấn,
có sự thống nhất trong giới nghiên cứu Cụ thể, phần khảo sát của chúng tôi được giới hạn trong các tư liệu sau đây:
Trang 11* Tư liệu I: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 17, Dân ca do PGS TS Trần Thị An chủ biên, Viện nghiên cứu Văn hóa -
Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2008 Trong tập này, chúng tôi
khảo sát các bài ca dao - dân ca lao động, dân ca nghi lễ và phong tục của người Thái
*Tư liệu II: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 18, Dân ca do PGS TS Trần Thị An chủ biên, Viện nghiên cứu Văn hóa
- Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH , Hà Nội, 2008 Trong tập này, chúng
tôi khảo sát sự xuất hiện của các biểu tượng ở phần Dân ca trữ tình sinh hoạt của dân tộc Thái
*Tư liệu III: Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 19, Dân ca do PGS TS Trần Thị An chủ biên, Viện nghiên cứu Văn hóa
- Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2008 Khảo sát sự xuất hiện
của các biểu tượng xuất hiện trong các bài Dân ca Tình yêu lứa đôi
*Tư liệu IV Ngoài ra, để tiện so sánh chúng tôi cũng tham khảo các nguồn tư liệu khác như: Hợp tuyển văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa, Hội văn nghệ - Ban dân tộc Thanh Hóa, Nxb Văn học, Hà Nội, 1990
* Tư liệu V; Kho tàng ca dao Xứ Nghệ, Hội văn nghệ dân gian Nghệ
An, Nxb Nghệ An, 1996
Chúng tôi lựa chọn 5 tư liệu này, vì 5 tư liệu trên là tập hợp những bài
ca dao, dân ca của dân tộc Thái ở các địa phương khác nhau, của các nhóm ngành Thái khác nhau Từ những tư liệu đó chúng tôi hy vọng sẽ có những đánh giá tổng quát nhất về biểu tượng trong ca dao - dân ca của dân tộc Thái
ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp các
Trang 12* Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biểu tượng trong ca dao, dân
ca dân tộc Thái Tuy nhiên, trong đời sống, các biểu tượng này tồn tại luôn gắn rất chặt với môi trường văn hóa, văn nghệ dân gian, liên quan đến rất nhiều yếu tố về địa lý, lịch sử của dân tộc Thái Vì vậy, chúng tôi nhận thấy
cần phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, sử dụng thành tựu
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau để có thể tìm hiểu đầy đủ,
sâu sắc hơn về các biểu tượng
* Phương pháp nghiên cứu văn học, văn hóa học
Ca dao - dân ca được ghi chép lại dưới văn bản bằng thơ hoặc văn vần, khi nghiên cứu trước hết phải xuất phát từ những cách thức của văn học thành văn Từ đó, chúng ta mới có thể xác định được ý nghĩa biểu trưng của biểu tượng trong văn cảnh ca dao - dân ca Ngoài ra, khi tìm hiểu còn phải dựa vào đời sống sinh động của ca dao (sinh hoạt ca hát dân gian, môi trường diễn xướng của người Thái), đặc biệt là phải dựa vào đời sống văn hóa của những chủ thể sáng tạo dân gian và việc sử dụng ca dao - dân ca trong sinh hoạt của
nhân dân Do vậy, yêu cầu luận văn đồng thời vận dụng phương pháp nghiên cứu văn học (thi pháp học miêu tả) và phương pháp nghiên cứu của văn hóa học (nghiên cứu một hiện tượng văn hóa)
* Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này cho phép chúng tôi tính toán được số lần xuất hiện của các biểu tượng, qua đó, nhận biết được vị trí của biểu tượng trong thể loại
ca dao - dân ca, trong tâm thức dân gian, nhận biết được đâu là những biểu tượng ưa thích nhất, phổ biến nhất
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như:
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm hiểu ý nghĩa của các biểu
Trang 13tượng một cách sâu sắc hơn, để quá trình giải mã biểu tượng đạt kết quả tốt hơn
5 Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, thông qua việc thống kê, phân loại các biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái, luận văn có được những số liệu đáng tin cậy về tần số xuất hiện, các hình thức biểu hiện, hướng nghĩa cơ bản của các biểu tượng Đồng thời góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm khái niệm biểu tượng trong ca dao - dân ca Việt Nam nói chung và trong ca dao - dân ca dân tộc Thái nói riêng
Thứ hai, bước đầu xác lập một hệ thống các nghĩa biểu trưng của biểu
tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
Thứ ba, giải mã một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao - dân ca để
tìm hiểu nguồn gốc văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc Thái
Đồng thời, chỉ ra một số ý nghĩa biểu trưng của một số biểu tượng mà những
công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, hoặc chưa có điều kiện để tìm hiểu hết
Thứ tư, luận văn một lần nữa góp phần khẳng định để đi đến thuyết phục về những giá trị của các biểu tượng trong văn hóa, văn học dân gian dân tộc Thái
6 Giới thuyết một số vấn đề biểu tượng
* Khái niệm về biểu tượng
Hiện nay, trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều khái niệm về biểu tượng Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi xin được điểm qua một số khái niệm tiêu biểu được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm:
Thuật ngữ biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp:
Symbolum, là dấu hiệu nhận nhau, có ý nghĩa tương đương với từ Sign (kí hiệu), Signal (tín hiệu) Cũng có lý thuyết co rằng chữ Symbol bắt nguồn từ
Trang 14động từ Hy Lạp, Symbollo có nghĩa là ném vào vị trí, liên kết, suy nghĩ về, thỏa thuận, ước hẹn [28; tr 20]
Thuật ngữ biểu tượng trong tiếng Hán, biểu có nghĩa là dấu hiệu, tỏ rõ, bày ra Như vậy, biểu tượng được hiểu là một hình ảnh nào đó được phô ra
để tạo thành dấu hiệu tượng trưng, nhằm diễn đạt ý nghĩa nào đó mang tính trừu tượng [28; tr.21]
Từ điển Pitit Larousse viết: “Biểu tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật biểu hiện một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì đó” [28; tr 21]
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ cho rằng: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người
và cuộc đời“ [26; tr 24]
Theo tác giả Đoàn Văn Chúc, biểu tượng bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tĩnh cũng như động tác động đến tai và mắt, gây ra trong tâm hồn người những rung động khoái trá về chúng, tất nhiên với các khía cạnh và mức độ khác nhau Để tri giác cái bất khả tri giác người ta dùng một vật môi giới gọi
là biểu tượng Nói cách khác, biểu tượng là ngôn ngữ của cái bất khả tri giác (không trông thấy, không nghe thấy, không sờ thấy ) [12; tr 66]
PGS TS Nguyễn Thị Bích Hà trong chuyên đề Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian [23] cũng cùng quan điểm trên của tác giả Đoàn Văn Chúc, cho rằng: “Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác được cái bất khả tri giác Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong, nhiều khi khó nắm bắt “
Trang 15Tất cả những khái niệm nêu trên đều đề cập đến những yếu tố của biểu
tượng như dùng hình ảnh này để tỏ nghĩa nọ, dùng một hình ảnh cụ thể để nói lên trừu tượng có nhiều tầng bậc nghĩa, là những hình ảnh tượng trưng được cộng đồng chấp nhận trong thời gian dài Từ thực tiễn luận văn này, chúng
tôi thấy khái niệm của PGS TS Nguyễn Thị Bích Hà là phù hợp để vận dụng khi giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
*Phân biệt biểu tượng với hình tượng
Hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong các tác phẩm nghệ thuật Hình tượng nghệ thuật có một số đặc điểm giống với biểu tượng văn học dân gian Thứ nhất, chúng đều được biểu hiện bằng giá trị nhận thức cảm tính, chủ quan trong việc phản ánh thực tại khách quan của nghệ sĩ Thứ hai, cả hai đều sử dụng những phương tiện biểu đạt chung là ngôn ngữ
Giữa hình tượng nghệ thuật và biểu tượng có những điểm khác nhau cơ bản như: Cùng là giá trị nhận thức cảm tính nhưng sự tồn tại của hình tượng nghệ thuật không bao giờ vượt quá giới hạn của một hình thức biểu đạt cụ thể, trong khi biểu tượng lại vượt quá khuôn khổ của sự biểu đạt, biểu nghĩa Hình tượng nghệ thuật chỉ chuyển tải được ý nghĩa biểu đạt duy nhất mà ở đây người nghệ sĩ có quyền lựa chọn hiện thực phản ánh, thậm chí có quyền hư cấu để tạo ra hiện thực mới, còn biểu tượng thì năng lực biểu hiện của nó rộng lớn hơn cái ý nghĩa gắn cho nó một cách nhân tạo Nó có một sức vang cốt yếu và tự sinh Âm vang đó giục ta lắng sâu vào cuộc sống sinh tồn của chính mình Nó chuyển hướng tồn tại của ta Biểu tượng thực sự có tính cách tân
Nó không dừng lại ở chỗ tạo nên những cộng hưởng, nó giục gọi sự biến đổi trong chiều sâu [90; tr 39]
Bên cạnh đó, trong biểu tượng các giá trị nhận thức của con người bao
Trang 16biến Ngược lại, hình tượng nghệ thuật quan tâm đến sự tự do, sự hoàn mĩ, độc đáo và sự khác biệt Sự trùng hợp, tương đương sẽ giết chết hình tượng nghệ thuật [90; tr 40]
*Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ
V.I Eremina đã phân biệt ẩn dụ và biểu tượng như sau: Ẩn dụ là thơ ca dân gian được sinh ra tức thời và mất đi khá nhanh Biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài và sau đó sống hàng trăm năm Ẩn dụ là yếu tố biến đổi, còn biểu tượng thì không đổi, bền vững Ẩn dụ là một phạm trù thẩm
mĩ và phần lớn tự do tách khỏi phong cách ước lệ Biểu tượng thì ngược lại, được giới hạn nghiêm túc bởi hệ thống thi ca xác định [102; tr 86]
Phát triển từ ý kiến của V.I Eremina, tác giả Phạm Thu Yến bổ sung và
làm rõ thêm sự khác nhau giữa biểu tượng và ẩn dụ: Biểu tượng mang tính kí hiệu, tính qui ước, nghĩa là chỉ cần nêu hình ảnh biểu tượng lên người đọc đã hiểu cái mà nó biểu trưng, còn ẩn dụ tự do hơn, thường được tạo ra không phải chỉ bằng một hai hình ảnh mà phải bằng vài hình ảnh Vì thế, các yếu tố cần phải dựa vào nhau để giải mã ẩn dụ Ẩn dụ linh hoạt, trường liên tưởng rộng rãi hơn biểu tượng, nhưng không bền vững bằng biểu tượng [102; tr 86]
Sự phân biệt trên đây nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa biểu tượng nghệ thuật với hình tượng, ẩn dụ Việc làm này nhằm hỗ trợ về mặt lí luận để quá trình khảo sát, phân loại, miêu tả và giải mã các biểu tượng trong
ca dao - dân ca tránh được sự nhầm lẫn, chỉ ra được sâu sắc ý nghĩa biểu tượng Tuy nhiên, sự phân định chỉ mang ý nghĩa tương đối mà không thể có
sự phân định rành mạch Bởi lẽ, biểu tượng chính là ẩn dụ được sử dụng ở mật độ cao mang tính quy ước [102; tr 86] Còn hình tượng là những biến thể của biểu tượng trong tác phẩm văn học [31; tr 39]
Trang 17Việc phân biệt biểu tượng với hình tượng và ẩn dụ là để tránh nhầm lẫn trong quá trình khảo sát, thống kê, phân loại và giải mã các biểu tượng trong
ca dao - dân ca Thái
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung luận văn gồm có 3 chương
- Chương 1: Khái quát về nguồn gốc của biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
- Chương 2: Khảo sát các biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
- Chương 3: Giải mã một số biểu tượng tiêu biểu trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
Trang 18và lớn lên không chỉ trên mảnh đất của ca dao - dân ca mà còn trên mảnh đất của các loại hình văn hóa, văn nghệ khác Bên cạnh đó, trong mỗi một biểu tượng chứa đựng trong đó nhiều bí ẩn về sự ra đời, tồn tại và phát triển của lịch sử - xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân tộc Thái Chính vì
lẽ đó, lĩnh hội được nghĩa biểu trưng của biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái không phải lúc nào cũng dễ dàng
Bước đầu tìm hiểu, chúng tôi cho rằng biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái được hình thành từ hai mạch nguồn cơ bản sau đây:
1.1 Những biểu tượng xuất phát từ tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục, tập quán của dân tộc Thái
Từ xa xưa, người Thái sống ở những vùng đất có nhiều mối nguy hiểm
từ thiên nhiên và nguy cơ của sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài Để chế ngự sức mạnh của thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người, dân tộc Thái biết đắp đập ngăn các dòng suối, đào mương lấy nước làm ruộng, dựng nhà sàn để tránh thú dữ Họ tôn thờ các con vật gần gũi trong cuộc sống, những người có sức mạnh trở thành những vị thần để bảo vệ sức khỏe, mùa màng cho bản làng, gia đình Người Thái còn dùng nhiều vật dụng trong cuộc sống,
Trang 19thổi hồn và gắn cho nó một ý nghĩa tâm linh Do đó, tín ngưỡng tâm linh luôn song hành cùng các nghi lễ được diễn ra hàng năm như: lễ cầu mùa, mừng cơm mới, làm vía cầu sức khỏe Người Thái cũng có rất nhiều lễ hội, thông qua các lễ hội đồng bào bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đến những người đã
có công khai phá và bảo vệ bản mường Đồng thời, đó cũng là thời gian để họ tăng cường sự đoàn kết trong cộng đồng và để được vui chơi, giải trí Đời sống tâm linh của người Thái rất giàu bản sắc Chính vì vậy, những biểu tượng được hình thành từ tín ngưỡng - nghi lễ và phong tục, tập quán trong ca dao - dân ca Thái rất đa dạng và phong phú
Các biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái được hình thành từ tín ngưỡng- nghi lễ, và phong tục, tập quán như: Rồng, sợi chỉ, vòng đồng, vòng bạc, chiếc áo, khăn piêu, trầu cau, đôi đũa, hạn khuống Dưới đây là một vài lý giải về nguồn gốc của một số biểu tượng tiêu biểu
1.1.1 Biểu tượng rồng
Biểu tượng rồng có nguồn gốc từ các thần thoại, truyền thuyết, từ phong tục, tập quán và tín ngưỡng của các dân tộc sống ở khu vực Châu Á, trong đó có dân tộc Việt, dân tộc Thái Rồng là con vật tưởng tượng, được xếp ở vị trí đứng đầu trong bộ tứ linh “long, ly, quy, phụng” Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên mẫu của con rồng là con cá sấu, rắn hoặc thuồng luồng Có thuyết cho rằng, con rồng bắt nguồn từ Trung Quốc, từ đó hình ảnh con vật này mới lan sang các quốc gia khác, thậm chí sang đến tận các nước
Châu Âu Chính vì lẽ đó, trên con đường thiên di hình ảnh con vật thần thoại
này có sự thay đổi theo nếp nghĩ của cư dân sống ở các vùng miền địa lý khác nhau Vì là con vật không có thực, nên tùy theo lối tư duy và thị hiếu thẩm mỹ của từng dân tộc, từng khu vực mà hình ảnh rồng cũng được thay đổi cho phù hợp Trong khi người phương Đông coi con rồng là vật linh thiêng, tượng
Trang 20Tây, rồng là con vật đầu chó, cánh dơi, vuốt sư tử, đuôi rắn tượng trưng cho sức mạnh ma quỉ, chuyên quấy rối, hại người [22, tr 58]
Trên đất nước ta, từ lâu đã truyền tụng câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên Tổ tiên của người Việt có cha là Lạc Long Quân mang trong mình nòi
rồng, mình rồng và mẹ Âu Cơ, dòng dõi tiên Nhiều chứng cứ khoa học cho rằng, biểu tượng rồng của người Việt có nguồn gốc từ Việt Nam, Đông Nam
Á Trong đó, đáng chú ý như kết quả khảo cứu về phong tục học, khảo cổ học đã góp phần khẳng định quan điểm này
Trên các công trình kiến trúc của dân tộc Việt như cung điện, đình, chùa, đền, miếu rồng trở thành một mô típ trang trí phổ biến Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, người Việt thường dùng hình ảnh rồng để diễn đạt những suy nghĩ, những tư tưởng của mình như: rồng bay phượng múa, đầu rồng đuôi tôm, trứng rồng rồi lại nở ra rồng
Ở thời kỳ phong kiến, rồng là biểu tượng của quyền lực giai cấp thống trị Khi nhắc đến rồng là phải cẩn trọng để tránh xúc phạm đến nhà vua, tránh
bị khép vào tội khi quân phạm thượng Tuy nhiên, trong dân gian, người Việt
hay ví von mình với con vật tượng trưng cho quyền uy đó Việc bình dân hóa biểu tượng này giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới quan, nhân sinh quan của nhân dân
Đối với dân tộc Thái, đồng bào quan niệm rồng (tô ngước) là con vật
đẹp nhất, đáng yêu nhất Rồng là biểu tượng của những gì tốt đẹp nhất: Sự biến đổi, phát triển, thanh bình và hạnh phúc Người Thái cho rằng, rồng có
nhiều loại như: Rồng đất (ngước đín), rồng nước (ngước nặm), rồng người (ngước cưn), rồng còn (ngước còn) đó là biểu tượng của hồn sông đất nước,
hồn của cải Trong trí tưởng tượng của người Thái xưa, rồng có thân hình vuông, đuôi dài, thân và đuôi đều có tua với nhiều mầu sắc rực rỡ Chính vì vậy, con rồng đã được dân tộc Thái thổi hồn vào quả còn, một vật quen thuộc
Trang 21trong trò chơi dân gian mang đậm tính phồn thực: tung còn Theo họ, rồng còn thường bay theo quỹ đạo vòng cung, như dáng cầu vồng Năm nào rồng còn xuất hiện nhiều thì mưa thuận gió hòa, dân bản khỏe mạnh yên vui, vụ
mùa xanh tốt bội thu Rồng xuất hiện trong ca dao - dân ca Thái như một biểu tượng với ý nghĩa ước mong cầu sức khỏe, hạnh phúc:
…Vía thuôn như con én
Vía lấp lánh như con rồng
Rồng xuống nước không chìm Rồng xuống cát xuống đá không mờ không mốc…
(2, tr 543) Trong thực tế đời sống tín ngưỡng của dân tộc Thái ở một số vùng tại Việt Nam, rồng trong suy nghĩ của họ thực chất là con thuồng luồng Điều đó
lí giải, trong rất nhiều truyện cổ của người Thái có xuất hiện mô típ con thuồng luồng như là một sự báo hiệu những điều không may mắn Người Thái
ở Mai Châu, Mộc Châu, Thuận Châu tỉnh Sơn La trước đây thường tổ chức lễ hội cầu an cho bản mường vào cuối tháng Giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm, gắn với tục giết trâu hiến sinh cầu và tạ thần linh, được biểu hiện qua hình tượng con thuồng luồng (hình tượng thủy thần, con rồng) hoặc qua tiếng sấm Lễ hội nhằm cầu mong mùa màng bội thu, sức khỏe cho cộng đồng Con thuồng luồng (rồng nước) trong đời sống tâm linh của người Thái ở Việt Nam
có một vị trí rất quan trọng Nó xuất phát từ thực tiễn đời sống lao động, sản xuất nông nghiệp và nghề chài lưới trên sông của dân tộc này Nghi lễ trong lễ hội cầu an của người Thái liên quan đến con rồng (thuồng luồng) cơ bản là hiến sinh trâu (nơi là một cặp trâu đực to, trắng - đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn) Ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong lễ xên bản, xên mường, người ta hiến tế cặp trâu đen - trắng cỡ từ mười tuổi trở lên Hai trâu, nhưng
Trang 22là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngược)
Tóm lại, con rồng, theo quan niệm của người Thái có rất nhiều loại (như đã nói ở trên) và nó có hai mặt tốt và xấu Cho nên, biểu tượng con rồng xuất hiện trong ca dao – dân ca Thái cũng ở những cung bậc trạng thái, nghĩa biểu trưng không giống nhau như là điều may rủi, hạnh phúc, khổ đau, sung sướng hoặc khó khăn
1.1.2 Biểu tượng trầu cau
Trầu, cau là biểu tượng có nguồn gốc lâu đời trong nền văn hóa các dân tộc ở Việt Nam Tục ăn trầu nhuộm răng là nét văn hóa cổ truyền của cư dân nông nghiệp
Sử liệu cổ nhất cho đến ngày nay công bố là chiếc bình vôi và cối giã trầu được tìm thấy qua các lần khai quật mộ cổ ở Thanh Hóa, có niên đại khoảng những năm 960 - 1172 Niên kỷ những chiếc bình vôi này ứng với
một số sử liệu khác, sách “Văn hiến thông khảo” chép: “Năm Thuần Hóa thứ nhất (990), vua Tống sai sứ sang phong cho Lê Hoàn chức sắc đặc tiến Sử thần là Tống Cảo thuật lại rằng “Lê Hoàn cầm cương ngựa, với sứ giả cùng
đi, rồi lấy trầu mời trên mình ngựa, đấy là tục mời khách rất quý” Theo tác
giả Tạ Đức, với người Việt, rất có cơ sở để tin tục ăn trầu có từ thời vua Hùng Tại di chỉ Gò Mun (Vĩnh Phúc), trung tâm của cố đô Văn Lang, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều miếng cau khô có tuổi khoảng 3000 năm Tục
ăn trầu xa xưa như thế, nên sức lan tỏa của nó cũng rất mạnh, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam [22, tr.62]
Đến nay, có thể khẳng định ở Việt Nam có rất nhiều dân tộc ăn trầu như Mường, Thái, Chăm, Co, Xinh Mun, Mơ nông Trầu được nhiều dân tộc, nhiều người ưa thích vì nó có nhiều tác dụng, như: thơm ngon, hạ khí, tiêu cơm, môi đỏ, má hồng tự nhiên, làm tôn thêm sắc đẹp, đặc biệt là đối với
Trang 23phụ nữ Miếng trầu đi vào cuộc sống dân gian như một phần không thể thiếu, thậm chí từ vua chúa, quan lại cũng ăn trầu
Têm trầu, thưởng thức trầu cũng lắm công phu, thể hiện được sự hiểu biết, khéo léo và tinh hoa của người thưởng thức Cho nên, nhờ miếng trầu
têm cánh phượng mà cô Tấm trong truyện cổ tích “Tấm Cám” đã được hạnh
phúc, trở về với cuộc sống con người, chấm dứt kiếp luân hồi Từ xưa đến nay, một cơi trầu têm khéo có thể nói lên tài hoa của những cô gái Trong mọi quan hệ giao tiếp của người Thái nói riêng, dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu
số nói chung, miếng trầu có một vị trí rất quan trọng Người Kinh có câu tục
ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thì người Thái cũng có câu “Miếng trầu
là đầu cơ duyên”
Đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào khẳng định, người Thái biết ăn trầu từ khi nào? Thế nhưng, sẽ không phải bàn cãi khi nói, khi có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Thái cũng đã biết ăn trầu, nhuộm răng như người Việt Chính vì vậy, trầu cau cũng trở thành một biểu tượng văn hóa trong phong tục dân gian của dân tộc Thái Trong nhiều bài ca dao - dân ca (bài khặp) của người Thái luôn có hình ảnh trầu cau để tượng trưng cho tình yêu như: miếng trầu gói chung khăn, trầu trong hộp, cau trong khăn
Ta yêu nhau,
Nhưng chưa được ăn miếng trầu gói chăng khăn!
Yêu nhau, Nhưng chưa được hút chung một điếu!
Anh mới yêu em Nhà cửa xa ngái
(40, tr 301) Cũng có khi trầu cau là vật cúng tổ tiên cầu mong sức khỏe cho con
Trang 24Việt Nam cũng làm Tuy nhiên, mỗi một dân tộc lại gắn cho nó một ý nghĩa
cụ thể khác nhau Đối với dân tộc Thái, trầu cau là thứ quen thuộc không chỉ
ở cõi sống mà cả thế giới bên kia tổ tiên cũng dùng đến mỗi khi có sự kiện quan trọng của gia đình, bản làng
Tất cả những ý nghĩa sâu sắc được biểu trưng bởi trầu cau đều là những giá trị tinh thần truyền thống đẹp đẽ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trên nền tảng của văn hóa trầu cau, biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái được xuất hiện và có một vị trí khá quan trọng, được dân gian yêu thích và sử dụng để nhắc nhở, khơi gợi cho mọi người hướng về một cuộc sống đạo lý, nghĩa tình, thủy chung
1.1.3 Hệ thống biểu tượng trong lễ tục “Kín chiêng boóc mạy”
Kín chiêng boóc mạy có nghĩa là ăn mừng hoa mùa xuân, hoặc là ăn
Tết mừng hoa Đây là một tiết mục diễn xướng của người Thái ở Bá Thước, Thanh Hóa [43, tr.195] Những phần liên quan đến lễ tục này xuất hiện khá nhiều trong ca dao - dân ca Thái dưới các dạng thức khác nhau như: hoa, soi hoa, dây sẳng, me khoa Giải mã các biểu tượng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, lý giải dựa trên nguồn gốc xuất hiện của nó trong các phong tục,
lễ hội, diễn xướng dân gian Tìm hiểu về các biểu tượng trong lễ tục Kín chiêng boóc mạy là một trong những thao tác như vậy
Để tiến hành lễ diễn xướng, bà con chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: Một cây hoa, các con giống, dây sai hẳng, dụng cụ âm nhạc Nhân vật chính
trong trò diễn này là người được gọi là me khóa Có người giúp việc gọi là noọng chủa Me khóa mặc váy đẹp, áo đỏ, đội khăn piêu Noọng chủa mặc
quần áo bình thường, nhưng phải giặt sạch, đầu chít khăn trắng, lưng nịt dây gai thẳng, hai tay cầm hai khúc tre để gõ nhịp Cây hoa dựng giữa nhà Bên cạnh cây hoa là một chĩnh rượu cần Trên miệng chĩnh có sừng trâu nhưng vót bằng tre
Trang 25Mở đầu diễn xướng, me khóa mang ra một bát gạo nếp và cắm lên đó
một quả trứng gà, đặt dưới cây hoa Đi vòng quanh cây hoa theo ngược chiều kim đồng hồ, vừa đi vừa hát (khặp) những bài dân ca tùy hứng Phía ngoài có
người thổi kèn pí một (một loại nhạc cụ của dân tộc Thái) đệm theo Lời khặp
đại khái là lời mời con trai, con gái bản làng cùng bà con các vùng khác ở
“bốn góc trời, năm góc đất” về dự cuộc vui Kín chiêng boóc mạy Diễn xướng
được diễn ra suốt một đêm và trải qua các trò diễn lần lượt: 1 Đánh thức chương, 2 Soi hoa, 3 Phi ngựa, 4 Mời Tạo, 5 Đọc chữ, 6 Thổi khèn bè đánh đàn môi, 7 Người Xá đến thăm, 8 Người Lào đến thăm, 9 Người Kinh đến, 10 Người lùn đến, 11 Nhân vật “ước mé hạng”, 12 Người bướu cổ, 13 Người mù lòa, 14 Nhân vật “ái uổng”, 15 Săn nai, 16 Xúc cá, 17 Hái nấm,
18 Lấy ong, 19 Chăn vịt, 20 Cọp bắt lợn, gấu ăn ngô, cang cói mò cá, 21 Cắt tranh, 22 Ru con, 23 Rặn trâu, 24 Thuồng luồng, 25 Mé phi xeo (nhân vật nhại)
Me khóa hát một bài đại ý nói chương đã thu quân, tất cả mọi người trên sàn cùng hòa với nhau, ca hát giao duyên Thế là hết buổi kín chiêng boóc mạy Điều đặc biệt, được lắng nghe những bài khặp trong cuộc diễn
xướng với các phần, người chứng kiến được hòa mình vào một thế giới cổ tích xa xưa của dân tộc Thái Qua đó, sẽ có nhiều lý giải thú vị về quan niệm nhân sinh, về các phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Thái ở Việt Nam
Tóm lại, các biểu tượng có nguồn gốc từ tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục đều có cái cốt lịch sử - văn hóa - xã hội lâu đời Trên đây chỉ là những lý giải bước đầu ở một số ví dụ điển hình trong nhóm các biểu tượng được hình thành từ tín ngưỡng, nghi lễ và phong tục của dân tộc Thái Bởi, mỗi một biểu tượng là sự kết tinh của nhiều giá trị tinh tế từ trong nền văn hóa lâu đời của
Trang 26tâm hồn, quê hương, đất nước của con người vùng cao Do đó, tìm hiểu tất cả các biểu tượng xuất hiện trong ca dao - dân ca Thái là một việc làm phức tạp,
rất cần được thực hiện ở một cấp độ cao hơn trong những công trình tiếp theo
1.2 Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên và đời sống hàng ngày của nhân dân
Trong ca dao - dân ca dân tộc Thái, nhiều biểu tượng được hình thành
từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên, đời sống xã hội của nhân dân Những biểu tượng trong nhóm này chiếm số lượng lớn nhất so với các nhóm có nguồn gốc khác Bởi lẽ, cái nôi lớn nhất của nghệ thuật là hiện thực đời sống Chúng tôi cho rằng, thông qua quan sát hàng ngày mà người Thái dân gian xưa đã dần hình thành các biểu tượng trong ca dao - dân ca, như: chim cu gáy, bông hoa, bờ nương, bờ ruộng, cá bống đớp sao, nước, sông, thuyền, trăng Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi mạnh dạn lý giải nguồn gốc của một số biểu tượng tiêu biểu sau đây:
1.2.1 Biểu tượng sông
Cuộc sống của người Thái gắn bó chặt chẽ với các dòng sông, dòng suối, vì vậy, trong ca dao - dân ca, sông đã trở thành biểu tượng cho nhiều giá trị liên quan đến con người Từ xa xưa, người Thái đã thiên di về định cư bên các dòng sông lớn như: sông Chu, sông Đà, sông Mã Họ tận dụng sức nước để giã gạo, đắp các dòng suối nhỏ dẫn nước vào các thửa ruộng bậc thang để trồng lúa, đánh bắt cá phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày Bên các dòng suối, dòng sông còn là nơi sinh hoạt tập thể, là không gian tỏ tình yêu thương của chàng trai cô gái, không gian diễn ra các cuộc hát giao duyên
Môi trường sống có tác động đến con người về nhiều mặt Thiên nhiên luôn khắc nghiệt, con người luôn phải lệ thuộc hoặc là chinh phục nó Thế nhưng, thời xa xưa, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, con người luôn bị
Trang 27chi phối lệ thuộc vào thiên nhiên, thích ứng với nó để tồn tại Người Thái sống ven các dòng suối, dòng sông có sức nước lớn, lắm thác ghềnh, nhiều vực Sông là nơi thử thách ý chí dũng cảm vượt qua khó khăn của con người Con sông có thể nuôi sống con người, nhưng cũng vì nó con người đã trải qua bao nhiêu thảm họa Tuy nhiên, lúc nào người Thái cũng biết ơn thiên nhiên đã ban tặng cho người những dòng phù sa bồi đắp nên những thửa ruộng, làm nên những cánh đồng tốt tươi, mang đến cho con người sự sống
Họ hay ví dòng sông Mã như mẹ, còn những dòng suối, dòng sông nhỏ khác
là con Sông Mẹ đổ ra biển và không bao giờ cạn
Lâu dần, sự tích tụ của hình ảnh con sông đã đi vào nhiều bài đồng dao,
ca dao - dân ca để lại trong tâm trí con người một mối quan hệ sông - con người Sông cũng là con người với những tính cách, trạng thái, cảnh đời
Sông Mã, sông Đà, sông Chu xuất hiện nhiều trong ca dao - dân ca Thái như sự thách thức của thời gian, không gian với tấm lòng chung thủy của con người
Bao giờ nước sông Mã cạn bằng đĩa Dòng sông Chu nhỏ bằng đũa
Cá bu nhảy đớp ông sao
Ta hãy quên nhau
(40, tr 310) Trong ca dao - dân ca dân tộc Thái, biểu tượng sông, suối luôn được dân gian sử dụng để so sánh sự thủy chung son sắt của những người vợ đối với chồng Đó là sự gắn kết cái vô hạn của thiên nhiên với cái vô hạn của tình yêu thương của con người dành cho nhau Tư duy hình ảnh của người Thái rất
cụ thể nhưng cũng rất trừu tượng Dòng sông, con suối là cái nhìn thấy, con người có thể nắm bắt và trải nghiệm, nhưng khi đem so sánh với tình cảm
Trang 28thiêng liêng của con người với cái cụ thể ấy nó lại trở nên trừu tượng và thật đáng trân trọng
1.2.2 Biểu tượng chiếc thuyền
Có sông, suối thì ắt phải có phương tiện đi lại, do đó chúng ta không thể không nghĩ đến thuyền Từ xa xưa, người Thái đi lại chủ yếu bằng ngựa hoặc đi bộ, thế nhưng phương tiện đường thủy cũng rất quen thuộc với họ Người Thái là một trong những dân tộc thiểu số phát triển rất sớm về phương tiện đường thủy Bởi, môi trường sống của họ là ven các dòng suối, con sông lớn Chính vì vậy, phương tiện đi lại trên sông của họ rất đa dạng từ thuyền bằng luồng, nứa, đến bè, mảng, thuyền độc mộc… Việc sáng tạo ra những phương tiện này đã giúp cho cư dân Thái được thuận lợi hơn trong quá trình giao lưu, giao thương với các dân tộc khác Do sự khác biệt về địa hình lòng sông lắm thác, nhiều gềnh nên cư dân vùng núi cao chỉ có thể di chuyển bằng thuyền độc mộc, bè mảng bằng luồng, nứa có chiều dài và rộng vừa phải… chứ không có những chiếc thuyền gỗ lớn, những thuyền rồng, thuyền chài, thuyền tam bản, thuyền thong, thuyền thoi… như cư dân miền xuôi
Không chỉ là phương tiện giao thông quan trọng, con thuyền còn là phương tiện dùng để kiếm sống của người Thái xưa và nay Họ dùng thuyền
để đánh bắt tôm, cá, cua, ốc… dưới các dòng suối, con sông, dùng thuyền bè
để vận chuyển các sản vật từ miền núi, vùng cao xuống các chợ ở miền xuôi
để trao đổi, mua bán công cụ lao động, muối ăn…Con thuyền và dòng sông
đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc đối với dân tộc Thái
Con thuyền trong cuộc sống hàng ngày dần dà đi vào văn hóa nghệ thuật dân gian Trên những hoa văn trang phục của phụ nữ Thái, ngoài những hình họa như con hươu, mặt trời, hoa, lá chiếc thuyền độc mộc đang xuôi dòng cũng không thể thiếu trên chân váy của phụ nữ Thái ở Thanh Hóa, những cư dân sống kiên trì, mãnh liệt bên dòng sông Mã Trong các câu
Trang 29chuyện thần thoại về lập bản, lập mường của người Thái ở mường Ca Da (nay
là thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) luôn nhắc đến những vị anh hùng
đã có công vượt qua trăm sông, ngàn suối bằng thuyền về đây khai phá, biến nơi đây thành bản làng trù phú như ngày hôm nay [99]
Trong đời sống vật chất hàng ngày, sự vật nào đối với họ là quan trọng thì trong đời sống tinh thần, sự vật đó cũng được chú ý Sự có mặt của hình ảnh con thuyền trong nhiều lĩnh vực văn hóa dân gian là một bằng chứng Từ đây, con thuyền đi vào ca dao - dân ca với cả nghĩa đen và nghĩa bóng Chiếc thuyền được đem ứng với tính cách, đời sống tình cảm của con người Và rồi cũng dần dà con thuyền trở thành một biểu tượng Chiếc thuyền là tình yêu đôi lứa, là số phận lênh đênh gặp nhiều sóng gió của con người…Và, đối với chàng trai Thái, chiếc thuyền còn giống như một tiêu chuẩn để đạt tới sự toàn diện của một người đàn ông trưởng thành Giúp họ đủ tự tin khi đứng trước các cô gái và trao lời yêu thương
Anh muốn chơi với nước, nhưng chưa thạo quăng chài
Muốn chơi với thuyền, với bè nhưng chưa quen chèo chống
Muốn lật chăn vào với người tình nhưng chưa phải là rể
(3, tr 951)
1.2.3 Biểu tượng cá
Trong ca dao - dân ca Thái, cá là hình ảnh quen thuộc giới thiệu về sản vật của một vùng quê, không chỉ có vậy, cá còn được dân gian đưa vào câu hát của họ để biểu hiện những phẩm chất của phụ nữ, là số phận của con người nơi miền sơn cước
Là cư dân sống ven sông, suối nên người Thái rất thông thạo việc đánh bắt tôm cá Đây là một trong nghề phổ biến từ xa xưa đến nay của đồng bào Thái Những món ăn từ cá bống, cá bu, cá mọm, cá trôi… đã trở thành những
Trang 30câu “Cáy măn mok má ha, báu tó pá pỉnh tộp ma sú”, nghĩa là “Gà tơ tần đem đến, không bằng mời cá nướng gắp” Họ đánh giá rất cao món cá nướng
này không chỉ bởi sự sang trọng của giá trị ẩm thực, mà nó còn tinh tế bởi sự ước lượng chuẩn xác và bàn tay khéo léo của người làm ra nó Từ xa xưa, món ăn được chế biến từ cá đã được đồng bào Thái ở Sơn La, Lai Châu, Thanh Hóa… rất ưa thích Cá là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của người Thái
Đối với dân tộc Thái ở Việt Nam, con cá xuất hiện trong suốt vòng đời một con người, từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành và khi về nơi chín suối Khi đứa trẻ mới chào đời, người mẹ lấy đôi đũa mới gắp miếng cá nướng chấm vào miệng, làm như vậy là bé sơ sinh cũng được hưởng miếng cơm cá mà lớn khôn Bởi lẽ, đối với người Thái, “Cơm trắng, miếng cá bạc”
là biểu tượng cho sự no đủ, hạnh phúc Đến khi trưởng thành, con cá là lễ vật quan trọng của nhà trai mang đến tặng nhà gái Khi ốm đau, bệnh tật con cá là
đồ cúng dâng thần linh để cầu mong sức khỏe
Trong đời sống tinh thần của người Thái, các loài cá chính là thần nước, mà nước có vai trò quan trọng trong cả sản xuất và đời sống Người Thái có câu “Mi nặm chắng pín na, mi na chắng pín bản” (Nghĩa là “Có nước mới thành ruộng, có ruộng mới thành bản”) Dân tộc Thái ở Việt Nam chủ yếu làm lúa nước, họ tập trung sinh sống trên các cánh đồng lớn của Tây Bắc, các cánh đồng ruộng bậc thang ở Thanh Hóa, Nghệ An Mọi cánh đồng đều được các nguồn nước tự nhiên do các con suối lớn nhỏ và trên các cánh đồng các loại cá cũng có môi trường để sinh sống Chính vì vậy, cá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc và trở thành món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày, trong các lễ tết, phong tục, lễ hội của dân tộc Thái
Cá xuất hiện ở nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của người Thái như: lễ cúng thần bản, thần mường (xên bản, xên mường), là món
Trang 31cúng quan trọng của lễ ăn cơm mới (kín khẩu mớ), món cá đồ (pá nửng) trong việc cúng vía (ệt khoắn) Trong hôn nhân, cá chua, cá sấy khô (pá xổm, pá giảng) là loại lễ vật bắt buộc nhà trai phải đưa sang nhà gái
Bên cạnh đó, dân tộc Thái còn có cả Tết dành riêng cho món ăn cá, gọi
là Tết kín pá (Tết ăn cá) Vào dịp này, đồng bào chế biến rất nhiều món ăn từ
cá với nhiều hương vị và đa dạng về mầu sắc Qua đó có thể thấy được sự quan trọng của cá đối với đời sống vật chất nói chung và văn hóa ẩm thực nói riêng của dân tộc Thái
Từ đời sống hàng ngày, loài vật này đi vào thế giới của văn học dân gian như một lẽ tự nhiên có mối quan hệ khăng khít Đó là sự gắn bó, thủy chung của tình vợ chồng, tình yêu mới chớm nở giữa các chàng trai cô gái…
…Anh hãy cùng với em
Em quyết theo anh
Em tin cá mọm, chớ phải con mọm cụt đuôi
Em tin cá trôi, chớ phải con trôi cong đuôi
Em tin ở tình yêu, chớ phải tình yêu người khác
(3, tr 175)
1.2.4 Biểu tượng cây, hoa, trái
Cùng với những biểu tượng trong thế giới động vật, thế giới thực vật cũng là nguồn gốc của rất nhiều biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái Thiên nhiên cây, hoa, trái xuất hiện rất đa dạng và phong phú, thế nhưng tất cả đều trở thành biểu tượng Nếu như trong ca dao người Việt hay dùng các loại cây cụ thể như: trúc, mai, liễu, tùng, lan, huệ, lê, lựu, đào… thì trong ca dao - dân ca dân tộc Thái lại có những hình ảnh độc đáo từ các loại cây: tre, bương, hoa ban, lá họm, lá khoai, lá tạu,… để biểu thị tính cách, hoàn cảnh con người Các loại này xuất hiện được sử dụng phổ biến trong ca dao -
Trang 32dân ca, bởi, trong đời sống hàng ngày chúng rất quen thuộc và hữu dụng đối với đồng bào Thái ở miền núi, vùng cao
Thật tinh tế khi dân gian lựa chọn hình ảnh cây mơ, cây mận, cây lau…
để diễn tả sự lo lắng, mong manh, dễ vỡ, sự đắng cay và cả vị ngọt của tình yêu:
Trang 33Nhìn chung biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái được xuất phát từ hai mạch nguồn cơ bản, đó là: Từ tín ngưỡng, nghi lễ - phong tục và từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng thiên nhiên và đời sống của nhân dân
Biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái rất đa dạng và phong phú Khác với ca dao người Việt, trong ca dao - dân ca dân tộc Thái không thấy xuất hiện các biểu tượng có nguồn gốc từ văn hóa, văn học cổ Việt Nam
và Trung Quốc Tuy nhiên, cũng có vài biểu tượng là những nhân vật trong các thần thoại, truyền thuyết của dân tộc Thái nhưng không phổ biến Do đó, chúng tôi không đề cập trong luận văn này
Tìm hiểu nguồn gốc xuất phát của các biểu tượng là công việc phục vụ đắc lực cho quá trình giải mã ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
Biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái thường mộc mạc, giản dị
và dễ hiểu Mộc mạc và giản dị như chính tâm hồn và tính cách của dân tộc này
Trang 34Chương 2
KHẢO SÁT CÁC BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI
Thế giới biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái đa dạng, phong phú như chính bản thân cuộc sống - nơi cội nguồn đã sinh ra biểu tượng Trước khi đi giải mã một số biểu tượng tiêu biểu, chúng tôi tiến hành việc phân loại, hệ thống hóa các biểu tượng trong ca dao - dân ca Thái
2.1 Một số vấn đề về tiêu chí phân loại và phương thức miêu tả biểu tượng trong ca dao - dân ca người Thái
Phân loại biểu tượng có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau tương ứng với mỗi quan điểm và khái niệm về biểu tượng Đa số các nhà nghiên cứu
đều dựa trên tiêu chí cái biểu đạt ở biểu tượng để làm tiêu chí cơ bản khi tiến
hành phân loại Tiêu chí này rất phù hợp với việc phân loại và miêu tả biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái Như đã trình bày ở mục 6, phần mở đầu, biểu tượng là một ký hiệu được hình thành với hai yếu tố: cái biểu đạt (CBĐ) và cái được biểu đạt (CĐBĐ) CBĐ là phần hình ảnh của thế giới khách quan và tên gọi của nó được dân gian sử dụng một cách chọn lọc để thể hiện một nội dung nào đó (CĐBĐ), CBĐ là phần vật chất cụ thể, có thể sờ
mó, nhìn ngắm được, còn CĐBĐ là phần tinh thần, mang tính chất trừu tượng, khó cảm nhận hơn Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp [22, tr 19] có
3 lí do sau đây để lựa chọn CBĐ làm tiêu chí phân loại biểu tượng, đó là:
- CBĐ chỉ ra những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan làm
cơ sở ban đầu để hình thành biểu tượng
- CBĐ là phần vật chất cụ thể của biểu tượng mà từ đó chúng ta có thể
khảo sát một cách thuận lợi
- Tên gọi phổ biến của các biểu tượng cũng chính là tên CBĐ
Trang 35Bản thân sự vật, hiện tượng chưa có ý nghĩa tượng trưng Chỉ khi con
người khoác lên nó những khuôn mặt tinh thần mới dựa trên những phẩm
chất, tên gọi, hình dáng và thuộc tính của sự vật, hiện tượng Bởi lẽ, sự vật, hiện tượng và ý nghĩa biểu tượng của nó có một mối quan hệ nhất định Cho nên, khi xây dựng biểu tượng, các tác giả dân gian đã lựa chọn, sàng lọc từ sự vật, qua khả năng liên tưởng để tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới Những nét nghĩa này được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở thành
biểu tượng “Khi ấy, người ta hiểu ý nghĩa của biểu tượng theo một phản xạ
có điều kiện Đây không phải là phản xạ sinh học mà là phản xạ được xây dựng bằng thói quen, bằng qui ước văn hóa của cộng đồng Việc lĩnh hội ý nghĩa của biểu tượng vì vậy không phải là một thao tác đơn giản, dễ dàng…”
[22, tr 19] Muốn hiểu được một cách trọn vẹn, đầy đủ ý nghĩa biểu tượng cần có vốn sống, vốn văn hóa, bởi mỗi biểu tượng đều có một tầng nền lịch sử
- xã hội - văn hóa riêng của nó
Bản thân hình ảnh bông hoa chưa có ý nghĩa biểu tượng Nó chỉ là một
sự vật trong tự nhiên Nhưng chính vì quy luật vòng đời mong manh, ngắn ngủi của nó (bông hoa khi đã nở sẽ rất đẹp nhưng cũng sẽ chóng tàn phai) khiến người ta liên tưởng đến vẻ đẹp của những thiếu nữ đang tràn đầy tuổi xuân, thế nhưng vẻ đẹp đó cũng sẽ phai nhạt theo năm tháng Đó cũng là giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời người con gái đã trưởng thành, được yêu thương
và biết yêu thương Bông hoa là hình tượng đẹp nhất về các cô gái trong mắt
các chàng trai khi đang yêu
Anh muốn ăn mía, mía đang còn non Chẳng muốn ăn dưa, dưa hãy còn nhỏ
Muốn yêu “bông hoa”, tóc chưa chấm mắt
(3, tr 950)
Trang 36Sự phát hiện, khám phá ra những mối dây liên hệ giữa các đặc điểm của sự vật, hiện tượng với những trạng thái tâm tư, tình cảm của con người không phải ngày một ngày hai mà có được Những liên tưởng thơ ca độc đáo, bất ngờ, đầy lý thú trong sinh hoạt ca hát dân gian là kết quả của một quá trình tiếp xúc, quan sát, suy tưởng lâu dài của người xưa đối với sự vật, hiện tượng trong đời sống lao động và sinh hoạt hàng ngày [22, tr 106]
Như vậy, có thể thấy rằng giữa sự vật và ý nghĩa biểu trưng của nó có mối liên hệ chặt chẽ Ý nghĩa biểu tượng được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm, thuộc tính của sự vật và những liên tưởng của cộng đồng xã hội - văn hóa Biểu tượng ca dao - dân ca không phải là cái biểu đạt, cũng không phải là
cái được biểu đạt Thực chất biểu tượng là mối quan hệ giữa CBĐ và CĐBĐ Mối quan hệ này chính là các liên tưởng thơ ca [22, tr 106] Các liên tưởng
này làm nhiệm vụ bắc cầu giữa CBĐ và CĐBĐ, gắn chúng lại với nhau thành một thể thống nhất Nền tảng của những liên tưởng này lại chính là các phạm trù tồn tại ở CBĐ và CĐBĐ
Sự vật, hiện tượng trong đời sống thường được đặt ở nhiều góc độ để xem xét, từ đây, dân gian mới phát hiện được hết những khả năng tiềm ẩn ý nghĩa của chúng Và nhờ nó, chúng ta thấy được sự sinh thành, vận động không ngừng của các biểu tượng Từ một sự vật trong thế giới khách quan có thể hình thành nên một nhóm biểu tượng, mỗi biểu tượng trong nhóm lại có
nhiều biến thể khác nhau Ví dụ: Nhóm biểu tượng trầu cau sẽ được diễn đạt
dưới các góc độ như: mầu sắc (cau xanh, cau hồng…); sự tươi - héo (cau tươi, cau khô, trầu héo…); sự non - già (cau non, cau già, cau cuối mùa…); vật
mang, vật đựng (cau trong khăn, cau trong hộp, trầu khăn…) v.v Hoặc nhóm biểu tượng cá lại được nhìn ở nhiều mối quan hệ khác nhau như: Cá
với môi trường sống (cá ở suối, cá ở sông, cá trong chậu, cá ở ruộng…); Cá
Trang 37với các loài khác (cá - chim, cá - tôm…); cá với các hoạt động của nó (bơi lội,
ẩn nấp, cắn câu, no mồi…) v.v
Như vậy, trong rất nhiều phạm trù liên tưởng, chỉ có một số làm nền tàng cho các mối liên tưởng trong ca dao - dân ca Đó có thể là phạm trù mầu sắc, hương vị, môi trường sinh trưởng, tập tính, phẩm chất, trạng thái, giá trị
sử dụng… Các phạm trù đó ở từng hệ thống nhỏ các biểu tượng có thể không giống nhau Do đó, trong chương này, chúng tôi chỉ khái quát một số phạm
trù cơ bản thuộc từng hệ thống biểu tượng trong bản phân loại mà thôi
2.2 Phân loại và miêu tả biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
Trên cơ sở cái biểu đạt, tập hợp các biểu tượng ca dao như là một thế giới thu nhỏ của hiện thực khách quan, đồng thời tham khảo cách phân chia của các nhà nghiên cứu, chúng tôi phân chia biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái thành ba hệ thống nhỏ Đây là cách phân loại chúng tôi tham khảo tác giả Trương Thị Nhàn [55, tr 46-52] và tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp [22, tr.113] Các biểu tượng xuất hiện với tần số không giống nhau, do
đó chúng tôi trình bày phân loại theo sự tăng dần về tần số xuất hiện như sau:
2.2.1 Hệ thống 1: Biểu tượng là con người
* Các nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích và những người có ảnh hưởng đến đời sống xã hội của dân tộc Thái: Chương Han,
Chàng Lú, Nàng Ủa, Nàng Han, Lò Khăm Ban, Tạo Mường, Mo Bản
Các biểu tượng này có tần số xuất hiện thấp những cũng góp phần tạo nên những điều thú vị cho người thưởng thức ca dao – dân ca, do sự nối kết giữa bài ca với các thần thoại, truyền thuyết của dân tộc Thái
Tác giả dân gian đã khai thác những phạm trù là con người để tạo thành
biểu tượng trong ca dao - dân ca như: Phạm trù nhân cách; phạm trù tình
Trang 38Ví dụ như, nhân vật được nhắc đến nhiều trong các bài ca dao - dân ca dân tộc Thái là Khun Lú – Nàng Ủa Đây là hai nhân vật chính trong truyện
cổ tích cùng tên Đôi trai gái Khun Lú và Nàng Ủa yêu nhau thắm thiết, thế nhưng bố mẹ cô gái sợ thế lực Tạo mường là Khun Chai và đã gả nàng cho người này Nàng Ủa uất hận đến chết, chàng Lú đến hà hơi cho nàng sống lại nhưng vẫn bị giam hãm, chờ ngày về với Khun Chai Nàng phải bỏ trốn rồi tự
tử Khun Lú cũng đâm cổ chết Hồn hai người bay lên trời, trời cho hai người biến thành hai ngôi sao đứng ở hai bờ sông Ngân Hà, được nhìn nhau mà không được gặp nhau [43, tr 30] Hai ngôi sao đó, theo người Thái chính là Sao Hôm và sao Mai Truyện cổ tích bi thương ấy còn là cảm hứng cho dân gian Thái sáng tạo nên một tập truyện thơ dài 1.800 câu
Khi trở thành biểu tượng trong ca dao - dân ca, Khun Lú – Nàng Ủa có
ý nghĩa biểu trưng cho những chuyện tình cách trở, những tâm trạng lo lắng, thấp thỏm của các chàng trai, cô gái khi yêu nhau, và cả sự xa cách, nhớ nhung, thể hiện niềm ước mong được hạnh phúc
Bây giờ đây, chim ăn chim định dời Chim ăn quả khác chùm, bay về phương khác Giờ đây, mỗi người ở một góc trời vằn
Mỗi người một phía, một chân trời chớp Trời chớp bảy lượt, may một lượt ta thấy được nhau Mỗi người ở một bờ sông Má, ta căng mắt nhìn Mỗi người ở một bờ sông Pe, ta giương mắt đợi
Nhìn nhau như đôi vì sao Khun Lú – Nàng Ủa…
(39, tr 111)
* Các bộ phận trên cơ thể con người: má hồng, gan - ruột, chân - tay
Dù xuất hiện rất nhiều, nhưng hình ảnh về các bộ phận trên cơ thể con người được sử dụng như một biểu tượng xuất hiện với tần số khiêm tốn Một
Trang 39trong những phạm trù được trở thành biểu tượng là Phạm trù mầu sắc và phạm trù trạng thái
Ví dụ như, khi thể hiện sự nhớ nhung, chàng trai trong bài dân ca đã thốt lên:
Đầu hôm anh chưa nhớ Nửa đêm anh không buồn
Gió rừng luồn qua vách Rách gan anh, rách cả tim…
(40, tr 292)
2.2.2 Hệ thống 2: Biểu tượng là các vật thể nhân tạo
* Các đồ dùng cá nhân và dụng cụ sinh hoạt gia đình
Biểu tượng là những đồ vật liên quan đến đời sống cá nhân và gia đình của con người trong sinh hoạt hàng ngày như: áo, khăn, đệm ngủ, chăn bông, mâm, bát, đũa, nón, kim, chỉ… chiếm số lượng khá lớn Các vật thể nhân tạo
đã tham gia tích cực vào việc biểu hiện thế giới nội tâm của con người
Các phạm trù sau đây thuộc thế giới vật thể nhân tạo đã trở thành cơ sở
cho các liên tưởng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái, đó là: Phạm trù chất liệu; phạm trù trạng thái, tính chất; phạm trù giá trị sử dụng
Những hình ảnh như khăn thêu én, tơ vàng, tơ óng, áo chia hai, chăn thêu con voi… xuất hiện trong ca dao - dân ca dân tộc Thái để gợi nên những suy nghĩ về tình cảnh con người có thể là sung sướng, hạnh phúc, niềm vui và điều tốt đẹp, cũng có khi là điều rủi ro, bất hạnh…
Sự mong ngóng, đợi chờ của hạnh phúc của cô gái được gửi gắm qua các hình ảnh “tơ nhỏ”, “tơ nõn”, “vải vàng, chỉ đỏ ghép gối đô”… trong bài
ca dao “Ghép gối đôi đợi chờ” là một ví dụ:
Con chim nhỏ ngực vàng
Trang 40Tơ nhỏ, tơ nõn em gỡ
Gió lùa vào vườn thương Gió quay trong vườn nhớ
…Em cắt vải, khâu khăn, thêu áo
Vải vàng, chỉ đỏ ghép gối đôi em chờ chàng
(4, tr 699)
* Các công cụ sản xuất
Trong ca dao - dân ca dân tộc Thái có khá nhiều biểu tượng là các công
cụ sản xuất như: khung cửi, cọn nước, thuyền, bè, mảng, giỏ, dao, rìu… Những vật này rất quen thuộc trong đời sống lao động của đồng bào vùng cao Đối với người Thái, nghề dệt thổ cẩm, săn bắt, làm rẫy, làm ruộng… là những nghề truyền thống, tạo ra của cải, vật chất để họ tồn tại và phát triển Trong đó, biểu tượng về cái khung cửi và thuyền bè là những biểu tượng nổi bật trong ca dao - dân ca dân tộc Thái
Trong ca dao - dân ca dân tộc Thái, biểu tượng là các công cụ sản xuất
với các phạm trù: Phạm trù giá trị sử dụng; phạm trù trạng thái, tính chất; phạm trù chất liệu
Ví dụ như: Khung cửi là vật rất quen thuộc trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của dân tộc Thái Hình ảnh những thiếu nữ Thái xinh đẹp, miệt mài bên khung cửi dệt nên những bộ váy áo với những hoa văn, mầu sắc độc đáo, góp phần tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng của người phụ nữ đã trở thành những biểu tượng đẹp đẽ trong mắt của các chàng trai và khách phương xa Khung cửi được làm nên từ chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như gỗ, tre, nứa
Người Thái gọi khung cửi là huk, công việc dệt vải là tắm huk Công việc thêu
dệt của người phụ nữ đòi hỏi đức tính kiên trì và sáng tạo Chính vì vậy, khung cửi như một biểu tượng về người thiếu nữ chăm chỉ, hoặc có khi là tiêu chuẩn để đánh giá người con gái đã trưởng thành: