Số lượng, sự phân bố, nét độc đáo trong kiến trúc, mối quan hệ giữa các di tích và đặc biệt là sự phù hợp, thống nhất giữa truyền thuyết dân gian với điển tích các nhân vật được thờ tự,
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-*** _▼▲▼ _*** -
TRẦN THỊ MINH AN
QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
PHỐ HIẾN - THỊ XÃ HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Việt Nam học
Trang 2MỤC LỤC
Mục lục Danh mục các bản đồ, bảng biểu, sơ đồ, bản ảnh
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN 13 Diên cách, vị trí địa lý vùng Phố Hiến – Hưng Yên 13
Đặc điểm tự nhiên vùng Phố Hiến – Hưng Yên
Đặc điểm phát triển địa hình
CHƯƠNG 2: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN: LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG
53
Trang 33.1 Giai đoạn tiền Phố Hiến - Vùng đất có vị trí chiến lƣợc về quân sự 91
3.3 Giai đoạn hậu Phố Hiến – Đô thị trung tâm hành chính thời Nguyễn 127
3.3.2 Sự hình thành đô thị trung tâm hành chính thời Nguyễn 133
PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như dòng chảy quanh co bên bồi bên lở của sông Hồng, thương cảng Phố Hiến xưa - thị xã Hưng Yên ngày nay đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm thịnh suy Một thương cảng sầm uất bậc nhất của Đàng Ngoài thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVIII với cảnh đông vui trên bến dưới thuyền, với những khu phố tấp nập kẻ bán người mua đã bị vùi sâu dưới lớp lớp phù sa Một Hưng Thành được xây dựng kiên cố với tư cách lị sở hành chính thế kỷ XIX cũng đã biến mất chỉ còn để lại những phế tích và địa danh cổ Năm tháng đã phủ bụi
mờ lên nhiều trang sử của miền đất này Nhưng vẫn còn đó một quần thể di tích (QTDT) đa dạng về loại hình, đặc sắc về kiến trúc với vẻ đẹp độc đáo của tập quán tín ngưỡng và lễ hội dân gian tồn tại trên các phố phường
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thị xã Hưng Yên hiện còn trên 130 di tích phân bố trên địa bàn 12 phường, xã bao gồm các loại hình đình, đền, chùa, miếu, phủ, hội quán, nhà cổ, nghĩa trang người nước ngoài, văn miếu, võ miếu, nhà thờ Thiên Chúa giáo, nhà thờ họ, bia đá…Số liệu này cho thấy mật độ đậm đặc và tính đa dạng của di tích lịch sử văn hóa trong khu vực
Mỗi di tích đều tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với điều kiện địa – văn
hoá, địa – lịch sử của vùng đất nơi nó sinh ra Nói cách khác, di tích không chỉ
đơn thuần là dấu vết của quá khứ mà nó còn là hệ quả, là chứng tích phản ánh những biến thiên thăng trầm ở mỗi khu vực, mỗi địa phương Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến – Hưng Yên cũng không nằm ngoài quy luật chung
Trang 5Số lượng, sự phân bố, nét độc đáo trong kiến trúc, mối quan hệ giữa các di tích và đặc biệt là sự phù hợp, thống nhất giữa truyền thuyết dân gian với điển tích các nhân vật được thờ tự, địa danh cổ và tập quán, lễ hội dân gian xoay quanh hệ thống di tích đã hé lộ nhiều điều về lịch sử phát triển của Phố Hiến – Hưng Yên Không chỉ nổi danh với tư cách là đô thị “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, Hưng Yên còn là miền đất cổ có vị trí chiến lược với những đóng góp lớn trong tiến trình phát triển chung của lịch sử đất nước qua nhiều thời kỳ Tuy nhiên, cho đến hiện nay, trọng tâm nghiên cứu về vùng đất này vẫn tập trung vào giai đoạn thế kỷ XVI - nửa đầu XVIII với sự hình thành, hưng thịnh
và suy tàn của thương cảng Phố Hiến Ngược lại, sự phát triển của vùng đất này giai đoạn tiền Phố Hiến và hậu Phố Hiến mới chỉ được hình dung trên đại thể, nhiều vấn đề lịch sử còn bỏ ngỏ
Trong khi đó, trải qua bao mưa nắng thời gian, dưới tác động của khí hậu, chiến tranh và đặc biệt là bàn tay con người, QTDT Phố Hiến – Hưng Yên - nguồn sử liệu trực tiếp để nghiên cứu về tiến trình lịch sử văn hóa của vùng đất này đang đứng trước nhiều nguy cơ Nhiều di tích đã bị phá huỷ hoàn toàn không còn dấu vết, nền móng cũng bị vùi lấp trong cát Những di tích còn lại chủ yếu là các công trình công cộng, trong đó nhiều di tích đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng Cổ vật bị hư hại, thất lạc và trộm cắp Một số công trình đang bị sụp đổ từng bộ phận Một số đã được trùng tu nhưng không đúng cách dẫn đến kiến trúc cổ bị biến dạng, không gian di tích bị trần tục hoá Tính thiêng cũng như những giá trị tâm linh khác của di tích cũng theo đó mà bị biến đổi, mất đi bản sắc ban đầu Điều đó cũng có nghĩa là nguồn tư liệu vô giá đối với việc nghiên cứu tiến trình lịch sử của vùng đất này đang bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất hoàn toàn Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần khẩn trương nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử, văn hóa Phố Hiến – Hưng Yên một cách toàn diện và khoa học ngay từ hôm nay
Mặt khác, nghiên cứu về lịch sử vùng đất Phố Hiến – Hưng Yên còn cung cấp những hiểu biết căn bản và tổng thể giúp ích cho chính sự nghiệp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của QTDT lịch sử - văn hóa tại đây Trong tình hình thị xã Hưng Yên đang đô thị hóa mạnh mẽ để chuyển mình thành thành phố,
Trang 6vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng UBND thị xã Hưng Yên đã và đang tiến hành xây dựng một đề án tổng thể nhằm nâng cấp thị xã thành thành phố tương lai với những quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng Diện mạo đô thị đang có những thay đổi nhanh chóng Một đô thị Hưng Yên hiện đại đang dần hình thành và phát triển mạnh mẽ bên cạnh một Phố Hiến cổ kính với QTDT lịch sử văn hóa đặc sắc Vấn đề mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển đang đặt ra bức thiết Quy hoạch mặt bằng tổng thể phát triển thị xã trong tương lai phải giải quyết được bài toán đô thị hoá, phải tạo ra được sự đối thoại uyển chuyển, hài hoà giữa di sản kiến trúc truyền thống và các công trình hiện đại, cao tầng Thực
tế đó càng đặt ra nhiệm vụ cấp bách cho công cuộc nghiên cứu QTDT Cần phải nhanh chóng tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể dựa trên những khảo cứu nghiêm túc, toàn diện và tỉ mỉ, đảm bảo cung cấp những căn cứ khoa học để xây dựng quy hoạch đô thị mới vừa hiện đại, vừa bảo tồn được QTDT lịch sử văn hóa truyền thống
Nghiên cứu về QTDT còn phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế địa phương Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa với nhiều giá trị độc đáo là tiềm năng lớn để thị xã Hưng Yên phát triển thương mại du lịch, tạo ra sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế Di tích được bảo tồn, du lịch phát triển sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho ngân sách, người dân cũng được hưởng lợi nhiều hơn qua việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch, các làng nghề truyền thống quanh khu vực thị xã sẽ có cơ hội phục hồi Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của thị xã – thành phố tương lai
Tuy nhiên, để khơi dậy được tiềm năng đó, để thực sự biến di tích thành nguồn lợi vật chất, phải bảo tồn được nét cổ, vốn cổ của mỗi di tích, phải hiểu
và trả lại cho di tích những giá trị đích thực của nó Điều đó đòi hỏi những nỗ lực nghiên cứu QTDT lịch sử - văn hoá thật sự nghiêm túc, công phu từ phía các nhà nghiên cứu và quản lý văn hoá
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên và với tấm lòng tri ân của một người con
quê hương, chúng tôi đã chọn “Quần thể di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến – Hƣng Yên” làm đề tài luận văn thạc sỹ Việt Nam học
Trang 7Với địa bàn mang đậm yếu tố sông nước và những giá trị văn hóa lịch sử
truyền thống lâu đời, Phố Hiến - Hưng Yên có thể coi như một khu vực có tính
đặc thù Nghiên cứu Phố Hiến - Hưng Yên với tư cách một khu vực đặc thù và
tiếp cận nghiên cứu QTDT lịch sử - văn hóa theo hướng liên ngành sẽ đem đến hiểu biết tổng thể và sâu sắc cho người nghiên cứu Hơn nữa, chỉ có đặt QTDT lịch sử - văn hóa trong mối quan hệ tổng thể của các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của khu vực mới có thể đề ra được phương án bảo tồn, tôn tạo hợp lý nhất và tạo tiền đề để phát huy giá trị di tích một cách hiệu quả nhất
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phố Hiến đã từ lâu đi vào lịch sử Việt Nam cũng như tâm thức dân gian với câu ca quen thuộc “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” Những công trình đầu tiên có ghi chép về Phố Hiến là các bộ sử liệu biên niên được các triều đình
phong kiến biên soạn như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử Thông giám cương
mục…Tuy nhiên, những ghi chép này rất sơ lược, chủ yếu chỉ phản ánh chính
sách của chính quyền chúa Trịnh đối với thương thuyền nước ngoài, ghi chú về việc chúa Trịnh cho phép các thương nhân Hoa kiều, Nhật Bản và phương Tây lưu trú và lập hội quán, thương điếm tại Phố Hiến
Dưới triều Nguyễn, Phố Hiến được ghi chép chi tiết hơn trong nhiều bộ địa
chí lớn Phan Huy Chú trong phần Dư địa chí của bộ bách khoa thư Lịch triều
hiến chương loại chí có mô tả về địa thế của Phố Hiến trong phần ghi chú về
phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Mặc dù còn rất sơ lược song Phan Huy Chú đã cho biết một chi tiết quan trọng là vùng Phố Hiến – bãi Xích Đằng là địa bàn then khóa, kho lưu trữ của các đời và ghi chú về các sở đánh thuế tuần ty trên sông Xích Đằng (đoạn sông Hồng chảy qua Phố Hiến)
Đại Nam nhất thống chí phần viết về tỉnh Hưng Yên cũng có ghi chép Phố
Hiến là nơi đặt trị sở cũ của trấn Sơn Nam Các bến đò ngang, đò dọc trên đoạn sông Hồng chảy qua Phố Hiến cũng được liệt kê tỉ mỉ cùng với hệ thống chợ tại Phố Hiến và các khu vực xung quanh Những chi tiết trên sẽ góp phần giúp người nghiên cứu hình dung về một Phố Hiến xưa với hoạt động của các sở thu thuế, hệ thống chợ buôn bán và phương thức vận chuyển hàng hóa Đồng thời,
Trang 8thông tin ghi chép trong bộ địa chí này cũng là sử liệu trực tiếp để nghiên cứu và lịch sử vùng đất Hưng Yên thế kỷ XIX – giai đoạn hậu Phố Hiến
Thành tỉnh Hưng Yên – Hưng Thành xây dựng đời Minh Mạng cũng được
mô tả trong Đại Nam nhất thống chí cùng với bản liệt kê chợ, phố, cầu, bến,
đường đê, một số di tích tiêu biểu và địa điểm đặt lỵ sở các huyện Kim Động, Tiên Lữ Đây là sử liệu quan trọng để hình dung về diện mạo của đô thị hậu Phố Hiến, từ đó nhận định về sự suy tàn của thương cảng Phố Hiến, so sánh để thấy
sự chuyển biến của Phố Hiến từ một đô thị thương cảng sang một đô thị hành chính vào thế kỷ XIX
Cuối XIX, đầu XX, nhiều bộ địa chí chuyên khảo về Hưng Yên đã ra đời
Đáng kể tới là các bộ địa chí Đồng Khánh ngự lãm địa dư chí lược, phần Hưng Yên tỉnh (Quốc sử quán triều Nguyễn); Hưng Yên tỉnh nhất thống chí, Tỉnh
Hưng Yên – La Pronvince de Hungyen (Tiếng Pháp, khuyết danh); Hưng Yên địa chí (Trịnh Như Tấu) Các bộ địa chí này ngoài thông tin về một số di tích
tiêu biểu của Phố Hiến còn ghi chép một số cổ tích dân gian có liên quan đến lịch sử vùng đất này giai đoạn Phố Hiến và giai đoạn hậu Phố Hiến Thành tỉnh Hưng Yên và các phố, phường hành chính của đô thị Hưng Yên nửa cuối XIX, đầu XX cũng được liệt kê cùng với hệ thống chợ và bến đò ngang, đò dọc sông Hồng
Tất cả những công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc ghi chép về Phố Hiến trên một số mặt với tư cách là những sử liệu quan trọng chứ chưa phải là những công trình nghiên cứu về Phố Hiến
Công trình mang tính chất nghiên cứu đầu tiên về Phố Hiến phải kể đến Les
comptoirs hollandais de Pho Hien ou Pho Khach, pres Hung Yen au XVII siecle, BHDG 1895 (Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến hoặc Phố Khách vào thế
kỷ XVII) của học giả người Pháp G Dumoutier Ông đã đưa ra quan điểm về
thời điểm hình thành Phố Hiến gắn với sự thành lập thương điếm Hà Lan tại đây
và đã xác định được chính xác vị trí của Phố Hiến trên thực địa Năm 1906, A Shreiner - một học giả phương Tây cũng đề cập đến Phố Hiến trong tác phẩm
Abrégé de l’s histoire d’ Annam (Lược sử An Nam) Năm 1939, học giả Kim
Vĩnh Kiện (Triều Tiên) cũng đã hoàn thành một chuyên khảo về Phố Hiến với
Trang 9tên gọi Về Phố Khách ở Hưng Yên xứ Bắc Kỳ thuộc Đông Pháp (Tokyo 1939)
Khác với G Dumoutier, Kim Vĩnh Kiện lại cho rằng niên đại hình thành Phố Hiến liên quan đến chính sách dồn dân Hoa kiều của chúa Trịnh
Nhìn chung, các tác giả trên đều không nhìn Phố Hiến như một đô thị của người bản địa Họ đều cho rằng Phố Hiến là một đô thị kinh tế của thương nhân ngoại quốc, được hình thành và phát triển gắn liền với cộng đồng người Hoa và
sự xuất hiện của thương điếm Hà Lan năm 1637 Ngoài ra, Phố Hiến cũng được
đề cập đến rải rác trong bài viết về quan hệ buôn bán giữa phương Tây và Đàng Ngoài của các tác giả P.Villai, Ch.Maybon, W.J.Buch Trong các công trình này, Phố Hiến được gọi bằng các tên gọi khác nhau như Hean, Heen, Hiên Nội, Hiến Nam hay Vạn Lai Triều Vị trí, diện mạo của đô thị này cũng được phác dựng
Những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Phố Hiến được các học giả quan tâm nghiên cứu nhiều hơn Phố Hiến đã được nhắc đến và đánh giá trong những công trình
nghiên cứu về ngoại thương Việt Nam như Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII,
XVIII, đầu XIX (Thành Thế Vỹ, Hà Nội, 1961), Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê Mạt (Vương Hoàng Tuyên, Hà Nội, 1959) cũng như các
công trình nghiên cứu về đô thị Việt Nam như Đô thị cổ Việt Nam (Viện sử học,
Hà Nội, 1989)
Bên cạnh những nghiên cứu về Phố Hiến thông qua khảo cứu nguồn thư tịch
và văn bia, nhằm tiến tới hiểu biết toàn diện và sâu sắc hơn nữa về Phố Hiến, công tác điều tra và khai quật khảo cổ học cũng đã bước đầu được tiến hành Năm 1968, trường Đại học Sư phạm I đã hai lần đào thám sát khu thương điếm ngoại quốc ở Hiến Hạ Tiếp theo, năm 1989, khai quật khảo cổ học tại khu Văn Miếu Xích Đằng đã phát hiện phế tích lò gốm và chồng bát kết dính có niên đại thế kỷ XVII, cho thấy khu vực này là nơi sản xuất gốm thủ công của thương cảng Phố Hiến khi xưa
Năm 1992, trước thềm Hội thảo khoa học về Phố Hiến, Sở Văn hóa Thông tin Hải Hưng đã đào thám sát và tiến hành khai quật một số hố Kết quả đã phát hiện được một số dấu tích lò gốm, nền kiến trúc cổ, gạch ngói, gốm sứ Việt Nam và nước ngoài có khung niên đại thế kỷ XVII-XVIII Đặc biệt, kết quả
Trang 10khai quật còn thu được những di vật có niên đại sớm hơn như mảnh gốm Trần (thế kỷ XIII-XIV), chân đèn Mạc (thế kỷ XVI)…Những di vật này cho phép hình dung phần nào về lịch sử của vùng đất này giai đoạn tiền Phố Hiến Ngoài
ra, cũng trong năm này, Bảo tàng tỉnh Hải Hưng kết hợp với một số nhà khoa học đã tiến hành đợt điều tra tổng thể di sản văn hoá vật thể khu vực Thị xã Hưng Yên lần đầu tiên Kết quả là đã thống kê được 60 di tích trên địa bàn thị
xã, trong đó có 24 đền miếu, 1 hội quán, 17 chùa, 1 nhà thờ thiên chúa giáo, 10 đình, 1 nhà dòng, 2 nhà thờ họ, 1 nghĩa địa người nước ngoài, 1 văn miếu, 1 võ miếu, 1 chợ [69, 89]
Năm 1990, hội thảo khoa học về đô thị cổ Hội An được tổ chức với sự tham gia của đông đảo học giả, các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế Bên cạnh những nghiên cứu chuyên sâu về Hội An, Phố Hiến cũng được đề cập đến trong các tham luận nghiên cứu về quan hệ thông thương giữa Hội An với các địa phương trong nước cũng như vị trí của các cảng thị ven biển Đông Nam Á trong lịch sử
Năm 1992, một hội thảo khoa học quy mô về Phố Hiến lần đầu tiên được tổ chức tại thị xã Hưng Yên Hội thảo đã quy tụ đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy trong nước và quốc tế Sự ra đời của Phố Hiến, cơ sở kinh tế - xã hội, kết cấu dân cư, đời sống văn hóa cũng như quan hệ thông thương của Phố Hiến với trong và ngoài nước, vấn đề sự hưng thịnh, suy tàn của Phố Hiến và việc bảo tồn, tôn tạo QTDT Phố Hiến…đều được thảo luận Cho đến nay, đây vẫn là công trình nghiên cứu chi tiết nhất, quy mô nhất, toàn diện nhất về lịch sử đô thị Phố Hiến
Sau hội thảo, năm 1998, nhằm phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh Phố Hiến, giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ Hưng Yên, Sở Văn hóa Thông tin Hưng Yên kết hợp với Hội văn học Nghệ thuật Hưng Yên đã xuất
bản công trình Phố Hiến – lịch sử văn hóa Với bản in màu đẹp, đây là công
trình đầu tiên đem đến cho độc giả trực quan sinh động về các di tích tiêu biểu của Phố Hiến Di tích và danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến một lần nữa được
tập hợp và giới thiệu trong cuốn sách Những danh thắng tiêu biểu của Phố Hiến
Trang 11của tác giả Lâm Hải Ngọc (HY, 2005) Tuy nhiên, các tuyển tập này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những di tích tiêu biểu nhất của Phố Hiến chứ chưa đem đến cho độc giả cái nhìn tổng quan về toàn bộ QTDT Phố Hiến với những đặc trưng riêng độc đáo của nó
Ngoài những công trình nghiên cứu, sưu tầm, khảo sát được đề cập đến ở trên, Phố Hiến còn là chủ đề được quan tâm với nhiều bài viết, chuyên khảo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành lịch sử văn hoá Năm 1968, đề tài Phố Hiến lần đầu tiên được đề cập đến trên tạp chí đầu ngành của sử học Việt Nam –
Nghiên cứu lịch sử - với bài viết “Bước đầu tìm hiểu về Phố Hiến” của hai tác
giả Trương Hữu Quýnh và Đặng Huyền Chi Còn trên tạp chí Xưa và Nay, đáng chú ý là ba bài viết của các tác giả Tôn Nữ Quỳnh Trân (1996) – “Người Pháp
tại PH”, Hoàng Kim Đáng (1999) – “Phố Hiến qua một tấm bản đồ cổ”,
Nguyễn Văn Chiến (2005) – “Thương điếm Hà Lan ở Phố Hiến” Các bài viết
trên đã phần nào làm rõ nét hơn về cơ cấu dân cư, vị trí các phường xã, thương điếm trong cơ cấu đô thị của thương cảng Phố Hiến
Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật cũng đăng tải một số chuyên khảo về Phố Hiến Đáng chú ý là hai bài viết của tác giả Trần Quốc Vượng (2001) với “Sông Nhị
Hồng với Hưng Yên - một tiếp cận địa văn hoá” và tác giả Nguyễn Quang Ngọc
(2001) với “Sông Đàng Ngoài với vị thế Phố Hiến xưa” Trong khi giáo sư
Trần Quốc Vượng làm sáng tỏ phần nào vị thế của vùng đất Phố Hiến – Hưng Yên dựa trên những nghiên cứu tiếp cận từ khía cạnh địa văn hoá thì giáo sư Nguyễn Quang Ngọc lại đặt Phố Hiến trong mối tương quan với tuyến sông Đàng Ngoài Đây cũng là chuyên khảo đầu tiên chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa Phố Hiến với hai cảng thị cũng nằm trên tuyến sông này là Thăng Long và Domea (thuộc Hải Phòng ngày nay)
Với việc tiếp cận được một số bản đồ cổ được vẽ bởi các nhà du hành phương Tây đã từng đến Đàng Ngoài trong thế kỷ XVI, XVII và nguồn tư liệu lưu trữ của công ty Đông Ấn VOC tại Hà Lan, nghiên cứu về thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII đã đạt được những thành tựu mới Liên tục trong ba năm
2005 – 2008, hàng loạt bài viết của nhóm tác giả Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn
Văn Kim, Đỗ Thuỳ Lan, Hoàng Anh Tuấn liên tục xuất hiện trên tạp chí Nghiên
Trang 12cứu lịch sử Với những chuyên khảo “Vùng cửa sông Đàng Ngoài thế kỷ XVII” (Đỗ Thùy Lan, 2005); “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài” (2005),
XVI-“Kế hoạch Đông Á và sự thất bại của Công ty Đông Ấn Anh ở Đàng Ngoài thế
kỷ XVII qua tư liệu phương Tây” (2005), “Mậu dịch tơ lụa của công ty Đông
Ấn Hà Lan với Đàng Ngoài 1637-1670” (2006), “Hải cảng miền Đông Bắc và
hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây” (2007) của tác giả Hoàng Anh Tuấn và các bài viết “Vị trí của Phố Hiến
và Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVI-XVIII” (Nguyễn
Văn Kim, 2007), “Domea trong hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII,
XVIII” (Nguyễn Quang Ngọc, 2007), bức tranh toàn cảnh về thương mại Đàng
Ngoài được phục dựng khá rõ nét Hệ thống tuyến giao thương và vị trí của từng thương cảng cũng như mối quan hệ buôn bán giữa Đàng Ngoài với Anh, đặc biệt là với Hà Lan được các tác giả khảo cứu tỉ mỉ Trong đó, vị thế của Phố Hiến được làm sáng tỏ hơn trên từng chức năng tuần ty thu thuế, kiểm soát cũng như chức năng thương mại của nó Tuy nhiên, từ những nguồn tư liệu phương Tây, các tác giả nhận định về vai trò của Phố Hiến với nhiều quan điểm chưa thống nhất với nhau Mặc dù vậy, những chuyên khảo này đã góp phần đem đến những hiểu biết xác đáng, toàn diện và khách quan hơn về vị thế của Phố Hiến trong toàn cảnh thương mại Đàng Ngoài
Năm 2004, Phòng Văn hóa Thông tin Thị xã Hưng Yên đã tiến hành kiểm kê
và biên soạn tập tài liệu QTDT Phố Hiến – Thị xã Hưng Yên Tuy nhiên đây vẫn
chỉ là một bản thống kê di tích còn chưa đầy đủ, chưa đem đến nhận thức chung
về vẻ đẹp, tính hệ thống và giá trị của QTDT lịch sử văn hóa trên địa bàn 12 phường của thị xã
Điểm qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy rõ Phố Hiến - Hưng Yên là một vùng đất trọng tâm được các học giả nghiên cứu từ rất sớm Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, nhiều vấn đề còn chưa có điều kiện làm sáng tỏ, đặc biệt là lịch sử vùng đất này giai đoạn tiền và hậu Phố Hiến Về mặt di tích đã có tổng kiểm kê di tích song vẫn chưa đầy đủ và chưa làm sáng tỏ tính hệ thống cũng như giá trị của di tích
3 Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trang 13Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hưng Yên bao gồm 12 phường xã, đồng thời mở rộng phạm vi khảo sát thực địa sang bờ hữu ngạn sông Hồng đối diện với Phố Hiến thuộc đất Duy Tiên (Hà Nam) và vùng ngã ba cửa Luộc thuộc Lý Nhân (Hà Nam) và Hưng Nhân (Thái Bình) Nhằm tìm mối liên
hệ và làm sáng tỏ vị trí của các bến đò và hệ thống di tích dọc sông Hồng, sông Luộc, địa bàn khảo sát thực địa cũng được mở rộng sang các huyện Kim Động
và Tiên Lữ của tỉnh Hưng Yên
Luận văn được tiến hành dựa trên kết quả tổng kiểm kê di tích và hệ thống
hồ sơ di tích của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên, Phòng Văn hoá Thông tin thị xã Hưng Yên kết hợp với việc kế thừa thành quả nghiên cứu trực tiếp của Hội thảo khoa học năm 1992 Đặc biệt, nguồn tư liệu đóng vai trò chủ yếu để hình thành nên các luận điểm khoa học trong luận văn là tư liệu dân gian dựa trên kết quả tập hợp, thống kê, điều tra điền dã của tác giả qua các đợt khảo sát thực địa trong năm 2008
Luận văn mong muốn đem đến cái nhìn toàn diện về QTDT lịch sử văn hóa Phố Hiến với các loại hình di tích đa dạng, phong cách kiến trúc độc đáo Trên
cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích đặc điểm, mối quan hệ giữa các di tích Qua đó, phác dựng diện mạo đô thị Phố Hiến theo từng thời kỳ lịch sử, làm rõ nét hơn tiến trình lịch sử của vùng đất này không chỉ trong giai đoạn hưng thịnh của thương cảng Phố Hiến thế kỷ XVII – XVIII mà còn phác dựng lịch sử giai đoạn tiền Phố Hiến và hậu Phố Hiến
Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn dựa trên những kết quả nghiên cứu
về bức tranh toàn cảnh của QTDT trong tương quan các điều kiện tự nhiên, xã hội sẽ cung cấp thêm hiểu biết để các nhà quy hoạch, quản lý văn hoá đề ra các biện pháp bảo tồn, giữ gìn hệ thống di tích này một cách hiệu quả trong quy hoạch thành phố tương lai
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Qua nghiên cứu QTDT lịch sử - văn hóa, góp phần phác dựng lại diện mạo
đô thị Phố Hiến cũng như tiến trình phát triển của Phố Hiến - Hưng Yên trong lịch sử
Trang 14Luận văn tiến hành theo phương pháp liên ngành, nghiên cứu QTDT lịch sử
- văn hóa trong mối quan hệ tổng thể với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nghiên cứu di tích không tách rời khỏi các đặc trưng văn hóa dân gian của vùng
Từ đó, chúng tôi Hưng Yên vọng đưa ra những giả thiết tổng hợp dựa trên những luận cứ khoa học về các giai đoạn phát triển của Hưng Yên – Phố Hiến, đồng thời góp phần đề ra, kiến nghị về phương pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong bối cảnh thị xã Hưng Yên chuyển mình thành thành phố tương lai
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các ngành khoa học lịch sử, văn hoá, bảo tồn, bảo tàng: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phỏng vấn, khảo sát thực địa, phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, thống kê, tổng hợp…
Ngoài những phương pháp truyền thống và cơ bản trên, cần thiết phải sử dụng phương pháp liên ngành, khu vực học trong nghiên cứu đề tài này bởi:
Di tích lịch sử văn hoá không tồn tại một cách tự thân, tự phát mà nó ra đời, phát triển và được bảo tồn trên cơ sở tổng hoà các điều kiện tự nhiên, lịch sử, tín ngưỡng, văn hoá trong một thời kỳ nhất định hoặc trong cả một chuỗi các giai đoạn phát triển của lịch sử đất nước nói chung và địa phương nói riêng Vì vậy,
để hiểu về bản thân từng di tích, chúng ta phải nghiên cứu theo hướng tiếp cận tổng thể, tránh tách biệt di tích với tổng thể những điều kiện mà trên đó di tích
Trang 15hội học, địa lý học…và các cấp chính quyền quản lý và hoạch định chiến lược
phát triển của từng địa phương Do vậy, trong quá trình làm luận văn, chúng tôi
đã hệ thống hóa tư liệu theo phương thức tổng hợp liên ngành để phân tích các vấn đề được đặt ra trong luận văn
6 Đóng góp của luận văn
- Tập hợp, hệ thống, loại hình hóa di tích khu vực Phố Hiến – Hưng Yên
- Bổ sung, làm đầy đặn hơn hệ thống tư liệu về di tích lịch sử văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên
- Làm rõ sự tương tác giữa điều kiện tự nhiên và lịch sử - xã hội tác động tới QTDT
- Tiếp cận nghiên cứu QTDT nhằm khôi phục lại phần nào quá trình hình thành, thay đổi, phát triển của vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên qua các thời
và ngoài nước, đồng thời sử dụng những tư liệu thống kê, khảo sát, đo vẽ, bản ảnh di tích đã được các cơ quan văn hóa trên địa bàn thị xã tiến hành tập hợp trong nhiều năm Một nguồn tư liệu khác được khai thác và có vai trò quan trọng để tiến hành nghiên cứu luận văn chính là tư liệu dân gian , tư liệu hồi cố, bản ảnh di tích…do tác giả luận văn trực tiếp thực hiện qua các đợt khảo sát thực địa tiến hành trong năm 2008
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương chính như sau:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, xã hội vùng Phố Hiến - Hưng Yên (40
trang)
Trang 16Luận văn tập trung phân tích những đặc điểm về diên cách, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và những điều kiện lịch sử - cư dân - văn hóa tác động tới sự hình thành, phát triển của QTDT Phố Hiến – Hưng Yên Đặc biệt, luận văn tập trung phân tích, tổng hợp những nguồn tư liệu khai thác trên thực địa để phác dựng lại
sự đổi dòng của sông Hồng, qua đó phân tích vai trò của dòng sông này đối với
sự tồn tại, phát triển của hệ thống di tích tại Phố Hiến - Hưng Yên
Qua phân tích những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và xã hội, có thể nhận định rõ nét một vùng Phố Hiến - Hưng Yên với nhiều nét riêng biệt – một khu vực mang tính “đặc thù” Trên tổng quan của những yếu tố đó, di tích tại khu vực này cũng mang nhiều nét riêng biệt
Chương 2: QTDT lịch sử văn hóa Phố Hiến - Hưng Yên: Lịch sử và thực trạng (40 trang)
Trong chương 2, luận văn tập trung tái hiện về quá trình hình thành QTDT qua các thời kỳ lịch sử Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ đặc điểm phát triển di tích từng thời kỳ, phân tích mối quan hệ giữa diễn tiến lịch sử vùng đất và quá trình hình thành di tích
Một nội dung quan trọng trong chương này là tác giả đã cố gắng loại hình hóa hệ thống di tích Phố Hiến - Hưng Yên Khu vực này hiện còn tới 134 di tích bao gồm nhiều loại hình đa dạng Do đó, việc phân loại di tích là vô cùng cần thiết Công việc này không chỉ giúp nhận định chính xác hơn về giá trị của từng
di tích, cụm di tích mà còn làm sáng tỏ diện mạo đời sống văn hóa – tín ngưỡng của cộng đồng cư dân khu vực này Hơn nữa, việc loại hình hóa di tích sẽ là cơ
sở quan trọng để tác giả luận văn đánh giá tính hệ thống, mối quan hệ giữa các
di tích cũng như rút ra những nhận xét quan trọng về đặc điểm của QTDT tại đây Từ những phân tích trên, một kết luận quan trọng được rút ra đó là 134 di tích tồn tại trên khu vực Phố Hiến - Hưng Yên không phải là những di tích rời rạc, riêng lẻ mà chúng thực sự tạo thành một hệ thống, một quần thể với mối quan hệ, gắn bó mật thiết Do đó, giá trị chung của toàn bộ QTDT được nâng cao hơn, là một nhân tố quan trọng để các nhà quy hoạch du lịch căn cứ vào đó vạch ra những chiến lược phát huy giá trị di tích một cách hợp lý, hiệu quả
Trang 17Chương 3: Lịch sử Phố Hiến - Hưng Yên qua hệ thống di tích lịch sử văn hoá (47 trang)
Luận văn phác dựng lại phần nào về diễn tiến lịch sử miền đất Phố Hiến - Hưng Yên trên cơ sở tổng hợp các nguồn tư liệu khai thác tại di tích và xung quanh di tích Lấy thời kỳ Phố Hiến – giai đoạn phát triển vàng son nhất của vùng đất này làm mốc phân chia, lịch sử Phố Hiến - Hưng Yên được tác giả chia làm 3 thời kỳ: tiền Phố Hiến, Phố Hiến, hậu Phố Hiến
Trong giai đoạn tiền Phố Hiến, vị trí trọng yếu của vùng đất này về quân sự được thể hiện rõ qua những sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra tại đây trong các thời kỳ: khởi nghĩa Hai Bà Trưng, loạn 12 sứ quân và kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981, kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2
Giai đoạn phát triển của thương cảng Phố Hiến, vùng đất này nổi bật với vị thế quan trọng trong hệ thống giao thương của Đàng Ngoài Những điều kiện thuận lợi trong và ngoài nước đã đưa Phố Hiến trở thành một thương cảng sầm uất nhất của Đàng Ngoài trong các thế kỷ XVI – XVII Trong thời kỳ này, Phố Hiến còn là địa bàn quan trọng trên hành trình truyền bá đạo Thiên Chúa vào Đàng Ngoài Tại đây đã diễn ra “Công đồng” đầu tiên của Công giáo Việt Nam – Công đồng Dinh Hiến - cũng như lễ phong linh mục người Việt đầu tiên Sau thời kỳ Phố Hiến, vùng đất này dần bị nông thôn hóa trở lại Thế kỷ XIX, việc triều Nguyễn đặt tỉnh lỵ của toàn tỉnh Hưng Yên tại đây cũng không thể khôi phục lại được diện mạo đô thị huy hoàng của thương cảng khi trước Sự suy tàn của nhân tố kinh tế đã biến Phố Hiến từ một đô thị kinh tế thế kỷ XVI – nửa đầu XVIII trở thành một đô thị hành chính – chính trị vào thế kỷ XIX
Trang 18CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÙNG PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN
-*** -*** - DIÊN CÁCH, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG PHỐ HIẾN – HƯNG YÊN
Diên cách
Phố Hiến xưa - Thị xã Hưng Yên ngày nay là tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên, nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km theo hướng Đông Bắc, ở vào vị trí gần trung tâm điểm châu thổ Bắc Bộ
Cũng như mọi vùng miền khác trên châu thổ Bắc Bộ, vùng Phố Hiến - Hưng Yên “là miền đất được giành giật từ biển do sức lao động bồi đắp cần cù
và nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm” [148,111] Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà địa chất thì châu thổ Bắc Bộ thực sự hình thành cách đây khoảng 30.000 năm, “đó là kết quả của các quá trình địa chất cửa sông xảy
ra theo các chu kỳ cơ bản trong một chu kỳ kiến tạo thống nhất từ Pleistoxen sớm đến Holoxen muộn (cách đây khoảng 3000 năm) [72,43] Trên diễn trình thời gian đó, một châu thổ thống nhất có dạng tam giác cân rộng lớn đã được kiến lập với các thế hệ đồng bằng và châu thổ chồng gối lên nhau: “đồng bằng Vĩnh Phúc (Pleistoxen muộn) bị đồng bằng – vũng vịnh Hải Hưng tuổi Holoxen sớm - giữa (cách đây 6000 – 4000 năm) phủ lên hơn một nửa diện tích phía đông của đồng bằng Ranh giới phía Tây có hình cánh cung chạy từ Hà Đông qua Bắc Ninh rồi vòng về Quảng Ninh, cả hai đồng bằng này lại bị phủ bởi đồng bằng Thái Bình bắt đầu từ Holoxen muộn”[73,43] Như vậy, đồng bằng Bắc Bộ như một tam giác cân tiến dần ra phía biển, đỉnh thành tạo thứ nhất của
nó chính là Việt Trì (Phú Thọ), ngã ba sông Hồng – sông Đuống (Dâu Canh) là đỉnh thứ hai và vùng Phố Hiến - Hưng Yên chính là đỉnh thứ ba [190,480]
Như vậy, có thể thấy rằng Phố Hiến – Hưng Yên là vùng đất rất cổ xưa, nó
đã được hình thành từ trước khi có những cuộc khai phá đồng bằng châu thổ đầu tiên của người Việt cổ Vì vậy mà lịch sử vùng đất này cũng được bắt đầu từ rất sớm
Trang 19Đời Hùng Vương, Phố Hiến – Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc (179 TCN-938), quận huyện nước ta nhiều lần bị chính quyền đô hộ thay đổi Theo đó, diên cách vùng Phố Hiến - Hưng Yên cũng có sự thay đổi theo Thời thuộc Triệu và thuộc Hán, vùng Phố Hiến - Hưng Yên ở vào đất huyện An Định, quận Giao Chỉ Sang thời Tam Quốc và Lưỡng Tấn, nhiều huyện bị cắt đất để lập thêm các huyện mới, huyện An Định thu hẹp lại, trong khi đó huyện Chu Diên “không còn là đất huyện Chu Diên đời Hán nữa, tức là nó không phải ở lưu vực sông Đáy nữa mà ở về tả ngạn sông Hồng” [1,86] Theo đó, Phố Hiến - Hưng Yên chuyển từ đất An Định sang thuộc đất Chu Diên, quận Giao Chỉ “Từ đời Ngô đến đời Tuỳ, huyện Chu Diên không thay đổi vị trí một lần thứ hai nữa” [1,86] Sang thế kỷ VII, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ thành An Nam đô hội phủ, gồm 8 huyện, trong đó có huyện Chu Diên (hay Diên Châu) “Diên Châu hay huyện Chu Diên đời Đường gồm cả đất Tiên
Lữ ở tả ngạn sông Hồng, như thế thì cũng không khác gì Chu Diên đời Lương” [1,97] Như vậy, từ thế kỷ III cho đến khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán mở đầu kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc ta, diên cách miền Phố Hiến - Hưng Yên không thay đổi, đều lệ thuộc vào đất huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ hay An Nam đô hộ phủ (đời Đường)
Thế kỷ X, miền đất này có tên gọi là Đằng Châu - địa bàn cát cứ của sứ quân Phạm Bạch Hổ Năm 1005, vua Lê Long Đĩnh đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình Năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Lý Thái Tổ chia cả nước thành 24 lộ, miền Hưng Yên ngày nay thuộc vào lộ Khoái Song bên cạnh đó,
tên gọi châu Đằng vẫn được nhắc đến với tư cách là khu vực hành chính nhỏ
ngang với địa vị các huyện và vẫn lệ thuộc vào các châu lộ [1,121] Như vậy, đời Lý, miền Phố Hiến - Hưng Yên chính là đất châu Đằng thuộc lộ Khoái Sang thời Trần, năm 1249, cả nước được chia thành 12 lộ, miền đất này lại thuộc về huyện Vĩnh Động, lộ Khoái Châu (hay Khoái Lộ) Đầu thế kỷ XV, nhà Minh xâm lược và đô hộ nước ta Về địa lý hành chính, nước ta bị đổi đặt làm quận Giao Chỉ và đặt các châu huyện lệ thuộc vào 15 phủ và 5 châu lớn Lộ Khoái Châu và phủ lộ Long Hưng đời Trần gộp lại thành phủ Trấn Man Theo
đó, Phố Hiến - Hưng Yên lệ thuộc vào phủ Trấn Man, quận Giao Chỉ Sau khi
Trang 20Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược và khôi phục nền độc lập dân tộc, cả nước được chia làm 5 đạo Hưng Yên thuộc về Nam Đạo Đến năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên thuộc thừa tuyên Thiên Trường Năm 1469 đổi gọi là Sơn Nam Phố Hiến - Hưng Yên đổi thuộc vào huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, thừa tuyên Sơn Nam, sau thuộc vào Sơn Nam Thượng từ năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) Đến năm 1802, Gia Long lấy hai trấn Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ lệ vào Bắc Thành
Năm 1831, Minh Mệnh chia lại địa giới các trấn, phủ, đặt thành 18 tỉnh Tỉnh Hưng Yên được thành lập thống trị 2 phủ với 8 huyện Vùng Phố Hiến - Hưng Yên vẫn thuộc về đất huyện Kim Động, phủ Khoái Châu
Tháng 8 năm 1946, thị xã Hưng Yên được thành lập Vùng đất này chính thức tách khỏi huyện Kim Động về mặt địa giới hành chính Khi đó, thị xã được chia thành hai khu phố Đẩu Lĩnh và Đằng Giang Sau một thời gian sát nhập với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, thị
xã Hưng Yên trở thành tỉnh lỵ và là một trong 6 đơn vị hành chính cấp huyện, thị của tỉnh Hiện nay, thị xã Hưng Yên có tổng diện tích tự nhiên là 46,8 km2
,
số dân thường trú là 7,6 vạn dân, bao gồm 12 đơn vị hành chính:
Bảng 1.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Hưng
Dân số (người)
Mật độ (người/
km 2 )
Trang 21về phía tây nam của tỉnh
Về ranh giới hành chính, vùng đất này nằm sát sông Hồng về phía Tây, đối ngạn với huyện Duy Tiên (Hà Nam) bên hữu ngạn Phía tây bắc và bắc, giáp các
xã Hùng Cường, Hiệp Cường, huyện Kim Động Phía đông và đông nam giáp các xã Nhật Tân, An Viên, Thủ Sỹ, Phương Chiểu, Tân Hưng và Hoàng Hanh của huyện Tiên Lữ Tính từ trung tâm thị xã đến ngã ba cửa Luộc – nơi sông Hồng và sông Luộc giao nước - ước chừng khoảng 4 km theo đường chim bay Vùng đất này đã trải qua nhiều thay đổi về diên cách, song về cơ bản đây vẫn là địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hệ thống giao thông đường thuỷ của châu thổ Bắc Bộ Là đỉnh của “hạ châu thổ”, Phố Hiến - Hưng Yên nằm sát sông Hồng và được giới hạn bởi sông Luộc ở phía đông bắc và sông Châu Giang (hiện nay đã bị lấp) ở phía tây nam Thuận đường sông Hồng xuôi xuống phía đông nam có thể tiến ra Vị Hoàng (Nam Định ngày nay) và đến các địa phương khác thuộc Sơn Nam Hạ xưa theo đường sông Châu Giang Theo tuyến sông Luộc, từ Phố Hiến - Hưng Yên có thể tới Hải Dương, An Quảng Như vậy, theo các tuyến đường sông chính, Phố Hiến - Hưng Yên có khả năng kết nối với hầu hết các địa phương ở vùng hạ châu thổ
Ngoài ra, vị trí của vùng đất này còn có ý nghĩa chiến lược đối với Thăng Long Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế lớn nhất của châu thổ Bắc Bộ từ năm
Trang 221010 Các địa phương ở hạ châu thổ muốn lên Thăng Long theo đường thuỷ đều phải đi qua Phố Hiến Mọi tuyến giao thương liên khu vực từ vịnh Bắc Bộ lên Thăng Long đều phải qua Phố Hiến Rõ ràng sự kiện Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đã góp phần nâng tầm ý nghĩa chiến lược của vùng Phố Hiến lên thêm một bước Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc nhận định “Vào đầu thế kỷ XI, khi Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long thì khu vực Phố Hiến đã trở thành đầu mối giao thông quan trọng nhất nối liền kinh đô với các miền đất nước, vì thế đương nhiên nó trở thành cửa ngõ quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của quốc gia cả về kinh tế và quốc phòng” [116,17] Đúng vậy, vị trí chiến lược về quốc phòng của vùng đất này đã được chứng minh qua hàng loạt các sự kiện quân sự diễn ra tại đây trong các thế kỷ I, thế kỷ X, XIII, XVIII
Thế kỷ XVI – XVII, vị thế chiến lược về kinh tế của khu vực này được khẳng định với việc Phố Hiến trở thành thương cảng sầm uất vào bậc nhất của Đàng Ngoài Nằm án ngữ cửa ngõ vào Thăng Long, mọi thuyền buôn nước ngoài từ vịnh Bắc Bộ dù đi theo cửa sông Thái Bình, sông Hồng (cửa Ba Lạt) hay cửa sông Đáy (cửa Rokbo) muốn lên kinh thành cũng đều phải qua Phố
Hiến Điều này được minh chứng rõ rệt qua hệ thống Bản đồ sông Đàng Ngoài
thế kỷ XVII (BĐ1.4, BĐ1.5) do các thương nhân, nhà hàng hải Hà Lan, Anh
Quốc vẽ khi đến buôn bán ở Bắc Bộ cũng như mô tả trong các tập du ký của nhà hàng hải William Dampier, JB Tavernier viết vào thế kỷ XVII khi các tác giả này có cơ hội du hành đến Đàng Ngoài
Theo các sử liệu này, thương nhân phương Tây đến buôn bán ở Đàng Ngoài đều từ vịnh Bắc Bộ đi vào theo lối cửa sông Thái Bình đến buông neo tại Domea (Tiên Lãng, Hải Phòng) và dùng thuyền nhỏ theo đường sông Luộc đến Phố Hiến rồi vào sông Hồng trước khi lên Thăng Long Vị trí của Phố Hiến theo William Dampier mô tả thì “ở cách nơi chúng tôi để tàu (tức Domea) độ 60 dặm (96 km) và cách biển chừng 80 dặm (128 km)” [45,35] Do vậy, đây là vị trí lý tưởng để thiết lập các trạm tuần tra thu thuế Có lẽ đây chính là lý do quan trọng nhất quyết định đến việc chính quyền chúa Trịnh đã đặt Hiến ty của toàn vùng
Trang 23Sơn Nam ở Phố Hiến để kiểm soát và thu thuế của các thương thuyền ngoại quốc
Trong tập du ký của William Dampier, nhà hàng hải người Anh cũng ghi chép rõ điều này: “Quan tổng trấn hoặc viên phó quan cấp giấy thông hành cho tất cả mọi thuyền bè đi ngược xuôi trên sông Người ta không cho phép một thuyền nào đi mà không có giấy thông hành” [45,37] Vào thế kỷ XIX, Nguyễn Siêu cũng khẳng định rõ chức năng tuần ty, thu thuế của Phố Hiến trong tác
phẩm Phương Đình địa dư chí: “Trấn Sơn Nam thời Lê Trung Hưng còn có Đại
An hải khẩu (thuộc tỉnh Nam Định), thuyền buôn nước ngoài đến đây có quan khám xét nhưng kém hơn Cửa Hiến ở huyện Kim Động” PGS Nguyễn Văn
Kim trong công trình nghiên cứu Quan hệ của Nhật Bản và Đông Nam Á thế kỷ
XV – XVI cũng nhận định rõ: “Đối với Đại Việt, thuyền của các thương nhân
ngoại quốc đến buôn bán với Đàng Ngoài phải đi theo hệ thống sông Hồng và thường dừng lại ở khu vực cửa sông hay Phố Hiến để kiếm tra hàng hoá và định mức thuế” [94,171] Như vậy có thể thấy, không chỉ là đô thị kinh tế, Phố Hiến trong thế kỷ XVI-XVII còn là đô thị hành chính, trung tâm chính trị của toàn vùng Sơn Nam rộng lớn “Nhìn dưới góc độ an ninh, Phố Hiến còn như một trạm kiểm soát vòng ngoài bảo vệ kinh đô Thăng Long, điều tiết các hoạt động ngoại thương và ở một mức độ nào đó có thể đại diện cho chính quyền Đàng Ngoài giao dịch với thương nhân ngoại quốc [94,22]
Vị trí cửa ngõ giao thương đã biến Phố Hiến thành đầu mối gặp gỡ, trung chuyển của các luồng ngoại thương và nội thương lớn nhất Đàng Ngoài Hàng hoá của Đàng Trong hay các địa phương khác muốn lên Thăng Long đều qua Phố Hiến Ngược lại, hàng hoá của Đàng Ngoài muốn vận chuyển ra nước ngoài hay vào Đàng Trong cũng đều tập kết tại Phố Hiến Điều này càng được minh chứng rõ ràng khi các nhà nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ giữa Phố Hiến với các thị trường xa thông qua các thương cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải, Hội Thống (Nghệ An) [40,210-214] và các phố cảng khác ở Đàng Trong [30,188-195]
Với vị trí chiến lược về kinh tế này và các nguyên nhân khách, chủ quan khác, Phố Hiến đã trở thành thương cảng sầm uất của Đàng Ngoài suốt hơn hai
Trang 24thế kỷ Vị trí địa lý đặc biệt của khu vực này đã có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, phát triển của QTDT tại đây Có thể khái lược trên ba điểm chính:
1> Phố Hiến - Hưng Yên gần như được bao bọc bởi hai mặt sông Dấu ấn sông nước đã in đậm trong tín ngưỡng của người dân vùng này Điều này lý giải tại sao số lượng các đền thờ thuỷ thần, thần hàng hải lại chiếm đa số trong QTDT Về sự phân bố, phần nhiều di tích cũng nằm ven sông nước, ven các dòng chảy cổ và bên các đầm, vực nước lớn
2> Phố Hiến - Hưng Yên là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quân sự Dấu ấn chiến trận đã để lại tại đây một hệ thống đền thờ các nhân vật lịch sử cùng với hệ thống các truyền thuyết dân gian phong phú, thống nhất về nhiều thời
kỳ khác nhau trong tiến trình lịch sử dân tộc Rất nhiều di tích trong đó được xây dựng trên chính nền đại bản doanh của các đội quân từng đóng quân tại đây hoặc xây dựng để tưởng niệm những chiến công lớn đã xảy ra trên địa bàn này
3> Phố Hiến - Hưng Yên là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế Sự phát triển thương mại hàng hoá của vùng đất này, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVII đã kéo theo hệ quả tất yếu là sự giao lưu về văn hoá Sự đa dạng
về tín ngưỡng, tôn giáo, sự đa dạng về phong cách kiến trúc của QTDT lịch
sử cho thấy dấu ấn đậm nét của quá trình giao lưu văn hoá trên địa bàn này trong lịch sử
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÙNG PHỐ HIẾN – HƢNG YÊN Đặc điểm phát triển địa hình
Miền đất được hình thành do sự bồi đắp của sông Hồng và tác động của hệ thống đê sông
Phố Hiến - Hưng Yên là đỉnh thành tạo thứ ba của tam giác châu thổ Bắc
Bộ Miền đất này được bồi đắp hoàn toàn do lượng phù sa lớn của sông Hồng
đổ về từ thượng lưu qua hàng ngàn năm Khi chưa có hệ thống đê lớn và hoàn chỉnh chạy dọc sông, nước lũ hàng năm của sông Hồng tràn qua bờ sông chính
và các sông nhánh Một phần vật liệu đọng lại ngay ven sông tạo thành các gờ sông Cũng như trên toàn bộ đồng bằng châu thổ, gờ sông Hồng tại Phố Hiến - Hưng Yên cũng tạo ra “một địa thế tương đối cao so với các vùng bao quanh (từ
Trang 253-4 m) trong khi các khu vực đất thấp lân cận chỉ vào khoảng 1-2 m” [149,30] Trên bình độ vùng Phố Hiến - Hưng Yên hiện nay, vẫn thấy độ cao nổi trội của dải đất gờ sông này kéo dài từ địa phận Nhân Dục xuống đến Nam Hoà, Mậu Dương Ngược với dải gờ sông, các khu đất từ gờ sông trở vào phía trong có độ cao thấp dần
Vào mùa lũ, nước sông tràn ngập hình thành nên nhiều vùng đầm lầy rộng lớn Thế kỷ X, diện tích vùng Nễ Châu và Lam Sơn chưa rộng như ngày nay, phần nhiều vẫn là đầm bãi ven sông thường xuyên úng ngập mọc đầy lau sậy Truyền thuyết vùng Nễ Châu còn cho thấy khi Lê Hoàn về đây đóng quân, quân đội của ông phải dùng thuyền độc mộc để tiện việc di chuyển Nhiều trường hợp, việc di chuyển giữa vùng đầm lầy rất khó khăn, quân lính phải vừa chèo thuyền vừa bíu vào cây để đi Truyền thuyết này còn để lại dấu vết trong tên địa
danh Bãi Bíu - vùng đầm trũng rộng nằm phía cuối làng Nễ Châu hiện nay
Thế kỷ XIII, nhà Trần bắt đầu sự nghiệp đắp đê để ngăn nước lũ Đê Quai
Vạc được đắp với quy mô lớn dọc tuyến sông Hồng Tác giả An Nam chí
nguyên đã mô tả các con đê “quai vạc” này như sau: Hai bên bờ sông Phú Lương (sông Hồng) đều có đê ngăn nước lụt Một con đê chạy dài từ sông Đáy
đến sông Hải Triều (sông Luộc)” Như vậy có nghĩa là đê sông Hồng đã được
nhà Trần đắp kéo dài từ phân nhánh giữa sông Hồng và sông Đáy xuống đến phân nhánh giữa sông Hồng và sông Luộc Điều này có nghĩa là toàn bộ bờ tả ngạn sông Hồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngày nay, trong đó bao gồm cả vùng Phố Hiến - Hưng Yên đã có đê bao
Người ta còn tìm thấy ở xã Thọ Vinh (Kim Động) một cống gạch lớn gọi là cống Đỉnh Nhĩ, đặt dưới một con đê cổ xưa đắp vòng vèo hình quai vạc Thọ Vinh (Kim Động) hiện nay vẫn nằm giáp sông Hồng và cách Phố Hiến khoảng
15 km theo hướng Tây Bắc Một sự tích về sự hình thành hồ Bán Nguyệt (Hồng
Châu, Hưng Yên) được ghi lại trong Hưng Yên nhất thống chí soạn vào cuối thế
kỷ XIX cũng cho biết hồ nguyên là một khúc sông Hồng bỏ lại “Thời xưa bờ sông ở đây sâu không thể lường được, đến thời Trần Thái Tông khoảng niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình hội quân các lộ đắp đê phòng nước, phía trước đều sâu không đắp được nên đắp theo chỗ nước nông thành hình bán nguyệt
Trang 26[75,48] Theo như sự tích này thì hồ Bán Nguyệt chính là một sản phẩm của quá trình đắp đê sông Hồng tại khu vực Phố Hiến - Hưng Yên dưới thời nhà Trần Điều này cũng góp thêm một chứng cứ cho thấy từ thế kỷ XIII đê đã được đắp trên bờ tả ngạn đoạn sông Hồng chảy qua khu vực Phố Hiến - Hưng Yên
Sự xuất hiện đê sông đã có tác động rất lớn đến đặc điểm phát triển địa hình của khu vực này Ngoài tác dụng tích cực là ngăn lũ sông Hồng, bảo vệ vùng dân cư, đê sông lại chính là vật cản trở quá trình bồi đắp tự nhiên của sông Hồng tại đây Nhiều khu vực ở trong đê do không được phù sa sông hàng năm tiếp tục bồi đắp dần trở thành những vùng đất thấp, ô trũng ngập nước Trong khi đó, lượng phù sa khổng lồ do con nước sông Hồng đổ về từ thượng nguồn bị đóng đai lại giữa hai thân đê bên bờ tả ngạn và hữu ngạn Sự áp chế này khiến cho sông phải gồng mình tìm cách vận chuyển lượng phù sa khổng lồ ra biển càng nhanh càng tốt để giữ cho được sự cân bằng giữa độ dốc và hoạt động của
nó [148,133] Dòng chảy của sông vì thế mà trở nên uốn khúc, quanh co Càng ngày, các khúc uốn của sông lại càng dài dần ra do áp lực của lượng phù sa mỗi ngày một lớn qua các năm Một phần phù sa đó được dòng nước tải ra biển Một phần tích tụ lại trong lòng sông dưới dạng bùn và dần đông cứng thành các dạng bãi ngầm chìm dưới mặt nước Quá trình lâu dài này diễn ra liên tục làm cho độ sâu của dòng sông giảm dần đi, nhiều nơi bị bồi lấp khiến tàu bè có trọng tải lớn không còn đủ sức để qua lại Giao thông đi lại qua những đoạn sông này không phải là điều dễ dàng
Thế kỷ XVII, đoạn sông Hồng chảy qua khu vực Phố Hiến - Hưng Yên đã
chứa trong lòng nó nhiều dạng đá ngầm như thế Nhật ký Thương điếm Anh ở
Đàng Ngoài ghi chép về chuyến vượt sông Hồng khi qua Phố Hiến tháng
6/1672 cho thấy rõ mức độ nguy hiểm và khó khăn khi phải di chuyển trên đoạn sông có nhiều đá ngầm này “Khi đi ngược dòng sông, tàu nhiều lần chạm đáy,
và viên quan hôm đó ở trên tàu, ra lệnh trói viên thuyền trưởng và doạ chặt đầu viên thợ cả, bởi vì họ không muốn cho tàu đi ngược luồng nước mạnh, nhưng rồi họ cũng bắt buộc phải chọ chạy thử Nhưng ngay khi neo vừa mới kéo lên, sóng hoặc luồng nước làm tàu phải trôi xuống mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng và điều đó làm ông ta nguôi giận một ít…Chúng tôi không có cách nào
Trang 27thoát khỏi tình trạng ấy, bởi vì không có gì trên đời có thể làm cho tàu chúng tôi
có thể một lần nữa vượt qua được bãi ngầm chắn ngang do nước cạn và gió ngược…” [Dẫn lại theo [149,32]
Các bãi ngầm thành tạo trong lòng sông lại là nơi ứ đọng thêm lượng phù
sa mới đổ từ trên nguồn về, qua nhiều năm, chúng lớn dần lên cả về kích thước
và chiều cao, trở thành các bối, các đảo hình chóp hay các bãi bồi nổi ở giữa sông Trên bản đồ địa hình của thị xã Hưng Yên những năm 60 của thế kỷ XX,
ta còn thấy rõ rệt những bãi bối rất lớn trên sông Hồng như: Bối Lam Sơn rộng 1km, dài 3km; bối Lê Hồng Phong rộng 1,5km, dài 2 km; bối Quảng Châu kéo dài tới 8km từ vị trí phà Yên Lệnh xuống đến tận cuối xã Hoàng Hanh (Tiên Lữ) Trong quá trình vận động của dòng chảy, các đảo, bãi bồi được bồi tiếp gần nhau, hình thành nên các doi cát lớn
Vùng đất chịu tác động mạnh mẽ do sự vận động đổi dòng của sông Hồng
Như phần trên đã đề cập đến, hệ quả của việc đắp đê qua thời gian đã tác động đến sự hình thành của hàng loạt các doi cát, bãi bối trong lòng sông Hồng
Ở nhiều vị trí, các doi cát dần dần tiến nhập về phía bờ sông và trở thành diện tích đất bãi làm bờ sông ở đó phình ra mạnh mẽ, một khúc uốn mới được hình thành với phần lõm hướng về phía bờ đối diện Do vậy, quá trình bồi đắp một bên bờ sông luôn song hành cùng quá trình xói lở bờ sông đối diện Cả hai quá trình đồng thời này đều làm hình thái bờ sông biến đổi, dẫn đến hiện tượng sông đổi dòng Nhiều khu vực từ chỗ ở vị trí giáp sông thì dần dần cách xa sông Ngược lại nhiều làng mạc ở vào vị trí sông xói lở mạnh thì dần biến mất Khu vực Phố Hiến - Hưng Yên có thể nói là một trong những nơi chứng kiến dòng sông Hồng uốn lượn và có sự thay đổi dòng liên tục và mạnh mẽ nhất Để chứng minh nhận định này, chúng ta cùng xét một vài bằng chứng dưới đây:
Nhìn trên bản đồ Sông Đàng Ngoài (La River Tonquin ) - (BĐ1.4; BĐ1.5)
vẽ vào thế kỷ XVII của Công ty Đông Ấn Hà Lan VOC, sông Hồng từ vị trí ngã
ba cửa Luộc lên đến Kẻ Chợ có vô số những cồn cát nhỏ nổi lên ở giữa sông So sánh với bản đồ hành chính Hưng Yên hiện đại (BĐ1.2), dòng sông Hồng thế kỷ XVI – XVII thẳng hơn và ít khúc uốn Đó là do hiện tượng các cồn cát giữa
Trang 28sông chưa có sự bồi đắp nối kết vào ven bờ, hiện tượng lở bồi vì thế diễn ra chậm hơn Sau hơn 3 thế kỷ, sự vận động của dòng sông đã đẩy các cồn cát dịch dần, rồi trở thành liền một dải với bờ sông, dòng chảy vì thế mà dần uốn khúc
Hệ quả là hiện nay, sông Hồng từ Thăng Long – Hà Nội về đến Phố Hiến - Hưng Yên đã trở thành một dòng sông quanh co, khuất khúc như dạng đồ thị hình sin với những khúc uốn lớn liên tiếp nhau
Những khúc uốn dần lớn lên qua thời gian đã làm biến đổi hình thái bờ
sông dẫn đến hiện tượng đổi dòng Sự tích đê sông Hồng ở Bắc Kỳ được biên
soạn vào đầu thế kỷ XX có ghi chép lại nhận xét của tổng đốc Hưng Yên họ Lê
như sau: “Sông Hồng phù sa rất nhiều, khi đọng lại liền thành bãi, do thế mà
Cửa Càn ở Hưng Yên mới chuyển thành cửa Luộc, cửa Hoàng, cửa Liêu”[Dẫn
lại theo 72,71] Cửa Càn tức địa danh cống Cửa Càn thuộc địa phận phường
Hiến Nam Hiện tại, đây chỉ là một cống thoát nước từ điểm cuối của con sông đào Điện Biên sang phía đầm An Vũ (hiện nay phần lớn diện tích đầm đã bị san
lấp để xây dựng nhà cửa) Dân gian còn gọi địa danh này là Càn Hải hay Càn
Môn Cách đây vài chục năm, khu vực này còn có một ngôi đền thờ “thần canh
biển”, trên cửa của đền khắc rõ hai chữ “Càn Môn” Truyền thuyết kể lại rằng
đây vốn là một trong những cửa sông để thuyền bè vào khu vực Phố Hiến Thời
kỳ này đường bờ biển đã lùi xa nên Càn Hải không thể là nơi cửa biển được Lý
giải hợp lý cho sự tích này có thể là đây đã từng một thời là nơi cửa sông Hồng
và sông Luộc gặp nhau Nhận định của viên tổng đốc Hưng Yên họ Lê cũng cùng chung quan điểm này Có khả năng đây là nơi hai con sông lớn gặp nhau nên mặt nước mênh mông trông không rõ bờ bãi, trong tâm thức người dân sự mênh mông đó có thể tưởng tượng như nơi cửa bể nên mới gọi nơi đây là Càn
Hải Truyền thuyết dân gian còn kể lại rằng Càn Hải là nơi sóng cả, đi lại rất
gian nan Thuyền bè qua lại thường bị đắm vô số, người chết trôi dạt vào nơi
cửa sông này cũng không biết bao nhiêu mà kể Dân quanh vùng đã lập Đàn
Bách Linh Âm Hồn ngay nơi cửa sông để cúng tế những vong hồn trên Đàn thờ
này vẫn còn dấu vết đến ngày nay mặc dù quy mô không lớn như xưa nữa
Sự tích làng An Vũ (phường Hiến Nam) cũng cho thấy tính xác thực phần nào của giả thiết trên Các cụ già trong làng kể lại rằng nguyên tên cũ của làng
Trang 29là Hưng Võ Ông tổ khai cơ dựng làng vốn là dân phiêu tán từ địa phương khác theo con nước đến vùng cửa sông này lập nghiệp Ông vốn là một người rất giỏi
võ nên đã đem nghiệp võ truyền nghệ lại cho dân trong làng và các thế hệ con cháu Vì vậy, làng trở thành một làng võ chuyên nghiệp và được giao trọng trách bảo vệ vùng cửa ngõ của Phố Hiến, chống lại sự xâm lược của kẻ thù và nạn cướp bóc trên sông Tên cũ của làng khi xưa là Hưng Võ cũng xuất phát từ tích này mà ra Sang thời Nguyễn, lo sợ nguy cơ dân làng nổi loạn, tổng đốc Hưng Yên đã đổi tên làng từ Hưng Võ thành Yên Võ, sau lại gọi là An Vũ như tên hiện nay
Khai quật khảo cổ tại đàn Bách Linh Âm Hồn “đã tìm được nhiều tiền đồng Khai Nguyên thông bảo, khả năng cách địa điểm này không xa có một mộ cổ thế kỷ thứ VIII Như vậy, khu vực này là vùng đất cổ giáp bờ sông Hồng xa xưa Từ vị trí này cũng như đền Cửa Càn cách đó 300m, chiếu về phía Nam, vuông góc với tả ngạn sông Hồng hiện tại, chúng ta gặp tới 3 lạch sông, gianh giới phân chia các cồn cát của mỗi lần sông đổi dòng lấn về phía Nam và bồi về phía Bắc” [69, 91] Đầm An Vũ mênh mông ngay sát vị trí Cửa Càn cũng có khả năng được hình thành tương tự như trường hợp hồ Bán Nguyệt – là dấu vết
để lại của một đoạn sông Hồng khi nó đổi dòng
Những dẫn chứng trên đều dẫn ta đến cùng một suy luận rằng Cửa Càn đã từng một thời là ngã ba sông Hồng gặp sông Luộc Đến thế kỷ XVI – XVII, bờ sông Hồng đã dịch chuyển hẳn về phía Nam, vị trí ngã ba sông do vậy cũng bị đẩy lùi dần xuống phía Nam Nhưng theo truyền thuyết kể trên thì có khả năng vào giai đoạn này, mặc dù dòng chính của sông Hồng đã lùi xa song dòng chảy
cũ của nó qua khu vực này vẫn còn tồn tại như một phụ lưu và vẫn đổ nước ra sông Luộc Như vậy, có thể suy luận được rằng khi đó Phố Hiến có hình thế như một cồn cát lớn bị chia cắt, bao bọc bởi dòng chính sông Hồng ở phía Tây, dòng phụ sông Hồng ở phía Đông và Đông Bắc, dòng sông Luộc ở phía Nam và Đông Nam Thuyền bè theo đó có thể cập bến Phố Hiến theo hai cửa: một là cửa sông nơi dòng chảy chính gặp sông Luộc, hai là cửa sông nơi phụ lưu sông Hồng gặp sông Luộc
Trang 30Nhìn trên bản đồ BĐ1.2 và không ảnh A.1 chụp Hưng Yên hiện nay, còn thấy rõ một vệt nước kéo dài suốt từ Xích Đằng xuống đến tận Bảo Châu Vệt nước này nằm sát với đường uốn lượn của chân đê, liền với nó là nhiều làng được dựng trên nền đất bãi quanh năm trồng màu Từ trên đê nhìn xuống khu vực ngoài đê thuộc xã Quảng Châu hiện nay vẫn thấy phổ biến các căn nhà dựng riêng lẻ trên các gò đất thấp khá tách biệt với nhau Điều này cho thấy có khả năng đây cũng là bờ sông Hồng cổ Thông thường đê luôn được đắp trên chính gờ đất cao tự nhiên sát ven sông Như vậy có thể giả định rằng con đê hiện nay phần nhiều được đắp sát dòng chảy cũ của sông Vệt nước kéo dài uốn lượn theo chân đê do vậy càng có khả năng chính là dòng chảy cũ của sông
Hồng khi xưa
Bên ngoài đê sông Hồng tại khu Nam Tiến, có một cánh đồng mà dân gian
gọi là Giang Tâm So với những khu vực xung quanh, cánh đồng này trũng thấp
hơn nên thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa Sở dĩ có tên gọi như vậy theo bà con lý giải là do vị trí của cánh đồng hiện nay khi xưa là tâm của dòng sông Hồng Cánh đồng này lại nằm sát vệt nước kéo dài từ Xích Đằng xuống đến đầu Bảo Châu Đặc biệt hơn, vị trí của cánh đồng gần như đối diện với vị trí dốc Đá – tương truyền là nơi bốc dỡ hàng hoá, tập kết thuyền bè của thương cảng Phố Hiến khi xưa Cánh đồng Giang Tâm ở phía trước mặt bến Đá nhìn ra sông Hồng hiện nay là hoàn toàn hợp logic Điều này càng chứng thực thêm nhận định rằng trong thời đại hưng thịnh của Phố Hiến, dòng sông Hồng đã chảy sát vị trí Dốc Đá hiện nay Và từ dốc Đá sông Hồng uốn khúc ở vị trí đầu Bảo Châu, chạy dọc theo đường Phố Hiến và men phía hữu Nễ Châu
Theo sự tích dân gian kể lại, chùa Hiến là ngôi chùa cổ nằm sát sông Hồng
Kế đó là Đông Đô Quảng Hội - nơi hội họp cũng đồng thời là thương điếm của người Hoa tại Phố Hiến Vị trí của thương điếm phải nằm sát bờ sông để tiện việc bốc dỡ, vận chuyển hàng hoá Dinh Hiến sát (tương truyền dinh nằm trong
khu doanh trại quân đội trên đường Phố Hiến, hiện vẫn còn tấm bia Anh Linh
vương Lê Công từ bi ký được dựng tại đây) cũng nằm sát sông để tiện việc nha
môn quản lý, thu thuế tàu bè qua lại cảng Phố Hiến Tổng hợp những thông tin trên dẫn ta đến suy luận sông Hồng thời hưng thịnh của Phố Hiến đã từng chảy
Trang 31qua trước mặt các công trình này Hiện nay, các di tích này đều nằm bên phía tả của đường Phố Hiến theo chiều đi từ Dốc Đá xuống Như vậy, có thể lập luận rằng sông Hồng đã chảy dọc theo con đường Phố Hiến, tức là chảy men theo phía hữu làng Nễ Châu vào thời kỳ thương cảng Phố Hiến Điều này được củng
cố thêm bởi vị trí của chợ Nễ cổ Tương truyền chợ Nễ Châu cổ nằm ngay cạnh chùa Nễ và sát sông Hồng, là một trong những chợ buôn bán trên bến dưới thuyền nhộn nhịp nhất của Phố Hiến Hiện nay, chùa Nễ Châu nằm cuối đường Phố Hiến, như vậy có nghĩa là chợ Nễ cổ cũng đã từng nằm phía cuối con đường này Điều đó có nghĩa là sông Hồng cổ đã từng chảy dọc theo đường Phố Hiến và đi qua trước mặt của các công trình kiến trúc quan trọng của đô thị này khi đó: Đình Hiến - chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội và Thiên Hậu cung, Dinh Hiến sát (hay Dinh quan trấn thủ) và chùa Nễ
Một căn cứ khác cho phép ta lập luận như trên đó là sự hình thành của làng
Nễ Châu Thế kỷ X, làng Nễ Châu vẫn là một vùng lau sậy ngập nước, chỉ có một phần đất phía Bắc là có người tụ cư do nằm trên gờ sông nên địa thế tương đối cao ráo Còn hiện nay, làng Nễ Châu có hình dạng giống như một lông chim, chiều dài tới trên 3 km, trong khi chiều rộng chưa đầy 0,5 km, nằm kẹp giữa một bên là đê sông Hồng, một bên là dải đầm hồ liên tiếp được dân trong
vùng gọi là Đầm Sông (về cơ bản dải đầm ao này đã bị san lấp) Hình thế này
chứng tỏ trước kia làng nguyên là một doi cát dài nằm giữa sông Dải Đầm Sông có khả năng chính là một phần sông Hồng để lại khi doi cát Nễ Châu được nối liền vào bờ Truyền thuyết làng Hà (xã Hồng Nam) cho thấy làng nguyên là trang Hỉ Tước nằm giáp sông Hiện nay, làng Hà nằm đối diện với làng Nễ Châu qua chính dải Đầm Sông cổ Điều này càng củng cố suy luận dải Đầm Sông này chính là dòng chảy cũ của sông Hồng để lại
Theo lời kể của người dân quanh vùng, khi xưa đã từng có tầu bè qua lại và cập bến trên chính dải Đầm Sông này Người dân khi đào móng xây nhà đã tìm thấy nhiều cột gỗ lim lớn có đường kính 30-40 cm và độ dài còn trên 2 m Nhiều người cho rằng đây là cọc neo tầu thuyền khi xưa Ngoài ra, dọc dải Đầm Sông này còn phát hiện vệt sành sứ dày và dài liên tục hơn 100 m (vị trí bắt đầu
từ giếng nước trước cửa đình Hà hiện nay) Nhiều bát, đĩa, cong, vò cũng đã
Trang 32từng được người dân tìm thấy khi đào đất và san lấp Đầm Sông Có khả năng đây là những sản phẩm buôn bán của bến thuyền giao thương trước khi bãi bồi
Nễ Châu được nối liền vào bờ dẫn đến Đầm Sông bị bồi lấp không còn liên kết với sông Hồng như trước
Lịch sử dân cư và truyền thuyết tàu đắm phổ biến tại làng Nễ Châu cũng góp phần chứng minh nhận định trên Xét về nguồn gốc dân cư, làng do ông tổ
họ Bùi lập ra Theo gia phả họ Bùi, dòng họ này vốn sinh sống bên bờ hữu ngạn (Hà Nam) Sau thấy bãi bồi bên bờ tả đất đai bằng phẳng, phì nhiêu, có khả năng sản xuất được bèn di chuyển sang, trước là để chăn thả trâu bò, sau dần định cư hẳn bên bãi bồi, khai cơ lập làng Dải đất bãi này trước khi có dân cư đông đúc là bãi bồi trồng rất nhiều chuối Vì thế nên làng Nễ Châu còn có tên Nôm là làng Chuối Dòng họ Bùi là người đầu tiên đến đây khai khẩn và hiện nay đây vẫn là dòng họ có số thành viên đông đúc nhất trong làng Làng nằm nơi cửa sông đông đúc thuyền bè qua lại nên dân nhập cư đến làng khá đông đúc Đó là nguồn gốc của các dòng họ Trịnh, Hoàng…trong làng hiện nay Theo gia phả để lại, họ Trịnh vốn gốc Thanh Hoá, theo đường buôn bán mà đến đây định cư lập nghiệp Ta biết rằng giai đoạn hưng thịnh của Phố Hiến, trấn thủ Sơn Nam Lê Đình Kiên là người gốc Thanh Hoá Theo quy luật thông thường,
vị quan trấn thủ ở đâu cũng thường mang theo gia quyến, họ hàng Vì vậy, nhiều khả năng họ Trịnh đã theo Lê Đình Kiên đến đây buôn bán và ở lại lập làng
Điểm thứ hai là truyền thuyết tàu đắm được lưu truyền khá phổ biến tại làng Nễ Hầu hết cư dân trong làng đều biết đến truyền thuyết này Theo nhiều
người thì vị trí tàu đắm chính là Đầm Ao Gai Bên cạnh đó, người dân trong
làng còn tìm thấy nhiều tiền đồng cổ, nồi đồng và một số đồ sành sứ, trang sức
từ trong lòng đất Như vậy có thể khẳng định rằng trong lòng đất làng Nễ có ẩn tàng di vật cổ của thời kỳ Phố Hiến hưng thịnh Điều này càng góp phần chứng
tỏ thêm rằng vào thời kỳ Phố Hiến, làng vẫn là dải đất bồi giữa sông Khi đó dòng chính của sông Hồng chảy về phía hữu của làng (chính là dải Đầm Sông)
và tàu bè đi vào Phố Hiến có thể theo đường này để cập bến Trong số đó, có khả năng tàu buôn của nước ngoài đã bị đắm ở vị trí này Khi dải đất Nễ Châu
Trang 33dần nối liền với bờ, vị trí này trở thành đất bãi, phù sa bồi lên trên những di vật
cổ dưới lòng sông
Sự hình thành làng Nễ Châu đã biến bờ sông khu vực này lồi hẳn ra phía ngoài giống như hình dạng cái vành tai Vì vậy, làng Nễ Châu còn được gọi bằng cái tên Nhĩ Châu Đầu thế kỷ XX, bản liệt kê làng xã còn ghi rõ: “Tổng Phương Trà, huyện Tiên Lữ gồm có các xã Phương Trà, xã Phù Sa, xã Hà Châu,
xã Nhĩ Châu, thôn Bảo Châu Trung” [75, 65] Làng hình thành đã đẩy sông
Hồng lùi ra xa hơn Sau đó nhiều bãi bồi khác lại được hình thành nối tiếp và tích hợp vào bờ khiến cho diện tích đất khu vực này càng ngày càng mở rộng, đẩy dòng chảy sông Hồng uốn mạnh về hữu ngạn
Thông qua sự hình thành của các xã Quảng Châu (Thị xã Hưng Yên), Hoàng Hanh (Tiên Lữ) và so sánh một số bản đồ Hưng Yên qua các năm có thể thấy rõ quá trình bồi tụ rất mạnh mẽ của khu vực này
Hiện tại đây là dải đất bãi kéo dài từ khu vực cửa khẩu (phía đầu hồ Bán Nguyệt) kéo dài hơn 4 km chạy dọc phía ngoài đê Vào thế kỷ XIX, đầu XX, Sông Hồng bồi mạnh tại đây và xói mạnh bên bờ Hà Nam khiến dân cư bên bờ hữu chuyển sang sinh sống bên bờ tả Hầu hết dân cư xã Quảng Châu và các làng Phù Phượng, Nẻ Độ, Đa Phú, Truy Viễn, Linh Đài (Hồng Châu) đều là cư dân gốc Hà Nam Họ rời làng sang sinh sống ở đây mang theo cả đình, chùa của làng cũ lập trên đất mới Hệ quả là hầu hết các di tích đình chùa tại đây đều có khung niên đại nửa cuối XIX - đầu XX
Không dừng lại tại đó, sự bồi đắp liên tục của sông Hồng đã khiến khu vực này càng ngày càng mở rộng về diện tích, kéo dài khoảng cách từ đê ra đến bờ sông Hồng Bản đồ Hưng Yên năm 1945 (BĐ1.6) và 1947 (BĐ1.7) cho thấy, từ mép nước sông Hồng đến chân đê chỉ khoảng hơn 1000m Trong khi đó, phía đối ngạn bên bờ hữu thấy xuất hiện 3 bãi bối lớn liên tiếp nhau Đến những năm
1960, số lượng bãi bối đã tăng lên thành 4 Và trên cả hai bản đồ này vùng cửa sông Luộc cũng mới chỉ xuất hiện hai bãi bối rất nhỏ Đến bản đồ Hưng Yên năm 2000 (BĐ1.1), toàn bộ các bãi bối đã biến mất, thay vào đó là một cù lao lớn nằm sát bên bờ tả Xã Hoàng Hanh (Tiên Lữ) được hình thành trên chính cù lao này Vị trí cù lao này chỉ cách bờ tả ngạn trên dưới 20m Vào mùa nước cạn,
Trang 34nó đã liền một dải với bờ sông Đồng thời trên khu vực ngã ba sông đã hình thành một cù lao rất lớn, đất cù lao thuộc về địa phận của 3 xã khác nhau thuộc
3 tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nam Sang đầu thế kỷ XXI, bãi cù lao Hoàng Hanh đã trở thành đất bãi ven sông, đẩy bờ sông Hồng chỗ phình to nhất cách xa chân đê tới 2000 m Không ảnh chụp khu vực này vào tháng 4/2008 (A.2) khi nước sông Hồng chưa lên đã cho thấy rõ dải đất lưỡi liềm này đã hoàn toàn gắn kết với dải đất bờ sông
Trong khi khu vực Quảng Châu, Hoàng Hanh đất bãi ngày càng rộng lớn làm hình thành dần dần khúc uốn lớn của sông Hồng tại đây thì ngược lại, khúc uốn tại điểm cực bắc của thị xã lại ngày càng bị thu hẹp và có khả năng sẽ biến mất hoàn toàn Trên bản đồ 1945 (BĐ1.6) và 1947 (BĐ1.7), còn thấy rõ một cù lao lớn nằm giữa sông (Cao Xá, Phú Cường, Hùng Cường, Kim Động) Trong
đó, dòng chảy chính của sông vẫn là dòng phía trong giữa cù lao và đường bờ
đê Dòng này có độ rộng lớn hơn hẳn dòng chảy phía bên bờ Hà Nam Vào thời điểm này, đây là khúc uốn lớn nhất của sông Hồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên Nhưng trên không ảnh chụp Hưng Yên tháng 4/2008, dòng phía trong của sông Hồng tại khúc uốn này hầu như đã biến mất hoàn toàn Dấu vết của nó chỉ còn là một lạch nước nhỏ có độ rộng không quá 5m vào mùa khô Lạch nước này rất nông, hoàn toàn có thể lội qua được Trong một thời gian ngắn nữa, chắc chắn nó sẽ được bồi đầy dần và đạt độ cao quân bình với đất ở hai bên Với sự biến mất của dòng trong, khu vực bãi bồi lớn đã dần trở thành đất liền, khiến dòng chính của sông chuyển sang phía giáp Hà Nam, khúc uốn của sông biến mất Đất bãi sông lại rộng thêm ra
Trong vòng 60 năm, từ 1947 đến 2008, (bản đồ 1947 và không ảnh 2008),
ta đã chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ của sông Hồng đoạn chảy qua địa phận Phố Hiến - Hưng Yên Một khúc uốn lớn dần biến mất, thay vào đó là một khúc uốn mới dần hình thành với quy mô ngày càng lớn Diện tích đất bãi bồi tăng nhanh, lấy đường bờ đê làm căn cứ thì tại nhiều điểm diện tích đã tăng gấp đôi Như vậy có thể thấy rằng, trên chiều dài phát triển của vùng đất này, hay hẹp hơn là từ thời kỳ Phố Hiến hưng thịnh cho đến hôm nay, chắc chắn miền đất này đã trải qua rất nhiều biến động Trong đó, nhiều khu vực mới đã được bồi
Trang 35thêm, nhiều khu vực khác đã lở xuống sông, dòng sông đã đổi hướng ở nhiều điểm Tuy nhiên, để có thể tái hiện lại dòng chảy cổ của sông Hồng qua các giai đoạn là điều vô cùng khó khăn Trên đây mới chỉ là những suy luận ban đầu của chúng tôi dựa trên tổng hợp nguồn tư liệu truyền thuyết dân gian, sự phân bố di tích và vết tích đầm hồ còn để lại
Lịch sử phát triển địa hình của khu vực Phố Hiến - Hưng Yên luôn luôn chịu sự chi phối của dòng chảy sông Hồng Quá trình này đã tác động đến mọi mặt trong lịch sử phát triển của cộng đồng cư dân tại đây, và tất yếu tác động tới
sự hình thành, phân bố và đặc điểm của QTDT Phố Hiến - Hưng Yên
Vùng đất Phố Hiến - Hưng Yên có thể chia thành hai khu vực: miền đất cổ
và khu vực đất bãi bồi Trên hai khu vực này, ta sẽ thấy niên đại của di tích có
sự chênh lệch lớn Bên cạnh những di tích có niên đại hàng mấy trăm năm gắn
bó với dải đất cổ gờ sông lại có hàng loạt di tích chỉ mới được xây dựng trong vòng hơn 100 năm trở lại đây Điều này giải thích tại sao giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XIX - nửa đầu XX, số lượng di tích tại Phố Hiến - Hưng Yên lại có sự gia tăng đột biến
Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Phố Hiến - Hưng Yên không khác nhiều so với các địa phương khác thuộc đồng bằng Bắc Bộ, mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa rõ nét Thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa lạnh (tháng 11-tháng 4), mùa nóng (tháng 5-10) Nhìn chung, thời tiết khá điều hoà, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và buôn bán Nhiệt độ trung bình về mùa nóng là 28,70, về mùa lạnh là 18,70 Độ ẩm trung bình đạt 85%
Mùa lạnh lại chia thành hai thời kỳ ngắn Từ tháng 11- 1 lạnh khô, độ ẩm thấp Thời tiết này đặc biệt ảnh hưởng đến các di tích được xây dựng từ vật liệu chính là gỗ Độ ẩm thấp làm đồ gỗ bị co, há, hở mộng dẫn đến tính vững chắc của các cấu kiện, liên kết gỗ bị ảnh hưởng Từ giữa tháng 1- 4, mưa phùn làm
độ ẩm không khí tăng cao, các công trình gỗ không tránh khỏi tình trạng bị rêu mốc bám, đổ mồ hôi Do vậy, thời tiết này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự
Trang 36vững bền của phần lớn các di tích trong QTDT lịch sử, văn hoá Phố Hiến - Hưng Yên
Mùa lạnh cũng là mùa hoạt động mạnh của gió mùa đông bắc Gió đông bắc mạnh thổi suốt từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau Đây cũng là thời kỳ đồng bằng Bắc Bộ ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhiệt đới, biển yên Do
đó, trong thời kỳ thương mại biển Đông phát triển, hầu hết các thương thuyền đến buôn bán với Đàng Ngoài đều cố định trong thời gian này Người ta gọi đó
là mùa mậu dịch hàng năm Do vậy, đây cũng là thời kỳ hoạt động buôn bán diễn ra sầm uất nhất trong năm của thương cảng Phố Hiến xưa
Ngược hoàn toàn với mùa lạnh, mùa nóng tiết trời nóng nực, oi nồng Từ tháng 5 đến tháng 7 có những ngày nắng gắt như thiêu như đốt Thời kỳ này cũng là mùa mưa liên tục Mưa tập trung nhất trong khoảng 3 tháng: 7, 8, 9 Trong 3 tháng này, lượng mưa chiếm tới 79% - 83,5% lượng mưa cả năm Phố Hiến - Hưng Yên là khu vực điển hình cho sự phát triển thành tạo của châu thổ Bắc Bộ Lịch sử đắp đê sớm tại vùng này đã ngăn chặn sự bồi đắp tự nhiên của dòng sông Hồng Hệ quả của nó là các khu vực trong đê còn nhiều ô trũng và nhiều vùng đất thấp do chưa được bồi đắp hoàn toàn Tư liệu hồi cố cho thấy phần lớn diện tích của các phường Lam Sơn, Hồng Nam và Bảo Khê vào nửa cuối XIX đều là những vùng đất trũng và ngập nước, không sản xuất được, lau lác và cây sậy mọc đầy Lau sậy um tùm và sự hoang hoá của khu vực này còn biến nơi đây thành một trong những địa bàn thuận lợi để nghĩa quân Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật ẩn náu, chuyển quân và tổ chức chống Pháp khi tiến quân về Hưng Thành - tỉnh lỵ đồng thời cũng là nơi đóng quân chủ yếu của quân đội Pháp tại Hưng Yên
Diện tích đất trũng lớn, lại cộng với lượng mưa nhiều liên tục trong các tháng 7, 8, 9 đã dẫn đến nạn lũ lụt, ngập úng thường xuyên xảy ra Lịch sử còn ghi nhận liên tiếp trong nhiều năm cuối XIX, đầu XX, lũ lụt đã hoành hành khắp
khu vực này, nhiều diện tích bị ngập trắng trong nước Đại Nam thực lục còn
ghi lại những trận lụt lớn đã xảy ra trong khoảng thời gian từ 1802 -1883 trên nhiều huyện của tỉnh HY, trong đó có miền Phố Hiến - Hưng Yên (khi đó trực thuộc Kim Động)
Trang 37Bảng 1.2: Thống kê tình hình lụt lội tại Phố Hiến - Hƣng Yên
(1802-1883) 1
1815 - Sơn Nam Thượng
1827 - Sơn Nam
1837 - Vỡ đê phủ Khoái Châu (Hưng Yên), ngập 5 huyện
1838 - Lụt ở các huyện phía Hữu ngạn sông Cửu An (Hưng
1873 - 5 huyện Đông An, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ
1880 - Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Phượng
Lâu, Hoàng Xá
1883 - Hưng Yên
Tình trạng lũ lụt liên tiếp trong những năm cuối XIX - đầu XX đã khiến nhiều khu vực ngập nước trong thời gian dài Do vậy, phần lớn di tích kiến trúc trên địa bàn đã bị ngâm nước lâu ngày, nền móng bị nước xói mòn nghiêm trọng Nhiều di tích đã biến mất hoàn toàn trong nạn lụt này Ta gặp tình trạng phổ biến hiện nay là có một số lượng không nhỏ các di tích lịch sử văn hoá của Phố Hiến - Hưng Yên được xây dựng lại vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Nạn lụt có khả năng là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này Lụt lội đã phá huỷ nhiều di tích, khi nước rút, nhân dân địa phương tiến hành phục dựng lại công trình trên chính nền đất cũ
Điểm qua vài nét về đặc điểm khí hậu của Phố Hiến - Hưng Yên có thể thấy tác động rất lớn của yếu tố này đến sự hình thành, phát triển của QTDT tại đây Đặc biệt, các trận lụt cuối XIX - đầu XX là một trong những nguy cơ lớn, đe doạ đến tính vững bền của QTDT được xây dựng trên chất liệu chính là gỗ
1
Thống kê lại theo [72, 74-79]
Trang 38Đặc điểm thuỷ văn
Sông Hồng là dòng sông Mẹ của toàn vùng đồng bằng Bắc Bộ Lượng nước
và phù sa vận chuyển theo sông Hồng không có con sông nào ở miền Bắc bì kịp Tổng lượng nước trung bình lên tới 114000 m3, tổng lượng phù sa trung bình là 100 triệu tấn/năm.[148,119] Lưu lượng nước lúc cao nhất của sông Hồng là 30.000m3/s và lúc thấp nhất là 460m3/s [6,46] Mùa cạn nước dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5), còn mùa lũ dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10) Đặc biệt, lũ sông Hồng lại rất thất thường và mãnh liệt Có khi mùa lũ đến sớm vào cuối tháng 5, lũ muộn có thể xảy ra vào cuối tháng 11, còn trong mùa
lẽ có đến vài lần lũ lên xuống đột ngột Vì thế, nếu không có hệ thống đê điều thì vụ lúa nào cũng có thể bị đe dọa.[107,17]
Sự chênh lệch rất lớn về lưu lượng dòng chảy giữa mùa cạn và mùa lũ thường tạo ra lực tác động đột ngột lên hệ thống đê điều Do vậy, sông Hồng trong mùa nước lên luôn là mối đe doạ lớn đối với toàn bộ miền đất ven sông thuộc Hưng Yên, trong đó có khu vực Phố Hiến Vì vậy, lịch sử vùng đất này luôn gắn chặt với lịch sử đắp đê và trị thuỷ Từ thời Trần, đê sông Hồng đã được đắp ở Hưng Yên Trải qua thời gian, hệ thống đê càng ngày càng được gia cố, đắp dài thêm, to lớn thêm Song không vì thế mà Hưng Yên không phải hứng chịu những tai hoạ lớn do lũ sông Hồng gây ra
Vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt sông Hồng là Khoái Châu, Văn Giang Khi sông Hồng về đến địa đầu khu vực này do gặp vật cản là khúc uốn bãi bồi nên sức nước dội mạnh, tạo ra những lực xoáy thọc thẳng vào thân
đê vô cùng nguy hiểm Nhiều năm lũ lớn, sức nước không gì chống cự nổi đã gây vỡ đê tại khu vực này Mặc dù đê vỡ tại Văn Giang, Khoái Châu song nước sông tràn vào trong đê đã lan rộng từ khu vực này xuống nhiều địa phương khác trong tỉnh Năm 1663, vỡ đê sông Hồng đã làm ngập lụt cả hai phủ Khoái Châu
và Thường Tín Năm 1730, vỡ đê tại Mạn Trù Châu (Đông An, Khoái Châu) cũng làm nước ngập mênh mông cả 8, 9 huyện trong phủ Trận vỡ đê năm 1794
đã nhấn chìm cả một vùng rộng lớn thuộc 20 huyện của trấn Sơn Nam Thượng Như vậy có thể thấy rằng, chỉ một điểm vỡ đê trên bờ tả ngạn sông Hồng thuộc Hưng Yên cũng đủ sức biến cả một vùng mênh mông thuộc nhiều huyện, xã,
Trang 39bao gồm cả khu vực Phố Hiến - Hưng Yên ngập trong biển nước Vùng Bảo Khê, Trung Nghĩa nhiều năm liền chịu ảnh hưởng trực tiếp của những trận vỡ
đê mạn Văn Giang, Khoái Châu Ta có thể thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình vỡ đê ở Hưng Yên qua bản thống kê dưới đây:
Bảng 1.3 Tình hình vỡ đê ở Hƣng Yên thế kỷ XVII-XIX 2
1663 - Vỡ đê Khoái Châu, hai phủ Khoái Châu và Thường Tín bị nước phá hại.3
1729 - Vỡ đê, phủ Khoái Châu ngập trắng4
1730 - Vỡ đê Mạn Trù, ngập 8, 9 huyện thuộc phủ Khoái Châu
1794 - Vỡ đê ở trấn Sơn Nam Thượng, ngập nước hơn 20 huyện5
1802 - Vỡ đê Thổ Khối (Khoái Châu)
1806
- Xã Công Luận (Văn Giang); Xã Lục Tràng, Châu Cầu (Kim
Bảng)
- Xã Nga Sơn, Hồi Trung, Thuỵ Lôi (Nam Xang)
1823 - Vỡ đê Văn Giang
1827 - Vỡ đê ở Sơn Nam
1833 - Vỡ đê sông Hồng và sông Luộc
1836 - Vỡ đê Nghi Xuyên (Phủ Khoái Châu)
1837 - Vỡ đê phủ Khoái Châu (Hưng Yên), ngập 5 huyện
1838 - Vỡ đê Nghi Xuyên, lụt ở các huyện phía Hữu ngạn sông Cửu
An (Hưng Yên)
1839 - Vỡ đê Nghi Xuyên (Phủ Khoái Châu)
1840 - Vỡ đê Nghi Xuyên (Phủ Khoái Châu)
1841 - Vỡ đê Nghi Xuyên (Phủ Khoái Châu)6
1852 - Hà Lão (Hưng Yên)
5 Theo Phan Huy Chú, trận vỡ đê ở trấn Sơn Nam Thượng năm 1794 dưới thời Tây Sơn gây tai hoạ vô cùng
nghiêm trọng: “…Hơn 20 huyện trông như biển, mênh mông sóng bạc đầu không bến bờ…Nước ngập in ngấn
lên lưng mành, cành cây một màu đất cát ố, đồng ruộng lầy lội, không thu hoạch được gì, dân bỏ cày cuóc để đi chài lưới và đơm cá” (Dụ Am ngâm lục, bản dịch, tập 2, NXB Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1978, tr.134, 145) -
Dẫn lại theo [72,72]
6
Đê Nghi Xuyên (phủ Khoái Châu) vỡ liên tiếp trong 6 năm liền từ 1836-1841
Trang 401857 - Hà Lão (Hưng Yên)7
1863 - Hưng Yên
1867 - Hưng Yên
1871 - Hưng Yên
1872 - Văn Giang (Hưng Yên)
1873 - 5 huyện Đông An, Kim Động, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ
1889 - Vỡ đê Đa Hoà (Khoái Châu)
1892 - Vỡ đê Hoàng Xá (Kim Động)
Theo bảng thống kê trên, trước thế kỷ XIX, vỡ đê đã xảy ra ở Hưng Yên Chính sử mới chỉ ghi chép có 4 trận vỡ đê trong hai thế kỷ XVI-XVII nhưng trên thực tế, số lần vỡ đê chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều Trong thế kỷ XIX, từ 1802-1900, ở Hưng Yên đã vỡ đê tới 27 lần, tính trung bình cứ 3-4 năm lại vỡ
đê một lần
Sang thế kỷ XX, chỉ tính từ 1900 đến 1926 đã vỡ đê tới 13 lần, trung bình 2 năm một lần, nhưng có khi vỡ đê liên tiếp 4 năm liền (1902, 1903, 1904, 1905), nặng nhất là các năm 1915 (vỡ đê tại 48 chỗ) và 1926 Như vậy có thể thấy, càng về sau, tần suất các vụ vỡ đê càng dày và mức độ nguy hiểm càng lớn Thủy văn sông Hồng càng về sau càng hung hiểm và có sức đe doạ khủng khiếp hơn trước Ước tính trong giai đoạn này, 1/2 lưu lượng nước của sông Hồng đã
đổ xuống đất Phố Hiến - Hưng Yên
Vỡ đê liên tiếp đã làm thay đổi cảnh quan của nhiều vùng Nhiều nơi như vùng Dạ Trạch, Bãi Sậy (Khoái Châu) hay Bảo Khê, Vạn Tường (Thị xã Hưng Yên) đã biến thành đầm lầy hoang hoá, là nơi lau sậy mọc rậm rạp Dòng nước sông Hồng đục khoét mạnh tại các điểm vỡ đê tạo ra vô số các đầm vực trên khu
7
Làng Hà Lão nằm ngay ngã ba cửa Luộc, ba mặt giáp hai con sông lớn là sông Hồng và sông Luộc